Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của việt nam luận văn ths kinh tế 60 31 07 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 121 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
----------------------

ĐẶNG THỊ KIM CHUNG

CHÍNH SÁCH THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

HÀ NỘI - 2009


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
----------------------

ĐẶNG THỊ KIM CHUNG

CHÍNH SÁCH THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế
Mã số:
60 31 07

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHÙNG XUÂN NHẠ

Hà Nội - Năm 2009




MỤC LỤC
Trang
BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT...........................................................................................1
DANH MỤC HỘP, BẢNG................................................................................................3
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................................4
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH THU HÚT
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ............................................................. 12

1.1 Khái niệm chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài........................................... 12
1.2. Vai trò của chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.............................. 16
1.3. Những yếu tố tác động đến chính sách thu hút đầu tư trực
tiếp nước ngoài của Việt nam.........................................................................18
1.4. Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số nước....................35
1.4.1. Trung quốc.....................................................................................................35
1.4.2. Thái lan..........................................................................................................38
1.4.3. Malaysia.........................................................................................................41
CHƯƠNG 2: CHÍNH SÁCH THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM................................................................................. 44

2.1. Nội dung chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam.........44
2.1.1. Mục tiêu và định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam..44
2.1.2. Các chính sách khuyến khích thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
của Việt Nam....................................................................................................53
2.2. Động thái phát triển đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam...........................65
2.2.1. Tác động của chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài................................................. 65
2.2.1.1.Động thái và cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ................................65
2.2.1.2. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài.................................................69

2.2.1.3.Hiệu quả đầu tư............................................................................................69
2.2.1.4. Cơ cấu đầu tư theo ngành...........................................................................73
2.2.1.5. Cơ cấu đầu tư theo vùng, lãnh thổ..............................................................77


2.3. Ảnh hưởng của chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
đối với nền kinh tế..........................................................................................79
2.3.1. Ảnh hưởng tích cực......................................................................................79
2.3.2. Những vấn đề đặt ra......................................................................................86
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM .......................................89

3.1. Khuyến nghị đối với Chính phủ.......................................................................89
3.2. Khuyến nghị đối với các cơ quan xây dựng và thực thi
chính sách đầu tư nước ngoài.........................................................................90
3.3. Các khuyến nghị khác .....................................................................................92
3.3.1. Về thủ tục hành chính...................................................................................92
3.3.2. Về kết cấu hạ tầng ........................................................................................94
3.3.3. Về lao động, đào tạo nguồn nhân lực........................................................... 97
3.3.4. Về xúc tiến đầu tư ........................................................................................98
3.3.5. Một số vấn đề khác......................................................................................100
KẾT LUẬN.............................................................................................................101
PHỤ LỤC................................................................................................................103
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................116


BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt

Nghĩa đầy đủ


1

AFTA

Khu vực mậu dịch tự do của ASEAN

2

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông nam Á

3

APEC

Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương

4

ASEM

Diễn đàn hợp tác Á - ÂU

5

BTA

Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ


6

CNH

Công nghiệp hoá

7

ĐTNN

Đầu tư nước ngoài

8

ĐTTTNN

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

9

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

10

GCNĐT

Giấy chứng nhận đầu tư


11

JICA

Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản

12

HĐH

Hiện đại hoá

13

IMF

Quỹ tiền tệ quốc tế

14

KCN-KCX

Khu công nghiệp - khu chế xuất

15

KKT

Khu kinh tế


16

TVĐT

Tổng vốn đầu tư

17

TW

Trung ương

18

USD

Đô la Mỹ


19

UNCTAD

Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển

20

UNESCO


Tổ chức giáo dục khoa học và văn hoá của Liên hợp quốc

21

VĐT

Vốn đầu tư

22

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

23

XTĐT

Xúc tiến đầu tư

2


DANH MỤC HỘP, BẢNG
Trang
Hộp 1.1: Ý kiến của Giáo sư Nhật bản về quy trình xây dựng chính sách,
chiến lược ngành của Việt Nam................................................................26
Bảng 2.1: Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng..............74
Bảng 2.2 : Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dịch vụ..........................................75
Bảng 2.3 : Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực nông, lâm, ngư………...………..77


3


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong gần hai thập kỷ vừa qua, Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần
quan trọng vào quá trình tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao của Việt Nam. Trong
điều kiện nguồn lực trong nước còn hạn hẹp, tiết kiệm trong nước còn hạn chế,
thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những chính sách quan trọng
nhất để đạt được các mục tiêu kinh tế-xã hội đã đặt ra.
Tính đến cuối năm 2008, cả nước có hơn 9.800 dự án ĐTNN được cấp phép
đầu tư với tổng vốn đăng ký gần 150 tỷ USD (kể cả vốn tăng thêm). Chỉ tính
riêng năm 2008, tổng số dự án FDI được cấp mới vào Việt Nam cả năm là 1.171
dự án với tổng số vốn đăng ký đạt 60,217 tỷ USD, tăng 222% so với năm 2007.
Trong năm 2008, số dự án tăng vốn cũng rất lớn với 311 dự án đăng ký tăng vốn
với tổng số vốn đăng ký tăng thêm 3,74 tỷ USD. Chỉ tính riêng số vốn tăng thêm
của các dự án đang hoạt động tại Việt Nam trong năm nay đã tương đương với
tổng số vốn đăng ký mới trong một năm của đầu những năm 2000. Do đó, tính
chung cả vốn đăng ký cấp mới và vốn đăng ký tăng thêm, tổng số vốn FDI đăng
ký tại Việt Nam năm 2008 (tính đến 19/12) đạt 64,011 tỷ USD, tăng 199,9% so
với năm 2007. Các doanh nghiệp FDI đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện
các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài đã trở thành bộ phận hữu cơ năng động
của nền kinh tế, có tốc độ tăng trưởng cao và vị trí ngày càng quan trọng trong nền
kinh tế. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng góp tới 27% kim ngạch xuất khẩu
(không kể dầu khí), 33% giá trị sản xuất công nghiệp, 22% vốn đầu tư xã hội và
hơn 14% GDP của cả nước, tạo thêm việc làm cho hơn 80 vạn lao động trực tiếp và
triệu lao động gián tiếp khác.


4


Việt Nam gia nhập WTO và thực hiện các cam kết mở cửa ngày càng lôi
kéo được nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Tâm lý nhà đầu tư đang
thay đổi tích cực hơn và nhà đầu tư nước ngoài và chủ đầu tư trong nước dễ
dàng đàm phán với nhau hơn để tiếp tục phát triển các dự án, đón bắt cơ hội khi
Việt Nam vào WTO.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nước ta ngày càng tăng, đặc biệt từ khi Việt
Nam chính thức trở thành thành viên của WTO trong khi chính sách thu hút đầu
tư trực tiếp nước ngoài vẫn chưa thay đổi. Mặt khác, khối lượng đầu tư trực tiếp
nước ngoài tăng mạnh nhưng vẫn còn nhỏ so với tiềm năng của nền kinh tế, xu
hướng tăng trưởng mạnh dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước trong
khu vực và chưa đáp ứng được chiến lược của Chính phủ đẩy mạnh thu hút các
nhà đầu tư lớn, công nghệ hiện đại. Khối lượng và chất lượng đầu tư vẫn còn là
vấn đề lớn.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài đang đặt ra nhiều vấn đề như: chất lượng đầu tư
còn thấp do công nghệ không hiện đại, gây ô nhiễm, giá trị gia tăng thấp, gia
tăng bất bình đẳng giữa các vùng miền...; Thực trạng trên đang đặt ra nhiều câu
hỏi: Chất lượng đầu tư đạt hiệu quả đến đâu? Phải chăng chính sách đầu tư trực
tiếp nước ngoài ở Việt Nam còn có nhiều vấn đề bất cập?; Chính sách thu hút
đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam trước và sau khi gia nhập WTO có gì
khác nhau?; làm thế nào để hoàn thiện hơn các chính sách thu hút đầu tư trực
tiếp nước ngoài của Việt Nam? Để hiểu rõ một cách cụ thể, lý giải những vấn đề
còn khúc mắc trên, tác giả chọn đề tài “Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài của Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sỹ. Kết quả nghiên cứu của đề tài
góp phần hoàn thiện chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới.

5



2. Tình hình nghiên cứu
Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những nội dung
quan trọng của đầu tư nước ngoài, do đó đã thu hút được nhiều người nghiên
cứu.
Cho đến nay, có khá nhiều nghiên cứu về các khía cạnh, mức độ khác nhau
của chính sách đầu tư nước ngoài. Các nghiên cứu thường tập trung vào các nội
dung chủ yếu sau:
(i) Chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài của Việt Nam trong Luật
đầu tư trực tiếp nước ngoài (1987) và các lần sửa đổi sau đó: Phần lớn các
nghiên cứu này đều mô tả có tính giới thiệu các ưu đãi trong các qui định của
Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài (Tác giả Nguyễn Thị Hiền với bài viết “Những
ưu đãi về thuế của Việt Nam đối với hoạt động đầu tư nước ngoài”; Tác giả
Hoàng Thị Chỉnh với bài viết “Đầu tư trực tiếp nước ngoài - Môi trường ngày
càng thông thoáng”).
Bài viết “Những ưu đãi về thuế của Việt Nam đối với hoạt động đầu tư
nước ngoài” đã làm rõ những ưu đãi về thuế chủ yếu trong hệ thống luật hiện
hành, mức chênh lệch về nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp trong nước và doanh
nghiệp nước ngoài, và phương hướng cơ bản thực hiện ưu đãi trong chính sách
thuế khuyến khích đầu tư nước ngoài ở Việt Nam;
Bài viết “Đầu tư trực tiếp nước ngoài - Môi trường ngày càng thông
thoáng” đã đề cập đến khá nhiều chính sách có lợi cho nhà đầu tư nước ngoài
như tăng mức thuế ưu đãi lợi tức, giảm thuế thuê đất.
Những hạn chế, bất cập của chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt
Nam thường được phân tích trong hầu hết các nghiên cứu dưới dạng bài báo về

6


đầu tư nước ngoài ở Việt Nam, còn chưa có một công trình nghiên cứu nào có

tính toàn diện và hệ thống về vấn đề này.
(ii) Phân tích chính sách đầu tư nước ngoài ở một số nước đang phát triển
để rút ra bài học cho Việt Nam. Những nội dung nghiên cứu này thường được đề
cập trong các phần ”cơ sở thực tiễn” trong các luận án, luận văn về đầu tư nước
ngoài như Luận văn thạc sỹ kinh tế của tác giả Dương Hải Hà “Chính sách thu
hút FDI tại Việt Nam”; Tác giả Trần Thị Cẩm Trang với bài viết “So sánh môi
trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam với các nước ASEAN-5 và
Trung Quốc: Giải pháp cải thiện môi trường FDI của Việt Nam”.
Có một số nghiên cứu khá sâu và toàn diện về chính sách đầu tư nước ngoài
ở các nước đang phát triển (Tác giả Phùng Xuân Nhạ với giáo trình “Đầu tư
quốc tế”; Tác giả Nguyễn Kim Bảo với tài liệu “Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở
Trung Quốc từ năm 1979 đến nay”; Nguyễn Thị Thái An với đề tài “Chính sách
thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở các nước ASEAN và bài học kinh nghiệm
cho Việt Nam”) nhưng các nghiên cứu này chỉ có một phần rất nhỏ có liên quan
đến chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam.
(iii) Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam: đây là một
trong những nội dung quan trọng trong chính sách đầu tư nước ngoài ở Việt
Nam, vì thế thu hút khá nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Có một số nghiên cứu
về những căn cứ lựa chọn các hình thức đầu tư giữa nước chủ nhà (Việt Nam) và
các nhà đầu tư nước ngoài, những ưu điểm và hạn chế của từng hình thức đầu tư
theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (Tác giả Phùng Xuân Nhạ với Đề tài
nghiên cứu khoa học đặc biệt cấp ĐHQGHN “Các hình thức đầu tư trực tiếp
nước ngoài ở Việt Nam: chính sách và thực tiễn”); định hướng phát triển các
hình thức đầu tư nước ngoài ở Việt Nam (Ngô Công Thành với luận án tiến sỹ

7


kinh tế “Định hướng phát triển các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt
Nam”, chuyển đổi các hình thức đầu tư nước ngoài ở Việt Nam (Tác giả Phạm

Thu Phương với luận văn thạc sỹ “Chuyển đổi các hình thức đầu tư trực tiếp
nước ngoài ở Việt Nam”)
Tác giả Ngô Công Thành với luận án tiến sỹ kinh tế “Định hướng phát triển
các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam” đã phân tích thực trạng
hoạt động và hiệu quả của các dự án FDI tại Việt Nam thông qua các hình thức
đầu tư khác nhau, tuy nhiên nghiên cứu còn đề cập nhiều đến cơ sở lý luận hình
thành và phát triển của hình thức FDI, có đề cập đến các hình thức đầu tư mới
nhưng chưa nêu được vấn đề chuyển đổi các hình thức đầu tư.).
Mặc dù các chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam đã
được nghiên cứu khá nhiều nhưng còn rất ít nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề
này. Mặt khác, trong hầu hết các nghiên cứu vẫn chưa giải thích được một cách
thoả đáng, có tính cội rễ của nhiều hạn chế, bất cập trong chính sách thu hút đầu
tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam. Bên cạnh đó, chính sách thu hút đầu tư trực
tiếp nước ngoài sau khi Việt Nam gia nhập WTO chưa có nghiên cứu nào đề cập
một cách đầy đủ, mới chỉ có một số bài viết nhỏ lẻ trên các tạp chí. Vì thế, kết
quả nghiên cứu của đề tài góp phần giải quyết vấn đề này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nhiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Góp phần hoàn thiện chính sách thu hút đầu tư trực
tiếp nước ngoài của Việt Nam.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Luận văn sẽ thực hiện các nội dung chủ yếu sau:
(i) Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của chính sách thu hút đầu tư nước
ngoài của Việt Nam;

8


(ii) Làm rõ thực trạng chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của
Việt Nam;
(iii) Đưa ra một số kiến nghị chính sách nhằm hoàn thiện chính sách thu
hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
của Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: Các chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
theo qui định của Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam và các lần điều
chỉnh (1987-2005), các chính sách khác có liên quan đến việc thu hút đầu tư trực
tiếp nước ngoài.
5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
- Cách tiếp cận: phân tích các chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài, đồng thời so sánh, đối chiếu với chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài của một số nước khác, nhờ đó, thấy được những điểm khiếm khuyết, bất
cập trong chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam.
- Phương pháp nghiên cứu:
Ngoài các phương pháp cơ bản được sử dụng trong nghiên cứu kinh tế,
Luận văn sử dụng 3 phương pháp nghiên cứu chủ yếu như sau:
(i) Phân tích so sánh: các nội dung của chính sách đầu tư nước ngoài của
Việt Nam được phân tích so sánh, xem xét có những điểm giống và khác nhau
như thế nào so với chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài ở một số nước đang
phát triển điển hình trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong khu vực.

9


(ii) Hệ thống và liên ngành: Các chính sách đầu tư nước ngoài thường
xuyên có liên quan, tác động đến nhiều ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế và các
hoạt động của đời sống chính trị-xã hội, nên cần được phân tích có tính liên
ngành mới thấy rõ được hiệu quả thực sự của chính sách.
(iii) Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Đối tượng chủ yếu thực thi chính
sách đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam là các nhà đầu tư nước ngoài nên
cần phải hỏi ý kiến của họ. Do đó, việc lấy ý kiến của các nhà đầu tư nước ngoài

và các chuyên gia thông qua bảng hỏi hoặc phỏng vấn trực tiếp là rất cần thiết.
6. Dự kiến những đóng góp mới của Luận văn
Luận văn có một số đóng góp mới chủ yếu là:
Thứ nhất, phân tích rõ thực trạng của chính sách thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài trước và sau khi gia nhập WTO;
Thứ hai, làm rõ những điểm hợp lý và hạn chế, bất hợp lý của chính sách
thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam, nhờ đó tìm được căn nguyên
của tại sao chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam thiếu
thực tiễn và chưa được sự ủng hộ thật sự của các nhà đầu tư nước ngoài;
Cuối cùng, đề xuất được một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện chính sách
thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam.
7. Bố cục của Luận văn
Ngoài phần mở đầu , kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, Luận văn dự
kiến gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về chính sách thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài

10


Chương 2: Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam
Chương 3: Một số khuyến nghị hoàn thiện chính sách thu hút đầu tư trực
tiếp nước ngoài của Việt Nam

11


CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH
THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

1.1 Khái niệm chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài
Trong thực tiễn, để tiến hành quản lý các hoạt động kinh tế - xã hội, Nhà
nước với tư cách là chủ thể quản lý đã tạo lập và sử dụng các công cụ quản lý để
truyền dẫn các tác động của mình lên các đối tượng, khách thể quản lý. Chính
nhờ các công cụ quản lý mà nhà nước truyền tải được các ý định và ý chí của
mình lên mỗi con người, mỗi bộ phận trong hệ thống, trên toàn bộ các vùng, các
khu vực, các ngành của nền kinh tế. Các công cụ quản lý kinh tế - xã hội được
Nhà nước sử dụng bao gồm: Kế hoạch, Pháp luật, các chính sách kinh tế - xã
hội, bộ máy nhà nước, tài sản của nhà nước, hệ thống thông tin nhà nước, văn
hoá dân tộc.
Chính sách là một loại quyết định quản lý mà tầm ảnh hưởng của nó lớn
hơn các quyết định tác nghiệp. Đó là các quyết định chung, hướng dẫn đối tượng
quản lý thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô. Chính sách tồn tại ở các cấp của hệ
thống quản lý nó bao gồm: Chính sách quốc gia, chính sách ngành, chính sách
địa phương, vũng lãnh thổ, công ty và bao gồm nhiều lĩnh vực của đời sống
chính trị xã hội. Trong kinh tế có các chính sách cơ bản sau: Chính sách tài
chính, tiền tệ, giá cả, đầu tư, thu nhập, ngân sách, tiết kiệm...Chính sách là
những tài liệu chỉ dẫn, nó có phạm vi co dãn nhất định, việc đề ra các chính sách
phù hợp sẽ khơi dậy nhiều tiềm năng mới nhờ nó mà nền kinh tế tăng trưởng và
phát triển. Vì đối tượng quản lý luôn vận động và biến đổi qua từng thời kỳ, nên
một chính sách cứng nhắc sẽ mất đi tính hợp lý của nó theo thời gian. Vì vậy,

12


việc sửa đổi, bổ sung hoàn thiện chính sách luôn là điều cần thiết trong bất kể
giai đoạn phát triển nào của nền kinh tế.
Tiếp cận theo hệ thống, chính sách là một hệ thống gồm hai nhóm lớn:
Nhóm thứ nhất là các chính sách kinh tế, chủ yếu gồm có các chính sách cơ cấu
kinh tế, chính sách tài chính, chính sách tiền tệ, chính sách giá cả, chính sách

kinh tế đối ngoại. Nhóm thứ hai là các chính sách xã hội, chủ yếu bao gồm có
chính sách dân số và lao động, chính sách giáo dục, chính sách y tế, chính sách
bảo đảm xã hội, chính sách văn hoá, chính sách khoa học công nghệ, chính sách
bảo vệ môi trường.
Có thể thấy rằng chính sách đầu tư nước ngoài là một bộ phận của chính
sách kinh tế đối ngoại, có liên kết chặt chẽ với các chính sách khác thành một hệ
thống, hỗ trợ lẫn nhau để thực hiện mục tiêu chung của chính sách kinh tế - xã
hội.
Theo dòng chảy của vốn đầu tư, chính sách đầu tư nước ngoài được phân
thành chính sách thu hút đầu tư nước ngoài vào phát triển kinh tế trong nước và
chính sách đầu tư ra nước ngoài.
Theo tính chất, chính sách đầu tư nước ngoài có thể được chia thành chính
sách đầu tư tự do và chính sách đầu tư hạn chế.
Theo nội dung, chính sách đầu tư nước ngoài có thể dược chia thành:
- Chính sách mặt hàng (ngành và lĩnh vực đầu tư)
- Chính sách thị trường (đối tác và địa bàn đầu tư)
- Chính sách hỗ trợ đầu tư (tài chính, lao động, đất đai...)

13


Theo chức năng quản lý và điều tiết nền kinh tế, chính sách đầu tư nước
ngoài có các vai trò:
- Khuyến khích hay hạn chế dòng vốn đầu tư vào trong nước hoặc dòng
vốn đầu tư ra nước ngoài.
- Bảo vệ thị trường trong nước khi có khả năng bị đầu tư nước ngoài xâm
lấn nghiêm trọng.
- Là công cụ quan trọng góp phần định hướng hành vi của các chủ thể kinh
tế có yếu tố nước ngoài để cùng hướng tới những mục tiêu của đất nước.
- Để giải quyết những vấn đề bức xúc phát sinh và điều tiết những mất cân

đối, những hành vi không phù hợp, nhằm tạo một hành lang pháp lý cho các hoạt
động đầu tư nước ngoài theo các mục tiêu đã đề ra.
- Điều chỉnh mối quan hệ giữa các loại hình đầu tư, các hình thức đầu tư,
mối quan hệ giữa các ngành, các vùng lãnh thổ trong việc thu hút đầu tư
Để điều tiết nền kinh tế ở tầm kinh tế vĩ mô, Nhà nước vừa có chức năng
hoạch định, thực thi các chính sách vừa trực tiếp là một thành viên của nền kinh
tế đa thành phần. Với chức năng hoạch định, Nhà nước quyết định chủ trương,
định hướng và quy hoạch các chương trình kinh tế, xác định mục tiêu chiến lược
phát triển kinh tế chung của đất nước. Với chức năng điều hành, Nhà nước tạo
lập môi trường đầu tư, ban hành pháp luật đưa ra cơ chế, chính sách khuyến
khích và các biện pháp quản lý kinh tế vĩ mô, hướng dẫn giám sát và kiểm tra
việc thực thi pháp luật. Là một trong những thành phần kinh tế, Nhà nước trực
tiếp tham gia đầu tư vào các cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội có thể sản xuất hàng
hoá song rất hạn chế, thông qua các doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của mình.

14


Nếu xét trên phương diện cụ thể, trong quản lý và điều hành nền kinh tế
của Nhà nước đối với hoạt động đầu tư nước ngoài, có thể khái quát: Chính sách
đầu tư nước ngoài là các quyết định của nhà nước, của các cấp nhằm quản lý và
sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ
mô cơ bản. Chính sách đầu tư nước ngoài phản ánh các quan điểm, tư tưởng,
các giải pháp, công cụ, các nguyên tắc và phương thức hành động của Nhà
nước trong hoạt động đầu tư nước ngoài nhằm thực hiện những mục tiêu nhất
định theo định hướng của đất nước.
Để thực hiện mục tiêu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm thúc đẩy
tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, các nước đang phát triển đã
hoạch định những chính sách riêng phù hợp với những đặc thù của mình. Tuy có
nhiều nét riêng biệt, song chính sách thu hút ĐTTTNN của tất cả các nước đều là

một dạng chính sách thuộc lĩnh vực kinh tế đối ngoại, được ban hành nhằm tăng
cường thu hút ĐTNN để tận dụng hết các nguồn lực trong nước như tài nguyên,
đất đai, lao động, phục vụ cho việc hoàn thành các mục tiêu kinh tế vĩ mô đã
định. Chính sách thu hút ĐTTTNN còn là cầunối quan trọng nối liền nền kinh tế
quốc gia vào hệ thống phân công lao động quốc tế. Như vậy, chúng ta có thể
hiểu chính sách thu hút ĐTTTNN dưới dạng khái quát:
Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài bao gồm một hệ thống các
quyết định thích hợp mà Nhà nước áp dụng, để điều chỉnh các hoạt động thu hút
và sử dụng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế
quốc gia trong một thời kỳ nhất định, nhằm đạt được mục tiêu kinh tế vĩ mô đã
định trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia đó.
Chính sách thu hút ĐTTTNN là một trong những yếu tố quan trọng thuộc
môi trường đầu tư nước ngoài. Các chính sách đó thể hiện thông qua các văn bản

15


pháp luật. Chính sách thu hút ĐTTTNN có thể kể đến là Chính sách đảm bảo
đầu tư; các Chính sách ưu đãi tài chính, Chính sách lao động và Chính sách cơ
cấu; và có các Chính sách hỗ trợ khác như chính sách giá, thị trường, phát triển
cơ sở hạ tầng.
1.2. Vai trò của chính sách thu hút ĐTTTNN
Mục đích cuối cùng của các nhà đầu tư là tìm kiểm lợi nhuận tối đa, bởi
vậy trước khi quyết định đầu tư vào nước nào họ nghiên cứu rất kỹ các yếu tố
liên quan đến khả năng sinh lợi khi tổ chức sản xuất kinh doanh. Bên cạnh việc
tìm hiểu các điều kiện cần thiết cho sản xuất như cơ sở hạ tầng, nguyên nhiên
vật liệu, lao động máy móc thiết bị..., các nhà đầu tư còn xem xét khả năng tiêu
thụ sản phẩm và đặc biệt là các cơ chế chính sách về đầu tư nước ngoài mà nước
sở tại ban hành. Có nhiều nguyên nhan gây rủ ro, dẫn đến đầu tư bị thua lỗ, bên
cạnh các nguyên nhân bất khả kháng như: thiên tai, địch hoạ, sự bất ổn về mặt

chính trị, xã hội, là các nguyên nhân có thể khắc phục được thông qua việc ban
hành các quy định, chính sách hợp lý, việc quy định giá thuê đất, thời gian cho
thuê đất hợp lý, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư không những thu hồi được vốn
mà còn tạo ra lợi nhuận. Các chính sách về thuế, về tuyển dụng lao động, về sử
dụng tài nguyên thiên nhiên, về bảo vệ môi trường. Một khi tất cả các chính sách
liên quan đến đầu tư nước ngoài, sẽ khuyến khích họ tăng vốn đầu tư nhằm thu
được lợi ích kinh tế cao hơn. Một cơ chế bất hợp lý với các thủ tục rườm rà, gây
phiền phức cho các nhà đầu tư trong việc tổ chức, điều hành doanh nghiệp sản
xuất, kinh doanh cũng là một trong những lý do khiến học phân vân, trước câu
hỏi có nên bỏ vốn ra để đầu tư hay không. Một thực tế hiển nhiên, là không ai có
thể ép buộc các nhà đầu tư phải xuất vốn đầu tư vào khu vực này, lĩnh vực kinh
tế kia, mà đó là quyền tự quyết của họ. Tuy nhiên, mỗi quốc gia có thể dùng cơ

16


chế, chính sách để lái họ đi theo hướng mà quốc gia đó đã định. Ví dụ, một quốc
gia muốn ưu tiên phát triển ngành kinh tế mũi nhọn nào đó, tại một địa bàn nào
đó thì có thể ban hành mức thuế ưu tiên cho ngành đó, địa bàn đó và có một cơ
chế đầu tư thuận lợi, với động thái này khả năng thu hút vốn đầu tư cho ý định
đề ra là rất lớn. Qua những phân tích trên chúng ta có thể thấy rõ vai trò quan
trọng của cơ chế, chính sách không những có tác dụng thu hút được một lượng
lớn vốn đầu tư nước ngoài mà còn có thể lái được các nhà đầu tư hoạt động trên
các lĩnh vực kinh tế, địa bàn kinh tế mà chúng ta lựa chọn.
Việt nam đã có nhiều thay đổi, ngày càng có nhiều nhà đầu tư đến Việt
Nam, xuất khẩu tăng trưởng cao, thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng.
Việt Nam ngày càng lắng nghe, quan tâm đến những khó khăn của các nhà đầu
tư nước ngoài và sẵn sàng áp dụng các biện pháp xử lý triệt để nhằm giải quyết
các khó khăn đó. Luật thuế và lao động của Việt Nam được nhiều nhà đầu tư
đánh giá là đã minh bạch hơn mà nhờ đó các nhà đầu tư dễ dàng dự đoán chiều

hướng phát triển của thị trường Việt Nam.
Chính sách ưu đãi đầu tư và khuyến khích đầu tư là một trong những công
cụ có vai trò ”đòn bẩy” hay là ”chất xúc tác” trong việc tăng nguồn vốn
ĐTTTNN vào một quốc gia và hướng tới đạt được những mục tiêu kinh tế - xã
hội chung của quốc gia đó. Đây là quá trình thúc đẩy, tạo điều kiện cho các nhà
đầu tư lựa chọn được các dự án đầu tư thích hợp, nhanh chóng hình thành và
triển khai dự án một cách thuận lợi.
ĐTTTNN tác động tích cực và tiêu cực tới kinh tế, văn hoá, xã hội của
nước chủ nhà, và mức độ tác động phụ thuộc quan trọng vào chính sách của
nước chủ nhà. Những nước có chính sách thu hút đầu tư nước ngoài hợp lý
thường thành công trong thu hút ĐTTTNN.

17


1.3. Những yếu tố tác động đến chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài của Việt nam
Tự do hoá đầu tư quốc tế: Sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất đã
dẫn đến một xu thế lớn đang chi phối sự phát triển của thế giới hiện đại, đó là
quá trình tự do hoá, toàn cầu hóa. Tự do hoá đầu tư là sự gia tăng nhanh chóng
các hoạt động đầu tư vượt qua mọi biên giới quốc gia và khu vực, tạo ra sự tùy
thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trong sự vận động phát triển hướng tới một
nền kinh tế thế giới hội nhập và thống nhất.
Tự do hóa các hoạt động đầu tư quốc tế được đẩy mạnh. Toàn cầu hóa
trong lĩnh vực tài chính được đẩy mạnh thông qua việc tự do hóa rộng rãi các
giao dịch tài chính quốc gia và phát triển các thị trường tài chính quốc tế,
hướng tới một thị trường tài chính mang tính toàn cầu. Tự do hóa tài chính bao
gồm các nội dung cơ bản, như: nới lỏng kiểm soát tín dụng; tự do hóa lãi suất;
tự do hóa tham gia hoạt động ngân hàng và các dịch vụ tài chính trên toàn thế
giới, không phân biệt biên giới; tự do hóa việc di chuyển của các luồng vốn

quốc tế. Quá trình này dẫn đến hệ thống các nền tài chính quốc gia hội nhập và
tùy thuộc, tác động lẫn nhau ngày càng mạnh mẽ.
Trong những thập kỷ gần đây, nền kinh tế thế giới đã chứng kiến sự phát
triển nhanh chóng và mạnh mẽ của các hoạt động liên kết kinh tế quốc tế. Quá
trình liên kết kinh tế quốc tế diễn ra ở nhiều cấp độ khác nhau, từ liên kết tam
giác, tứ giác phát triển đến liên kết khu vực như: EU, ASEAN, NAFTA,
MERCOSUR,.. liên khu vực như APEC, ASEM và liên kết toàn cầu.

18


Quá trình tự do hoá đầu tư dẫn đến việc những hàng rào ngăn cách đầu tư
giữa các quốc gia dần được dỡ bỏ, điều này đã mở ra những cơ hội thị trường
to lớn cho tất cả các nước.
Đối với các nước đang phát triển, tự do hóa đầu tư đã tạo điều kiện cho
các quốc gia nhanh chóng tham gia trực tiếp vào quá trình phân công lao động
quốc tế. Từ đó hình thành nên một cơ cấu kinh tế hợp lý, hiệu quả và sức cạnh
tranh cao, rút ngắn được tiến trình hiện đại hóa. Xu hướng phân công lao động
quốc tế ngày nay đã chuyển dịch từ chiều dọc sang phân công lao động theo
chiều ngang, phân công theo chi tiết, theo quy trình sản xuất.
Tự do hóa đầu tư mở ra cơ hội tranh thủ các nguồn lực bên ngoài, song
chính điều đó lại bao hàm khả năng phụ thuộc rất lớn vào bên ngoài của các
quốc gia. Mức độ phụ thuộc này thể hiện trên hai chỉ tiêu chính là tỷ trọng
thương mại trong tổng GDP và tỷ lệ vốn đầu tư nước ngoài, nhất là vốn ngắn
hạn trong tổng vốn đầu tư phát triển. Sự lệ thuộc này dồn các nước vào tình thế
phải đối mặt với nhiều rủi ro do biến động thị trường, giá cả, thậm chí cả các
sự cố về xung đột chính trị, sắc tộc ở một nơi nào đó trên thế giới. Tự do hoá
đầu tư có thể đưa lại những hậu quả xấu về môi trường sống và xã hội...
Tự do hoá đầu tư có mặt trái lẫn mặt phải, chính vì vậy, các nước đều có
các chính sách tương ứng để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, phát huy

mặt tích cực cũng như hạn chế tối đa mặt tiêu cực của ngồn vốn này. Các
chính sách thu hút đầu tư được điều chỉnh tuỳ thuộc vào mực độ tự do hoá đầu
tư.
Xu hướng tăng trưởng FDI trở lại trên toàn cầu kể từ năm 2004 sau 3 năm
liền suy giảm liên tục cùng với việc dòng đầu tư đang chảy mạnh vào các nước
phát triển. Theo Báo cáo Đầu tư Thế giới 2005 (World Invesment Report) được
Diễn đàn về Thương mại và Phát triển của Liên Hợp Quốc (UNCTAD) công bố

19


tổng mức đầu tư FDI của toàn thế giới đã tăng khoảng 2% trong năm 2004 so
với năm trước đó. Dòng đầu tư chảy vào các nước đang phát triển đã tăng 40%,
đạt 233 tỉ đô la trong khi đầu tư vào các nước phát triển lại giảm 14%.
Báo cáo Đầu tư của Thế giới năm nay tập trung chủ đề nghiên cứu vào lĩnh
vực các tập đoàn xuyên quốc gia và việc quốc tế hóa hoạt động nghiên cứu và
phát triển. Theo đó cho thấy khả năng tích cực đổi mới công nghệ của một đất
nước chính là sức thu hút đầu tư R&D đối với các tập đoàn xuyên quốc gia và là
cơ hội để đất nước đó thụ hưởng thành quả của chính các đầu tư R&D này. Các
tập đoàn xuyên quốc gia hiện là những đơn vị đóng vai trò chi phối trong nghiên
cứu và phát triển toàn cầu. Trong 677 tỉ đô la đầu tư cho R&D trên toàn thế giới
của năm 2002, các tập đoàn này chi khoảng một nửa. Riêng trong hoạt động
R&D của lĩnh vực thương mại, chi phí của các tập đoàn này còn lớn hơn, chiếm
2/3 tổng số chi của toàn thế giới. Trong năm 2003, mức chi cho R&D của mỗi
tập đoàn lớn trong số Ford, Plizer, DamslerChryler, Siemens, Toyota và General
Motor đều vượt quá 5 tỉ đô la Mỹ. Mức chi lớn tương tự như thế này chỉ được
ghi nhận ở một số nền kinh tế đang phát triển như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài
Loan và Braxin.
Điều thú vị, theo báo cáo của UNCTAD, là các doanh nghiệp lớn của thế
giới đang chuyển nhiều hoạt động R&D của họ ra nước ngoài và một điểm đến

được ưa thích nhất chính là Châu Á. Một số quốc gia thành công nhất trong lĩnh
vực thu hút các đầu tư R&D của các tập đoàn xuyên quốc gia có thể kể đến là
Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan và Singapore. Việt Nam cũng là trong số các ứng
cử viên tiềm tàng cho các đầu tư R&D của các tập đoàn đa quốc gia nhưng vẫn
có vị trí đứng sau Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Đài Loan...

20


Cạnh tranh ngày càng gay gắt trong thu hút đầu tư nước ngoài trên thế giới,
đặc biệt là giữa các nước ĐPT trong khu vực (Trung Quốc, Ấn độ, ASEAN).
Trong bối cảnh khu vực hoá và toàn cầu hoá như hiện nay, đặc biệt nguồn vốn
ĐTTTNN có xu hướng chuyển sang các nước có môi trương đầu tư hấp dẫn hơn.
Cạnh tranh thu hút vốn ĐTTTNN trên thế giới và khu vực diễn ra ngày càng gay
gắt, nhất là sau khủng hoảng kinh tế khu vực. Đặc biệt sau khi Trung Quốc, một
nước từ chục năm trở lại đây đã thu hút một lượng lớn ĐTTTNN của thế giới, đã
gia nhập WTO, thì sự cạnh tranh giành giật nguồn vốn này càng trở nên gay gắt
đối với các quốc gia đang phát triển trong khu vực, trong đó có Việt nam. Một
điều hiển nhiên là hầu hết các quốc gia đều cố gắng làm cho môi trường đầu tư
của mình hấp dẫn hơn, quan trọng hơn cả là xây dựng chính sách ưu đãi và
khuyến khích đầu tư.
Nhu cầu thu hút đầu tư nước ngoài để thực hiện CNH, HĐH: Khác với các
nguồn vốn khác, khi đổ vào các nước đang phát triển, FDI bao giờ cũng đem
theo các nguồn lực bổ sung khác như bí quyết công nghệ, kỹ thuật hiện đại, kinh
nghiệm quản lý tiên tiến, cách thức tiếp cận thị trường xuất khẩu mới... đó là
những nhân tố mà các nước đang phát triển hết sức cần. FDI cũng là hình thức
đầu tư không trở thành nợ và có tính chất chất ”bén rễ” ở nước sở tại (không dễ
rút đi trong thời gian ngắn), đồng thời FDI còn giúp đẩy nhanh tiến độ phát triển
các ngành công nghiệp hiện đại, thức đẩy nền kinh tế hướng ngoại và hội nhập
vào sự phân công lao động, hợp tác quốc tế. Một trong những tác động quan

trọng nhất của FDI đối với nước sở tại là góp phần thúc đẩy quá trình chuyển
dịch cơ cấu nền kinh tế, phục vụ cho mục tiêu công nghiệp hoá. Thông qua FDI,
chính phủ các nước này có thể chú trọng ưu tiên phát triển các ngành kinh tế mũi
nhọn, các ngành kinh tế phù hợp đặc điểm của từng vùng lãnh thổ, các ngành

21


×