Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Công tác chống kinh doanh hàng nhập lậu của chi cục quản lý thị trường tỉnh hà giang luận văn ths kinh doanh và quản lý 60 34 04 10 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 89 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
----------o0o---------

PHẠM THỊ HƢƠNG

CÔNG TÁC CHỐNG KINH DOANH HÀNG NHẬP
LẬU CỦA CHI CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƢỜNG
TỈNH HÀ GIANG

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

HÀ NỘI - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
----------o0o---------

PHẠM THỊ HƢƠNG

CÔNG TÁC CHỐNG KINH DOANH HÀNG
NHẬP LẬU CỦA CHI CỤC QUẢN LÝ THỊ
TRƢỜNG TỈNH HÀ GIANG

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 60340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH



NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THÙY ANH

HÀ NỘI - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng luận văn: “Công tác chống kinh doanh hàng
nhập lậu của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Hà Giang” Là do chính tôi
thực hiện, dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Thùy Anh. Mọi số
liệu trong luận văn là trung thực và chƣa đƣợc sử dụng bảo vệ bất cứ một
công trình khoa học nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ trong việc thực hiện luận văn
này đều đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều đã
đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội,ngày

tháng

năm 2015

Tác giả luận văn

Phạm Thị Hƣơng

i


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trƣờng Đại học Kinh
tế, Đại học Quốc gia, Khoa Kinh tế Chính trị, các thầy cô giáo đã tạo điều
kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô hƣớng dẫn TS. Nguyễn Thùy
Anh đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn
thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới đồng chí Nguyễn Đình Thiệp Chi cục
trƣởng Chi cục Quản lý thị trƣờng tỉnh Hà Giang đã chỉ đạo các phòng ban và
các đội trực thuộc Chi cục Quản lý thị trƣờng tỉnh Hà Giang giúp đỡ tôi trong
quá trình làm luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới Chi cục Quản lý thị trƣờng tỉnh Hà
Giang, Phòng tổ chức hành chính, Phòng pháp chế, Phòng nghiệp vụ tổng
hợp Chi cục Quản lý thị trƣờng tỉnh Hà Giang. Các đồng chí Đội trƣởng
các Đội Quản lý thị trƣờng số 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11, và Đội cơ động đã
tạo điều kiện và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình theo dõi thu thập số
liệu cho bản luận văn.
Tôi xin tỏ lòng biết ơn chân thành tới cơ quan, bạn bè, đồng nghiệp và
gia đình đã giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện
luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2015

Tác giả luâ ̣n văn

Phạm Thị Hƣơng


ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN .......................... i
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... ii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ ..................................................................... iii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chƣơng 1 ........................................................................................................... 5
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ KHÁI QUÁT CHUNG CƠ
SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC ĐẤU TRANH ....................... 5
CHỐNG KINH DOANH HÀNG NHẬP LẬU ................................................ 5
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................ 5
1.2. Cơ sở lý luận về hàng nhập lậu và công tác chống kinh doanh hàng nhập
lậu ...................................................................................................................... 6
1.2.1. Khái niệm hàng nhập lậu ........................................................................ 6
1.2.2. Đặc điểm, hoạt động kinh doanh hàng nhập lậu ..................................... 7
1.2.3. Tác hại của hoạt động kinh doanh hàng nhập lậu ................................... 9
1.2.4. Tầm quan trọng của công tác chống kinh doanh hàng nhập lậu ........... 13
1.2.5. Quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc và chính sách, pháp luật về đấu tranh
chống kinh doanh hàng nhập lậu ..................................................................... 14
1.3. Cơ sở thực tiễn về công tác chống kinh doanh hàng nhập lậu ................. 16
1.3.1. Một số bài học kinh nghiệm trong công tác chống kinh doanh hàng
nhập lậu ở nƣớc ta ........................................................................................... 16
1.3.2. Kinh nghiệm đấu tranh chống kinh doanh hàng nhập lậu ở Chi cục
Quản lý thị trƣờng ở một số địa phƣơng ......................................................... 17
1.3.3. Rút ra bài học kinh nghiệm cho Hà Giang ............................................ 25


iii


Chƣơng 2 ......................................................................................................... 28
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................... 28
2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 28
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 28
2.2.1. Phƣơng pháp luận ................................................................................. 28
2.2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể: ............................................................ 28
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 30
Chƣơng 3 ......................................................................................................... 32
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐẤU TRANH CHỐNG KINH DOANH
HÀNG NHẬP LẬU TẠI CHI CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƢỜNG TỈNH HÀ
GIANG ............................................................................................................ 32
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................... 32
3.1.1. Đặc điểm cơ bản của tỉnh Hà Giang ..................................................... 32
3.1.2. Khái quát chung về Chi cục Quản lý thị trƣờng tỉnh Hà Giang ........... 36
3.2. Thực trạng công tác đấu tranh chống kinh doanh hàng nhập lậu của Chi
cục Quản lý thị trƣờng tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011-2013 .......................... 52
3.2.1. Quan điểm, chủ trƣơng của Chi cục QLTT tỉnh Hà Giang trong công
tác đấu tranh chống kinh doanh hàng nhập lậu ............................................... 52
3.2.2. Công tác tuyên truyền ........................................................................... 53
3.2.3. Công tác đào tạo, bồi dƣỡng về nghiệp vụ chống kinh doanh hàng nhập
lậu .................................................................................................................... 55
3.2.4. Công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm .................................... 56
3.2.5. Công tác trang bị cơ sở vật chất, cơ sở dữ liệu phục vụ công tác chống
hàng nhập lậu .................................................................................................. 59
3.3. Đánh giá công tác đấu tranh chống kinh doanh hàng nhập lậu của Chi cục
Quản lý thị trƣờng tỉnh Hà Giang ................................................................... 61

3.3.1. Những thuận lợi và những mặt đã đạt đƣợc .......................................... 61
3.3.2. Những khó khăn, tồn tại ........................................................................ 62
iv


Chƣơng 4 ......................................................................................................... 67
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO .............................................................. 67
CÔNG TÁC ĐẤU TRANH CHỐNG KINH DOANH HÀNG NHẬP LẬU 67
CỦA CHI CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƢỜNG TỈNH HÀ GIANG .................. 67
4.1. Xu hƣớng kinh doanh hàng nhập lậu ....................................................... 67
4.2. Quan điểm và phƣơng hƣớng, nhiệm vụ của công tác đấu tranh chống
kinh doanh hàng nhập lậu trong những năm tới ............................................. 68
4.2.1. Quan điểm ............................................................................................. 68
4.2.2. Phƣơng hƣớng, nhiệm vụ ...................................................................... 68
4.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác đấu tranh chống kinh doanh
hàng nhập lậu của Chi cục Quản lý thị trƣờng tỉnh Hà Giang ........................ 70
4.3.1. Mô ̣t số giải pháp chung ......................................................................... 70
4.3.2. Một số giải pháp cụ thể đối với Chi cục Quản lý thị trƣờng tỉnh Hà Giang 72
4.4. Đề xuất, kiến nghị .................................................................................... 73
4.4.1. Đối với Chính phủ, các Bộ ngành trung ƣơng ...................................... 73
4.4.2. Đối với UBND tỉnh Hà Giang .............................................................. 74
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 78

v


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

Stt Từ viết tắt


Nguyên nghĩa

1

ĐKKD

Đăng ký kinh doanh

2

GTVT

Giao thông vận tải

3

NN và PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

4

QLTT

Quản lý thị trƣờng

5

UBND


Ủy ban nhân dân

6

VSATTP

Vệ sinh an toàn thực phẩm

i


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Cơ cấu lao động theo giới tính - trình độ - độ tuổi .................. 45
Bảng 3.2. Biên chế số lƣợng công chức QLTT tại các đơn vị ................. 48
Bảng 3.3. Kết quả xử lý vi phạm về hàng nhập lậu theo đơn vị giai đoạn
2011 - 2013 ........................................................................................... 57

ii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
BIỂU ĐỒ
Biều đồ 3.1. Cơ cấu lao động theo độ tuổi năm 2013 ..................................... 48
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1: Tổ chức bộ máy quản lý của Chi cục Quản lý thị trƣờng ................. 38
Sơ đồ 3.2: Sơ bộ quy trình kiểm tra, xử lý hàng nhập lậu của lực lƣợng Quản
lý thị trƣờng ...................................................................................................................... 57

iii



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Chống kinh doanh hàng nhập lậu luôn là mối quan tâm của nhiều quốc
gia trên thế giới. Tệ nạn kinh doanh hàng hóa nhập lậu ở nƣớc ta trong những
năm gần đây có nhiều diễn biến phức tạp và đang là một trong những trở ngại
lớn trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nƣớc. Ở Việt Nam trong
những năm gần đây, lợi dụng chính sách mở cửa hội nhập về kinh tế và sự bất
cấp trong cơ chế, chính sách pháp luật, các hoạt động kinh doanh hàng nhập
lậu có chiều hƣớng gia tăng và ngày càng diễn biến phức tạp, tinh vi khó kiểm
soát. Hàng nhập lậu có mặt ở hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội
với mẫu mã đa dạng, phong phú và công nghệ, kỹ thuật sản xuất ngày càng
tinh vi hiện đại. Hàng nhập lậu đã và đang là nguy cơ gây thiệt hại lớn đối với
nền sản xuất, tác động tiêu cực đến quá trình sản xuất, kinh doanh của Doanh
nghiệp và lợi ích ngƣời tiêu dùng, tác động tiêu cực đến mọi mặt. Chính vì
vậy, Đảng và Nhà nƣớc ta hết sức coi trọng lĩnh vực đấu tranh phòng chống
kinh doanh hàng nhập lậu và đề ra chủ trƣơng, chính sách để ngăn chặn,
phòng ngừa tệ nạn này.
Hà Giang là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Phía Đông giáp
tỉnh Cao Bằng, phía Tây giáp tỉnh Yên Bái và Lào Cai, phía Nam giáp tỉnh
Tuyên Quang phía Bắc giáp nƣớc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Tỉnh Hà Giang trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội thì cũng có mặt
trái của kinh tế thị trƣờng, tình hình kinh doanh hàng hóa nhập lậu trên địa
bàn tỉnh Hà Giang có xu hƣớng gia tăng và diễn biến ngày càng phức tạp.
Trƣớc tình hình đó, thực hiện sự chỉ đạo của Chính phủ, các bộ ngành Trung
ƣơng, chỉ đạo của Tỉnh Ủy, UBND tỉnh Hà Giang, lực lƣợng Quản lý thị
trƣờng đã thƣờng xuyên duy trì và đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát, đấu
tranh chống các hành vi kinh doanh hàng lậu góp phần tích cực vào việc lành
mạnh thị trƣờng, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, do

1


nhiều lý do khách quan và chủ quan, công tác chống kinh doanh hàng nhập
lậu trong những năm qua tuy đã đạt đƣợc những kết quả đang khích lệ xong
vẫn còn không ít khó khăn, tồn tại nên chƣa ngăn chặn đƣợc triệt để những
hành vi kinh doanh hàng nhập lậu trên thị trƣờng tỉnh Hà Giang.
Xuất phát từ những vấn đề trên, trong quá trình công tác tại Chi cục
quản lý thị trƣờng tỉnh Hà Giang, từ những thực tế của công việc chuyên môn
quản lý thị trƣờng, tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: "Công tác chống kinh
doanh hàng nhập lậu của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Hà Giang”
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu chung
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng công tác đấu tranh chống kinh
doanh hàng nhập lậu của lực lƣợng Quản lý thị trƣờng tỉnh Hà Giang, đề tài
đề xuất giải pháp nhằm tăng cƣờng công tác này tại Quản lý thị trƣờng tỉnh
Hà Giang, góp phần vào việc ổn định thị trƣờng, thúc đẩy sự phát triển
thƣơng mại, kinh tế xã hội tỉnh Hà Giang.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đánh giá đƣợc tổng quan về hàng nhập lậu, nêu ra tác hại của hàng nhập lậu
và các nguyên nhân của hoạt động kinh doanh hàng nhập lậu ở nƣớc ta hiện nay.
Phân tích làm rõ các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác chống kinh doanh hàng
nhập lậu trong giai đoạn 2011 – 2013. Những tác động đến kết quả đã làm đƣợc của
công tác chống kinh doanh hàng nhập lậu, khó khăn, tồn tại và hạn chế trong công
tác chống kinh doanh hàng nhập lậu của Chi cục Quản lý thị trƣờng tỉnh Hà Giang.
Đề xuất kiến nghị các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đấu tranh chống
kinh doanh hàng nhập lậu trong thời gian tới tại Chi cục Quản lý thị trƣờng tỉnh Hà
Giang.
2.3. Mục tiêu riêng


2.3.1.Tổng quan cơ sở lý luận
Đề tài nghiên cứu hệ thống hóa những vấn đề lý luận về hàng lậu, các quy
định, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc liên quan đến hoạt động kinh doanh hàng

2


nhập lậu.

2.3.2.Phân tích, đánh giá thực trạng tại Chi cục Quản lý thị trường
tỉnh Hà Giang
Phân tích tình hình thực trạng của công tác chống kinh doanh hàng nhập lậu
của lực lƣợng Quản lý thị trƣờng tỉnh Hà Giang và có thể mở rộng áp dụng cho các
tỉnh bạn hoặc cả nƣớc.

2.3.3.Đề xuất giải pháp, kiến nghị
Đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác
chống kinh doanh hàng nhập lậu, góp phần vào việc ổn định thị trƣờng, thúc đẩy sự
phát triển thƣơng mại, kinh tế xã hội của tỉnh Hà Giang

3. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là công tác chống kinh doanh hàng nhập
lậu của Chi cục Quản lý thị trƣờng tỉnh Hà Giang trong giai đoạn 2011-2013.
4. Phạm vi nghiên cứu
4.1. Phạm vi về nội dung
Do vấn đề kinh doanh hàng nhập lậu bao trùm tƣơng đối rộng, nên đề
tài chỉ giới hạn nghiên cứu chủ yếu trong phạm vi của tỉnh Hà Giang. Đề tài
tập trung phân tích thực trạng công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý đối với
các hoạt động kinh doanh hàng nhập lậu, các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác
đấu tranh kinh doanh hàng nhập lậu của lực lƣợng Quản lý thị trƣờng tỉnh Hà

Giang, từ đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản
lý Nhà nƣớc về kinh doanh hàng nhập lậu, tạo môi trƣờng cạnh tranh lành
mạnh, thúc đẩy phát triển kinh tế, thu hút đầu tƣ và bảo vệ đảm bảo công
bằng trong kinh doanh.
4.2. Phạm vi về không gian
Đề tài đƣợc nghiên cứu tại Chi cục Quản lý thị trƣờng tỉnh Hà Giang.
4.3. Phạm vi về thời gian
Số liệu nghiên cứu về kết quả công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý về hành
vi kinh doanh hàng nhập lậu trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011 - 2013.
3


5. Những đóng góp của đề tài
Đề tài đi sâu phân tích và đánh giá thực trạng công tác chống kinh
doanh hàng nhập lậu tại Chi cục Quản lý thị trƣờng tỉnh Hà Giang. Đề tài là
hệ thống hóa lý luận về hàng nhập lậu, nêu rõ bản chất và những tác động của
hàng lậu tới nền kinh tế, tới các doanh nghiệp và ngƣời tiêu dùng đến ảnh
hƣởng tiêu cực xã hội.
Đề tài nêu bật tầm quan trọng của công tác quản lý nhà nƣớc đối với
nền kinh tế thị trƣờng, làm vai trò trách nhiệm, tầm quan trọng của lực lƣợng
Quản lý thị trƣờng đối với công tác chống kinh doanh hàng nhập lậu trong gia
đoạn hiện nay
Đề tài đƣa ra đƣợc các giải pháp mới cho công tác chống kinh doanh
hàng nhập lậu trên địa bàn tỉnh Hà Giang và có thể mở rộng ra các tỉnh bạn
hoặc phạm vi cả nƣớc.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
này bao gồm 4 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và khái quát chung cơ sở
lý luận thực tiễn về công tác đấu tranh chống kinh doanh hàng nhập lậu

Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Thực trạng công tác đấu tranh chống kinh doanh hàng nhập
lậu tại Chi cục Quản lý thị trƣờng tỉnh Hà Giang
Chƣơng 4: Một số giải pháp tăng cƣờng công tác đấu tranh chống kinh
doanh hàng nhập lậu tại Chi cục Quản lý thị trƣờng tỉnh Hà Giang

4


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ KHÁI QUÁT CHUNG
CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC ĐẤU TRANH
CHỐNG KINH DOANH HÀNG NHẬP LẬU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Hàng hóa nhập lậu ở nƣớc ta đang là một trong những trở ngại lớn
trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nƣớc. Trong những năm qua, đã
có nhiều đề tài, công trình nghiên cứu về vấn đề hàng lậu, trong đó có một số
công trình nghiên cứu, đề tài, tài liệu đã đề cập, định hƣớng đến nội dung
chống hàng nhập lậu nhƣ:
- Luận văn thạc sĩ“Nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra, giảm sát
chống buôn lậu hàng hóa nhập khẩu của Chi cục Quản lý thị trường Tthành
phố Hồ Chí Minh” của Phan Nguyễn Minh Mẫn (2006) đã nghiên cứu, đánh
giá thực trạng về hoạt động kiểm tra, giám sát trong công tác đấu tranh chống
buôn lậu hàng hóa nhập khẩu của lực lƣợng quản lý thị trƣờng TP. Hồ Chí
Minh, đồng thời đề cập đến những hạn chế, nguyên nhân mà lực lƣợng QLTT
TP. Hồ Chí Minh gặp phải trong hoạt động kiểm tra, giám sát chống buôn lậu
hàng hóa nhập khẩu. Từ đó đƣa ra những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả
kiểm tra, giám sát chống buôn lậu hàng hóa nhập khẩu ở giai đoạn hiện nay.
- Đề tài: “Hiện trạng và giải pháp chống buôn lậu, gian lận thương
mại trong điều kiện hiện nay” của Nguyễn Thế Hiếu đã đánh giá thực trạng

tình hình gian lận thƣơng mại phản ánh thuận lợi, khó khăn, thành tựu hạn chế
trong quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam trong thời gian qua. Từ đó, đề
xuất một số giải pháp đề cập đến công tác đấu tranh chống buôn lậu và gian
lận thƣơng mại.
- Đề tài: “Hải quan Hà Nội với công tác chống buôn lậu và gian lận
thương mại” khai thác trên internet ( - chƣa rõ tác giả
đã đánh giá thực trạng buôn lậu và gian lận thƣơng mại ở Việt Nam trong thời
5


gian qua. Từ đó, đề xuất một số giải pháp đấu tranh chống buôn lậu và gian
lận thƣơng mại trong thời gian tới.
Hiện chƣa có công trình nào nghiên cứu một cách tổng thể, có hệ thống
về công tác chống kinh doanh hàng nhập lậu của Chi cục Quản lý thị trƣờng
tỉnh Hà Giang. Do vậy, bản thân chọn đề tài "Công tác chống kinh doanh
hàng nhập lậu của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Hà Giang” sẽ có ý
nghĩa thực tiễn quan trọng góp phần đánh giá, phân tích thực trạng công
tác chống kinh doanh hàng nhập lậu và định hƣớng, đƣa ra một số giải
pháp nhằm tăng cƣờng công tác chống kinh doanh hàng nhập lậu ở Chi cục
Quản lý thị trƣờng tỉnh Hà Giang trong thời gian tới.
1.2. Cơ sở lý luận về hàng nhập lậu và công tác chống kinh doanh hàng
nhập lậu
1.2.1. Khái niệm hàng nhập lậu
Nền kinh tế thị trƣờng với mục tiêu lợi nhuận, mà hàng nhập lậu với lợi
nhuận lớn tồn tại cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa. Thuật ngữ
hàng nhập lậu đƣợc sử dụng với những ý nghĩa khác nhau. Từ góc độ của
khoa học và ngôn ngữ, cụm từ hàng nhập lậu có ý nghĩa là hàng trốn thuế,
hàng cấm. Hiện nay khái niệm về hàng nhập lậu cơ bản đã đáp ứng đƣợc đầy
đủ dễ hiểu đƣợc quy định tại Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013
Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thƣơng mại, sản xuất,

buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng.
Hàng nhập lậu đƣợc quy định cụ thể tại khoản 7 Điều 3 nhƣ sau:
a) Hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu theo quy định
của pháp luật;
b) Hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa nhập khẩu có điều kiện
mà không có giấy phép nhập khẩu hoặc giấy tờ của cơ quan nhà nƣớc có thẩm
quyền cấp theo quy định kèm theo hàng hóa khi lƣu thông trên thị trƣờng;
c) Hàng hóa nhập khẩu không đi qua cửa khẩu quy định, không làm thủ
tục hải quan theo quy định của pháp luật hoặc gian lận số lƣợng, chủng loại
6


hàng hóa khi làm thủ tục hải quan;
d) Hàng hóa nhập khẩu lƣu thông trên thị trƣờng không có hóa đơn,
chứng từ kèm theo theo quy định của pháp luật hoặc có hóa đơn, chứng từ
nhƣng hóa đơn, chứng từ là không hợp pháp theo quy định của pháp luật về
quản lý hóa đơn;
đ) Hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật phải dán tem nhập
khẩu nhƣng không có tem dán vào hàng hóa theo quy định của pháp luật hoặc
có tem dán nhƣng là tem giả, tem đã qua sử dụng.
1.2.2. Đặc điểm, hoạt động kinh doanh hàng nhập lậu
1.2.2.1 Đặc điểm kinh doanh hàng nhập lậu
Do đánh vào lợi nhuận và tâm lý mua hàng muốn giá rẻ mà hàng lại tốt
nhất nên phƣơng thức tiêu thụ phổ biến ở các dạng sau. Đối tƣợng kinh doanh
hàng lậu dùng nhiều hình thức nhƣ khuyến mại đánh vào tâm lý ngƣời mua,
giảm giá, mua hàng đƣợc tặng quà hàng hoá khi bán phải kèm theo phiếu bảo
hành, nhƣng đối với hàng nhập lậu thì không có phiếu bảo hành hoặc có
nhƣng là phiếu bảo hành giả mạo làm cho ngƣời tiêu dùng tin đó là hàng thật.
Hàng lậu bán rẻ hơn nhiều giá hàng nhập khẩu để ngƣời mua tham rẻ mà tiêu
thụ là phổ biến ngƣời tiêu dùng biết là hàng nhập lậu nhƣng vẫn chấp nhận

mua, vì giá rẻ. Hàng lậu quảng cáo quá sự thật về công dụng, chất lƣợng hàng
hoá, xuất xứ hàng hóa nhằm lợi dụng sự thiếu hiểu biết còn hạn chế của ngƣời
tiêu dùng về mặt hàng, về chất lƣợng, nhãn hiệu hàng hoá để đƣa hàng lậu
đến tiêu thụ.
Hàng nhập lậu còn đƣợc đƣa vào chính đại lý của nhà nhập khẩu hàng
hoá chính hiệu để tiêu thụ, trà chộn theo nhiều hình thức thật giả lẫn lộn và
dựa vào hàng hoá chính hiệu để tiêu thụ.
1.2.2.2. Đối tượng kinh doanh hàng nhập lậu
Có đủ loại tổ chức và cá nhân thuộc tất cả các thành phần kinh tế, kể cả
doanh nghiệp Nhà nƣớc, các hộ kinh doanh cá thể tham gia vào hoạt động
7


kinh doanh hàng nhập lậu. Có những tổ chức, cá nhân sản xuất, tham gia vào
hoạt động kinh doanh hàng nhập lậu gần nhƣ mang tính chuyên nghiệp, họ
tạo những đƣờng dây khép kín, khá chặt chẽ trong việc sản xuất, giao nhận,
vận chuyển, buôn bán tiêu thụ hàng lậu nhằm thu lợi nhuận bất chính.
1.2.2.3. Các nhân tố thúc đẩy kinh doanh hàng nhập lậu
Sự cạnh tranh trên toàn cầu và trong nƣớc ngày càng gay gắt, quyết liệt
các doanh nghiệp, cá nhân không đủ điều kiện cạnh tranh theo pháp luật tìm
ra các thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh, chạy theo lợi nhuận bằng mọi
giá để kiếm lợi nhuận cao hơn.
* Các nguyên nhân chủ quan
Cơ chế chính sách pháp luật của đảng và nhà nƣớc còn nhiều còn nhiều
bất cập, chính sách chƣa đủ và đồng bộ, còn chồng chéo chƣa hoàn thiện,
trình độ nghiệp vụ trong công tác kiểm tra còn hạn chế, chính quyền địa
phƣơng chƣa quan tâm đúng mức, sự phối hợp giữa các lực lƣợng kiểm tra,
kiểm soát chƣa chặt chẽ, kiểm soát nhập khẩu, kiểm tra sau thông quan
chƣa đủ sức ngăn chặn đƣợc nguồn hàng lậu xâm nhập vào thị trƣờng nƣớc
ta. Sự phối hợp giữa các lực lƣợng trên từng địa bàn, giữa cửa khẩu, biên

giới với nội địa và với các doanh nghiệp chƣa thƣờng xuyên, công tác đấu
tranh chƣa triệt để tận gốc, thiếu sự chỉ đạo tập trung thống nhất.
Một số doanh nghiệp chƣa nhận thức đầy đủ vai trò, trách nhiệm, lợi
ích phát triển trong việc tự bảo vệ hàng hóa nhập khẩu của mình tránh bị
làm nhái, làm giả và công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật đến ngƣời
tiêu dùng trong cuộc chiến chống hàng nhập lậu chƣa tốt và đến tận ngƣời
dân, nhƣ vậy vô hình chung góp phần gây khó khăn cho ngƣời tiêu dùng
ngƣời tiêu dùng sẽ thiếu thông tin về hàng thật, hàng hóa nhập lậu có nhiều
doanh nghiệp không dám tiết lộ thông tin vì sợ ngƣời tiêu dùng khi biết
đƣợc thông tin sản phẩm nào bị làm nhập lậu sẽ bỏ thƣơng hiệu của mình
đề mua hàng của thƣơng hiệu khác.
8


* Các nguyên nhân khách quan
Mục tiêu chính là lợi nhuận nên việc kinh doanh hàng nhập lậu thu lợi
nhuận bất chính làm ít ăn nhiều, làm giả ăn thật là động cơ đối với những kẻ
kinh doanh hàng nhập lậu. Ngƣời Việt Nam còn ƣa chuộng hàng ngoại và
hàng có nhãn hiệu nổi tiếng, trong khi không đủ trình độ, khả năng phân biệt
hàng nội hàng ngoại, hàng thật hàng giả đã tạo cơ hội và môi trƣờng thuận lợi
cho hàng lậu đƣợc tiêu thụ. Một vấn đề quan trọng là hàng nhập lậu với giá cả
rẻ đánh đúng vào tâm lý ngƣời tiêu dùng bao giờ cũng muốn mua hàng rẻ mà
tốt, nhất là ngƣời dân sống tại các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa có thu
nhập thấp và thiếu thông tin cập nhật thị trƣờng.
Do có chung đƣờng biên giới trải dài rộng khắp trên đất liền và trên
biển với nƣớc bạn Trung Quốc, vùng lãnh thổ quanh ta nhƣ Sinhgapo, Thái
Lan, Đài Loan, có nền kinh tế hàng hoá phát triển hơn. Sự mở cửa thị trƣờng,
tự do hóa, mở rộng của lƣu thông mậu dịch, việc xóa bỏ hàng rào thuế quan
của một số khu vực cũng tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất,
buôn bán hàng nhập lậu, hàng giả tạo nên sức ép lớn về hàng hoá đối với thị

trƣờng Việt Nam.
Chống kinh doanh hàng nhập lậu là công việc rất phức tạp và khó khăn,
tốn nhiều thời giờ công sức và tiền của. Chi phí cho công tác chống kinh
doanh hàng nhập lậu rất lớn, trong đó có chi phí cho việc nhân mối, điều tra,
xác minh… để xác định kết luận hàng nhập lậu. Đó cũng là nguyên nhân để
lọt lƣới nhiều hàng nhập lậu, không đƣa ra xử lý đƣợc, làm gây một tâm lý
ngại làm ở không ít cán bộ trong lực lƣợng kiểm tra. Tồn tại bên cạnh đó là
năng lực, trình độ nghiệp vụ, thông tin và điều kiện vật chất để thực hiện công
tác này của các lực lƣợng có chức năng chống kinh doanh hàng nhập lậu chƣa
đáp ứng đƣợc nhiệm vụ nhà nƣớc giao cho.
1.2.3. Tác hại của hoạt động kinh doanh hàng nhập lậu
Hàng nhập lậu có xu hƣớng phát triển ngày càng tăng, với quy mô ngày
càng lớn và với diện mặt hàng ngày càng rộng, nhất là trong điều kiện kinh tế
9


thị trƣờng hiện nay, khi mà quyền sở hữu trí tuệ cũng trở thành hàng hoá thì
nạn hàng nhập lậu càng trở nên phức tạp hơn. Hàng nhập lậu một mặt tàn phá
nền kinh tế trong nƣớc, làm xói mòn uy tín các thƣơng hiệu chính phẩm và lợi
ích của các nhà sản xuất chân chính. Đặc biệt nghiêm trọng là hàng nhập lậu
không những xâm hại lợi ích, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng ngƣời tiêu
dùng, ảnh hƣởng tiêu cực đến môi trƣờng sinh thái và mọi mặt của đời sống
xã hội. Hàng nhập lậu có tác hại to lớn đối với nền kinh tế quốc dân, Nhà
nƣớc thất thu thuế, xã hội mất đi của cải, vật chất. ảnh hƣởng sản xuất, kinh
doanh, chất lƣợng cuộc sống nhân dân giảm sút.
Hàng nhập lậu tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh, khiến cho các
nhà đầu tƣ chân chính ngần ngại và bị thiệt hại. Bởi khi đó họ trở thành nạn
nhân của sự cạnh tranh không lành mạnh, do không thể thu hồi vốn và có
đƣợc lợi nhuận từ quá trình đầu tƣ của mình. Hậu quả là họ có thể bị nản chí,
giảm nhịp độ tăng trƣởng kinh tế và số lƣợng công ăn việc làm, thậm trí có

thể dẫn đến bị phá sản. Doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh chân
chính không những bị thiệt hại về lợi nhuận mà còn bị ảnh hƣởng đến uy tín,
mất thị phần, thiệt hại về kinh tế còn không có cơ hội phục hồi đƣợc.
Hàng nhập lậu làm ảnh hƣởng hình ảnh của nhãn hiệu nổi tiếng và có
thể gây mất lòng tin đối với ngƣời tiêu dùng, các sản phẩm có chất lƣợng cao
bị đánh đồng với chất lƣợng thấp, ngƣời tiêu dùng thì bị thiệt hại về kinh tế
gây thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng. Do đó, nạn hàng nhập lậu đang trở thành
mối đe doạ thực sự đối môi trƣờng gây ô nhiễm với sức khoẻ và tính mạng
ngƣời tiêu dùng và sự an toàn xã hội.
Hàng nhập lậu còn gây nên những hậu quả phức tạp, nặng nề về đạo
đức và xã hội qua những tác hại của dƣ lƣợng thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng
thức ăn gia súc có tác nhân gây biến đổi gien, sử dụng thuốc chữa bệnh không
có tác dụng chữa bệnh, vắc xin và thuốc phòng dịch giả, khi sử dụng những
loại hàng hóa này không chỉ gây thiệt hại cho ngƣời sử dụng mà còn gây tác
hại cho cộng đồng và nòi giống. Các sản phẩm văn hoá giả, băng đĩa hình giả,
10


nhập lậu, chất lƣợng thấp sẽ hạ thấp giá trị văn hoá, bằng cấp, chứng chỉ đào
tạo giả, các cây giống, con giống giả và kém chất lƣợng có thể gây tác hại
trong sản xuất. Ngoài ra, lợi nhuận phi pháp từ kinh doanh hàng nhập lậu
cũng làm cho đạo đức bị tha hóa từ đồng tiền bất chính thu đƣợc, kéo theo đó
là những tệ nạn xã hội phát sinh.
1.2.3.1. Tác hại của hàng nhập lậu đối với doanh nghiê ̣p
Hàng nhập lậu làm cho doanh nghiệp phải điêu đứng, lao đao. Trong
khi những doanh nghiệp đang nỗ lực nhập khẩu những mẫu mã, kiểu dáng,
nâng cao chất lƣợng sản phẩm hàng hóa của họ và bắt đầu đƣợc ngƣời tiêu
dùng chấp nhận, ƣa chuộng thì những kẻ hám lợi đã cƣớp đi thành quả của họ
bằng cách nhập lậu hoặc nhập hàng hóa làm giả hoặc nhái nhãn hiệu, bao bì
của họ, đánh lừa ngƣời tiêu dùng để thu lợi bất chính, làm ô danh ngƣời kinh

doanh lành mạnh, chân thực. Hàng nhập lậu thƣờng có giá cả rẻ hơn nhiều so
với hàng nhập khẩu, vì thế hấp dẫn ngƣời tiêu dùng hơn. Đây chính là đối thủ
cạnh tranh không lành mạnh và nguy hiểm của nhiều doanh nghiệp. Khi một
doanh nghiệp có hàng hoá của mình bị hàng hóa nhập lậu làm giả thì tổn thất
lớn hơn cả chính là sự thờ ơ, lảng trách của khách hàng đối với hàng hoá của
doanh nghiệp đó.
Hàng nhập lậu, ngoài việc ngƣời tiêu dùng thiệt thòi vì bị lƣờng gạt ,
các doanh nghiê p̣ cũng mất một thị phần rất lớn ảnh hƣởng tới sản xuất kinh
doanh hiện nay và về lâu dài sản phẩm thật của họ sẽ bị mất uy tín do hàng
nhập lậu gây ra.
Mất mát về lợi nhuận, sụt giảm về doanh thu. Ngƣời kinh doanh hàng
nhập lậu hạ đƣợc giá bán vì không phải chi phí cho việc quảng cáo, tiếp thị và
không mất thời gian chờ đợi ngƣời tiêu dùng quen và tín nhiệm sản phẩm của
mình bởi những việc này đã có những ngƣời kinh doanh hàng nhập khẩu gánh
hộ. Vì vậy họ chủ yếu móc túi của những ngƣời kinh doanh chân chính, bằng
những thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh của họ. Doanh nghiệp không thể
11


thu đƣợc lợi nhuận từ quá trình nghiên cứu đầu tƣ của mình và hậu quả là họ
có thể sẽ bị nản chí và dẫn đến nhiều hậu quả khác nhƣ giảm tốc độ tăng
trƣởng kinh tế, số lƣợng lao động bị giảm, giảm khả năng đƣa vào thị trƣờng
những sản phẩm mới, tính cạnh tranh của doanh nghiệp bị giảm đi, hàng hoá
chính hiệu có thể bị đẩy lùi hoàn toàn ra khỏi thị trƣờng truyền thống, thậm
chí làm cho họ thua lỗ tới mức phải chuyển sang làm mặt hàng khác thậm chí
Doanh nghiệp bị phá sản.
1.2.3.2. Tác hại của hàng nhập lậu với người tiêu dùng
Nạn kinh doanh hàng nhập lậu đã làm cho ngƣời tiêu dùng băn khoăn
lo ngại khi phải lựa chọn hàng hoá. Hàng nhập lậu không những gây thiệt hại
về tiền bạc, thời gian cho ngƣời mua, mà còn tác động xấu đến sức khoẻ thậm

chí tới tính mạng của ngƣời sử dụng hàng nhập lậu, hàng giả. Ngày nay nạn
làm hàng giả đã lan đến tận những mặt hàng đƣợc tiêu thụ rộng rãi nhƣ thuốc
men, phấn rôm trẻ em, rất nhiều đồ ăn thức uống, rƣợu, bột ngọt, cả phụ tùng
ôtô, xe máy. Đối với ngƣời tiêu dùng chất lƣợng hàng thƣờng kém hơn so với
hàng thật, và nhƣ vậy có nghĩa là ngƣời tiêu dùng đã bị mất đi một phần giá
trị sử dụng của hàng hoá khi mua phải hàng giả. Điều đó cũng đồng nghĩa với
việc họ phải bỏ ra một lƣợng tiền nhiều hơn so với dự kiế n để mua một hàng
hoá có giá trị sử dụng tƣơng đƣơng hàng thật. Trong thực tế thì tác hại của
hàng nhập lậu, hàng giả đối với ngƣời tiêu dùng không dừng lại ở đó. Hàng
nhập lậu, hàng giả làm mất đi tính an toàn và vệ sinh của hàng hoá, làm ảnh
hƣởng đến sức khỏe nhƣ với hàng thực phẩm, mối nguy hiểm đối với sức
khỏe, đe dọa tính mạng con ngƣời và gia súc do lạm dụng đƣờng hoá học,
phẩm màu công nghiệp, hoá chất bảo quản, điều kiện sản xuất, chế biến, bảo
quản không đảm bảo vệ sinh, sản phẩm quá hạn, bao bì hƣ hỏng, gỉ sét.
Những thứ này dễ bị ngộ độc cấp tính hoặc mãn tính có khi gây tử vong khi
sử dụng. Nhƣ vậy là nạn hàng nhập lậu đã trở thành mối đe dọa thật sự đối
với ngƣời tiêu dùng.
1.2.3.3. Tác hại của hàng nhập lậu đối với xã hội
12


Hàng nhập lậu có tác hại rất lớn đối với nền kinh tế và toàn xã hội.
Hàng nhập lậu không đóng bất cứ khoản thuế nào, và điều này sẽ tạo nên
những ảnh hƣởng nhất định đối với nền kinh tế khi hàng nhập lậu là một tình
trạng phổ biến. Lợi nhuận từ hoạt động phi pháp này còn có thể xem nhƣ là
nguồn tài trợ cho các tổ chức tội phạm. Hàng nhập lậu đang thách thức hiệu
lực Pháp luật và năng lực quản lý của bộ máy Nhà nƣớc. Kẻ có tội không bị
trị tội hay không phải chịu hình phạt thích đáng sẽ nảy sinh tâm lý coi thƣờng
Pháp luật, coi thƣờng Nhà nƣớc, làm khủng hoảng hệ thống Lập pháp, Tƣ
pháp và công luận xã hội. Không những thế hàng nhập lậu còn gây nhiều khó

khăn cho công tác kiểm tra, giám sát và quản lý chất lƣợng hàng hoá, một mặt
làm suy giảm lòng tin của ngƣời tiêu dùng đối với nhiều loại hàng này, nhƣng
mặt khác lại kích thích tiêu dùng những hàng hoá không đƣợc pháp luật công
nhận khác. Tác hại của kinh doanh hàng nhập lậu thật to lớn, vì thế cuộc
chiến chống kinh doanh hàng nhập lậu diễn ra không ngừng và nhiều khi rất
quyết liệt nhằm bảo vệ lợi ích chung của xã hội, lợi ích và cuộc sống bình
yên, an toàn của ngƣời tiêu dùng, đồng thời bảo vệ quyền lợi của các nhà sản
xuất, nhập khẩu, kinh doanh chân chính và sự an toàn của xã hội.
1.2.4. Tầm quan trọng của công tác chống kinh doanh hàng nhập lậu
Hiện nay vấn nạn kinh doanh hàng nhập lậu ngày càng phát triển mạnh
và có tác hại to lớn đối với nền kinh kế của mỗi quốc gia nhất là các quốc gia
có nền kinh tế chậm phát triển. Vì vậy, công tác đấu tranh chống kinh doanh
hàng nhập lậu ngày càng có tầm quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích cho các
nhà sản xuất, kinh doanh chân chính, bảo vệ sức khoẻ và quyền lợi của ngƣời
tiêu dùng, làm lành mạnh hoá môi trƣờng kinh doanh và đầu tƣ, làm giảm thiệt
hại kinh tế quốc gia do hàng hóa nhập lậu gây ra. Đồng thời, giúp cho các
doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh biết đƣợc nguy cơ của hàng nhập lậu để có
các giải pháp kịp thời phòng chống, có các biện pháp tự bảo vệ hàng hoá,
thƣơng hiệu của mình trên thị trƣờng, góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh
phát triển, khuyến khích kêu gọi các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc nhằm bảo
13


vệ lợi ích chung của xã hội, lợi ích và cuộc sống bình yên, an toàn của ngƣời
tiêu dùng, đồng thời bảo vệ quyền lợi của các nhà kinh doanh chân chính.
1.2.5. Quan điểm của Đảng, Nhà nước và chính sách, pháp luật về đấu
tranh chống kinh doanh hàng nhập lậu
Đảng và Nhà nƣớc ta đã từng bƣớc thể chế hoá thành các văn bản pháp
luật và tổ chức các lực lƣợng triển khai thực hiện trong những năm qua, kịp
thời có chiến lƣợc và những chủ trƣơng chính sách phù hợp nhằm chấn chỉnh

lại sản xuất và lƣu thông hàng hoá trên thị trƣờng. Ngay từ năm 1986, đƣờng
lối đổi mới đƣợc chính thức đề ra trong Đại hội VI của Đảng. Từ đó, nền kinh
tế nƣớc ta từng bƣớc đƣợc chuyển sang cơ chế quản lý mới; từ nền kinh tế kế
hoạch hoá tập trung, quan liêu bao cấp chuyển sang nền kinh tế hàng hoá
nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của nhà nƣớc
theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Cơ chế thị trƣờng có những tác dụng tích
cực to lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội, vừa có những tác động tiêu cực
với bản chất của chủ nghĩa xã hội. Vì vậy một trong những quan điểm cơ bản
của Đảng ta là: Vận dụng cơ chế thị trƣờng đòi hỏi phải nâng cao năng lực
quản lý vĩ mô của nhà nƣớc, nhằm phát huy tác dụng tích cực đi đôi với ngăn
ngừa, hạn chế và khắc phục những mặt tiêu cực của cơ chế này là cạnh tranh
không lành mạnh, kinh doanh hàng nhập lậu.
Trong báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ƣơng khoá VI trƣớc
Đại hội đại biểu lần thứ VII đã nhận định “…trong quá trình chuyển sang nền
kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trƣờng, bên cạnh
những mặt tích cực đã xuất hiện nhiều hiện tƣợng tiêu cực mới mà chúng ta
chƣa lƣờng hết, chậm phát hiện và chƣa xử lý tốt. Đó là lối làm ăn chạy theo
lợi nhuận bất kể giá nào, dẫn đến vi phạm luật, lừa đảo, hối lộ, làm hàng giả,
buôn lậu, trốn thuế...” Từ những quan điểm nhận định nêu trên, Đảng ta đã có
chủ chƣơng: “Kiên quyết chống buôn lậu và các hiện tƣợng tiêu cực khác
trong lƣu thông...” Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khoá VII tại đại hội lần
14


thứ VIII: “...phát huy tác động tích cực to lớn đi đôi với ngăn ngừa, hạn chế
và khắc phục những mặt tiêu cực của thị trƣờng” và “…tăng cƣờng quản lý
thị trƣờng, hƣớng dẫn các thành phần kinh tế trong thƣơng nghiệp phát triển
đúng hƣớng, đúng chính sách, pháp luật, cạnh tranh lành mạnh, chống trốn
thuế, lậu thuế, lƣu thông hàng giả”.
Nhận thức rõ những tác hại của hàng nhập lậu, Đảng và Nhà nƣớc ta

từng bƣớc thể chế hoá thành các văn bản pháp luật thực thi chống kinh doanh
hàng nhập lậu qua các luật, nghị định và thông tƣ.
* Các Luật:
- Luật thƣơng mại năm 2005: Điều 320 Hành vi vi phạm pháp luật về
thƣơng mại.
- Luật bảo vệ ngƣời tiêu dùng 2011: Điều 8 - Quyền của ngƣời tiêu dùng;
- Bộ Luật Hình Sự Số 15/1999/QH10 đã đƣợc sửa đổi bổ sung
2009/QH12 Ngày 19/6/2009:
+ Điều 153. Tội buôn lậu
+ Điều 154. Tội vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới
* Các Nghị định xử phạt VPHC quy định xử phạt đối với hành vi kinh
doanh hàng nhập lậu.
- Nghị định số 185/2013 NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy
định xử phạt vi phạm hành chính hoạt động thƣơng mại, sản xuất, buôn bán
hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng (Điều 17).
- Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 Quy định
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế (Điều 51).
* Thông tƣ: Thông tƣ liên tịch số 12/2007/TTLT-BTC-BTM-BCA ngày
28 tháng 02 năm 2007 của Liên Bộ Tài chính - Bộ Thƣơng mại - Bộ Công an
hƣớng dẫn chế độ hoá đơn, chứng từ đối với hàng hoá nhập khẩu lƣu thông
trên thị trƣờng. Hiện nay đã đƣợc Thông tƣ liên tịch của Bộ Tài chính - Bộ
Công Thƣơng - Bộ Công An số 60/2011/TTLT-BTC-BCT-BCA ngày
12/5/2011 hƣớng dẫn chế độ hoá đơn, chứng từ đối với hàng hoá nhập khẩu
15


×