Tải bản đầy đủ (.pdf) (160 trang)

Phong cách thơ tế hanh luận văn ths văn học 60 22 32 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 160 trang )

Luận văn thạc sĩ
Nguyễn Thị Hợi
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
…………………………….

NGUYỄN THỊ HỢI

PHONG CÁCH THƠ TẾ HANH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC VĂN HỌC
Chuyên ngành: LÝ LUẬN VĂN HỌC

HÀ NỘI – 2010
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


Luận văn thạc sĩ
Nguyễn Thị Hợi
…………………………….

NGUYỄN THỊ HỢI

PHONG CÁCH THƠ TẾ HANH

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số: 60. 22. 32

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Lý Hoài Thu


HÀ NỘI – 2010


Luận văn thạc sĩ
Nguyễn Thị Hợi
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 3
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .......................................................................... 3
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ .................................................................................. 4
2.1. MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TẾ HANH ................ 4
2.2. VỀ PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT THƠ TẾ HANH .................... 6
2.2.1. KHÁI QUÁT VỀ PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT CỦA MỘT TÁC
GIẢ ............................................................................................................ 6
2.2.2. VỀ PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT THƠ TẾ HANH ..................... 8
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................... 11
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................ 12
5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN……………………………….………..11
NỘI DUNG………………………………………………………………….12
CHƯƠNG 1 : BẢN SẮC CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ TẾ HANH...12
1.1. HÌNH TƯỢNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ................... 12
1.2. CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ TẾ HANH ............................ 16
1.2.1. CÁI TÔI TINH TẾ, GIÀU CẢM XÚC ........................................ 16
1.2.2. CÁI TÔI CHÂN THẬT ................................................................ 23
1.2.3. CÁI TÔI NỒNG HẬU, ÂN TÌNH GẮN BÓ VỚI CÕI
ĐỜI….………………..27
1.2.4. CÁI TÔI SUY TƯ, CHIÊM NGHIỆM ........................................ 33
1.1.5. SỰ VẬN ĐỘNG CỦA CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ TẾ
HANH ..................................................................................................... 39
CHƯƠNG 2: NHỮNG NGUỒN CẢM HỨNG LỚN TRONG
THƠ TẾ HANH .........................................................................................................48

2.1. TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC ........................................ 48
2.1.1. QUÊ HƯƠNG - NƠI CHÔN RAU, CẮT RỐN ........................... 49
2.1.2.QUÊ HƯƠNG - NƠI IN DẤU NHỮNG KỈ NIỆM TUỔI THƠ . 52

Phong cách thơ Tế Hanh

1


Luận văn thạc sĩ
Nguyễn Thị Hợi
2.1.3. QUÊ HƯƠNG TRONG NHỮNG NGÀY ĐẤT NƯỚC CHIA
CẮT ......................................................................................................... 58
2.1.4.

TÌNH

YÊU

ĐẤT

NƯỚC

-

THIÊN

NHIÊN

………………………………..60

2.2. TÌNH YÊU VÀ NHỮNG MẠCH CẢM XÚC RIÊNG TƯ KHÁC78
2.2.1.TÌNH YÊU ĐÔI LỨA.................................................................... 78
2.2.2. NHỮNG CẢM XÚC RIÊNG TƯ ................................................. 88
CHƯƠNG 3. NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN ..........................................................99
3.1. THỂ THƠ ........................................................................................... 99
3.2. CẤU TỨ ............................................................................................ 105
3.3. HÌNH ẢNH, NGÔN NGỮ ............................................................... 111
3.4. GIỌNG ĐIỆU ................................................................................... 123
3.5. KHÔNG GIAN, THỜI GIAN ......................................................... 132
3.5.1. THỜI GIAN ................................................................................ 132
3.5.2.

KHÔNG

GIAN…………………………………………………..…132
KẾT LUẬN ...............................................................................................................151
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................154

Phong cách thơ Tế Hanh

2


Luận văn thạc sĩ
Nguyễn Thị Hợi
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam, Tế Hanh là nhà thơ tiêu biểu và
có những đóng góp đáng kể. Cùng với thế hệ các nhà thơ xuất hiện trước
Cách mạng tháng Tám, Tế Hanh đã đi qua chặng đường sáng tác khá dài trên

60 năm và để lại nhiều tác phẩm có giá trị. Không kể tập tiểu luận Theo dòng
và thơ viết cho thiếu nhi, ông có khoảng hơn hai mươi tập thơ
Con đường thơ Tế Hanh khởi nguồn từ cuối phong trào Thơ mới đến nay
là con đường đi “từ chân trời của một người đến chân trời của tất cả” (Pôn
Êluya) ngày càng rộng mở thênh thang và ông đã ghi dấu ấn riêng trong lòng
người đọc nhiều thế hệ bởi bản sắc riêng độc đáo của mình. Đến với thơ ông
ta bắt gặp một hồn thơ trong trẻo, hồn hậu và dạt dào cảm xúc. Hồn thơ ấy lại
được biểu hiện ra bởi một thế giới của những gì rất gần gũi, quen thuộc, bình
dị như cuộc sống thường ngày của mọi người mà không thiếu những vẻ đẹp
sâu xa
Tế Hanh được nhận giải thưởng khuyến khích của Tự lực văn đoàn ngay
tập thơ đầu tay và giải thưởng Hồ Chí Minh đợt đầu (1996). Những giải
thưởng đó đã ghi nhận quá trình phấn đấu không mệt mỏi và những đóng góp
rất đáng trân trọng của Tế Hanh trong nền thi ca hiện đại Việt Nam.
Tế Hanh còn là tác giả được yêu mến trong trường phổ thông. Những bài
thơ giản dị của ông như Quê hương, Nhớ con sông quê hương đã được nhiều
người yêu và nhớ, được nhiều thế hệ giáo viên và học sinh cảm thụ say mê,
họ dường như tìm thấy ở đó một mảnh tâm hồn của mình với những rung
động trong trẻo và sâu lắng.
1.2. Những năm gần đây trong phê bình nghiên cứu văn học, nhất là trong
giảng dạy văn chương, vấn đề phong cách được đặc biệt quan tâm
Việc tìm hiểu phong cách thơ Tế Hanh thực chất là con đường dựng tả
một gương mặt thơ tiêu biểu với những nét độc đáo trong cách chiếm lĩnh đời

Phong cách thơ Tế Hanh

3


Luận văn thạc sĩ

Nguyễn Thị Hợi
sống và phương thức biểu hiện. Từ đây cũng góp phần làm sáng tỏ sự phong
phú, đa dạng của vườn hoa thi ca Việt Nam hiện đại
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
2.1. Một số ý kiến đánh giá chung về Tế Hanh
Tế Hanh là bông hoa nở muộn của phong trào thơ Mới nhưng đã ít nhiều
khẳng định được bản sắc của mình. Tập thơ đầu tay của ông - tập Nghẹn ngào
được giải thưởng của Tự lực văn đoàn. Đánh giá cao tài năng của nhà thơ trẻ
này, Nhất Linh nhận định "Ông Tế Hanh có rất nhiều hứa hẹn trở nên một thi
sĩ có tài … Hai bài Quê hương và Những ngày nghỉ học là hai bài thơ hay của
thơ ca Việt Nam và hai bài đó đủ định giá trị của nhà thơ Tế Hanh” [21,
tr283], điệu hồn thơ riêng của ông ngay từ đầu cũng được Nhất Linh nắm bắt
tinh tế "Một linh hồn phong phú, có những rung động rất sâu sắc", “Nghẹn
ngào là thơ của một người có tấm lòng giàu, dễ rung động trước muôn nghìn
cảnh hoặc tầm thường hoặc éo le trong đời. Tập nghẹn ngào gom góp tất cả
những rung động phức tạp của một đời thiếu niên” [21, tr284]
Cũng với tập thơ đầu tay này, năm 1941 Tế Hanh đã được Hoài Thanh,
Hoài Chân trân trọng giới thiệu trong Thi nhân Việt Nam "Tôi thấy Tế Hanh
là một người tinh tế, Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh
hoạt chốn quê hương. Người nghe thấy cả những điều không hình không sắc,
không thanh âm như mảnh hồn làng trên cánh buồm giương, như tiếng hát
của hương đồng quyến rũ con đường quê nhỏ nhỏ” [37, tr233-234]. Mặc dù
tác giả còn chưa muốn nói nhiều về Tế Hanh vì "Tế Hanh còn trẻ lắm và cũng
mới bước vào làng thơ, chưa có thể biết rõ con đường người sẽ đi " nhưng
Hoài Thanh đã nắm bắt được rất thần tình nét riêng trong hồn thơ ông
Là một người sáng tác cần mẫn và đều đặn, sau Cách mạng tháng Tám Tế
Hanh liên tiếp cho ra đời những đứa con tinh thần của mình: Nhân dân một
lòng (1953), Lòng miền Nam (1956), Gửi miền Bắc (1958), Tiếng sóng
(1960), Bài thơ tháng bảy (1961), Hai nửa yêu thương (1963), Khúc ca mới


Phong cách thơ Tế Hanh

4


Luận văn thạc sĩ
Nguyễn Thị Hợi
(1966), Đi suốt bài ca (1970), Câu chuyện quê hương (1973), Theo nhịp
tháng ngày (1974), Giữa những ngày xuân (1977), Con đường và dòng sông
(1980), Bài ca sự sống (1985)… Hầu như mỗi tập thơ của ông ra đời sau đó
đều xuất hiện những bài phê bình kịp thời và công phu, điểm qua một số bài
viết dọc theo đường thơ Tế Hanh có thể thấy rõ điều này: Nguyễn Đình với
Gửi Miền Bắc, Lê Đình Kỵ với bài viết Tiếng sóng hay tiếng lòng một nhà
thơ Việt Nam, Thiếu Mai với Về tập thơ Hai nửa yêu thương của Tế Hanh,
Lê Tố - Nguyễn Xuân Nam với Khúc ca mới của Tế Hanh, Anh Tố với Mấy
cảm nghĩ khi đọc đi suốt bài ca, Hoài Anh với Đọc câu chuyện quê hương,
Vũ Quần Phương với bài Đọc tập thơ theo nhịp tháng ngày của Tế Hanh,
Hồng Diệu với Đọc giữa những ngày xuân của Tế Hanh, Mã Giang Lân với
Đọc con đường và dòng sông của Tế Hanh, Bài ca sự sống. Ở những bài viết
này hầu hết các nhà phê bình văn học đều cố gắng làm nổi bật những thành
công của Tế Hanh về nội dung và nghệ thuật cùng những mặt còn hạn chế,
đồng thời cũng làm nổi bật vị trí của từng tập thơ trong hành trình sáng tác
của ông. Gộp chung lại, qua hệ thống những bài phê bình dọc theo đường thơ
Tế Hanh, ta có thể hình dung được những bước phát triển của đời thơ ông qua
từng mốc cụ thể
Sau này khi Tế Hanh đã có phong cách định hình và được khẳng định
trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại thì ta thấy xuất hiện ngày càng nhiều hơn
các bài viết hoặc nhìn nhận lại một chặng đường thơ hoặc đi vào những chủ
đề đặc sắc trong thơ ông, trong đó nổi bật hơn cả là chủ đề về quê hương đất
nước, chủ đề tình yêu và đấu tranh thống nhất.

Có thể liệt kê rất nhiều bài viết về nội dung này: Chế Lan Viên với Một
nhà thơ qua 15 năm cách mạng: Tế Hanh, Tế Hanh hay thơ và cách mạng,
Thiếu Mai với Đường thơ Tế Hanh, Vương Trí Nhàn với Một cuộc đời sống
trọn vẹn với thơ, Phạm Văn Lan với bài Nhà thơ Tế Hanh và nỗi niềm da diết
hướng về miền Nam ruột thịt, Ngô Quân Miện với bài Tế Hanh và thơ tình

Phong cách thơ Tế Hanh

5


Luận văn thạc sĩ
Nguyễn Thị Hợi
yêu, Nguyễn Xuân Nam với bài Tế Hanh - một hồn thơ đậm tình đất nước.
Những bài viết này chủ yếu làm sáng tỏ đường thơ Tế Hanh cùng với sự vận
động phát triển của nó qua các giai đoạn mà chủ yếu là trước và sau Cách
mạng tháng Tám năm 1945. Mặt khác cũng chỉ ra được nội dung căn bản của
thơ ông, cho thấy sự định hình của một phong cách tác giả.
Cụ thể hơn: Trinh Đường trong bài Tế Hanh - 70 tuổi đời và tuổi thơ
đăng trên Tạp chí văn học 3/1991 có tổng quát “Tế Hanh với hai mươi tập thơ
cho người lớn và thiếu nhi, mười tập thơ dịch và lý luận đã lưu lại cho chúng
ta, cho văn học sử Việt Nam một đóng góp đáng kể trong đó có nhiều bài thơ
hay, những viên ngọc quý, càng thêm thời gian càng chói sáng” [21, tr476]
Nhà thơ Phạm Hổ khi đánh giá, nhận xét tuyển tập thơ của ông trong bài
Tế Hanh - tâm trạng thơ Tế Hanh cũng viết “Trong bầu trời thơ ca Việt Nam
góc trời thơ mà Tế Hanh tạo nên với những màu sắc trầm lặng tin yêu thật
đáng quý. Đó là một đóng góp lớn” [21, tr174]
Đỗ Hữu Tấn trong bài Tiếng sóng, một thành công quan trọng của Tế
Hanh cũng viết “Thơ anh mỗi ngày một vững trãi, mỗi ngày một trưởng thành
cùng con người và tuổi tác anh, nhưng không bao giờ già, mỗi ngày một tươi

trẻ khoẻ mạnh, dồi dào sức lực” [21, tr299]. Chế Lan Viên thì nhận xét gần
gũi “Thơ Tế Hanh không có những mùa gặt hái lớn nhưng năm nào cũng có
hoa lành quả ngọt”
Ngô Quân Miện tinh tế nhận ra rằng "Tế Hanh có một trái tim đầy ắp
những khát khao yêu thương. Con người si tình trong thơ Tế Hanh có một trái
tim quá nhạy cảm với tình yêu. Một sự nhạy cảm cực tinh vi, như một cánh
bướm non động một tí đã phập phồng run rẩy, như dây tơ cực mỏng, động
một tí đã rung lên phát sáng " [21, tr429]
2.2. Về phong cách nghệ thuật thơ Tế Hanh
2.2.1. Khái quát về phong cách nghệ thuật của một tác giả

Phong cách thơ Tế Hanh

6


Luận văn thạc sĩ
Nguyễn Thị Hợi
Mác-xen Prút nói “Thế giới được tạo lập không phải một lần, mà mỗi lần
người nghệ sĩ độc đáo xuất hiện thì lại một lần thế giới được tạo lập”. Chính
cái độc đáo ấy đã tạo nên phong cách văn học, dấu hiệu trưởng thành về bản
lĩnh của một nhà văn
Phong cách nghệ thuật là nét riêng biệt, độc đáo của một tác giả trong quá
trình nhận thức và phản ánh cuộc sống, những nét độc đáo ấy thể hiện trên tất
cả các yếu tố nội dung và hình thức của từng tác phẩm cụ thể. Nói cách khác,
phong cách là sự thể hiện tài năng của người nghệ sĩ trong việc đưa đến cho
độc giả một cái nhìn mới mẻ về cuộc đời thông qua những phương thức,
phương tiện nghệ thuật mang đậm dấu ấn cá nhân của người sáng tạo. “Phong
cách chính là người” (Buy-phông), “Người thơ phong vận như thơ vậy” (Hàn
Mặc Tử), qua phong cách nghệ thuật chúng ta nhận diện từng gương mặt tác

giả, những điều không lập lại ở họ
Phong cách không phải là một hiện tượng ngẫu nhiên, tự phát mà là cả
một quá trình vận động, biến chuyển, thậm chí có những thay đổi nhưng thực
sự bên trong thường chứa đựng những nét thống nhất, ổn định, xuyên suốt.
Phong cách một khi đã định hình thì thường có tính bền vững. Tạo ra phong
cách ngoài yếu tố thế giới quan, còn có những yếu tố khác nữa như truyền
thống gia đình, hoàn cảnh sống, môi trường văn hoá, cách suy nghĩ cảm thụ
và cái tạng riêng của mỗi nhà văn
Độc đáo, bền vững là những phẩm chất căn bản của phong cách nghệ
thuật nhưng phong cách nghệ thuật theo đúng nghĩa của nó đòi hỏi phải có
phẩm chất thẩm mỹ, nghĩa là nó phải đem lại cho người đọc một sự hưởng thụ
mỹ cảm dồi dào qua những tác phẩm giàu tính nghệ thuật, hay, sinh động, hấp
dẫn. Chỉ khi đó đấu ấn của phong cách trong quá trình văn học mới được ghi
nhớ mãi mãi
Phong cách nhà văn là một yếu tố cơ bản, thiết yếu để tạo nên diện mạo
đặc sắc của một quá trình văn học. Vì thế khó có thể hình dung sự vận động

Phong cách thơ Tế Hanh

7


Luận văn thạc sĩ
Nguyễn Thị Hợi
của một quá trình văn học nếu như không nghiên cứu sự hình thành của
những phong cách cá nhân
2.2.2. Về phong cách nghệ thuật thơ Tế Hanh
Với trên 20 tập thơ - một số lượng không nhỏ cho một đời thơ, Tế Hanh đã
góp vào thi đàn thơ ca hiện đại Việt Nam một diện mạo riêng độc đáo. Cái
riêng ấy đã được Chế Lan Viên nhấn mạnh "Tế Hanh đã đem một chất mới

cho bản thân mình, riêng của mình, rất Tế Hanh và cái riêng ấy đã đóng góp
vào cái chung của nền văn học chúng ta” [21, tr166]
Tuy nhiên trong hầu hết các bài viết nghiên cứu, phê bình về Tế Hanh phần
nhiều chỉ nêu nên những ấn tượng, ghi nhận hoặc đánh giá chung chung về
phong cách nghệ thuật thơ ông
Mã Giang Lân trong Tế Hanh, về tác giả và tác phẩm nhận định "Cuộc
hành trình sáng tạo không mệt mỏi của ông đã hơn 60 năm. Ông không gây ấn
tượng mạnh mẽ, ồ ạt như nhiều nhà thơ cùng thời nhưng tinh tế, trong trẻo,
trung thực, thơ ông thấm dần vào người đọc và cư trú lâu dài trong tâm hồn
nhiều lứa tuổi'' [21, tr40]
Thiếu Mai khi nhận xét tập Đi suốt bài ca cho rằng “Tế Hanh vẫn là nhà
thơ nắm bắt cái đẹp tinh và nhạy. Sở trường của anh là ca ngợi cái đẹp, cái
đáng ca ngợi của con người mới, cuộc sống mới. Những nét đẹp, nét thơ
trong đời sống thường dễ bập vào tâm hồn anh và bật ra những lời thơ dạt
dào cảm xúc. Phong cách đó từ lâu đã quen thuộc với bạn đọc”. Trong bài
Đường thơ của Tế Hanh, tác giả cũng cảm nhận ''Cái hay của Tế Hanh là một
cái hay dễ cảm thấy và khó nói. Thơ anh viết dễ dàng, đọc tuồng như không
có gì nhưng thực ra có một cái gì đó đi thẳng vào lòng người ta… Đó là tấm
lòng chân thành, cảm xúc dồi dào, ý nhị, vốn là một đặc điểm nổi bật trong
phong cách thơ Tế Hanh" [26, tr25]
Trong cuốn Nhà thơ Việt Nam hiện đại - một cuốn sách nghiên cứu cá
tính sáng tạo của 32 nhà thơ tiêu biểu trong nền thơ Việt Nam, Vũ Quần

Phong cách thơ Tế Hanh

8


Luận văn thạc sĩ
Nguyễn Thị Hợi

Phương khi giới thiệu về Tế Hanh có nhấn mạnh “Tình cảm chân thật, cách
viết trong sáng là ưu điểm nổi bật ở Tế Hanh” [10, tr203]
Nhìn chung các bài viết đều thống nhất ở việc đánh giá tâm hồn thơ Tế
Hanh - một hồn thơ tinh tế, trong trẻo và hồn hậu tri âm. Dòng thơ ông nói
như Xuân Diệu "là một dòng suối trong thầm thì, róc rách, đi vào những mặt
thầm kín của tình đời, tình người".
Về những nội dung đặc sắc trong thơ Tế Hanh, các nhà phê bình văn
học chủ yếu tập trung làm nổi bật các chủ đề: quê hương đất nước, đấu tranh
thống nhất nước nhà, tình yêu đôi lứa. Trong đó chủ đề về quê hương đất
nước là nội dung cảm hứng xuyên suốt đời thơ Tế Hanh, tiêu biểu cho diện
mạo tác giả.
Ở bài Tế Hanh - tinh tế, trong trẻo, Mã Giang Lân viết "Trong các nhà
thơ Việt Nam hiện đại không mấy và hầu như không có nhà thơ nào có được
tình cảm đặc biệt thường trực da diết như Tế Hanh với quê hương và cũng
không có nhà thơ nào lại có nhiều thơ viết về quê hương như ông. Quê hương
là nguồn mạch chính xuyên chảy dạt dào trong cả đời thơ ông và cũng là
mạch thơ hay nhất, thành công nhất” [21, tr25]
Giáo sư Hà Minh Đức trong Lời giới thiệu tuyển tập thơ Tế Hanh
(1997) nhận định "Đi suốt cuộc đời, tình yêu quê hương đất nước như một
cảm hứng lớn bao trùm thơ Tế Hanh và trên nhiều bình diện, nhiều thời điểm
Tế Hanh đã để lại những bài thơ hay về chủ đề gần gũi này"
Bên cạnh tình yêu quê hương đất nước, Tế Hanh còn ghi lại dấu ấn riêng
của mình trong mảng thơ tình. Cùng với Xuân diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử,
Nguyễn Bính,… Tế Hanh đã góp vào vườn thơ tình Việt Nam một sắc diện
riêng không thể lẫn.
Trong các ý kiến đánh giá về thơ tình Tế Hanh có thể kể ra đây nhận xét
tinh tế của Trần Hoài Anh trong bài Về một nét riêng trong thơ tình Tế Hanh
"Khác với Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Bích Khê tình yêu trong thơ Tế Hanh

Phong cách thơ Tế Hanh


9


Luận văn thạc sĩ
Nguyễn Thị Hợi
dường như ít sự nóng bỏng, vồ vập, nhưng luôn chứa đựng một tâm hồn.
Đồng thời bên cạnh cảm xúc sâu lắng… ta còn thấy một tâm trạng kiếm tìm,
một nỗi kiếm tìm đã trở thành khát vọng" [21, tr438]
Mã Giang Lân cũng có những nhận xét xác đáng "Thơ tình Tế Hanh
không bộc lộ sôi nổi, ồn ào. Nó sâu lắng thủ thỉ, tâm tình một tiếng nói nhỏ
nhẹ buồn buồn. Nhưng là cái tình thực, cảm xúc thực của nhà thơ” [21, tr37]
Thơ Tế Hanh là thơ của một tâm hồn tha thiết, là thơ của một trái tim
tràn ngập những rung động sâu lắng và chan chứa yêu thương. Tâm hồn ấy,
trái tim ấy đã được biểu hiện ra bằng những phương thức nghệ thuật thích
hợp.
Giọng điệu là một trong những tín hiệu đầu tiên và quan trọng để nhận
diện một phong cách thơ. Nhà nghiên cứu Mai Hương trong bài Giọng điệu
thơ Tế Hanh đã nêu nên những nét rất cụ thể "Trên con đường sáng tạo nghệ
thuật, Tế Hanh đã lao động không ngừng để tạo ra được sự đa thanh trong
giọng điệu. Cùng với giọng chủ đạo - tâm tình, thơ Tế Hanh dần có sự kết
hợp bổ sung những giọng điệu khác: hoặc day dứt trăn trở hoặc trầm tĩnh suy
tư" [21, tr279]
Trong bài Một cuộc đời sống trọn vẹn với thơ, Vương Trí Nhàn cũng viết
"Khác với Xuân Diệu, Chế Lan Viên nói cái gì là nói đến cùng, giọng thơ Tế
Hanh thường từ tốn lưng chừng và ông lại có sự chín riêng trong cái lưng
chừng ấy, không quá chau chuốt không gò thắt kỹ lưỡng, thơ Tế Hanh có sức
truyền cảm riêng do cái vẻ hồn nhiên, bộc phát của nó " [21, tr198]
Nhận xét về cách xây dựng cấu tứ trong thơ Tế Hanh, Chế Lan Viên
viết "Tứ ở anh cũng là cái tứ của trái tim hơn của óc. Cái tứ ở anh không phải

là cái bẫy cầu kỳ của trí tuệ để nhử những con chim kỳ lạ mà chỉ là cái nhành
đơn giản vừa đủ cho tình cảm bay về" [21, tr165]
Cũng về vấn đề này, Hà Minh Đức trong Lời giới thiệu tuyển tập thơ Tế
Hanh (1997) cho rằng “Có thể nói từ một tấm lòng sâu nặng với quê Nam,

Phong cách thơ Tế Hanh

10


Luận văn thạc sĩ
Nguyễn Thị Hợi
Tế Hanh đã tìm được nhiều tứ thơ hay, nhiều cách nói thể hiện tình cảm của
mình trong hoàn cảnh đất nước chia cắt"
Về đặc điểm hình ảnh trong thơ Tế Hanh Mã Giang Lân phân tích thấu
đáo "Thơ Tế Hanh có những hình ảnh tượng trưng… nhưng sở trường của Tế
Hanh là sự sáng tạo những hình ảnh cụ thể gần gũi" và "chính thế giới hình
ảnh thơ này đã góp phần thể hiện phong cách nghệ thuật của Tế Hanh tạo nên
vẻ đẹp truyền cảm của thơ ông và ghi nhận một nét đậm của thơ Tế Hanh
trong nền thơ Việt Nam hiện đại" [21, tr269]
Từ những lời nhận định đánh giá trên ta có thể phác thảo diện mạo thơ
Tế Hanh ở những nét cơ bản sau: Cái căn cốt của ông là tình cảm, giọng điệu
thiên về giãi bày chia sẻ, hình ảnh gần gũi, ngôn ngữ không cầu kỳ mà gần
với lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân, cấu tứ sáng tạo và thơ Tế Hanh
dù ở chặng đường nào, viết về đề tài nào vẫn là tiếng nói thiết tha của một
tâm hồn thơ giàu cảm xúc, nồng hậu và ân tình gắn bó với cõi đời
Điểm qua lịch sử nghiên cứu phê bình thơ Tế Hanh nói chung và phong
cách nghệ thuật thơ Tế Hanh nói riêng ta thấy các bài viết mới chỉ đề cập đến
phong cách nghệ thuật Tế Hanh ở một số phương diện, ấn tượng chứ chưa
đào sâu, chưa thành một hệ thống. Hay nói cách khác, phong cách nghệ thuật

Tế Hanh chưa được nghiên cứu như một đối tượng chuyên biệt. Vì vậy người
viết chọn đề tài Phong cách thơ Tế Hanh với mong muốn nhìn nhận thơ Tế
Hanh một cách toàn diện hơn, hệ thống hơn trên cả quá trình sáng tác với
những phân tích đánh giá cụ thể để đi đến khẳng định bản sắc riêng của cây
bút độc đáo này.
3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là toàn bộ hệ thống sáng tác của Tế
Hanh trong tuyển tập thơ Tế Hanh do Hà Minh Đức tuyển chọn giới thiệu
năm 1997
Ngoài ra chúng tôi còn tham khảo thêm sáng tác của một số nhà thơ khác
để có căn cứ làm sáng rõ hơn các đặc điểm của phong cách thơ Tế Hanh
11
Phong cách thơ Tế Hanh


Luận văn thạc sĩ
Nguyễn Thị Hợi
4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong quá trình làm luận văn, chúng tôi sử dụng kết hợp một số phương
pháp cơ bản sau đây:
- Phương pháp nghiên cứu tác giả văn học
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp phân tích bình giảng
- Phương pháp so sánh và một vài thao tác của thi pháp học
5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm 3 chương
Chương 1. Bản sắc cái tôi trữ tình trong thơ Tế Hanh
Chương 2. Những nguồn cảm hứng lớn trong thơ Tế Hanh
Chương 3. Nghệ thuật biểu hiện

Cuối cùng là phần tài liệu tham khảo

NỘI DUNG
CHƢƠNG 1 : BẢN SẮC CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ TẾ HANH
1.1. Hình tƣợng cái tôi trữ tình trong thơ
Trong phương thức trữ tình, cái tôi trữ tình giữ một vị trí đặc biệt quan
trọng vì nó là nguồn gốc trực tiếp duy nhất của nội dung tác phẩm “Cái tôi trữ
tình thường xuất hiện dưới dạng nhân vật trữ tình”.
Thường thì cái tôi trữ tình được người đọc hiểu là tác giả, khi ấy người
đọc đã đồng nhất cái hình ảnh mà tác giả hiện lên trong tác phẩm trữ tình với
tác giả là con người trong đời sống xã hội.
Thực chất giữa cái tôi trữ tình và cái tôi tác giả có sự thống nhất nhưng
không đồng nhất, cái tôi trữ tình bao giờ cũng mang dấu ấn tâm hồn, nhân
cách, tính cách của người nghệ sĩ mang lập trường, sự nhìn nhận và đánh giá
của tác giả. Nó là cái tôi được sáng tạo vừa để thể hiện con người tác giả, vừa
để thể hiện những vấn đề khái quát không nằm trong phạm vi nhỏ hẹp của cái
tôi tác giả. Nó là quá trình của tổng hợp các trải nghiệm và sự điển hình hoá

Phong cách thơ Tế Hanh

12


Luận văn thạc sĩ
Nguyễn Thị Hợi
nghệ thuật của nhà thơ. Nhờ đó cái tôi trữ tình hiện lên trong thơ như một con
người có đường nét, có cuộc đời, mang sản phẩm cá nhân xác định, có thế
giới nội tâm cụ thể, đôi khi chỉ là nét vẽ chân dung.
Các dạng thức của cái tôi trữ tình
Cái tôi trữ tình là cái tôi nhà thơ đã được nghệ thuật hoá, được nâng cao

hơn và được trình bày với những màu sắc phong phú hơn nhưng căn bản vẫn
là tâm hồn và con người tác giả. Vì thế, cái tôi trữ tình là một thế giới phong
phú và phức tạp. Trong thơ trữ tình, nó được biểu hiện qua ba dạng thức sau
Thứ nhất: nhà thơ không kể, không nói về các biến cố và sự kiện ở ngoài
bản thân anh ta mà là sự biểu hiện của bản thân mình, tự bộc bạch nỗi lòng
mình trong mối quan hệ riêng tư một cách trực tiếp :
“Tôi rót hồn tôi xuống đã nhiều
Hồn tôi còn có được bao nhiêu
Tôi đi sợ cả lời tôi nói
Sợ cả gần nàng, sợ cả yêu”
(Người con gái lầu hoa - Nguyễn Bính)
`

Đại từ nhân xưng “tôi” trong khổ thơ biểu hiện tâm trạng của cái tôi trữ

tình chính là bản thân nhà thơ. Nguyễn Bính bộc bạch chính mối quan hệ rất
riêng tư của mình với người con gái ở lầu hoa. Chàng trai ấy (là tác giả) tự
biểu hiện tâm trạng lo sợ vì sự hữu hạn của tâm hồn mình. Mà sự hữu hạn ấy,
theo như tác giả nói, thể hiện ngay trong dự cảm lúc “còn có được bao nhiêu”
khi cứ “rót” mãi bóng hình vào người con gái ấy. Do vậy tác giả lo sợ đến
một loạt những sự việc, hành động “Sợ cả gần nàng, sợ cả yêu”
Ở dạng thức biểu hiện này, khi nhân vật trữ tình bộc lộ một cách trực
tiếp thì cái tôi trữ tình là cái tôi hướng nội, là cái tôi nhà thơ được chuyển hoá
trong nghệ thuật. Nó thường được biểu hiện trực tiếp qua đại từ nhân xưng
ngôi thứ nhất: “tôi” hoặc “ta”
Ví dụ:

Phong cách thơ Tế Hanh

13



Luận văn thạc sĩ
Nguyễn Thị Hợi
“Trời hỡi hôm nay ta chán hết
Những sắc màu hình ảnh của trần gian”
(Tạo lập)
“Tôi có chờ đâu có đợi đâu
Đem chi xuân đến gợi thêm sầu
Với tôi tất cả như vô nghĩa
Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau”
(Xuân)
Ở đây cái tôi trữ tình trong thơ trữ tình là cách Chế Lan Viên thể hiện
cái chủ quan của bản thân. Ông bày tỏ, biểu lộ tâm trạng thất vọng, chán
chường của mình trước thực tại cuộc sống. Đó là sự tự biểu hiện nỗi lòng của
cái tôi trữ tình một cách trực tiếp.
Thứ hai: cái tôi trữ tình được biểu hiện dưới hình thức nhân vật trữ tình
trong thơ. Ở đây cái tôi trữ tình thường mang tính trung gian. Nó bắt gặp và
phải đối diện với những cảnh ngộ của đời sống. Tuy nhiên cái tôi trữ tình luôn
có xu hướng chủ quan hoá - nghĩa là đóng dấu ấn chủ quan trong những vấn
đề đó. Do đó cái tôi trữ tình thể hiện ở đây là cách cảm nhận thế giới của chủ
thể, là điển hình của chủ thể trữ tình
Đứng trước sự kiện dòng sông Hiền Lương bị chia cắt, bị biến thành vĩ
tuyến chia rẽ hai miền Bắc - Nam, nhà thơ Hoàng Trung Thông đau đớn thốt
lên:
“Một dòng sông như dòng lệ chia hai
Một khúc cầu như hàm răng nghiến chặt”
để rồi :
“Tôi hỏi gió hỏi mây hỏi cây hỏi nước
Quê hương ta một nửa đâu rồi?”

(Sương mù bên sông Bến Hải)

Phong cách thơ Tế Hanh

14


Luận văn thạc sĩ
Nguyễn Thị Hợi
Câu hỏi nghẹn ngào mà uất hận ấy không phải của riêng cá nhân nhà thơ.
Vì thế tâm trạng đau đớn khi thấy đất nước bị chia đôi, dòng sông bị xẻ nửa
không phải là tâm trạng có duy nhất … Nó là tâm trạng của tất cả những
người Việt Nam yêu nước trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Nỗi đau ấy là
nỗi đau chung của biết bao người.
Như vậy trong thơ trữ tình ta bắt gặp những cảnh ngộ, những sự việc
không chỉ riêng của một người, của riêng cá nhân một nhà thơ nào mà là
những vấn đề mang tính chất thời sự. Nhà thơ chỉ là người chứng kiến, quan
sát, chỉ là người thể hiện những cảm nghĩ suy tư của mình về những sự kiện
đó. Ở dạng thức này cái tôi trữ tình là cái tôi hướng ngoại mang tính chất thế
sự.
Thứ 3: Cái tôi trữ tình ẩn sau một nhân vật trữ tình khác. Văn học giai
đoạn 1945-1975 đã xuất hiện rất nhiều dạng thức nhân vật trữ tình này. Nhân
vật trữ tình này có thể là những hình ảnh trực tiếp và điển hình của những con
người quần chúng gắn liền với những sự kiện lớn lao của thời đại. Họ là biểu
hiện cho vẻ đẹp cộng đồng dân tộc: anh giải phóng quân, chàng Thạch Sanh
thế kỷ 20, cô du kích, chị dân quân, bà mẹ già … Họ là những con người bình
thường, những nguyên mẫu có thật: chị Trần Thị Lý, mẹ Tơm…
Ở đây cái tôi trữ tình không đồng nhất với nhân vật trữ tình, tuy nhiên
bản chất của quá trình tái hiện là sáng tạo mà trong đó nhà thơ đã thực hiện
một bước thoát thai. Nghĩa là nhà thơ tự biến mình thành một con người khác,

nói tiếng nói và sự thể hiện những hành động của con người ấy, mang vẻ đẹp
khách quan của con người trong đời sống.
Trong các trường hợp biểu hiện của cái tôi trữ tình ở trên, 2 trường hợp
sau, cái tôi trữ tình của nhà thơ không lộ trực tiếp mà thông qua nhân vật trữ
tình hoặc một loại nhân vật tiềm ẩn trong thơ. Tuy nhiên qua mỗi tác phẩm
bằng khả năng nhận thức và cảm nhận văn chương ta vẫn thấy sự hiện diện

Phong cách thơ Tế Hanh

15


Luận văn thạc sĩ
Nguyễn Thị Hợi
của một cái tôi trữ tình rõ nét. Có thể nói cái tôi trữ tình trong thơ vừa là nhân
tố khởi xướng vừa là nhân tố hoàn tất của sáng tạo trữ tình.
1.2. Cái tôi trữ tình trong thơ Tế Hanh
1.2.1. Cái tôi tinh tế, giàu cảm xúc
Tế Hanh là nhà thơ giàu cảm xúc. Với ông, cảm xúc là cái gốc, là cốt lõi
của thơ. Nhiều lần có dịp tâm sự về thơ, ông đã khẳng định “nguồn cảm xúc
chân thành chính là đầu mối của mọi sự sáng tác thơ văn. Một điều chắc chắn
là bao giờ chúng ta cũng phải bị thôi thúc bởi những tình cảm chân thành.
Những cảm xúc chân thành, mãnh liệt trong thực tế, chính là điểm xuất phát
của mọi hồn thơ, tứ thơ. Thơ văn không thể nào, mãi mãi không thể nào là địa
hạt của những tình cảm hời hợt giả tạo … mà bắt nguồn từ sự cảm thông thấm
thía với cuộc sống”. Vốn nhạy cảm và giàu lòng trắc ẩn, yêu thương gắn bó
với cuộc đời, Tế Hanh cảm xúc trước mọi lĩnh vực của đời sống. Có thể ví
tâm hồn nhà thơ như “một dây đàn căng thẳng chỉ cần một làn gió phẩy, một
tiếng động nhẹ cũng đủ để làm nó rung lên thành tiếng hát và như thế là có
thơ, làm rung động tâm hồn người đọc”.

Nguồn cảm xúc dạt dào đã đến trong thơ Tế Hanh tự buổi ban đầu trong
sáng và thiết tha “Nghẹn ngào là thơ của một người có tấm lòng giàu, dễ rung
động trước muôn nghìn cảnh hoặc tầm thường hoặc éo le trong đời. Tập
Nghẹn ngào gom góp tất cả những rung động phức tạp của một đời thiếu
niên”. Trước cách mạng, thơ Tế Hanh nằm trong không khí của thơ lãng mạn.
Sự cô đơn “tâm hồn ngơ ngẩn nhớ muôn phương” được ông thể hiện qua
những lời thơ với nỗi buồn trong sáng nhè nhẹ. Ngoài cảm xúc quen thuộc ấy
của thơ Mới, trong thơ Tế Hanh thời kỳ này còn có nhiều bài thơ tác giả nói
lên những cảm xúc của mình đối với quê hương, gia đình, mái trường… bộc
lộ sự cảm thông và gắn bó thiết tha với cuộc sống quê hương còn bao lo toan
vất vả. Các bài thơ hay của Tế Hanh phải kể đến Những ngày nghỉ học, Lời
con đường quê, Quê hương, Chiếc rổ may. Những cảm xúc sâu lắng và thiết

Phong cách thơ Tế Hanh

16


Luận văn thạc sĩ
Nguyễn Thị Hợi
tha dành cho quê hương, cuộc sống với điệu buồn dịu nhẹ là đặc điểm nổi bật
trong thơ Tế Hanh giai đoạn sáng tác đầu tiên này.
Cách mạng đến đã gạt đi phần uỷ mị, yếu đuối của tâm hồn đem đến cho
thơ Tế Hanh những xúc động mới, những tâm tình mới. Đó là những cảm xúc
về những cảnh và người trong khí thế xây dựng Chủ nghĩa xã hội miền Bắc,
cảm xúc đầy tự hào ngợi ca những gương chiến đấu miền Nam, cảm xúc nhớ
thương quê hương bao xa cách. Về cuối đời cảm xúc trong thơ Tế Hanh
dường lắng sâu hơn vào bên trong với những suy tư không nguôi về cuộc
sống, nghề nghiệp, tình yêu… Cuộc đời cầm bút trải qua hơn 60 năm - mấy
chặng đường thơ - cảm xúc trong thơ Tế Hanh như nguồn suối mát vẫn luôn

giàu có tươi trẻ, vẫn luôn hồn nhiên chân thành.
Trong dây đàn tình cảm của Tế Hanh, hình ảnh miền Nam ruột thịt có lẽ
là chỗ căng nhất. Nhà thơ luôn xúc động và nói lên bằng nhiều cách nói,
nhiều hình ảnh: có khi là một niềm vui, một sự ngợi ca, có khi là một nỗi nhớ,
một đau khổ. Tế Hanh cũng giành cho miền Bắc quê hương thứ hai của mình
những cảm xúc chân thành gắn bó. Tế Hanh viết về tình cảm riêng tư với
nhiều ca ngợi tự hào cảm động thiết tha: tình cảm cha mẹ, vợ, con, cháu và
nhắc đến ông, ta không thể không nhắc đến thơ tình yêu - một mạch cảm xúc
trong trẻo của dòng thơ ông. Ở con người “triệu phú rất nhiều yêu” này, tình
yêu được thể hiện với vô vàn những cung bậc cảm xúc khác nhau có xao
xuyến, nhung nhớ, giận hờn, có xót xa, dăy dứt…nhưng dù ở trạng thái tình
cảm nào, ta vẫn nhận ra một trái tim chân thành, tha thiết luôn gắn bó với
cuộc đời của thi nhân
Coi trọng cảm xúc, cảm xúc trong thơ Tế Hanh là những mạch tình cảm
chân thật, đọc thơ ông ta dễ dàng nhận thấy điều này. Cảm xúc có thể nông
sâu, đậm nhạt khác nhau nhưng bao giờ cũng chân thật. Thơ Tế Hanh là tiếng
nói thủ thỉ tâm tình của một con tim xúc động giàu yêu thương, và vì chân
thành nên dễ tìm thấy những tâm hồn đồng điệu. “Trong thơ Tế Hanh luôn

Phong cách thơ Tế Hanh

17


Luận văn thạc sĩ
Nguyễn Thị Hợi
chân thật với mình với đời”, cảm xúc chân thành tha thiết đã đem đến cho thơ
ông một bản sắc riêng có sức lôi cuốn tự bên trong không ồn ào mà lắng
đọng, dễ đồng cảm dễ đắm say
Một đặc điểm nữa dễ nhận thấy là những cảm xúc của Tế Hanh thường

rất tinh tế, nhẹ nhàng, điều này phù hợp với cái tạng riêng của thi nhân “vui
cũng vui dìu dịu, buồn cũng buồn nhẹ nhàng” (Đỗ Hữu Tấn). Ông không
thích những gì quá mạnh, quá quyết liệt, không “bành trướng” mà ưa sự dịu
nhẹ. Chính điều đó đã tạo nên một điệu tâm hồn riêng đằm thắm, tha thiết,
rung động sâu xa trong lòng người
Thơ Tế Hanh không hướng về thế giới vĩ mô hay xa lạ mà tìm về những
cảnh đời bình dị, cảm xúc của ông luôn bắt nguồn từ hiện thực đời sống. Nhà
thơ thường đưa vào trong thơ những gì rất gần gũi giản dị: người mẹ bên
chiếc rổ may, một hàng cây cơm nguội, một bông hoa báo mưa, một chiến
thắng ở miền Nam, một dòng sông kỷ niệm… Điều này rõ ràng là khác xa với
những cảnh Bồng Lai trong thơ Thế Lữ, hay những cõi mơ trong thơ Hàn
Mạc Tử
Luôn cảm xúc trước hiện thực mà hiện thực đời sống thì muôn vàn dáng
vẻ, thế giới cảm xúc trong thơ Tế Hanh có lẽ do đó mà phong phú đa dạng vô
cùng với vô vàn sắc thái có yêu thương, bâng khuâng có giận hờn trách móc,
nhớ nhung khắc khoải, ước vọng xót xa, buồn tủi, khát khao, hạnh phúc và
niềm vui. Nhưng có lẽ điệu cảm xúc chủ đạo trong thơ Tế Hanh là điệu cảm
xúc buồn, nỗi buồn trong xa cách nhớ thương, nỗi buồn trước những ngổn
ngang dang dở của cuộc đời. Và ở điệu cảm xúc này thơ Tế Hanh đạt được
hiệu quả cao trong thể hiện tình cảm .
Bên cạnh điệu cảm xúc buồn, thơ Tế Hanh có điệu cảm xúc vui - niềm
vui với đất nước trong thắng lợi và xây dựng. Đến vùng đất gieo trồng của
Mộc Châu, tác giả cảm thông với niềm vui đổi mới
“Đất mở lòng tươi như ngực trẻ

Phong cách thơ Tế Hanh

18



Luận văn thạc sĩ
Nguyễn Thị Hợi
Mầm non hạt mới ấm bàn tay”
(Đến Mộc Châu)
Tế Hanh muốn lắng nghe tiếng thì thầm của sự sống đang lên với dư âm
đặc biệt của nó:
“Hỡi ai về nhà mới
Có nghe rộn tâm hồn
Đêm đêm tiếng cây gọi
Trong mùi gỗ bay thơm”
(Qua công trường gỗ)
Niềm vui ở đây không ồn ào mà được biểu hiện đằm thắm kín đáo tự bên
trong
Không những giàu cảm xúc, Tế Hanh giống như tên bút danh của nhà
thơ có một tâm hồn tinh tế trong trẻo. Sự tinh tế thể hiện ở khả năng cảm nhận
và truyền cảm khá nhạy bén và tinh vi. Đây có lẽ là thiên bẩm của nhà thơ.
Phong cách đặc trưng này đã được định hình rõ nét ngay từ những tác phẩm
đầu tay, Hoài Thanh- Hoài Chân nhận xét : “Tế Hanh là một người tinh lắm”.
Sau này Chế Lan Viên cũng nhấn mạnh “Tế Hanh có khả năng nhìn thấy hồn
sự vật”
Cái tinh nhạy của Tế Hanh thể hiện ở chỗ nhà thơ có thể cảm nhận được
cái không thể cảm nhận, nói cho đúng là cái rất khó cảm nhận đối với nhiều
người. Dù chỉ một thoáng hương, một hơi thở, một sợi khói cũng làm tâm hồn
ông rung động sâu xa:
“Đến cuối thôn kia hơi cỏ vướng
Hương đồng quyến rũ hát lên vang”
(Lời con đường quê)
Nhà thơ nghe thấy cả những điều không hình sắc không âm thanh như
mảnh hồn làng trên cánh buồm giương:
“Cánh buồm trương, to như mảnh hồn làng


Phong cách thơ Tế Hanh

19


Luận văn thạc sĩ
Nguyễn Thị Hợi
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…”
(Quê hương)
Và hẳn là phải có giác quan thứ sáu, phải nhập hồn vào sự vật thì nhà thơ
mới có những phát hiện độc đáo này: sự mệt mỏi say sưa của con thuyền lúc
trở về bến, nỗi khổ đau chất chứa trên toa tàu nặng trĩu, những vui buồn sầu
tủi của một con đường hay tâm tình ân nghĩa nồng hậu của một dòng sông
“Tôi giơ tay ôm nước vào lòng
Sông mở nước ôm tôi vào dạ”
(Nhớ con sông quê hương)
Tế Hanh còn tỏ ra đặc biệt tinh nhạy khi ông chớp được những khoảnh
khắc đặc biệt nhạy cảm. Đó có thể là những khoảnh khắc gặp gỡ giữa tấm
tình tác giả với cái đẹp trong sự luân chuyển: “Cây thay nhau bốn mùa” của
thiên nhiên, tạo vật để thiên nhiên “nói” giúp tâm tình người:
“Góc sân ánh nắng như lưu luyến
Dừng lại trên chùm hoa báo mưa”
(Hoa báo mưa)
“Trên tường một tia nắng
Biết là đêm đã qua”
(Chiêm bao)
Có thể là khoảnh khắc chuyển hoá kỳ diệu trong đời sống. Tả hoa quỳnh
nở, ngòi bút Tế Hanh như có thần lột tả được cái không khí huyền ảo, vẻ đẹp
tinh khiết diệu kỳ của khoảnh khắc đoá hoa bừng nở .

“Trên hoa trăng sáng một vừng
Dưới trăng hoa nở bừng bừng nhị bông
Hoa là trăng đậu cành cong
Trăng là hoa ngự trời trong ngời ngời
Hoa trăng với lại hồn tôi
Phút giây hư thực đất trời trôi qua”

Phong cách thơ Tế Hanh

20


Luận văn thạc sĩ
Nguyễn Thị Hợi
(Hoa nở theo trăng)
Rõ ràng không phải là sự cảm nhận bằng một hai giác quan nữa mà là sự
cảm nhận bằng cả tâm hồn. Có những lúc ta tưởng như Tế Hanh đang nhập
thân cùng sự vật, cảm nhận và lắng nghe vô vàn tiếng nói từ bên trong và giãi
bày tất cả lên trang giấy. Điều đó góp phần làm tươi đẹp thêm cuộc sống và
làm giàu có thêm tâm hồn chúng ta.
Cuộc sống vốn rất phong phú và đáng yêu. Có những điều chúng ta ít để
ý hay vô tình lướt qua thì Tế Hanh biết dừng lại, quan sát và cảm nhận tinh tế.
Chúng ta vẫn ngắm trăng đêm nhưng ít ai nghĩ được ý hay như Tế Hanh:
“Suốt đêm trăng sáng em ơi.
Tưởng như trăng sáng suốt đời của anh”
(Đêm nay)
Đi khám bệnh gặp hàng cây cơm nguội “Xuân về xanh hơn cả màu
xanh”, tác giả “Đứng ngắm hàng cây thấy bệnh lành” (Hàng cây cơm nguội)
Bất chợt nhìn cây bàng góc phố rộn rịp một trời lá non, nhà thơ thầm
hỏi:

“Lá nào đưa tiễn mùa xuân
Lá nào dành để đón dâng mùa hè”
(Lá bàng non)
Còn đây là tâm trạng khi ngắm chùm đỗ quyên :
“Sau bao giờ mệt nhọc
Hưởng một chút thần tiên”
Có khi Tế Hanh đã tinh tế lắng nghe được chất muối mặn đang ngấm vào
thớ cây của mạn thuyền :
“Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”
(Quê hương)

Phong cách thơ Tế Hanh

21


Luận văn thạc sĩ
Nguyễn Thị Hợi
Hồn thơ Tế Hanh nhạy cảm đến mức dễ bắt lấy vẻ đẹp của thiên nhiên,
của con người ở mọi nơi, mọi lúc. Tác giả có những phát hiện tinh tế khi miêu
tả thiên nhiên. Ông lưu ý đến những tia nắng đẹp cuối cùng trên chùm hoa
báo mưa, vẻ đẹp của hoa phượng trên trời và hoa phượng dưới đất :
“Soi trời bó đuốc từ khi nở.
Dệt đất, ra đi tấm thảm ngời”
(Phượng)
Tâm hồn rất mực tinh tế ấy khi đi vào thế giới tình cảm của con người có
những phát hiện độc đáo. Tế Hanh đặc biệt nhạy cảm tinh vi với tình yêu, nhà
thơ nắm bắt được cái tưởng chừng như không thể cảm nhận :
“Cảm giác êm êm sẽ động vừa

Lan từng bóng lá ủ ê đưa”
(Dễ thương)
Nhà thơ thấu hiểu tinh tế tâm trạng người đang yêu. Và chỉ bằng vài câu
thơ ông đã lột tả hết cái thẫn thờ ngẩn ngơ của chàng trai trong men say của
mối tình đầu đang đếm bước ngang qua nhà người yêu dấu: “Bước này tưởng
nhớ, bước này thương” (Có những con đường). Thi nhân cũng rất tinh tế
trong việc nắm bắt tâm tình trẻ nhỏ. Ông có những nhận xét đúng và tinh
trong bài Bé hát dưới trăng. Trong bức tranh sinh động câu nào cũng đáng
yêu: “Bi bô hát chẳng đuôi đầu, Lim dim đôi mắt tự ru lấy mình”. Có khi chỉ
qua một câu nói, một điệp khúc mà con ông thường hát, Tế Hanh đã nói lên
thấm thía nỗi khát khao, thèm được sống bên cha bên mẹ của trẻ :
“Ba má cùng về
Trở thành điệp khúc
Bé lập say mê
Tràn trề hạnh phúc”
(Ba má cùng về)

Phong cách thơ Tế Hanh

22


Luận văn thạc sĩ
Nguyễn Thị Hợi
Bất kỳ viết cái gì và ở đâu, Tế Hanh cũng thâm nhập vào đối tượng với
một con tim nóng hổi, hơn thế nhà thơ luôn luôn mang một tấm lòng rộng mở,
biết ngạc nhiên với một vẻ đẹp dù bình dị của cuộc sống, rất nhạy cảm với
những đổi thay của riêng mình. Cảm xúc dồi dào với những rung động cực
tinh vi đem đến cho thơ Tế Hanh chất vị riêng nồng nàn, sâu lắng. Phẩm chất
ấy không hề mất đi theo thời gian

1.2.2. Cái tôi chân thật
“Người thơ phong vận như thơ vậy” (Hàn Mặc Tử), thơ Tế Hanh hồn
hậu chân chất như con người ông, đó cũng là lối đi riêng để những thi phẩm
của ông chiến lĩnh và thấm sâu vào trái tim bạn đọc
Sự chân thực của thơ Tế Hanh đã được Hoài Thanh - Hoài Chân khẳng
định ngay từ đầu “Sự thành thực của thi nhân không thể ngờ được” [21, tr48].
Chế Lan Viên cũng nhận xét tinh tế “Là nhà thơ ai không sử dụng trái tim
mình. Nhưng nếu người này nâng nó lên bằng tưởng tượng, tư duy, người kia
chia nó ra làm nghìn mảnh nhỏ để phân tích. Nhưng nhà thơ này hiện đại hoá
nó, tăng âm cho nó, Tế Hanh thích để trần…Tế Hanh có kể chuyện, có nói ý,
có tả tình, có tưởng tượng, có đào sâu vào tiềm thức, có cấu trúc ngôn từ như
tất cả các nhà thơ, nhưng ở anh nhạc trưởng, chỉ huy vẫn là tình cảm. Hay nói
đúng hơn là tình cảm đối với ai, đối với cái gì, đối với cuộc đời” [21, tr164165]. Tế Hanh luôn chân thực với đời, với mình, chân thực trong cả những
niềm vui nỗi buồn của cuộc đời mình. Có lẽ bởi vậy mà đọc thơ ông ta có cảm
giác như những lời thủ thỉ tâm tình, thơ ông như tiếng nói của trái tim, có sao
nói vậy, không uốn éo lên gân, không gò lặn cũng không hề khoa trương thi
vị hoá
Ông nói về làng quê với tiếng nói của con tim, nói về đất nước cũng với
tiếng nói xúc động từ con tim. Ta bắt gặp trong những vần thơ thủa hoa niên
một tình yêu trong trẻo hồn nhiên Tế Hanh dành trọn cho quê hương xứ xở.
Những bài thơ tiêu biểu của thời kỳ này: Lời con đường quê, Quê hương,

Phong cách thơ Tế Hanh

23


×