Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Tiểu luật môn học điều hành sản xuất vận tải TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐƯỜNG sắt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (316.86 KB, 21 trang )

Tiểu luật môn học: Điều hành sản xuất vận tải
Chương 1: GIỚI THIỆU VỀ TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐƯỜNG SẮT
Trường Cao đẳng nghề Đường sắt là cơ sở dạy nghề duy nhất hiện nay
thuộc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam. Trường có quá trình phát triển gắn
với sự phát triển của đất nước và ngành Giao thông vận tải Đường sắt.
1. Quá trình phát triển
Được thành lập ngày 06 -6-1955 theo Quyết định số 978/QĐNS của Tổng
cục Đường sắt với tên gọi “Trường Chức công Đường sắt Việt Nam”. Nhiệm
vụ của trường là bổ túc nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên của Tổng cục
Đường sắt và nâng dần trình độ kỹ thuật cho cán bộ công nhân theo kịp sự phát
triển của ngành. Cơ sở ban đầu tại xã Thượng Thanh, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
Năm 1958 chuyển về Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội và đổi tên thành “Trường Bổ
túc nghiệp vụ đường sắt”
Ngày 08/4/1965 Tổng cục Đường sắt đã có Quyết định số 556/TC thành
lập “Trường Công nhân lái xe lửa” trên cơ sở phát triển trường Bổ túc nghiệp
vụ đường sắt. Nhiệm vụ của Trường là đào tạo đội ngũ công nhân nghề lái tàu
hoả cho ngành giao thông vận tải đường sắt.
Ngày 12/3/1973 Bộ giao thông vận tải có Quyết định số 747/CT đổi tên
trường thành “Trường công nhân kỹ thuật vận tải Đường sắt”. Trường có
nhiệm vụ đào tạo công nhân kỹ thuật các nghề làm việc tại các nhà ga, các đoàn
tàu trong ngành giao thông vận tải đường sắt. Cơ sở của trường chuyển về xã
Kim Hoa, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc. Cùng trong năm đó trường tiếp nhận
nguyên trạng “Trường bổ túc nghiệp vụ vận tải” của Cục vận chuyển thuộc
Tổng cục đường sắt sát nhập vào.
Ngày 11/7/1990 Bộ giao thông vận tải có Quyết định số 1266/QĐ -TCCB
đổi tên trường thành “ Trường kỹ thuật và nghiệp vụ đường sắt I”. Ngày
12/8/1991 theo quyết định số 1581/TCCB-GTBĐ của Bộ Giao thông vận tải
trường tiếp nhận nguyên trạng “Trường quản lý và nghiệp vụ đường sắt”. Ngày
18/9/1991 theo quyết định số 1850/TCCB-GTBĐ của Bộ Giao thông vận tải
trường tiếp nhận nguyên trạng “Trường cơ khí đường sắt I”. Nhiệm vụ của
trường lúc này là đào tạo công nhân kỹ thuật các nghề làm việc trong tất cả các


lĩnh vực sản xuất kinh doanh của ngành giao thông vận tải đường sắt, tổ chức
đào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên đang làm việc
trong ngành.
Ngày 20/7/1992 trường được phép xây dựng cơ sở mới tại xã Thượng
Thanh, huyện Gia Lâm, Hà Nội theo ý kiến phê duyệt tại văn bản số 3141/GTBĐ của văn phòng Hội đồng Bộ trưởng và các Quyết định của cơ quan thẩm
Lê Doãn Quyết – Cao học Tổ chức & Quản lý vận tải K22.2

Page 1


Tiểu luật môn học: Điều hành sản xuất vận tải
quyền nhà nước và thành phố Hà Nội. Sau thời gian xây dựng, kể từ năm 1994
trụ sở mới của trường có địa chỉ xã Thượng Thanh, huyện Gia Lâm, Hà Nội nay
là Phố Gia Quất, Phường Thượng Thanh, quận Long Biên , Hà Nội.
Ngày 20/3/1998 Bộ giao thông vận tải có Quyết định số 435/1998/QĐBGTVT nâng cấp trường Trường kỹ thuật và nghiệp vụ đường sắt I thành
“Trường Trung học Đường sắt”. Tháng 11/1998 trường tiếp nhận nguyên trạng
Trung tâm đào tạo kỹ thuật và nghiệp vụ đường sắt Đà Nẵng sáp nhập vào. Lúc
này trường có nhiệm vụ đào tạo kỹ thuật viên và công nhân kỹ thuật lành nghề
cho ngành đường sắt và xã hội, tổ chức đào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao
nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên đang làm việc trong ngành.
Ngày 12/01/2007 Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có Quyết
định số 79/QĐ-BLĐTBXH thành lập trường “Cao đẳng nghề Đường sắt
I” trên cơ sở nâng cấp trường trường Trung học Đường sắt. Tháng 8/2007
trường tiếp nhận nguyên trạng “Trường Trung học đường sắt II” theo quyết định
số 926/QĐ-ĐS ngày 01/8/2007 của Tổng Công ty đường sắt Việt Nam.
Ngày 12/08/2009 Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có Quyết
định số 1029/ QĐ - BLĐTBXH về việc đổi tên trường “Cao đẳng nghề Đường
sắt I” thành Trường “Cao đẳng nghề Đường sắt ”. Với ba cơ sở chính đào tạo
nguồn nhân lực cho ngành Đường sắt: Trụ sở chính tại Long Biên - Hà Nội và
Trung tâm Mê Linh tại Mê Linh, Tại Đà Nẵng có Trung tâm Đào tạo Kỹ thuật

và Nghiệp vụ Đường sắt Đà Nẵng, tại Sài Gòn có Phân Hiệu Cao đẳng nghề
Đường sắt phía Nam.
Trường Cao đẳng nghề đường sắt có nhiệm vụ: Đào tạo nghề theo 3 cấp
trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề; Bồi dưỡng nâng cao
trình độ kỹ năng nghề cho người lao động theo yêu cầu của cơ sở sản xuất kinh
doanh, dịch vụ và người lao động; Nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật – công nghệ
nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo. Tổ chức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
theo qui định của pháp luật.
Tính đến năm 2015, Trường Cao đẳng nghề Đường sắt đã có 60 năm xây
dựng và trưởng thành, Trường đã đào tạo 14.619 Công nhân kỹ thuật lành nghề;
1.477 Kỹ thuật viên trung cấp; Bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho
15.689 người lao động của Tổng Công ty Đường sắt Việt nam và các cơ sở sản
xuất kinh doanh, dịch vụ khác; Liên kết đào tạo 1.194 người lao động đạt trình
độ cao đẳng và đại học. Trong số những học sinh cũ đã tốt nghiệp của Trường
có 2 người trở thành anh hùng lao động, nhiều người đạt giải vàng qua các hội
thi giỏi nghề của ngành đường sắt, nhiều người được đề bạt vào các cương vị
lãnh đạo trong các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.
Lê Doãn Quyết – Cao học Tổ chức & Quản lý vận tải K22.2

Page 2


Tiểu luật môn học: Điều hành sản xuất vận tải
Với những đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Trường Cao đẳng
nghề Đường sắt đã vinh dự được tặng thưởng: 2 huân chương lao động hạng ba
(1983, 1996 ), 1 huân chương lao động hạng nhất (2000), 1 huân chương độc lập
hạng ba (2005) nhiều bằng khen của chính phủ và các Bộ.
2. Tình hình hiện tại
Tên trường: Trường Cao đẳng nghề Đường sắt
Tên giao dịch quốc tế: Vietnam railway vocational college

Địa chỉ trụ sở chính: Phố Gia Quất, phường Thượng Thanh, quận Long
Biên, thành phố Hà Nội - Điện thoại và fax 08 04 8710384 – Email: Website:
Các cơ sở đào tạo :
Phân hiệu Cao đẳng nghề Đường sắt Phía Nam. Địa chỉ: số 7- đường Lý
Thường Kiệt, thị trấn Dĩ An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Trung tâm đào tạo Đường sắt Sài Gòn - Địa chỉ: Số 590 - đường Cách
Mạng Tháng 8, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.
Trung tâm Đào tạo Kỹ thuật và Nghiệp vụ Đường sắt Đà Nẵng. Địa chỉ:
Phường Hoà Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng
Trung tâm Đào tạo Kỹ thuật và Nghiệp vụ Đường sắt Mê Linh. Địa chỉ: Xã
Kim hoa, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội.
Trung tâm Quản lý và Nghiệp vụ Đuờng sắt. Địa chỉ: Phố Gia Quất,
phường Thượng Thanh, quận Long Biên, thành phố Hà Nội.
Lưu lượng đào tạo: 3.000 học sinh sinh viên chính qui / 1 năm
Cơ sở vật chất : Tổng quỹ đất được quyền sử dụng 140.307 m 2. Trong đó
tại Long Biên - Hà Nội 27.557 m 2, Mê Linh - Hà Nội 37.633 m 2, Liên chiểu- Đà
Nẵng 42.000 m2, Dĩ An - Bình Dương 32.200 m2, Quận 3 Thành phố Hồ Chí
Minh 917 m2. Trên các diện tích đó đã xây dựng 63 phòng học lý thuyết; 17
phòng thực hành chuyên môn nghề; 4 xưởng cơ khí; 3 giảng đường lớn loại 400
chỗ ngồi; 4 phòng hội thảo loại 100 chỗ ngồi; 4 khu thể thao có các sân bóng đá,
bóng chuyền, quần vợt; 4 thư viện và phòng đọc; 4 khu ký túc xá học sinh sinh
viên với tổng số 2000 chỗ ở; Các máy móc trang thiết bị đủ khả năng đáp ứng
nhu cầu dạy nghề hiện tại.
Nghề đào tạo: Đào tạo 23 nghề ở 3 cấp trình độ cao đẳng nghề, trung cấp
nghề, sơ cấp nghề gồm: Điều hành chạy tàu hoả; Thông tin tín hiệu đường sắt;
Quản trị kinh doanh vận tải; Công nghệ chế tạo và bảo dưỡng đầu máy; Công
nghệ chế tạo và bảo dưỡng toa xe; Xây dựng và bảo dưỡng công trình giao
Lê Doãn Quyết – Cao học Tổ chức & Quản lý vận tải K22.2

Page 3



Tiểu luật môn học: Điều hành sản xuất vận tải
thông; Kế toán doanh nghiệp; Quản trị mạng máy tính; Điện công nghiệp; Điện
dân dụng; Lái tàu; Khách hoá vận đường sắt; Vận hành và bảo dưỡng máy thi
công; Lái phương tiện chuyên dùng đường sắt; Lắp đặt cầu; Trắc địa công trình;
Gia công kết cấu thép; Hàn điện; Hàn hơi; Cắt gọt kim loại; Sửa chữa thiết bị
điện lạnh; Gác đường ngang, cầu chung; Tuần đường, tuần cầu, tuần hầm.
3. Mục tiêu chung:
“Tăng cường sự đoàn kết, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng bộ
trường; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, đổi mới chương trình và mở rộng
các hình thức đào tạo để Trường có đủ năng lực đào tạo nguồn nhân lực có
chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu phát triển đường sắt hiện đại”.
Đổi mới cơ bản và toàn diện đảm bảo mang lại điều kiện làm việc thuận
lợi, phát huy cao độ trí tuệ, năng lực cán bộ, giảng viên và khai thác các nguồn
lực khác có thể của Nhà trường cho sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực trực tiếp
chongành Đường sắt và xã hội, có năng lực hành nghề tương ứng với trình độ
đào tạo, có khả năng sáng tạo, thích ứng với môi trường làm việc trong bối cảnh
hội nhập quốc tế, đảm bảo nâng cao năng suất, chất lượng lao động, tạo điều
kiện thuận lợi cho người học sau khi hoàn thành khoá học có khả năng tìm việc
làm, tự tạo việc làm để tiến thân lập nghiệp.
Phấn đấu trở thành cơ sở giáo dục nghề nghiệp trọng điểm chất lượng cao
để đào tạo đội ngũ kỹ sư thực hành, công nhân kỹ thuật cao đáp ứng nhu cầu
nhân lực trực tiếp có trình độ cao phục vụ tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa ngành giao thông vận tải.
4. Chức năng, nhiệm vụ:
4.1. Chức năng:
Trường Cao đẳng nghề Đường sắt là cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong hệ
thống giáo dục quốc dân, chịu sự quản lý trực tiếp của Tổng Công ty Đường sắt
Việt Nam, chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, đồng thời chịu sự quản lý lãnh

thổ của UBND thành phố Hà Nội, thành phố Đà Nẵng, tỉnh Bình Dương, thành
phố Hồ Chí Minh và các cơ quan quản lý Nhà nước liên quan.
4.2. Nhiệm vụ:
- Tổ chức đào tạo và bồi dưỡng nhân lực kỹ thuật ở các trình độ Cao đẳng
nghề, Trung cấp nghề và Sơ cấp nghề nhằm trang bị cho người học năng lực
thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, sức khỏe, đạo đức, lương tâm
nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, tạo cho họ kỹ năng

Lê Doãn Quyết – Cao học Tổ chức & Quản lý vận tải K22.2

Page 4


Tiểu luật môn học: Điều hành sản xuất vận tải
làm việc, tìm việc, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn đáp ứng yêu
cầu sản xuất kinh doanh, phát triển của ngành đường sắt và thị trường lao động;
- Tổ chức đào tạo, dạy nghề và các hoạt động giáo dục khác phù hợp với
mục tiêu chương trình đào tạo các ngành, nghề theo danh mục đào tạo đã đăng
ký và được các cơ quan có thẩm quyền cho phép;
- Tổ chức thực hiện các chương trình bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kiến
thức và kỹ năng nghề nghiệp; các chương trình chuyển giao công nghệ; các
chương trình đào tạo nghề theo kế hoạch của Tổng Công ty Đường sắt Việt
Nam, yêu cầu của các cơ sở sản xuất kinh doanh và người lao động;
- Xây dựng, trình duyệt và thực hiện các chương trình, giáo trình, kế hoạch
đào tạo, vật tư, vật liệu, máy móc, thiết bị, nhiên liệu, năng lượng phục vụ dạy
nghề ở các trình độ Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề và Sơ cấp nghề đối với các
ngành, nghề mà Trường được phép đào tạo;
- Xây dựng kế hoạch tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh học nghề; tổ chức các
hoạt động dạy, học; thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp, cấp bằng, chứng chỉ học
nghề theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Tuyển dụng, quản lý, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, cán bộ, công
nhân viên chức của Trường đảm bảo đủ về số lượng, cân đối về cơ cấu trình độ
phù hợp với ngành nghề, quy mô và trình độ đào tạo theo quy định của Tổng
Công ty Đường sắt Việt Nam và quy định của pháp luật;
- Tổ chức thực hiện các chương trình thực nghiệm, nghiên cứu đề tài khoa
học công nghệ chuyên ngành; ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao công
nghệ; thực hiện các dịch vụ khoa học, công nghệ, sản xuất kinh doanh phù hợp
với ngành, nghề đào tạo và các nhiệm vụ khác do Tổng Công ty Đường sắt Việt
Nam giao theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức các hoạt động thông tin bằng các hình thức in ấn, xuất bản các ấn
phẩm tài liệu, giáo trình phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học của
Trường theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện các quan hệ hợp tác, liên kết, liên thông về đào tạo, dạy nghề,
bồi dưỡng nguồn nhân lực, nghiên cứu, triển khai khoa học công nghệ với các
cơ quan, tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật và
Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam;

Lê Doãn Quyết – Cao học Tổ chức & Quản lý vận tải K22.2

Page 5


Tiểu luật môn học: Điều hành sản xuất vận tải
- Xây dựng và trình Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam phê duyệt quy
hoạch và kế hoạch phát triển Trường dài hạn (10 năm), trung hạn (5 năm) và
hàng năm;
- Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài chính theo
quy định của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam và pháp luật;
- Đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất theo quy mô đào tạo và phát triển bằng
nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước cấp, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cấp,

các nguồn vốn vay, vốn huy động và từ hoạt động kinh tế của Trường;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do cơ quan có thẩm quyền giao theo quy
định của pháp luật.

Lê Doãn Quyết – Cao học Tổ chức & Quản lý vận tải K22.2

Page 6


Tiểu luật môn học: Điều hành sản xuất vận tải
Chương 2: PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ CHUNG MỘT SỐ MẶT
HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ TRƯỜNG
1. Về mặt cơ sở vật chất
Với tổng quỹ đất được quyền sử dụng 140.307 m2 phân bố khắp ba miền,
nhà trường đã đầu tư xây dựng các phòng học lý thuyết, phòng học thực hành
chuyên môn, đầu tư mua sắm, xây dựng các trang thiết bị mô phỏng quá trình
tác nghiệp ngoài thực tế.
Cụ thể, các phòng học lý thuyết được xây dựng với diện tích khác nhau,
phù hợp để bố trí các lớp đông hay ít học viên phù hợp với từng lớp, từng thời
điểm, từng môn học. Phòng học được trang bị bàn ghế theo tiêu chuẩn, bảng từ,
đèn tuýp cung cấp đủ ánh sáng, quạt trần, quạt tường phục vụ làm mát trong
mùa hè, phông chiếu phục vụ sử dụng máy chiếu… Trong thời gian tới, khu vực
Long Biên sẽ lắp camera theo dõi tại một số phòng học nhằm giám sát quá trình
giảng dạy, học tập cũng như thi/kiểm tra. Với số phòng học như trên, hiện tại cơ
bản đã đáp ứng được nhu cầu giảng dạy, học tập trong trường. Tuy nhiên ở một
số thời gian cao điểm tổ chức học lại nhiều môn thì phòng học hơi thiếu, nhưng
cũng có thể sắp xếp được một cách tương đối.
Các phòng học thực hành chuyên môn cũng đã được xây dựng và trang bị
các máy móc mô phỏng giống như ngoài thực tế sản xuất. Phòng học thực hành
bán vé được xây dựng thiết kế các cửa vé mô phỏng giống như khu vực bán vé

tại ga Hà Nội với phần mềm bán vé điện toán. Phòng học thực hành nghề điều
hành chạy tàu với sa bàn chạy tàu mô phỏng hành trình chạy tàu của các đoàn
tàu trên tuyến sử dụng phương pháp đóng đường nửa tự động, tự động. Có mô
hình đài khống chế liên khóa với sa bàn chạy tàu. Có máy thẻ đường dùng cho
thực hành đóng đường bằng máy thẻ đường. Các loại sổ sách ghi chép, ấn chỉ
phục vụ thực hành các nghề được trang bị đầy đủ, một số loại sử dụng chính sổ
sách đang sử dụng ngoài thực tế sản xuất, một số loại được thiết kế giống như
thực tế phục vụ học viên thực hành giống như tác nghiệp ghi chép ngoài thực tế
sản xuất.
Phòng học thực hành nghề lái tàu có trang bị mô phỏng lái tàu, với các hình
ảnh giống như đang trên một chuyến tàu, nhằm giúp học viên hình dung và thực
hành các thao tác xử lý như đang ngồi trên đầu máy.
Phòng học thông tin tín hiệu được trang bị các máy móc hiện đại, đài
khống chế hoạt động giống như ngoài ga nhằm giúp học viên nắm bắt được thực
tế hoạt động của các loại máy móc thiết bị sau khi ra trường công tác.

Lê Doãn Quyết – Cao học Tổ chức & Quản lý vận tải K22.2

Page 7


Tiểu luật môn học: Điều hành sản xuất vận tải
Ngoài ra còn có đầu máy, toa xe phục vụ thực hành mô đun như phục vụ
hành khách trên tàu, khám máy, khám xe, sửa chữa đầu máy, toa xe, thực hành
mô đun ghép nối đầu máy – toa xe, ghi và đường phục vụ thực hành mô đun gác
ghi. Các loại thiết bị, tín hiệu cầm tay như cờ, đèn, chèn, búa, các biển tín hiệu
di động … cũng được trang bị đầy đủ phục vụ quá trình học tập, thực hành của
học viên.
Tuy nhiên hiện nay một số máy móc, trang bị đã xuống cấp, một số đã lạc
hậu so với công nghệ sản xuất hiện nay ngoài thực tế, cần có sự đầu tư, trang bị,

nâng cấp nhằm đáp ứng tốt nhất quá trình dạy và học.
Bên cạnh đó, nhà trường cũng đã đầu tư xây dựng các sân thể thao phục vụ
nhu cầu rèn luyện thể dục thể thao của học viên cũng như cán bộ công nhân viên
trong trường, tính cả ba khu vực có 4 sân bóng đá, 5 sân bóng chuyền, 3 sân
tennis, 7 bàn bóng bàn, 4 đường chạy nhảy và phòng tập thể dục. Phục vụ học
viên có 5 khu ký túc xá đầy đủ điện nước, vệ sinh tốt, khu nhà ăn tập thể rộng
rãi đáp ứng nhu cầu ở nội trú của những học viên ở xa.
Hàng năm, kế hoạch cho công tác duy tu, bảo dưỡng, mua sắm, trang bị cơ
sở vật chất phục vụ cho các hoạt động của nhà trường đều được xây dựng trước
khi kết thúc năm tài chính và được thông báo rộng rãi đến từng cán bộ công
nhân viên trong nhà trường. Trong đó các kế hoạch cơ sở vật chất liên quan đến
công tác đào tạo luôn được quan tâm hàng đầu như: mua sắm trang thiết bị mới,
xây dựng các phòng học, sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị dạy học đang sử dụng
hay có hỏng hóc… Các kế hoạch đó được triển khai thực hiện theo các giai đoạn
như trong kế hoạch đề ra, giao các phòng chức năng trực tiếp thực hiện, phòng
Quản lý thiết bị và xây dựng cơ bản đóng vai trò chính trong quá trình thực hiện.
Quá trình thực hiện các kế hoạch về cơ sở vật chất được tổ chức hợp lý.
Việc mua sắm, trang bị đồ dùng dạy học cho các khoa chuyên môn trước khi
thực hiện có sự tham khảo xin ý kiến của các khoa để thiết bị được phù hợp với
yêu cầu giảng dạy cũng như học tập của học viên. Quá trình thực hiện cũng
được kiểm tra, giám sát chặt chẽ của nhà trường cũng như các khoa có liên quan,
báo cáo hội đồng trường theo định kỳ để hội đồng trường nằm bắt, theo dõi
nhằm đảm bảo chất lượng công trình ở mức cao nhất.
Các trang thiết bị sau khi hoàn thiện được tổ chức nghiệm thu đúng quy
trình và thủ tục, thường xuyên có sự trao đổi thông tin qua lại giữa người sử
dụng và người phụ trách xây dựng để có những nghiên cứu cải tiến cho phù hợp,
hay sửa chữa các lỗi thông thường trong quá trình sử dụng. Trang thiết bị trong
quá trình sử dụng có sổ sách theo dõi thường xuyên, giao cho một cá nhân chịu
trách nhiệm quản lý nhằm đảm bảo chất lượng cũng như tuổi thọ của thiết bị.
Lê Doãn Quyết – Cao học Tổ chức & Quản lý vận tải K22.2


Page 8


Tiểu luật môn học: Điều hành sản xuất vận tải
2. Về công tác tổ chức cán bộ

Sơ đồ cơ cấu tổ chức trường
Với 6 phòng chức năng, 10 khoa – tổ môn như hiện nay, các hoạt động của
nhà trường đang diễn ra khá trôi chảy. Với chức năng tham mưu cho Hiệu
trưởng về công tác xếp sắp tổ chức, tuyển dụng lao động, đề bạt, thuyên chuyển,
quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CB GV NV; thực hiện các trình tự thủ
tục về công tác tổ chức cán bộ theo chỉ đạo của Hiệu trưởng, phòng Hành chính
– Tổ chức đã làm tốt công tác sắp xếp cán bộ - giáo viên theo các phòng ban
chức năng phù hợp với chuyên môn, năng lực công tác của từng người. Các giáo
viên thuộc các khoa chuyên môn được trang bị các đồ dùng cần thiết để làm việc
tại phòng làm việc của khoa – tổ cũng như trong quá trình lên lớp giảng dạy.
Một số giáo viên kiêm chức được bố trí làm việc ở các phòng ban được tính
giảm giờ giảng để có thời gian vừa lên lớp vừa làm công tác chuyên môn của
phòng. Việc tổ chức các phòng, khoa cũng đã căn cứ theo tình hình thực tế yêu
cầu công việc trong từng giai đoạn để sắp xếp cho phù hợp, đảm bảo hoạt động
đúng chức năng nhiệm vụ với hiệu quả tối ưu nhất.
Đứng đầu các bộ phận đều là những người có chuyên môn cao, có khả năng
quản lý, bao quát công việc, luôn tâm huyết với công việc, là những người
gương mẫu trong việc chấp hành tốt những quy định của nhà nước, nội quy quy
chế của nhà trường, có khả năng tập hợp, động viên nhân viên trong bộ phận
mình phụ trách thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ chuyên môn của bản thân
cũng như tham gia và các hoạt động chung của đơn vị. Đa số người đứng đầu bộ
Lê Doãn Quyết – Cao học Tổ chức & Quản lý vận tải K22.2


Page 9


Tiểu luật môn học: Điều hành sản xuất vận tải
phận đều nhận được sự tín nhiệm cao của các nhân viên trong bộ phận, tạo nên
sức mạnh tập thể của bộ phận.
Nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên
trong trường, nhà trường luôn có các chính sách khuyến khích cán bộ nhân viên
học tập nâng cao trình độ. Cán bộ, nhân viên các phòng ban được bố trí tập huấn
sử dụng các phần mềm mới, các thiết bị mới phục vụ cho quá trình công tác.
Giáo viên các khoa được tạo điều kiện học tập nâng cao trình độ chuyên môn
phục vụ giảng dạy. Hiện nay nhà trường có 140 người là giảng viên cơ hữu,
trong đó 33 người có trình độ trên đại học, 92 người có trình độ đại học, 15 kỹ
thuật viên và thợ bậc cao. Giảng viên thỉnh giảng 25 người là các chuyên gia
đầu ngành trong Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam. Nhà trường cũng liên hệ và
sắp xếp bố trí giáo viên các khoa tham gia các khóa đào tạo, huấn luyện sử dụng
các trang thiết bị mới hiện đại do Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tổ chức
nhằm trang bị các kiến thức mới cho giáo viên, phục vụ công tác đào tạo tốt hơn.
Ngoài ra nhân viên các phòng ban cũng thường xuyên được cử đi tập huấn các
nghiệp vụ như: phòng tài chính kế toán tập huấn về cài đặt sử dụng phần mềm
kế toán mới của Tổng công ty; đội ngũ bảo vệ tập huấn về nghiệp vụ đảm bảo an
ninh trật tự, xử lý các tình huống; nhân viên phòng Quản lý học sinh sinh viên
tập huấn về công tác quản lý, giám sát, giáo dục học sinh sinh viên trong trường
học…
Tuy nhiên, hiện nay việc bố trí nhân viên và phân công nhiệm vụ còn một
số điểm chưa hợp lý, gây ra sự chồng chéo trong quản lý, làm việc, dễ nảy sinh
tâm lý ỷ lại. Ví dụ như việc phân công làm vệ sinh phòng học, hiện nay đang
phân một số phòng cho nhân viên phòng Hành chính – Tổ chức, một số phòng
lại phân cho Trung tâm Quản lý nghiệp vụ Đường sắt, như vậy có thể tạo ra sự
chồng chéo, nhất là khi có sự thay đổi về lớp học, phòng học của các hệ khác

nhau, trong những thời điểm lớp đông mà số phòng học phân bổ cho các bộ
phận không đáp ứng được phải mượn của bộ phận khác… Do đó cần nghiên cứu
sắp xếp lại một số vị trí, giao công việc đảm bảo không có sự chồng chéo.
3. Về công tác đào tạo, liên kết đào tạo
Với lưu lượng đào tạo hàng năm khoảng 3000 học sinh sinh viên hệ chính
quy, công tác đào tạo của nhà trường luôn được đảm bảo thực hiện đúng tiến độ
giảng dạy đề ra đầu mỗi năm học. Hiện nhà trường đào tạo ba hệ chính quy là
Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề và Sơ cấp nghề. Hệ Cao đẳng nghề có thời gian
đào tạo là 36 tháng (3 năm), hệ Trung cấp nghề có thời gian đào tạo là 24 tháng
(2 năm) và hệ Sơ cấp nghề có thời gian đào tạo là 6 tháng hoặc 9 tháng. Chương
trình đào tạo cho các nghề theo từng hệ đào tạo đã được xây dựng đầy đủ,
Lê Doãn Quyết – Cao học Tổ chức & Quản lý vận tải K22.2

Page 10


Tiểu luật môn học: Điều hành sản xuất vận tải
thường xuyên được chỉnh lý cho phù hợp với thực tế công tác đào tạo. Thời
lượng đào tạo lý thuyết và thực hành được phân bổ tương đối sát với yêu cầu
đào tạo nghề là 30% lý thuyết và 70% thực hành. Trong đó học viên được đi
thực tập sản xuất với thời gian khá dài, đặc biệt nghề lái tàu có thời gian thực tập
mỗi đợt lên tới 6 tháng liên tục.
Trước khi bắt đầu thực hiện một môn học/mô đun, mỗi giáo viên đều chuẩn
bị lịch giảng dạy thể hiện nội dung lên lớp của từng số giáo án, thời gian thực
hiện mỗi giáo án, thời gian bắt đầu và kết thúc môn học/mô đun. Quá trình lên
lớp của giáo viên được thường xuyên kiểm tra, giám sát về giờ giấc và hoạt
động giảng dạy. Hồ sơ giáo án của giáo viên khi lên lớp bao gồm Sổ lên lớp,
giáo án, sổ tay giáo viên, giáo trình hoặc bài soạn giảng, tài liệu tham khảo thêm
(nếu có) được yêu cầu chuẩn bị đầy đủ và được khoa, tổ môn ký duyệt đầy đủ.
Phòng Kiểm định chất lượng cũng thường xuyên theo dõi, kiểm tra, tiến hành

kiểm tra tổng thể mỗi năm hai lần nhằm phát hiện những thiếu sót, chấn chỉnh,
yêu cầu bổ sung nhằm đảm bảo hồ sơ giáo viên được đủ và đúng quy định.
Các môn học lý thuyết được tổ chức học tập tại các phòng học lý thuyết,
cung cấp những kiến thức cơ bản cũng như chuyên sâu về nghề. Giáo trình được
thường xuyên chỉnh lý, biên soạn lại cho phù hợp với các văn bản, quy định mới
của ngành. Công tác tổ chức thi/kiểm tra kết thúc môn học được tổ chức bài bản,
theo đúng quy định của nhà trường về tổ chức thi/kiểm tra, đảm bảo nghiêm túc,
đúng thủ tục quy định.
Các mô đun thực hành được tổ chức học tập tại phòng thực hành chuyên
môn hoặc xưởng thực hành với các trang thiết bị thực tập đầy đủ cho học viên.
Các thao tác công việc được giảng dạy dựa trên công việc thực tế ngoài sản xuất
mà sau này người học sẽ thực hiện. Chương trình giảng dạy các mô đun cũng
được thay đổi cho đúng với thực tế những sửa đổi của ngành. Kết thúc mô đun,
học viên thi với phần lý thuyết hệ thống lại các kiến thức đã học và thực hành
tác nghiệp chính của mô đun đó theo quy định chấm điểm của mô đun.
Các học viên sau khi hoàn thành các môn học, mô đun trong chương trình
đào tạo theo hệ đào tạo và ngành học của mình sẽ được tham gia thi tốt nghiệp
với hai phần: lý thuyết và thực hành. Phần thi lý thuyết tổng hợp các kiến thức
chính của các môn học liên quan trực tiếp đến nghề đào tạo. Phần thi thực hành
yêu cầu học viên thực hiện tác nghiệp chính của nghề đào tạo dựa trên các thiết
bị mô phỏng theo chính các thao tác mà sau này người học sẽ đảm nhiệm. Việc
gắn quá trình học tập tại trường với thao tác từ thực tế sản xuất giúp học viên
nắm được những kiến thức cơ bản về nghề nghiệp của bản thân sau khi ra
trường.
Lê Doãn Quyết – Cao học Tổ chức & Quản lý vận tải K22.2

Page 11


Tiểu luật môn học: Điều hành sản xuất vận tải

Trong những năm qua, sản phẩm đầu ra của nhà trường là những lớp học
sinh tốt nghiệp đã được các đơn vị trong ngành đường sắt và xã hội công nhận
về chất lượng. Tuy nhiên còn một số học viên chưa đáp ứng được về mặt kỹ
năng và thái độ làm việc tại các đơn vị. Do đó cần nâng cao hơn nữa việc đào
tạo cả về kỹ năng làm việc cũng như thái độ, ý thức trong quá trình công tác.
Ngoài đào tạo học viên hệ chính quy, nhà trường cũng thường xuyên mở
các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, huấn luyện sử dụng các trang thiết bị, công nghệ
mới thông qua các hợp đồng đào tạo với các đơn vị sản xuất. Như lớp huấn
luyện an toàn lao động, nghiệp vụ giải quyết tai nạn giao thông đường sắt, đào
tạo sử dụng thiết bị điện khí tập trung 6502, đào tạo sử dụng thiết bị tín hiệu
đuôi tàu thay thế toa xe trưởng tàu hàng, bồi dưỡng nghiệp vụ đảm bảo an ninh
trật tự sân ga… Các lớp đều thực hiện đúng nội dung chương trình, đảm bảo
trang bị, hoàn thiện kiến thức, kỹ năng cho các học viên về dự học.
Nhà trường cũng đã và đang ký kết các hợp đồng đào tạo nhân lực cho các
đơn vị có sử dụng đường sắt như Công ty kho vận Đá Bạc, Công ty tuyển than
Cửa Ông, công ty nhiệt điện Phả Lại, công ty khai thác quặng Apatit Lào Cai,
công ty…. Núi Hồng… Đây là những đơn vị có xây dựng và sử dụng đường sắt
chuyên dùng, cần có đội ngũ công nhân bảo dưỡng, sửa chữa, vận hành, khai
thác các tuyến đường, nhà ga, phương tiện vận tải phục vụ quá trình làm việc
của đơn vị. Để tạo điều kiện cho các đơn vị có thể cử công nhân vừa làm việc
vừa học tập, nhà trường đã cử giáo viên đến trực tiếp tại công ty để giảng dạy,
các môn học đảm bảo theo nội dung chương trình đào tạo cho các chức danh đã
được duyệt. Các đơn vị đã trở thành những bạn hàng thân thiết của nhà trường
trong thời gian qua.
Liên kết đào tạo cũng là một mảng mà nhà trường luôn quan tâm. Hiện tại
trường tổ chức liên kết tuyển sinh đào tạo hệ vừa làm vừa học với các trường
Đại học Giao thông vận tải, Đại học Vinh, Đại học Kinh tế quốc dân với các
ngành: Vận tải kinh tế đường sắt, Cầu – đường sắt, Đầu máy toa xe, Luật học,
Kế toán, Quản trị kinh doanh tổng hợp. Học viên các lớp liên kết được đảm bảo
về điều kiện phòng học, ánh sang, điều hòa, nước uống, cung cấp giáo trình, tài

liệu… Chương trình học của các lớp đảm bảo thực hiện đúng theo quy định của
các trường liên kết.
4. Về công tác tuyển sinh
Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, trường Cao đẳng nghề Đường sắt
đã đào tạo ra hơn 14000 công nhân kỹ thuật lành nghề, cung cấp nguồn nhân lực
có chất lượng cho Đường sắt Việt Nam nói riêng và ngành đường sắt cả nước
Lê Doãn Quyết – Cao học Tổ chức & Quản lý vận tải K22.2

Page 12


Tiểu luật môn học: Điều hành sản xuất vận tải
nói chung. Trước đây khi ngành đường sắt vận hành theo công nghệ sản xuất cũ,
cơ chế quản lý cũ, thì nhu cầu về nguồn nhân lực luôn rất lớn. Vì vậy nguồn
tuyển sinh đầu vào của nhà trường luôn luôn ổn định ở mức cao. Tuy nhiên
trong những năm gần đây, khi ngành đường sắt cải tiến công nghệ sản xuất, lắp
đặt vận hành các trang thiết bị hiện đại, giảm bớt sức lao động, đồng thời quản
lý theo cơ chế mới, thì nhu cầu nhân lực đang giảm xuống. Những yếu tố đó
đang làm cho lượng thí sinh dự tuyển vào nhà trường ngày càng giảm.
Bên canh các nghề đào tạo cho ngành đường sắt, thì trường còn có đào tạo
một số ngành cho xã hội như kế toán doanh nghiệp, hàn, cắt gọt kim loại, điện
tử điện lanh… Tuy nhiên số lượng học viên học các nghề này là rất ít, thậm chí
có nghề không mở được lớp. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do hiện
nay có rất nhiều trường cũng có đào tạo các nghề này, thậm chí nhiều trường rất
có tên tuổi trong hệ thống giáo dục chuyên nghiệp cũng có chiêu sinh các lớp
ngắn hạn, dài hạn khác nhau. Do đó trường bị cạnh tranh gay gắt về các nghề
này trong công tác tuyển sinh mà chưa có được những giải pháp tốt để thu hút
được người học. tình trạng này rất cần được cải thiện nhằm đảm bảo hiệu quả sử
dụng nguồn nhân lực cũng như các trang thiết bị đã được mua sắm.
5. Về các mặt hoạt động khác

a. Công tác đảm bảo an ninh trật tự
Công tác đảm bảo an ninh trật tự trong nhà trường luôn được bao lãnh đạo
nhà trường quan tâm chỉ đạo thường xuyên. Bộ phận bảo vệ được thành lập trực
thuộc Trung tâm Dịch vụ tổng hợp có trách nhiệm đảm bảo trật tự trị an trong
khu vực trường, phối hợp giữ gìn an ninh trật tự khu vực ký túc xá học sinh sinh
viên. Mỗi ban làm việc phân công 2 người, làm việc theo chế độ lam 12 giờ nghỉ
24 giờ luân phiên ngày đêm. Bộ phận bảo vệ có trách nhiệm quản lý người ra
vào trường, ngăn chặn các đối tượng xấu vào trường thực hiện các hành vi phạm
tội như trộm cắp, đánh người. Bọ phận này cũng có nhiệm vụ bảo vệ tài sản của
nhà trường, tài sản của các cá nhân gửi trong khu vực trường.
Nhà trường luôn giữ mối liên hệ tốt với công an phường, chủ động phối
hợp với lực lượng này khi có sự việc xảy ra, mời công an phường tiến hành điều
tra, xử lý cac vụ việc lớn xảy ra trong trường. Trong tháng 11 năm 2015, nhà
trường đã phối hợp với lực lượng công an Phòng cháy chữa cháy tổ chức tập
huấn, diễn tập công tác phòng cháy chữa cháy cho các cán bộ, giáo viên, công
nhân viên trong toàn trường, nhằm nâng cao ý thức giữ gìn tài sản, ý thức phòng
ngừa hỏa hoạn, nẵm được các thao tác xử lý khi có hỏa hoạn xảy ra.

Lê Doãn Quyết – Cao học Tổ chức & Quản lý vận tải K22.2

Page 13


Tiểu luật môn học: Điều hành sản xuất vận tải
b. Công tác quản lý học sinh sinh viên, chế độ chính sách với học sinh
sinh viên
Mỗi lớp học sinh sinh viên đều có một giáo viên chủ nhiệm. Giáo viên chủ
nhiệm là người có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc quá trình học tập, rèn luyện của
học viên lớp mình phụ trách. Đồng thời giáo viên chủ nhiệm cũng là người
tuyên truyền, phổ biến các nội quy, quy chế của nhà trường đến các học viên,

đảm bảo mỗi học viên nắm được các quy định của nhà trường trong học tập, rèn
luyện. Giáo viên chủ nhiệm cũng là người trực tiếp đề nghị khen thưởng đối với
những học viên có thành tích tốt, đề nghị kỷ luật đối với những học vien vi
phạm nội quy lên hội đồng nhà trường xem xét ra quyết định. Giáo viên chủ
nhiệm chính là người truyền cảm hứng học tập cho học viên, rèn luyện ý thức
học tập cũng như bồi đắp nhân cách cho học viên.
Phòng Quản lý học sinh sinh viên có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch giáo dục
và quản lý học sinh sinh viên, quản lý các ký túc xá được giao, tổ chức cho học
viên lao động xây dựng trường và lao động vệ sinh môi trường; phối hợp với
chủ nhiệm lớp và phòng đào tạo trong việc xét đạo đức của học viên trong học
kỳ, năm học, khóa học; phối hợp với công an, chính quyền địa phương trong
công tác quản lý học viên, hướng dẫn học viên nghiêm chỉnh chấp hành pháp
luật của nhà nước, nội quy quy chế của nhà trường, quy định của chính quyền
địa phương. Phòng Quản lý học sinh sinh viên cùng với giáo viên chủ nhiệm
trực tiếp theo dõi quá trình rèn luyện của học viên để có những khen thưởng hay
kỷ luật kịp thời, đảm bảo những tấm gương tốt sẽ được tuyên dương, ghi nhận,
để cho các học viên khác noi theo, cũng như ngăn chặn những hành vi vi phạm,
hạn chế thấp nhất những vi phạm có hệ thống có thể xảy ra.
Bên cạnh việc đảm bảo môi trường học tập, sinh hoạt nội trú cho các học
viên, trường còn luôn quan tâm đến chế độ chính sách cho các học viên gia đình
chính sách, khó khăn. Nhà trường thực hiện đúng các quy định của nhà nước về
chế độ miễn, giảm học phí, cấp trợ cấp xã hội cho các học viên thuộc các diện
này. Mặt khác, hàng năm nhà trường đều có các phần học bổng khuyến khích
học tập cho những học viên có thành tích học tập và rèn luyện tốt. Đây là nguồn
động viên giúp các học viên phấn đấu vươn lên trong học tập và rèn luyện.
c. Công tác chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho CB-GV-CNV
CB-GV-CNV là những người trực tiếp tham gia lao động sản xuất, tạo ra
các giá trị cho nhà trường. Do đó nhà trường luôn quan tâm đến đời sống vật
chất tinh thần của CBCNV trong toàn trường. Các ngày lễ, tết nhà trường có các
khoản hỗ trợ thu nhập, thưởng thêm cho mọi người, tạo điều kiện về nơi ở cho

Lê Doãn Quyết – Cao học Tổ chức & Quản lý vận tải K22.2

Page 14


Tiểu luật môn học: Điều hành sản xuất vận tải
những nhân viên chưa có gia đình hoặc gia đình ở xa. Thăm hỏi, hỗ trợ, động
viên, khích lệ kịp thời những CBCNV có khó khăn, những trường hợp hiếu, hỉ,
ốm đau, sinh nở… đều được công đoàn, chuyên môn các cấp thăm hỏi, động
viên, hỗ trợ kịp thời.
Bên cạnh các hoạt động lao động sản xuất hàng ngày, các dịp lễ trong năm
như 20-11, 26-3… thì công đoàn, đoàn thanh niên còn tổ chức các hoạt động
văn hóa văn nghệ, thể thao chào mừng, tạo không khí thi đua sôi nổi trong toàn
trường, làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần cho người lao động.
d. Công tác xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể
Đảng bộ nhà trường thường xuyên quan tâm, chỉ đạo các chi bộ đảng trực
thuộc làm tốt công tác xây dựng Đảng, quán triệt tinh thần nghị quyết đại hội
đảng bộ cấp trên cũng như đảng bộ trường. Tổ chức học tập nghị quyết hội nghị
trung ương của Đảng cho toàn thể CB-GV-CNV trong toàn trường. Chỉ đạo các
chi bộ thực hiện đúng quy định về hoạt động của chi bộ đảng. Chỉ đạo hoạt động
của các đơn vị, bộ phận trong toàn trường thực hiện đúng chủ trương đường lối,
chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước, xây dựng đảng bộ trong sạch vững
mạnh.
Việc tổ chức cơ cấu ban giám hiệu, ban lãnh đạo trường đến từng đơn vị bộ
phận được sắp xếp, quy định chặt chẽ ở từng khâu, phù hợp với đặc thù từng
đơn vị trong trường, đảm bảo hoạt động của các bộ phận diễn ra đúng trình tự,
quy định.
Các tổ chức đoàn thể trong trường được xây dựng và hoạt động theo đúng
quy định như Đoàn thanh niên, Công đoàn, Ban nữ công… Các tổ chức này
được tạo điều kiện hoạt động, góp phần chăm lo đời sống tinh thần cho người

lao động.
e. Việc phát triển kinh tế, dịch vụ
Nhà trường cũng là một dạng doanh nghiệp, cần có các nguồn thu để hoạt
động và phát triển. Ngoài nguồn thu từ hoạt động đào tạo, nhà trường còn một
số nguồn thu khác từ dịch vụ như thu từ nhà ăn tập thể, từ cho thuê các kiot bán
hàng, cho thuê văn phòng làm việc, giao dịch, đấu thầu kinh doanh sân bóng đá,
sân tennis… Các hoạt động dịch vụ hiện nay đang diễn ra khá êm thuận, tạo
được nguồn thu ổn định cho nhà trường. Tuy nhiên có một số bất cập trong việc
quản lý các hoạt động này gây ra những tranh chấp trong quá trình hoạt động
cần phải được xử lý dứt điểm, đồng thời xây dựng các quy định chặt chẽ ràng
buộc các bên liên quan nhằm đảm bảo hoạt động diễn ra thuận lợi.
Lê Doãn Quyết – Cao học Tổ chức & Quản lý vận tải K22.2

Page 15


Tiểu luật môn học: Điều hành sản xuất vận tải

Lê Doãn Quyết – Cao học Tổ chức & Quản lý vận tải K22.2

Page 16


Tiểu luật môn học: Điều hành sản xuất vận tải
Chương 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC
CẠNH TRANH TUYỂN SINH
“Thừa thầy, thiếu thợ” luôn là bài toán nan giải trong xã hội hiện nay, hệ
thống các trường cao đẳng, trung cấp nghề thường xuyên rơi vào tình trạng
“chật vật” trong công tác tuyển sinh. Theo kết quả điều tra do bộ Lao động –
Thương binh và xã hội cùng Tổng cục Thống kê phối hợp thực hiện cho thấy, tỷ

lệ thất nghiệp đối với lao động tốt nghiệp đại học, cao đẳng chiếm từ 3,8 – 4,4%,
trong khi đó lao động được đào tạo tại các trường dạy nghề tỷ lệ thất nghiệp
chưa tới 1%. Trong khi các trường đại học, cao đẳng mở ra ngày càng nhiều,
điểm trúng tuyển thấp, chỉ tiêu tuyển ngày càng tăng, tâm lý xã hội còn coi trọng
chuyện bằng cấp nên việc chọn học nghề là lựa chọn thứ yếu. Bên cạnh đó, cơ
chế tuyển sinh đại học của Bộ Giáo dục đào tạo có sự thay đổi, thí sinh không
trúng tuyển trường này được rút hồ sơ nộp vào trường khác, do đó ảnh hưởng
trực tiếp đến tuyển sinh học nghề của các trường nghề. Trường Cao đẳng nghề
Đường sắt cũng không nằm ngoài những khó khăn chung đó của các trường
nghề. Đặc biệt, trường lại chuyên sâu về ngành đường sắt là ngành hẹp trong
nền kinh tế quốc dân, do đó những khó khăn gặp phải khi tuyển sinh là càng
nhiều hơn. Để góp phần nâng cao chất lượng công tác tuyển sinh trong những
năm học tới, đề xuất một số giải pháp sau đây:
1. Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá:
Tuyên truyền, quảng bá là một trong những biện pháp nhằm đưa thông tin
trực tiếp hay gián tiếp đến với đối tượng học nghề và những người có liên quan.
Thực tế hiện nay có rất nhiều người không hề biết đến trường. Hầu như
những người có biết trường đều là những người làm trong ngành đường sắt hoặc
có người thân, người quen làm trong ngành đường sắt giới thiệu mới biết đến.
Việc thông tin về nhà trường, đặc biệt là thông tin tuyển sinh không đến được
rộng rãi với người học làm giảm số lượng thí sinh đăng ký đáng kể.
Việc tuyên truyền quảng bá phải được thực hiện bằng nhiều hình thức
phong phú, đa dạng và thường xuyên. Cần chú trọng công tác tư vấn tuyển sinh
trực tiếp như: Cử cán bộ, giáo viên về các địa phương vừa tuyên truyền, vừa
động viên thanh niên đi học nghề, phối hợp với các trường trung học phổ thông,
trung học cơ sở ở các huyện, thị xã, đặc biệt những địa phương có đường sắt đi
qua tổ chức gặp gỡ phụ huynh và học sinh nhằm giới thiệu, hướng nghiệp; tăng
cường quảng bá thông tin, hình ảnh nhà trường, cung cấp thông tin tuyển sinh
qua website của trường, qua các phương tiện thông tin đại chúng như đài truyền
hình, đài phát thanh và mạng xã hội; mở thêm văn phòng tuyển sinh tại trung

Lê Doãn Quyết – Cao học Tổ chức & Quản lý vận tải K22.2

Page 17


Tiểu luật môn học: Điều hành sản xuất vận tải
tâm thành phố để thuận tiện hơn cho việc tuyển sinh; phát phiếu điều tra nắm bắt
nguyện vọng, nhu cầu học nghề, từ đó xây dựng kế hoạch ngành nghề đào tạo,
quy mô đào tạo của trường sát với thực tế; tổ chức đón giáo viên, học sinh các
trường trung học phổ thông, trung học cơ sở về tham quan trường, tư vấn phân
luồng tại trường.
2. Nâng cao nhận thức và vai trò trách nhiệm của cán bộ tuyển sinh
Cán bộ tuyển sinh đóng vai trò hết sức quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến
hiệu quả và chất lượng công tác tuyển sinh của nhà trường. Cần xây dựng một
lực lượng tư vấn tuyển sinh chuyên nghiệp, trách nhiệm, sẵn sàng cung cấp
thông tin và hỗ trợ định hướng chọn nghề cho người muốn vào học. Vì vậy cần
nâng cao ý thức và vai trò trách nhiệm của mỗi một cán bộ tuyển sinh bằng các
biện pháp cụ thể như:
- Thứ nhất, cán bộ tuyển sinh trước hết cần phải nhận thức rằng công việc
họ đang thực hiện có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của nhà
trường. Bởi vì không có học sinh sinh viên đồng nghĩa với việc trường sẽ không
hoạt động được và hệ quả là chính họ cũng không còn là cán bộ, giáo viên của
trường nữa. Chỉ khi có nhận thức đúng đắn và đầy đủ thì mới làm việc một cách
tự giác, có trách nhiệm và mang lại hiệu quả được.
- Thứ hai, cán bộ tuyển sinh phải là người am hiểu tường tận về công tác
đào tạo nghề và những nội dung có liên quan đến lĩnh vực đào tạo nghề. Có như
vậy khi đến tư vấn tuyển sinh cho đối tượng mới trình bày thông suốt, đầy đủ
các thông tin đến đối tượng. Hơn nữa, việc am hiểu các chế độ chính sách của
nhà trường, của các cơ quan Trung ương đến địa phương sẽ giúp cho cán bộ
tuyển sinh giải thích và giải quyết được tất cả những thắc mắc, những kiến nghị

của người học nghề và những người liên quan khác khi tuyển sinh.
- Thứ ba, nhà trường cần bố tró thời gian thật phù hợp cho cán bộ tuyển
sinh. Ngoài thời gian họ làm việc cố định tại trường thì những thời gian còn lại
giao cho cán bộ tuyển sinh tự sắp xếp bố trí cả về thời gian và địa điểm tuyển
sinh của mình.
- Thứ tư, nhà trường cần có những biên pháp động viên khích lệ, đồng thời
giao khoán chỉ tiêu cho mỗi cán bộ tuyển sinh. Cụ thể tùy theo từng địa bàn
tuyển sinh được phân công, theo nhiệm vụ của từng cán bộ tuyển sinh mà có chế
độ giao khoán chỉ tiêu cụ thể. Điều này sẽ giúp cho mỗi một cán bộ tuyển sinh ý
thức được trách nhiệm, mục tiêu và chỉ tiêu cụ thể của mình để có những biện
pháp tuyển sinh hiệu quả hơn. Bên cạnh đó nhà trường cũng cần có những biện
pháp động viên khích lệ kịp thời. Chẳng hạn như giao khoán mức thưởng trên
Lê Doãn Quyết – Cao học Tổ chức & Quản lý vận tải K22.2

Page 18


Tiểu luật môn học: Điều hành sản xuất vận tải
mỗi hồ sơ khi học viên đã thực tế vào học; hay là khen thưởng kịp thời trong các
ngày lễ, dịp tổng kết… nhằm tạo nên một không khí thi đua, phấn đấu trong mỗi
cán bộ tuyển sinh.
3. Tăng cường công tác quản lý việc dạy và học
Dạy và học dường như không liên quan gì đến công tác tuyển sinh của nhà
trường. Bởi vì công tác dạy và học diễn ra khi công tác tuyển sinh đã kết thúc.
Tuy nhiên công tác dạy và học có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả tuyển sinh của
nhà trường. Bởi lẽ những sinh viên đang theo học tại trường chính là những “cán
bộ tuyên truyền viên” hết sức quan trọng. Những gì đang diễn ra ở trường đều
được họ phản ánh lại với gia đình, bạn bè, người thân… đó là những người mà
chúng ta rất cần đưa thông tin đến cho học sinh trong mỗi kỳ tuyển sinh.
Vì vậy cần phải quản lý công tác dạy và học ở nhà trường thật tốt, tạo ra

nhiều ấn tượng đẹp với học viên, khi đó những ấn tượng đó sẽ được truyền phát
ra xã hội càng nhiều.
Để đạt được những điều này, cần phải làm tốt những nhiệm vụ sau:
- Nâng cao ý thức trách nhiệm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tay nghề
cho đội ngũ giáo viên, đặc biệt là các giáo viên chủ nhiệm.
- Đổi mới phương pháp dạy học nhằm tạo hứng thú học tập cho học viên.
- Xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với trình độ của học viên, đồng
thời áp ứng được nhu cầu của thị trường lao động khi học viên tốt nghiệp.
- Tăng cường công tác quản lý học sinh sinh viên, phối hợp chặt chẽ giữa
nhà trường và phụ huynh học sinh.
- Từng bước tạo ra những sân chơi bổ ích cho học sinh sinh viên trong nhà
trường để học sinh sinh viên có được những hoạt động bổ ích và thoải mái sau
mỗi buổi học.
4. Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng và trang thiết bị máy móc phục vụ dạy
nghề
Cơ sở vật chất mà đặc biệt là máy móc, thiết bị dạy nghề đóng vai trò hết
sức quan trọng quyết định đến chất lượng đào tạo nghề của trưởng. Bởi vậy cần
phải đầu tư những máy móc thiết bị phù hợp với chương trình đào tạo, phù hợp
với máy móc thiết bị của ngành đang hoạt động. Có như vậy học viên sau khi tốt
nghiệp ra trừng mới nhanh chóng tìm được việc làm do đáp ứng được yêu cầu
tay nghề của ngành, đồng thời cũng sẽ làm cho thương hiệu của trường ngày
Lê Doãn Quyết – Cao học Tổ chức & Quản lý vận tải K22.2

Page 19


Tiểu luật môn học: Điều hành sản xuất vận tải
một củng cố, tạo uy tín trong xã hội, từ đó tác động mạnh mẽ đến công tác tuyển
sinh của trường.
5. Từng bước xây dựng chiến lược trong công tác đào tạo, đa dạng hóa các

ngành nghề đào tạo.
Hiện tại nhà trường có các nghề đào tạo chuyên ngành dành cho đường sắt,
nhưng do cơ chế quản lý thay đổi nên đầu vào của những ngành này có xu
hướng thu hẹp lại. Do đó trường cần có chiến lược đa dạng hóa các ngành nghề
dào tạo như hàn, cắt gọt kim loại, điện công nghiệp… Đồng thời chú trọng nhiều
hơn vào công tác tuyển sinh đào tạo ngắn hạn nhằm phục vụ yêu cầu của người
học và doanh nghiệp. Thực tế hiện nay nhiều thanh niên có mong muốn học
nghề ngắn hạn để nhanh đi làm hơn là việc học để có một tấm bằng, đồng thời
nhiều doanh nghiệp cũng chỉ muốn tuyển dụng những ứng viên có chứng chỉ
nghề nghiệp đơn thuần nhưng có tay nghề, đáp ứng được ngay yêu cầu công
việc của đơn vị.
6. Thiết lập mối quan hệ giữa nhà trường với các tổ chức, các doanh nghiệp
trong và ngoài ngành.
Công tác tuyển sinh tuy là nhiệm vụ của nhà trường, song phải biết tranh
thủ các nguồn lực từ bên ngoài. Một mặt họ vừa là những người hàng ngày trực
tiếp với các đối tượng học sinh và các bậc phụ huynh; mặt khác tiếng nói của họ
sẽ có tác động khá mạnh mẽ đến sự quyết định lựa chọn con đường học tập của
các học sinh hay các bậc phụ huynh sau khi con em họ tốt nghiệp trung học phổ
thông hay trung học cơ sở.
Vì vậy nhà trường cần phải kết hợp thật tốt với các địa phương, cán bộ
thôn, xã. Cần thiết trường cũng phải hợp đồng với một số người làm cộng tác
viên cho trường trong nhiệm vụ tư vấn tuyển sinh.
Một thành phần rất quan trọng có ảnh hưởng đến công tác tư vấn tuyển sinh
của trường đó là các đơn vị đang hoạt động trong lĩnh vực đường sắt nói riêng
cũng như các doanh nghiệp khác nói chung. Vì vậy nhà trường cũng cần phải có
sự phối hợp chặt chẽ với các đơn vị để họ cùng tham gia tuyển sinh; tham gia
xây dựng chương trình, giáo trình; tham gia đánh giá kết quả học tập của học
viên khi tốt nghiệp và điều quan trọng là họ sẵn sàng tiếp nhận những học viên
của nhà trường sau khi tốt nghiệp vào làm việc tại đơn vị. Làm được điều này thì
uy tín và thương hiệu của nhà trường ngày càng được nâng lên và từ đó có tác

động mạnh mẽ đến tất cả các đối tượng học nghề và các đối tượng khác có liên
quan; góp phần tích cực trong công tác tư vấn tuyển sinh của nhà trường trong
những thời gian tới.
Lê Doãn Quyết – Cao học Tổ chức & Quản lý vận tải K22.2

Page 20


Tiểu luật môn học: Điều hành sản xuất vận tải
Tóm lại, công tác tư vấn tuyển sinh là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng,
là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của tất cả các cơ sở dạy nghề.
Những nội dung trên chỉ mới là một trong những giải pháp cơ bản. Để công tác
tuyển sinh thật sự có hiệu quả và chất lượng, nhà trường cần phải kết hợp và sử
dụng bằng rất nhiều biện pháp khi đó hiệu quả của công tác tuyển sinh ngày
càng tốt hơn.

Lê Doãn Quyết – Cao học Tổ chức & Quản lý vận tải K22.2

Page 21



×