Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

báo cáo thực tập tại công ty TNHH một thành viên thực phẩm và đầu tư fococev

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 53 trang )

GVHD: Nguyễn Đắc Lực

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành báo cáo mày em cin chân thành cảm ơn các thầy công khoa cơ khíTrường đại học Bách Khoa đã tạo điều kiện và trang bị cho em kiến thức trong suốt quá
trình học tập
Xin kính lời cảm ơn thày

CHÂU MẠNH LỰC đã hướng dẫn, giúp đỡ em trong

thời gian thực tập và hoàn thành bài báo cáo này.
Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Công Ty TNHH Một Thành Viên Thực
Phẩm Và Đầu Tư Fococev đã chấp thuận cho em thực tập tại công ty, tạo điều kiện cho
em được tham gia vào sản xuất và áp dụng các kiến thức được học vào thực tế.

4

5

3

2
1

Sinh viên: Nguyễn Viết Quốc

Lớp:11CDT1

Trang 1



GVHD: Nguyễn Đắc Lực

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
LỜI NÓI ĐẦU

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của đất nước, trong quá trình
công nghiệp hóa hiện đại hóa. Đặc biệt sau khia nước ta thực hiện chính sách mở cửa nền
kinh tế thị trường, ngành cơ điện tử được hình thành và đang dâng chiếm một vị thế quan
trọng trong nên công nghiệp nước nhà. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của tiêu dung
trong nước và xuất khẩu, tăng thu nhập cho người lao động trong nước, cũng như khẳng
định vị thế của Việt Nam trên thị trường Quốc tế. Công Ty TNHH Một Thành Viên Thực
Phẩm Và Đầu Tư Fococev đã thành lập và lấy những yêu cầu trên làm mục tiêu phát triển
công ty.

Sinh viên: Nguyễn Viết Quốc

Lớp:11CDT1

Trang 2


GVHD: Nguyễn Đắc Lực

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Phần 1. Khái quát về Công ty TNHH MTV Thực
Phẩm và Đầu Tư FOCOCEV
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
CÔNG TY TNHH MTV THỰC PHẨM & ĐẦU TƯ FOCOCEV, tên viết tắt

FOCOCEV, là Doanh nghiệp Nhà nước, thuộc Bộ Công thương, giữ quyền chi phối các
đơn vị cơ sở trực thuộc và Công ty con, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước và
Điều lệ Công ty.
Tiền thân là Công ty Thực phẩm Miền Trung, được thành lập lại Doanh nghiệp Nhà
nước theo Thông báo số 204/TB, ngày 24/7/1993 của Văn phòng Chính phủ và Quyết
định số 833/TM-TCCB ngày 24/7/1993 của Bộ Trưởng Bộ Thương mại nay là Bộ Công
Thương, trên cơ sở Công ty Thực phẩm Đà Nẵng thành lập ngày 17/9/1975, tại Quyết
định số 73/NT-QĐ1 của Bộ Nội thương, thuộc Tổng Công ty Thực phẩm, trụ sở đóng tại
Thành phố Đà Nẵng.
Để phù hợp với chức năng, quy mô, lĩnh vực hoạt động và định hướng phát triển của
Công ty; ngày 13/3/2002 Bộ Thương mại có Quyết định số 0260/QĐ-BTM đổi tên Công
ty Thực phẩm Miền Trung thành Công ty Thực phẩm & Đầu tư Công nghệ, bổ sung thêm
chức năng kinh doanh, ngành nghề, lĩnh vực hoạt động và Quyết định số 1651/QĐ-BTM
ngày 10/11/2004 chuyển trụ sở Văn phòng làm việc Công ty từ nhà số: 64 Trần Quốc
Toản - Thành phố Đà Nẵng đến nhà số: 102 Lê Thị Riêng - Phường Bến Thành - Quận1 Thành phố Hồ Chí Minh.
Thực hiện chủ trương của Chính phủ về việc chuyển các doanh nghiệp nhà nước sang
Công ty TNHH Một Thành Viên Thực Phẩm và Đầu Tư FOCOCEV do nhà nước làm chủ
sở hữu, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã có quyết định số 3442/QĐ-BCT ngày 29/6/2010
chuyển Công ty Thực Phẩm và Đầu Tư Công Nghệ thành Công ty TNHH Một Thành
Viên Thực Phẩm và Đầu Tư FOCOCEV và ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của
Công ty kèm theo quyết định số 6066/QĐ-BCT ngày 17/11/2010. Kể từ ngày 1/1/2011,

Sinh viên: Nguyễn Viết Quốc

Lớp:11CDT1

Trang 3


GVHD: Nguyễn Đắc Lực


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Công ty sẽ chính hoạt động theo tên mới với địa chỉ chính thức là 21 Bùi Thị Xuân P.Bến Thành - Q.1 - Thành phố Hồ Chí Minh
Vốn điều lệ : 85.000.000.000 đồng ( tính đến ngày 31/12/2010 )
Qua hơn 30 năm hình thành và phát triển, Công ty luôn chú trọng xây dựng đoàn kết
nội bộ, uy tín đối với khách hàng, tuyển chọn, đào tạo và bồi dưỡng phát triển đội ngũ
cán bộ Công nhân viên, mở rộng lĩnh vực và phạm vi hoạt động. Với đội ngũ cán bộ
chuyên viên có năng lực quản lý và trình độ kỹ thuật cao, Công ty đã không ngừng phát
triển mọi mặt và tạo được uy tín với khách hàng trong và ngoài nước. Công ty tự hào là
một trong mười Doanh nghiệp hàng đầu của Bộ Công Thương đạt doanh thu trên 1.200 tỉ
đồng trong các năm qua.
Thông qua hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đầu tư vốn, công nghệ, thương hiệu
… vào các Công ty con và liên doanh hợp tác với các tổ chức kinh tế, các cá nhân trong
và ngoài nước để khai thác có hiệu quả các nguồn lực được giao, nhằm thu lợi nhuận cho
chủ sở hữu; tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động; đóng góp cho ngân
sách nhà nước và phát triển Công ty ngày càng lớn mạnh.
- Chiến lược kinh doanh của Công ty : Sản xuất kinh doanh đi đôi với dịch vụ.
- Cam kết của cán bộ công nhân: :
+ Đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
+ Không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ, nghiệp vụ chuyên môn.
1.2 Lĩnh vực hoạt động:
- Sản xuất, chế biến, kinh doanh các loại Tinh bột sắn, lương thực, thực phẩm, thức ăn gia
súc, gia cầm, thức ăn nuôi tôm, nuôi cá.
- Sản xuất, kinh doanh các loại bao bì, khai thác, sản xuất, kinh doanh các loại nguyên
liệu, vật liệu xây dựng, đá xây dựng, xi măng, sắt thép, kết cấu bê tông đúc sẵn.
- Nuôi trồng và chế biến thủy sản, gia súc, gia cầm. Trồng rừng, cây công nghiệp, cây
nguyên liệu phục vụ sản xuất và xuất khẩu.
- Kinh doanh, xuất nhập khẩu các mặt hàng kim khí điện máy, điện lạnh, điện tử, lương
thực, thực phẩm, nông lâm thủy hải sản, rượu bia, nước giải khát, ôtô, xe máy, hàng công

nghiệp tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ, vật tư, máy móc.

Sinh viên: Nguyễn Viết Quốc

Lớp:11CDT1

Trang 4


GVHD: Nguyễn Đắc Lực

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

- Kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa, điện tử viễn thông, vi tính, tin học. Dịch vụ bảo
trì, bảo dưỡng, sữa chữa, thay thế phụ tùng các loại ôtô, xe máy, hàng điện máy, điện tử,
điện lạnh, vi tính, điện thoại di động …
1.3 Thành tích
Các danh hiệu thi đua Công ty đã đạt được trong quá trình đổi mới và phát triển
- Năm 1994,1995,1996 : Bằng khen của Bộ Thương Mại.
- Năm 1997 : Cờ luân lưu của Bộ Thương Mại.
- Năm 1998 : Huân chương lao động hạng ba.
- Năm 2002 : Huân chương lao động hạng nhì.
- Năm 1998, 1999,2000,2001,2002,2003,2004 : Cờ luân lưu của Chính phủ.
- Đặc biệt năm 2008 được Nhà nước tao tặng danh hiệu “ Anh hùng Lao Động ”.
1.4 Sơ đồ tổ chức:
Phòng KD XNK
Phòng Kế Hoạch Kinh Doanh
Kiểm soát viên
CHỦ TỊCH CÔNG TY
BAN TỔNG GIÁM ĐỐC


Phòng Tài Chính - Kế Toán
Phòng Tổ Chức - Hành Chính
Phòng Đầu Tư – Phát Triển
Chi nhánh tại Hà Nội
Chi nhánh tại Vinh
Chi nhánh tại Đà Nẵng
Chi nhánh tại Quảng Ngãi
Chi nhánh tại Đăk Lăk
Chi nhánh tại Nha Trang
Chi nhánh tại TP.HCM
Nhà máy TBS tại Quảng Trị
Nhà máy TBS tại TT. Huế
Trung tâm KDXNK tại Đà Nẵng
Nhà máy cơ khí chế tạo FOCOCEV
Xí nghiệp in MACHINCO

CÔNG TY CỔ PHẦN FOCOCEV QUẢNG NAM
CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU XÂY DỰNG FOCOCEV
CÔNG TY CỔ PHẦN TINH BỘT SẮN FOCOCEV
CÔNG TY CỔ PHẦN FOCOCEV BÌNH PHƯỚC
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI ĐẦU TƯ FOCOCEV TẠI NINH THUẬN
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI & DỊCH VỤ FOCOCEV

Sinh viên: Nguyễn Viết Quốc

Lớp:11CDT1

Trang 5



GVHD: Nguyễn Đắc Lực

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Ghi chú:
Quan hệ chức năng
Quan hệ trực tiếp

(Nguồn: Phòng kế hoạch - kinh doanh)
1.5 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban
Phòng Kế Hoạch Kinh Doanh: tên gọi chung của bộ phận thuộc Doanh nghiệp
trực tiếp chịu trách nhiệm thực hiện các họat động tiếp thị - bán hàng tới các khách hàng
và khách hàng tiềm năng của Doanh nghiệp nhằm đạt mục tiêu về Doanh số, Thị phần,...
Chức năng chính của Phòng Kinh doanh:
- Lập các kế hoạch Kinh doanh và triển khai thực hiện
- Thiết lập, giao dich trực tiếp với hệ thống Khách hàng, hệ thống nhà phân phối
- Thực hiện hoạt động bán hàng tới các Khách hàng nhằm mang lại Doanh thu cho Doanh
nghiệp
- Phối hợp với các bộ phận liên quan như Kế toán, Sản xuất, Phân phối,...nhằm mang đến
các dịch vụ đầy đủ nhất cho Khách hàng.
Phòng Tài Chính - Kế Toán: Tham mưu giúp Tổng Giám đốc chỉ đạo, quản lý
điều hành công tác kinh tế tài chính và hạch toán kế toán; Xúc tiến huy động tài chính và
quản lý công tác đầu tư tài chính; Thực hiện và theo dõi công tác tiền lương, tiền thưởng
và các khoản thu nhập, chi trả theo chế độ, chính sách đối với người lao động trong Công
ty; Thanh quyết toán các chi phí hoạt động, chi phí phục vụ sản xuất kinh doanh và chi
phí đầu tư các dự án theo quy định.
Phòng Tổ Chức - Hành Chính: Thừa hành để thực hiện công tác Quản trị hành
chính; Quản trị nhân sự; Thanh tra, bảo vệ pháp chế; Thi đua, tuyên truyền.
- Là chiếc cầu nối công tác từ Ban lãnh đạo xuống các phòng và ngược lại, làm trung tâm
thông tin giữa các phòng; Truyền tin, truyền mệnh lệnh của Lãnh đạo đến nơi cần thiết

một cách kịp thời, chính xác.

Sinh viên: Nguyễn Viết Quốc

Lớp:11CDT1

Trang 6


GVHD: Nguyễn Đắc Lực

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

- Quản lý TSCĐ, công cụ dụng cụ, văn phòng phẩm (kể cả các tài sản thuê ngoài của
Công ty) theo phân cấp.
Phòng Đầu Tư – Phát Triển: Tham mưu giúp Tổng Giám đốc chỉ đạo, quản lý
điều hành công tác kế hoạch, thống kê về hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư xây
dựng, mua sắm tài sản, thiết bị.
- Tham mưu giúp Tổng Giám đốc chỉ đạo điều hành công tác tư vấn, thiết kế, quản lý kỹ
thuật - chất lượng, kinh tế - kế hoạch, tiến độ; Kỹ thuật công nghệ; Công tác kỹ thuật an
toàn lao động trong đầu tư xây dựng cơ bản;
- Xúc tiến đầu tư, lập kế hoạch và theo dõi các dự án đầu tư xây dựng mới; Công tác
thẩm định các hồ sơ kinh tế - kỹ thuật các dự án đầu tư xây dựng cơ bản; Công tác đấu
thầu.
Phòng Kinh Doanh

Xuất Nhập Khẩu: Xây dựng kế hoạch, định hướng sản

xuất kinh doanh hàng năm, hàng quý, hàng tháng cũng như theo dõi tình hình thực hiện
kế hoạch để kịp thời đế xuất với Ban Tổng Giám đốc Công ty điều chỉnh kế hoạch cho

phù hợp với tình hình thực tế..
2. Các mặt hoạt động khác của Công ty
2.1. Nguyên vật liệu và tình hình cung ứng nguyên vật liệu
Công ty có 6 nhà máy (5 nhà máy ở miền trung và 1 nhà máy ở tỉnh Bình Phước)
và 2 công ty cổ phần chuỵên sản xuất tinh bột sắn, việc sản xuất tinh bột sắn cần nguồn
nguyên liệu dồi dào và việc cung cấp liên tục để đảm bảo cho việc sản xuất không bị gián
đọan.
Một trong những lợi thế của công ty là cả 6 nhà máy sản xuất tinh bột sắn đã và
đang được cung cấp một lượng sắn tươi (củ mì) liên tục tại các vùng trồng sắn địa
phương và các vùng phụ cận với diện tích tương đối lớn. Qua đó ta thấy được tầm nhìn
xa của các nhà lãnh đạo công ty, đã đặt nhà máy sản xuất gắn với các vùng trồng nguyên
liệu tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh.

Sinh viên: Nguyễn Viết Quốc

Lớp:11CDT1

Trang 7


GVHD: Nguyễn Đắc Lực

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Bảng 6: Nguồn cung cấp nguyên liệu
Nguồn cung
Phú yên
Bình phước
Quảng nam
Ninh thuận

Thừa thiên huế
Quảng trị

2008
20.000
8.500
12.000
6.000
7.000
6.500

2009
22.500
9.000
13.000
7.500
8.000
7.800

2010
25.000
10.000
15.000
8.000
9.000
9.000

2.2. Khoa học kỹ thuật và công nghệ
Các yếu tố khoa học công nghệ có quan hệ chặt chẽ với các hoạt động kinh tế nói
chung và hoạt động kinh doanh nói riêng. Sự phát triển của khoa học công nghệ ngày

càng làm cho tốc độ hoạt động của nền kinh tế tiến đến những bước cao hơn. Khoa học
công nghệ ngày càng phát triển cũng làm cho sự giao lưu trao đổi giữa các đối tác ngày
càng thuận lợi hơn, khoảng cách về không gian cũng như thời gian không còn là trở ngại
lớn, do vậy sự tiết kiệm về chi phí từ khâu sản xuất cho đến tiêu dùng ngày càng nhiều.
Sự phát triển của khoa học công nghệ đẩy mạnh sự phân công hoá và hợp tác lao động
quốc tế mở rộng quan hệ giữa các quốc gia cũng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động
kinh doanh.
2.3. Lao động và tiền lương
Một trong những nhiệm vụ mà Bộ Công thương giao cho Công ty là đào tạo và
phân phối lại nguồn lao động, do vậy trong những năm qua không khi nào Công ty không
quan tâm đúng mức đến người lao động.

Sinh viên: Nguyễn Viết Quốc

Lớp:11CDT1

Trang 8


GVHD: Nguyễn Đắc Lực

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Bảng 7: Cơ cấu nhân sự của Công ty từ năm 2008 - 2010
Chỉ tiêu
Tổng lao động
LĐTT
Tính chất

LĐGT

ĐH, CĐ
Trình độ
TC
chuyên
CN KT
môn
PT
Nam
Giới tính
Nữ

2008
Số lượng Tỷ lệ %
1230
100
1050
85.36
180
14.64
389
31.6
131
10.65
558
45.36
152
12.39
1042
84.71
188

15.29

2009
Số lượng
Tỷ lệ %
1291
100
1070
82.88
221
17.12
410
31.6
168
13.01
578
44.77
135
10.46
1097
84.97
194
15.03

2010
Số lượng
Tỷ lệ %
1309
100
1080

82.5
229
17.5
417
31.9
172
13.1
581
44.4
139
10.6
1101
84.1
208
15.9

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
Nhận xét:
Công ty FOCOCEV với lực lượng lao động và đội ngũ cán bộ công nhân viên
đông đảo, trình độ chuyên môn cao đã, đang và sẽ không ngừng nâng cao hơn tinh thần
làm việc nhiệt tình, tay nghề lẫn phẩm chất cá nhân. Qua bảng trên ta thấy số lượng lao
động tăng qua các năm, chứng tỏ Công ty ngày càng phát triển lớn mạnh hơn
Công ty luôn quan tâm đến việc đào tạo tay nghề kỹ thuật cho người lao động
nhằm đáp ứng được sự phát triển của khoa học và công nghệ. Công ty thường xuyên chỉ
đạo các đơn vị thành viên thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động, an toàn vệ sinh công
nghiệp, chăm sóc cho người lao động. Việc làm và các chế độ xã hội cho người lao động
cũng luôn được Công ty đảm bảo đầy đủ.
Tuy nhiên năng suất lao động của đa số các đơn vị vẫn còn thấp so với khu vực do
vậy cần phải có các biện pháp để đào tạo, sắp xếp và củng cố lại các tổ chức lao động sao
cho người lao động vừa được nâng cao tay nghề vừa được bố trí đúng người đúng việc.

2.4. Thị trường của Công ty
Bảng 8: Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty
Thị trường
Trung quốc
Malaysia
Philippine
Nhật bản
Australia
Pháp

2008
31.360
4.704
392
2.352
392
0

Sinh viên: Nguyễn Viết Quốc

2009
33.600
7.650
0
840
0
0

Lớp:11CDT1


2010
37.791
9.690
0
0
0
969

Trang 9


GVHD: Nguyễn Đắc Lực

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

(Nguồn báo cáo tài chính XK 2008 – 2010)
Qua bảng trên ta thấy Trung Quốc, Malaysia và Nhật Bản là những bạn hàng lớn
của Công ty. Từ năm 2008 đến năm 2010, Trung Quốc là bạn hàng lớn nhất của Công ty.
Trung Quốc có nhu cầu lớn TBS để phục vụ cho chế biến và việc vận chuyển từ Việt
Nam sang đó cũng dễ dàng hơn. Trung Quốc nhập khẩu nhiều TBS nhiều để tái xuất khẩu
sang các nước khác, có nghĩa là dùng TBS của Việt Nam để phát triển các ngành công
nghiệp chế biến khác và có thể xuất khẩu thành phẩm khác từ TBS sang thị trường các
nước.
Nhưng những năm gần đây, để việc kinh doanh xuất khẩu TBS phát triển mạnh
hơn, Công ty đã không ngừng mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng mới. Việc mở
rộng thị trường sang các nước khác làm tăng số lượng TBS xuất khẩu của Công ty, bước
đầu công ty đã có thị trường ở Pháp, tiến tới kế hoạch thâm nhập vào thị trường các nước
khối EU.
2.5 Đánh giá chung
 Kết quả:


Trong những năm qua mặc dù kim ngạch xuất khẩu có sự biến động bất thường,
song Công ty vẫn thu được những kết quả đáng khích lệ trên các mặt như:
- Cơ cấu mặt hàng kinh donnh xuất khẩu TBS có nhiều chuyển biến tích cực. Công ty
không những giữ vững và phát triển kinh doanh các mặt hàng truyền thống mà còn tiến
hành khai thác thêm một số mặt hàng mới có triển vọng kinh doanh xuất xuất. Thêm vào
đó Công ty còn chú trọng hơn đến chất lượng của từng mặt hàng, mẫu mã sản phẩm ngày
một hoàn thiện hơn đáp ứng nhu cầu thị trường.
- Công tác tìm kiếm thị trường kinh doanh TBS đã được chú trọng và phát triển. Thị
trường kinh doanh TBS đã từng bước ổn định và mở rộng, nhiều thị trường có triển vọng
lớn như khu vực ASEAN, thị trường Đông Á, thị trường EU. Bên cạnh đó, trong việc tạo
nguồn hàng cho kinh doanh xuất khẩu, Công ty bước đầu đã tạo dựng được mối quan hệ
làm ăn gắn bó với các nhà cung ứng nguồn hàng TBS xuất khẩu tại các địa phương, đảm
bảo khi có hợp đồng xuất khẩu thì nguồn hàng cũng đáp ứng kịp, đúng mẫu mã, chất
lượng và giá cả hợp lý.

Sinh viên: Nguyễn Viết Quốc

Lớp:11CDT1

Trang 10


GVHD: Nguyễn Đắc Lực

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

- Trong công tác quản lý và tổ chúc lao động, Công ty đã thiết lập một cơ chế quản lý linh
hoạt với phương châm “Tinh gọn, hiệu quả, chuyên môn hoá”, điều này kích thích cán bộ
công nhân viên phát huy hết khả năng của mình, năng động và sáng tạo hơn. Bên cạnh

đó, Công ty còn áp dụng hình thức trả lương theo đúng chính sách tiền lương hiện hành
và kết khen thưởng đối với cá nhân có thành tích và các phòng ban hoàn thành vượt mức
chỉ tiêu đã đặt ra. Điều đó thực sự là động lực khuyến khích đội ngũ cán bộ nhân viên
trong hoạt động kinh doanh nói riêng và hoạt động xuất khẩu TBS nói chung trong Công
ty lao động một cách hiệu quả, nâng cao chất lượng kinh doanh của Công ty.
Công ty thu được những thành tựu nói trên là nhờ sự nổ lực của mọi cán bộ công
nhân viên trong Công ty có những thuận lợi sau:
- Công ty hiện là Công ty Nhà nước trược thuộc Bộ Công Thương nên có nhiều ưu đãi từ
phiá nhà nước trong thu mua sản phẩm, vay vốn kinh doanh, chính sách thuế và các thủ
tục Hải Quan.
- Được thành lập từ năm 1975, Công ty có một bề dày kinh nghiệm trong việc kinh doanh
xuất khẩu.
- Với chủ trương của Đảng và Nhà nước là hướng về kinh doanh xuất khẩu, Nghị định
57/1998/NĐ-CP đã nêu ra nhiều quan điểm cụ thể ưu tiên cho các doanh nghiệp kinh
doanh xuất khẩu mặt hàng mới… Những quan điểm này tạo cho doanh nghiệp lựa chọn
được phương hướng kinh doanh có hiệu quả nhất.
- Sự tin cậy ngày càng cao của khách hàng cũng là một thuận lợi cho Công ty. Ngoài ra,
Công ty còn có mối quan hệ tốt đẹp với các đối tác trong và ngoài nước, chiến lược của
Công ty là sản xuất những ra những sản phẩm với chất lượng tốt nhất và giá cả cạnh tranh
phục vụ cho khách hàng. Chính những điều đó đã giúp cho uy tín của Công ty ngày một
nâng cao đối với khách hàng và đối tác của mình.
- Khoa học kỹ thuật ngày một tiến bộ dẫn đến chất lượng cây trồng cũng ngày một nâng
cao. Ngày càng nhiều nông dân tham gia trồng các giống cây lương thực cho chất lượng
cao, vì vậy mà Công ty luôn có nguồn nguyên liệu ổn định và ít biến động.
- Phân xưởng, máy móc, trang thiết bị của Công ty không ngừng được nâng cấp. Dây
truyền máy móc mới đều được nhập khẩu từ Châu Âu và Thái Lan.

Sinh viên: Nguyễn Viết Quốc

Lớp:11CDT1


Trang 11


GVHD: Nguyễn Đắc Lực

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

- Có các nhà máy thu mua nguyên vật liệu phân bổ khắp cả nước, giúp giải quyết nhanh
nguồn nguyên liệu sắn tươi, thuận lợi cho quá trình vận chuyển.
 Hạn chế:

Hiệu quả sử dụng vốn vẫn còn thấp dù sức sản xuất kinh doanh của vốn ngày càng
cao. Vốn đầu tư ngày càng lớn, nếu Công ty sử dụng có hiệu quả thì hiệu quả kinh doanh
sẽ tăng cao hơn. Dù Công ty đã có nhiều cố gắng trong sử dụng vốn có hiệu quả nhưng
vốn quay vòng còn chậm. Vốn được bảo toàn, có khả năng thanh toán các khoản nợ, song
các khoản phải trả phải thu còn lớn.
Hiệu quả kinh doanh còn thấp và chưa ổn định. Chỉ tiêu lợi nhuận qua các năm đều
tăng nhưng còn thấp và lên xuống thất thường. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu TBS tăng
lien tục nhưng mức độ cao thấp giữa các năm khá chênh lệch cho thấy phần nào tăng
trưởng còn bấp bênh chưa vững chắc.
Hiện nay, công ty đang gặp những khó khăn cả về thị trường và cơ cấu mặt hàng. Mặt
hàng TBS kinh doanh của Công ty bị cạnh tranh gay gắt với các mặt hàng của công ty
INTIMEX và Công ty còn phải cạnh tranh với các Công ty ở các nước trên thế giới, đặc
biệt là các nước trong khu vực Châu Á. Sức tiêu thụ giảm, giá cả xuống thấp do cạnh
tranh về giá làm cho hiệu quả kinh doanh của Công ty không cao. Cơ cấu mặt hàng đã có
chuyển biến tích cực nhưng vẫn chưa thực sự phong phú. Qua đó có thể nhận thấy rằng:
cơ cấu mặt hàng của Công ty còn hẹp, chưa dài và chưa sâu, mặt hàng kinh doanh còn
nghèo nàn.
Trong kinh doanh và quản lý kinh doanh có lúc có việc còn sơ hở, hiện tượng sai sót,

nhầm lẫn trong thủ tục chứng từ vẫn còn xảy ra. Một số trường hợp ký hợp đồng kinh
doanh xuất khẩu TBS, lập hồ sơ thanh toán,…còn chưa nghiên cứu kỹ pháp lệnh hợp
đồng kinh tế và các văn bản pháp quy có thể dẫn tới tổn thất cho Công ty.
Sau đây là một số nguyên nhân làm cho hoạt động kinh doanh của Công ty có hiệu
quả chưa cao:
- Nguyên nhân khách quan:
Kim ngạch xuất khẩu TBS trong những năm gần đây của Công ty biến động không
đều, tình hình sản xuất kinh doanh nói chung vẫn còn nhiều khó khăn do diễn biến thị

Sinh viên: Nguyễn Viết Quốc

Lớp:11CDT1

Trang 12


GVHD: Nguyễn Đắc Lực

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

trường trong nước vẫn còn chịu ảnh hưởng của biến động giá cả thị trường thế giới, thời
tiết không thuận lợi tại một số khu vực cũng như dịch bệnh hay sự biến động của thị
trường tài chính tiền tệ đã tác động làm nhiều loại nguyên, nhiên liệu thiết yếu tăng giá.
Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ đã làm cho nhu cầu nhập khẩu của các nước Châu Á
giảm mạnh, hơn thế nữa nó làm cho giá xuất khẩu sang khu vực này tăng cao, tức là giảm
lợi thế về giá – một lợi thế cơ bản của Việt Nam – dẫn đến làm giảm khả năng cạnh tranh
của mặt hàng TBS Việt Nam xuất khẩu sang các nước trong khu vực. Mặt khác, sản xuất
nông nghiệp phụ thuộc khá lớn vào các điều kiện thời tiết, khí hậu.
Sư cạnh tranh gay gắt hàng hoá của các nước khác, đặc biệt là Thái Lan trong khi
xâm nhập và chiếm lĩnh các thị trường trên thế giới là rất lớn nên đã ảnh hưởng không

nhỏ đến việc kinh doanh xuất khẩu của Công ty. Bởi vì hàng hoá của những nước này có
sức cạnh tranh khá lớn do việc họ đã áp dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại vào sản xuất
tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, giá thành lại rẽ, hơn nữa họ được hỗ trợ bởi một
hệ thống Marketing rất hoàn thiện trong việc quảng cáo và khuyếch trương sản phẩm của
mình tới tay người tiêu dung. Tuy vậy Việt Nam đã hình thành được một số vùng sản
xuất tập trung chuyên canh nhưng sự thiếu đồng bộ các yếu tố sản xuất, cơ sở hạ tầng yếu
kém dẫn đến khả năng khai thác và phát huy các lợi thế so sánh kém hiệu quả. Thêm vào
đó là công nghệ sau thu hoạch và chế biến mặt hàng TBS nhìn chung còn bấp bênh so với
yêu cầu phát triển.
Bên cạnh đó là chính sách cơ chế điều hành xuất nhập khẩu thời gian qua trong đó
đặc biệt với quyết định 55/1998 QĐ – TTG của Thủ tướng Chính phủ cho phép tất cả các
doanh nghiệp Việt Nam được tham gia trực tiếp vào hoạt động xuất khẩu mà không cân
đáp ứng bất kỳ một điều kiện gì, ngoài việc tự ý đăng ký mã số hàng hoá của mình tại
Hải quan, đã tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh xuất nhập
khẩu. Song cũng từ đó xảy ra sự cạnh tranh giữa các đơn vị kinh doanh trong nước nên
hiện tượng “tranh mua, tranh bán” xảy ra khá thường xuyên.
- Nguyên nhân chủ quan
Về phía Công ty, công tác Marketing chưa được chú ý. Trong Công ty chưa có một
phòng Marketing riêng chuyên trách công tác này mà thường là các phòng nghiệp vụ đảm

Sinh viên: Nguyễn Viết Quốc

Lớp:11CDT1

Trang 13


GVHD: Nguyễn Đắc Lực

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


trách luôn nên hoạt động Marketing mang tính tự phát, không đầy đủ, thiếu phương pháp
và không có quy mô, tổ chức tốt. Trong công việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ, Công ty
mới chỉ quan tâm đến thị trường truyền thống mà chưa chủ động liên tục tìm kiếm thị
trường kinh doanh mới. Thông tin thị trường còn thiếu nên kinh doanh xuất khẩu có khi
còn ở thế bị động. Công ty chủ yếu giao dịch bán buôn với các bạn hàng truyền thống
nên chưa thực sự chú ý đến việc áp dụng các biện pháp về giao tiếp khuyếch trương. Các
công cụ giao tiếp khuyếch trương được Công ty sử dụng hiện nay là:
- Xúc tiến bán hàng: Chủ yếu Công ty tiến hành với các trung gian thương mại bằng các
hình thức: chiết khấu với khách hàng, thanh toán nhanh chóng công nợ, giảm giá cho
khách hàng quen thuộc hoặc khách mua hàng với số lượng lớn.
- Xây dựng mối quan hệ công chúng: Giữ vững mối quan hệ với bạn hàng cũ, tạo uy tín
với bạn hàng mới và tích cực mở rộng quan hệ với bạn hàng tiềm năng.
Xúc tiến thương mại: Thông qua các hội trợ thương mại quốc tế trong và ngoài nước.
Chào hàng là công cụ được sử dụng nhiều nhất trong quyết định giao tiếp khuyếch trương
của Công ty.
Nói chung hoạt động giao tiếp khuyếch trương chưa được Công ty quan tâm chú
ý, chỉ ở mức giới thiệu hàng thông qua các hoạt động chào hàng như tổ hoạt động
Marketing từ xa…còn các dịch vụ hỗ trợ sau bán hàng chưa từng được Công ty tiến hành.
Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty chưa thực sự hoàn thiện phòng xuất nhập
khẩu chỉ mới được thành lập năm 2011. Các phòng ban chưa làm đúng chức năng, có khi
các phòng ban kiêm nhiệm vụ của nhau tạo ra sự chồng chéo. Sự quản lý còn lỏng lẽo, có
khi các phòng ban còn hoạt động một cách tự phát. Trong thời gian vừa qua cho thấy ban
đề án và thanh toán công nợ của Công ty hoạt động ít có hiệu quả mà chức năng này
phòng kế toán tài chính vẫn phải đảm nhận và giám sát quản lý vốn. Hiệu quả sử dụng
vốn chưa cao.
3.Sơ đồ khu sản xuất

Sinh viên: Nguyễn Viết Quốc


Lớp:11CDT1

Trang 14


GVHD: Nguyễn Đắc Lực

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Cửa
thông gió
Máy phay tiện

Kho để sản phẩm

Kho để nguyên vật liệu
Cữa ra/vào

Cửa
thông gió
Máy hàn
Máy dập

4. Một số thiết bị chính trong quy trình sản xuất
4.1 Phễu nạp liệu:
Có tác dụng là một thùng chứa trung gian lớn để dễ dàng cho việc điều tiết lượng sắn
đưa vào dây chuyền. Khả năng chứa của phểu khoảng 4 tấn sắn củ.
Đặc tính kỹ thuật: Được làm bằng thép tấm cacbon kết cấu hàn, thổi phun cát, sơn
chống gỉ epoxy. Dạng hình chóp lật ngược
Sàn rung: Củ sắn từ phểu liệu được cấp xuống băng tải thông qua sàn rung. Sàng
được truyền động bằng mô tơ 4,5 kW gắn với thanh truyền, qua đĩa lệch tâm.

Cửa điều tiết: Dùng để thay đổi tiết diện của cấp liệu, truyền động bằng vít me.

Sinh viên: Nguyễn Viết Quốc

Lớp:11CDT1

Trang 15


GVHD: Nguyễn Đắc Lực

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Búa rung chống nghẹt: Trong trường hợp nguyên liệu bị nghẹt trong phễu, vách
ngoài có thể rung nhờ cơ cấu mô tơ, đĩa lệch tâm, vách này được tạo với một vành đai bố
dày có thể biến dạng. Có thể điều chỉnh biên độ rung bằng cách chỉnh đĩa lệch tâm
4.2 Băng tải:
Có chức năng tải sắn củ từ phểu liệu đến lồng bóc vỏ ở độ cao cao hơn. Khung bằng
thép cac bon tiết diện, băng tải cao su tổng hợp khép kín dày 7mm, rộng 900 mm, có gân
chống trượt, góc nghiêng băng tải 180.
Thiết bị truyền động: Mô tơ - hộp giảm tốc, công suất 4 kW, truyền động xích.
4.3. Lồng bóc vỏ
a. Cấu tạo
Thân: Hình trụ, hai đầu được làm bằng thép tấm, phần công tác ở giữa làm bằng thép
trơn, d = 12mm, xoắn từ đầu đến cuối với khe hở giữa các thanh là 16mm. Khe hở này có
tác dụng để đất, cát rơi xuống và tăng ma sát khi xáo trộn. Nếu hiệu quả bóc không cao,
có thể hàn tăng thêm các thanh bằng sắt rằn để tăng ma sát.
Cánh dẫn hướng: 2 cánh xoắn ốc chạy bên trong từ đầu đến cuối lồng, có tác dụng
dẫn hướng để đưa nguyên liệu di chuyển từ đầu đến cuối lồng. Bước xoắn đã được tính
toán kỹ để thời gian lưu củ sắn trong lồng không quá lâu gây nên quá tải, cũng không lưu

củ sắn quá nhanh để chưa kịp bóc. Căn cứ tốc độ quay của lồng, kích thước lồng để tính
chọn bước xoắn.
Toàn bộ lồng được đặt trên 4 con lăn là 4 bánh cao su có kích thước giống nhau. Sở dĩ
phải dùng bánh cao su để khử những sai số do chế tạo, trong trường hợp này là lồng
không tròn đều. Để không cho lồng trượt dọc, dùng hai con lăn chặn để lắp trên khung
tựa vào gân của lồng để hãm 2 hướng tới và lui.
Trong 4 con lăn, chỉ có 2 con lăn đầu là có tác dụng truyền động quay cho lồng. Khi
con lăn chủ động quay, ma sát nghỉ tạo ra ở bề mặt tiếp xúc giữa con lăn và thân lồng
truyền chuyển động quay cho lồng.
Khi 2 con lăn truyền động đồng thời, yêu cầu vận tốc truyền phải đồng bộ, nếu vận
tốc truyền không đồng bộ, 2 con lăn sẽ kìm hãm lẫn nhau, sẽ tạo nên trượt ở con lăn nào

Sinh viên: Nguyễn Viết Quốc

Lớp:11CDT1

Trang 16


GVHD: Nguyễn Đắc Lực

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

có lực ma sát bề mặt nhỏ hơn. Để giải quyết vấn đề này, người ta chế tạo bộ truyền động
với yêu cầu:
Cả 2 con lăn nhận lực từ 1 nguồn, đảm bảo không có sự lệch vận tốc. Con lăn, bánh
răng, xích dẫn động về 2 phía chế tạo giống nhau, đảm bảo sai số vận tốc do 2 bên phải
giống nhau Các điều kiện về ma sát, mài mòn của 2 phía phải như nhau để đảm bảo sai số
tạo ra theo thời gian phải đều cho 2 phía


1.Nắp bảo vệ thiết bị
5.Ông dẫn nước rửa
9. Đầu thiết bị bằng thép tấm
2. Thân thiết bị
6.Bánh đà cao su
10. Cửa tạp chất ra
3. Thanh thép
7.Cửa tháo nguyên liệu
4. Cánh dẫn hướng
8.Cửa nguyên liệu vào
Hình 1. Cấu tạo lồng bóc vỏ

1
2
4
3
9
5
8
7
6
Sinh viên: Nguyễn Viết Quốc

Lớp:11CDT1

Trang 17


GVHD: Nguyễn Đắc Lực


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

1

Sinh viên: Nguyễn Viết Quốc

Lớp:11CDT1

Trang 18


GVHD: Nguyễn Đắc Lực

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

b. Nguyên tắc hoạt động
Nguyên liệu từ băng tải được đưa vào lồng bóc vỏ qua cửa nạp liệu. Lồng được dẫn
động bởi 1 môtơ, môtơ 4kw qua hộp giảm tốc truyền động cho bốn bánh cao su quay làm
quay lồng tách vỏ, vận tốc của nó là 45-80v/p. Nguyên liệu được đưa vào lồng qua cửa
nạp liệu và được các cánh xoắn vận chuyển ra ngoài. Khi lồng quay, sẽ tạo nên sự xáo
trộn trong lồng, sự xáo trộn này sẽ tạo nên sự mài xát và va đập giữa củ - củ, củ - lồng
làm cho đất cát và 1 phần vỏ lụa được bóc ra (40-45%) và được xối rửa bởi vòi nước làm
cho vỏ lụa và các tạp chất bong ra. Vỏ lụa sau khi bong ra khỏi củ lập tức rơi qua khe
hẹp giữa các thanh thép ra ngoài.

Sinh viên: Nguyễn Viết Quốc

Lớp:11CDT1

Trang 19



GVHD: Nguyễn Đắc Lực

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Tuỳ từng dây chuyền và từng trường hợp để có thể cấp nước rửa vào cho lồng. Trong
trường hợp dùng nước rửa, sẽ tăng cường làm sạch sơ bộ cho củ, tăng hiệu quả bóc vỏ.
Tuy nhiên, tất cả đất cát đều theo khe hở của lồng rơi xuống máng hứng, theo nước đến
lồng tách rác và đi đến hệ thống xử lý nước thải. Trong trường hợp này cần phải có hệ
thống tách cát và xử lý nước thải quy mô hơn. Nếu chỉ bóc khô, có thể tách riêng phần
chất thải rắn riêng, không thông qua hệ thống xử lý nước thải.
c. Các thông số kỹ thuật

Công suất môtơ

: 4 kw

Dòng điện

: 380 V

Tần số

: 50hz.

Vận tốc quay của lồng : 45 v/p ÷ 80
4.4. Bể rửa củ
a.Cấu tạo
Bể rửa được chia làm 4 ngăn riêng biệt, gồm 2 ngăn ướt và 2 ngăn khô. Ngăn ướt

nhằm mục đích để rửa lớp chất nhầy và lớp vỏ bị đánh tơi bên ngoài củ sắn; ngăn khô
nhằm để tăng ma sát giữa sắn-sắn, sắn-mái chèo, trục quay. Mỗi ngăn bên dưới thành
thiết bị được thiết kế các hố gom đá, sắt trong quá trình di chuyển của nguyên liệu qua
các ngăn.
Mỗi ngăn gồm nửa hình trụ ngăn cách bộ phận công tác phía trên và khoang chứa
phía dưới. Toàn bộ máy được chế tạo bằng thép không gỉ và đặt trên khung thép. Thân trụ
được xẻ rãnh để thoát nước bẩn và chất rắn nhỏ, máng thoát nước thải cao hơn nền 1,5m
đảm bảo cho nước thải thoát ra có thể tự chảy ra lồng tách rác và giảm góc nghiêng của
băng tải củ. Nước rửa được lấy từ ai nguồn chính là nước thải của máy phân ly và nước rửa
lại là nước sạch. Đáy hầm nghiêng ra bên ngoài thông với cửa xả có thể điều chỉnh được.
Cửa xả được điều chỉnh bằng trục vít me, quay tay.
Mái chèo được làm bằng thép không gỉ AISI 304 chất lượng cao, đầu cạnh được vắt
biên dạng oval, trục hình vuông đỡ bằng ống lót bằng đồng và có các vỏ bọc đầu đệm ở
hai đầu. Hai mái chèo sát nhau được đặt lệch nhau 450 theo phương đứng để khi quay, các

Sinh viên: Nguyễn Viết Quốc

Lớp:11CDT1

Trang 20


GVHD: Nguyễn Đắc Lực

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

cánh chèo đẩy sắn đi từ đầu bể đến cuối bể. Tại cửa ra của mỗi ngăn, cánh chèo không
dập oval mà hàn với tấm gạt hướng theo chiều ra của sắn.
Bộ phận truyền động: Có 4 bộ phận truyền động độc lập tương ứng với 4 trục của
máy cho 4 ngăn. Mỗi bộ phận truyền động bao gồm mô tơ 5,5 kW - hộp giảm tốc.


Hình 2. Cấu tạo bể rửa củ
3.Cánh chèo 4.Trục máy 5.Ổ bi
4 5

3

2

1

1. Môtơ

2. Vỏ máy

Sinh viên: Nguyễn Viết Quốc

Lớp:11CDT1

Trang 21


GVHD: Nguyễn Đắc Lực

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

b.Nguyên tắc hoạt động
Môtơ truyền động qua hộp giảm tốc, truyền động qua xích làm cho các trục quay,
các trục quay kéo theo các mái chèo quay làm đảo trộn sắn, đồng thời có tác dụng bóc vỏ
và chuyển sắn về phía trước. Dưới tác dụng của lực ma sát giữa sắn- sắn, sắn-cánh chèo

sẽ làm sạch củ sắn. Máng rửa được thiết kế hình chữ U, cho phép củ sắn di chuyển với
khoảng cách dài hơn, trong thời gian lâu hơn. Quá trình rửa là để làm sạch, loại bỏ lớp
vỏ ngoài cũng như mọi tạp chất khác. Nếu rửa không hiệu quả, các hạt bùn dính trên củ
sắn sẽ là nguyên nhân làm giảm độ trắng của dịch sữa và sản phẩm. Để tăng khả năng
tách vỏ, ở các ngăn ướt người ta cấp thêm nước. Nước rửa cho quá trình này chính là
nước thải từ hệ thống phân ly, nước này mang theo dịch bào và bột sót. Do đó ở ngăn
cuối, có bố trí nước sạch để rửa lại lần nữa trước khi vào máy mài. Tạp chất được tách ra
theo các khe hở rơi xuống các hố gom rồi ra ngoài. Trong giai đoạn này, vỏ được bóc
khoảng 80-85%.
Yêu cầu của công đoạn này là củ sắn phải được bóc sạch hầu hết vỏ lụa, đất cát và
các tạp chất thô nhỏ. Toàn bộ cùi sẽ được lộ ra để công nhân chặt củ dễ dàng phát hiện và
loại bỏ trên dây chuyền.
c. Các thông số kỹ thuật
Số lượng môtơ

: 4 môtơ

Công suất của môtơ

: 5,5kw

Tốc độ quay của trục : 30 v/p

Sinh viên: Nguyễn Viết Quốc

Lớp:11CDT1

Trang 22



GVHD: Nguyễn Đắc Lực

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

4.5. Máy chặt
a. Cấu tạo

1
7
3
2
4
5
6
Hình 3. Cấu tạo máy chặt
1. Puly 2. Thân (thùng) 3. Dao cố định
4. Dao chủ động 5. Đế
6.Ổ bi
7. Trục

Sinh viên: Nguyễn Viết Quốc

Lớp:11CDT1

Trang 23


GVHD: Nguyễn Đắc Lực

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Sinh viên: Nguyễn Viết Quốc

Lớp:11CDT1

Trang 24


GVHD: Nguyễn Đắc Lực

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Cấu tạo: Gồm có 2 phần

Thân trên: Có tiết diện hình chữ nhật, có tác dụng là một ống dẫn để dẫn hướng cho
củ sắn từ băng tải củ sạch, hướng dòng vật liệu xuống phần công tác phía dưới và ngăn
những mẩu sắn bắn ra ngoài trong lúc chặt. Phía dưới tiếp với đầu thân dưới bằng bản lề,
có thể mở thân trên theo chiều quay bản lề để lộ ra thân dưới và bộ phận công tác để vệ
sinh, sữa chữa.
Thân dưới: Là một khung đỡ các ổ bi và toàn bộ trọng lượng của máy.
Bộ phận công tác: Bao gồm dao tĩnh và dao động được đặt xen kẽ nhau, làm bằng
thép chịu kéo cao, cạnh của các lưỡi dao được hàn bằng Crôm - coban để tăng cường khả
năng chịu mài mòn. Dao tĩnh được làm từ thanh thép tấm thẳng, dày 16 mm, đặt cách
nhau 30 mm, hai đầu được hàn tăng cứng vào khung.
Dao động: Được hàn trực tiếp vào trục, dao có hình hoa 3 cạnh đối, đường kính
580mm, chiều dài dao 780mm, các lưỡi dao động được tổ hợp theo hướng xoắn.
Tốc độ của dao động: Quay 400-500 vòng/phút.
Bộ phận truyền động: Mô tơ - pully - bánh đà, dây curoa. Mô tơ công suất 15KW.
b. Nguyên tắc hoạt động
Củ sắn sau khi được làm sạch được cấp vào máy chặt bằng băng tải. Lúc này,dao tĩnh
đóng vai trò như mọt tấm kê,dao động quay băm nhỏ cũ sắn thành những mẫu nhỏ

khoảng 1-2 cm.các mẩu sắn nhỏ rơi xuống thùng phân phối. Dao chặt có tác dụng làm
giảm kích thước mẫu sắn, giảm tải cho máy mài.
c. Các thông số kỹ thuật
Số lượng dao tĩnh: 18
Số lượng dao động: 17
Chiều dày dao 10mm
Khoảng cách giữa hai dao tĩnh: 30mm
Khoảng cách giữa hai dao động: 30mm
Đường kính dao động: 500mm
Chiều dài dao động: 750mm
Công suất của môtơ : 22Kw

Sinh viên: Nguyễn Viết Quốc

Lớp:11CDT1

Trang 25


×