Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Thực hiện dân chủ trong các trường cđ, đh ở tỉnh bình dương hiện nay luận văn ths triết học 5 01 02 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 112 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TRƯƠNG THỊ XỬ

THỰC HIỆN DÂN CHỦ
TRONG CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC
Ở TỈNH BÌNH DƯƠNG HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

HÀ NỘI - 2005


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TRƯƠNG THỊ XỬ

THỰC HIỆN DÂN CHỦ
TRONG CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC
Ở TỈNH BÌNH DƯƠNG HIỆN NAY
Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học
Mã số:
5.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. PHÙNG KHẮC BÌNH

HÀ NỘI - 2005




MỤC LỤC
Mở đầu ............................................................................................................ 2
Chương 1. Một số cơ sở nhận thức về dân chủ và thực hiện dân chủ ................ 8

1.1. Dân chủ, quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh về dân chủ .................................................................................... 8
1.2. Quan điểm về dân chủ của Đảng và Nhà nước ta ................................ 17
Chương 2. Thực trạng việc thực hiện dân chủ trong các trường cao đẳng,
đại học ở Bình Dương từ năm 1998 đến nay ................................... 30

2.1. Vài nét về tình hình, đặc điểm của các trường đại học, cao đẳng ở
Bình Dương......................................................................................... 30
2.2. Thực trạng của việc thực hiện dân chủ trong các hoạt động của các
trường cao đẳng, đại học ở Bình Dương .............................................. 35
Chương 3. Những giải pháp nhằm thực hiện tốt dân chủ trong các trường
cao đẳng, đại học ở Bình Dương hiện nay ....................................... 64

3.1. Các quan điểm chỉ đạo thực hiện dân chủ ....................................... 64
3.2. Các giải pháp chủ yếu ..................................................................... 73
Kết luận ................................................................................................................ 96
Danh mục tài liệu tham khảo .............................................................................. 98


NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
BGD & ĐT:

Bộ giáo dục và Đào tạo


CĐ :

Cao đẳng

CĐSP:

Cao đẳng sư phạm

CB, GV, NV:

Cán bộ, giáo viên, nhân viên

CTQG:

Chính trị Quốc gia

CNDVBC:

Chủ nghĩa duy vật biện chứng

CNDVLS:

Chủ nghĩa duy vật lịch sử

CNXHKH:

Chủ nghĩa xã hội khoa học

CNXH:


Chủ nghĩa xã hội

ĐH:

Đại học

GVCN:

Giáo viên chủ nhiệm

HS:

Học sinh

NXB:

Nhà xuất bản

QCDC:

Quy chế dân chủ

SGD & ĐT:

Sở Giáo dục và Đào tạo

SV:

Sinh viên


THCN:

Trung học chuyên nghiệp

XHCN:

Xã hội chủ nghĩa:

1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Dân chủ là bản chất của Nhà nước ta, của chế độ ta, thể hiện tính ưu
việt của chế độ xã hội chủ nghĩa.
Đảng ta nhận thức sâu sắc rằng cách mạng là sự nghiệp của quần
chúng, cách mạng chỉ thành cơng khi có sự đóng góp tích cực của nhân dân.
Đảng ln coi trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tin yêu nhân
dân, dựa vào nhân dân nên đã đưa cách mạng Việt Nam vượt qua bao gian
nguy, thử thách và đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Ngày nay, trong
công cuộc đổi mới đất nước, vấn đề dân chủ càng được Đảng đặc biệt quan
tâm, Văn kiện Đại hội IX đã nêu: Nhà nước ta là nhà nước dân chủ, dân là
chủ và dân làm chủ “do tổng tuyển cử mà nhân dân bầu ra Quốc hội, Quốc
hội bầu ra Chính phủ, Chính phủ đó thật sự là Chính phủ của nhân dân”.
Nhà nước đã ban hành những quy định làm cơ sở pháp lý cho việc thực
hiện dân chủ, Nghị định 71/1998/NĐ-CP và Quyết định 04/2000/QĐBGD&ĐT nhằm thực hiện phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân
kiểm tra”.
Ở Bình Dương, là nơi có các khu cơng nghiệp đang hình thành và ngày
càng phát triển, là nơi các trường cao đẳng, đại học có nhiều đóng góp tích
cực trong việc đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh và cả nước. Những năm học

qua “Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động nhà trường” đã được triển
khai, từng bước đi vào các hoạt động và đạt những kết quả bước đầu. Tuy
nhiên, vẫn cịn khó khăn, phức tạp của nhiều vấn đề đang đặt ra cần giải quyết
để việc thực hiện dân chủ trong nhà trường trở thành nền nếp, đúng chủ
trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Đó là việc làm có ý nghĩa đối
với việc xây dựng nhà trường trở thành đơn vị tiên tiến. Hơn nữa, bản thân

2


vấn đề dân chủ cũng cần được cụ thể hóa trong môi trường giáo dục đặc thù,
là đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ cho sự nghiệp cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước.
Với tầm quan trọng đó, tác giả chọn đề tài “Thực hiện dân chủ trong
các trường cao đẳng, đại học ở tỉnh Bình Dương hiện nay” để làm đề tài
luận văn thạc sĩ Triết học, chuyên ngành CNXHKH, với hy vọng có thể đóng
góp một phần cơng sức nhỏ bé của mình vào một vấn đề mới mẻ, bức xúc
hiện nay ở cả nước nói chung, trong các trường cao đẳng, đại học ở Bình
Dương nói riêng.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Dân chủ là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta đưa vào các chủ trương,
đường lối từ rất lâu, nhưng dân chủ trong hoạt động của cơ quan mới được
Nhà nước thể chế hóa bằng pháp luật từ năm 1998 đến nay. Song, vấn đề dân
chủ đã được các nhà lãnh đạo, nhà khoa học, tác giả quan tâm nghiên cứu.
Phát biểu của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước “Phát huy
quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng và thực hiện thiết chế dân chủ ở cơ
sở” của Lê Khả Phiêu (1998); “Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, xây
dựng và thực hiện thiết chế dân chủ ở cơ sở” của Đỗ Mười (1998)
Các bài viết: “Thực hiện dân chủ trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam” của
Hồng Văn Nghĩa (Tạp chí Lý luận Chính trị, số 8/ 2002); “Tinh thần dân chủ

trong văn hóa Hồ Chí Minh” của Nguyễn Trung Thu (Tạp chí Cộng sản,
11/2003); “Dân chủ và hiện đại hóa” của Hà Thúc Minh (Tạp chí Cộng sản,
11/2001); “Dân chủ ở cơ sở - một sức mạnh truyền thống của sức mạnh dân
tộc Việt Nam” của Trần Bạch Đằng (Tạp chí Cộng sản, số 35/ 2003); “Cơ sở
lý luận - thực tiễn của phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm
tra” và “Mấy vấn đề xây dựng Quy chế dân chủ ở cơ sở” của Đỗ Quang Tuấn
(Tạp chí Cộng sản 8/1998).

3


Một số cơng trình được đăng thành sách: “Thực hiện Quy chế dân chủ
ở cơ sở trong tình hình hiện nay - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” (PGSTS Nguyễn Cúc chủ biên, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002); “Dân chủ
và tập trung dân chủ - lý luận và thực tiễn” (Nguyễn Tiến Phồn - NXB Khoa
hoc xã hội, Hà Nội, 2001); “Sự vận dụng nguyên tắc tập trung dân chủ trong
hoạt động quản lý nhà nước” (PTS Nguyễn Tiến Phồn, NXB Khoa hoc xã
hội, Hà Nội, 1996).
Các luận văn thạc sĩ, tiến sĩ có liên quan đến vấn đề dân chủ: Luận văn
thạc sĩ triết học chuyên ngành CNXHKH của Tô Tuyên “Việc vận dụng một
số quan điểm cơ bản của tư tưởng Hồ chí Minh về dân chủ trong q trình
đổi mới hệ thống chính trị ở cấp cơ sở”; Luận văn thạc sĩ triết học chuyên
ngành CNXHKH của Phan Văn Bình “Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - Những vấn đề đặt ra và giải pháp”;
Luận văn tiến sĩ triết học chuyên ngành CNXHKH của Phạm Văn Bính “Vận
dụng tư tưởng và phương pháp dân chủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong quá
trình thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”; Luận văn thạc sĩ triết
học chuyên ngành CNXHKH của Nguyễn Minh Thi “Thực hiện Quy chế dân
chủ ở các vùng nông thôn, miền núi của tỉnh Bắc Giang hiện nay"; Tiểu luận
chuẩn hóa thạc sĩ chuyên ngành CNXHKH của Nguyễn Tài Quang “Đảm bảo
và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa trong sinh viên của các trường đại học

trong giai đoạn hiện nay”; Luận văn thạc sĩ triết học, chuyên ngành
CNDVBC và CNDVLS của Mai Văn Hiển “Mở rộng dân chủ trong giáo dục
đại học ở nước ta hiện nay”...
Ở Bình Dương có các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo việc tổ chức triển
khai, thực hiện và hướng dẫn xếp loại thi đua thực hiện QCDC của Tỉnh ủy,
ngành giáo dục, trường cao đẳng, đại học ở Bình Dương; Các báo cáo đánh giá,
xếp loại việc thực hiện QCDC ở các trường cao đẳng, đại học... Tuy nhiên, vấn

4


đề “Thực hiện dân chủ trong các trường cao đẳng, đại học ở tỉnh Bình
Dương hiện nay” thì chưa ai đề cập đến.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
* Mục đích của đề tài
Nhằm phát huy dân chủ đúng quy định của pháp luật trong CB, GV, NV,
SV ở các trường cao đẳng, đại học ở Bình Dương. Qua đó, thực hiện càng tốt
hơn “Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường” của Bộ Giáo
dục và Đào tạo.
* Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Khảo sát, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện dân chủ trong các
trường đại học, cao đẳng ở tỉnh Bình Dương: trường CĐSP Bình Dương,
trường Đại học Dân lập Bình Dương, trường cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật dân
lập Bình Dương, trường Sĩ quan Cơng binh. Qua đó, đề ra những giải pháp cơ
bản nhằm đẩy mạnh việc thực hiện dân chủ trong các trường này.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu đề tài
* Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở: Lý luận của chủ nghĩa MácLênin và tư tưởng của Hồ Chí Minh về dân chủ, các văn kiện Đại hội Đảng
toàn quốc, Nghị định 71/1998/NĐ-CP ngày 8-9-1998, Chỉ thị 38/1998/ CTTTg ngày 11-11-1998, Quyết định 04/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 3-2-2000,
Công văn số 423/CV/BCĐ và số 219/CV-TC, số 2046/HD-BCĐ của Ban chỉ

đạo thực hiện QCDC ở tỉnh Bình Dương, của Sở Giáo dục và Đào tạo Bình
Dương. Quy chế thực hiện dân chủ trong nhà trường của trường CĐSP Bình
Dương và các trường cao đẳng, đại học khác. Hướng dẫn xếp loại thi đua, báo
cáo tổng kết việc thực hiện QCDC của các trường cao đẳng, đại học trong tỉnh
Bình Dương. Ngồi ra tác giả cịn kế thừa có chọn lọc các bài viết của các tác
giả có liên quan đến vấn đề dân chủ đã được công bố.

5


* Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận: sử dụng tổng hợp các phương pháp phân tích,
tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa lý thuyết lịch sử và các phương pháp khác
- Nghiên cứu thực tiễn: quan sát, thu thập thông tin từ thực tiễn, điều tra
xã hội học, tìm hiểu việc thực hiện dân chủ trong các trường, phân tích, tổng
hợp, xử lý, thống kê các số liệu. Khi thực hiện luận văn này, tác giả đã trực
tiếp tiến hành khảo sát ở các trường CĐSP Bình Dương, trường cao đẳng
Kinh tế - Kỹ thuật dân lập Bình Dương, trường Sĩ quan Công binh, trường
Đại học Dân lập Bình Dương, với số phiếu là 471 phiếu, trong đó có 161
phiếu dành cho CB, GV, NV và 310 dành cho SV.
5. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu việc thực hiện dân chủ trong hoạt động nhà trường ở các
trường cao đẳng, đại học tỉnh Bình Dương thơng qua CB, GV, NV, SV từ
năm 1998 đến nay.
6. Đóng góp của luận văn
Qua điều tra, nghiên cứu, phân tích quá trình thực hiện dân chủ trong
các trường cao đẳng, đại học ở Bình Dương, luận văn khái quát được kết quả
ban đầu, những hạn chế và nguyên nhân, đồng thời đề xuất những giải pháp
nhằm tăng cường việc thực hiện dân chủ trong nhà trường.
Kết quả đạt được của luận văn sẽ góp phần nâng cao nhận thức và phát

huy quyền làm chủ của nhân dân trong trường học, làm cho việc thực hiện
dân chủ trở thành niềm tin và sự mong muốn của mọi người.
Luận văn có thể làm tài liệu trong nghiên cứu giảng dạy các chuyên đề có
liên quan đến dân chủ, đồng thời có thể làm tài liệu tham khảo cho các trường
trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong phạm vi trường học.

6


7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
có 3 chương, với 6 tiết.
Chương 1: Một số cơ sở nhận thức về dân chủ và thực hiện dân chủ
Chương 2: Thực trạng việc thực hiện dân chủ trong các trường cao
đẳng, đại học ở Bình Dương.
Chương 3: Những giải pháp nhằm thực hiện tốt dân chủ trong các
trường cao đẳng, đại học ở Bình Dương.

7


Chƣơng 1
MỘT SỐ CƠ SỞ NHẬN THỨC
VỀ DÂN CHỦ VÀ THỰC HIỆN DÂN CHỦ
1.1. Dân chủ, quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lênin và tƣ tƣởng Hồ
Chí Minh về dân chủ
1.1.1. Một số quan niệm về dân chủ
Cho đến nay đã có nhiều cơng trình khoa học nghiên cứu và đưa ra
những quan niệm về dân chủ, ở đây chúng tôi chỉ kế thừa và nêu lên một số
quan điểm có tính khái qt.

Dân chủ theo nghĩa gốc của nó từ chữ Hy Lạp Demos - Kratos, để chỉ
quyền lực của nhân dân, thuộc về nhân dân. Demos có nghĩa là người bình
dân, là dân chúng, khơng phải là q tộc, khơng phải là nơ lệ. Kratos có nghĩa
là quyền lực cai trị, sức mạnh. Dân chủ là một thuật ngữ chính trị - xã hội,
được thể hiện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Khái niệm dân chủ có thể tiếp cận theo nhiều cách khác nhau. Dân chủ
với tư cách là quyền lực của nhân dân, với tư cách là chế độ nhà nước gắn với
một giai cấp cầm quyền và một quan hệ sản xuất chủ đạo, với tư cách là một
giá trị xã hội, một trình độ phát triển của văn hoá, văn minh, một thuộc tính
bản chất của con người.
Dân chủ với ý nghĩa là chế độ xã hội, là tổ chức nhà nước thì dân chủ là
một phạm trù lịch sử, dân chủ được hiểu là giá trị xã hội thì dân chủ là một
phạm trù được tồn tại lâu dài trong xã hội.
Nội dung, hình thức và tính chất của dân chủ ln luôn thay đổi cùng
với sự vận động của lịch sử. Càng về sau khái niệm dân chủ càng được mở
rộng về nội hàm và có nhiều nội dung mới.

8


Trong xã hội nguyên thủy do lực lượng sản xuất thấp kém, để có thể
tồn tại được trước sức mạnh huyền bí của thiên nhiên hoang sơ, con người
phải gắn bó với nhau nhằm tạo nên sức mạnh của cộng đồng. Như vậy, ngay từ
buổi bình minh của lịch sử nhân loại, con người đã biết sử dụng sức mạnh của
cộng đồng để thực hiện quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.
Sự phát triển của lực lượng sản xuất, cùng với nó là sự ra đời của chế
độ tư hữu và xã hội có sự phân chia giai cấp. Một bộ phận quyền lực đặc biệt
thuộc về một số người ra đời, đó là nhà nước. Giai cấp chủ nô chiếm đoạt nhà
nước và biến nhà nước thành cơng cụ thực hiện quyền lực chính trị của mình.
Nhà nước chủ nơ là hình thái đầu tiên của chế độ dân chủ trong xã hội có giai

cấp. Trong nền dân chủ chủ nô, quyền lực thuộc về tầng lớp chủ nô dân chủ
và các công dân tự do, nơ lệ khơng được hưởng quyền gì cả, họ chỉ được xem
như con vật biết nói. Dân chủ chủ nô được vận hành theo một thể chế dân chủ
cho thiểu số.
Theo quy luật phát triển của xã hội loài người, chế độ dân chủ sau phải
tiến bộ hơn, cao hơn chế độ dân chủ trước. Nhưng trái lại, kiểu nhà nước
phong kiến lại độc đoán chuyên quyền, kết hợp với thế lực và thần quyền ức
hiếp nhân dân. Các quyền con người của thần dân đều do vua ban phát, bởi
trong chế độ phong kiến chuyên chế toàn bộ quyền lực (quyền lập pháp,
quyền hành pháp và quyền tư pháp) đều nằm trong tay nhà vua, C.Mác viết,
nguyên tắc cao nhất của chế độ chuyên chế là con người bị mất hết nhân tính.
Nền dân chủ tư sản được thiết lập, xét về bản chất đó là nền dân chủ
cho giai cấp tư sản. Đối với nhân dân lao động, quyền dân chủ được hưởng rất
hạn chế so với trình độ phát triển mà xã hội tư bản đạt được. Giai cấp tư sản
đã tuyên bố về các quyền tự do, bình đẳng, bác ái, quyền tự do cá nhân của
con người. Song, trên thực tế chủ nghĩa tự do cho toàn xã hội bị thay thế bằng
chủ nghĩa tự do cho giai cấp thống trị. Dù là chế độ dân chủ đầy giả dối
nhưng dân chủ tư sản cũng đạt được những bước tiến dài trên con đường giải

9


phóng cá nhân. Tuy nhiên, nền dân chủ tư sản là nền dân chủ dựa trên sự tước
đoạt dân chủ, tước đoạt quyền tự do chính đáng của các giai cấp và tầng lớp
khác để bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản. Vì vậy, dân chủ tư sản khơng phải
là mục đích để lồi người hướng đến.
Chỉ có dân chủ XHCN, chế độ dân chủ được thiết lập trên cơ sở của
chế độ kinh tế, mà ở đó tư liệu sản xuất chủ yếu thuộc về toàn xã hội, là nền
dân chủ đem lại tự do, hạnh phúc thật sự cho đại đa số nhân dân lao động, đó
là mục đích mà lồi người hướng đến.

Dân chủ trong giáo dục cao đẳng, đại học cũng là một bộ phận của nền
dân chủ XHCN, nó phải mang bản chất của nền dân chủ XHCN.
1.1.2. Quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lênin về dân chủ
Chủ nghĩa Mác-Lênin đã kế thừa những nhân tố hợp lý những hoạt
động thực tiễn và nhận thức của nhân loại về dân chủ, đặc biệt là tán thành
cho rằng dân chủ là nhu cầu khách quan của nhân dân lao động, dân chủ là
quyền lực của nhân dân, chế độ dân chủ theo C.Mác nói đó là “Sự tự quy định
của nhân dân”.
Theo chủ nghĩa Mác - Lênin, khi xã hội có giai cấp và nhà nước thì chế độ
dân chủ thể hiện chủ yếu thơng qua nhà nước. Mỗi chế độ dân chủ gắn với nhà
nước đều mang bản chất giai cấp thống trị xã hội. Dân chủ tư sản mang bản chất
giai cấp tư sản. Nền dân chủ XHCN mang bản chất của giai cấp cơng nhân.
Từ khi có nhà nước dân chủ, thì dân chủ cịn với ý nghĩa là một hình
thức nhà nước, có chế độ bầu cử, bãi miễn các thành viên nhà nước, có quản
lý xã hội theo pháp luật nhà nước và thừa nhận ở nhà nước đó quyền lực
thuộc về nhân dân.
Với một chế độ dân chủ và nhà nước tương ứng, đều do một giai cấp
thống trị cầm quyền chi phối tất cả các lĩnh vực của toàn xã hội, nên giai cấp

10


thống trị cũng gắn liền và chi phối tính dân tộc, tính chất của chế độ kinh tế,
chính trị, văn hố, xã hội.
Dân chủ XHCN
Đó là nền dân chủ đảm bảo cho nhân dân lao động tham gia ngày càng
nhiều vào quá trình quản lý nhà nước. Dân chủ đi đơi với tập trung, gắn liền
với chun chính, dân chủ không tách rời kỷ cương, kỷ luật, pháp luật và
trách nhiệm cơng dân.
Để có nền dân chủ, giai cấp vơ sản mỗi nước phải tiến hành cách mạng

chống chủ nghĩa tư bản, xóa bỏ quyền thống trị của giai cấp tư sản và tự mình
trở thành giai cấp thống trị, giành lấy dân chủ với ý nghĩa là giành lấy quyền lực
nhà nước và tổ chức quyền lực đã giành được thành quyền lực nhà nước dân chủ
vô sản. C.Mác và Ăngghen chỉ rõ: “Giai cấp vô sản mỗi nước trước hết phải tự
mình giành lấy chính quyền, phải tự vươn lên thành giai cấp dân tộc” [61, tr.10].
Lênin đưa ra: “Dưới chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhiều mặt của
chế độ nguyên thủy tất nhiên sẽ sống lại, lần đầu tiên trong lịch sử xã hội văn
minh, quần chúng nhân dân vươn lên tham gia một cách độc lập không những
vào việc bầu cử, mà cả việc quản lý hàng ngày nữa” [39, tr.143]. Dân chủ
XHCN đóng vai trò to lớn trong các cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp, giải
phóng xã hội và giải phóng con người.
Dân chủ XHCN là nền dân chủ mang tính chất giai cấp công nhân, một
nền dân chủ cho đa số, cho số đông nhân dân lao động, Lênin viết: “Đồng
thời với việc mở rộng rất nhiều chế độ dân chủ - lần đầu tiên biến chế độ dân
chủ cho người nghèo, chế độ dân chủ cho nhân dân... dân chủ cho tuyệt đại đa
số nhân dân” [40, tr.107]. Dân chủ XHCN đi đôi với tập trung, dân chủ gắn
liền với chuyên chính, dân chủ gắn liền với kỷ luật, kỷ cương, pháp luật và
trách nhiệm công dân.

11


Dân chủ XHCN kế thừa có chọn lọc những thành tựu của nền dân chủ
trước đó, nhất là dân chủ tư sản. Song, nền dân chủ XHCN và dân chủ tư sản
khác nhau về chất. Dân chủ XHCN được thực hiện trên cơ sở kinh tế là cơng
hữu hố các tư liệu sản xuất chủ yếu, còn dân chủ tư sản được thực hiện trên
cơ sở kinh tế là chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất
chủ yếu của toàn xã hội. Dân chủ XHCN lấy mục tiêu cao nhất là giải phóng
triệt để con người, một nền dân chủ triệt để nhất và rộng rãi nhất “Dân chủ
gấp triệu lần dân chủ tư sản”. Dân chủ tư sản là dân chủ cho thiểu số phục vụ

cho lợi ích thiểu số, cịn dân chủ XHCN là nền dân chủ cho đại đa số nhân
dân lao động và được thể hiện toàn diện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã
hội.
Về chính trị, nhân dân được quyền làm chủ nhà nước, nhà nước XHCN
là “Nhà nước của dân, do dân, vì dân”, nhân dân có quyền giới thiệu đại biểu
tham gia vào bộ máy chính quyền các cấp, tham gia đóng góp ý kiến xây
dựng pháp luật, xây dựng bộ máy, Lênin coi sự tham gia quản lý nhà nước
của những người lao động là mục đích của chính quyền Xơ viết, Người viết:
“Việc thu hút người lao động tham gia quản lý là một trong những ưu thế
quyết định của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa... vì rằng một thiểu số người, tức
là Đảng không thể thực hiện được chủ nghĩa xã hội” [40, tr.67-68].
Về kinh tế, nhân dân được làm chủ tư liệu sản xuất chủ yếu, không
ngừng nâng cao đời sống vật chất...
Về văn hoá, nhân dân được làm chủ các giá trị văn hố và có điều kiện
phát triển tồn diện.
Theo Lênin, dân chủ XHCN có vai trị quan trọng trong q trình phát
triển kinh tế và văn hố “Chủ nghĩa xã hội chiến thắng sẽ không giữ được
thắng lợi của mình và sẽ khơng dẫn được nhân loại đi đến chỗ thủ tiêu nhà
nước, nếu không thực hiện đầy đủ chế độ dân chủ” [38, tr.167].

12


Chế độ dân chủ XHCN sẽ tiêu vong cùng với sự tiêu vong của nhà
nước, khi đó dân chủ với tư cách là quyền của con người trong việc sử dụng
sức mạnh vật chất và tinh thần, khách quan và chủ quan... để thực hiện quyền
lực, lợi ích của mình sẽ hiện hữu một cách đích thực như bản chất vốn có của
nó, trở thành giá trị nhân văn, đóng vai trò là động lực cho sự phát triển bền
vững của xã hội. Dân chủ XHCN là thành quả của quá trình hoạt động tự giác
của quần chúng nhân dân lao động, đồng thời với tư cách là một chế độ chính

trị sẽ từng bước hồn thiện và phát huy vai trị, động lực to lớn trong tiến trình
cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Để làm trịn sứ mệnh là Bộ
tham mưu, lãnh tụ chính trị của giai cấp cơng nhân thì trong q trình xây
dựng và phát triển, tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức hoạt động của
Đảng. Trong điều kiện cầm quyền, Đảng cộng sản tự khẳng định mình là khối
đồn kết, thống nhất về ý chí và hành động, đó chính là điều kiện để Đảng giữ
được uy tín của mình là lãnh tụ chính trị trước nhân dân. Đại hội IV (Đại hội
thống nhất) của Đảng Bôn-sê-vich Nga khẳng định: “Tất cả các tổ chức Đảng
phải tập trung dân chủ”.
Dân chủ trong giáo dục - đào tạo, theo chủ nghĩa Mác - Lênin được
hiểu là cơ hội giáo dục bình đẳng cho mọi người trên cả phương diện vào
trường và cả sự thành đạt trong giáo dục, không chấp nhận một loại giáo dục
nào chỉ dành riêng cho con em những kẻ có đặc quyền, đặc lợi, mà cho tất cả
mọi người.
Tóm lại, theo chủ nghĩa Mác-Lênin, dân chủ XHCN mang bản chất tốt
đẹp, nó tạo ra điều kiện thuận lợi để con người thực hiện tự do, bình đẳng, có
nhân cách độc lập, nó là mục đích, là điều kiện để con người chiếm cái tất
yếu, sáng tạo và cải tạo xã hội để ngày càng vươn tới tự do.
1.1.3. Một số quan điểm của Hồ Chí Minh về dân chủ

13


Hồ Chí Minh diễn đạt dân chủ rất dễ hiểu mà bất cứ một ai, người học
ít hay học nhiều, đều có thể nhớ được, hiểu được. Theo Người, dân chủ là dân
là chủ, dân làm chủ, chỉ khi vị trí là chủ của dân được xác định thì vai trò làm
chủ của nhân dân mới được xác lập trong thực tiễn.
Dân là đông đảo những người lao động, những người bị áp bức bóc
lột, khơng có chức quyền, họ làm việc ở nhiều ngành nghề khác nhau trong
đời sống xã hội. Nhân dân là bốn giai cấp: công nhân, nông dân, tiểu tư sản,

tư sản dân tộc. Chữ dân đồng nhất với nhân dân, quần chúng, dân chúng, đó
là tồn dân Việt Nam khơng phân biệt nịi giống, gái hay trai, giàu hay
nghèo, không phân biệt dân tộc, tôn giáo trừ bọn tay sai cho đế quốc thực
dân, bọn phản bội lợi ích Tổ quốc, đi ngược lại con đường độc lập tự do và
CNXH.
Khi trả lời câu hỏi “Dân chủ là như thế nào?” Hồ Chí Minh viết: “Là
dân làm chủ. Dân làm chủ thì Chủ tịch, bộ trưởng, thứ trưởng, uỷ viên này
khác làm gì? Làm đày tớ. Làm đày tớ cho dân , chứ không phải làm quan
cách mạng” [46, tr.375]. Muốn bảo đảm quyền làm chủ của dân một cách
thực sự thì phải xác định rõ trách nhiệm của người cán bộ tức người đày tớ
của nhân dân cũng như quyền hạn và bổn phận của người chủ. Nhân dân có
quyền giúp đỡ, đơn đốc, kiểm sốt và phê bình chính phủ làm trịn nhiệm vụ
đày tớ của dân “Nếu chính phủ làm hại thì dân có quyền đuổi chính phủ... nếu
chính phủ sai thì phải phê bình, phê bình khơng phải là chửi... ” [43, tr.60].
Nhân dân và chính phủ có mối quan hệ mật thiết, nếu khơng có nhân
dân thì chính phủ khơng đủ lực lượng, nếu khơng có chính phủ thì nhân dân
khơng ai dẫn đường. Vì thế, nhân dân phải tổ chức ra nhà nước, nhà nước là
cơ quan hướng dẫn nhân dân, bảo đảm quyền làm chủ của dân. Người cán bộ
muốn được dân tin, dân yêu thì phải “siêng năng, tiết kiệm, trong sạch, chính
đáng” [43, tr.208].

14


Cả cuộc đời cách mạng luôn hướng về dân, mọi suy nghĩ và việc làm
của Hồ Chủ tịch đều vì dân và để phục vụ lợi ích nhân dân. Người dạy, việc
gì có lợi cho dân thì phải làm cho kỳ được, việc gì có hại cho dân thì phải hết
sức tránh. Ngay từ những ngày đầu tiên của chế độ xã hội mới, sau khi Cách
mạng Tháng Tám năm 1945 thành cơng, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc nhở
“Nước ta là một nước dân chủ. Mọi công việc đều gì lợi ích của nhân dân mà

làm. Khắp nơi có đoàn thể nhân dân, như Hội đồng nhân dân, Mặt trận, Cơng
đồn, Hội nơng dân cứu quốc, phụ nữ cứu quốc... những đoàn thể ấy là tổ
chức của dân, phấn đấu cho dân, bênh vực quyền của dân, liên lạc mật thiết
với nhân dân, với Chính phủ” [44, tr.66].
Hồ Chí Minh ln ln khẳng định quần chúng nhân dân có vai trò to
lớn trong đấu tranh cách mạng, cách mạng chỉ có thể thành cơng khi được dân
đồng tình ủng hộ.
“Dân chúng đồng lịng, việc gì cũng làm được
Dân chúng khơng ủng hộ, việc gì làm cũng khơng nên”.
Bất cứ việc gì dù khó mấy có dân thì sẽ thành cơng, sẽ có tất cả
“Dễ trăm lần khơng dân cũng chịu
Khó vạn lần dân liệu cũng xong”
Dân là gốc của nước, để gốc dân vững mạnh, phải chăm lo cho dân, ưu
tiên cho các tầng lớp nhân dân lao động, họ là lực lượng đơng đảo, có khả
năng và vị trí tạo ra của cải vật chất cho xã hội và bảo vệ đất nước, “trong bầu
trời khơng có gì q bằng nhân dân. Trong thế giới, khơng có gì mạnh bằng
lực lượng đoàn kết của nhân dân” [46, tr.276].
Chẳng những Người khẳng định quần chúng nhân dân có vai trị, vị trí
quan trọng trong đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng CNXH, Người còn
chỉ ra một căn bệnh và cho rằng là khơng dân chủ - đó là bệnh quan liêu.
Theo Người: “quan liêu là không dân chủ”, nguyên nhân của quan liêu là xa

15


nhân dân, khinh nhân dân, sợ nhân dân, không tin cậy nhân dân, không hiểu
biết nhân dân, không yêu thương nhân dân. Cách chữa bệnh quan liêu gồm
một nguyên tắc theo đúng đường lối nhân dân và sáu điều: “Đặt lợi ích của
nhân dân lên trên hết; Liên hệ chặt chẽ với nhân dân; Việc gì cũng bàn với
nhân dân, giải thích cho nhân dân hiểu rõ; Có khuyết điểm thì thật thà tự phê

bình trước nhân dân và hoan nghênh thấy nhân dân phê bình mình; Sẵn sàng
học hỏi nhân dân; Tự mình làm gương mẫu cần, kiệm, liêm, chính, để nhân
dân noi theo” [44, tr.292-293].
Dân là chủ, dân làm chủ, nhưng theo Người trong quá trình làm chủ
người dân phải luôn luôn gắn liền quyền và nghĩa vụ với nhau. Trong quyền
lợi có nghĩa vụ thực hiện bổn phận là đem lại quyền lợi cho cá nhân, cho đất
nước. Người dân có quyền thực hành dân chủ, nhưng dân chủ trong khuôn
khổ Hiến pháp và pháp luật, dân chủ có kỷ cương, phép nước, khơng phải thứ
dân chủ tự do, tùy tiện, vơ chính phủ.
Quyền và nghĩa vụ trong quá trình thực hành dân chủ phải thực hiện
mọi lúc, mọi nơi. Trong trường học cần có dân chủ. Dân chủ trong trường học
là một bộ phận của tự do dân chủ nói chung, là thành quả đấu tranh cách
mạng lâu dài của con người trong xã hội muốn khẳng định vị trí của mỗi cá
nhân, của mối quan hệ vốn có của nó trong cộng đồng xã hội. Dân chủ trong
nhà trường chính là cơ sở khơng thể thiếu được để khơi dậy sức mạnh của đội
ngũ cán bộ giáo dục và tính độc lập, tích cực của học sinh. Hồ Chí Minh căn
dặn: “trong trường cần có dân chủ. Đối với mọi vấn đề, thầy và trò cùng nhau
thảo luận, ai có ý kiến gì đều thật thà phát biểu. Điều gì chưa thơng suốt thì
hỏi, bàn cho thơng suốt... Dân chủ, nhưng trị phải kính thầy, thầy phải giúp
trị, chứ khơng phải là “cá đối bằng đầu” [45, tr.456]. Theo Người, phải bàn
bạc dân chủ, có cơng việc gì, ban phụ trách trường bàn bạc với anh em, làm
cho tư tưởng thông suốt, động viên mọi người cùng làm, chứ không nên ban
phụ trách định kế hoạch rồi bắt mọi người làm.

16


Hồ Chí Minh cịn đề cập đến giới hạn của dân chủ là cần phát huy đầy
đủ dân chủ XHCN, xây dựng mối quan hệ thật tốt, đoàn kết thật chặt chẽ giữa
thầy và thầy, giữa thầy và trò, giữa học trò với nhau, giữa cán bộ các cấp, giữa

nhà trường và nhân dân. Cần thiết hơn là phải giúp cho thế hệ trẻ gìn giữ được
đạo lý của cuộc sống trong quan hệ thầy trị, trong cách nhìn nhận và đánh giá
những thuận lợi và khó khăn của xã hội. Như thế mới làm cho thế hệ trẻ đi
vào khuôn khổ một cách tự giác, khi mọi người phát biểu ý kiến đã tìm thấy
chân chân lý, lúc đó quyền tự do tư tưởng hoá ra quyền tự do phục tùng chân
lý.
Thực hiện dân chủ trong nhà trường phải là một q trình kết hợp đúng
đắn giữa tơn trọng quyền lợi cá nhân và thực hiện nghĩa vụ cá nhân đối với
tập thể. Thiếu một trong hai quá trình dân chủ hoá nhà trường trở nên phiến
diện hoặc tự do tùy tiện, vơ chính phủ.
Người khẳng định, trong đội ngũ cán bộ, đảng viên nếu không thực
hành dân chủ, kỷ luật khơng nghiêm, sai ngun tắc thì sẽ khơng thực hiện
được dân chủ và đoàn kết trong nhân dân.
Cả cuộc đời làm cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính u chỉ có một
mục đích là phấn đấu cho quyền lợi của Tổ quốc và hạnh phúc cho nhân dân.
Người chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta hoàn
toàn độc lập, dân tộc ta hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo
mặc, ai cũng được học hành. Trước lúc đi xa, Người không quên căn dặn:
“Đảng ta phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế, văn hố nhằm khơng
ngừng nâng cao đời sống nhân dân” [18, tr.38].
Dân chủ là nội dung quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đây chính
là cơ sở tư tưởng, lý luận giúp Đảng cộng sản Việt Nam vận dụng trong việc
xây dựng nền dân chủ XHCN ở nước ta, đồng thời nhằm thực hiện Di chúc
của Người “Toàn dân ta phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam hịa bình,

17


thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự
nghiệp cách mạng thế giới”.

1.2. Quan điểm về dân chủ của Đảng và Nhà nƣớc ta
1.2.1. Quan điểm về dân chủ của Đảng ta
Hơn 75 năm lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh giành độc lập dân tộc và
xây dựng CNXH, Đảng ta lúc nào cũng xem dân chủ là một nội dung quan
trọng được đưa ra trong đường lối cách mạng của mình. Mở rộng dân chủ,
phát huy quyền làm chủ của nhân dân là mục tiêu, là động lực để nhân dân ta
thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chiến lược và đó cũng là bản chất của chế độ xã
hội mới - chế độ XHCN. Những yếu tố dân chủ, tinh thần dân chủ, lấy dân
làm gốc, coi trọng dân, chăm lo cho dân, thương yêu dân, phục vụ lợi ích
chân chính của dân... vốn được hình thành trong lịch sử dựng nước và giữ
nước của dân tộc ta, được Đảng ta kế thừa và phát huy trong điều kiện lịch sử
mới.
Ngay từ khi mới ra đời, trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của mình,
Đảng đã xác định nhiêm vụ cụ thể của cách mạng Việt Nam gồm hai nội
dung: dân tộc và dân chủ. Hai nội dung dân tộc và dân chủ có gắn bó mật
thiết và khơng tách rời nhau. Nội dung dân chủ trong giai đoạn trước khi cách
mạng dân tộc dân chủ thành công chủ yếu là đem lại ruộng đất cho dân cày
nghèo, họ là thành phần đông đảo trong xã hội.
Sau khi cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân thành công. Đảng đã lãnh
đạo nhân dân chuyển sang giai đoạn cách mạng mới - cách mạng XHCN.
Thực hiện cuộc cách mạng XHCN là để giải phóng xã hội, giải phóng con
người và phát huy quyền làm chủ của nhân dân một cách đầy đủ hơn, để tiến
tới xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Kể từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV (1976), Đảng xác định,
việc xây dựng chế độ làm chủ tập thể XHCN là một trong bốn mục tiêu cơ

18


bản của cách mạng XHCN. Nội dung làm chủ tập thể bao gồm nhiều mặt: làm

chủ về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội. Làm chủ tập thể XHCN thể hiện
một cách tập trung ở sự làm chủ tập thể của nhân dân lao động, nòng cốt là
liên minh Công - Nông.
Đại hội lần thứ V của Đảng (1982), vấn đề làm chủ từ quan điểm của
Đại hội lần thứ IV đã được Đảng ta tiếp tục khẳng định và cụ thể hoá trong
giai đoạn cách mạng mới. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng và nhân
dân có vai trị quan trọng trong cơng cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đại hội lần thứ VI (1986), Đảng ta tiếp tục khẳng định, cách mạng là sự
nghiệp của quần chúng và quán triệt tư tưởng "lấy dân làm gốc". Đây là bài
học quan trọng không thể thiếu được trong thực tiễn cách mạng Việt Nam, ở
đâu nhân dân lao động có ý thức làm chủ thật sự thì ở đó xuất hiện phong trào
cách mạng. Tại Đại hội này, Đảng ta đã nêu ra nhiều biện pháp để thực hiện
quyền làm chủ của nhân dân như ban hành luật, phát huy vai trị của các tổ
chức chính trị và đoàn thể quần chúng...
Đại hội lần thứ VII của Đảng (1991), đã thông qua Cương lĩnh xây
dựng đất nước trong thời quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Đảng ta
xác định: “xã hội mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội do nhân dân lao
động làm chủ” và “toàn bộ tổ chức hoạt động của hệ thống chính trị nước ta
trong giai đoạn mới là nhằm xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ
XHCN, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân” [28, tr.191]. “Thực hiện dân
chủ xã hội chủ nghĩa là thực chất của đổi mới và kiện toàn hệ thống chính trị.
Đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới” [28, tr.90].
Đại hội lần thứ VIII của Đảng ta (1996), tiếp tục khẳng định: “Xây
dựng nền dân chủ XHCN là một nội dung cơ bản của đổi mới hệ thống chính
trị ở nước ta. Phải có cơ chế và cách làm cụ thể để thực hiện phương châm
“Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” đối với các chủ trương, chính sách

19



lớn của Đảng và Nhà nước. Thực hiện tốt cơ chế làm chủ của nhân dân, làm
chủ thông qua đại diện, làm chủ trực tiếp cùng các hình thức tự quản tại cơ
sở” [26, tr.43].
Đại hội lần thứ IX của Đảng (2001), Đại hội của “Trí tuệ, dân chủ,
đồn kết và đổi mới”. Trải qua các kỳ Đại hội VI, VII, VIII đến Đại hội IX thì
“dân chủ” mới thật sự được đưa vào mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh”. Đảng đã nhấn mạnh, thực hiện dân chủ
XHCN là bản chất, là quy luật hình thành, phát triển và tự hồn thiện của Nhà
nước ta. Mặt khác, Đảng luôn quan tâm “chăm lo cho con người, bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của mọi người, tôn trọng và thực hiện các điều ước
quốc tế về quyền con người mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia” [27, tr.75].
Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng
khoá IX đã đưa ra một trong những vấn đề cần tập trung giải quyết để đổi mới
và nâng cao chất lượng của hệ thống chính trị ở cơ sở là: “Thực hành dân chủ
thật sự trong nội bộ các tổ chức của hệ thống chính trị ở cơ sở theo nguyên tắc
tập trung dân chủ và phát huy quyền làm chủ của dân trên cơ sở thực hiện
quyền dân chủ trực tiếp, phát huy quyền dân chủ đại diện, quy định cụ thể
việc thực hiện quyền của dân giám sát tổ chức và cán bộ ở cơ sở và thay thế
những người khơng đủ tín nhiệm. Phát huy dân chủ phải đi liền với củng cố
và nâng cao kỷ luật, kỷ cương, theo pháp luật” [2, tr.163-164].
Ngày 18-2-1998, Bộ Chính trị đã ra Chỉ thị 30/ CT-TW về việc xây
dựng và thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở. Chỉ thị này ra đời chứng tỏ rằng
Đảng đã nắm bắt được yêu cầu của thực tiễn xây dựng CNXH và vấn đề dân
chủ đã được Đảng ta ngày càng quan tâm và nhận thức sâu sắc hơn.
Ngày 15-11-2004, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã có Thơng báo
số 159-TB/TW, kết luận của Ban Bí thư về kết quả 6 năm thực hiện Chỉ thị

20



30/CT-TW của Bộ Chính trị và tiếp tục chỉ đạo xây dựng và thực hiện QCDC
ở cơ sở.
Thực hiện dân chủ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân luôn là nội
dung quan trọng và nhất quán trong toàn bộ đường lối cách mạng của Đảng
kể từ khi thành lập đến nay và được phát triển, nâng cao thêm qua các giai
đoạn cách mạng. Dân chủ gắn liền với dân sinh, dân trí. Dân chủ là mục tiêu,
là động lực của cách mạng Việt Nam.
1.2.2. Các quy định của Nhà nước ta về việc thực hiện dân chủ
Trên cơ sở Chỉ thị 30/CT-TW ngày 18/2/1998 của Bộ Chính trị và Nghị
quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc xây dựng và thực hiện Quy chế
dân chủ cơ sở, Nhà nước ta đã ban hành nhiều Nghị định và Chỉ thị để làm cơ
sở pháp lý cho việc thực hiện “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”,
Nghị định 29/NĐ-CP ngày 11/5/1998 về việc “Thực hiện Quy chế dân chủ ở
xã”, Nghị định này đã đưa ra những quy định chung, những việc cần thông
báo để nhân dân biết, bàn, quyết định trực tiếp; những việc nhân dân bàn, làm,
tham gia ý kiến; những việc nhân dân giám sát, kiểm tra... Chỉ thị số
22/1998/CT-TTg ngày 15-5-1998 cuả Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai
Quy chế thực hiện dân chủ ở xã. Nghị định 71/1998/NĐ-CP về việc ban hành
Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động cơ quan, Nghị định này có bốn
chương, trong đó quy định rõ trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan, của cán bộ
công chức; Những việc cán bộ, công chức phải biết, được tham gia ý kiến, thủ
trưởng cơ quan quyết định, những việc cán bộ công chức giám sát, kiểm tra...
Những quy định này chính là cơ sở để cán bộ, công chức thực hiện dân chủ và
phát huy quyền làm chủ trong hoạt động cơ quan.
Trên cơ sở các Nghị quyết và Chỉ thị trên, ngày 1-3- 2000 Bộ trưởng
Bộ Giáo dục & Đào tạo ra Quyết định 04/2000/QĐ-BDG&ĐT về việc “Ban
hành quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động nhà trường”. Quy chế này

21



có 4 chương và 19 điều, trong đó nêu rõ mục đích, nguyên tắc thực hiện dân
chủ trong nhà trường; Quy định trách nhiệm của Hiệu trưởng, trách nhiệm của
nhà giáo, cán bộ, công chức; Những việc người học được biết, được tham gia
ý kiến; Trách nhiệm của nhà trường, của các đơn vị, các đoàn thể, các tổ chức
nhà trường; Quan hệ giải quyết công việc giữa nhà trường và cơ quan quản lý
cấp trên, chính quyền địa phương...
Căn cứ vào Chỉ Thị 30/CT- TW và các Chỉ thị, Nghị định của Chính
phủ, Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ tỉnh Bình Dương đã ra những
cơng văn số 423/ CV-BCĐ ngày 2-11-2000 và Công văn số 189/HD-BCĐ
ngày 21-3-2001.
Công văn số 423/CV-BCĐ ngày 2-11- 2000, về việc “Tăng cường thực
hiện tốt các loại hình Quy chế dân chủ”, thường trực Ban chỉ đạo thực hiện
QCDC tỉnh đề nghị Ban chỉ đạo thực hiện QCDC ở các huyện, thị, giám đốc
các sở, ngành, doanh nghiệp nhà nước thuộc tỉnh thực hiện một số nội dung
sau: tăng cường công tác học tập, tuyên truyền các nội dung thực hiện QCDC
mà các Nghị định của Chính phủ quy định, chủ động triển khai cơng tác kiểm
tra tình hình thực hiện QCDC trên địa bàn quản lý, chú trọng việc kiểm tra
thực hiện công khai các nội dung QCDC đã quy định; Qua kiểm tra cần uốn
nắn, chấn chỉnh các sai sót để đảm bảo thực hiện tốt QCDC đúng tinh thần
Chỉ thị 30/CT-TW; Sơ kết thực hiện QCDC theo định kỳ, chú ý tìm hiểu,
phân tích và có nhận định đúng đắn các kết quả và tồn tại cùng những nguyên
nhân đạt được và chưa đạt được trong quá trình thực hiện ở địa phương, cơ
quan, đơn vị; Xem xét khen thưởng và đề nghị tỉnh xét khen thưởng những
tập thể và cá nhân có nhiều đóng góp trong việc thực hiện QCDC theo quy
định của Trung ương và tỉnh.
Công văn số 189/HD-BCĐ ngày 21-3-2001 về việc “Hướng dẫn xếp
loại thi đua thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan” và công

22



×