Tải bản đầy đủ (.pdf) (214 trang)

Bia đá thế kỷ XVII của một số chùa ở ngoại thành hà nội ( khảo sát 10 huyện phía tây và nam hà nội) luận văn ths lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.05 MB, 214 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ XUÂN

BIA ĐÁ THẾ KỶ XVII CỦA MỘT SỐ CHÙA Ở
NGOẠI THÀNH HÀ NỘI (KHẢO SÁT 10
HUYỆN PHÍA TÂY VÀ PHÍA NAM HÀ NỘI)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

HÀ NỘI – 2011


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------***-------------------

NGUYỄN THỊ XUÂN

BIA ĐÁ THẾ KỶ XVII CỦA MỘT SỐ CHÙA Ở
NGOẠI THÀNH HÀ NỘI (KHẢO SÁT 10
HUYỆN PHÍA TÂY VÀ PHÍA NAM HÀ NỘI)

CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM
MÃ SỐ
: 60 22 54

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. PHAN PHƯƠNG THẢO



HÀ NỘI, 2011


MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan
Bảng chữ cái viết tắt

1

MỞ ĐẦU

2

1. Lý do chọn đề tài

2

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

4

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

8

4. Phương pháp nghiên cứu

9


5. Đóng góp của luận văn

9

6. Bố cục luận văn

10

Chương 1: Vài nét về bia đá thế kỷ XVII và 17 ngôi chùa tiêu biểu của

12

10 huyện ngoại thành Hà Nội
1.1. Vài nét về bia đá Việt Nam

12

1.1.1. Khái niệm về bia đá

12

1.1.2. Bia đá Việt Nam qua các thời kỳ

13

1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến bia đá thế kỷ XVII

17


1.1.3.1. Yếu tố tự nhiên

17

1.1.3.2. Yếu tố chính trị - xã hội

18

1.1.3.3. Yếu tố kinh tế

20

1.1.3.4. Yếu tố tôn giáo, tín ngưỡng

21

1.2. Một số ngôi chùa Việt thế kỷ XVII ở 10 huyện phía Tây và phía Nam

22

Hà Nội
1.2.1. Tổng quan về 10 huyện phía Tây và phía Nam Hà Nội

22

1.2.1.1. Vị trí địa lý

22

1.2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển


22


1.2.2. Về một số ngôi chùa Việt thế kỷ XVII ở 10 huyện phía Tây và

26

phía Nam Hà Nội
1.2.3. Phân bố bia đá thế kỷ XVII trong các ngôi chùa Việt ở 10 huyện

30

phía Tây và phía Nam Hà Nội
1.2.3.1. Phân bố bia theo không gian

30

1.2.3.2. Phân bố theo thời gian

33

Tiểu kết chương 1

35

Chương 2: Nghệ thuật tạo tác bia đá thế kỷ XVII (trường hợp 10 huyện

36


ngoại thành Hà Nội)
2.1. Quá trình tạo tác văn bia

36

2.1.1. Tác giả soạn văn bia

37

2.1.2. Người viết chữ

40

2.1.3. Thợ khắc bia đá

42

2.2. Vật liệu sử dụng làm bia

44

2.3. Đặc điểm bia đá thế kỷ XVII

45

2.3.1. Phân loại bia đá

45

2.3.2. Bố cục trang trí bia đá


49

2.3.3. Kỹ thuật chạm khắc

52

2.3.4. Đặc điểm chạm khắc

54

2.3.4.1. Hình tượng linh thú

55

2.3.4.2. Biểu tượng tự nhiên

59

2.3.4.3. Biểu tượng “Phật giáo”

61

Tiểu kết chương 2

63

Chương 3: Nội dung phản ánh của bia đá thế kỷ XVII (trường hợp 10

66


huyện ngoại thành Hà Nội)
3.1. Tên gọi và cách phân loại các ngôi chùa qua văn bia

66

3.1.1. Tên gọi các ngôi chùa

66

3.1.2. Cách phân loại các ngôi chùa qua văn bia

69


3.2. Vị trí và quy mô chùa qua văn bia:

73

3.2.1. Vị trí và cảnh quan các ngôi chùa

73

3.2.2. Quy mô các ngôi chùa

77

3.3. Quá trình xây dựng và trùng tu chùa qua văn bia thế kỷ XVII

79


3.3.1. Vật liệu xây dựng chùa

79

3.3.2. Lịch sử xây dựng và trùng tu chùa

83

3.3.2.1. Một số khái niệm liên quan

83

3.3.2.2. Lịch sử xây dựng và trùng tu chùa

83

3.4. Tạo tượng và đúc chuông

87

3.4.1. Tạo tượng

87

3.4.2. Đúc chuông

89

3.5. Hoạt động của chợ Tam bảo


91

3.6. Đối tượng tham gia đóng góp xây dựng chùa

92

3.6.1. Đóng góp của lực lượng quý tộc

93

3.6.2. Đóng góp của quan viên làng xã

96

3.6.3. Đóng góp của sư trụ trì

97

3.6.4. Đóng góp của những người trong làng xã

98

Tiểu kết chương 3

99

KẾT LUẬN

101


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

106

PHỤ LỤC
A. BẢNG THỐNG KÊ BIA ĐÁ

114

B. BẢN PHIÊN ÂM, DỊCH NGHĨA BIA ĐÁ

118

C. DANH MỤC BẢN ĐỒ, BẢN ẢNH
PHỤ LỤC BẢN ĐỒ
Bản đồ 1: Bản đồ hành chính thành phố Hà Nội

178

Bản đồ 2: Vị trí di tích thuộc 10 huyện ngoại thành Hà Nội

179

PHụ LụC BảN ảNH

180


I. Chùa Bối Khê (Tam Hưng- Thanh Oai- Hà Nội)


180

Ảnh 1: Bia “Hậu Phật bi - Thịnh Đức 3 (1655)

180

II. Bia đá chùa Cống Xuyên (Thường Tín- Hà Nội)

181

Ảnh 2: Bia “Vạn cổ vĩnh truyền” - Dương Hòa 7 (1641)

181

III. Chùa Đậu (Thường Tín- Hà Nội)
Ảnh 3: Bia “Pháp Vũ tự bi” Thịnh Đức 3 (1655)

181

Ảnh 4: Trang trí trán bia“Pháp Vũ tự bi” - Thịnh Đức 3 (1655)

181

Ảnh 5: Bia “Pháp Vũ tự tạo lệ bi” - Thịnh Đức 4 (1656)

182

Ảnh 6:


182

Ảnh 7: Bia “Khoán ước Pháp Vũ tự bi ký”- Thịnh Đức 4 (1656)

182

Ảnh 8: Trang trí diềm chân bia “Khoán ước Pháp Vũ tự bi ký” - Thịnh Đức

183

4 (1656)
IV. Chùa Hưng Giáo (Tam Hưng- Thanh Oai- Hà Nội)
Ảnh 9: Bia “Hưng Giáo xã Hưng Phúc tự cổ tích danh lam tu tạo thạch

183

bi”- Vĩnh Tộ 9 (1627)
V. Chùa Hương (Mỹ Đức- Hà Nội)
Ảnh 10 - 11: Trang trí trên trán bia “Thiên Trù tự bi ký”- Chính Hòa 7

184

(1686)
Ảnh 12: Trang trí hình trâu mẹ, trâu con trên đế bia “Thiên Trù tự bi ký”-

185

Chính Hòa 7 (1686)
Ảnh 13: Trang trí hình ba ba trên đế bia “Thiên Trù tự bi ký”- Chính Hòa


185

7 (1686)
Ảnh 14: Trang trí hình cua, chuột, rắn trên đế bia “Thiên Trù tự bi ký” -

186

Chính Hòa 7 (1686)
Ảnh 15: Trang trí hình con rùa trên đế bia “Thiên Trù tự bi ký” - Chính

186

Hòa 7 (1686)
Ảnh16: Trang trí hình chuột, rắn trên đế bia “Thiên Trù tự bi ký” - Chính
Hòa 7 (1686)

187


VI. Bia chùa La Khê (Hà Đông - Hà Nội)
Ảnh17: Bia “Hậu Phật bi ký”- Chính Hòa 4 (1683)

187

VII. Bia chùa Mậu Lương (Kiến Hưng, Hà Đông, Hà Nội)
Ảnh 18

188

Ảnh19:


188

VIII. Chùa Mía (Sơn Tây- Hà Nội)
Ảnh 20: Bia “Sùng Nghiêm tự thị bi”- Vĩnh Tộ 6 (1624)

189

Ảnh 21- 22: Trang trí hình mặt trời, hoa sen trên trán bia “Sùng Nghiêm tự

189

thị bi”- Vĩnh Tộ 6 (1624)
Ảnh 23: Bia “Sùng Nghiêm tự bi ký”- Đức Long 6 (1634)

190

Ảnh 24-25.Trang trí hình mặt trời, ván lá đề trên trán bia “Sùng Nghiêm tự

190

bi ký”- Đức Long 6 (1634)
IX. Chùa Kim Bôi (Mỹ Đức- Hà Nội)
Ảnh 26. Bia “Trùng tu Đại Bi tự bi ký”- Phúc Thái 6 (1648)

191

X. Chùa Sổ (Thanh Oai- Hà Nội)
Ảnh 27. Bia “Hội Linh Quán bi ký” - Hoằng Định 4 (1604)


191

Ảnh 28-29. Bia “Hội Linh quán bi ký”- Đức Long 4 (1632)

192

XI. Chùa Thầy (Quốc Oai- Hà Nội)
Ảnh 30. Bia “Hậu Phật bi ký”- Khánh Đức 4 (1652)

192

Ảnh 31. Bia “Hậu Phật bi ký”- PCNT giữa thế kỷ XVII

192

Ảnh 32. Trang trí hoa văn đao mác đế bia “Hậu Phật bi ký”- PCNT giữa

193

thế kỷ XVII
Ảnh 33-34. Bia “Hậu Phật bi ký”- Thịnh Đức 1 (1653)

193

Ảnh 35-36. Bia “Thiên Phúc tự tạo lệ bi”- Cảnh Trị 4 (1666)

194

Ảnh 37-38. Trang trí hình lân dưới chân bia “Thiên Phúc tự tạo lệ bi”-


194

Cảnh Trị 4 (1666)


Bả n g c á c c h ữ v i ết t ắt

Bd.

Bản dịch

Cư ơng Mục

Khâm định Việt sử thông giá m cư ơng mục

DTH

Tạ p chíDân tộc học

Đ NNTC

Đ ạ i Nam nhất thống chí

Đ VSKTT

Đ ạ i Việt sử ký toàn thư

GS

Giá o sư


HN

Hà Nội

KCH

Tạ p chíKhảo cổhọc

KHXH

Khoa học xã hội

LTHCLC

Lịch triều hiến chư ơng loạ i chí

NCNT

Tạ p chíNghiên cứu Nghệthuật

NPHMVKCH

Những phá t hiện mớ i vềkhảo cổhọc

Nxb

Nhà xuất bản

PGS


Phó giá o sư

tr.

Trang

Ts

Tiến sỹ

Tp HCM

Thành phố Hồ ChíMinh

VHDG

Tạ p chíVă n hoá Dân gian

VHTT

Vă n hoá Thông tin

VHNT

Tạ p chíNghiên cứu Vă n hoá Nghệthuật

1



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
1.1. Bia đá là một trong những nguồn tư liệu quý giá trong nghiên cứu
lịch sử và văn hoá: “Văn bia là những chứng tích phản ánh những cuộc biến
thiên và cả lòng thiết tha của con người muốn gìn giữ dấu vết quý giá của
thời xưa để truyền dạy cho muôn đời sau niềm tự hào về nền văn hoá lâu đời
của nhân dân ta” [100, tr. 9-10]. Bia đá là hiện tượng văn hoá được nảy sinh
từ đời sống xã hội như là một trong những hình thức thông tin từ thời cổ trung đại. Bia đá xuất hiện từ khá sớm, truyền thống sáng tạo bia đá ở các
nước sử dụng chữ tượng hình bắt đầu từ Trung Quốc, sau đó được truyền
sang Hàn Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam. Bia đá Việt Nam ra đời
trong mối quan hệ văn hoá vùng và tiếp nhận ảnh hưởng truyền thống sáng
tạo bia đá ở Trung Quốc, tuy nhiên bia đá Việt Nam có những nét đặc trưng
mang bản sắc truyền thống dân tộc. Ở nhiều góc độ nghiên cứu về khoa học
xã hội và nhân văn, bia đá là nguồn tư liệu rất có giá trị để tìm hiểu về lịch sử
dân tộc. Những bia đá có giá trị thường được các nhà thơ, nhà văn sáng tác
với nội dung phong phú đa dạng phản ánh về tình hình chính trị - xã hội, đời
sống con người, văn hoá giáo dục... tất cả đều mang đậm bản sắc văn hoá dân
tộc Việt Nam. Trên mỗi bề mặt của bia khắc các hoạ tiết trang trí nghệ thuật.
Bởi vậy, bia đá còn là những tư liệu quý về lịch sử điêu khắc và thư pháp Việt
Nam. Những bia đá thường gắn bó mật thiết với các công trình kiến trúc tôn
giáo như đình, đền, chùa, miếu và không biết tự bao giờ những tấm bia đá đã
trở thành một bộ phận hữu cơ của những ngôi chùa Việt cổ.
1.2. Có thể nói rằng, chùa là một loại hình kiến trúc quan trọng trong đời
sống tâm linh của mỗi người dân Việt. Các công trình kiến trúc tôn giáo này
thường được tạo dựng bằng vật liệu kiến trúc cổ truyền. Trong điều kiện khí
hậu nóng, ẩm, nhiều thiên tai, địch họa của miền nhiệt đới, cùng với nét đặc

2



thù của lịch sử dân tộc chiến tranh liên miên, đã khiến cho các công trình kiến
trúc cổ này bị hủy hoại. Bởi vậy, các công trình kiến trúc này thường xuyên
được tái tạo, tu bổ. Công việc trùng tu đó thường in đậm dấu ấn của thời đại.
Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có thể nhận ra và bóc tách được đặc điểm
của thời đại qua các lớp kiến trúc với từng thời điểm tạo dựng, tu bổ khác
nhau. Bởi vậy, việc nghiên cứu kiến trúc chùa để góp phần vào công tác trùng
tu, tôn tạo giữ nguyên được bản sắc kiến trúc cổ là hết sức quan trọng và cấp
thiết, đòi hỏi phải có nguồn tư liệu chân xác. Với những gì còn sót lại và bằng
những kết quả nghiên cứu của khảo cổ học lịch sử, đặc biệt cùng với việc
nghiên cứu bia đá thế kỷ XVII chúng ta cũng phần nào phác hoạ được hình
dáng cũng như đặc trưng kiến trúc của những ngôi chùa cổ trong giai đoạn
này.
1.3. Như nhiều nhà nghiên cứu chùa Việt đã từng nhận xét, thế kỷ XVII
là thế kỷ bùng nổ của các ngôi chùa lớn ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Trong
đó 13 huyện ngoại thành ở phía Tây và phía Nam Hà Nội (bao gồm: Thường
Tín, Phú Xuyên, Thạch Thất, Quốc Oai, Hoài Đức, Phúc Thọ, Sơn Tây, Ba
Vì, Thanh Oai, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Chương Mỹ, Hà Đông) được sáp nhập từ
tỉnh Hà Tây cũ từ sau ngày 01.8.2008 đã có 469 ngôi chùa được xây dựng qua
các thời kỳ khác nhau, trong đó có 132 ngôi chùa được xếp hạng cấp Bộ, 47
ngôi chùa xếp hạng cấp tỉnh và 290 ngôi chùa chưa được xếp hạng1, điều
đáng quan tâm là có 07 ngôi chùa đã được xếp vào loại di tích Quốc gia đặc
biệt2. Tuy nhiên, ở khu vực này có 38 ngôi chùa3 có niên đại thế kỷ XVII,

1

Theo thống kê của Viện Bảo tồn Di tích.
Di tích Quốc gia đặc biệt gồm: chùa Hương- Mỹ Đức, chùa Đậu- Thường Tín, chùa Bối
Khê- Thanh Oai, chùa Thầy- Quốc Oai, chùa Mía, chùa Tây Phương- Sơn Tây (những
ngôi chùa này hiện nay hầu hết còn giữ đuợc kiến trúc thế kỷ XVII, chỉ riêng chùa Tây
Phương là kiến trúc thế kỷ XVIII).

3
Thống kê của Viện Bảo tồn Di tích thì: trong tổng số 469 ngôi chùa/ 13 huyện thì: Thời
Lý có 04 chùa, thời Trần có 01 chùa, thế kỷ XV có 01, thế kỷ XVI có 04 chùa, thế kỷ XVII
có 38 chùa, thế kỷ XVIII có 15 chùa, thế kỷ XIX có 307 chùa…
2

3


trong đó những ngôi chùa đảm bảo được cả hai yếu tố: vừa bảo lưu được giá
trị kiến trúc điêu khắc trang trí thế kỷ XVII, lại vừa lưu giữ được các tấm bia
đồng niên đại thì số lượng không nhiều, chỉ dừng lại ở con số 17 chùa với 29
tấm bia đá. Danh sách 17 ngôi chùa gồm chùa Bối Khê, chùa Đậu, chùa Cống
Xuyên, chùa Hưng Giáo, chùa Hương, chùa La Khê, chùa Lại An, chùa Lê
Dương, chùa Mía, chùa Mậu Lương, chùa Mui, chùa Nhị Khê, chùa Sổ, chùa
Thầy, chùa Thị Nguyên, chùa Trăm Gian, chùa Tường Phiêu. Những di tích
này chứa đựng nhiều nét đặc sắc trên mọi phương diện như lịch sử, văn hóa,
mỹ thuật, kiến trúc...
Với những lý do nêu trên, chúng tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: “Bia đá
thế kỷ XVII của một số ngôi chùa ở ngoại thành Hà Nội (Khảo sát 10
huyện phía Tây và phía Nam Hà Nội)” với mong muốn đi sâu nghiên cứu từ
hình thức tới nội dung phản ánh của hệ thống bia đá thế kỷ XVII được dựng
tại các chùa Việt có đồng niên đại, nhằm mục đích góp phần hiểu thêm về lịch
sử, kiến trúc chùa Việt cũng như nghệ thuật điêu khắc trong giai đoạn lịch sử
này.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Cho đến nay, có rất nhiều công trình nghiên cứu về bia đá được xuất bản.
Trong “Văn bia thời Lê xứ Kinh Bắc và sự phản ánh sinh hoạt làng xã” của
PGS.TS. Phạm Thị Thuỳ Vinh xuất bản năm 2003, tác giả đi sâu vào khai
thác nội dung của toàn bộ văn bia xứ Kinh Bắc thời Lê (thời Lê Sơ và thời Lê

Trung Hưng), trong đó khai thác một cách khá kỹ lưỡng về vấn đề sinh hoạt
làng xã. Tác giả nghiên cứu về việc xây dựng các công trình công cộng về tín
ngưỡng (đình, chùa, văn chỉ, từ đường); các công trình phục vụ đời sống kinh
tế của cộng đồng (quán chợ, tu sửa cầu, bến đò…); sự tranh giành ruộng đất;
những khó khăn thường xuyên của các làng xã về sưu thuế, công dịch; vị trí

4


của người phụ nữ trong hoạt động của làng xã; vấn đề về giáp và tổ chức làng
xã được phản ánh qua bia đá… Ngoài ra, tác giả đã nghiên cứu về quá trình
tạo tác văn bản và trang trí hoa văn trên văn bia Kinh Bắc thời Lê. Đó chính là
cơ sở để chúng tôi so sánh với những bia đá trong các ngôi chùa ở xứ Kinh
Bắc với những bia đá ở 10 huyện phía Tây và phía Nam ngoại thành Hà Nội.
Bên cạnh đó“Một số vấn đề về văn bia Việt Nam” của Trịnh Khắc Mạnh
đi sâu phân tích các hình thức tồn tại và đặc điểm về văn bản, giá trị của văn
bia Việt Nam khi nghiên cứu tư tưởng chính trị, đời sống văn hoá xã hội, đặc
điểm thể loại văn học Việt Nam thời trung đại, văn bia chữ Nôm... Ngoài ra
tác giả đã chọn để giới thiệu 20 văn bia. Tuy nhiên, vấn đề chạm khắc trên bia
đá cũng như nội dung chung của văn bia tác giả chưa chú ý đề cập đến.
Trong lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu về mỹ thuật của các bia đá có thể
kể đến các cuốn“Trang trí trong mỹ thuật truyền thống của người Việt” của
Trần Lâm Biền mang tính chất tổng hợp các loại hình trang trí từ thời Đông
Sơn cho đến thời Nguyễn trên tất cả các chất liệu, các loại hình bia đá, nhang
án, tượng, trên kiến trúc gỗ... Qua đó đưa ra những đặc điểm chung nhất về
mỹ thuật qua từng thời kỳ, chứ chưa đi sâu nghiên cứu những hình tượng
chạm khắc trên bia đá. Hay Chu Quang Trứ trong cuốn“Mỹ thuật Lý Trần Mỹ thuật Phật giáo Việt Nam” đề cập đến “Bia và văn bia chùa Việt Nam” từ
thời Lý cho đến thời Nguyễn [64; 441 - 487]4. Tuy nhiên, những mô tả này
cũng chỉ mang tính chất sơ lược và chưa đầy đủ về nội dung của một vài bia
đá tiêu biểu trong các di tích như chùa Đọi (Hà Nam), chùa Tây Phương (Hà

Nội)... Những ý nghĩa biểu tượng của mỹ thuật, trang trí chỉ đề cập đến một
cách sơ lược về những nét chạm khắc của một vài bia, chưa có nhận định
mang tính chất khái quát về chạm khắc bia đá qua từng thời kỳ.

4

Bài này cũng đã được đăng trên tạp chí Phật học số 3 năm 1997.

5


Ngoài ra, Viện Mỹ Thuật còn có những tác phẩm như “Mỹ thuật thời
Lý”, “Mỹ thuật thời Trần”, “Mỹ thuật thời Mạc”... Đây là những công trình
mang tính chuyên khảo cho từng thời kỳ, những biểu tượng chạm khắc được
nêu lên mang tính chất tổng hợp trên mọi chất liệu, mọi loại hình di tích; đồng
thời đây là những công trình để chúng tôi tìm hiểu thêm về phong cách nghệ
thuật thời kỳ trước đó, để thấy được những biến chuyển lớn trong nghệ thuật
chạm khắc dân gian thế kỷ XVII.
Một số khóa luận, luận án cũng bắt đầu đặt vấn đề nghiên cứu bia đá thế
kỷ XVII theo hướng tiếp cận mỹ thuật. Năm 1975, Tăng Bá Hoành đã nghiên
cứu “Sự chuyển biến hoa văn đến trang trí bia đá thế kỷ XVI - XVIII”. Với số
lượng 87 trang, tác giả đã đề cập đến các hình tượng trang trí trên bia đá trong
suốt 3 thế kỷ XVI, XVII, XVIII. Tuy nhiên tác giả đã viết về trang trí bia đá
trong một thời kỳ khá dài, do đó việc tập trung vào phân tích, miêu tả những
bia đá trong giai đoạn thế kỷ XVII còn hạn chế, chỉ chú trọng vào việc mô tả
các hình tượng chạm khắc, chưa đưa ra được những đặc trưng riêng về trang
trí bia trong thời kỳ này. Đến năm 1979, Đặng Kim Ngọc đã có khoá
luận“Bước đầu tìm hiểu nghệ thuật trang trí bia đá thế kỷ XV- XVIII”. Trong
đó tác giả chú trọng đến việc tìm hiểu hình tượng trang trí trên bia qua các
thời kỳ từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII, không đi sâu vào hình dáng, kỹ thuật

chạm khắc, chưa đưa ra được các tiêu chí để phân biệt một cách chân xác đặc
điểm bia đá các thời kỳ, đặc biệt là thế kỷ XVII tác giả mới chỉ đề cập đến rất
sơ sài, cần được nghiên cứu sâu hơn nữa.
Luận án Tiến sĩ năm 2001 của Nguyễn Quốc Tuấn về“Di tích chùa Bối
Khê (Hà Tây)”, với phụ lục khá dày dặn, là bản dịch văn bia của chùa từ thế
kỷ XVII đến thế kỷ XIX, trong đó tác giả đã khai thác nội dung về thời điểm
tạo dựng và trùng tu chùa Bối Khê qua các thời kỳ khác nhau. Bên cạnh đó
luận án Tiến sĩ của Nguyễn Văn Tiến năm 2001 về “Di tích chùa Thầy (Hà

6


Tây)” cũng đã có những bản dịch bia đá, trong đó đã dịch 02 văn bia thế kỷ
XVII và trong phần chính văn cũng đã đề cập đến những lần trùng tu chùa.
Bên cạnh đó, luận văn Thạc sĩ của Phạm Thị Thu Hương (2000) về “chùa
Trăm Gian những giá trị văn hóa nghệ thuật”- trường Đại học Văn hóa đã đề
cập đến những lần trùng tu chùa qua văn bia, nhưng cũng rất sơ sài, phần phụ
lục chưa có các bản phiên âm, dịch nghĩa của những văn bia hiện còn trong
chùa.
Ngoài các công trình đã được xuất bản hoặc những luận án, luận văn còn
có một số bài viết về bia đá được đăng rải rác trên các tạp chí. Tạp chí Hán
Nôm có nhiều tác giả đã đề cập đến việc nghiên cứu bia đá. Tác giả Nguyễn
Huy Thức có bài “Bước đầu tìm hiểu văn bia ở một huyện thuộc đồng bằng
Bắc Bộ”; “Đôi nét về bia hậu” số 2 năm 1987 của Dương Thị Phe và Phạm
Thị Thoa; “Đặc điểm thể loại văn bia Việt Nam, tạp chí Hán Nôm, số 4, 1993
của Trịnh Khắc Mạnh; “Văn bia chợ Việt Nam - Giá trị tư liệu khi tìm hiểu
các vấn đề sinh hoạt xã hội thời phong kiến” số 5, năm 2006 hoặc “Một số
đặc điểm về nội dung và hình thức của văn bia Lê Sơ” đăng trên số 4 năm
2008 của tác giả Phạm Thị Thuỳ Vinh... Những bài viết này chỉ đề cập đến
một vài khía cạnh mà nội dung bia đá phản ánh qua các thời kỳ trên địa bàn

vùng đồng bằng Bắc Bộ như vấn đề về bầu hậu, hoạt động buôn bán ở các
làng xã... vấn đề tạo dựng và trùng tu các ngôi chùa qua văn bia hầu như chưa
được quan tâm nhiều.
Trên tạp chí Khảo cổ học có bài “Vài nét về tình hình sưu tầm và nghiên
cứu văn bia Việt Nam” của tác giả Hoàng Lê, số 2 năm 1982; hoặc “Tìm hiểu
nghệ thuật trang trí bia đá thế kỷ XVIII” của Lê Đình Phụng, số 2 năm 1987.
Bên cạnh đó, các tác giả nước ngoài cũng đã công bố một số công trình
nghiên cứu liên quan tới vấn đề bia đá ở Việt Nam. Năm 1982, M.Bernanse
đã viết“Nghệ thuật trang trí ở Bắc Kỳ” (tư liệu Bảo tàng Lịch sử Việt Nam)

7


trong đó ông có đề cập đến những đặc điểm trang trí trên các chất liệu gốm,
đá, gỗ... Tuy nhiên, học giả này cũng chỉ đưa ra những khái niệm chung nhất
cho tất cả các loại hình trang trí trên kiến trúc, chứ chưa có nhận định cụ thể
về chạm khắc trên bia đá.
Tại Matxcơva năm 1993 luận án Phó Tiến sĩ về “Văn bia Việt Nam”của
học giả người Nga là Phedorin, được xem xét dưới góc độ lịch sử. Ngoài ra
Phedorin có bài viết “Hệ phương pháp và một vài kết quả phân tích thống kê
tư liệu văn bia Việt Nam khi nghiên cứu lịch sử xã hội” (bản dịch của Trịnh
Khắc Mạnh) đăng trên tạp chí Hán Nôm số 2 năm 1992.
Tháng 11-1997“Bia Văn Miếu Hà Nội” được quỹ Agence de la
Francôphnie (ACCT) của Tổ chức hợp tác Văn hoá và Kỹ thuật của Cộng
đồng Pháp ngữ tài trợ xuất bản bằng song ngữ Pháp - Việt...
Các công trình của học giả nước ngoài về văn bia mới chỉ dừng lại ở
mức độ giới thiệu, phần nào phân tích về nội dung của giá trị văn bia, nhưng
chỉ đề cập một cách sơ lược, chưa có sự đúc rút việc tạo dựng trùng tu di tích,
nhất là những bia đá có giá trị về lịch sử - văn hóa - xã hội ở thế kỷ XVII,
đồng thời chưa có tác phẩm chuyên biệt nào nghiên cứu đến hình dáng, kỹ

thuật tạo tác và các hình thức trang trí bia đá thời kỳ này.
Tóm lại, có thể thấy rất hiếm những công trình nghiên cứu, những luận
án, luận văn đặt vấn đề kết hợp giữa nghiên cứu về chùa và nghiên cứu bia đá
trong giai đoạn thế kỷ XVII. Bởi vậy, giá trị của bia đá thế kỷ XVII chưa
được khai thác triệt để. Một trong những nội dung quan trọng của hệ thống
bia đá đó đề cập tới cách thức tạo dựng và trùng tu di tích chùa vẫn chưa được
khai thác. Việc khai thác nội dung này cần được quan tâm sâu hơn nữa, từ đó
góp phần bảo tồn và trùng tu những ngôi chùa cổ trong hiện tại và tương lai.
Đây cũng chính là mục đích mà luận văn hướng tới.

8


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Chúng tôi chọn 29 tấm bia đá thế kỷ XVII trong 17 ngôi chùa tiêu biểu
đáp ứng được hai tiêu chí, thứ nhất là những ngôi chùa vẫn giữ được kiến trúc
mang phong cách nghệ thuật thế kỷ XVII, thứ hai là trong những ngôi chùa
đó còn lưu giữ được những tấm bia đá được tạo tác trong giai đoạn thế kỷ
XVII làm đối tượng nghiên cứu và giới hạn trong phạm vi 10 huyện ngoại
thành ở phía Tây và phía Nam Hà Nội (trước đây thuộc tỉnh Hà Tây và đến
ngày 01.8.2008 được sáp nhập trở thành các huyện thuộc ngoại thành Hà
Nội).
4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong khi hoàn thành luận văn này chúng tôi sử dụng một số phương
pháp chính như phương pháp điều tra điền dã, phương pháp văn bản học.
Trong đó phương pháp điều tra điền dã là phương pháp tiếp cận trực tiếp với
các nguồn sử liệu bia đá tại các địa phương, sử dụng các thao tác điều tra, sưu
tầm, chụp ảnh, dập thác bản... trên cơ sở đó sẽ tiến hành thống kê, phân loại,
mô tả, phân tích... rút ra những giá trị lịch sử, văn hóa, mỹ thuật của nguồn tư
liệu này. Bên cạnh đó phương pháp văn bản học được áp dụng chủ yếu đối

với các nguồn tài liệu thành văn, đây là phương pháp chính để xác định niên
đại tương đối của các bia đá không ghi niên đại tạo tác hoặc có những bia đá
đã bị mờ. Căn cứ vào hình tượng chạm khắc trên trán bia, diềm bia, chân bia,
kiểu chữ, chất liệu sử dụng… để xác định niên đại của bia và khai thác thông
tin.
Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng một số phương pháp khác để hỗ trợ
trong quá trình thực hiện luận văn như phương pháp so sánh, phương pháp
phân tích, tổng hợp… Trong quá trình nghiên cứu hoa văn trang trí trên bia đá
có thể đối chiếu với những nét chạm khắc trên kiến trúc gỗ cổ truyền được
dựng cùng thời. Từ đó đưa ra những nhận xét về hoa văn trang trí cho từng

9


thời kỳ, đồng thời có thể xác định một cách tương đối niên đại khởi dựng cho
di tích, đưa ra những nhận xét chung, những đặc trưng cơ bản dễ nhận biết,
làm cơ sở cho việc xác định niên đại của loại hình di vật này.
5. Đóng góp của luận văn:
- Luận văn nghiên cứu mang tính chất tổng hợp về những hình tượng
chạm khắc trên bia đá thế kỷ XVII trong một số ngôi chùanViệt. Từ đó đưa ra
những tiêu chí để xác định niên đại của bia đá mang tính chất tương đối, làm
cơ sở để góp phần vào những giá trị của di sản văn hoá vật thể, bổ sung thêm
phần khuyết thiếu của nghệ thuật chạm khắc cổ truyền.
- Luận văn phân tích việc tạo dựng, trùng tu các ngôi chùa được phản
ánh qua bia đá thế kỷ XVII, từ đó có thể hiểu được cách thức tạo dựng, hay
phương pháp trùng tu của người xưa, qua đó có thể vận dụng vào thực tiễn
công tác trùng tu di tích hiện nay. Nó có ý nghĩa khoa học đối với cả nghiên
cứu văn bản Hán Nôm và mỹ thuật truyền thống của người Việt.
- Góp phần nghiên cứu chùa Việt cũng như lịch sử, văn hóa của cộng
đồng cư dân khu vực phía Tây và phía Nam ngoại thành Hà Nội trong giai

đoạn thế kỷ XVII.
6. Bố cục của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được chia thành 3 chương:
Chương 1: Vài nét về bia đá thế kỷ XVII và 17 ngôi chùa tiêu biểu của 10
huyện ngoại thành Hà Nội:
Trong chương này chúng tôi đề cập đến đặc điểm chung của một số
huyện ngoại thành Hà Nội, tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội Việt Nam thế
kỷ XVII, đặc biệt nhấn mạnh đến sự phát triển Phật giáo giai đoạn này tác
động đến bia đá trong các ngôi chùa Việt.

10


Ngoài ra, chương 1 còn đề cập đến bia đá ở Việt Nam qua các thời kỳ
lịch sử và nhấn mạnh bia đá thế kỷ XVII trong 17 ngôi chùa Việt (trường hợp
10 huyện ngoại thành Hà Nội thuộc tỉnh Hà Tây cũ).
Chương 2: Nghệ thuật tạo tác bia đá thế kỷ XVII (trường hợp 10 huyện
ngoại thành Hà Nội):
Chương 2 đề cập đến những đặc trưng bên ngoài của bia đá thế kỷ XVII
về hình dáng bia, kỹ thuật chạm khắc, bố cục bia và các hình tượng chạm
khắc. Từ đó đưa ra các tiêu chí để xác định tương đối cho bia đá đã bị mất
niên đại tuyệt đối và có sự đối sánh với những chạm khắc trên kiến trúc gỗ
cùng thời.
Chương 3: Nội dung phản ánh của bia đá thế kỷ XVII (trường hợp 10
huyện ngoại thành Hà Nội)
Trong chương này, luận văn tập trung phân tích những nội dung chúng
được phản ánh trong bia đá thế kỷ XVII. Đó là những vấn đề liên quan đến
các ngôi chùa từ vị trí, quy mô, cảnh quan chùa, vật liệu xây dựng… đến
những lịch sử hình thành và lực lượng hưng công vào các ngôi chùa thời kỳ
này qua thư tịch văn bia… Từ đó thấy được, cách thức tạo dựng và trùng tu

chùa của người xưa trong giai đoạn thế kỷ XVII để góp phần cho công tác bảo
tồn di tích hiện nay.
Phần phụ lục của luận văn bao gồm:
- Bảng thống kê 29 bia đá thế kỷ XVII trong 17 ngôi chùa tiêu biểu ở 10
huyện ngoại thành phía Tây và phía Nam Hà Nội theo trục thời gian.
- Phần dịch bia đá thế kỷ XVII trong một số ngôi chùa để làm minh họa
cho phần chính văn.
- Một số ảnh bia đá minh họa cho phần chính văn.

11


Chương 1
VÀI NÉT VỀ BIA ĐÁ THẾ KỶ XVII VÀ 17 NGÔI CHÙA TIÊU BIỂU
CỦA 10 HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI

1.1. Vài nét về bia đá Việt Nam
1.1.1. Khái niệm về bia đá:
Hiện nay, các làng quê ở đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam, chúng ta đều có
thể gặp những bia đá dựng ở đình, chùa, đền, miếu hoặc trong các ngõ xóm...
nhưng mấy ai hiểu được hết giá trị của những bia đá. Bởi nó là sản phẩm của
một thời đã qua, ẩn chứa nhiều thông tin về quá khứ của từng làng xã Việt
thời trung đại.
Bia vốn là âm “bi - 碑” xuất hiện cùng những chiếc bia đầu tiên vào thời
nhà Chu (Trung Quốc). Ban đầu bia chỉ là những cột đá được dựng ở cửa
miếu dùng để buộc vật tế sinh và đo bóng mặt trời hay những cột gỗ chôn bên
huyệt mộ để buộc dây thả quan tài. Bia này ban đầu vốn không có chữ, sau
nhân đó mà khắc bài văn lên. Lệ khắc bài văn lên bia mới có từ thời Đông
Hán vào những năm đầu công nguyên trở đi. Rồi quy định thành lệ: “Bia có
mặt trước gọi là mặt dương, mặt sau gọi là mặt âm, hai bên gọi là mé bia,

phía trên gọi là trán bia, phía dưới là bệ bia. Bệ bia của loại bia bình thường
là khối đá vuông, còn đối với loại bia hoa mỹ thì được tạc thành hình rùa. Bài
văn khắc trên bia gọi là văn bia (minh văn). Ở trán bia khắc tiêu đề, mặt
dương khắc nội dung bài văn bia, mặt âm và mé bia khắc tên người. Có bài
văn dài, khắc ở mặt dương không hết thì khắc tiếp sang mặt âm và mé bia”
[23, tr. 76].
Lệ dựng bia và quy cách tạo bia như trên cũng ở một số nước trong khu
vực chịu ảnh hưởng văn hoá Hán như Triều Tiên, Nhật Bản... Ở Việt Nam có
thể nói rằng không một làng quê nào, một sự kiện quan trọng liên quan cộng

12


đồng trong làng xã thời phong kiến lại không được dựng bia ghi lại. Sự hiện
diện của mỗi bia đá, mỗi bài văn khắc trên đó như một trang“sử đá” trong
làng xã Việt Nam qua các triều đại. Bởi:“Xây dựng lâu ngày, cõi báu đã
xong, nếu không khắc bia ghi lại, thì con cháu mai sau không biết tìm đâu để
noi theo dấu vết, nên phải dùng văn trình bày rõ ràng công việc đã làm, để
cho dù nhân vật có đổi đời thì tiếng lành vẫn truyền mãi” [63, tr. 40]; hoặc
trong một số nội dung văn bia đã khẳng định: “Bia là khắc lên đá để ghi sự
việc mà ngợi ca sự hưng thịnh và lưu truyền công đức mãi mãi vậy” (bia chùa
Sổ, Đức Long 4 - 1632).
1.1.2. Bia đá Việt Nam qua các thời kỳ:
Bia đá Việt Nam có hai loại chính là bia đá khối rời và bia khắc trên
vách núi (bia ma nhai). Trong đó, bia khối rời chiếm tỷ lệ phổ biến, được đặt
trong di tích truyền thống của người Việt (như đình, chùa, đền, miếu, lăng
mộ, từ chỉ, từ đường…). Đó là những bia ghi lại các sự việc liên quan, tác
động đến di tích như bia ghi thần tích, bia ghi việc tạo dựng và trùng tu di
tích, bia hậu Thần, hậu Phật... Do đó, bia đá đã trở thành một bộ phận quan
trọng và tô điểm di tích thêm phần cổ kính trang nghiêm. Vì thế, mỗi bia đá

đều được quy ước chặt chẽ về nội dung văn bia, tạo hình và thư pháp... điều
đó phản ánh nhận thức và khả năng thẩm mỹ của mỗi tầng lớp xã hội, mỗi
thời đại.
Ngoài các bia đá mang tính chất khối rời phổ biến trong các di tích tôn
giáo, tín ngưỡng như đã được đề cập đến ở trên, còn có loại hình bia đá khác đó là bia ma nhai (có nghĩa là bia mài lên vách đá) như chùa Thầy (Quốc Oai
- Hà Nội), chùa Hương (Mỹ Đức - Hà Nội), chùa Trầm (Chương Mỹ - Hà
Nội), động Kính Chủ (Kinh Môn - Hải Dương)... Bia ma nhai có đặc điểm
chung là khuôn khổ bia không bị hạn chế bởi vật liệu tạo tác, mà tuỳ thuộc
vào độ dài, ngắn của bài văn bia. Phần lớn bia không có hình trang trí, không

13


có trán bia, đế bia mà chỉ được đóng khung bằng đường viền xung quanh. Tuy
nhiên, một số bia đá cũng được trang trí khá đẹp cả phần diềm trán bia, diềm
thân bia, diềm chân bia như bia chùa Thầy (Quốc Oai - Hà Nội)... Nội dung
của bia ma nhai thường là những bài thơ, bài văn ngẫu hứng trước cảnh thiên
nhiên, trước sự việc mà vua, quan khi đi tuần thú, chinh phạt hoặc vãn cảnh
đề tặng…
Lệ dựng bia, khắc đá ở Việt Nam chưa rõ có từ khi nào. Song, tấm bia
sớm nhất hiện biết là bia “Đại Tuỳ Cửu Chân quận bảo an đạo tràng chi bi
văn” nguyên ở làng Trường Xuân, xã Đông Minh, huyện Đông Sơn, tỉnh
Thanh Hoá, niên hiệu Đại Nghiệp thứ 14 (618) thời Bắc thuộc, niên hiệu nhà
Tuỳ. Hiện bia đá này được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam.
Sau đó là những cột kinh Phật mang tên“Phật đỉnh tôn thắng gia chú
linh nghiệm đà la ni” 8 mặt ở chùa Nhất Trụ - Hoa Lư (Ninh Bình) khắc vào
thời Đinh (968 - 979).
- Bia thế kỷ XI - XII (thời Lý): Cho đến nay nhiều bia thời Lý không
còn giữ nguyên được hiện trạng của chúng, một phần đã bị bào mòn bởi thiên
nhiên hoặc đã bị thời sau sửa chữa, thêm bớt cả nội dung lẫn hình thức (kiểu

dáng hoa văn, chữ khắc).
Theo Lê Thị Liên trong bài “Mấy nhận xét về bi ký Lý - Trần” (Thông
báo Hán Nôm học năm 1996) mới thống kê được 13 bia đá thời Lý phân bố
rải rác trong các di tích (bao gồm cả những thác bản đã được trường Viễn
Đông Bác Cổ Pháp sưu tầm và lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm). Từ đó
đến nay vẫn còn tiếp tục được phát hiện.
- Bia thế kỷ XIII - XIV (thời Trần): Cũng trong bài “Mấy nhận xét về bi
ký Lý - Trần” của Lê Thị Liên đã thống kê được 32 bia đá và vẫn còn được
tiếp tục phát hiện. Hiện nay những thác bản này hầu hết được lưu giữ tại Viện
Nghiên cứu Hán Nôm.

14


Địa bàn phân bố của những tấm bia thời Trần trải dài hơn thời Lý, phía
Bắc tới huyện Vị Xuyên, Hà Giang (như bia chùa Sùng Khánh, khắc năm
1367), phía Nam tới Thanh Hoá (bia chùa Hưng Phúc khắc năm 1324; bia
Sùng Nghiêm, khắc năm 1372...).
- Bia thế kỷ XV (thời Lê Sơ): Theo thống kê trong cuốn“Văn khắc Hán
Nôm Việt Nam” của Trịnh Khắc Mạnh hiện nay thời Lê Sơ còn hơn 70 bia đá,
tập trung chủ yếu ở khu Lam Kinh (Thanh Hoá), hoặc bia Tiến sĩ ở Văn miếu
Quốc Tử Giám Hà Nội, ngoài ra còn một số bia phân bố rải rác trong các di
tích.
- Bia thế kỷ XVI (thời Lê - Mạc): Bia thế kỷ XVI được biết đến đều xuất
hiện từ Thanh Hoá, Nghệ An trở ra. Trong đó, bia mang niên hiệu nhà Lê tập
trung chủ yếu ở Thanh Hoá - đất phát tích và trung hưng của nhà Lê, bia
mang niên hiệu nhà Mạc tập trung chủ yếu ở các vùng Kiến An, Hải Dương
và các vùng phụ cận Thăng Long5.
Theo Thư mục giản lược của Viện Nghiên cứu Hán Nôm thì thế kỷ XVI
hiện sưu tập được 207 chiếc, trong đó có 17 bia thần tích mang niên hiệu

Hồng Phúc 1 (1572), 147 bia Mạc và 43 bia Lê có niên đại đích thực ghi trên
bia. Trong số 43 bia Lê có 27 bia ở giai đoạn đầu thế kỷ trước khi có nhà Mạc
và 16 bia ở giai đoạn đồng thời với bia Mạc. Bia Mạc xuất hiện liên tục từ
năm 1529 đến năm 1592. Theo Đinh Khắc Thuân trong “Văn bia thời Mạc”
đã thống kê bia đá thế kỷ XVI được phân bố rải rác ở khắp các tỉnh, bia nhà
5

Bởi nhà Mạc tuy lên ngôi vào năm 1527, nhưng quyền thống trị vẫn còn yếu trên

miền đất từ Thanh Hoá trở vào. Năm 1533 nhà Lê dựng lại sự nghiệp, nắm vững vùng đất
Thanh Hoá, Nghệ An. Từ đó tồn tại đồng thời hai vương triều Lê - Mạc. Năm 1592 nhà
Mạc thất bại, phải rút khỏi Thăng Long. Sau đó kéo dài sang thế kỷ XVII ở vùng Cao
Bằng, song vai trò của nhà Mạc chủ yếu ở giai đoạn thế kỷ XVI trên các vùng đất xung
quanh Thăng Long từ Ninh Bình trở ra.

15


Lê giai đoạn đầu thế kỷ XVI gồm: Thanh Hoá (10 bia); Nghệ An (3 bia); Kiến
An (1 bia); Hải Dương (2 bia); Hà Đông (3 bia), Hà Nội (2 bia); Hưng Yên
(01 bia); Sơn Tây (02 bia); Nam Định (03 bia). Bia Lê giai đoạn đồng thời với
nhà Mạc gồm Thanh Hoá (01 bia), Nghệ An (01 bia); Hải Dương (01 bia); Hà
Đông (01 bia); Ninh Bình (01 bia). Bia thời Mạc gồm Kiến An (21 bia); Hải
Dương (29 bia); Hà Tây (24 bia); Hà Nội (04 bia); Hưng Yên (11 bia); Nam
Định (11 bia); Ninh Bình (13 bia); Thái Bình (7 bia); Bắc Ninh (11 bia); Bắc
Giang (2 bia); Vĩnh Yên (7 bia); Phú Thọ (3 bia); Quảng Yên (3 bia), Tuyên
Quang (1 bia) [54, tr. 18].
- Thời Lê Trung Hưng (thế kỷ XVII - nửa cuối thế kỷ XVIII):
Thời Lê Trung Hưng số lượng bia được tạo dựng lớn hơn rất nhiều so
với thời kỳ trước, lại phân bố rộng khắp trong các làng xã, không có sự tập

trung như ở các thời kỳ trước: “Nếu trung tâm bia thời Lê Sơ ở Thanh Hoá,
chủ yếu gồm bia về lăng mộ nhà Lê, thì trung tâm bia Mạc chủ yếu ở Kiến An
(Hải Phòng), phổ biến là bia chùa Phật” [55, tr.18]. Việc sưu tầm và dập thác
bản của các cơ quan liên quan như Viện nghiên cứu Hán Nôm, các Sở Văn
hoá thông tin... cho đến nay vẫn chưa có con số thống kê cụ thể. Theo “Văn
khắc Hán Nôm” của Trịnh Khắc Mạnh (Viện Nghiên cứu Hán Nôm thời kỳ
này có khoảng vài ngàn văn khắc. Riêng vùng Kinh Bắc xưa đã được Phạm
Thị Thuỳ Vinh tổng kết trong cuốn “Văn bia thời Lê xứ Kinh Bắc và sự phản
ánh chế độ sinh hoạt làng xã” đã thống kê được 1.063 bia, số bản dập chủ
yếu nằm trong kho thác bản văn bia hiện có ở thư viện Viện Nghiên cứu Hán
Nôm [69, tr.53]. Việc nghiên cứu và sưu tầm bia đá thời kỳ này vẫn đang
được tiến hành.
- Bia cuối thế kỷ XVIII (thời Tây Sơn): Triều Tây Sơn vốn dĩ rất ngắn
ngủi, lại bị huỷ hoại bởi một số chính sách của nhà Nguyễn, do đó tư liệu bị

16


mất mát, thất lạc nhiều. Bia đá thời Tây Sơn cũng nằm chung trong tình trạng
trên.
Bia đá thời Tây Sơn hiện nay hầu hết đã được in dập và lưu giữ tại
Viện Nghiên cứu Hán Nôm và kho văn khắc của Sở Văn hoá và Thông tin Hà
Nội. Theo PGS.TS. Đinh Khắc Thuân đã bước đầu thống kê được 318 bản
dập văn bia, chúng được phân bố rải rác ở các địa phương từ Lạng Sơn đến
Cố đô Huế [53, tr.30]. Cụ thể ở Hải Dương có 66 bia; Hưng Yên (34 bia); Bắc
Ninh (62 bia); Bắc Giang (34 bia); Hà Đông (31 bia); Hà Nội (9 bia); Sơn Tây
(19 bia); Phúc Yên (21 bia); Phúc Thọ (3 bia); Vĩnh Yên (12 bia); Thái
Nguyên (5 bia); Nam Định (6 bia); Hà Nam (4 bia); Ninh Bình (3 bia); Thái
Bình (2 bia); Quảng Yên (2 bia); Lạng Sơn (1 bia); Thanh Hoá (3 bia); Nghệ
An (1 bia).

- Bia thế kỷ XIX - nửa đầu thế kỷ XX (Thời Nguyễn): Trong quá trình
khảo sát ở một số tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ, chúng tôi nhận thấy, số lượng
bia thời Nguyễn cũng còn khá lớn, lại nằm rải rác trong các di tích kiến trúc
cổ truyền của người Việt, việc sưu tầm, thống kê toàn bộ số lượng bia thời kỳ
này rất khó khăn.
Như vậy, bia đá Việt Nam rất đa dạng và phong phú về thể loại, ngoài
bia mang tính chất khối dời (được phân bổ nhiều trong các di tích kiến trúc cổ
truyền của người Việt), còn có những bia khắc trên các vách núi (bia ma
nhai)... Tuy nhiên, thời gian càng xa thì số bia còn lại trong các di tích kiến
trúc cổ truyền của người Việt càng ít như bia thời Đinh - Lê, Lý - Trần... số
bia hiện còn và đã sưu tầm được tập trung chủ yếu vào giai đoạn thế kỷ XVII,
XVIII, XIX phân bổ rải rác trong các di tích ở các làng xã vừa chiếm số lượng
lớn, vừa phong phú đa dạng về các nội dung phản ánh...
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới bia đá thế kỷ XVII:

17


Việt Nam giai đoạn thế kỷ XVII với nhiều biến động lớn về chính trị - xã
hội, kinh tế, văn hoá... tác động đến vấn đề xây dựng và trùng tu các công
trình tôn giáo - tín ngưỡng. Điều đó cũng đã được phản ánh qua bia đá trong
những ngôi chùa Việt ở 10 huyện ngoại thành Hà Nội. Ngoài ra, yếu tố tự
nhiên cũng ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại của bia đá nói chung và bia đá thế kỷ
XVII nói riêng.
1.1.3.1. Yếu tố tự nhiên:
- Khí hậu vùng ngoại thành Hà Nội cũng cùng chung khí hậu đồng bằng
Bắc Bộ, có nhiệt độ nóng ẩm mưa nhiều, mùa đông giá rét. Độ ẩm rất cao và
thay đổi theo mùa, tất cả các tháng có độ ẩm trung bình trên 80%, trong đó
huyện Phú Xuyên, Ứng Hoà, Mỹ Đức ẩm hơn các huyện khác, một phần là do
địa hình trũng và thấp.

Những diễn biến phức tạp của chế độ gió mùa đã làm khí hậu biến động
rất thất thường trong nhiều mùa từ năm này sang năm khác. Mùa đông có gió
mùa Đông Bắc lạnh xen lẫn gió biển nhiệt đới ấm đã gây nên những dao động
mạnh trong chế độ nhiệt và cả chế độ mưa. Lượng mưa hàng năm khá lớn và
tăng dần từ đồng bằng lên vùng núi, trung bình từ 1500mm đến 2000mm là
cơ sở và khả năng hoà tan đá vôi rất mạnh. Trong mùa đông những ngày rét
xen kẽ những ngày nắng ấm, những ngày nồm ẩm làm xuất hiện hiện tượng
“đổ mồ hôi”, nhiều khi chuyển đột ngột sang khô hanh nứt nẻ. Mùa hạ những
nhiễu động như giông bão thường biến động lớn, nhất là chế độ mưa có thể từ
khô hạn chuyển sang ngập úng ảnh hưởng lớn đến những bia đá nằm ở ngoài
trời không có nhà che bia bảo vệ, nên nhiều bia đá bị bào mòn bởi thiên nhiên
thất thường.
- Địa hình: 10 huyện ngoại thành Hà Nội nằm ở rìa phía Tây của đồng
bằng Bắc Bộ, ở đầu bên phải của “võng sông Hồng”. Bản thân vịnh biển cổ
cũng là một vùng đồi núi, đã bị sụt võng xuống dưới nước biển, vì vậy trong
lòng đồng bằng của tỉnh vẫn tồn tại những đồi núi, xưa vốn là những đỉnh của

18


×