Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Rào cản phi thuế quan của hoa kỳ đối với xuất khẩu hàng dệt may việt nam luận văn ths kinh tế 60 31 01 06 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 120 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

NGUYỄN PHƢƠNG THẢO

RÀO CẢN PHI THUẾ QUAN CỦA HOA KỲ
ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ

HÀ NỘI - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

NGUYỄN PHƢƠNG THẢO

RÀO CẢN PHI THUẾ QUAN CỦA HOA KỲ
ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 60 31 01 06

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ VŨ HÀ

XÁC NHẬN CỦA


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CHẤM LUẬN VĂN

TS. Nguyễn Thị Vũ Hà

GS. TS Nguyễn Quang Thuấn

HÀ NỘI - 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi,
không sao chép của ai. Nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng các tài
liệu, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và trang web theo danh
mục tài liệu tham khảo của luận văn.
Tác giả luận văn
Nguyễn Phƣơng Thảo


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới giảng viên hướng dẫn
TS. Nguyễn Thị Vũ Hà cùng tồn thể các thầy cơ giáo Khoa Kinh tế và Kinh
doanh quốc tế, trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN. Tác giả cũng xin trân
trọng cảm ơn Bộ phận sau đại học, phòng đào tạo, các bạn chuyên viên văn
phòng Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, các anh chị nghiên cứu viên Viện
Hàn Lâm Khoa học Xã hội đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tác giả trong
suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.



MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các ký hiệu viết tắt ......................................................................... i
Danh mục bảng ................................................................................................ ii
Danh mục sơ đồ, hình .................................................................................... iii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài: ............................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: ............................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:................................................................ 4
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ
KHOA HỌC VỀ RÀO CẢN PHI THUẾ QUAN CỦA HOA KỲ ĐỐI
VỚI HÀNG DỆT MAY ................................................................................... 5
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................ 5
1.2. Cơ sở khoa học về rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ....................... 12
1.2.1. Khái niệm .......................................................................................... 12
1.2.2. Phân loại ........................................................................................... 15
1.2.3. Các đặc điểm của rào cản phi thuế quan ......................................... 25
1.2.4. Kinh nghiệm của Trung Quốc ........................................................... 27
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 37
2.1. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................ 37
2.2. Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp .................................................... 39
2.3. Phƣơng pháp kế thừa............................................................................. 41
2.4. Phƣơng pháp so sánh ............................................................................. 41
2.5. Phƣơng pháp case study ........................................................................ 43
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG RÀO CẢN PHI THUẾ QUAN CỦA

HOA KỲ ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM
VÀ CÁC ỨNG PHÓ CỦA VIỆT NAM ...................................................... 45


3.1. Tổng quan về hoạt động xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang
thị trƣờng Hoa Kỳ ......................................................................................... 45
3.1.1. Kim ngạch xuất khẩu......................................................................... 45
3.1.2. Cơ cấu xuất khẩu hàng dệt may ........................................................ 50
3.1.3. Hình thức xuất khẩu dệt may ............................................................ 50
3.2. Các rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với hàng dệt may xuất
khẩu Việt Nam ............................................................................................... 52
3.2.1. Rào cản kỹ thuật ................................................................................ 52
3.2.2. Quy tắc xuất xứ ................................................................................. 61
3.3. Các ứng phó của Việt Nam đối với các rào cản của Hoa Kỳ ............. 67
3.4. Đánh giá về những thành công và hạn chế của Việt Nam trong
việc vƣợt các rào cản ..................................................................................... 72
3.4.1. Những thành công ............................................................................. 72
3.4.2. Những hạn chế .................................................................................. 74
3.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại ........................................................ 77
Chƣơng 4: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM KHẮC PHỤC, THÍCH
ỨNG VỚI RÀO CẢN PHI THUẾ QUAN CỦA HOA KỲ ĐỐI VỚI
HÀNG DỆT MAY XUÁT KHẨU VIỆT NAM .......................................... 81
4.1. Xu hƣớng rào cản phi thuế quan hiện nay .......................................... 81
4.2. Phƣơng hƣớng xuất khẩu dệt may Việt Nam vào thị trƣờng Hoa
Kỳ trong thời gian tới ................................................................................... 83
4.3. Các giải pháp khắc phục, thích ứng với rào cản phi thuế quan
của Hoa Kỳ đối với hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam ..................... 85
4.3.1. Đối với doanh nghiệp ........................................................................ 85
4.3.2. Đối với Nhà nước .............................................................................. 89
KẾT LUẬN .................................................................................................... 94

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 95
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 102


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
STT
1

Ký hiệu

9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19

AAFA
ASEAN
CPSC
CPSIA
EC
FLA
FTA
GATT

GDP
ILO
ITC
LĐTB & XH
OECD
OTEXA
PECC
PTA
R&D
TBT
TMQT

20

TPP

21
22
23
24
25
26
27
28
29
30

UNCTAD
UNICEF
USAID

VAT
VCCI
VINATEX
VITAS
WRAP
WRC
WTO

2
3
4
5
6
7
8

Nguyên nghĩa

Hiệp hội dệt may và da giày Hoa Kỳ
Hiệp hội các quốc gia Đơng Nam Á
Ủy ban An tồn Sản phẩm Tiêu dùng Mỹ
Luật cải thiện tính an tồn sản phẩm tiêu dùng
Cộng đồng Châu Âu
Hiệp hội Lao động Bình đẳng
Hiệp định thương mại tự do
Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại
Tổng sản phẩm quốc nội
Tổ chức lao động quốc tế
Trung tâm Thương mại Thế giới
Lao động Thương Binh và Xã hội

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế
Phòng dệt may Hoa Kỳ
Hội đồng Hợp tác kinh tế Thái Bình Dương
Thỏa thuận thương mại ưu đãi
Nghiên cứu và phát triển
Biện pháp kỹ thuật
Thương mại quốc tế
Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái
Bình Dương
Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển
Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc
Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ
Thuế giá trị gia tăng
Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam
Tập đoàn dệt may Việt Nam
Hiệp hội Dệt May Việt Nam
Trách nhiệm toàn cầu về sản xuất may mặc
Hiệp hội Quyền Công nhân
Tổ chức thương mại thế giới
i


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ năm
2012 - 2013 ................................................................................... 47
Bảng 3.2: Số lượng và giá trị xơ, sợi dệt các loại Việt Nam nhập khẩu từ
các nước ........................................................................................ 66
Bảng 3.3:

Sản lượng bông Việt Nam (từ mùa vụ 2010/11 đến mùa vụ

2013/14) ......................................................................................... 78

Bảng 4.1: Các mục tiêu cụ thể của ngành dệt may đến năm 2030 ............... 84

ii


DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Khung lơ-gic nghiên cứu .............................................................. 38

HÌNH
Hình 1.1. Các bước sản xuất chính trong ngành dệt may ............................ 21
Hình 3.1: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ
năm 2008 – 2014 .......................................................................... 46
Hình 3.2. Nhập khẩu may mặc vào Hoa Kỳ................................................. 46
Hình 3.3: Tỷ trọng hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang các thị
trường chính trong 10 tháng năm 2014 ........................................ 48
Hình 3.4: Thị phần các quốc gia xuất khẩu hàng dệt may vào Hoa Kỳ ....... 49
Hình 3.5: Chuỗi giá trị ngành đơn giản ........................................................ 51
Hình 3.6. Các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam...................................... 52
Hình 3.7:

Nhập khẩu nguyên phụ liệu ngành may mặc, da giày năm 2013 .... 62

Hình 3.8: Nhập khẩu và xuất khẩu dệt may của Việt Nam .......................... 65

iii



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Ngành dệt may là ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong những
năm vừa qua, và Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia có tốc độ
tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu dệt may nhanh nhất thế giới, đạt 14,5%
trong giai đoạn 2008-2013 [3]. Năm 2013, sản phẩm dệt may Việt Nam xuất
khẩu đến hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ với kim ngạch xuất khẩu đạt
17,9 tỷ USD, chiếm 13,6% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và 10,5%
GDP cả nước [3].
Tuy nhiên, dệt may lại là một vấn đề gây tranh cãi và chưa giải quyết
được trong đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xun Thái Bình
Dương (TPP). Trong đàm phán TPP, ngồi việc cam kết cắt giảm hầu hết các
dịng thuế (ít nhất 90%, được thực hiện ngay hoặc thực hiện với lộ trình ngắn)
cịn có các cam kết, thỏa thuận về hàng rào kỹ thuật thương mại, quy tắc xuất
xứ hàng hóa, quy định về sở hữu trí tuệ, bảo vệ môi trường, lao động. Đối với
Hoa Kỳ, khoản thu từ thuế nhập khẩu hàng dệt may vào Hoa Kỳ chiếm vị trí
rất quan trọng, do đó nếu loại bỏ thuế thì Hoa Kỳ bảo hộ bằng cách khai thác
triệt để các rào cản phi thuế quan. Hoa Kỳ cũng lo ngại rằng Việt Nam là một
nhà sản xuất may mặc lớn nhất hiện nay lại chủ yếu lấy sợi và vải từ Trung
Quốc và các quốc gia châu Á khác, nên thỏa thuận TPP có khả năng chuyển
đổi mơ hình kinh doanh toàn cầu với ngành dệt may và nhu cầu đối với mặt
hàng dệt may của Hoa Kỳ [31]. TPP có ít nhất hai khả năng ảnh hưởng đến
các nhà xuất khẩu dệt may của Hoa Kỳ. Một là, TPP có thể cho phép các nhà
sản xuất dệt may châu Á, chủ yếu là Việt Nam, xuất khẩu quần áo miễn thuế
sang Hoa Kỳ. Điều này sẽ loại bỏ hầu hết các lợi thế hiện nay của các nhà sản
xuất phương Tây tại thị trường Hoa Kỳ, bởi các nhà sản xuất Việt Nam ít khi

1



sử dụng vải và các sản phẩm sợi sản xuất tại Hoa Kỳ. Hai là, trong tương lai
ngành công nghiệp dệt may Việt Nam có thể mở rộng nên có khả năng cạnh
tranh với các nhà xuất khẩu Mỹ tại thị trường Mexico và Trung Mỹ. Các
nhóm thương mại thuộc ngành cơng nghiệp dệt may đã kêu gọi chính phủ
Hoa Kỳ phải giữ vững „quy tắc xuất xứ từ sợi‟ một cách nghiêm ngặt. Quy tắc
này chỉ cho phép một sản phẩm dệt may được hưởng ưu đãi miễn thuế vào thị
trường Hoa Kỳ khi và chỉ khi tất cả công đoạn sản xuất sợi, sản xuất vải, và
cắt may và các sản phẩm may xong đều chỉ diễn ra trong vịng khu vực TPP.
Hoa Kỳ khơng chỉ nhấn mạnh vào quy tắc xuất xứ từ sợi nghiêm ngặt mà còn
nhấn mạnh vào các vấn đề khác như: Việt Nam có thể phải cam kết nâng cao
chất lượng mơi trường lao động, cam kết về lao động và cơng đồn, quy định
về tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn chống cháy, tiêu chuẩn bảo vệ môi
trường. Đối với Việt Nam, điều này sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến hàng hóa xuất
khẩu của Việt Nam vì Việt Nam là nước thành viên có trình độ phát triển thấp
hơn. Những rào cản phi thuế quan này đã đặt ra nhiều thách thức, hạn chế
năng lực xuất khẩu đối với dệt may của Việt Nam sang Hoa Kỳ, địi hỏi phía
Việt Nam phải có những hiểu biết cần thiết về hệ thống rào cản phi thuế quan
mà Hoa Kỳ đặt ra, từ đó đề ra những phương hướng trong việc đẩy mạnh xuất
khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ.
Xuất phát từ những nhận định trên, đề tài “Rào cản phi thuế quan của
Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam” đã được tác giả lựa chọn
làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình. Trên cơ sở tìm hiểu
những vấn đề này chưa được phân tích sâu trong các nghiên cứu của Việt
Nam như những quy định về hàng rào phi thuế quan của Hoa Kỳ, đặc biệt về
rào cản quy tắc xuất xứ, tiêu chuẩn kỹ thuật, luận văn sẽ phân tích đánh giá
những thành tựu và hạn chế, từ đó đề ra một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu
dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ.
2



Để thực hiện đề tài này, tác giả sẽ trả lời các câu hỏi sau:
+ Tại sao cần phải nghiên cứu rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối
với hàng dệt may?
+ Những thành công và hạn chế của Việt Nam trong việc ứng phó với
rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với hàng dệt may?
+ Việt Nam cần những giải pháp gì để thích ứng với rào cản phi thuế
quan của Hoa Kỳ?
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu:
Mục đích chính của luận văn là nghiên cứu, phân tích những rào cản
phi thuế quan của Hoa Kỳ có ảnh hưởng như thế nào đối với xuất khẩu dệt
may của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ. Từ đó đưa ra một số giải pháp
khắc phục, thích ứng với các rào cản phi thuế quan này nhằm đẩy mạnh xuất
khẩu dệt may của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống những lý luận chung về rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ
đối với hàng dệt may
- Thu thập, tổng hợp các nghiên cứu, số liệu để đánh giá thực trạng
xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Hoa Kỳ, các quy định về rào cản phi
thuế quan của Hoa Kỳ đối với hàng dệt may của Việt Nam và phân tích ảnh
hưởng của các quy định đó đến hoạt động xuất khẩu dệt may của Việt Nam
sang Hoa Kỳ.
- Đánh giá q trình ứng phó với các rào cản phi thuế quan Hoa Kỳ
mà dệt may Việt Nam phải đối mặt, chỉ rõ những thành công và hạn chế
của Việt Nam.
- Đề xuất một số giải pháp khắc phục, thích ứng với rào cản phi thuế
quan của Hoa Kỳ trong giai đoạn hiện nay.

3



3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu về rào cản phi thuế quan đang được áp dụng tại
Hoa Kỳ đối với mặt hàng dệt may, những ảnh hưởng của những rào cản này
đối với hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ từ năm 2008 đến
năm 2014, và từ đó đề xuất giải pháp nhằm phát triển xuất khẩu dệt may Việt
Nam sang Hoa Kỳ.
Phạm vi nghiên cứu :
- Về không gian : Luận văn nghiên cứu những rào cản phi thuế quan
của Hoa Kỳ đối với mặt hàng dệt may, và tác động của nó đến hoạt động xuất
khẩu hàng dệt may của Việt Nam, trong đó chủ yếu nghiên cứu tác động của
hàng rào kỹ thuật, quy tắc xuất xứ và đề xuất các giải pháp đối phó với những
hàng rào đó. Ngồi ra, luận văn sẽ nghiên cứu kinh nghiệm từ Trung Quốc vì
hai quốc gia có rất nhiều nét tương đồng và đều rất tích cực phát triển sản
xuất hàng dệt may.
- Về thời gian : Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu tác động của các rào
cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đến xuất khẩu dệt may của Việt Nam từ năm
2008 (năm Hoa Kỳ tuyên bố tham gia TPP) đến năm 2014

4


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ
RÀO CẢN PHI THUẾ QUAN CỦA HOA KỲ ĐỐI VỚI HÀNG DỆT MAY
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
- Các nghiên cứu về rào cản phi thuế quan trong thương mại của
Hoa Kỳ
Báo cáo của USAID (2013) với tiêu đề “Non-tariff barrier to trade in

developing countries” do Ban thư ký UNCTAD đã đưa ra các vấn đề liên
quan đến các biện pháp phi thuế quan, đặc biệt quan trọng đối với những
nước đang phát triển. Nâng cao hiểu biết về các biện pháp phi thuế quan sẽ
giúp các chính phủ xây dựng các chính sách ứng phó thích hợp và huy động
được các nguồn lực kỹ thuật và tài chính cần thiết kịp thời, giúp cải thiện
chính sách thương mại của các quốc gia hiệu quả hơn. Bài viết phân tích quy
tắc xuất xứ ưu đãi sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến với giá nhập khẩu, xuất khẩu, và
phúc lợi kinh tế Mỹ trong tương lai gần.
David Hanson (2010) trong bài nghiên cứu “Limit to the free trade:
Non-Tariff Barriers in the European Union, Japan and United States” đã đưa
ra những thơng tin cơ bản về chính sách thương mại của Hoa kỳ, những vấn
đề cần quan tâm trong thương mại của Hoa Kỳ từ năm 2000 đến 2008.
Luận văn sẽ dựa trên những phân tích của các bài viết trên đề đưa ra cơ
sở khoa học cho luận văn về rào cản trong thương mại mà Hoa Kỳ sử dụng.
- Các nghiên cứu về ngành dệt may của Việt Nam
Võ Thanh Thu và Ngô Thị Hải Xuân (2014) trong bài viết “Định
hướng phát triển ngành dệt may Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập TPP” đã
sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để đã đánh giá thực trạng ngành
dệt may Việt Nam hiện nay, nhận định điểm mạnh, điểm yếu, so sánh thực
5


trạng này với các yêu cầu của TPP đối với ngành dệt may để đưa ra các dự
báo về cơ hội, cũng như thách thức đối với ngành, từ đó đề xuất các định
hướng, giúp ngành dệt may phát triển bền vững, đáp ứng nhu cầu hội nhập
nếu TPP được kí kết và có hiệu lực thực thi. Cù Chí Lợi (2012) trong cuốn
sách “Mạng sản xuất toàn cầu và sự tham gia của các ngành công nghiệp Việt
Nam” đã đưa ra các số liệu và phân tích về các chính sách phát triển cơng
nghiệp hỗ trợ của ngành dệt may
Luận văn sẽ sử dụng các tài liệu này nhằm nêu thực trạng ngành dệt

may của Việt Nam
- Các nghiên cứu về thực trạng quan hệ thương mại giữa Việt Nam
và Hoa Kỳ liên quan đến hàng dệt may
Michael F.Martin (2008) với nghiên cứu “US Clothing Imports from
Vietnam: Trade Policies and Performance” đã đưa ra báo cáo tổng quan về
thương mại dệt may giữa Hoa Kỳ và Việt Nam từ năm 1990-2007, phân tích
những bình luận từ phía Hoa Kỳ, các cơng ty và chính phủ Việt Nam, cấu trúc
ngành dệt may của Việt Nam, cạnh tranh toàn cầu, sự tăng trưởng xuất khẩu của
dệt may Việt Nam từ 1994 đến 2007, xu hướng sản xuất của Hoa Kỳ đến 2007.
Ngoài ra, trong báo cáo “U.S – Vietnam Economic and Trade Relations:
Issues for the 113th Congress”, Michael F.Martin (2014) đã phân tích tổng
quan tình hình quan hệ kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, đưa
ra nhận xét về quan điểm của Việt Nam khi muốn Hoa Kỳ chính thức cơng
nhận là một nền kinh tế thị trường, đưa ra vấn đề liên quan đến cá da trơn,
dệt may, da giầy…của Việt Nam. Về dệt may, tuy ban đầu Việt Nam phản
đối hạn chế thương mại may mặc của Hoa Kỳ, nhưng cuối cùng cũng tuân
thủ các chính sách của Hoa Kỳ. Một số thành viên Quốc hội Hoa Kỳ đã bày
tỏ lo ngại về sự “bùng nổ” về hàng may mặc Việt Nam xuất khẩu sang Hoa
Kỳ có thể gây thiệt hại cho người lao động và các công ty dệt may của Mỹ.
6


Đối với đàm phán TPP, nhiều quan điểm ủng hộ ngành công nghiệp dệt
may của Mỹ sử dụng quy tắc „xuất xứ từ sợi‟ (yarn forward) với hàng dệt
may. Tác giả đã đưa ra các vấn đề kinh tế khác có ảnh hưởng gián tiếp có
quan hệ song phương giữa hai nước như vấn đề liên quan đến điều kiện
làm viêc nghèo nàn trong các nhà máy tại Việt Nam, những cáo buộc về
việc thiếu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam, chính sách tỷ giá hối
đối tại Việt Nam.
Luận văn sẽ sử dụng các tài liệu này để đưa ra khái quát thực trạng

thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ liên quan tới hàng dệt may
- Các nghiên cứu về rào cản thương mại phi thuế quan liên quan
đến hàng dệt may trong khuôn khổ đàm phán TPP
David Vanzetti, Pham Lan Huong (2014) trong nghiên cứu “Rules of
origin, labour standards and the TPP” nhận định rằng: Vịng đàm phán TPP
vẫn chưa hồn thành, lĩnh vực được nhiều lợi ích nhất tại Việt Nam gồm dệt
may và da giày. Tuy nhiên, Việt Nam có thể phải đối mặt với áp lực để tối đa
hóa lợi ích từ TPP do yêu cầu về quy tắc xuất xứ nghiêm khắc. Ngồi ra, Việt
Nam có thể phải cam kết nâng cao chất lượng lao động, ví dụ bằng việc cho
phép tự do lập hội. Tác giả đã sử dụng dữ liệu GTAP version 8, năm tham
chiếu từ 2007 và dự báo đến 2025, thời điểm mà TPP được cho rằng sẽ được
thực thi. Những dự báo này dựa trên dự báo tốc độ tăng trưởng GDP, lao
động, vốn, nguồn tài nguyên thiên nhiên và năng suất của 20 quốc gia và khu
vực. Bước tiếp theo mơ hình loại bỏ thuế quan dự kiến giữa các nước TPP giả
sử không có hạn chế quy tắc xuất xứ, việc này liên quan đến mơ hình hóa các
miễn trừ dự kiến từ cắt giảm thuế quan dựa trên các thỏa thuận hiện có, gồm
Hoa Kỳ với Hàn Quốc và Việt Nam với Hàn Quốc và Nhật Bản. Bước ba
gồm việc nghiên cứu liên quan đến quy tắc xuất xứ. Cách tiếp cận này chỉ
tương đối xấp xỉ vì khơng biết các chi phí bổ sung của các cá nhân, các doanh

7


nghiệp tuân thủ quy tắc xuất xứ. Bước cuối cùng nhóm tác giả đưa ra viễn
cảnh cuối cùng liên quan đến việc tăng chi phí sản xuất để đáp ứng tiêu chuẩn
lao động của ILO về sản xuất hàng xuất khẩu.
Theo Michaela Platzer (2013) trong bài nghiên cứu “U.S. textile
manufacturing and the Trans-Pacific Partnership negotiations”, dệt may là
một vấn đề gây tranh cãi và chưa được giải quyết trong đàm phán TPP để
thành lập một khu vực thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương. Vì các bên

đàm phán, bao gồm Việt Nam, một nhà sản xuất may mặc lớn nhất hiện nay
chủ yếu lấy sợi và vải từ Trung Quốc và các quốc gia châu Á khác, thỏa thuận
TPP có khả năng chuyển mơ hình kinh doanh tồn cầu với ngành dệt may và
nhu cầu đối với hàng dệt may của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ nhấn mạnh vào quy tắc
xuất xứ từ sợi „yarn forward‟ nghiêm ngặt cho phép Hoa Kỳ chỉ miễn thuế khi
sợi và vải sản xuất, cắt may các sản phẩm may, tất cả đều chỉ diễn ra tại các
nước thuộc khu vực TPP. Báo cáo này xem xét tác động tiềm năng của hiệp
định TPP đến ngành dệt may Mỹ, phân tích cụ thể về dệt may Việt Nam, các
cơ hội kinh doanh mới cho các nhà sản xuất bông, sợi, vải cả Hoa Kỳ tiếp cận
thị trường Việt Nam.
Deborah Elm (2013) trong bài viết “The Trans-Pacific Partnership:
The Challenges of Unraveling the Noodle Bowl” cho rằng các thỏa thuận
thương mại ưu đãi (PTA) ngày càng chồng chéo. Một thỏa thuận thương mại
ưu đãi mới, Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) được đưa ra để
giảm hoặc loại bỏ các rào cản đối với thương mại giữa các nước tham gia đàm
phán. Nhưng dường như việc đàm phán thỏa thuận chưa đạt được hiệu quả vì
các nước phải đấu tranh với các quy tắc được đưa ra thảo luận. Bài viết này
xem xét chi tiết các cuộc đàm phán về tiếp cận thị trường hàng hóa để nhìn
nhận tốt hơn về những gì các nhà đàm phán phải đối mặt, trong đó có vấn đề
về quy tắc xuất xứ, quy tắc về sợi và thương mại trong dệt may.

8


Luận văn sẽ sử dụng các tài liệu này để phân tích các rào cản phi thuế
mà Hoa Kỳ đang quan tâm, sử dụng hiện nay đối với hàng dệt may
- Các nghiên cứu về đến quy tắc xuất xứ về hàng dệt may
Stefano Inama (2009) xuất bản cuốn sách “Rule of Origin in
International Trade” thảo luận về các khía cạnh khác nhau của các quy tắc
xuất xứ với quan điểm liên ngành. Cuốn sách cung cấp cái nhìn tổng quan về

tình trạng của các cuộc đàm phán về nguyên tắc phi ưu đãi quy tắc xuất xứ
theo thỏa thuận về quy tắc xuất xứ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), sau
hơn 10 năm đàm phán, và mức độ liên quan đối với các thỏa thuận khác của
WTO. Cuốn sách này bao quát rộng các quy tắc xuất xứ ưu đãi cả theo các
công cụ thương mại đơn phương như Hệ thống ưu đãi tổng quát, sáng kiến
Everything But Arms, và the Africa Growth and Opportunity Act và các khu
vực tự do thương mại. Inama phân tích kinh nghiệm của Hoa Kỳ và Cộng
đồng Châu Âu (EC) trong việc phát triển các thỏa thuận tự do thương mại Bắc
Mỹ và quy tắc xuất xứ Pan-European. Tác giả cũng so sánh và thảo luận về
những kinh nghiệm song song của thỏa thuận thương mại khu vực phía nam,
bao gồm Mercosur, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và khu vực
thương mại tự do ASEAN- Trung Quốc cũng như các thị trường chung Đông
và Nam Châu Phi, Cộng đồng Đông Phi, Cộng đồng phát triển Nam Phi trong
đàm phán các Hiệp định đối tác Châu Âu với EC. Cuốn sách thảo luận đến sự
tiến bộ của các quy tắc quy xuất xứ khác nhau, tính kinh tế của quy tắc xuất
xứ, và các lựa chọn kỹ thuật cho việc phác thảo quy tắc xuất xứ bao gồm
phương pháp luận cho việc soạn thảo các quy tắc xuất xứ sản phẩm cụ thể.
Alan K.Fox và cộng sự (2008) trong bài nghiên cứu “Textile and
Apparel Barriers and Rules of Origin: What‟s Left to Gain after the
Agreement and Textiles and Clothing?” cho rằng: dù hàng dệt may nhập khẩu
từ hầu hết các quốc gia khác vào Hoa Kỳ đều theo hình thức miễn hạn ngạch

9


sau khi Hiệp định về Hàng dệt may hết hạn vào ngày 1/1/2005, thì những hạn
chế đáng kể vẫn cịn tồn tại trong lĩnh vực này giữa thương mại Hoa Kỳ với
Trung Quốc và Việt Nam về thuế cao và hạn chế định lượng và các quy tắc
xuất xứ ưu đãi. Bài viết này cung cấp những kiểm chứng mới và chi tiết về tác
động của nhu cầu nước ngoài dựa trên luật định dành cho đầu vào về may

mặc Hoa Kỳ. Bài viết này sử dụng mơ hình cân bằng tổng thể USAGE-ITC
để đánh giá tác động của việc loại bỏ hạn ngạch về may mặc trong năm 2005.
Theo nghiên cứu thì quy tắc xuất xứ có tác động rất lớn tới sản lượng và việc
làm. Việc xóa bỏ quy tắc xuất xứ ưu đãi chiếm khoảng 82% của việc suy
giảm sản lượng tổng thể, vì những quy định này hiện nay tạo ra gần 1 nửa nhu
cầu nước ngoài đối với xuất khẩu dệt may của Hoa Kỳ.
Báo cáo “International Trade: Rules of origin” của Vivian C.Jones &
Michael F.Martin (2012) được chia làm 3 phần: phần đầu tác giả mô tả chi
tiết về tầm quan trọng của quy tắc xuất xứ với 1 quốc gia và mô tả tóm tắt luật
pháp và phương thức của Hoa Kỳ để cung cấp chỉ dẫn trong việc ra quyết
định. Thứ hai, tác giả thảo luận ngắn gọn một số chi tiết và các vấn đề gây
tranh cãi liên quan đến quy tắc xuất xứ, những tác động của quá trình sản xuất
toàn cầu về quy tắc xuất xứ. Thứ ba, tác giả kết luận một số lựa chọn thay thế
mà Quốc hội Hoa Kỳ có thể xem xét hỗ trợ đơn giản hóa q trình này.
Luận văn sẽ sử dụng các tài liệu này để nghiên cứu về rào cản quy tắc
xuất xứ mà Hoa Kỳ áp dụng đối với hàng dệt may được nhập khẩu vào Hoa Kỳ
- Các nghiên cứu về Rào cản kỹ thuật liên quan đến vấn đề lao động
Hoa Kỳ đặc biệt coi trọng an toàn lao động trong hoạt động trong sản
xuất, thể hiện qua Tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA8000 và Chương trình
trách nhiệm sản xuất toàn cầu (WRAP). Trong báo cáo về vi phạm quyền lao
động trong các ngành sản xuất phục vụ xuất khẩu của Việt Nam của tổ chức
Hiệp hội Quyền Công nhân (WRC), báo cáo đưa ra các vấn đề về cưỡng ép lao

10


động diễn ra ở các cơ sở “trung tâm cai nghiện” của nhà nước khi những người
nghiện thực hiện lao động với tư cách là một phần của phương pháp trị liệu.
Trong báo cáo của WRC, chương trình theo dõi của Tổ chức lao động quốc tế
(ILO) đối với các nhà máy dệt may phát hiện các trường hợp trẻ em trong độ

tuổi 14 làm việc tại ba nhà máy, cùng với một số lượng lớn lao động thiếu giấy
tờ xác thực độ tuổi của mình.Báo cáo WRC cũng chỉ ra rằng phụ nữ trẻ thường
không được thừa nhận những quyền lợi đáng có trong các các ngành sản xuất
xuất khẩu của Việt Nam, nhiều cơ sở sản xuất của Việt Nam còn rất hạn chế
trong việc đảm bảo điều kiện làm việc an toàn cho người lao động.
Theo báo cáo về lao động trẻ em của dự án “Understanding Children‟s
Work” (UCW) (Dự án hợp tác giữa 3 cơ quan: ILO, UNICEF và World
Bank), xu hướng trẻ em tham gia vào các hoạt động kinh tế tại Việt Nam. Báo
cáo của Oxfam vào năm 2013, đưa ra những rào cản chính đối với việc đảm
bảo quyền lợi của người lao động.
Nguyễn Ngọc Thắng (2014) trong bài viết “Trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp: một số vấn đề lý thuyết và gợi ý chiến lược cho doanh nghiệp
Việt Nam” đã đưa ra những gợi ý phương thức tích hợp trách nhiệm xã hội
của doanh nghiệp vào chiến lược nhằm giúp doanh nghiệp có được lợi thế
cạnh tranh trong tương lai, đem lại lợi ích cho cổ đơng và xã hội; từ đó doanh
nghiệp sẽ phân bổ và sử dụng nguồn nhân lực nhằm mang lại lợi ích cho xã
hội và giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.
Các nghiên cứu trong và ngoài nước đã nêu lên được tầm quan trọng
của các rào cản phi thuế quan trong thương mại. Bên cạnh đó có rất nhiều
nghiên cứu chỉ ra được các rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ áp dụng đối với
ngành dệt may: rào cản kỹ thuật, quy tắc xuất xứ… Một số nghiên cứu đã chỉ
ra được thực trạng xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Hoa Kỳ và đưa ra
một số gợi mở, hàm ý chính sách cho Việt Nam.

11


Do vậy, nội dung về rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với hàng
dệt may xuất khẩu của Việt Nam là vấn đề quan trọng và nhận được nhiều sự
quan tâm, đặc biệt là thời điểm hiện tại các vòng đàm phán TPP xoay quanh

các vấn đề về rào cản kỹ thuật, quy tắc xuất xứ. Vì vậy, nghiên cứu này sẽ tập
trung khái quát các rào cản phi thuế quan Hoa Kỳ áp dụng cho hàng dệt may
của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường hoa Kỳ và phân tích những thành
cơng và hạn chế trong việc ứng phó các rào cản của Việt Nam. Từ đó, bài
nghiên cứu xin đưa ra một số hàm ý chính sách cho Việt Nam.
1.2. Cơ sở khoa học về rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ
Thị trường may mặc tại Hoa Kỳ rất đa dạng. Hiện tại, sản xuất dệt may
tại Hoa Kỳ đang tập trung vào các đơn đặt hàng thời trang cao cấp, có giá trị
cao, có lợi nhuận cao. Vì thế cịn một phần thị trường rộng lớn về hàng may
sẵn hàng loạt, hàng bình dân dành cho doanh nghiệp dệt may xuất khẩu từ các
nước đang phát triển. Nhằm bảo vệ nền sản xuất và tiêu dùng hàng dệt may
trong nước, ngoài biện pháp thuế quan, Hoa Kỳ đã tiến hành sử dụng các biện
pháp phi thuế quan đối các hàng dệt may nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ,
điển hình là rào cản kỹ thuật và quy tắc xuất xứ
1.2.1. Khái niệm
Trong thập niên 1960, GATT tiến hành công việc liệt kê các rào cản
phi thuế quan của mọi quốc gia thành viên. Mục đích của việc này là chuẩn bị
dữ liệu cho vịng đàm phán kế tiếp. Năm 1973, cơng trình này đã liệt kê được
hơn 800 loại hàng rào theo từng nước. Hội nghị Liên Hiệp Quốc về thương
mại và phát triển (UNCTAD) cũng tiến hành một dự án nghiên cứu để liệt kê
các rào cản thương mại, và đến 1986 đã ghi nhận được lượng rào cản còn
nhiều hơn nữa trong danh mục theo từng nước của mình. Một số hạn chế là
kết quả của các chính sách quốc gia cịn hiệu lực, như những chính sách có
liên quan tới các tiêu chuẩn sản phẩm hoặc kiểm sốt ơ nhiễm [26].

12


Mặc dù được sử dụng trong thương mại quốc tế, nhưng thuật ngữ “rào
cản phi thuế quan” là một thuật ngữ khơng được WTO định nghĩa một cách

chính thống và cũng không được đưa vào các văn bản luật pháp của WTO.
Trên thực tế, khó mà phân biệt được một biện pháp phi thuế quan có phải là
một rào cản phi thuế quan hay không nên thường dẫn đến các vụ kiện tại
GATT/WTO. Sau những phán xử của Cơ quan giải quyết tranh chấp của
GATT/WTO thì người ta mới cơng nhận một biện pháp phi thuế quan được
áp dụng có tạo ra rào cản phi thuế quan đối với hoạt động thương mại hay
khơng. Kết quả của vịng đàm phán thương mại đa phương và song phương
trong khuôn khổ của WTO và trước đây là Hiệp định chung về Thuế quan và
Thương mại (GATT) về mở cửa thị trường và tự do hóa thương mại đã chỉ ra
rằng: rào cản trong thương mại quốc tế (TMQT) xuất hiện trong hầu hết các
lĩnh vực, với các biện pháp rất đa dạng và tinh vi.
Trên quan điểm lợi ích chung của nền kinh tế thế giới, Baldwin (1970)
đưa ra một định nghĩa về rào cản phi thuế quan: “Biện pháp phi thuế quan là
bất kỳ biện pháp nào (thuộc khu vực nhà nước hay tư nhân) khiến các hàng
hóa và dịch vụ trong thương mại quốc tế hoặc mọi nguồn lực dành cho việc
sản xuất hàng hóa và dịch vụ bị phân bổ với mục đích làm giảm thu nhập
tiềm năng thực sự của thế giới.” [15]
Nghiên cứu của Hội đồng Hợp tác kinh tế Thái Bình Dương (PECC)
mơ tả các rào cản phi thuế quan từ giác độ ảnh hưởng của nó tới nền kinh tế
trong nước: “Rào cản phi thuế quan là mọi công cụ phi thuế quan can thiệp
vào thương mại, bằng cách này làm biến dạng sản xuất trong nước.” [34]
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) năm 1997 định nghĩa:
“Rào cản phi thuế quan là những biện pháp nằm ngoài phạm vi thuế quan
được của các quốc gia sử dụng, thông thường dựa trên cơ sở lựa chọn, nhằm
hạn chế nhập khẩu.”[26]

13


Tại Việt Nam, Theo tài liệu của Bộ Công Thương: “Nếu một biện pháp

phi thuế quan được áp dụng gây cản trở cho thương mại mà không lý giải được
theo bất kỳ một chế định hay nguyên tắc nào của WTO thì biện pháp đó được
coi là một rào cản phi thuế quan gây cản trở hay bóp méo thương mại.” [43]
Tác giả Nguyễn Xuân Thiên (2011) định nghĩa: “Hàng rào phi thuế
quan đươc định nghĩa là bất kỳ hàng rào nào, khơng phải là thuế quan, làm
méo mó luồng hàng hóa tự do qua biên giới quốc gia. Hàng rào phi thuế quan
có thể là trực tiếp, nghĩa là được thiết kế cụ thể để bảo hộ một số loại hàng
hóa, hoặc cũng có thể là gián tiếp, được áp dụng vì các mục tiêu chính sách
khác, nhưng có ảnh hưởng đến thương mại.” [11]
Thuật ngữ “rào cản” hay hàng rào tuy được sử dụng khá phổ biến
nhưng lại khơng phải là một thuật ngữ chính thống. Trong các văn bản của
WTO thuật ngữ này chỉ được sử dụng để đặt tên cho một loại Hiệp định, đó là
Hiệp định về các hàng rào kỹ thuật đối với thương mại. Trong Hiệp định này,
khái niệm rào cản cũng không được định nghĩa một cách rõ ràng mà chỉ được
thừa nhận như một thỏa thuận rằng “không một nước nào có thể bị ngăn cản
tiến hành các biện pháp cần thiết để đảm bảo chất lượng hàng hóa xuất khẩu
của mình, hoặc để bảo vệ cuộc sống hay sức khỏe con người, động và thực
vật, bảo vệ môi trường hoặc để ngăn ngừa các hoạt động man trá, ở mức độ
mà nước đó cho là phù hợp và phải đảm bảo rằng các biện pháp này không
được tiến hành với cách thức có thể gây ra phân biệt đối xử một cách tùy tiện
hoặc không thể biện minh được giữa các nước, trong các điều kiện giống
nhau, hoặc tạo ra các hạn chế trá hình đối với thương mại quốc tế, hay nói
cách khác phải phù hợp với các quy định của Hiệp định này”.
Mặc dù cịn có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về rào cản phi thuế
quan, song theo tác giả có thể hiểu một cách đơn giản về rào cản phi thuế
quan “là bất kỳ rào cản, không phải là thuế quan, gây cản trở đối với thương
mại quốc tế.”
14



1.2.2. Phân loại
1.2.2.1. Các rào cản kỹ thuật
Trong các rào cản phi thuế quan, rào cản kỹ thuật được sử dụng nhiều
nhất. Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về rào cản kỹ thuật thương mại.
Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI): Trong thương
mại quốc tế, các “rào cản kỹ thuật đối với thương mại” (technical barriers to
trade) thực chất là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mà một nước áp dụng đối
với hàng hóa nhập khẩu và/hoặc quy trình đánh giá sự phù hợp của hàng hóa
nhập khẩu đối với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đó (sau đây gọi chung là
các biện pháp kỹ thuật- biện pháp TBT). Trên thực tế, các biện pháp kỹ thuật
có thể là những rào cản tiềm ẩn đối với thương mại quốc tế bởi chúng có thể
được sử dụng vì mục tiêu bảo hộ cho sản xuất trong nước, gây khó khăn cho
việc thâm nhập của hàng hóa nước ngồi vào thị trường nhập khẩu
Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế OECD năm 1997 đưa ra định
nghĩa riêng về rào cản kỹ thuật, đó là “các quy định mang tính chất xã hội, là
các quy định do một nhà nước đưa ra nhằm đạt được các mục tiêu về sức khỏe,
an toàn, chất lượng và đảm bảo môi trường; căn cứ vào rào cản kỹ thuật thương
mại, người ta có thể nhận thấy các mục tiêu này thơng qua việc một nước ngăn
cản hàng hóa khơng đảm bảo chất lượng nhập khẩu vào nước mình”.
Các rào cản kỹ thuật của Hoa Kỳ đối với hàng dệt may nhập khẩu được
quy định trong các đạo luật sau:
 Quy định về an toàn sản phẩm dệt may
Luật cải thiện tính an tồn sản phẩm tiêu dùng 2008 (CPSIA)
Ngày 14/8/2008 Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua luật cải thiện tính an
tồn sản phẩm tiêu dùng CPSIA 2008. Theo đó tất cả các sản phẩm tiêu dùng
trong đó có sản phẩm may mặc khi nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ sẽ phải
tuân thủ theo những quy định mới có hiệu lực từ 10/2/2010.

15



Với các sản phẩm may mặc, luật CPSIA 2008 có ảnh hưởng tập trung
với: Tính an tồn cháy cho các sản phẩm quần áo của người lớn và trẻ em;
Các sản phẩm dành cho trẻ em có chứa chì; Các sản phẩm làm đồ chơi và
chăm sóc trẻ em có chứa phtalat; Các sản phẩm dành cho trẻ em có chứa các
bộ phận sắc, nhọn; Bắt buộc thử nghiệm cho tất cả các sản phẩm thành phẩm
dành cho trẻ em.
 Tiêu chuẩn về an toàn cháy cho quần áo ngủ trẻ em (16 CFR
1615/1616) [33]
Tiêu chuẩn này quy định thiết bị, phương pháp thử và phương pháp
đánh giá tính cháy. Tiêu chuẩn cũng yêu cầu quần áo ngủ của trẻ em phải
được gắn nhãn có các hướng dẫn mang tính phịng ngừa để khơng xử lý quần
áo hoặc khơng dùng các tác nhân được biết là làm hỏng khả năng chống cháy
của quần áo. Các nhãn này phải bền lâu và tuân theo các quy tắc và quy định
của Ủy ban an toàn sản phẩm tiêu dùng.
 Tiêu chuẩn về lao động và trách nhiệm xã hội
Bao gồm Tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA 8000 và Chương trình
Trách nhiệm toàn cầu sản xuất may mặc (WRAP)
 Tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA 8000:
Đây là mô ̣t hê ̣ thố ng các tiêu chuẩ

n trách nhiê ̣m gồm nhiều vấn đề,

trong đó đặc biệt lưu ý đến việc khơng sử dụng lao động trẻ em hoặc lao động
vị thành niên; không sử dụng lao động cưỡng bức; phải đảm bảo các điều kiện
về sức khỏe và an toàn cho người lao động; tuân thủ quy định về số giờ làm
việc, trả lương cho người lao động không thấp hơn quy định của pháp luật
hoặc quy định của ngành. Hệ thống SA 8000 quy định
- Lao đô ̣ng trẻ em : SA 8000 đề câ ̣p đến các vấ n đề liên quan đến lao
động trẻ em dưới 14 tuổ i và trẻ em vi ̣thành niên từ 14 - 18 tuổ i.

- Lao đô ̣ng cưỡng bức: SA 8000 đề câ ̣p đến các vấ n đề sử dụng lao
đô ̣ng tù tô ̣i, lao động để trả nợ người khác…
16


×