ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------
Lã Thị Hồng
XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ TÀI LIỆU HÀNH CHÍNH
HÌNH THÀNH TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC
TỔNG CÔNG TY 100% VỐN NHÀ NƢỚC
Chuyên ngành: Lƣu trữ học và tƣ liệu học.
Mã số: 51002
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS, TSKH: Nguyễn Văn Thâm
HÀ NỘI- NĂM 2004
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
Trang 01
1. Ý nghĩa, mục tiêu của đề tài
01
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
03
3. Phương pháp nghiên cứu
04
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề và tư liệu tham khảo
04
5. Bố cục của luận văn
09
CHƢƠNG 1: THÀNH PHẦN, NỘI DUNG, Ý NGHĨA CỦA TÀI LIỆU
HÀNH CHÍNH HÌNH THÀNH TRONG HOẠT ĐỘNG
CỦA CÁC TỔNG CÔNG TY 100% VỐN NHÀ NƢỚC
1.1.
Các loại tổng công ty, tổ chức và hoạt động của các
tổng công ty 100% vốn nhà nước
1.2.
11
Thành phần tài liệu hành chính và tình hình công tác lưu trữ
tại các tổng công ty 100% vốn nhà nước .
25
1.3. Ý nghĩa giá trị của tài liệu hành chính hình thành trong
hoạt động của các tổng công ty 100% vốn nhà nước.
42
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ TÀI LIỆU
HÀNH CHÍNH HÌNH THÀNH TRONG HOẠT ĐỘNG
CỦA CÁC TỔNG CÔNG TY 100% VỐN NHÀ NƢỚC
Cơ sở lý luận xác định giá trị tài liệu hành chính hình thành
trong hoạt động của các tổng công ty 100% vốn nhà nước
53
Cơ sở pháp lý xác định giá trị tài liệu hành chính hình thành
trong hoạt động của các tổng công ty 100% vốn nhà nước
66
2.3. Cơ sở thực tiễn xác định giá trị tài liệu hành chính hình thành
trong hoạt động của các tổng công ty 100% vốn nhà nước
78
2.1.
2.2.
2
CHƢƠNG 3:
TỔ CHỨC XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ
TÀI LIỆU VÀ XÂY DỰNG DANH MỤC THÀNH PHẦN
TÀI LIỆU HÀNH CHÍNH CỦA CÁC TỔNG CÔNG TY
100% VỐN NHÀ NƢỚC CẦN NỘP VÀO LƢU TRỮ LỊCH
SỬ.
3.1. Tổ chức xác định giá trị tài liệu tại các tổng công ty nhà nước
85
3.2.
Nghiên cứu xây dựng Danh mục thành phần tài liệu hành chính
của các tổng công ty 100% vốn nhà nước cần nộp lưu vào
lưu trữ lịch sử
3.3.
91
Bảng kê thành phần tài liệu hành chính của các tổng công ty
100% vốn nhà nước cần bảo quản vĩnh viễn
KẾT LUẬN
109
TÀI LIỆU THAM KHẢO
113
3
100
LỜI NÓI ĐẦU
1. Ý nghĩa, mục tiêu của đề tài
Thực hiện đường lối chủ trương của Đảng về phát triển nền kinh tế hàng
hóa nhiều thành phần, theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, trong
các loại hình doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động ở nước ta hiện nay, vai trò
của các tổng công ty 100% vốn nhà nước chiếm vị trí đặc biệt quan trọng. Đó là
các tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập, “hoạt động trong
các ngành, lĩnh vực then chốt, làm nòng cốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đóng
góp lớn cho ngân sách nhà nước” [16, 30].
Trong quá trình hoạt động của các tổng công ty 100% vốn nhà nước, một
khối lượng khá lớn văn bản và tài liệu đã được hình thành để phục vụ cho hoạt
động quản lý và sản xuất kinh doanh. Những tài liệu đó là tài sản, là phương tiện,
là kho kinh nghiệm quý giá đối với các doanh nghiệp trong việc đưa ra các quyết
định kịp thời, chính xác, có sức thuyết phục cao cho hoạt động kinh doanh. Đó
cũng là nguồn tư liệu phong phú để phục dựng lại lịch sử truyền thống của doanh
nghiệp. Hơn thế nữa, tài liệu lưu trữ của các tổng công ty 100% vốn nhà nước còn
có ý nghĩa trong việc phản ánh khách quan đường lối đổi mới kinh tế của Đảng
và những chính sách kinh tế của Nhà nước, sự phát triển của nền kinh tế Việt
Nam trong những năm qua và trong thời gian tới. Nói cách khác, những tài liệu
đó mang ý nghĩa quốc gia và là tài sản của dân tộc.
Pháp lệnh lưu trữ quốc gia năm 2001 đã ghi rõ tại Điều 1: Tài liệu lưu trữ
quốc gia là tài liệu có giá trị về các mặt, được hình thành trong quá trình hoạt
động của các cơ quan, tổ chức của Nhà nước, trong đó có các tổ chức kinh tế.
Tuy nhiên, do mới được thành lập và đi vào hoạt động khoảng trên dưới 10 năm
trở lại đây, nên việc tổ chức công tác lưu trữ ở các tổng công ty nhà nước còn
mang tính tự phát, chưa có mô hình riêng. Việc quản lý, tổ chức cũng như các
khâu nghiệp vụ lưu trữ ở các doanh nghiệp này vẫn chưa được chỉ đạo và thực
hiện như với các cơ quan quản lý nhà nước khác. Đây là điều bất cập và không
thể kéo dài. Đặc biệt trong tình hình hiện nay, nhiều tổng công ty nhà nước lớn
đang được tiến hành cổ phần hoá từng phần, tiến tới toàn bộ. Có nghĩa là các tổng
4
công ty 100% vốn nhà nước đang từng bước chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý,
cơ chế quản lý từ chủ sở hữu là Nhà nước sang chủ sở hữu là tập thể, là cá nhân.
Vấn đề quản lý phông tài liệu lưu trữ từ đơn vị hình thành phông thuộc sở hữu
nhà nước sang các hình thức sở hữu khác đang được đặt ra rất cấp bách.
Với vai trò quan trọng của các tổng công ty 100% vốn nhà nước trong nền
kinh tế thị trường, đồng thời với những ý nghĩa giá trị về nhiều mặt của tài liệu
lưu trữ doanh nghiệp, ngành lưu trữ cần phải có những chỉ đạo cụ thể hơn để
quản lý được tài liệu lưu trữ của những tổ chức kinh tế đặc biệt này. Một trong
những hướng cần đi sâu nghiên cứu làm tiền đề cho tất cả các vần đề nghiệp vụ
khác của công tác lưu trữ ở các doanh nghiệp nhà nước là vấn đề xác định giá trị
tài liệu. Bởi lẽ liên quan đến vấn đề này là tất cả các khâu nghiệp vụ khác như việc lập
danh mục các doanh nghiệp nhà nước thuộc diện nộp lưu vào lưu trữ lịch sử các cấp, thu
thập, chỉnh lý, thống kê, bảo quản và phát huy hiệu quả sử dụng tài liệu lưu trữ của các
doanh nghiệp như là thành phần quan trọng cuả Phông lưu trữ quốc gia. Nhất là khi mà các
tổng công ty 100% vốn nhà nước đang dần chuyển đổi, tổ chức lại theo các mô hình quản
lý mới, tài liệu hiện có của các doanh nghiệp nhà nước này cần phải được xác định giá trị
rõ ràng để khi chuyển đổi hình thức sở hữu có thể chuyển giao những tài liệu có giá trị như
là tài sản vào bảo quản nhà nước. Tài liệu lưu trữ của các tổ chức nhà nước là tài sản công,
thuộc sở hữu toàn dân, cần được Nhà nước có những biện pháp quản lý kịp thời. Đồng
thời, ngay cả khi doanh nghiệp nhà nước đã chuyển đổi hình thức sở hữu, Nhà nước cũng
cần có những hình thức quản lý riêng đối với những tài liệu lưu trữ có giá trị lịch sử của các
tổ chức kinh tế không phải của Nhà nước theo quy định của Pháp lệnh lưu trữ quốc gia.
Là một cán bộ nghiệp vụ của Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, chúng tôi
thấy rằng vấn đề xác định giá trị tài liệu của các doanh nghiệp nhà nước, mà
trước hết là của các tổng công ty 100% vốn nhà nước, là vấn đề còn mới, mang
tính cấp bách, và là cơ sở để đề xuất các giải pháp thiết thực nhằm quản lý, chỉ
đạo công tác lưu trữ các doanh nghiệp nhà nước đạt hiệu quả cao hơn trong thời
gian tới. Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài “Xác định giá trị tài liệu hành chính hình
thành trong hoạt động của các tổng công ty 100% vốn nhà nước” làm luận văn
thạc sĩ khoa học của mình.
5
Với đề tài này, chúng tôi mong muốn giải quyết được ba mục tiêu cơ bản sau đây:
Một là, đưa ra được bức tranh khái quát công tác lưu trữ của các tổng công
ty 100% vốn nhà nước: thành phần, nội dung, khối lượng tài liệu; vấn đề xác định
giá trị tài liệu; tình hình tổ chức, bảo quản, thống kê, khai thác sử dụng tài liệu tại
doanh nghiệp; ý nghĩa giá trị của tài liệu lưu trữ các doanh nghiệp …
Hai là, trên cơ sở thực trạng công tác lưu trữ và thành phần, nội dung, ý
nghĩa giá trị của tài liệu tại các tổng công ty 100% vốn nhà nước, nghiên cứu
những cơ sở khoa học để xác định giá trị tài liệu hành chính của loại hình doanh
nghiệp nhà nước này.
Ba là, đề xuất lựa chọn những nhóm tài liệu hành chính tiêu biểu có giá trị của các
tổng công ty 100% vốn nhà nước để đưa vào bảo quản tại các lưu trữ lịch sử.
Đề tài nghiên cứu thành công sẽ có những đóng góp chính sau đây:
1. Góp phần làm phong phú thêm lý luận của lưu trữ học nước ta về lĩnh
vực xác định giá trị tài liệu doanh nghiệp nhà nước, một mô hình tổ chức kinh tế
còn mới và đang thay đổi nhanh chóng về mô hình quản lý với những thành phần
tài liệu đa dạng và rất có giá trị.
2. Góp phần cung cấp các luận cứ khoa học cho các cơ quan quản lý lưu
trữ để hoạch định chủ trương chính sách, ban hành các văn bản quản lý, chỉ đạo
về công tác lưu trữ nói chung và công tác bổ sung, xác định giá trị tài liệu lưu trữ
nói riêng ở các doanh nghiệp nhà nước .
3. Kết quả nghiên cứu góp phần cung cấp các cơ sở khoa học và thực tiễn
cho các tổng công ty 100% vốn nhà nước trong việc tổ chức khoa học tài liệu lưu
trữ ở các cơ quan doanh nghiệp và chuẩn bị tài liệu nộp lưu vào lưu trữ lịch sử.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là vấn đề xác định giá trị tài liệu
hành chính tại các tổng công ty 100% vốn nhà nước, nhằm lựa chọn những nhóm
tài liệu hành chính tiêu biểu cần nộp lưu vào bảo quản nhà nước. Vì vậy những
vấn đề khác có liên quan đến đối tượng chính của đề tài như xác định nguồn nộp
lưu, xác định các nhóm tài liệu có thời hạn bảo quản lâu dài và tạm thời, ở từng
6
mức độ cũng sẽ được đề cập tới, song không phải nội dung chính của đề tài. Các
loại hình tài liệu khác như bản vẽ kỹ thuật, tài liệu phim, ảnh, ghi âm, tài liệu
điện tử... đều không thuộc phạm vi đề tài.
Cũng do các tổng công ty 100% vốn nhà nước hiện nay rất đa dạng về quy
mô, lĩnh vực ngành nghề, nên với điều kiện có hạn, tác giả chỉ tập trung khảo sát
tại 5 tổng công ty là: Điện lực, Bưu chính Viễn thông, Xăng dầu, Lâm nghiệp,
Thuốc lá. Đây là 5 tổng công ty 90- 91 mà Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập, đại
diện cho các ngành, lĩnh vực quan trọng đối với nền kinh tế nước ta. Việc khảo sát, nghiên
cứu thành phần tài liệu hành chính của các doanh nghiệp cũng chỉ tập trung ở cơ quan tổng
công ty, không mở rộng đến các doanh nghiệp trực thuộc.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu áp dụng trong quá trình thực hiện đề tài trước hết
là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử khi nghiên cứu quá
trình hình thành và phát triển của các loại doanh nghiệp nhà nước, những đặc
điểm về tổ chức và hoạt động của chúng liên quan đến thành phần và giá trị tài
liệu. Đồng thời, đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của lưu
trữ học, đó là các nguyên tắc lịch sử, nguyên tắc chính trị, nguyên tắc toàn diện
và tổng hợp để đánh giá, xác định giá trị tài liệu của doanh nghiệp. Trong quá
trình nghiên cứu, một số phương pháp khác cũng được áp dụng như: phương
pháp hệ thống, phương pháp phân tích chức năng, phương pháp so sánh, phương
pháp tổng hợp, phương pháp thông tin trong việc nghiên cứu xây dựng danh mục
thành phần tài liệu hành chính cần bảo quản nhà nước. Đặc biệt, trong quá trình
nghiên cứu thực hiện đề tài, phương pháp điều tra, khảo sát rất được chú ý coi
trọng nhằm đưa ra những nhận xét, kết luận trên cơ sở thực tiễn.
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề và tƣ liệu tham khảo
Do tầm quan trọng và ý nghĩa của công tác xác định giá trị tài liệu nên tới
nay đã có nhiều tư liệu ở trong và ngoài nước đề cập về lĩnh vực này. Những kết
7
quả đạt được không chỉ ở góc độ nghiên cứu, mà cả bằng những văn bản quy
định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Nghiên cứu các tư liệu của nước ngoài cho thấy Liên Xô (nay là nước
Nga) đã đi được khá xa trong vấn đề xác định giá trị tài liệu. Các nhà lưu trữ xô
viết đã xây dựng được một hệ thống các bảng kê tài liệu liên quan chặt chẽ với
nhau để làm công cụ cho việc xác định giá trị và lựa chọn tài liệu vào bảo quản
nhà nước. Các loại bảng kê tài liệu được xây dựng và áp dụng trong thực tiễn
công tác lưu trữ ở Liên Xô có thể được chia thành 2 nhóm: nhóm các bảng kê tài
liệu cần phải nộp vào lưu trữ nhà nước và nhóm các bảng kê tài liệu có kèm theo
thời hạn bảo quản. Việc nghiên cứu các bảng kê này giúp chúng ta có cái nhìn
tổng thể về hệ thống các loại công cụ xác định giá trị tài liệu, đặc biệt giúp chúng
ta phương pháp xây dựng từng loại bảng kê. Ví dụ: “Bảng kê tài liệu văn kiện
chủ yếu cần thu nộp vào các Viện Lưu trữ nhà nước Liên Xô” năm 1973 có cấu
tạo gồm 5 phần sau: Quyền lực nhà nước; 2. Quản lý nhà nước; 3. Tư pháp; 4.
Kinh tế quốc dân; 5. Văn hoá xã hội. Cách phân chia như vậy cho phép áp dụng
được vào từng cơ quan cụ thể. Liên quan đến vấn đề xác định giá trị tài liệu các
doanh nghiệp có thể tham khảo được ở các nhóm tài liệu về quản lý nhà nước và
nhóm tài liệu về kinh tế quốc dân. Nhóm tài liệu về quản lý nhà nước bao gồm
các vấn đề liên quan đến quản lý hành chính mà cơ quan nào cũng có như: 1.
Lãnh đạo chung; 2. Tổ chức; 3. Kiểm tra; 4. Kế hoạch- Thống kê; 5. Ngân sách
Tài chính; 6. Tiền tệ; 7. Cán bộ và lao động; 8. Văn thư- Lưu trữ. Nhóm tài liệu
về kinh tế quốc dân gồm các vấn đề về Công nghiệp, Nông nghiệp, Giao thông,
Bưu điện, Xây dựng… là những ngành kinh tế- kỹ thuật đang có nhiều doanh
nghiệp nhà nước hoạt động ở nước ta.
Ở Trung Quốc năm 1987 cũng đã ban hành “Bản quy định phạm vi nộp lưu
và không nộp lưu tài liệu của cơ quan”, trong đó hồ sơ tài liệu thuộc diện nộp lưu
được chia thành các nhóm theo xuất sứ tài liệu là: 1. Tài liệu của cơ quan cấp
trên; 2. Tài liệu của cơ quan đồng cấp; 3. Tài liệu của cơ quan cấp dưới. Ngoài
văn bản nói trên quy định cho phạm vi từng cơ quan, Trung Quốc còn có “Bản
quy định về thời hạn bảo quản tài liệu hành chính”, trong đó thời hạn bảo quản tài
8
liệu hành chính có 3 loại: vĩnh viễn, lâu dài, tạm thời. Nhóm tài liệu bảo quản
vĩnh viễn là những tài liệu lưu trữ phản ánh hoạt động chức năng chủ yếu và bộ
mặt lịch sử của cơ quan, có giá trị sử dụng lâu dài trong công tác xây dựng cơ
quan, đất nước cũng như nghiên cứu lịch sử. Đó là những văn kiện mang tính
chất pháp quy, chính sách do cơ quan ban hành; tài liệu hình thành trong việc xử
lý những vấn đề trọng yếu; biểu báo cáo thống kê tổng hợp; tài liệu về thay đổi
cơ cấu tổ chức cơ quan, thay đổi lãnh đạo cơ quan; những tài liệu quan trọng của
cơ quan cấp trên ban hành thuộc nghiệp vụ chủ yếu của cơ quan và phải quán
triệt chấp hành. Các văn bản nói trên của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đã
xác định được những nhóm tài liệu chủ yếu có giá trị của các cơ quan cần bảo
quản ở lưu trữ nhà nước.
Khác với các nước trong khối xã hội chủ nghĩa trước đây, đa số các nước
theo chế độ tư bản chủ nghĩa thường chỉ tập trung xây dựng Bảng thời hạn bảo
quản chung cho tài liệu quản lý hành chính áp dụng cho các cơ quan công quyền.
Ví dụ Bang New South Wales (Australia) đã ban hành năm 1984 “Bảng thời hạn
bảo quản tài liệu chung”, trong đó bao gồm những nhóm tài liệu quản lý hành
chính phổ biến ở các cơ quan như nhân sự, tài chính kế toán, hành chính nội bộ.
Còn các nhóm tài liệu phản ánh chức năng nhiệm vụ chuyên môn của các cơ
quan phải do các cơ quan quy định cụ thể.
Về vấn đề lưu trữ doanh nghiệp ở nước ngoài, chúng tôi chỉ tham khảo
được một bài tổng thuật của Phạm Bích Hải dịch đăng trên tạp chí Lưu trữ Việt
Nam số 1 năm 2000: “Lưu trữ trong quá trình tư nhân hoá các doanh nghiệp nhà
nước”. Bài dịch không đề cập đến việc xác định giá trị tài liệu của các doanh
nghiệp nhà nước, mà chỉ nói đến khái niệm tài liệu công bao gồm cả tài liệu kinh
doanh của các doanh nghiệp nhà nước và cách quản lý tài liệu của các nước khi
doanh nghiệp được tư nhân hoá. Theo bài báo này thì các nước đã có các cách
giải quyết khác nhau đối với tài liệu khi doanh nghiệp được tư nhân hoá. Cụ thể
như: thu nhận tất cả tài liệu hiện hành và tài liệu không hiện hành về lưu trữ công
(Hungary, Bồ Đào Nha); giữ lại tài liệu hiện hành ở doanh nghiệp trong khoảng
10- 20 năm (Áo, Canada, Thụy Điển…); giữ lại hiện hành ở doanh nghiệp, khi
9
hết hiện hành chuyển giao cho lưu trữ công (Italia). Đối với tài liệu của doanh
nghiệp tư nhân, có nước quy định Nhà nước “chỉ giám sát tài liệu khi chúng có giá trị
lịch sử” (Italia); hoặc “nếu doanh nghiệp thực thi các chức năng mang tính chất toàn liên
bang thì Lưu trữ nhà nước chịu mọi phí tổn bảo đảm việc bảo quản, xác định giá trị, chỉnh
lý và sử dụng tài liệu”; hoặc “chuyển quyền quản lý tài liệu cho tư nhân, nhưng bảo hộ luật
pháp đối với tài liệu có giá trị” (Hungary, Bồ Đào Nha). Những quy định như vậy chứng tỏ
ở nước ngoài cũng rất quan tâm đến tài liệu có giá trị lịch sử của các doanh nghiệp nói
chung; với tài liệu doanh nghiệp nhà nước thì được coi là tài sản nhà nước cần được quản
lý.
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu xây dựng bảng kê những tài liệu cần thu vào
kho lưu trữ Bộ đã được các nhà lưu trữ Việt Nam đề cập đến từ những năm 70,
trong đó khẳng định rằng cấu trúc của các bảng kê có thể được chia thành 2 phần
chính: 1. Các nhóm tài liệu tiêu biểu phản ánh những lĩnh vực hoạt động quản lý
chung ở đa số các Bộ, ngành; 2. Các nhóm tài liệu phản ánh những lĩnh vực hoạt
động quản lý đặc thù của mỗi Bộ, ngành. Kết quả của những nghiên cứu nói trên
là việc ra đời Bảng thời hạn bảo quản tài liệu văn kiện mẫu được ban hành kèm
theo công văn số 25- NV ngày 10-9-1975 của Cục Lưu trữ Phủ Thủ tướng.
Những năm 80 được đánh dấu bởi một loạt các bài viết mang tính lý luận
về xác định giá trị tài liệu, trong đó không chỉ khẳng định vai trò của phương
pháp luận, mà còn trình bày một cách hệ thống các phương pháp trong quá trình
đánh giá tài liệu nói chung, cũng như việc xây dựng các loại bảng kê nói riêng
nhằm lựa chọn những tài liệu có giá trị vào bảo quản nhà nước.
Từ cuối những năm 80 trở lại đây được ghi nhận bởi một loạt các đề tài
nghiên cứu khoa học về xác định giá trị tài liệu nói chung và xây dựng các bảng
kê nói riêng nhằm lựa chọn tài liệu có giá trị vào bảo quản nhà nước. Trên cơ sở
các đề tài nghiên cứu, cuối những năm 90 Cục Lưu trữ Nhà nước đã ban hành
được một số các văn bản hướng dẫn về xác định thành phần tài liệu nộp lưu như:
“Danh mục mẫu thành phần tài liệu nộp vào Trung tâm lưu trữ tỉnh” ban hành
kèm theo công văn số 316/LTNN- NVĐP ngày 24-6-1999; “Hướng dẫn thành
phần hồ sơ, tài liệu của các cơ quan hành chính nhà nước trung ương thuộc diện
10
nộp lưu vào các Trung tâm lưu trữ Quốc gia” ban hành kèm theo công văn số
262/LTNN-NVTƯ ngày 12-6-2001. Các đề tài nghiên cứu khoa học và các văn
bản hướng dẫn nói trên đều thống nhất chung ở 2 điểm là:
1. Sự cần thiết và vai trò của việc biên soạn các bảng kê thành phần tài liệu tiêu biểu
dành cho các nhóm cơ quan thuộc diện nộp lưu vào bảo quản nhà nước;
2. Thành phần của bảng kê tài liệu bao gồm 2 nhóm lớn: thứ nhất là các nhóm tài
liệu chung phổ biến ở tất cả các cơ quan như tài liệu tổng hợp (hoặc lãnh đạo, chỉ đạo
chung), hành chính- văn thư- lưu trữ, thi đua- khen thưởng, tổ chức- cán bộ- lao độngtiền lương, kế hoạch- thống kê, xây dựng cơ bản, tài chính- kế toán, hợp tác quốc tế, khoa
học- công nghệ, thanh tra; thứ hai là các tài liệu chuyên môn của ngành (hoặc cơ quan)
trên cơ sở các chức năng, nhiệm vụ chuyên môn cụ thể.
Những điểm thống nhất trên là cơ sở quan trọng, là kinh nghiệm quý báu
cho việc nghiên cứu xây dựng các bảng kê cụ thể hơn cho các nhóm cơ quan như
đối với các doanh nghiệp nhà nước nói chung, trong đó có các tổng công ty 100%
vốn nhà nước.
Tuy nhiên, việc đi sâu nghiên cứu vấn đề xác định giá trị tài liệu của các doanh nghiệp
nhà nước thì tư liệu hầu như chưa có. Về tài liệu lưu trữ của các doanh nghiệp nói chung mới
chỉ được đề cập đến trong một số bài viết như: “Suy nghĩ về công tác lưu trữ doanh nghiệp
trong thời kỳ đổi mới” của tác giả Nguyễn Trọng Biên trên tạp chí Văn thư- Lưu trữ số 3/2000;
“Tài liệu lưu trữ của các doanh nghiệp ở Việt Nam và những vấn đề khoa học cần nghiên cứu”
của Tiến sĩ Vũ Thị Phụng đăng trong Kỷ yếu hội thảo khoa học “Lưu trữ học và Quản trị văn
phòng” lần thứ 2 năm 2001, sau đó có chỉnh sửa để đăng ở tạp chí “Lưu trữ Việt Nam” số 3,
tháng 6 năm 2003. Ngoài ra, Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng đã tổ chức nghiên cứu
và đưa vào chương trình giảng dạy môn học “Công tác văn thư- lưu trữ trong các doanh
nghiệp” Hiện nay một số cán bộ trong Khoa đang thực hiện đề tài “Hệ thống văn bản quản lý
hình thành trong hoạt động của các doanh nghiệp”. Khoa Văn bản và Công nghệ hành chính
của Học viện Hành chính quốc gia cũng có một đề tài khoa học cấp bộ do Phó Giáo sư- Tiến
sĩ hoa học Nguyễn Văn Thâm làm chủ nhiệm là “Các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống văn
bản và thủ tục điều hành của các doanh nghiệp nhà nước”.
11
Tuy nhiên, những bài viết cũng như các công trình nghiên cứu nói trên về doanh
nghiệp nhà nước mới chỉ đi sâu về các thể loại, kỹ thuật và hình thức trình bày các loại
văn bản của doanh nghiệp nhà nước mà chưa đi sâu về nội dung, về giá trị thực tiễn
cũng như giá trị lịch sử của tài liệu. Các đề xuất đưa ra cũng mới chỉ mang tính định
hướng, chưa có các giải pháp cụ thể. Đó cũng chính là mục tiêu và nội dung nghiên cứu
chính của luận văn này.
Để nghiên cứu đề tài, luận văn được viết trên cơ sở những tư liệu sau:
- Sách kinh điển, sách lý luận về khoa học nghiệp vụ lưu trữ và công tác
xác định giá trị tài liệu lưu trữ.
- Hệ thống văn bản pháp luật của Đảng, Nhà nước về doanh nghiệp nhà
nước như: Văn kiện Đại hội và các nghị quyết của Đảng; Luật Doanh nghiệp,
Luật Doanh nghiệp nhà nước; các văn bản của Nhà nước về việc thành lập, quy
định chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của một số tổng công ty nhà nước.
- Văn bản của Nhà nước, của Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước quy định
về công tác lưu trữ nói chung và công tác xác định giá trị tài liệu nói riêng.
- Văn bản của một số tổng công ty quy định cơ cấu tổ chức và chức năng
nhiệm vụ các phòng ban chức năng, lề lối làm việc, công tác văn thư -lưu trữ của
cơ quan, sổ sách đăng ký công văn đi- đến, sổ mục lục thống kê tài liệu đã chỉnh
lý và thực tế tài liệu hình thành ở các doanh nghiệp nhà nước.
- Các bài viết, kết quả nghiên cứu khoa học về tài liệu lưu trữ nói chung
và tài liệu của các doanh nghiệp nhà nước nói riêng
5. Bố cục của luận văn
Với mục đích và ý nghĩa nói trên, bố cục của luận văn ngoài Phần mở đầu
và Kết luận gồm 3 chương như sau:
Chƣơng 1. Thành phần, nội dung, ý nghĩa của tài liệu hành chính hình
thành trong hoạt động của các tổng công ty 100% vốn nhà nước.
1. Các loại hình tổng công ty, tổ chức và hoạt động của các tổng công ty
100% vốn nhà nước.
12
2. Thành phần tài liệu hành chính hình thành tại các tổng công ty 100% vốn
nhà nước.
3. Ý nghĩa giá trị của tài liệu hành chính hình thành tại các tổng công ty
100% vốn nhà nước.
Chƣơng 2. Cơ sở khoa học xác định giá trị tài liệu hành chính hình thành
tại các tổng công ty 100% vốn nhà nước.
1. Cơ sở lý luận xác định giá trị tài liệu hành chính hình thành tại các tổng
công ty 100% vốn nhà nước.
2. Cơ sở pháp lý xác định giá trị tài liệu hành chính hình thành tại các tổng
công ty 100% vốn nhà nước.
3. Cơ sở thực tiễn xác định giá trị tài liệu hành chính hình thành tại các
tổng công ty 100% vốn nhà nước.
Chƣơng 3. Tổ chức xác định giá trị tài liệu và xây dựng Danh mục thành
phần tài liệu hành chính hình thành tại các tổng công ty 100% vốn nhà nước cần
nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử.
1. Tổ chức xác định giá trị tài liệu hình thành tại các tổng công ty 100%
vốn nhà nước.
2. Xây dựng Danh mục thành phần tài liệu hành chính của các tổng công
ty 100% vốn nhà nước cần nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử.
****
Luận văn này được hòan thành ngòai sự cố gắng, nỗ lực của bản thân còn
có sự giúp đỡ thiết thực và nhiệt tình của các thầy cô giáo trong Khoa Lưu trữ
học và Quản trị Văn phòng- Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn thuộc
Đại học Quốc gia Hà Nội, lãnh đạo Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, tòan thể
các bạn bè đồng nghiệp trong cơ quan, đặc biệt là sự giúp đỡ nhiệt tình và trách
nhiệm của nguời hướng dẫn PGS- TSKH Nguyễn Văn Thâm đã giúp đỡ tôi hòan
thành luận văn này. Nhân dịp này, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
tới mọi sự giúp đỡ quý báu đó.
13
Mặc dù đã cố gắng hết sức, nhưng do vấn đề nghiên cứu còn mới mẻ mà
khả năng trình độ và điều kiện thời gian có hạn nên luận văn không tránh khỏi
những hạn chế. Tác giả luận văn mong nhận được sự thông cảm và góp ý chân
tình của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp.
Chƣơng 1
THÀNH PHẦN, NỘI DUNG, Ý NGHĨA CỦA
TÀI LIỆU HÀNH CHÍNH HÌNH THÀNH TRONG HOẠT ĐỘNG
CỦA CÁC TỔNG CÔNG TY 100% VỐN NHÀ NƢỚC
1.1. Các loại tổng công ty, tổ chức và hoạt động của các tổng công ty
100% vốn nhà nƣớc
1.1.1. Các loại tổng công ty, vị trí, vai trò tổng công ty 100% vốn nhà nước.
Điều 1 Luật Doanh nghiệp nhà nước do Quốc hội nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26 tháng 11 năm
2003 (sau đây gọi tắt là Luật Doanh nghiệp nhà nước) ghi rõ: “ Doanh nghiệp nhà
nước là tổ chức kinh tế do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần,
vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ
phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.”[16, 2]
Hình thức công ty nhà nước “là doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu toàn bộ
vốn điều lệ, thành lập, tổ chức quản lý, đăng ký hoạt động theo quy định của Luật
doanh nghiệp nhà nước. Công ty nhà nước được tổ chức dưới hình thức công ty
nhà nước độc lập, tổng công ty nhà nước”.[16, 3]
“Tổng công ty nhà nước là hình thức liên kết kinh tế trên cơ sở tự đầu tư,
góp vốn giữa các công ty nhà nước, giữa công ty nhà nước với các doanh nghiệp
khác hoặc được hình thành trên cơ sở tổ chức và liên kết các đơn vị thành viên có
mối quan hệ gắn bó với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch
14
vụ kinh doanh khác, hoạt động trong một hoặc một số chuyên ngành kinh tế- kỹ
thuật chính nhằm tăng cường khả năng kinh doanh và thực hiện lợi ích của các
đơn vị thành viên và toàn tổng công ty ".[16, 29]
Theo Điều 47 của Luật Doanh nghiệp nhà nước, tổng công ty có các loại
hình sau:
“1. Tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập là hình thức
liên kết và tập hợp các công ty thành viên hạch toán độc lập có tư cách pháp
nhân, hoạt động trong một hoặc một số ngành kinh tế- kỹ thuật chính, nhằm tăng
cường tích tụ, tập trung vốn và chuyên môn hoá kinh doanh của các đơn vị thành
viên và toàn tổng công ty.
2. Tổng công ty do các công ty tự đầu tư và thành lập là hình thức liên kết
thông qua đầu tư, góp vốn của công ty nhà nước quy mô lớn do Nhà nước sở hữu
toàn bộ vốn điều lệ với các doanh nghiệp khác, trong đó công ty nhà nước giữ
quyền chi phối doanh nghiệp khác.
3. Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước là tổng công ty được thành lập để
thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với các công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước
một thành viên chuyển đổi từ các công ty nhà nước độc lập và các công ty trách nhiệm hữu
hạn nhà nước một thành viên do mình thành lập; thực hiện chức năng đầu tư và kinh doanh
vốn nhà nước và quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với cổ phần, vốn góp của Nhà nước tại
các doanh nghiệp đã chuyển đổi sở hữu hoặc hình thức pháp lý từ các công ty độc lập.” [16,
29-30]
Trong ba loại hình tổng công ty nói trên, điều kiện tổ chức loại hình tổng
công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập được quy định tại Điều 48
của Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003, trong đó phải bảo đảm:
“1. Hoạt động trong các ngành, lĩnh vực then chốt, làm nòng cốt thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế và đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước;
2. Các công ty thành viên hoạt động trong một hoặc một số chuyên ngành kinh tế- kỹ
thuật chính, liên kết chặt chẽ với nhau về công nghệ, thị trường và vốn;
3. Có ít nhất hai tổng công ty trong một ngành, lĩnh vực, trừ ngành, lĩnh vực mà công
nghệ sản xuất không cho phép thành lập hai hay nhiều tổng công ty.”[16, 30 ]
15
Tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập bao gồm tổng
công ty được tổ chức lại từ tổng công ty thành lập theo Luật Doanh nghiệp nhà
nước năm 1995 (các tổng công ty 90- 91) và tổng công ty được thành lập mới
theo Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003.
Hiện nay Nhà nước ta đang tích cực thực hiện chủ trương chuyển đổi, tổ
chức lại các tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập, công ty
thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty theo mô hình Công ty mẹ- Công ty
con. Theo Điều 28 khoản 1 Nghị định của Chính phủ số 153/2004/NĐ-CP ngày
09/8/2004 về tổ chức, quản lý tổng công ty nhà nước và chuyển đổi tổng công ty
nhà nước, công ty nhà nước độc lập theo mô hình Công ty mẹ- Công ty con (sau
đây gọi tắt là Nghị định 153/2004): Việc chuyển đổi, tổ chức lại tổng công ty do
Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập “nhằm chuyển từ liên kết theo kiểu
hành chính với cơ chế giao vốn sang liên kết bền chặt bằng cơ chế đầu tư tài
chính là chủ yếu; xác định rõ quyền lợi, trách nhiệm về vốn và lợi ích kinh tế
giữa công ty mẹ với các công ty con và công ty liên kết; tăng cường năng lực kinh
doanh cho các đơn vị tham gia liên kêt; tạo điều kiện để phát triển thành tập đoàn kinh tế.”
[28, 23 ] . Cũng theo Điều 20 của Nghị định nói trên: “Công ty mẹ có chức năng trực tiếp sản
xuất kinh doanh và đầu tư tài chính vào doanh nghiệp khác. Công ty mẹ có các quyền, nghĩa vụ
của công ty nhà nước theo quy định của Luật Doanh nghiệp nhà nước; thực hiện quyền, nghĩa
vụ của chủ sở hữu đối với phần vốn đầu tư vào các công ty con và công ty liên kết.” [28, 20]
Như vậy việc chuyển đổi, tổ chức lại các tổng công ty chỉ nhằm thay đổi cơ chế đầu tư; xác định
rõ hơn quyền lợi, trách nhiệm về vốn và lợi ích kinh tế; tăng cường năng lực kinh doanh; tạo điều
kiện để phát triển cho doanh nghiệp. Song về bản chất đây vẫn là các doanh nghiệp nhà nước.
Qua phần giới thiệu trên đây về khái niệm các loại doanh nghiệp nhà nước,
các công ty nhà nước nói chung và các loại tổng công ty nhà nước nói riêng,
chúng tôi đi đến một số nhận xét sau:
1. Tổng công ty 100% vốn nhà nước là các tổ chức kinh tế của Nhà nước.
So với các cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan hành chính sự nghiệp, các tổng
công ty này có những điểm chung và những đặc điểm riêng.
16
Điểm chung là ở chỗ, cùng có xuất phát điểm là tổ chức của Nhà nước với
mục tiêu chung là phục vụ Nhà nước, và cao nhất là phục vụ nhân dân. Cho nên
các tổng công ty nhà nước cũng được tổ chức và hoạt động theo những nguyên
tắc và mô hình chung của các cơ quan nhà nước như: mô hình tổ chức quản lý, cơ
chế quản lý (quản lý hành chính, quản lý kinh tế, quản lý nhân sự); lề lối, tác
phong làm việc, quan hệ cấp trên với cấp dưới vv.
Nhưng, là tổ chức kinh tế nên các tổng công ty nhà nước hoạt động có mục
tiêu kinh tế, vì lợi ích kinh tế, có hạch toán kinh tế… khác với các cơ quan quản
lý nhà nước mang tính công quyền, không vụ lợi.
2. Bên cạnh đó, là một trong những thành phần của nền kinh tế quốc dân, so
với các tổ chức kinh tế không phải của nhà nước, các tổng công ty nhà nước cũng
có những điểm chung và riêng. Điểm chung ở chỗ cùng là tổ chức kinh tế vì lợi
nhuận. Để thực hiện mục tiêu này, các tổng công ty nhà nước có quyền tự chủ
trong sản xuất kinh doanh và phải bảo đảm sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Nhưng các tổng công ty 100% vốn nhà nước được Nhà nước quyết định đầu tư
vốn và thành lập, không phải như các doanh nghiệp khác tự xin phép thành lập và
tự đầu tư vốn. Chính vì vậy , các tổng công ty 100% vốn nhà nước chịu sự điều
tiết của Nhà nước, chịu sự ràng buộc rất chặt chẽ với Chính phủ và các cơ quan
quản lý nhà nước.
3. Từ những khái niệm, vai trò và mối quan hệ nói trên của các tổng công
ty cho chúng ta hình dung trước hết về vị trí, ý nghĩa của các cơ quan đơn vị hình
thành phông là các tổng công ty 100% vốn nhà nước ; qua đó thấy được giá trị
của hệ thống tài liệu hình thành trong quá trình hoạt động của chúng. Với những
ngành, lĩnh vực quan trọng thiết yếu cho xã hội, tạo động lực phát triển nhanh
cho nền kinh tế, hoặc có lợi thế cạnh tranh cao, hay được thành lập ở địa bàn đặc
biệt khó khăn mà các thành phần kinh tế khác không đầu tư, các tổng công ty
100% vốn nhà nước rõ ràng phải là các nguồn bổ sung tài liệu vào Phông lưu trữ
quốc gia. Hay nói cách khác, Phông lưu trữ quốc gia Việt Nam không thể thiếu
thành phần tài liệu phản ánh lịch sử phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn, tiêu
biểu cho chính sách đổi mới phát triển kinh tế mà Đảng và Nhà nước ta đang đẩy
17
mạnh. Nhà nước cần quan tâm đến các nguồn bổ sung này để lựa chọn được
những tài liệu có giá trị vào các kho lưu trữ lịch sử.
1.1.2. Đặc điểm về tổ chức của các tổng công ty 100% vốn nhà nước.
Để tổ chức quản lý các tổng công ty nhà nước hoạt động kinh doanh có
hiệu quả theo sự điều tiết của Nhà nước, Luật Doanh nghiệp nhà nước quy định:
Tổng công ty nhà nước bao gồm Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng Giám
đốc, các phó Tổng giám đốc, kế toán trưởng và bộ máy giúp việc [16, 18].
Hội đồng quản trị là cơ quan đại diện trực tiếp chủ sở hữu tại tổng công ty, có
quyền nhân danh tổng công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục tiêu, nhiệm
vụ và quyền lợi của tổng công ty. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm trước người quyết
định thành lập tổng công ty nhà nước, người bổ nhiệm và trước pháp luật về mọi hoạt
động của tổng công ty. Hội đồng quản trị gồm Chủ tịch và các thành viên. Chủ tịch
Hội đồng quản trị và Trưởng Ban kiểm soát phải là thành viên chuyên trách.
Tổng giám đốc có thể là thành viên Hội đồng quản trị. Số lượng thành viên Hội
đồng quản trị không quá 7 người. Chủ tịch Hội đồng quản trị không kiêm nhiệm
chức vụ Tổng giám đốc. Chủ tịch Hội đồng quản trị và các thành viên do người
quyết định thành lập tổng công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc thay thế, khen
thưởng, kỷ luật. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị không quá năm năm.
Thành viên Hội đồng quản trị có thể được bổ nhiệm lại.
Hội đồng quản trị làm việc theo chế độ tập thể; họp ít nhất một lần trong
một quý để xem xét và quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ , quyền hạn của
mình; đối với những vấn đề không yêu cầu thảo luận thì Hội đồng quản trị có thể
lấy ý kiến bằng văn bản. Hội đồng quản trị có thể họp bất thường để giải quyết
những vấn đề cấp bách của tổng công ty. Nội dung các vấn đề thảo luận, các ý
kiến phát biểu, kết quả biểu quyết, các quyết định được Hội đồng quản trị thông
qua và kết luận của các cuộc họp của Hội đồng quản trị phải được ghi thành biên
bản. Chủ toạ và thư ký cuộc họp phải liên đới chịu trách nhiệm về tính chính xác và tính
trung thực của biên bản họp Hội đồng quản trị. Nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị
có tính bắt buộc thi hành đối với toàn bộ công ty.
18
Hội đồng quản trị thành lập Ban kiểm soát để giúp Hội đồng quản trị kiểm
tra, giám sát tính hợp pháp, chính xác và trung thực trong quản lý, điều hành hoạt
động kinh doanh, trong ghi chép sổ kế toán, báo cáo tài chính và việc chấp hành
Điều lệ công ty, nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, quyết định của
Chủ tịch Hội đồng quản trị. Ban kiểm soát thực hiện nhiệm vụ do Hội đồng quản
trị giao, báo cáo và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị.Ban kiểm soát gồm
Trưởng ban là thành viên Hội đồng quản trị và một số thành viên khác do Hội
đồng quản trị quyết định. Tổ chức công đoàn trong công ty cử một đại diện đủ
tiêu chuẩn tham gia thành viên Ban kiểm soát.
Tổng Giám đốc là người đại diện theo pháp luật, điều hành hoạt động hàng
ngày của công ty theo mục tiêu, kế hoạch phù hợp với Điều lệ công ty và các
nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị; chịu trách nhiệm trước Hội đồng
quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
Văn phòng và các phòng ban chuyên môn, nghiệp vụ có chức năng tham
mưu, giúp việc Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc trong quản lý, điều hành công
việc của tổng công ty.
Việc thành lập các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ không được quy định
cụ thể trong Luật Doanh nghiệp nhà nước, cũng không được quy định trong
Quyết định thành lập hay Điều lệ của Tổng công ty. Điều đó thuộc quyền của
doanh nghiệp theo Luật định: “Được tổ chức bộ máy quản lý theo yêu cầu kinh
doanh” [16, 18]. Chính vì vậy, mỗi tổng công ty tự quyết định thành lập các
phòng ban giúp việc của mình. Cụ thể qua thực tế tại một số tổng công ty như
sau:
Tổng công ty Điện lực Việt Nam được thành lập theo Nghị định của Chính
phủ số 14/CP ngày 27/01/1995. Theo quyết định số 1576 EVN/TCCBLĐ ngày
23/10/1999 của Tổng công ty Điện lực Việt Nam, hiện nay Tổng công ty có 18
phòng ban như sau: Văn phòng; Ban Tổ chức Cán bộ và Đào tạo; Ban Lao động
Tiền lương; Ban Kế hoạch; Ban Tài chính- Kế toán; Ban Kinh doanh và Dịch vụ
khách hàng; Ban Hợp tác quốc tế; Ban Kỹ thuật nguồn điện; Ban Kỹ thuật lưới
điện; Ban Kỹ thuật an toàn và Bảo hộ lao động; Ban Thẩm định; Ban Quản lý xây
19
dựng; Ban Kinh tế dự toán; Ban Quản lý đấu thầu; Ban Vật tư và Xuất nhập
khẩu; Ban Thanh tra Bảo vệ và Pháp chế; Ban Kiểm toán nội bộ; Ban Phát triển
điện nông thôn và miền núi [44].
Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam được thành lập theo Quyết
định số 249/TTg ngày 29/4/1995 của Thủ tướng Chính phủ. Quyết định số
127/QĐ-TCCB/HĐQT của Tổng công ty ngày 04/5/2000 đã phê chuẩn mô hình
tổ chức bộ máy quản lý cơ quan Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam
giai đoạn 2000- 2005 gồm 16 phòng ban sau: Ban Viễn thông; Ban Bưu chínhPhát hành báo chí; Ban Khoa học Công nghệ- Công nghiệp; Ban Đầu tư- Phát
triển; Ban Tổ chức- Cán bộ- Lao động; Ban Giá cước- Tiếp thị; Ban Kế hoạch;
Ban Kế toán Thống kê- Tài chính; Ban Kiểm toán nội bộ; Ban Thanh tra; Ban
Bảo vệ bưu điện; Văn phòng; Văn phòng đại diện; Ban Hợp tác quốc tế; Ban Phát
triển Bưu chính- Viễn thông nông thôn; Ban Thi đua- Truyền thống[17].
Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam được thành lập theo Quyết định số
667/TCLĐ ngày 04/10/1995 của Bộ Lâm nghiệp. Theo quyết định số 1360
TCT/TCLĐ/QĐ ngày 12/8/1998 của Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam, thuộc
Tổng công ty gồm 8 phòng chức năng: Văn phòng; Phòng Tổ chức- Lao động;
Phòng Kế hoạch- Đầu tư; Phòng Trồng rừng; Phòng Kỹ thuật và Hợp tác quốc tế;
Phòng Kinh doanh- Xuất nhập khẩu; Phòng Kế toán- Tài chính; Phòng Kiểm toán
[46].
Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam là một doanh nghiệp nhà nước có đóng góp lớn vào
ngân sách nhà nước hàng năm, được thành lập theo Quyết định số 254/TTg ngày 29/4/1995
của Thủ tướng Chính phủ. Quyết định số 01 TLVN/QĐ-TC ngày 02/01/1997 của Tổng
công ty quy định bộ máy giúp việc gồm: 1. Phòng Kinh tế Kế hoạch; 2. Phòng Tổ
chức- Lao động tiền lương; 3. Phòng Tài chính- Kế toán; 4. Phòng Kỹ thuật; 5.
Văn phòng [20].
Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam được thành lập theo Quyết định số
224/TTg ngày 17/4/1996 của Thủ tướng Chính phủ. Hiện nay Tổng công ty
Xăng dầu Việt Nam có 12 phòng chức năng sau: Văn phòng; Phòng Tổ chức-Cán
bộ; Phòng Lao động- Tiền lương; Phòng Tài chính- Kế toán; Phòng Đầu tư -Xây
20
dựng cơ bản; Phòng Thanh tra; Phòng Hợp tác quốc tế; Phòng Xuất nhập khẩu;
Phòng Kinh doanh; Phòng Kinh doanh ga; Phòng Kỹ thuật xăng dầu; Phòng
Công nghệ phát triển [21].
Qua cơ cấu tổ chức các đơn vị chức năng của một số tổng công ty nói trên
thấy rằng, mô hình tổ chức quản lý của cơ quan tổng công ty cũng tương tự như
mô hình tổ chức quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước. Tức là cũng có những
phòng ban chức năng phổ biến như Văn phòng, Tổ chức- Cán bộ, Lao động- Tiền
lương, Kế hoạch, Tài chính - Kế toán, Xây dựng cơ bản, Khoa học- Công nghệ,
Hợp tác quốc tế, Thanh tra. Các đơn vị chức năng này cũng có chức năng nhiệm
vụ tương tự như ở các cơ quan quản lý nhà nước. Bởi trong thực tế, các tổng công
ty nhà nước cũng có chức năng nhiệm vụ và vai trò như là bộ máy quản lý hành
chính đối với cơ quan tổng công ty và với các doanh nghiệp thành viên .
Đồng thời với chức năng kinh doanh, tự hạch toán dưới sự quản lý của Nhà
nước, một số tổng công ty lớn thường có các phòng ban chức năng chuyên sâu
hơn về quản lý tài chính như Kiểm toán nội bộ (Tổng công ty Điện lực Việt Nam,
Tổng công ty Bưu chính Viễn thông, Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam) ; Đầu
tư- Phát triển, Giá cước- Thị trường (Tổng công ty Bưu chính Viễn thông); Quản
lý đấu thầu, Thẩm định (Tổng công ty Điện lực Việt Nam).
Chiếm vị trí đặc biệt trong cơ cấu của cơ quan tổng công ty là các đơn vị chức năng
chuyên môn theo chuyên ngành kinh tế- kỹ thuật của doanh nghiệp. Các đơn vị chuyên
môn này, tuỳ theo chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực sản xuất- kinh doanh của từng doanh
nghiệp và yêu cầu thực tế của từng thời kỳ, được tổ chức nhằm tham mưu giúp Tổng giám
đốc thực thi nhiệm vụ thuộc chức năng và quyền hạn theo quy định của pháp luật.
Trong hoạt động của các tổng công ty nhà nước, sự tham gia quản lý công ty của
người lao động là vô cùng quan trọng. Hình thức và nội dung tham gia quản lý công ty
của người lao động không chỉ là thành viên của Ban kiểm soát như đã nói ở trên, mà còn
được Luật Doanh nghiệp nhà nước quy định tại các Điều 44 và 45. Người lao động tham
gia quản lý công ty thông qua các hình thức và tổ chức sau đây:
1. Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu công nhân, viên chức được tổ
chức từ tổ, đội, phân xưởng, phòng, ban đến công ty;
21
2. Tổ chức Công đoàn của tổng công ty;
3. Ban Thanh tra nhân dân;
4. Thực hiện quyền kiến nghị, khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật” [16,
28].
Từ các hình thức và tổ chức nói trên, các nhóm tài liệu cũng được hình
thành, phản ánh về vai trò đóng góp và sự tham gia quản lý công ty của người lao
động.
Về các đơn vị thành viên của tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư
và thành lập, theo Điều 6 Nghị định 153/2004 có:
1. Các đơn vị do tổng công ty đầu tư toàn bộ vốn điều lệ, bao gồm:
- Công ty thành viên hạch toán độc lập;
- Đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc và đơn vị sự nghiệp;
- Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên;
- Các doanh nghiệp do tổng công ty đầu tư toàn bộ vốn điều lệ được thành
lập ở nước ngoài;
- Tuỳ theo quy mô và nhu cầu trong kinh doanh, tổng công ty có thể có
công ty tài chính.
2. Các đơn vị thành viên do tổng công ty nắm giữ cổ phần, vốn góp chi phối bao gồm:
- Công ty cổ phần có cổ phần chi phối của tổng công ty;
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn góp chi phối của
tổng công ty;
- Công ty liên doanh, trong đó tổng công ty là đối tác giữ quyền chi phối;
- Các doanh nghiệp do tổng công ty giữ cổ phần, vốn góp chi phối được thành lập
ở nước ngoài. [28, 7-8 ]
Tổng công ty theo mô hình Công ty mẹ- Công ty con, theo Điều 19 Nghị định
153/2004 có các doanh nghiệp thành viên như sau:
1. Các công ty con:
a) Các công ty có vốn góp chi phối của công ty mẹ gồm: công ty trách nhiệm hữu
hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty liên doanh với nước ngoài, công ty ở
nước ngoài.
22
b) Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên do công ty mẹ nắm giữ
toàn bộ vốn điều lệ. [28, 19]
Các đơn vị thành viên của tổng công ty đều có con dấu, tài khoản phù hợp
với phương thức hạch toán của tổng công ty. Mối quan hệ của tổng công ty với
các doanh nghiệp thành viên được quy định trong Luật Doanh nghiệp nhà nước
và các văn bản liên quan bởi các quyền và nghĩa vụ của từng loại doanh nghiệp.
Số lượng và tên các đơn vị thành viên thường được ghi trong Điều lệ của tổng
công ty. Song theo từng thời kỳ, với yêu cầu tổ chức quản lý và tổ chức kinh
doanh khác nhau, số lượng và tên các đơn vị thành viên cũng có sự thay đổi . Một
số ví dụ như sau:
Theo Nghị định 14/CP ngày 27/01/1995 của Chính phủ về thành lập Tổng công ty
Điện lực Việt Nam và ban hành Điều lệ của Tổng công ty: Tổng công ty điện lực Việt
Nam có 14 doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập; 17 doanh nghiệp nhà nước hạch
toán phụ thuộc; 3 đơn vị sự nghiệp. Nhưng theo “Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
số 219/2003/QĐ-TTg ngày 28/10/2003 về việc phê duyệt Đề án tổng thể sắp xếp, đổi
mới doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng công ty điện lực Việt Nam đến năm
2005”: Những doanh nghiệp, đơn vị Nhà nước tiếp tục nắm giữ 100% vốn điều lệ và
giữ nguyên pháp nhân có 34, trong đó các doanh nghiệp hạch toán độc lập có 12; các
doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc có 17; các đơn vị sự nghiệp có 05 [42, 10800].
Theo Nghị định của Chính phủ số 51-CP ngày 1/8/1995 phê chuẩn Điều lệ Tổ chức và
hoạt động của Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam: Tổng công ty có 17 doanh
nghiệp nhà nước hạch toán độc lập, 59 đơn vị hạch toán phụ thuộc, 12 đơn vị sự nghiệp, 6
đơn vị liên doanh có vốn góp của Tổng công ty. Theo Công văn số 261/CP-ĐMDN ngày
11/3/2003 của Chính phủ về việc phê duyệt danh mục doanh nghiệp nhà nước và bộ phận
doanh nghiệp nhà nước thuộc Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam thực hiện cổ
phần hóa giai đoạn 2003- 2005: Thực hiện cổ phần hóa, Nhà nước giữ cổ phần 51% trở lên ở
12 doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp ; thực hiện cổ phần hóa, khi bán cổ phiếu lần đầu
Nhà nước giữ cổ phần thấp nhất 51% ở 01 doanh nghiệp; thực hiện cổ phần hóa, Nhà nước
không nắm giữ cổ phần chi phối ở 12 doanh nghiệp [4, 641- 643].
23
Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 224-TTg ngày 17/4/1995 v/v
thành lập Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam, tại thời điểm thành lập, Tổng công
ty có 35 đơn vị thành viên. [37, 299 -300]
Theo Nghị định của Chính phủ số 67-CP ngày 25/10/1995 phê chuẩn Điều lệ
về Tổ chức và hoạt động của Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam: 11 đơn vị thành
viên hạch tóan độc lập; 01 đơn vị sự nghiệp. Quyết định của Thủ tướng Chính
phủ số 14/2003/QĐ-TTg ngày 20/01/2003 phê duyệt Phương án tổng thể sắp xếp,
đổi mới doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam giai
đoạn 2003- 2005: những doanh nghiệp mà Nhà nước tiếp tục nắm giữ 100% vốn
gồm 01 đơn vị sự nghiệp, các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có 08 nhà máy
thuốc lá, 02 công ty thương mại và xuất nhập khẩu; có 03 doanh nghiệp thực hiện
cổ phần hoá mà Nhà nước giữ trên 50% vốn điều lệ; có 02 doanh nghiệp sáp nhập
thành 01 vào năm 2005.[41]
Các đơn vị thành viên cũng chính là các nguồn văn bản đến chiếm số lượng
khá lớn trong thành phần tài liệu của các tổng công ty.
Qua phần giới thiệu trên đây về chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức một
số tổng công ty, có thể đi đến một số nhận xét sau:
- Các tổng công ty 100% vốn nhà nước là loại doanh nghiệp nhà nước
được tổ chức quản lý theo mô hình có Hội đồng quản trị. Mô hình này được luật
định theo một cơ cấu quản lý thống nhất gồm Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát,
Tổng giám đốc, các Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và bộ máy giúp việc.
Những quy định của Luật Doanh nghiệp nhà nước về chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn của các thành phần cơ cấu nói trên; về chế độ làm việc của Hội đồng
quản trị; về quan hệ giữa Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc đã giúp chúng ta
hình dung ra các nhóm tài liệu hình thành nên từ các thành phần cơ cấu đó và
mức độ quan trọng cũng như giá trị của chúng.
- Thực hiện quyền của công ty nhà nước trong việc tổ chức bộ máy quản lý
theo yêu cầu kinh doanh và bảo đảm kinh doanh có hiệu quả, các tổng công ty
100% vốn nhà nước đã tự tổ chức bộ máy giúp việc gồm các phòng ban chức
năng. Các phòng ban này giống như ở các cơ quan quản lý nhà nước, thường gồm
24
các phòng ban chức năng chủ yếu và một số phòng ban chức năng chuyên môn.
Sự giống nhau về cơ cấu tổ chức một số phòng ban của các tổng công ty 100%
vốn nhà nước và các cơ quan quản lý hành chính nhà nước giúp chúng ta xác
định vị trí, ý nghĩa của các tổng công ty này, thành phần và giá trị của các nhóm
tài liệu hình thành trong quá trình hoạt động của chúng.
- Cũng qua việc nghiên cứu chức năng nhiệm vụ của các phòng ban cơ
quan tổng công ty thấy rằng, các tổng công ty 100% vốn nhà nước cũng là những
cơ quan quản lý nên có những chức năng tương tự như các cơ quan quản lý khác.
Giữa chúng rõ ràng có những điểm tương đồng. Song điểm khác biệt của các
tổng công ty này là: với chức năng chính sản xuất- kinh doanh nhằm mục tiêu lợi
nhuận dưới sự quản lý của Nhà nước, nên một số tổng công ty có những phòng
ban chuyên sâu hơn về quản lý tài chính như Kiểm toán, Kinh tế dự toán…Tài
liệu của các phòng ban chuyên môn này có giá trị đặc biệt quan trọng không chỉ
với doanh nghiệp, mà còn đối với Nhà nước trong hoạt động quản lý kinh doanh
hàng ngày cũng như trong nghiên cứu lịch sử.
1.1.3. Các mối quan hệ của tổng công ty 100% vốn nhà nước.
1.1.3.1. Quan hệ với Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước
Được Nhà nước quyết định đầu tư vốn và thành lập, các tổng công ty
100% vốn nhà nước có mối quan hệ ràng buộc rất chặt chẽ với Chính phủ và các
cơ quan quản lý nhà nước. Điều đó được thể hiện qua toàn bộ Luật Doanh nghiệp
nhà nước năm 2003, trong đó đặc biệt là: Điều 7 quy định về người đề nghị thành
lập mới công ty nhà nước; Điều 9 quy định về thẩm quyền quyết định thành lập
mới công ty nhà nước; Điều 62 quy định Nhà nước là chủ sở hữu công ty nhà
nước; Điều 64 quy định về quyền của chủ sở hữu nhà nước đối với công ty nhà
nước; Điều 65 quy định về quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với công ty nhà
nước do Chính phủ thực hiện; Điều 66 quy định về quyền và nghĩa vụ của chủ sở
hữu đối với công ty nhà nước do Bộ quản lý ngành, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
thực hiện; Điều 67 quy định về quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với công ty
nhà nước do Bộ Tài chính thực hiện; Điều 75 quy định về thẩm quyền quyết định
tổ chức lại công ty nhà nước; Điều 78 quy định về thẩm quyền quyết định giải thể
25