Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Các biện pháp quản lý nhằm phát huy hiệu quả hoạt động của tổ chuyên môn tại trường trung học phổ thông chuyên bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (37.71 MB, 100 trang )

Đ Ạ I HỌC Q U Ố C G IA HÀ NỘI

KHOA S ư PHAM

NGỎ VÃN BÌN H

CÁC BIỆN PHÁP QUẢN Lí NHẰM PHÁT HUY HIỆU QUẢ
HOẠT
ĐỘNG
CỦA Tổ CHUN MƠN


TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN BẮC GIANG

LUẬN VÃN THẠC s ĩ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Chuyên ngành : Quản lý giáo dục
M ã sô
: 60.14.05

Người hướng dẫn khoa học : PGS. TS. NGUYÊN THỊ MỸ LỘC
I

Đ A I H O C Q U Ố C G ỈA H À N Ô I

■TRUNG TẨM ĨH Ỏ N G TIN THƯ VIỀN

V

- 10/ J 4 f y


HÀ NỘI - 2006

I


LỜI CẢM ON
Theo chương trình đào tạo cao học quản lý giáo dục do Khoa Sư phạm Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức đến nay luận văn được hồn thành. Nhân
dịp này, tác giả xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Phòng
Tổ chức Sở Giáo dục và Đào tạo Bấc Giang; Ban Giám hiệu, Hội đồng sư
phạm nhà trường và tập thể Tổ Hố - Sinh - Thể dục Trường trung học phổ
thơng chuyên Bắc Giang đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giá trong thời gian
tham gia khoá học rất bổ ích này.
Tác giả cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban Chủ nhiệm, Phòng Đào tạo
Khoa Sư phạm và Khoa Sau Đại học - Đại học Quốc gia Hà Nội; các Thầy
giáo, các Cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt những tri thức khoa học và
tạo điều kiện trong thời gian học tập và nghiên cứu khoa học cho tác giả và tập
thể lớp cao học quán lý giáo dục khoá IV.
Đặc biệt, tác giả xin chân thành cảm ưn sâu sắc tới PGS. TS Nguyễn
Thị Mỹ Lộc - Chủ nhiệm Khoa Sư phạm thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội - đã
trực tiếp hướng dẫn tận tình tác giả hồn thành luận văn này.
Trong q trình nghiên cứu mặc dù tác giả đã cố gắng rất nhiều, tuy
nhiên do những nguyên nhân chú quan và khách quan, luận văn chắc chắn khó
tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của các Thầy
Cô giáo, bạn bè đồng nghiệp để luận văn thành công tốt hơn.
Hà Nội, tháng 10 năm 2006
Tác giả

Ngô Vãn Bình



MỤC LỤC
Mờ đầu

Tranj

1. Lí do chọn đề tài.



2. Mục tiêu nghiên cứu.

3

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

3

4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3

5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

3

6. Giả thuyết khoa học

3

7. Phương pháp nghiên cứu


3

8. Ý nghĩa của luận văn

4

9. Cấu trúc của luận văn.

4

Chương 1: Cơ SỞ LÝ LUẬN VỂ QUẢN LÝ NHÀ TRƯỜNG VÀ HOẠT ĐỘNG
CỦA TỔ CHUYÊN MÔN

5

1. Đặt vấn đề.

5

2. Một số khái niệm cơ bản.
2.1. Quản lý.

6

2.2. Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường

^

2.3. Các phương pháp quản lý giáo dục


13

2.4. Hiộu quả của quản lý

^

2.5 Lý thuyết về tổ chức.
3. Trường THPT chuyên và vài nét về hệ thống trường THPT chuyên ở Việt
Nam

23

3.1. Chức năng và nhiệm vụ của trường THPT chuyên

^

3.2 . Chức năng, nhiệm vụ của tổ chuyên môn trường THPT chuyên
3.3 Các hoạt động quản lý của tổ chun mơn.

^

Chương 2: THựC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ CƠNG TÁC QUẢN LÝ T ổ CHUYÊN
,

,

2Q

MÒN Ở TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC (ỈIANÍỈ


1. Khái qt vê trường trung học phố thơng chuyên Bãc Giang
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

29
29


1. 2. Chức năng và nhiệm vụ của trường THPT chuyên Bắc Giang

31

1.3. Cơ cấu bộ máy, qui mô, chất lượng giáo dục

32

1.4. Cơ sở vật chất sư phạm

35

2. Thực trạng hoạt động quán lý tổ chuyên môn tại trường THPT chuyên Bắc
Giang

38

2.1. Tinh hình đội ngũ cán bộ quán lý cấp tổ chuyên môn của trường THPT
chuyên Bắc Giang.

38


2.2. Tinh hình đội ngũ giáo viên các tổ chun mơn của trường THPT chuyên
Bắc Giang

39

2.3 Thực trạng hoạt động và công tác quán lý ở các tổ chuyên môn

40

2.4. Đánh giá hiệu quả và phân tích nguyên nhân hoạt động của các tổ chuyên
môn trường TH PĨ chuyên Bắc Giang hiện nay

47

Chương 3 : CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ PHÁT HUY HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
CỦA CÁC TỔ CHUYÊN MÔN TẠI TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC GIANG

56

1. Các căn cứ để xây dựng biện pháp quản lý

56

2. Một số biện pháp quản lý được đề xuất

57

2.1 Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý tổ chuyên môn về sự cần thiết của
nàng cao hiệu quá hoạt động tổ chuyên môn trong Trường THPT chuyên Bắc
Giang.


57

2.2. Xây dựng các văn bản pháp quy chí đạo hoạt động tổ chun mơn và tổ
chức thực hiện tốt các quy định đã được ban hành.

58

2.3. Xây dựng và triển khai kế hoạch bồi dưỡng cán bộ quản lý tổ chuyên môn

62

2.4 Đổi mới công tác quản lý giáo viên trong tổ chuyên môn theo hướng xây
dựng và phát triển

64

2.5 Chú trọng việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tổ chuyên môn

66

2.6 Đổi mới quán lý hoạt động giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi của giáo
viên trong tổ chuyên môn

67

2.7 Tăng cường quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giáo viên và tập
dượt nghiên cứu khoa học của học sinh
2.8 Đổi mới quán lý công tác kiểm tra, đánh giá công tác chuyên môn của tổ


69


chuyên môn

70

2.9 Một số biện pháp hỗ trợ

72

3. Kháo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất.

75

Kết luận và khuyến nghị

78

Tài liệu tham kháo
Phụ lục


CÁC TỪVIẾT TẮT
BGH:

Ban giám hiệu

BCH:


Ban chấp hành

CBQL:

Cán bộ quản lý.

CBGV:

Cán bộ giáo viên

CSVC:

Cơ sở vật chất.

CNH, HĐH:

Cơng nghiệp hố, hiện đại hoá.

ĐHSP:

Đại học sư phạm

ĐHKHTN:

Đại học khoa học tự nhiên

GV:

Giáo viên


GVG:

Giáo viên giỏi.

GD & ĐT:

Giáo dục và Đào tạo

HS:

Học sinh

HSG :

Học sinh giỏi.

HĐND:

Hội đồng nhân dân.

THPT:

Trung học phổ thông

NCKH:

Nghiên cứu khoa học.

PPDH:


Phương pháp dạy học

QLGD:

Quản lý giáo dục.

XHCN:

xã hội chủ nghĩa

UBND:

Uỷ ban nhân dân

K T -X H :

Kinh tế - xã hội.

SKKN:

Sáng kiến kinh nghiệm.


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Căn cứ vào điều 35 Hiến pháp Nước cộng hoà XHCN Việt Nam (1992)
quy định: “ Phút triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Nhà nước vù xã hội phát
triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhản lực, bồi dưỡng nhân tà i”
[29, tr 26]. Điéu 2 Luật giáo dục năm 2005 đã chỉ rõ mục tiêu giáo dục của hệ
thống giáo dục Việt Nam là đào tạo con người Việt Nam phát triển tồn diện, có

đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm
chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc. Thực hiện mục tiêu trên điều 62 luật Giáo dục năm 2005 quy định:
Trường chuyên được thành lập ở cấp THPT được gọi là Trường THPT chuyên
•Trường THPT chuyên là một trung tâm chất lượng cao về giáo dục phổ thông .
Nhiệm vụ của nhà trường là trên cơ sở nàng cao chất lượng giáo dục toàn diện cả
về phẩm chất đạo đức và năng lực, cả về kiến thức văn hoá khoa học, cả về sức
khoẻ để học sinh có thể học tốt ở bậc phổ thông và đại học, phấn đấu trở thành
công dân tốt, cán bộ khoa học, cán bộ quản lý giỏi đáp ứng được yêu cầu của sự
nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước thực hiện mục tiêu dân giàu nước
mạnh, xã hội công bằng,dân chủ, văn minh. Trong đó nhiệm vụ cụ thể là:
+ Bổi dưỡng và phát triển năng khiếu của học sinh về môn chuyên, đồng
thời đảm bảo thực hiện đầy đủ kế hoạch và chương trình giáo dục tồn diện của
bậc THPT, đảm bảo đạt kết quả cao trong các kì thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh,
cấp quốc gia ... và đạt kết quá cao trong các kì thi tuyển sinh vào các trường đại
học và cao đẳng.
+ Tổ chức tốt hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học của thầy, tập
đượt nghiên cứu khoa học phù hợp với trình độ và tâm sinh lí của học sinh để
thực sự nhà trường là trung tâm chất lượng cao về giáo dục phổ thông.
Các nhiệm vụ trên đều được triển khai bằng các hoạt động giáo dục, giảng
dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi, nghiên cứu khoa học ... ở các tổ chuycn môn.

1


Trường THPT chuyên Bắc Giang là một trường THPT chuyên thuộc tỉnh
do Giám đốc sở GD & ĐT đề nghị; Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang quyết định
thành lập sau khi đã thoả thuận với Bộ GD & ĐT. Vì vậy vị trí, nhiệm vụ,
nguycn tắc tổ chức, quản lý và chỉ đạo, hoạt động giáo dục phải tuân theo Điều

lệ trường trung học và Quy chế trường THPT chuyên do Bộ GD & ĐT ban
hành.
Tổ chuyên môn của Trường THPT chuyên Bắc Giang là cấp tổ chức
hành chính thấp nhất và là cấp trực tiếp tổ chức, chỉ đạo hoạt động chuyên môn
của nhà trường. Hiện nay các tổ chuyên môn của nhà trường hoạt động chủ yếu
dựa vào kế hoạch công tác của nhà trường và kinh nghiệm cá nhân của các đồng
chí tổ trưởng, nhóm trương chun mơn, vì vậy hiệu q hoạt động của các tổ
chun mơn khơng đồng đều và chưa có tính phối hợp, nên kết quả các chí tiêu
thi đua của các mơn không đồng đều. Đặc biệt các tổ chuyên môn chỉ biết khai
thác trình độ,năng lực có sẵn của từng thành viên, chưa có kế hoạch bồi dưỡng
và tự đào tạo tại chỗ để nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ của từng giáo
viên trong tổ.
Là một trong những thành phđn lãnh đạo của nhà trường (Chủ tịch cơng
đồn) đồng thời là một tổ trướng chun mơn (tổ Hố - Sinh - Thể chất) nhicu
năm, tôi nhận thấy nếu đề xuất và hệ thống hoá được các biện pháp quản lý hoạt
động của tổ chuyên môn sẽ nâng cao chất lượng dạy - học của nhà trường và sẽ
khẳng định được vai trò “ Trung tâm giáo dục chất lượng cao về giáo dục phổ
thơng” của tính Bắc Giang, chính vì vậy tơi chọn đề tài: “ Các biện pháp quấn lý
nhằm phát huy hiệu qua hoạt động của các tổ chuyên môn tại trường THPT
chuyên Bắc Giang” để nghiên cứu với hy vọng đề tài sẽ góp phần giải quyết
những vấn đề có tính thực tiễn và cấp thiết về quản lý hoạt động của các tổ
chuyên môn ở Trường THPT chuyên Bắc Giang hiện nay.

2


2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, đánh giá thực trạng hoạt động và quản lý
hoạt động của các tổ chuyên môn ở Trưừng THPT chuyên Bắc Giang luận văn đề
xuất các biện pháp quan lý nhằm phát huy hiệu quả hoạt động của các tổ chuyên

môn tại trường THPT chuyên Bắc Giang.
3. N hiệm vụ ngh iên cứu

3.1. Hệ thống hoá những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài.
3.2. Phân tích thực trạng hoạt động của các tổ chuyên môn và thực trạng quản
lý hoạt động của các tổ chuyên môn ở trường THPT chuyên Bắc Giang.
3.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động của các tổ chuyên môn ở trường
THPT chun Bắc Giang có tính hiệu q cao.
3.4 Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp qua hệ thống phiếu
hỏi ý kiến Ban giám hiệu, các tổ trướng chuyên môn và giáo viên của nhà
trường.
4. Khách thế và đối tượng nghiên cứu
4.1. K h á ch th ể ngh iên cứu

Hoạt động của các tổ chuyên môn của trường THPT chuyôn Bắc Giang.
4.2. Đỏi tượng nghiên cứu

Các biện pháp quản lý hoạt động của các tổ chuyên môn của trường
THPT chuyên Bắc Giang.
5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

Điều tra, khảo sát hoạt động của các tổ chuyên môn và quản lý hoạt động
các tổ chuyên môn từ năm học 2001 - 2002 đến năm học 2005 - 2006 ở Trường
THPT chuyên Bắc Giang.
6. Giả thuyết kh oa học

Muốn phát huy được hiệu quả hoạt động của các tổ chuyên môn ờ trường
THPT chuyên Bắc Giang cần phải có hệ thống biện pháp quản lý khoa học, đồng
bộ và có tính khả thi.
7. Phương pháp nghiên cứu

-

Phương pháp luận triển khai đề tài:
3


Quan điểm tiếp cận hệ thống, đồng bộ phù hợp, có tính khá thi đối với việc
xác định các biện pháp quản lý hoạt động các tổ chuycn môn của các cấp quản
lý ( Ban giám hiệu, tổ trương, nhóm trưởng).
-

Các phương pháp cụ thể:

+ Phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích, tổng hợp các cơng trình nghiên
cứu; các quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước; các phạm trù,
khái niệm, ... liên quan đến quản lý giáo dục, quản lý nhà trường ...
+ Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Trưng cầu ý kiến, điều tra bằng bảng
hỏi, quan sát sư phạm, tổng kết kinh nghiêm, nghiên cứu sản phẩm hoạt động.
+ Phương pháp hỗ trợ: Phương pháp chuyên gia, sử dụng toán thống kê ...
8. Ý nghĩa của luận văn

Đáy là luận văn đầu tiên nghiên cứu về vấn đề các biện pháp quản lý nhằm
phát huy hiệu quả hoạt động của các tổ chuyên môn tại trường THPT chuyên
Bắc Giang. Đề tài đề xuất và hệ thống hoá những biện pháp quản lý hoạt động
của tổ chuyên môn giúp cho các cán bộ quản lý của nhà trường, đặc biệt các
đồng chí tổ trướng chun mơn có thể vận dụng vào thực tế qn lý hoạt động
của tổ chuyên môn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chuyên môn trong
nhà trường.
9. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị và tài liệu tham khảo và phụ

lục luận văn được trình bày trong ba chương:
Chương 1: c ơ SỞ LÝ LUẬN VỂ QUẢN LÝ NHÀ TRƯỜNG VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA
TỔ CHUYÊN MÔN
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ T ổ CHUYÊN
MÔN Ỏ TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC GIANG
Chương 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ PHÁT HUY HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
CỦA CÁC TỔ CHUYÊN MỒN TẠI TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC GIANG

4


Chương I: c ơ SỞ LÝ LUẬN VỂ QUẢN LÝ NHÀ TRƯỜNG VÀ HOẠT
ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
1. Đặt vân đề
Chất lượng giáo dục là vân đề vừa cấp bách vừa lâu dài của một nền giáo
dục, được xã hội rất quan tâm. Ở nước ta, ngay sau khi giành được độc lập, Bác
Hồ đã đặc biệt quan tâm đến vấn đề giáo dục. Tư tưởng giáo dục của Hồ Chí
Minh được thể hiện qua câu nói bất hủ của Người “ Vì lợi ích mười năm thì phải
trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Trải qua 30 năm đất nước bị
chia cắt làm hai miền, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách
và biện pháp phát triển nền giáo dục của dân, do dân, vì dân. Đặc biệt, từ khi đất
nước bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến vấn đề
giáo dục và đào tạo. Từ các Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương
Đảng lần thứ tư khoá VII, lần thứ hai khoá VIII, lần thứ sáu khoá IX đều đề ra
nhiệm vụ “ tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện” đến Nghị quyết
40/2000/QH 10 của Quốc hội về đổi mới chương trình giáo dục phổ thơng, cũng
khẳng định “ xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy, sách giáo
khoa phổ thông mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện th ế hệ trẻ"',
tiếp đến Quyết định 201/2001/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt “ Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010” với hai giai đoạn: giai đoạn

một (từ năm 2001 đến năm 2005) với trọng tâm “ tạo bước chuyển biến cơ bản
về chất lượng giáo dục” và giai đoạn hai (từ năm 2006 đến năm 2010) với trọng
tâm “ đẩy mạnh phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục đ ể đạt được các mục
tiêu chiến lược và các chỉ tiêu cụ th ể ”.
Trong những năm gần đây, vấn đề chất lượng giáo dục lại được đặt ra,
tranh luận rất nhiều không những đối với những nhà quản lý giáo dục, những nhà
giáo trong các cuộc hội thảo mà còn là vấn đề được mọi người dân trong xã hội
quan tâm.
Các nhà quản lý giáo dục, các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu giáo dục
đã có những cơng trình nghiên cứu, những bài viết thể hiện quan điểm của mình
như:
5


“ Tầm nliìn về chất lượng giáo dục Việt Nam” [ 3 1 ].“ Chất lượng đích thực của
giáo dục phô thông” [13],“ Chất lượng giáo dục: thuật ngữ và quan niệm” [35],
/ ìm hiểu vấn đê chất lượng giáo due" [ 46], “ Bàn về phạm trù chất lượng và
hiệu q u ả ” [28], “ Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai” [6], “ Chất lượng và
hiệu quả giáo dục” [44] ...
Ngồi ra, cũng có một số luận văn thạc sĩ của các tác giả trong nước bàn
về các biện pháp quản lý bồi dưỡng công tác tổ trưởng chuyên môn, các biện
pháp quản lý hoạt động dạy - học của Hiệu trưởng trường THPT, các biện pháp
của Hiệu trưởng trường THPT nâng cao chất lượng dạy học...
Tuy nhiên, biện pháp quản lý để phát huy hiệu quả hoạt động của các tổ
chun mơn để góp phần nâng cao chất lượng dạy học, chất lượng giáo dục toàn
diện, chất lượng đào tạo nhân tài ở Trường THPT chuyên Bắc Giang chưa có tác
giả nào đề cập đến một cách đẩy đủ và hệ thống. Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu
nâng cao chất lượng giáo dục, nói không với hiện tượng tiêu cực trong thi cử và
bệnh thành tích trong giáo dục, luận văn hệ thống cơ sở lý luận, khảo sát thực
trạng để để xuất các biện pháp quản lý nhằm phát huy hiệu quả hoạt động của tổ

chuyên môn tại trường THPT chuyên Bắc Giang hiện nay và những năm tới.
2. Một sỏ khái niệm



bản

2. 1. Q uản lý

2.1.1. Bẩn chất vàn đề quản lý
Quán lý là một hoạt động bắt nguồn từ sự phân công, hợp tác lao động
trong một tổ chức, một cơ sở nhất định. Có lẽ khơng có một hoạt động nào của
con người quan trọng hơn là công việc quản lý, bởi vì mọi nhà quản lý ở mọi
cấp độ và trong mọi cơ sở đều có nhiệm vụ cơ bản là thiết kế và duy trì một mơi
trường mà trong đó các cá nhân, làm việc với nhau trong các nhóm, có thể hồn
thành các nhiệm vụ và các mục tiêu đã định. Nói đến hoạt động này chúng ta
thường nhắc đến ý tưởng sâu sắc của C.Mac: “ Tất cả mọi lao động xã hội trực
tiếp hay lao dộng chung nào đố tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều
cũng cần đến một sự chỉ đạo để điều hoà những hoạt động cá nhân và thực hiện
những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thê sản suất
6


khác với sự vận động của những khí quan độc lập của nó. Một người độc tâu vĩ
cầm tự điều khiển lấy mình, cịn một dàn nhạc thì cần phải cố nhạc trưởng” Ị 12,
tr 480].
Bàn về vấn đề này, ở nước ta cũng có nhiều tác giả đề cập đến theo những
cách tiếp cận khác nhau:
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “ Quản lý là tác động có mục đích, có
kê hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động nổi chung là

khách thể quản lý nhằm thực hiện được mục tiêu dự kiến” [ 45, tr 24].
Các tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc quan niệm: “ Hoạt
động quản lý là túc động có định hướng, có chủ dích của chủ thê quản lý ( người
quản lý) đến khách thể quản lý ị người bị quẩn lý) trong một tổ chức nhầm làm
cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức". [ 14,tr 1]
Theo tác giả Trần Kiểm: “ Quán lý là những tác động của chủ thể quản lý
trong việc huy dộng, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn
lực ị nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức ( chủ yếu là nội lực) một
cách tối lỉu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất". Ị36,ír 15]
Tác giả Đặng Quốc Báo cho rằng: “ Bản chất của hoạt động quản lý gồm
hai quá trình tích h(/p vào nhau: q trình "quản ” gồm sự coi sốc, giữ gìn, duy
trì hệ ở trạng thái “ ổn đinh

quá trình “ lý ” gồm sự sứa sang, sắp xếp, đổi mới

hệ đưa hệ vào th ế “phát triển ” ... Trong “ quản ”phải có “ lý ”, trong “ lý ” phải
có “ quản ” đ ể động thái của hệ ở th ế cân bằng động: hệ vận động phù hợp,
thích íùig và cố hiệu quả trong mối tương tác giữa các nhân tố bên trong ( nội
lực) với các nhân tố bên ngoài ( ngoại lực)”. [5, tri 4].
Các tác giả nước ngoài cũng cónhiều quan niệm khác nhau về quản lý:
Theo Đại Bách khoa tồn thư Liên Xơ, 1977: “ Quản lý là chức năng của
nhCtog hệ thống cố tổ chức với bản chất khác nhau ị xã hội, sinh vật, kỹ thuật),
nó bào tồn cấu trúc xác định của chúng, duy trì chê độ hoạt động, thực hiện
những chương trình, mục đích hoạt động”. [37,tr 7]
Trong thuyết quản lý khoa học, Taylor đã đưa ra một định nghĩa khá chi
tiết và rõ ràng khi ông cho rằng: “ Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn
7


người khác làm và sau đó hiểu rằng họ đã hồn thành cơng việc một cách tốt

nhất và rẻ nhất” [ 27, tr34].
Henry Fayol dưa ra định nghĩa về quán lý hành chính: “ Quản lý hành
chính là dự đốn và lập k ế hoạch, tổ chức, điều khiển, phôi hợp và kiểm trá”
[27, tr36].
Những khái niệm trên tuy có khác nhau về cách diễn đạt và cách tiếp cận,
nhưng chúng đều có chung những dấu hiệu chủ yếu sau:
- Hoạt động quản lý có tính đa dạng, tác dụng một cách tổng hợp, được
tiến hành trong một tổ chức hay một nhóm xã hội.
- Hoạt động quản lý là những tác động có tính hướng đích.
- Hoạt động quản lý là những tác động phối hợp nỗ lực của các cá nhân, là
sự lựa chọn các khả năng tối ưu nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức đề ra.
Từ đó, khái niệm quản lý có thể được hiểu như sau: “ Quản lý là q trình
tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản tỷ đến khách thề quản lý
trong một tổ chức, thông qua công cụ và phương pháp quản lý nhằm làm cho tổ
chức đó vận hành hợp quy luật và đạt được mục tiêu đã đề r a ”.
2.1.2. Chức năng quản lý
Chức năng quản lý là một loại hoạt động quản lý đặc biệt, sản phẩm của
q trình phân cơng lao động và chuyên mồn hoá trong quản lý, tiêu biểu bởi
tính chất tương đối độc lập của những bộ phận của quản lý. Thông qua chức
năng quản lý, chủ thể quản lý tác dộng có mục đích vào khách thể quản lý nhằm
đạt mục tiêu nhất định. Có nhiều quan điểm của các tác giả khác nhau về phân
chia các chức năng quản lý, tuy nhiên, hầu hết đều đề cập đến bốn chức năng
chủ yếu sau: kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra; đây cũng là quản lý hiện
đại.
2.1.2.1. Chức năng k ế hoạch hóa
Kế hoạch hố là vấn đề cơ bản nhất trong các chức năng quản lý vì nó bắc
một nhịp cầu từ trạng thái hiện tại của chúng ta tới chỗ mà chúng ta muốn có
trong tương lai dự định. Nội dung chủ yếu của kế hoạch hố là xác định và hình
thành các mục tiêu, chương trình hành động, xác định từng bước đi, những điều
8



kiện, phương tiện cần thiết trong một thời gian nhất định để đạt được mục tiêu
đó. Nói cách khác, kế hoạch hoá là xác định trước xem phải làm cái gì, làm thế
nào, vào khi nào và ai sẽ làm. Sán phẩm của kế hoạch hố là kế hoạch, có ba loại
kế hoạch: kế hoạch chiến lược, kế hoạch chiến thuật, kế hoạch tác nghiệp.
2.1.2.2. Chức năng tổ chức
Tổ chức là hình thành nên cấu trúc các quan hệ giữa các thành viên, giữa
các bộ phận trong một tổ chức nhằm thực hiện thành công các kế hoạch và đạt
được mục tiêu tổng thể của tổ chức. Nếu tổ chức tốt, có hiệu quả thì người quản
lý có thể phối hợp, điều phối tốt hơn các nguồn lực. Thành tựu của một tổ chức
phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của người quản lý sử dụng các nguồn lực sao
cho có hiệu quả và có kết quả.
Nội dung chù yếu của chức năng tổ chức là: xác định cấu trúc tổ chức; xây
dựng và phát triển đội ngũ nhân sự; xác định cơ chế hoạt động và các mối quan
hệ của tổ chức; tổ chức lao động một cách khoa học của người quản lý.
2.1.2.3. Chức nàng chỉ đạo
Chỉ đạo là quá trình tác động và ảnh hưởng của chú thể quản lý tới hành
vi, thái độ của những người khác nhằm biến những yêu cầu chung của tổ chức
thành những nhu cầu của mọi người, trên cơ sở đó mọi người tích cực, tự giác và
mang hết khả năng để làm việc.
Nội dung chủ yếu của chức năng chỉ đạo là: thực hiện quyền chỉ huy và
hướng dẫn triển khai các nhiệm vụ; thường xuyên đôn đốc, động viên và khích lệ
người lao động; giám sát và sửa chữa (hỗ trợ, giúp đỡ); thúc đẩy các hoạt động
phát triển đạt tới mục tiêu của tổ chức.
2.ỉ .2.4. Chức năng kiểm tra
Kiểm tra là quá trình mà chủ thể quản lý xem xét thực tiễn để thực hiện
các nhiệm vụ đánh giá thực trạng, khuyến khích những nhân tố tích cực, phát
hiện những sai lệch và đưa ra những quyết định điều chỉnh nhằm giúp các đối
tượng quản lý hoàn thành nhiệm vụ và góp phần đưa tồn bộ hệ thống được quán

lý tới một trình độ cao hưn.

9


Kiểm tra là chức năng cơ bản và quan trọng của quán lý. Lc-nin khẳng
định: “ Quàn lý mù không có kiểm tra thì khơng phái là qn l ỷ \ Theo lý thuyết
thơng tin, kiêm tra là q trình thiết lập mối liên hệ ngược trong quán lý, do đó:
“ Lập k ế hoạch là sự nhìn về phía trước, cịn kiểm tra là sự nhìn vê phía sau”
[33,tr 139].
Nội dung chủ yếu của chức năng kiểm tra là: đánh giá(xác định chuẩn
mực, thu thập thông tin, đối chiếu, đo lường kết quả, sự thành đạt so với chuẩn
mực đã để ra); phát hiện mức độ thực hiện tốt, vừa, xấu của các đối tượng quản
lý; điều chính (uốn nắn, sửa chữa những sai lệch, phát huy thành tích tốt hoặc xử
lý); hiệu chính, sửa lại chuẩn mực nếu cần.
Các chức năng trên lập thành chu trình quản lý được diễn ra tuần tự từ
chức năng lập kế hoạch đến các chức năng tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra. Trên thực
tế các chức năng này đan xen vào nhau, hỗ trợ nhau, phối hợp và bổ sung cho
nhau tạo sự kết nối từ chu trình trước sang chu trình sau theo hướng phát triển.
Chất xúc tác và liên kết giữa các chức năng này là thông tin và các quyết định
quản lý. Chủ thể quản lý khi triển khai hoạt động quản lý đều thực hiện chu trình
này.
Chức năng quản lý và chu trình quản lý được thể hiện qua sơ đồ sau:
Chu

Chu

Kế hoạch

trình


trình

í

(n - 1 )
Kiểm tra

(n+1)

Thơng tin QL

Tổ chức






r
Chỉ đạo

+.......... ■■

' ''

Chu trình n

2.2. Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường
Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quan là hoạt động điều hành, phối hợp

các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu
phát triển xã hội. Ngày nay, với sứ mệnh phát triển giáo dục thường xuyên, công
10


tác giáo dục không chỉ giới hạn ở thế hệ trẻ mà cho mọi người; tuy nhiên trọng
tâm vẫn là giáo dục thế hệ trẻ cho nên quán lý giáo dục được hiểu là sự điều
hành hệ thống giáo dục quốc dân, các trường trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Giáo dục là bộ phận của kinh tế - xã hội, hệ thống giáo dục, mạng lưới nhà
trường là một bộ phận kết cấu hạ tầng xã hội, do vậy: quản lý giáo dục là quản
lý một loại quá trình kinh tế - xã hội nhằm thực hiện đồng bộ, hài hồ sự phân
hố xã hội để tái sản xuất sức lao động có kỹ thuật phục vụ các yêu cầu phát
triển kinh tế - xã hội [47].
2.2.1. Quấn lý giáo dục trên cơ sở quản lý nhà trườìig
Quản lý giáo dục trên cơ sở quán lý nhà trường là một phương hướng cải
tiến quản lý giáo dục nhằm mục đích tăng cường phân cấp quản lý nhà trường
cho các chủ thể quản lý bên trong nhà trường với những quyền hạn và trách
nhiệm rộng rãi hơn để thực hiện nguyên tắc giải quyết vấn đề tại chỗ. Các nội
dung chủ yếu của quản lý giáo dục trên cơ sở quản lý nhà trường bao gồm:
- Nhà trường là thực thể trung tâm của bất kì sự biến đổi nào trong hệ
thông giáo dục. Nhà trường tự chủ giải quyết những vấn đề sư phạm - kinh tế xã hội của mình với sự tham gia tích cực và có trách nhiệm của những thực thể
hữu quan ngoài nhà trường.
- Nâng cao trách nhiệm và tính tự quản của mỗi giáo viên.
- Hình thành các cơ cấu cần thiết và thiết thực để các thực thể hữu quan
ngoài nhà trường có thể thực hiện tham gia vào việc điều phối công việc nhà
trường. Đồng thời tăng cường trách nhiệm và quyền hạn của giáo viên tham gia
quá trình ra quyết định quản lý trong nhà trường.
- Hình thành các thiết chế hỗ trợ về tài chính và các nguồn lực cần thiết
khác để giáo viên thực sự tham gia công việc quản lý nhà trường. Hình thành cơ
chế phân cấp quản lý tài chính, nhân sự thực hiện thậm chí cải tiến thích hợp nội

dung và phương pháp giảng dạy phù hợp với đặc điểm cụ thể của nhà trường.
- Hình thành và hồn thiện hệ thống thơng tin giữa các thực thể trong và
ngoài nhà trường tham gia trực tiếp vào các hoạt động quản lý nhà trường.
- Xây dựng môi trường sư phạm trong nhà trường và xây dựng nhà trường
thành một hệ thống mở nhằm cồng khai hoá các hoạt động của nhà trường.
11


- Hình thành thiết chế đánh giá kết quả hoạt động sư phạm của nhà trường
dựa trên những thực thể trực tiếp tham gia quá trình sư phạm và quá trinh quản lý
nhà trường.
2.2.2. Quản lý nhà nước vê giáo dục
Quán lý nhà nước về giáo dục là việc nhà nước thực hiện quyền lực công
được xã hội uỷ thác để điều chỉnh toàn bộ hoạt động giáo dục trong phạm vị toàn
xã hội.
Quán lý nhà nước về giáo dục phải tuân thủ hiến pháp và pháp luật, tuân
thú quy chế quản lý hành chính của bộ máy Nhà nước. Cơ quan quán lý giáo dục
là một cơ quan có tư cách pháp nhân cơng quyền, có đủ thẩm quyền thực thi
quyền hành pháp để điều chỉnh các hoạt động giáo dục bằng pháp luật; có chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm được thể chế hoá.
Nội dung quản lý nhà nước về giáo dục gồm:
- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật trong lĩnh vực giáo
dục.
- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, kế hoạch và chương trình
quốc gia vé phát triển giáo dục.
- Huy động, quản lý và chỉ đạo việc sử dụng các nguồn lực đầu tư cho sự
nghiệp giáo dục.
- Quy định mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục, tiêu chuẩn giáo
viên, trường sở và thiết bị giáo dục, quy chế thi và hệ thống văn bằng.
- Tổ chức và chỉ đạo viêc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý

giáo dục.
- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục.
- Tổ chức và tiến hành nghiên cứu các khoa học giáo dục.
- Thực hiện hựp tác quốc tế về giáo dục.
2.2.3. Quấn lý nhà trường
Quán lý nhà trường bao gồm hai loại:
- Tác động của những chủ thể quản lý bên trên và bên ngoài nhà trường.
Quán lý nhà trường là những tác động quản lý của các cơ quan quản lý
giáo dục cấp trên nhằm hướng dẫn và tạo điều kiện cho hoạt động giảng dạy, học
12


tập, giáo dục của nhà trường. Quản lý nhà trường cũng gồm những chỉ dẫn,
quyết định của những thực thể bơn ngồi nhà trường nhung có liên quan trực tiếp
đến nhà trường như cộng đồng được đại diện dưới hình thức hội đồng nhà trường
(hội đồng giáo dục) nhằm định hướng sự phát triển của nhà trường và hỗ trợ, tạo
điều kiện cho việc thực hiện phương hướng phát triển đó.
- Tác động của những chủ thể quản lý bên trong nhà trường.
Quán lý nhà trường do chủ thể quản lý bên trong nhà trường bao gồm các
hoạt động:
+ Quản lý giáo viên.
+ Quản lý học sinh.
+ Quán lý quá trình dạy - học.
+ Quản lý cơ sở vật chất trang thiết bị trường học.
+ Quán lý tài chính trường học.
+ Quản lý quan hệ giữa nhà trường và cộng đồng.
2.3. Các plurơng pháp quàn lý giáo dục
- Phương pháp quán lý giáo dục là tổ hợp những cách thức tiến hành hoạt
động quản ỉý giáo dục để thực hiện những nhiệm vụ quán lý nhằm đạt được mục
tiêu quản lý dự kiến.

- Phương pháp quán lý giáo dục thực chất là một hệ thống lôgic các tác
động một cách có ý thức, có mục đích, có kế hoạch của người quản lý tới nhận
thức, tình cảm và ý chí của đối tượng quản lý nhằm thúc đẩy họ có những hành
động thực tiễn đáp ứng được những yêu cầu của nhiệm vụ được giao.
- Phương pháp quản lý giáo dục cịn là phạm trù cơ bản, có tính chất quyết
định đối với chất lượng và hiệu quả hoạt động quản lý giáo dục vì mục tiêu,
nhiệm vụ quản lý chỉ được thực hiện thông qua các phương pháp quản lý giáo
dục.
- Phương pháp quản lý giáo dục có tính mục đích và gắn liền với nội dung,
có tính khách quan và chủ quan, có tính hệ thống, tính cấu trúc phức tạp và tính
hiệu quả.

13


- Phương pháp quản lý giáo dục được chủ thể lựa chọn và sử dụng phái
phù hợp với mục đích, nội dung, nguyên tắc quản lý, đối tượng quản lý và những
tình huống cụ thể trong quán lý.
- Phưưng pháp quản lý giáo dục vận dụng vào việc quản lý trường học
( gọi tắt là phương pháp quản lý trường học), v ề thực chất là cách thức tác động
của Hiệu trướng tới cá nhân và tập thể cán bộ, giáo viên, học sinh nhằm thực
hiện những mục tiêu dự kiến.
Các nhóm phương pháp quản lý giáo dục
Để tác động tới yếu tố con người trong giáo dục, người ta phải dùng các
phưưng pháp tác động khác nhau. Dưới đây là các phương pháp quản lý cơ bản:
2.3.1. Phương pháp quấn lý hành chính - pháp chê
- Phương pháp quản lý hành chính - pháp chế được gọi tắt là phưcíng pháp
hành chính - pháp chế, là sự tác động trực tiếp của cán bộ quản lý đến cán bộ,
giáo viên và học bằng mệnh lệnh, chỉ thị và các quyết định quản lý.
- Phương pháp hành chính - pháp chế có đặc trưng là tác động có tính

pháp lệnh, hành chính, đơn phương. Các văn bản, chỉ thị do UBND tỉnh, Sở Giáo
dục và Đào tạo, Hiệu trưởng nhà trường ban hành mang tính chất bắt buộc phải
thi hành.
- Phương pháp hành chính - pháp chế thường được thực hiện có kết quả
khi các cán bộ quản lý giáo dục có đủ uy quyền, các chỉ thị mệnh lệnh đưa ra
phải đám bảo tính khách quan, khoa học, tính thuyết phục và tính cưỡng bức hợp
lý- Muốn nâng cao hiệu lực, hiệu quả của phương pháp tổ chức - hành
chính, cán bộ quản lý giáo dục phải chun mơn hố các chức năng, nhiệm vụ,
tạo điều kiện tích luỹ kinh nghiệm, nâng cao hiệu quả công việc. Hệ thống
quyền lực của nhà trường phái được phân công, uỷ quyền rõ ràng, có hiệu lực,
hiệu quả. Mỗi người cán bộ quán lý giáo dục phải chuyên hoá được quyền lực
của tổ chức giao cho thành quyền uy thực sự, được mọi cán bộ, giáo viên và học
sinh trong nhà trường phục tùng tự giác.
2.3.2. Phương pháp quản lý kinh tê trong giáo dục
- Phương pháp quán lý kinh tế trong giáo dục (gọi tắt là phương pháp kinh
14


tế) là sự tác động một cách gián tiếp lên cán bộ, giáo viên và học sinh bằng cơ
ch ế kích thích tạo sự quan tâm nhất định về lợi ích vật chất để cán bộ, giáo viên
và học sinh tự mình điều khiển hành động nhằm hồn thành nhiệm vụ giáo dục
hoặc tạo ra những điều kiện để lợi ích của mỗi cán bộ, giáo viên, học sinh cũng
như của nhà trường phù hợp với lợi ích chung của tồn ngành, tồn xã hội. Do
đó, thúc đẩy cán bộ, giáo viên và học sinh chủ động hành động có hiệu q cao
mà khơng cần những tác động hành chính - pháp chế.
- Phưưng pháp kinh tế trong quản lý giáo dục có đặc trưng: Khuyến khích
hồn thành nhiệm vụ bằng lợi ích vật chất, lợi ích kinh tế ( tiền lương, thướng,
phụ cấp ...) dùng đòn bẩy kinh tế, vật chất kích thích tính sáng tạo của cán bộ,
giáo viên và học sinh.
- Phưcmg pháp kinh tế cũng có những hạn chế vồn có của nó. Nếu lạm

dụng phương pháp kinh tế dẻ dẫn cán bộ, giáo viên và học sinh tới chỗ chỉ nghĩ
tới vật chất, thậm chí lệ thuộc vào vật chất, tiền của mà quên tinh thần, đạo lý, có
thể dẫn đến những hành vi phạm pháp. Động lực từ lợi ích cá nhân của mỗi cán
bộ, giáo viên và học sinh nếu không định hướng và kiểm soát, sẽ dẫn người ta
đến chỗ làm ăn phi pháp, phi đạo lý.
2.3.3. Phương pháp quản lý giáo dục bằng tàm lý - x ã hội
- Phương pháp quản lý giáo dục bằng tâm lý - xã hội gọi tắt là phương
pháp tâm lý - xã hội là cách thức tạo ra những tác động vào cán bộ, giáo viên và
học sinh bằng các biện pháp lôgic và tâm lý nhằm biến những yêu cầu do cán bộ
quản lý đề ra thành nghĩa vụ tự giác bên trong, thành nhu cầu của mỗi cán bộ,
giáo viên và học sinh.
- Phương pháp tâm lý - xã hội về thực chất là khơi gợi tinh thần tự giác,
tích cực và chủ động của mỗi cán bộ, giáo viên và học sinh, phát huy hết mọi
tiềm năng của mỗi cán bộ, giáo viên và học sinh trong hoạt động dạy - học, đồng
thời tạo ra bầu khơng khí cởi mở, đồn kết, giúp đỡ, tin cậy lẫn nhau trong nhà
trường. Trong quản lý trường học yếu tố tâm lý xã hội chiếm vị trí đặc biệt quan
trọng, nó điều chỉnh mối quan hệ quán lý trường học, có ảnh hưởng mạnh mẽ
đến kết quả hoạt động trong nhà trường.

15


- Phiftfng pháp tâm lý - xã hội có đặc trưng là tác động liên nhân cách đến
nhận thức, tình cảm, lòng tự tin và tinh thần trách nhiệm của mỗi cán bộ, giáo
viên và học sinh dựa trên cơ sở kích thích mang tính chất đạo đức, động viên tinh
thần, tôn trọng, yêu cầu cao đối với cán bộ, giáo viên và học sinh; vừa tác động
theo cách thức nhất định, vừa tạo ra (hoạch định) tình huống mới nhằm hướng
cán bộ, giáo viên và học sinh vào việc động viên một cách tối đa những khá năng
tiềm tàng của họ và đảm bảo hiệu quá công việc lớn nhất.
- Thực hiện phương pháp tâm lý - xã hội địi hỏi các cán bộ quản lý phải

có uy tín, gương mẫu về đạo đức và lối sống, biết cách chọn các dạng về : thuyết
phục và cưỡng bức phù hợp với mục đích cần đạt với đối tượng và tình huống cụ
thể, các cán bộ quản lý giáo dục cần nghiên cứu sâu sắc các hiện tượng tàm lý
lành mạnh trong nhà trường, hiểu đặc điểm tâm lý của từng người và có cách ứng
xử thích hợp.
- Phương pháp tâm lý - xã hội không thể thiếu trong quản lý trường học.
Để khắc phục mặt hạn chẽ của phương pháp tâm lý - xã hội, người cán bộ quản
lý giáo dục cần biết kết hợp các phương pháp tổ chức - hành chính và phương
pháp kinh tế.
2.4. Hiệu quả của quản lý
Trong cuộc sống hàng ngày, mọi hoạt động của con người đều có mục
đích nhất định và mỗi hoạt động đó đều mang lại một hiệu quả nhất định.Nhưng
mức độ đạt được kết quả lại có thể khác nhau. Cái đặc trưng cho sự khác nhau đó
chính là hiệu quả. Như vậy hiệu quả chính là phạm trù kinh tế - xã hội đặc trưng,
nói lên mức độ (trình độ) kết quả đạt được so với chi phí cho cơng việc đó. Có
nhiều tiêu thức để phân loại hiệu quả, dựa vào tiêu thức khác nhau mà có cách
phân chia khác nhau. Dưới đây chỉ đề cập đến một số hiệu quả liên quan đến đề
tài nghiên cứu:
Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội
- Hiệu quả kinh tế: hiệu quả kinh tế là tương quan giữa kết quả thu được
và chi phí bỏ ra trong sản xuất kinh doanh. Ví dụ hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu
tổng hợp dùng để đánh giá hoạt động kinh doanh của các đưn vị sản xuất kinh
doanh và đánh giá nền kinh tế. Đồng thời cũng là căn cứ để lựa chọn các phương
16


án sản xuất kinh doanh bởi khi lựa chọn một phương án thì nhất thiết cần tính
đến hiệu quả kinh tế và tính khá thi của phương án.
-


Hiệu quả xã hội: Hiệu quả xã hội là kết quả về mặt xã hội của công việc

hay hoạt động. Các kết quả đó có thể là việc cải thiện đời sống nhân dân như ăn
ở, nghỉ ngơi, cải tạo điều kiện làm việc, cải tạo môi trường...
Giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có quan hệ thống nhất với nhau
bởi lẽ hiệu quả kinh tế không đơn thuần là có ý nghĩa về kinh tế mà cịn có ý
nghĩa về xã hội vì trong chỉ tiêu về kết quả và chi phí ln có các yếu tố nhằm
mục đích xã hội. Ví dụ mở rộng quy mơ sản xuất ngồi mục đích kinh tế cịn
mục đích tạo cơng ăn việc làm, giải quyết nạn thất nghiệp cho xã hội - mục đích
xã hội. Ngược lại hiệu quả xã hội cũng khơng đơn thuần là hiệu quả xã hội vì nó
cịn phụ thuộc vào chi phí phát sinh trong hoạt động. Sự thống nhất giữa hiệu quả
kinh tế và hiệu quả xã hội đã tạo ra sự tương tác thúc đẩy lẫn nhau, việc thực
hiện hiệu quả xã hội như cải tạo điều kiện sống, điều kiện làm việc sẽ tạo ra
năng suất lao động cao và do vậy thúc đẩy hiệu quả kinh tế. Tuy nhicn tuỳ từng
mục đích cụ thể mà hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mức quan tâm khác
nhau. Đối với đơn vị sản xuất kinh doanh thì hiệu quả kinh tế được đặt lên trên;
nhưng đối với các cơ sở phúc lợi thì hiệu quả xã hội lại được ưu tiên hơn. Trong
thực tế nhiều khi hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội lại triệt tiêu lẫn nhau. Điều
này xuất phát từ thực tế khi thực hiện hoạt động kinh tế mải chạy theo lợi nhuận
đã bất chấp hậu quả gây nên những hậu quả nặng nề cho xã hội.
Hiệu quả trước mắt và hiệu quả lâu dài:
- Hiệu quả trước mắt: Hiệu quả trước mắt là hiệu quá mà kết quả thu được
và chi phí bỏ ra được tính trong một thời gian ngắn ( thường là dưới một năm).
- Hiệu quả lâu dài: Hiệu quả lâu dài là hiệu quả mà kết quả và chi phí thu
được tính trong một thời gian dài ( thường lớn hơn một năm)
Hiệu quả bộ phận và hiệu quả tổng thể:
-

Hiệu quả bộ phạn: là hiệu quả được tính cho từng bộ phận của hệ thống.


Ví dụ hiệu quả hoạt động của từng tổ chuyên môn trong trường THPT và trường
ỉ f\ H

THPT chuyên .
17


- Hiệu quá tổng thể là hiệu quả được tính cho tồn hệ thống. Ví dụ hiệu
quả hoạt động của các nhà trường ...
Khi xcm xét hiệu quả bộ phận và hiệu quả tổng thể chỉ là tương đối. Có
hiệu quả khi xét trong lĩnh vực hẹp là hiệu quả tổng thể nhưng xét trong lĩnh vực
rộng thì lại là hiệu quá bộ phận. Ví dụ trong phạm vi nhà trường thì hiệu quả
hoạt động của nhà trường là hiệu quả tổng thể, nhưng nếu xét trong ngành Giáo
dục và Đào tạo thì chỉ là hiệu quả bộ phận. Việc phân biệt hiệu quả bộ phận và
hiệu quả tổng thể có ý nghĩa quan trọng, nó giúp cho việc phát hiện và khai thác
được khả năng của từng bộ phận. Nhờ đó có thể tăng hiệu quả hoạt động cho
tồn hệ thống. Hiệu quả bộ phận và hiệu quả tổng thể có mối quan hệ mật thiết
với nhau. Muốn hệ thống hoạt động có hiệu quả cao thì khơng thể không quan
tâm đến từng bộ phận trong hệ thống [34,tr 13].
2.4.1. Hiệu quả giáo dục
- Hiệu quả giáo dục là khái niệm biểu thị kết quả hoạt động giáo dục
trong sự đối sánh với việc sử dụng các nguồn lực dành cho các hoạt động đó.
- Hiệu quả giáo dục được xem xét dưới hai góc độ: Hiệu quả trong và hiệu
quả ngoài.
+ Hiệu quả trong của giáo dục là biểu thị mối quan hệ giữa kết quả trực
tiếp và tức thời của hoạt động giáo dục và các nguồn lực tương ứng dành cho các
hoạt động đó. Hiệu quả trong của giáo dục có thể có những số đo biểu kiến về tỷ
lệ học sinh lưu ban, tỷ lệ học sinh bỏ học so với học sinh nhập học theo một chu
kỳ ( bậc, cấp, lớp) giáo dục nhất định. Hiệu quả trong của giáo dục cũng được
xem xét dưới góc độ chi phí - hiệu quả theo nghĩa tức thời trực tiếp.

+ Hiệu quả ngoài của giáo dục là mối quan hệ giữa chi phí các nguồn lực
để tạo ra một kết quả học tập trong một khoảng thời gian nhất định và những lợi
ích tích tụ của cá nhân và xã hội gia tăng một cách hệ thống từ những kết quả
học tập này trong một khoáng thời gian đủ dài [34,tr 15J.
2.4.2. Hiệu qua đầu tư cho giáo dục
- Hiệu quả đầu tư cho giáo dục là khái niệm kinh tế học được dịch chuyên
sang hoạt động giáo dục. Hiệu quả đầu tư cho giáo dục có thể được xác định một
cách đơn giản cách so sánh năng suất lao động ( hay có tiền kiếm được) của một
18


người đạt được một trình độ học vấn cao hơn so với người có trình độ học vấn
thấp hơn Ví dụ chi phí kinh tế cho giáo dục: Hiệu quả đầu tư cho giáo dục
thường được phân tích chi tiết hơn thông qua việc xác định hiệu quả giáo dục và
tính tốn suất hồi vốn của đầu tư cho giáo dục cũng như phân tích chi phí cho
giáo dục [34,tr 15 Ị.
2.5. Lý thuyết vé tổ chức

Tổ chức có thê được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng:
tổ chức xã hội chỉ bất kể tổ chức nào trong xã hội.Cịn theo nghĩa hẹp: tổ chức xã
hội chính là một tiểu hệ thống xã hội trong một tổ chức xã hội nào đó.
Một tổ chức xã hội có các dấu hiệu cơ bản sau:
- Đó là một nhóm xã hội được lập ra có chủ định và các thành viên của
nhóm đó ý thức được rằng nhóm của họ tồn tại để đạt được mục đích nhất định
nào đó.
- Nhóm xã hội được xem là tổ chức xã hội phải có sự thể hiện cụ thể các
quan hệ quyền lực xã hội, tức là có quan hệ lãnh đạo - phục tùng, có những cá
nhân có khả năng điều chinh hành vi, thái độ của người khác thuộc nấc thang
quyền lực thấp hơn. Nói cách khác, trong các nhóm này có người nhiều quyền
lực và những người ít quyền lực hơn. Họ được phân bố trong mạng lưới các quan

hệ quyền lực theo thứ bậc trên - dưới, cao - thấp.
- Cùng với hệ thống các quan hệ quyền lực, tổ chức xã hội là một tập hợp
các vị thế và vai trò. Mỗi một thành viên của tổ chức xã hội có vị thế xác định
trong nhóm. Có nghĩa là thành viên của tổ chức thì bao giờ họ cũng được trao
những trách nhiệm và quyền hạn nhất định, dù họ là những người đứng thấp nhất
trong thang bậc quyền lực của tổ chức. Để thực hiện tốt các trách nhiệm và
quyền hạn (tức vị thế) của từng thành viên, tổ chức xã hội cũng đặt ra cho những
cá nhân này một tập hợp những hành vi được phép làm và những hành vi không
được phép làm.
- Các vai trò của các thành viên tổ chức xã hội được thực hiện theo sự
mong đợi của tổ chức. Nhưng nếu mọi người tự phát thực hiện các vai trị này thì
có thể dẫn đến sự rối loạn hoạt động. Chính vì lẽ đó, trong một tổ chức ln có
những quy tắc điều chỉnh mối quan hệ giữa các vai trò. Những quy tắc này sẽ
19


×