Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Đảng bộ thành phố hải phòng lãnh đạo chiến tranh du kích trong cuộc kháng chiến chống thực dân pháp 1945 1954

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (766.34 KB, 97 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG

ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG LÃNH ĐẠO
CHIẾN TRANH DU KÍCH TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN
CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945-1954)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

HÀ NỘI - 2012


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG

ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG LÃNH ĐẠO
CHIẾN TRANH DU KÍCH TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN
CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945-1954)

Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số:

60 22 56

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. VŨ QUANG HIỂN



HÀ NỘI - 2012


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1

Chương 1. ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG LÃNH ĐẠO CHIẾN
TRANH DU KÍCH TRONG GIAI ĐOẠN ĐẦU CỦA CUỘC
KHÁNG CHIẾN (1945 - 1950) ............................................................ 10

1.1. Điều kiện lịch sử và chủ trương của Đảng bộ ............................................ 10
1.1.1. Điều kiện lịch sử ............................................................................. 10
1.1.2. Chủ trương của Đảng và Đảng bộ ................................................... 19
1.2. Chỉ đạo chiến tranh du kích ....................................................................... 24
1.2.1. Chỉ đạo xây dựng lực lượng dân quân du kích (9/1945 đến
11/1946) ......................................................................................... 24
1.2.2. Phát động chiến tranh du kích từ 12/1946 đến Thu Đông
1947 ............................................................................................... 27
1.2.3. Phát triển chiến tranh du kích ở vùng sau lưng địch (1948 - 1950) ........ 32
Chương 2. ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG LÃNH ĐẠO CHIẾN
TRANH DU KÍCH TRONG GIAI ĐOẠN TIẾN CÔNG CHIẾN
LƯỢC CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN (1951 - 1954) .............................. 44

2.1. Đặc điểm tình hình và chủ trương mới của Đảng bộ .................................. 44
2.1.1. Đặc điểm tình hình ......................................................................... 44
2.1.2. Chủ trương mới của Đảng và Đảng bộ ............................................ 51
2.2. Chỉ đạo chiến tranh du kích ở vùng sau lưng địch ..................................... 57
2.2.1. Phát triển chiến tranh du kích từ đầu 1951 đến Hè thu 1952 ........... 57
2.2.2. Từ Chiến dịch Hòa Bình 1952 đến Hè Thu 1953 ............................ 60

2.2.3. Trong Đông Xuân 1953 - 1954 và Chiến dịch Điện Biên Phủ......... 64
Chương 3. NHỮNG ƯU ĐIỂM, HẠN CHẾ VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM
LỊCH SỬ ......................................................................................... 68
3.1. Ưu điểm và hạn chế của Đảng bộ .............................................................. 68
3.1.1. Ưu điểm.......................................................................................... 68
3.1.2. Hạn chế........................................................................................... 73
3.2. Một số kinh nghiệm lịch sử ....................................................................... 75


3.2.1. Kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động quân sự của các lực lượng
vũ trang địa phương với các cuộc đấu tranh khác của nhân
dân trong cuộc kháng chiến toàn diện ............................................. 75
3.2.2. Đảng bộ đã biết vận dụng chủ trương kháng chiến của Đảng
vào hoàn cảnh cụ thể một cách thích hợp........................................ 77
3.2.3. Kiên trì bám đất bám dân, dựa vào dân để xây dựng lực
lượng kháng chiến lâu dài ............................................................... 78
3.2.4. Tăng cường xây dựng lực lượng dân quân du kích, một lực
lượng chiến lược ............................................................................ 80
3.2.5. Giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng, coi trọng công tác chính
trị trong quá trình tiến hành chiến tranh du kích ............................. 81
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 88
PHỤ LỤC

....................................................................................................... 94


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Chiến tranh du kích là một loại hình chiến tranh không thông thường
được phe, nhóm quân sự nhỏ và yếu hơn, cơ động hơn áp dụng đối với kẻ thù
lớn mạnh hơn và kém cơ động hơn. Lối đánh du kích bao gồm các cuộc phục
kích, đánh bất ngờ, chớp nhoáng và rút lui nhanh. Mục tiêu của các cuộc tấn
công du kích là những yếu điểm của kẻ thù.
Lấy nhỏ đánh lớn là đặc điểm cực kỳ quan trọng của cuộc kháng chiến
của dân tộc ta chống thực dân Pháp xâm lược. Nó không cho phép ta dùng lực
lượng quân sự đơn thuần, tiến hành chiến tranh cổ điển, thông thường mà
thắng được giặc. Nó đòi hỏi phải huy động sức mạnh của cả dân tộc, lấy lực
lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt, tiến hành đấu tranh trên tất cả các mặt
trận, trong đó đấu tranh quân sự giữ vai trò quyết định. Nó không cho phép ta
chỉ dùng quân đội đánh theo cách dàn trận địa, có phân tuyến rõ rệt giữa ta và
địch, mà phải phát động và đẩy mạnh chiến tranh du kích khắp nơi, đi từ
chiến tranh du kích lên chiến tranh chính quy, kết hợp chặt chẽ chiến tranh du
kích với chiến tranh chính quy, đánh địch cả ở mặt trận chính diện và sau
lưng chúng. Nó không cho phép ta đánh nhanh thắng nhanh, dốc hết lực
lượng vào một số trận sống mái với kẻ thù, mà phải đánh lâu dài, vừa kháng
chiến vừa kiến quốc, vừa kháng chiến vừa xây dựng hậu phương, vừa kháng
chiến vừa vận động quốc tế; phát huy cao độ tinh thần độc lập, tự chủ, đồng
thời ra sức tranh thủ những điều kiện thuận lợi của thời đại mới, từng bước
làm thay đổi so sánh lực lượng giữa ta và địch, tiến lên giành thắng lợi quyết
định kết thúc chiến tranh. Chiến tranh du kích giữ một địa vị chiến lược trong
chiến tranh nhân dân và theo quy luật tất yếu, chiến tranh du kích phát triển sẽ
tạo điều kiện tập trung bộ đội chủ lực đánh lớn thành chiến tranh chính quy.
Khi chiến tranh chính quy xuất hiện và lớn mạnh dần thì chiến tranh du kích

1


không mất đi mà phát triển sâu rộng, tạo điều kiện cho chiến tranh chính quy

tiêu diệt địch, kết thúc chiến tranh.
Ở Việt Nam, chiến tranh du kích không những có tầm quan trọng về
chiến lược quân sự mà còn có ý nghĩa rất lớn trong việc thực hiện nhiệm vụ
chiến lược của cách mạng: chiến tranh du kích là một phương thức của quần
chúng cách mạng để thực hành khởi nghĩa từng phần, giành chính quyền ở cơ
sở về tay nhân dân.
Khác với nhiều cuộc chiến tranh cách mạng, ở Việt Nam, trong những
năm đầu, không có và không thể có chiến tranh chính quy, mà chỉ có chiến
tranh du kích. Chiến tranh du kích gian khổ và anh dũng đó đã phát triển dần
lên, từ nhỏ đến lớn, tiến dần lên đến hình thức vận động chiến quy mô ngày
một lớn.
Chiến tranh du kích chống Pháp của ta kế thừa truyền thống đánh giặc
cứu nước từ ngàn xưa của tổ tiên, phát triển kinh nghiệm hoạt động du kích
trong những năm tiền khởi nghĩa của Cách mạng Tháng Tám. Nó chịu sự chỉ
đạo của đường lối chiến tranh toàn dân, toàn diện của Đảng và tuân theo quy
luật phát triển của chiến tranh toàn dân. Đảng ta tích cực học tập và vận dụng
kinh nghiệm đánh du kích của cả Liên Xô, Trung Quốc, Pháp, song không bắt
chước, rập khuôn mà rất nhiều điều không giống như chiến tranh du kích ở
các nước đó.
Nói về vai trò của chiến tranh du kích, đồng chí Lê Duẩn cho rằng đó
không phải là một chiến thuật quân sự, cũng không phải chỉ là một chiến lược
quân sự. Chiến tranh du kích ở nước ta là một hình thức vũ trang khởi nghĩa
của nông dân trong một cuộc cách mạng lâu dài, trong một tương quan lực
lượng nhất định giữa cách mạng và phản cách mạng ở một nước nông nghiệp
lạc hậu đang bị chủ nghĩa thực dân thống trị.
Trong quá trình phát triển từ thấp đến cao của chiến tranh cách mạng,
các lực lượng dân quân tự vệ và bộ đội địa phương của ta lúc đầu còn ở vào

2



tình trạng yếu kém, trang bị vũ khí còn thô sơ, quy mô tổ chức còn nhỏ bé, về
sau mới từng bước lớn mạnh lên. Các lực lượng vũ trang ấy đã tiến hành một
cuộc chiến tranh kiên cường và anh dũng, chủ yếu là bằng hoạt động đánh
nhỏ, đánh phân tán, với cách đánh hết sức linh hoạt. Chiến tranh du kích đã
phát huy tác dụng chiến lược rất to lớn trong việc tiêu hao, tiêu diệt từng bộ
phận nhỏ quân địch, góp gió thành bão, gây cho địch những tổn thất và khó
khăn nghiêm trọng. Chiến tranh du kích còn có tác dụng kiềm chế và phân tán
cao độ lực lượng quân địch, khiến chúng ngày càng bị sa lầy, bị cột chặt vào
mâu thuẫn giữa phân tán và tập trung, bao vây chia cắt địch ở khắp nơi, làm
rối loạn thế bố trí chiến lược của chúng, tạo nên thế chiến lược có lợi cho ta,
tạo điều kiện thuận lợi cho việc tác chiến tập trung của bộ đội chủ lực.
Nước ta đất không rộng, người không đông, nên quân giặc kéo đến, ta
tùy tiện bỏ đất mà đi, bỏ mặc dân cho địch kìm kẹp thì chẳng mấy chốc ta sẽ
không còn đất đứng chân, không còn sức người, sức của để kiên trì kháng
chiến. Cho nên việc bám đất giữ dân, bảo vệ cơ sở của mọi lực lượng chiến
tranh nhân dân ở nước ta là một vấn đề sống còn. Muốn vậy, cần phải có
chiến tranh du kích mạnh mẽ ở cơ sở, phải vũ trang quần chúng đánh địch tại
chỗ, thực hiện “một tấc không đi, một ly không rời”, mới bảo vệ và rèn luyện
được quần chúng cách mạng, bảo vệ nguồn sức người, sức của của ta.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, cùng với nhân
dân cả nước, quân và dân Hải Phòng đã thể hiện thắng lợi nghệ thuật chiến
tranh du kích, góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp của
dân tộc ta cũng như khẳng định sức sống lâu bền của nghệ thuật chiến tranh
nhân dân trong thời đại mới.
Để góp phần tìm hiểu và khẳng định vai trò của lãnh đạo của Đảng ta
nói chung, Đảng bộ thành phố Hải Phòng nói riêng đối với chiến tranh du
kích trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, tôi chọn vấn đề:
“Đảng bộ thành phố Hải Phòng lãnh đạo chiến tranh du kích trong cuộc


3


kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954)” làm đề tài nghiên cứu cho
luận văn của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp, nghệ thuật
quân sự của ta đã phát triển từng bước từ thấp đến cao, từ chưa hoàn chỉnh
đến hoàn chỉnh và trở thành một nền nghệ thuật quân sự tiên tiến của chiến
tranh nhân dân. Đó là nghệ thuật quân sự của chiến tranh yêu nước, chính
nghĩa của một dân tộc có sở trường lấy nhỏ thắng lớn, lấy yếu chống mạnh về
vật chất, kỹ thuật, lấy ít địch nhiều về lực lượng vũ trang tập trung. Trong đó,
tiến hành chiến tranh du kích là một nội dung quan trọng của chiến tranh cách
mạng. Thấm nhuần quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc, trong cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp, với đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, Đảng ta
đã phát động một cuộc chiến tranh nhân dân rộng lớn, huy động toàn dân
đánh giặc với lực lượng vũ trang ba thứ quân làm nòng cốt, trong đó, lực
lượng dân quân du kích và chiến tranh du kích giữ một vị trí rất quan trọng.
Chính vì vậy, đề tài nghệ thuật chiến tranh du kích đã được rất nhiều các nhà
nghiên cứu và tác giả quan tâm và nghiên cứu. Về cơ bản, tình hình nghiên
cứu đề tài này được chia thành 2 nhóm chính như sau:
- Nhóm 1: Các báo cáo tổng kết, biên bản được thông qua tại các Hội
nghị, đại hội về vấn đề chiến tranh du kích.
- Nhóm 2: Những tác phẩm, bài viết, công trình nghiên cứu, các bài
khoá luận, luận văn về chiến tranh du kích được công bố và xuất bản trong
thời gian vừa qua:
1. Cuốn sách “Hải Phòng - lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp
xâm lược - Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố Hải Phòng - Nxb Quân đội nhân
dân, 1986” đã nêu lên một cách toàn diện cuộc đấu tranh của quân dân thành

phố Cảng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, nêu bật

4


được những đặc điểm, vị trí chiến lược của Hải Phòng, làm rõ được vai trò
lãnh đạo về mọi mặt của Đảng bộ thành phố, trong đó có đề cập tới chiến
tranh du kích ở Hải Phòng, tuy nhiên, cuốn sách chưa có điều kiện làm sáng
tỏ những chủ trương biện pháp của Thành ủy Hải Phòng đối với phong trào
chiến tranh du kích ở địa phương.
2. Cuốn sách “Lịch sử Đảng bộ Hải Phòng (1925 - 1955) - Ban Chấp
hành Đảng bộ ĐCSVN Hải Phòng - Nxb Hải Phòng, 1991” đã đề cập đến sự
lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của Đảng bộ thành
phố trên tất cả các mặt, giới thiệu về quá trình chiến đấu giải phóng quê
hương, góp phần giành độc lập tự do và thống nhất Tổ quốc, giới thiệu những
bước ngoặt khúc khủyu, quanh co, những thành công và thất bại của quá trình
đấu tranh của quân và dân thành phố Cảng, những phong trào cách mạng,
những tấm gương hy sinh anh dũng của những người con ưu tú vì nước, vì
dân của đất Cảng anh hùng, những bài học kinh nghiệm được rút ra.Trong đó,
cuốn sách ít nhiều có đề cập tới sự phát triển chiến tranh du kích ở vùng sau
lưng địch ở Hải Phòng, tuy nhiên, nội dung chính của tác phẩm là khái quát
lại toàn bộ sự lãnh đạo của Đảng bộ thành phố cũng như cuộc chiến đấu dài
ngày của quân và dân thành phố thông qua những phong trào cách mạng trong
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Vì vậy, cuốn sách chưa có
điều kiện mô tả một cách chi tiết và có hệ thống về phong trào chiến tranh du
kích ở địa phương.
3. Các cuốn sách “Lịch sử đấu tranh vũ trang cách mạng huyện An Hải
- Ban Thường vụ Huyện ủy và Ban chỉ huy quân sự huyện An Hải, Nxb Quân
đội nhân dân, 1995”, “Lịch sử Đảng bộ Thủy Nguyên - Đảng bộ ĐCSVN
huyện Thủy Nguyên, NXB Hải Phòng, 1993”, “Lịch sử Đảng bộ huyện Tiên

Lãng - Đảng bộ ĐCSVN huyện Tiên Lãng, 1995”, “Lịch sử Đảng bộ huyện
An Lão - Đảng bộ ĐCSVN huyện An Lão, 1992”, “Kiến Thụy xưa và nay Đảng bộ ĐCSVN huyện Kiến Thụy, Nxb Hải Phòng, 2001”; các cuốn Lịch sử

5


Đảng bộ các xã… đã nêu lên vai trò lãnh đạo của Đảng bộ các huyện và xã
đối với cuộc kháng chiến trên tất cả các lĩnh vực, trong đó tái hiện được cuộc
chiến đấu trên địa bàn các huyện diễn ra vô cùng gian khổ, quyết liệt đầy anh
dũng hy sinh, thể hiện cụ thể và sáng tạo đường lối cách mạng, đường lối
quân sự, nghệ thuật quân sự trong điều kiện cụ thể của từng địa phương dưới
sự lãnh đạo của Đảng và đã giành những thắng lợi to lớn. Xen kẽ những nội
dung nêu trên, các cuốn sách đã đề cập tới phong trào chiến tranh du kích ở
địa phương diễn ra sôi nổi với nhiều hình thức đấu tranh gắn với từng giai
đoạn phát triển của cuộc kháng chiến, tuy nhiên, mới dừng lại ở những nét
lớn, các cuốn sách chưa có điều kiện khái quát và có hệ thống về phong trào
chiến tranh du kích ở địa phương.
4. Cuốn sách “Quân khu ba những trận đánh trong kháng chiến chống
Pháp (1945 - 1954) - Bộ Tư lệnh Quân khu ba, Nxb Quân đội nhân dân, HN,
1991” đã tái hiện lại những trận đánh, những chiến thắng vang dội của lực
lượng dân quân du kích kết hợp với bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương
thuộc địa bàn Quân khu 3; cuốn sách đã nêu lên tinh thần đoàn kết chiến đấu
của quân và dân Quân khu 3, đã vượt qua mọi khó khăn trở ngại, góp phần
cùng cả nước tiến hành thắng lợi cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện, lâu dài,
dựa vào sức mình là chính. Tuy nhiên, cuốn sách mới dừng lại ở việc tái hiện
những trận đánh của quân và dân Quân khu 3, chưa có điều kiện làm rõ về
phong trào chiến tranh du kích ở từng địa phương.
Và rất nhiều các sách chuyên khảo, một số luận văn thạc sĩ, tiến sĩ,
những công trình nghiên cứu về vấn đề chiến tranh nhân dân và chiến tranh
du kích.

3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích
- Làm sáng tỏ sự lãnh đạo của Đảng bộ thành phố Hải Phòng đối với
chiến tranh du kích trong kháng chiến chống Pháp.

6


- Làm sáng tỏ hiệu quả thực hiện sự lãnh đạo nói trên.
- Đánh giá những ưu điểm, hạn chế và bước đầu rút ra những kinh
nghiệm lịch sử.
3.2. Nhiệm vụ
- Tập hợp các nguồn tài liệu có liên quan đến sự lãnh đạo của Đảng bộ
Hải Phòng trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Hệ thống hoá những tư liệu đó theo các giai đoạn phát triển của cuộc
kháng chiến ở Hải Phòng gắn liền với những hoàn cảnh lịch sử cụ thể.
- Trình bày kết hợp với phân tích đánh giá những chủ trương, biện pháp của
Đảng bộ thành phố Hải Phòng nhằm phát động và lãnh đạo chiến tranh du kích.
- Từ thực tiễn lịch sử rút ra một số đánh giá nhận xét và kinh nghiệm về
sự lãnh đạo của Đảng bộ thành phố Hải Phòng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Những chủ trương biện pháp của Đảng bộ thành phố Hải Phòng nhằm
phát động và lãnh đạo chiến tranh du kích.
- Những diễn biễn chính của chiến tranh du kích ở Hải Phòng.
- Những thành công và hạn chế của Đảng bộ thành phố Hải Phòng
trong lãnh đạo chiến tranh du kích.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian: trong kháng chiến chống Pháp (từ sau Cách mạng Tháng
Tám 1945 đến kết thúc thắng lợi 1954).

- Không gian: diễn ra trên địa bàn Hải Phòng thời kỳ kháng chiến
chống Pháp.
- Nội dung:
+ Đường lối chiến tranh du kích của Đảng.
+ Âm mưu thủ đoạn của giặc Pháp trong việc chiếm đóng Hải Phòng.

7


+ Những hoạt động của bộ đội địa phương và dân quân du kích trên địa
bàn Hải Phòng.
5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tài liệu
- Các văn kiện của Đảng, Chính phủ về cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Các văn kiện của Đảng bộ, chính quyền thành phố Hải Phòng trong
thời kỳ 1945 - 1954.
- Những bài nói, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các đồng chí lãnh
đạo Đảng, Nhà nước, quân đội trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
- Các sách đã xuất bản về lịch sử Đảng bộ thành phố Hải Phòng, lịch sử
Hải Phòng, lịch sử kháng chiến chống Pháp ở Hải Phòng...
- Những tài liệu lưu trữ ở các cơ quan Thành ủy, UBND, Bộ chỉ huy
quân sự thành phố Hải Phòng.
- Một số tài liệu khai thác qua cán bộ đảng viên, quần chúng nhân dân
đã trực tiếp tham gia hoặc chứng kiến diễn biến lịch sử ở Hải Phòng.
- Những bài viết của các nhà nghiên cứu.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở những nguyên tắc phương pháp
luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Kết hợp
phương pháp lịch sử, phương pháp logic với các phương pháp khác: phân
tích, tổng hợp, so sánh...

6. Đóng góp của luận văn
Khái quát được một số vấn đề lý luận về quá trình Đảng bộ thành phố
Hải Phòng lãnh đạo quân và dân thành phố thực hiện chiến tranh du kích giai
đoạn 1945-1954.
Luận văn là tài liệu tham khảo trong quá trình giảng dạy, tìm hiểu về
lịch sử địa phương ở Hải Phòng.

8


7. Kết cấu của luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
chia làm 3 chương, 6 tiết:
Chương 1: Đảng bộ thành phố Hải Phòng lãnh đạo chiến tranh du kích
trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến (1945 - 1950).
Chương 2: Đảng bộ thành phố Hải Phòng lãnh đạo chiến tranh du kích
trong giai đoạn tiến công chiến lược của cuộc kháng chiến (1951-1954).
Chương 3: Những ưu điểm, hạn chế và một số kinh nghiệm lịch sử.

9


Chương 1
ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG LÃNH ĐẠO
CHIẾN TRANH DU KÍCH TRONG GIAI ĐOẠN ĐẦU
CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN (1945 - 1950)
1.1. Điều kiện lịch sử và chủ trương của Đảng bộ
1.1.1. Điều kiện lịch sử
Thành phố Hải Phòng - thành phố có cảng lớn nhất miền Bắc và cũng
là một trong những cảng lớn của nước ta, nhìn thẳng ra biển Đông, nằm ngay

ở cửa ngõ chiến lược quan trọng của phía Đông Bắc đồng bằng Bắc bộ. Hải
Phòng nằm ở vị trí giao lưu thuận lợi với các tỉnh trong nước và quốc tế thông
qua hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường sông và
đường hàng không.
Địa hình Hải Phòng thay đổi rất đa dạng phản ánh một quá trình lịch sử
địa chất lâu dài và phức tạp. Phần bắc Hải Phòng có dáng dấp của một vùng
trung du với những đồng bằng xen đồi trong khi phần phía nam thành phố lại
có địa hình thấp và khá bằng phẳng của một vùng đồng bằng thuần tuý
nghiêng ra biển. Đồi núi của Hải Phòng tuy chỉ chiếm 15% diện tích chung
của thành phố nhưng lại rải ra hơn nửa phần bắc thành phố thành từng dải liên
tục theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, có quá trình phát sinh gắn liền với hệ
núi Quảng Ninh thuộc khu đông bắc Bắc bộ về phía Nam. Đồi núi của Hải
Phòng hiện nay là các dải đồi núi còn sót lại, di tích của nền móng uốn nếp cổ
bên dưới, nơi trước đây đã xảy ra quá trình sụt võng với cường độ nhỏ. Cấu
tạo địa chất gồm các loại đá cát kết, phiến sét và đá vôi có tuổi khác nhau
được phân bố thành từng dải liên tục theo hướng Tây Bắc - Đông Nam từ đất
liền ra biển.

10


Diện tích Hải Phòng rộng 1503 km2, hình thành hai vùng rõ rệt: vùng
đồi núi và vùng đồng bằng, có sông, biển, hải đảo và thềm lục địa rộng lớn, có
thành phố và vùng nông thôn.
Với sự kiến tạo đó, Hải Phòng có địa thế vừa đa dạng, phong phú, vừa
phức tạp, có nhiều thế hiểm về mặt quân sự. Địa phận của thành phố Hải
Phòng có nhiều sông ngòi chảy qua, như sông Bạch Đằng, sông Cấm, sông
Văn Úc, sông Thái Bình, sông Hóa, sông Chanh, sông Giá... Các sông đều
chảy theo hướng từ Tây Bắc xuống Đông Nam, đổ ra biển qua các cửa sông
Thái Bình, Văn Úc, Cửa Cấm, Nam Triệu, rất thuận lợi cho giao thông vận tải

đường thủy về kinh tế, đặc biệt là cơ động những lực lượng lớn về quân sự.
Do đó từ xưa đến nay, khi bọn xâm lược tiến đánh nước ta từ phía đông bắc,
chúng đều lợi dụng các con sông và cửa biển để tổ chức những cuộc hành
binh lớn đổ bộ đánh chiếm Hải Phòng, để từ đó làm bàn đạp đánh sâu vào đất
liền và là đầu cầu hậu cần của chúng. Hải Phòng cùng với Bạch Đằng đã từng
là nơi diễn ra những trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử chống ngoại xâm
của dân tộc. Theo đường sông từ Hải Phòng, chúng có thể tiến sâu và vùng
đồng bằng Bắc bộ, lên Hà Nội, Phả Lại, Việt Trì… Những dòng sông chở
nặng phù sa làm giàu cho quê hương, đồng thời là mồ chôn những danh tướng
và bao đội quân xâm lược, đã làm rạng rỡ lịch sử chống ngoại xâm của mảnh
đất trung dũng, quyết thắng và Tổ quốc Việt Nam.
Địa hình Hải Phòng đa dạng và rất quan trọng về mặt quân sự. Đó là
những khu rừng lau sậy, sú vẹt dọc các triền sông và ven biển, có nơi rộng tới
500 mét, dài hàng chục km, tạo thành những bãi chướng ngại thiên nhiên rất
thuận lợi cho việc tổ chức phòng thủ và tổ chức các căn cứ du kích, hoạt
động, tác chiến của lực lượng vũ trang ta. Đó là những dãy núi hiểm yếu mà
những tên gọi của nó đã gắn liền với những chiến công vang dội của Hải
Phòng trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm
lược. Phia đông nam thành phố có dãy núi Ngọc (Đồ Sơn) với mười ngọn kéo

11


dài 9 km, giáp biển, hình thành một bán đảo án ngữ cửa ngõ vào thành phố
như một bức tường thành. Phía Nam có núi Đối, núi Trà Phương; phía Tây
nam có núi Voi, núi Xuân Sơn, núi Phù Liễn, núi Cột Cờ, núi Đấu; phía Bắc
và đông bắc có núi Đèo và dãy núi Tràng Kênh.
Hải Phòng có những hòn đảo có vị trí như những người lính tiền tiêu
ngày đêm canh giữ biển khơi phía Đông Bắc của Tổ quốc. Đảo xa nhất là
Bạch Long Vĩ, cách đất liền 170 km, nằm giữa đường từ Hải Phòng tới đảo

Hải Nam (Trung Quốc); đảo Long Châu cách bờ 50 km; đảo Cát Bà địa thế
hiểm trở, rừng núi trùng điệp, có rừng nguyên sinh đã trở thành vườn quốc
gia, cùng Đồ Sơn là những nơi du lịch nổi tiếng.
Về giao thông đường bộ, Hải Phòng có đường quốc lộ 5 nối với Hải
Dương, Hà Nội; đường 10 nối với Thái Bình, Quảng Ninh. Song song với
đường 5 có đường xe lửa. Đường 5 và đường xe lửa đi Hà Nội là những con
đường có ý nghĩa chiến lược cả về kinh tế và quốc phòng. Ngoài ra có các
đường tỉnh lộ nối trung tâm thành phố với các huyện, thị trấn.
Đường hàng không Hải Phòng có 3 sân bay: Cát Bi, Kiến An, Đồ Sơn.
Sân bay Cát Bi ngoài chức năng chuyên dụng, nó còn là đường bay dân dụng
nối với các nước vùng Đông Nam Á.
Về giao thông đường biển, từ Hải Phòng, tàu biển các loại có thể đi
khắp các cảng trong nước và trên thế giới. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu
nước, Hải Phòng đã từng là nơi tiếp nhận phần lớn hàng hóa của các nước anh
em và nhân dân tiến bộ trên thế giới giúp đỡ Việt Nam. Hải Phòng còn là nơi
xuất phát bí mật của những con tàu vỏ gỗ, vỏ sắt tạo nên “Đường mòn Hồ Chí
Minh trên biển” chi viện có hiệu quả sức người, sức của cho quân dân miền
Nam đánh Mỹ.
Do vị trí và địa thế tự nhiên như vậy, cho nên Hải Phòng có vị trí chiến
lược quan trọng cả về chính trị, kinh tế, an ninh và quốc phòng. Nó thường là

12


một trong những nơi đi trước về sau trong nhiều cuộc chiến tranh chống xâm
lược của dân tộc ta.
Địa bàn thành phố Hải Phòng ngày nay đã xuất hiện trên bản đồ hành
chính nước ta liên tục từ Nhà nước cổ sơ Văn Lang đến Nhà nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nhiều tên gọi khác nhau và nhiều lần điều
chỉnh địa giới, địa danh. Riêng địa bàn đô thị Hải Phòng lúc đầu được hình

thành trên hai làng An Biên và Gia Viên với tên nôm là Viên Cấm.
Hải Phòng là vùng đất cổ đã nổi tiếng trong lịch sử khi nữ tướng Lê
Chân khai phá lập nên trang An Biên ở đây, và được gắn với các cái tên Hải
tần phòng thủ. Thời kỳ độc lập tự chủ của các triều đại phong kiến Việt Nam,
vùng này lại nổi tiếng với các chiến thắng trên sông Bạch Đằng: trận Bạch
Đằng - 938 của Ngô Quyền, trận Bạch Đằng - 981 của Lê Hoàn, trận Bạch
Đằng - 1288 của Trần Hưng Đạo. Đến triều đại nhà Hậu Lê (giai đoạn Lê sơ),
vùng này nằm trong xứ Hải Dương (là miền cực đông duyên hải của xứ này).
Tới nhà Mạc vì đây là quê hương của nhà Mạc nên vùng này được chú ý xây
dựng thành kinh đô thứ hai gọi là Dương Kinh. Sau đó, từ nhà Lê trung hưng
đến nhà Nguyễn vùng này đều thuộc trấn Hải Dương và sau này là tỉnh Hải
Dương (1831). Năm 1870 - 1873, Bùi Viện, được sự tiến cử với vua Tự Đức
của Doanh điền sứ Doãn Khuê, đã thực hiện việc xây dựng một bến cảng bên
cửa sông Cấm mang tên Ninh Hải và một căn cứ phòng ngự bờ biển ở liền kế
bên, gọi là nha Hải phòng sứ. Khi Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ nhất năm
1873-1874, nhà Nguyễn phải ký hòa ước Giáp Tuất, trong đó quy định nhà
Nguyễn phải mở cửa thông thương các cảng Ninh Hải (Hải Phòng) thuộc tỉnh
Hải Dương và Thị Nại tỉnh Bình Định, để đổi lấy việc Pháp rút quân khỏi Bắc
Kỳ. Sau đó tại cảng Ninh Hải này, nhà Nguyễn và Pháp lập nên một cơ quan
thuế vụ chung, quản lý việc thương mại ở vùng cảng này gọi là Hải Dương
thương chính quan phòng. Như vậy, nguồn gốc địa danh Hải Phòng có thể là
từ:

13


* Tên gọi rút ngắn trong cụm từ Hải tần phòng thủ, của nữ tướng Lê
Chân đầu thế kỷ 1.
* Tên gọi rút ngắn từ tên gọi của một cơ quan đời Tự Đức trên đất Hải
Dương.

Thời Pháp thuộc, Hải Phòng cũng trải qua nhiều biến đổi. Ngày 11
tháng 9 năm 1887, thống sứ Bắc Kỳ ra nghị định thành lập tỉnh Hải Phòng.
Ngày 19 tháng 7 năm 1888, toàn quyền Đông Dương quyết định thành lập
Hải Phòng và ép vua Đồng Khánh nhượng khu vực này cho thực dân Pháp.
Thành phố Hải Phòng trở thành nhượng địa, hưởng quy chế thành phố cấp 1
như Sài Gòn và Hà Nội. Ngày 31 tháng 8 năm 1889, toàn quyền Đông Dương
tách thành phố Hải Phòng ra khỏi tỉnh Hải Phòng, thành đơn vị hành chính
riêng, chuyển tỉnh lỵ về Phù Liễn, đổi tên là tỉnh Phù Liễn. Ngày 17 tháng 2
năm 1906 lại đổi tên thành tỉnh Kiến An.
Cách mạng Tháng Tám thành công, thành phố Hải Phòng được giải
phóng. Trước yêu cầu của tình hình mới, ngày 26 tháng 11 năm 1946, Chính
phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa sáp nhập Hải Phòng, Kiến An thành liên tỉnh
Hải - Kiến, và do điều kiện của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, tháng
12 năm 1948 lại tách ra. Đến 20 tháng 10 năm 1962, Nghị quyết Quốc hội
khóa 2 quyết định hợp nhất tỉnh Kiến An và thành phố Hải Phòng lấy tên là
thành phố Hải Phòng gồm địa bàn liên tỉnh Hải - Kiến cũ, cộng thêm huyện
Vĩnh Bảo sáp nhập vào tỉnh Kiến An năm 1952 và hai huyện Cát Bà, Cát Hải,
đảo Bạch Long Vĩ sáp nhập vào thành phố Hải Phòng từ năm 1956.
Hải Phòng là một thành phố ra đời từ những năm 70 của thế kỷ XIX.
Trên địa bàn miền Bắc, Hải Phòng là một đô thị có tuổi đời trẻ nhất so với
nhiều đô thị cổ có quá trình tồn tại lâu dài như Hà Nội, Nam Định, Ninh Bình,
Hải Dương.
Hải Phòng phát triển thành đô thị xuất phát từ một làng chài nhỏ gần
cửa sông, cửa biển có bến tàu thuyền, trạm thuế quan và đồn canh cửa biển,

14


với hai chức năng kinh tế và quốc phòng. Sau khi ra đời, do vị trí thuận lợi và
trong bối cảnh lịch sử đặc biệt, Hải Phòng đã mau chóng trở thành thành phố hải cảng có tầm quan trọng lớn cả về mặt kinh tế - chính trị lẫn quân sự trong

phạm vi quốc gia và có tên trên thế giới. Hải Phòng nối liền với vùng đồng
bằng Bắc Bộ rộng lớn, trù phú và đông dân, thông qua hệ thống giao thông
đường sông thuận tiện là sông Thái Bình. Từ Hải Phòng có thể đến những
trung tâm kinh tế lớn trong nội địa mà không phải tiếp giáp với vùng đồi núi
trung du đi lại khó khăn như các cửa biển khác ở phía Bắc. Hải Phòng còn là
hải cảng gần nhất nối liền với thủ đô Hà Nội - trung tâm chính trị, kinh tế, văn
hoá lớn nhất và lâu đời nhất của cả nước. Hải Phòng cũng là tụ điểm trung
chuyển trên tuyến giao thông đường biển dẫn đến các thị trường ở Châu Á Thái Bình Dương và các bến cảng trên thế giới. Hải Phòng nhờ biển mà mở
đường giao tiếp với thế giới bên ngoài và nhờ sông để nối liền các mạch máu
giao thông trong nước, trở thành cửa ngõ của đồng bằng Bắc Bộ.
Hải Phòng là một thành phố trẻ nhưng lại được sinh ra trên một miền
đất cổ với một nền tảng lịch sử và văn hoá xã hội lâu đời. Hầu hết vùng đất
Hải Phòng ngày nay đều thuộc trấn Hải Dương và một phần thuộc trấn Quảng
Yên (huyện Cát Hải trước là huyện Hoa Phong của trấn Yên Quảng) xưa kia.
Như vậy là cách đây hàng ngàn năm trên mảnh đất Hải Phòng đã có con người
đến định cư sinh sống từ thời đại đá mới, trải qua thời đại đồng thau đến sơ kỳ
thời đại đồ sắt. Và khi Nhà nước Văn Lang ra đời, miền đất này đã trở thành một
bộ phận trong lãnh thổ của Nhà nước đầu tiên trong lịch sử dân tộc.
Trong lịch sử hình thành cộng đồng cư dân Hải Phòng chủ yếu có hai
thời kỳ hội cư lớn. Một là cuộc hội cư từ thế kỷ thứ 10 sau khi đánh tan cuộc
xâm lăng của Nam Hán trên cửa sông Bạch Đằng năm 938, mở ra kỷ nguyên
độc lập lâu dài của Tổ quốc. Ngô Quyền, với con mắt của nhà chiến lược đã
cho chuyển dân từ các vùng nội địa đến, đồng thời cho một bộ phận binh lính
giải binh tại chỗ để lập nghiệp, tạo “phên dậu” bảo vệ vùng cửa biển trọng

15


yếu này. Tiếp theo Ngô Quyền, các triều đại Lý, Trần, Lê trong sự nghiệp xây
dựng Đại Việt thành một quốc gia văn hiến, đã đưa chính sách khai hoang lập

làng thành quốc sách để mở mang, giữ gìn bờ cõi. Trên vùng đất Hải Phòng,
từ thượng huyện Thủy Nguyên đến cửa Văn Úc, từ vùng đảo Cát Bà - Cát Hải
đến cửa Ngãi Am (Vĩnh Bảo) nhiều làng được lập thêm, dân cư đông đúc.
Những vùng đất mới được hình thành, người từ khắp vùng đồng bằng sông
Hồng kéo đến, đời nọ tiếp đời kia, cộng đồng làng xã ngày càng bền vững,
hình thành một sắc thái riêng của những cư dân vùng biển. Cuộc hội cư lớn
thứ hai diễn ra vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 trong quá trình đô thị hoá
Hải Phòng và chủ yếu đưa đến sự hình thành khối cư dân nội thành.
Đến đầu thế kỷ 19, đã có nhiều thuyền bè nước ngoài thường qua lại
trao đổi hàng hoá và buôn bán ở vùng cảng Hải Phòng ngày nay. Sau khi thực
dân Pháp xâm chiếm nước ta, chúng tập trung xây dựng Hải Phòng ở thành
một hải cảng lớn, được khởi công vào năm 1883 và hoàn thành năm 1888.
Quá trình xây dựng là quá trình thành phố Hải Phòng được kiến trúc một cách
quy mô phục vụ cho chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp.
Hải Phòng là một vùng đất ven biển, cư dân từ khắp nơi tụ hội đến, chủ
yếu là những nông dân ở đồng bằng Bắc bộ, do đói kém, do bị áp bức bóc lột,
họ phải dời làng quê gốc phiêu bạt tới đây tìm một cuộc sống mới. Sinh sống
lâu đời trên một vùng đất chua mặn, luôn luôn phải đối phó với biển khơi và
bão tố để tồn tại và phát triển... nên trước hết cư dân Hải Phòng là những
người lao động cần cù và dũng cảm, không chịu khuất phục trước thiên tai
cũng như những bất công xã hội. Mặt khác, những con người tứ xứ khi phiêu
bạt đến đây và trụ lại được ở mảnh đất này phải là những con người kiên nghị,
năng động và sáng tạo trong lao động. Đó là tính cách của những người thợ đá
ở Tràng Kênh đã làm nên những chiếc vòng đá quý đẹp, là những người thợ
đúc đồng Việt Khê.... Truyền thống đó của ông cha sẽ được những người

16


công nhân thời hiện đại ở đây tiếp thu và phát huy trong những điều kiện lao

động mới.
Lao động chân tay, lao động trí óc, lao động nghệ thuật của người Hải
Phòng qua hàng ngàn năm đã tạo dựng nên những thành tựu văn hoá vật chất,
văn hoá tinh thần khá phong phú. Những truyền thống văn hoá ấy trở lại góp
phần hun đúc nên con người Hải Phòng - những công nhân có tay nghề cao,
những nông dân thâm canh giỏi, những nghệ nhân nổi tiếng và những trí thức
có tài... Truyền thống văn hoá lâu đời còn là cơ sở tạo nên tinh thần năng
động sáng tạo, luôn luôn nhạy bén với cái mới của người Hải Phòng làm cho
họ sớm tiếp thu được tinh hoa của thời đại trước những biến thiên của lịch sử.
Hải Phòng còn là một vị trí chiến lược đối với việc bảo vệ độc lập và
chủ quyền của đất nước ta. Kẻ thù xâm lược bất cứ từ đâu tới nếu muốn tiến
vào Thăng Long - Hà Nội đều đánh chiếm mảnh đất này trước tiên và khi thất
bại cũng lấy Hải Phòng làm điểm rút lui cuối cùng. Vì vậy, nơi đây đã từng là
chiến trường của bao trận quyết chiến chiến lược trong chiến tranh bảo vệ Tổ
quốc và giải phóng dân tộc.
Cư dân Hải Phòng lúc này hầu hết là nông dân phá sản bị thực dân
Pháp bần cùng hoá. Vì thế, cư dân Hải Phòng là dân từ các nơi đến buôn bán
làm ăn, nghề nghiệp của cư dân hầu hết là phu phen, tạp dịch, làm thợ rèn, thợ
xây… đàn bà thì làm hàng xáo, chạy chợ, buôn thúng, bán mẹt, dân ven biển
thì đánh cá làm muối. Có lẽ từ điều kiện địa lý, hoàn cảnh xã hội và đặc biệt
sự hình thành cư dân nên quá trình hình thành tính cách con người có nhiều
nét đặc trưng.
Hải Phòng nằm trên cửa ngõ giao thông trong nước và quốc tế nên sớm
tiếp xúc nhiều công nhân, thủy thủ các nước, các miền. Quá trình này giúp họ
hiểu điều kiện đấu tranh của giai cấp trong nước và ngoài nước.
Bước ngoặt của quá trình phát triển con người Hải Phòng là khi ánh
sáng chủ nghĩa Mác-Lênin đến với giai cấp công nhân, thanh niên, lao động

17



Hải Phòng. Năm 1925. Nguyễn Ái Quốc đã cử đồng chí Hồ Tùng Mậu về Hải
Phòng tổ chức Thanh niên cách mạng đồng chí hội. Từ đây, công nhân và
nhân dân lao động Hải Phòng đã có tổ chức cách mạng lãnh đạo, tổ chức
Cộng sản và Công hội đỏ ra đời. Đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã cử đồng chí
Nguyễn Lương Bằng, đồng chí Bùi Lâm xây dựng trạm thông tin liên lạc ở
Hải Phòng. Qua các thủy thủ người Việt, thủy thủ người Pháp đã đưa sách
kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin, tác phẩm Đường Kách Mệnh và các tác
phẩm khác của Nguyễn Ái Quốc đến nhân dân lao động Hải Phòng. Luồng tư
tưởng mới, tiến bộ của thời đại đã thổi vào quần chúng nhân dân Hải Phòng.
Quá trình cách mạng hoá của quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo trực tiếp
của các chiến sỹ cách mạng đã dấy lên phong trào cách mạng của Hải Phòng.
Nhân dân Hải Phòng đã cùng nhân dân cả nước giành thắng lợi vĩ đại trong
cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945 .
Sau chín năm cùng cả nước kháng chiến, Hải Phòng giải phóng hoàn toàn
vào ngày 13/5/1955. Đảng và Nhà nước đầu tư cho thành phố Cảng thành khu
trung tâm công nghiệp của cả nước để xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH. Một
loạt nhà máy xây dựng tiếp thêm nguồn lực cho nhân dân Hải Phòng. Điển hình
như Nhà máy Đóng tàu Bạch Đằng - nhà máy đầu tiên của ngành đóng tàu Việt
Nam, các nhà máy khác mọc lên như: nhà máy Nhựa Tiền Phong, nhà máy sắt
tráng men, nhà máy Thủy tinh… đã tạo nên một thành phố công nghiệp của cả
nước. Hải Phòng vinh dự được 9 lần Bác về thăm.

18


1.1.2. Chủ trương của Đảng và Đảng bộ
Sau khi Hiệp ước Pháp - Hoa được ký kết, ngày 3/3/1946, Ban Thường
vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Tình hình và chủ trương”. Chỉ thị nhận định
Hiệp ước Pháp - Hoa là biểu hiện sự thoả hiệp giữa bọn đế quốc với nhau; chỉ

thị phân tích: vấn đề lúc này không phải là muốn đánh hay không muốn đánh.
Vấn đề là biết mình, biết người, nhận định một cách khách quan những điều
kiện lợi hại trong nước và ngoài nước mà chủ trương cho đúng. Trung ương
Đảng quyết định chọn giải pháp hoà hoãn, đàm phán với Pháp để buộc quân
Tưởng phải rút ngay về nước, tránh được tình thế một lúc phải đánh với nhiều
kẻ thù, bảo toàn được thực lực, tranh thủ thời gian hoà hoãn để chuẩn bị một
cuộc chiến đấu mới, tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn. Lập trường của ta
trong việc đàm phán với Pháp được Trung ương vạch ra là: Pháp phải thừa
nhận quyền dân tộc tự quyết của dân ta, công nhận chính phủ, quân đội, nghị
viện, tài chính, ngoại giao… và sự thống nhất quốc gia của ta.
Được sự lãnh đạo trực tiếp và chặt chẽ của Trung ương, Xứ ủy, Thành
ủy, quân và dân Hải Phòng tích cực chuẩn bị để sẵn sàng bước vào một cuộc
chiến đấu mới quyết liệt. Ủy ban bảo vệ thành phố vẫn tìm cách thu hẹp cuộc
xung đột theo tinh thần của Trung ương Đảng và Bộ quốc phòng.
Với khí thế sực sôi của cả dân tộc đã đứng dậy sau Cách mạng Tháng
Tám, với lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang đã phát triển sau gần một
năm tranh thủ xây dựng, toàn thể nhân dân Việt Nam đoàn kết chặt chẽ cùng
Đảng và Chính phủ, quyết chiến đấu đến cùng vì độc lập và thống nhất của
Tổ quốc.
Ngày 17 và 18 tháng 12 năm 1946, Hội nghị Ban chấp hành Trung
ương mở rộng họp tại Vạn Phúc (Hà Đông) dưới sự chủ tọa của Chủ tịch Hồ
Chí Minh.
Hội nghị quyết định phát động cả nước kháng chiến và đề ra những vấn
đề cơ bản về đường lối kháng chiến.

19


Hai ngày sau, ngày 22/12/1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra
Chỉ thị Toàn dân kháng chiến. Ngắn gọn và cụ thể như mệnh lệnh chiến đấu,

Chỉ thị Toàn dân kháng chiến là Cương lĩnh cách mạng của Đảng và dân tộc
ta trong cuộc kháng chiến thần thánh chống thực dân Pháp xâm lược. Tiếp đó,
tháng 2/1947, đồng chí Trường Chinh - Tổng Bí thư của Đảng đã viết một
loạt bài giải thích đường lối kháng chiến, đăng liên tiếp trên 11 số báo Sự
thật: “Chúng ta đánh ai?”; “Đánh để làm gì?”; “Tính chất cuộc kháng chiến
của ta”; “Những khó khăn của ta và của Pháp”; “Phát động phong trào dân
quân”; “Động viên toàn dân”... Trong dịp kỷ niệm lần thứ hai ngày Nam bộ
kháng chiến (23/9/1947), những bài báo này được bổ sung và in thành sách
phát hành rộng rãi khắp cả nước. Tên sách nói lên niềm tin sắt đá: “Kháng
chiến nhất định thắng lợi”.
Với phương pháp phân tích khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, với
nội dung súc tích, lời văn hùng tráng, tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng
lợi” đã góp phần quan trọng vào việc tổ chức, giáo dục, động viên quân và
dân ta bền gan vững chí, kiên quyết chiến đấu đến toàn thắng.
Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ tịch, Chỉ thị Toàn dân
kháng chiến của Trung ương Đảng và tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng
lợi ” của đồng chí Trường Chinh là những văn kiện lịch sử, trong đó, đường
lối kháng chiến của Đảng đã được đề ra. Đó là đường lối tiến hành chiến tranh
cách mạng trên cơ sở động viên và tổ chức quần chúng sâu rộng, chiến đấu vì
những mục tiêu dân tộc dân chủ, tiếp tục sự nghiệp cách mạng Tháng Tám,
xây dựng một nước Việt Nam mới, độc lập, thống nhất, dân chủ và giàu
mạnh. Đó cũng là đường lối kết hợp cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giành
độc lập và dân chủ của nhân dân ta với cuộc đấu tranh chung của giai cấp vô
sản và nhân dân các dân tộc thuộc địa chống chủ nghĩa đế quốc trong trào lưu
cách mạng thế giới sau chiến tranh thế giới lần thứ hai.

20


Đường lối kháng chiến ấy bên ngoài thì đoàn kết với hai dân tộc Miên,

Lào và các dân tộc bị áp bức trong hệ thống thuộc địa của đế quốc Pháp, thân
thiện với các dân tộc Trung Hoa, Xiêm, Ấn Độ, Miến Điện, các dân tộc yêu
chuộng dân chủ, hoà bình trên thế giới, liên hiệp với nhân dân Pháp chống
bọn phản động thực dân Pháp; bên trong thì đoàn kết chặt chẽ toàn dân thành
một Mặt trận rộng rãi có liên minh công nông làm nền tảng, thực hiện toàn
dân kháng chiến.
Toàn dân kháng chiến là nội dung của chiến tranh nhân dân Việt Nam,
là tinh thần xuyên suốt mọi chủ trương, là tư tưởng chỉ đạo mọi kế hoạch tác
chiến và xây dựng lực lượng. Toàn diện kháng chiến là kháng chiến cả về
chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá, ngoại giao, nhằm huy động mọi khả năng,
phát huy mọi sức mạnh, sử dụng và kết hợp mọi hình thức đấu tranh, liên hiệp
với mọi lực lượng cách mạng và tiến bộ trên thế giới để đánh bại kẻ thù.
Trường kỳ kháng chiến là chiến lược của chiến tranh nhân dân Việt Nam
đánh kẻ thù có ưu thế về lực lượng quân sự, vừa đánh vừa vũ trang thêm, vừa
đánh vừa bồi dưỡng sức dân, vừa đánh vừa rút kinh nghiệm, dần chuyển hoá
so sánh lực lượng, đồng thời lợi dụng những chuyển biến của tình hình quốc
tế có lợi cho cuộc kháng chiến, đánh thắng từng bước, đánh bại từng kế hoạch
của quân thù, để cuối cùng chiến thắng kẻ thù xâm lược. Kháng chiến toàn
dân, toàn diện, trường kỳ là bước phát triển mới của bạo lực cách mạng và là
những quy luật tiến hành chiến tranh nhân dân Việt Nam.
Như vậy là, ngay khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Trung ương
Đảng và Hồ Chủ tịch đã sớm đề ra những vấn đề cơ bản về đường lối kháng
chiến, đoàn kết toàn dân đánh giặc cứu nước. Quyết tâm và đường lối kháng
chiến của Đảng là sự vận dụng tài tình những nguyên lý của chủ nghĩa MácLênin vào thực tiễn chiến tranh cách mạng Việt Nam, kế thừa và phát huy
truyền thống chống ngoại xâm cực kỳ oanh liệt của dân tộc.

21



×