Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

So sánh chất lượng đội ngũ giáo viên của trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hải Phòng với trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội, từ năm 2008 2010.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.57 KB, 10 trang )

Tên đế tài
So sánh chất lượng đội ngũ giáo viên của trường Cao đẳng nghê
Công nghiệp Hải Phòng với trường Cao đẳng nghê Cơ điện Hà Nội, tư
năm 2008 - 2010.
Bài làm
I. Lý do chọn đê tài
Giáo dục so sánh là môn khoa học có thể được coi là một sự tích hợp
giữa giáo dục học và môn khoa học đất nước. Theo khái niệm rộng hiện nay
Giáo dục so sánh là môn học nghiên cứu việc so sánh các vấn đề giáo dục xảy
ra ở một nơi với vấn đề đó ở một (hoặc vài) nơi khác để biết được tình hình
phát triển giáo dục, phân tích và giải thích nguyên nhân sự giống nhau và sự
khác biệt, tìm ra cách giải quyết vấn đề, sau đó có thể rút ra kinh nghiệm thực
tế cũng như đóng góp về lý luận cho sự phát triển giáo dục. Ngày nay giáo dục
so sánh cần thiết cho tất cả mọi người quan tâm đến sự phát triển giáo dục.
Được sự hướng dẫn của thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Tiến Đạt tôi mạnh dạn đi
sâu nghiên cứu đề tài: “So sánh chất lượng đội ngũ giáo viên của trường
Cao đẳng nghề Công nghiệp Hải Phòng với trường Cao đẳng nghề Cơ điện
Hà Nội, từ năm 2008 - 2010 ”.
Ngành giáo dục Việt Nam có nhiệm vụ chuẩn bị hành trang cho thế hệ tre
vững bước tiến lên trong thế kỷ XXI với mục tiêu “Nâng cao dân trí, đào tạo
nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Thực tế 10 năm qua ngành giáo dục thực hiện
Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001 – 2010 đã đạt được những kết
quả đáng khích lệ: Trước hết chúng ta đã thoát ra khỏi sự khủng hoảng trầm
trọng, khẳng định được khả năng của ngành đáp ứng nhu cầu mới của đất
nước. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đã đạt được , ngành giáo dục còn bộc
lộ những yếu điểm quan trọng: Chất lượng và hiệu quả giáo dục còn thấp, mục
tiêu, nội dung, chương trình đào tạo còn lạc hậu so với tiến bộ của khoa học và
1


công nghệ (theo báo cáo tổng kết ngành Giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề,


năm 2009). Hơn nữa trong cơ chế thị trường giáo dục và đào tạo cũng phải
tuân thủ những quy định của nó, đặc biệt là quy luật cung cầu và phải chấp
nhận cạnh tranh. Yếu tố quan trọng nhất quyết định trong thương trường là
chất lượng. Vì vậy, muốn tồn tại và phát triển không còn con đường nào khác
là phải nâng cao chất lượng đào tạo. Một trong những điều kiện quan trọng
nhất đảm bảo chất lượng đào tạo là đội ngũ giáo viên, muốn nâng cao chất
lượng đào tạo trước hết phải nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Một thực
tế là thực trạng đội ngũ giáo viên dạy nghề trong cả nước nói chung, giáo viên
dạy nghề ở Thành phố Hà Nội và Thành phố Hải Phòng cũng như giáo
viên của trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hải Phòng và trường Cao
đẳng nghề Cơ điện Hà Nội hiện nay nói riêng vừa thiếu về số lượng lại
vừa yếu và không đồng đều về chất lượng (theo đánh giá của Sở Lao động –
Thương binh – Xã hội, năm 2010);
Vì vậy việc vận dụng kiến thức khoa học giáo dục so sánh vào đối tượng
cụ thể đó là: So sánh chất lượng đội ngũ giáo viên của trường Cao đẳng
nghề Công nghiệp Hải Phòng với trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội là
một đề tài mang tính cấp thiết.
II. Mục đích nghiên cứu
Bằng phương pháp tổng hợp số liệu và qua thực tế điều tra, khảo sát tại
các cơ sở đào tạo, tác giả làm rõ cơ sở lý luận và thực trạng chất lượng đội ngũ
giáo viên dạy nghề của hai trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hải Phòng và
Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội từ năm 2008 - 2010. Từ đó đề xuất một số giải
pháp để chuẩn hóa và nâng cao trình độ giáo viên dạy nghề trong giai đoạn
hiện nay.

2


III. Thu thập số liệu
Bảng 1:

Tổng số giáo viên cơ hữu (không tính giáo viên kiêm chức), tư năm
2008 – 2010

Đơn vị tính: Người
Năm

2008

2009

2010

85

120

145

126

143

168

Trường
Cao đẳng nghê Công nghiệp
Hải Phòng
Cao đẳng nghê Cơ điện
Hà Nội


Biểu đồ 1:
Tổng số giáo viên cơ hữu của trường Cao đẳng nghê Công nghiệp
Hải Phòng và trường Cao đẳng nghê Cơ điện Hà Nội, tư năm 2008 – 2010
Đơn vị tính: Người
200
180
160
140
120
100
80
60
40
20
0

2008

2009

2010

Cao đẳng nghê Công nghiệp Hải Phòng
Cao đẳng nghê Cơ điện Hà Nội

(Nguồn: Báo cáo tổng kết ngành Giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề, năm 2010)
Biểu đồ 2:
3



Tỷ lệ giáo viên / 100 học sinh của các trường, tư năm 2008 - 2010
Đơn vị tính: %
5,0
4,5
4,0
3,5
3,0
2,5
2,0
1,5
1,0
0,5
0

2008

2009

2010

Cao đẳng nghê Công nghiệp Hải Phòng
Cao đẳng nghê Cơ điện Hà Nội

Biểu đồ 3: Tỷ lệ giáo viên có chứng chỉ sư phạm của các trường, tư năm
2008 - 2010
Đơn vị tính: %
90
75
60
45

30
15
0
2008

2009

2010

Cao đẳng nghê Cơ điện Hà Nội
Cao đẳng nghê Công nghiệp Hải Phòng

(Nguồn: Báo cáo tổng kết ngành Giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề, năm 2010)

4


Bảng 2: Trình độ học vấn của giáo viên cơ hữu trường Cao đẳng nghê
Công nghiệp Hải Phòng và trường Cao đẳng nghê Cơ điện Hà Nội, tư
năm 2008 – 2010
Học
vấn
Trường

Sau
Đại
học

Đơn vị tính: %


Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Sau
Đại Cao Trung
Đại
học Đẳng cấp
học

Sau
Đại Cao Trung
Đại
học Đẳng cấp
học

Đại Cao Trung
học Đẳng cấp

Cao đẳng
nghề Công 14,11 28,23 32,94 24,70 15,00 42,50 29,16 13,33 17,24 44,82 29,65 8,27
nghiệp H.P
Cao đẳng
nghề Cơ điện 22,20 33,56 29,36 10,30 29,37 37,76 27,27 5,59 41,07 41,66 13,70 3,57
Hà Nội
(Nguồn: - Báo điện tử Hải Phòng Thứ ba, 29 tháng 12 2009 07:00
- Văn kiện Đại hội Đảng bộ trường Cao đẳng nghề cơ điện Hà Nội
lần thứ 14 (nhiệm kỳ 2010-2015), ngày 16 tháng 01 năm 2010).

Biểu đồ 4: Trình độ học vấn của giáo viên cơ hữu trường Cao đẳng
nghê Công nghiệp Hải Phòng và trường Cao đẳng nghê Cơ điện Hà
Nội, năm 2008

Đơn vị tính: %

55
50
45
40
35
30
25
20
15
10
0

Sau
Đại học

Cao
đẳng

Đại
học

Cao đẳng nghê Công nghiệp Hải Phòng
Cao đẳng nghê Cơ điện Hà Nội


5

Trung
cấp


Biểu đồ 5: Trình độ học vấn của giáo viên cơ hữu trường Cao đẳng
nghê Công nghiệp Hải Phòng và trường Cao đẳng nghê Cơ điện Hà
Nội, năm 2009.

Đơn vị tính: %

55
50
45
40
35
30
25
20
15
10
0

Sau
Đại học

Đại
học


Cao
đẳng

Trung
cấp

Cao đẳng nghê Công nghiệp Hải Phòng
Cao đẳng nghê Cơ điện Hà Nội

Biểu đồ 6:

Trình độ học vấn của giáo viên cơ hữu trường Cao đẳng

nghê Công nghiệp Hải Phòng và trường Cao đẳng nghê Cơ điện Hà
Nội, năm 2010.

Đơn vị tính:

%
55
50
45
40
35
30
25
20
15
10
0


Sau
Đại học

Đại
học

Cao
đẳng

Cao đẳng nghê Công nghiệp Hải Phòng
Cao đẳng nghê Cơ điện Hà Nội
6

Trung
cấp


Biểu đồ 7: Tỷ lệ giáo viên gặp khó khăn khi hoạt động nghê nghiệp
theo các nguyên nhân khác nhau
Đơn vị tính: %
100
90
80
70
60
50
40
30
20

10
0

C.môn
Quản lý
N.nghiệp

N.V sư
phạm

N.Ngữ

Tin
học
đẳng

Kiến thức
xa hội

Cao đẳng nghê Công nghiệp Hải Phòng
Cao đẳng nghê Cơ điện Hà Nội

(Nguồn: Theo số liệu điều tra tại trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hải
Phòng và trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội, tháng 10 năm 2010).
Bảng 3: Tỷ lệ giáo viên dạy nghê có nhu cầu bồi dưỡng vê các lĩnh vực
Đơn vị tính: %
Kiến thức
Trường

Kinh

Phương
Kiến
Chuyên
Kinh Kiến
Ngoại
nghiệm
pháp
thức xa
Tin học môn
nghiệm thức sư
ngữ
giảng
nghiên
hội
N.V
quản lý phạm
dạy
cứu

Cao đẳng nghề
Công nghiệp HP 85,2

72,5

72,0

58,3

65,4


59,9

72,3

60,8

Cao đẳng nghề
Cơ điện Hà Nội 75,6

54,3

50,8

43,7

60,4

65,6

71,4

80,2

7


(Nguồn: Kết quả điều tra tại trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hải Phòng và
trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội , năm 2010)
IV. Xử lý số liệu/Phân tích
Theo báo cáo của Tổng cục Dạy nghề, nước ta có 1688 cơ sở dạy nghề

trong đó có 233 trường (tăng gấp đôi so với năm 1999, 129 trường). Quy mô
tuyển sinh đào tạo hàng năm khoảng 1,18 triệu người trong đó đào tạo dài hạn
khoảng 228.000 người. Đội ngũ giáo viên dạy nghề đã tăng nhanh về số lượng
từ 5200 giáo viên năm 1998 đến nay đã có khoảng 8000 người, chất lượng đội
ngũ giáo viên cũng được nâng cao và dần được chuẩn hóa. Trong đó trường
Cao đẳng nghề Công nghiệp Hải Phòng số lượng giáo viên từ 85 người năm 2008
tăng lên 145 người năm 2010, trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội từ 126 giáo
viên năm 2008 lên 168 giáo viên năm 2010. (Bảng 1, biểu đồ 1).
Tuy nhiên để đáp ứng với yêu cầu đòi hỏi của xã hội thì đội ngũ giáo viên
của cả hai trường đều thiếu (biểu đồ 2). Năm 2010 trường Cao đẳng nghề Công
nghiệp Hải Phòng mới chỉ đạt tỷ lệ 1 giáo viên / 25 học sinh; trường Cao đẳng nghề
Cơ điện Hà Nội đạt tỷ lệ 1 giáo viên / 20 học sinh. (Mục tiêu phấn đấu của Tổng
cục Dạy nghề đến năm 2010 tỷ lệ giáo viên / học sinh là 1/17).
Đội ngũ giáo viên dạy nghề hiện nay không chỉ thiếu về số lượng mà chất lượng
thấp và không đồng đều (bảng 2, biểu đồ 4 , 5, 6) trong đó đội ngũ giáo viên của
trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hải Phòng có trình độ thấp hơn trường Cao
đẳng nghề Cơ điện Hà Nội ở mọi trình độ học vấn. Đặc biệt nổi lên là còn một số
lượng lớn giáo viên đang trực tiếp tham gia giảng dạy ở hai trường chưa có chứng
chỉ sư phạm (Biểu đồ 3).
Nguyên nhân là do nhận thức sai lầm về vị trí, vai trò người giáo viên ai cũng làm
thầy giáo dạy nghề được, miễn là họ có trình độ chuyên môn; nên chính sách tuyển
chọn làm giáo viên là ngoài những học sinh tốt nghiệp các trường sư phạm kỹ thuật
ra còn gồm cả những học sinh của trường tốt nghiệp đạt khá, giỏi giữ lại làm giáo
viên và cả những người thợ có trình độ tay nghề cao ở các lĩnh vực. Điều đó đã dẫn
đến chất lượng đào tạo thấp. Thực tế đã chứng minh rằng chất lượng đào tạo có cao
đến đâu thì trình độ tay nghề của học sinh cũng không vượt quá trình độ tay nghề
8


của đội ngũ giáo viên. Nếu cứ nhìn vào đội ngũ giáo viên hiện nay thì sẽ dẫn đến sự

xuống cấp nghiêm trọng về chất lượng đội ngũ công nhân kỹ thuật trong những
năm tới.
Đã đến lức chúng ta phải làm cho xã hội nhận thức đúng, dạy học phải được coi là
một nghề. Vì muốn dạy học được người thầy ngoài kiến thức chuyên môn còn phải
có tri thức và kỹ năng giảng dạy. Nều không có kỹ năng dạy học thì đó chỉ là hoạt
động tuyên truyền nghề. Qua đó đề ra chính sách tuyển chọn những người có đủ
điều kiện làm giáo viên đồng thời có giải pháp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho
đội ngũ giáo viên hiện tại của trường.
Việc điều tra đánh giá thực trạng của đội ngũ giáo viên ở hai trường
(Biểu đồ 7, bảng 3) tác giả không có dụng ý gì khác ngoài xác định những cơ
sở để đề xuất những giải pháp bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ
giáo viên dạy nghề tại trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hải Phòng và trường
Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội nói chung và đội ngũ giáo viên dạy nghề trên cả
nước nói riêng giúp họ đủ sức đảm đương được nhiệm vụ và hoàn thành trọng
trách của mình với Tổ quốc, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao vững bước
tiến lên trong thế kỷ XXI.
V. Giải pháp và kiến nghi
Ngày nay với xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế giáo
dục kỹ thuật và dạy nghề có vai trò quan trọng trong xây dựng và phát triển
nguồn nhân lực để “bứt phá” và “chiếm chỗ” trong phân công lao động quốc tế
và khu vực; ngoài ra cung cấp nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế trong
nước. Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đào tạo nhân lực cho sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì cần phải phát triển giáo dục kỹ thuật và
dạy nghề ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ thời đại mới. Một trong các giải
pháp mang tính quyết định là:
- Xây dựng chiến lược bồi dưỡng giáo viên dạy nghề theo các mục tiêu sau:
+ Xây dựng đội ngũ giáo viên dạy nghề có đủ phẩm chất và năng lực để thực
hiện có hiệu quả nhiệm vụ đào tạo;
9



+ Xây dựng đội ngũ giáo viên có đủ sức tự thân vận động, thích nghi, hòa nhập
được với những thay đổi mới;
+ Mở rộng quan hệ hợp tác để bồi dưỡng giáo viên dạy nghề.
- Xây dựng nội dung, chương trình bồi dưỡng toàn diện cho giáo viên dạy nghề
+ Hoàn thành bồi dưỡng sư phạm bậc II cho giáo viên ở các trường dạy nghề;
+ Bồi dưỡng sư phạm nâng cao cho giáo viên cao cấp dạy nghề;
+ Bồi dưỡng chuyên môn nghề nghiệp;
+ Bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học và kiến thức hiểu biết xã hội.

Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Tiến Đạt, Giáo dục so sánh, Trường Đại học giáo dục, Đại học
quốc gia Hà Nội, 2010;
2. PGS.TS. Nguyễn Tiến Đạt, Bài giảng Giáo dục so sánh, Trường Đại học giáo
dục, Đại học quốc gia Hà Nội, 2010;
3. Báo cáo tổng kết ngành Giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề, năm 2010;
4. Báo điện tử Hải Phòng Thứ ba, 29 tháng 12 2009 07:00;
5. Văn kiện Đại hội Đảng bộ trường Cao đẳng nghề cơ điện Hà Nội lần thứ 14
(nhiệm kỳ 2010-2015).

10



×