Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Ứng dụng GIS trong nghiên cứu tác động của con người đến rừng ngập mặn trên địa bàn huyện tiên yên, tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.94 MB, 73 trang )

I HC THI NGUYấN
TRNG I HC NễNG LM

O TH MAI THNH
Tờn ti:
ứng dụng GIS trong nghiên cứu tác động của con ngời
đến rừng ngập mặn trên địa bàn huyện Tiên Yên
tỉnh Quảng Ninh

KHểA LUN TT NGHIP I HC

H o to
Chuyờn ngnh
Khoa

: Chớnh quy
: a chớnh Mụi trng
: Qun lý ti nguyờn

Khúa hc

: 2011 - 2015

THI NGUYấN - 2015


I HC THI NGUYấN
TRNG I HC NễNG LM

O TH MAI THNH
Tờn ti:


ứng dụng GIS trong nghiên cứu tác động của con ngời
đến rừng ngập mặn trên địa bàn huyện Tiên Yên
tỉnh Quảng Ninh

KHểA LUN TT NGHIP I HC

H o to
Chuyờn ngnh
Lp

: Chớnh quy
: a chớnh Mụi trng
: K43 - CMT - N01

Khoa
Khúa hc

: Qun lý ti nguyờn
: 2011 - 2015

Giỏo viờn hng dn: ThS. Ngụ Th Hng Gm

THI NGUYấN - 2015


I HC THI NGUYấN
TRNG I HC NễNG LM

O TH MAI THNH
Tờn ti:

ứng dụng GIS trong nghiên cứu tác động của con ngời
đến rừng ngập mặn trên địa bàn huyện Tiên Yên
tỉnh Quảng Ninh

KHểA LUN TT NGHIP I HC

H o to
Chuyờn ngnh
Lp

: Chớnh quy
: a chớnh Mụi trng
: K43 - CMT - N01

Khoa
Khúa hc

: Qun lý ti nguyờn
: 2011 - 2015

Giỏo viờn hng dn: ThS. Ngụ Th Hng Gm

THI NGUYấN - 2015


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang


Bảng 2.1: Diện tích RNM trên thế giới .............................................................................7
Bảng 4.1. Một số yếu tố khí hậu của huyện Tiên Yên từ năm 2010 - 2014 ............... 22
Bảng 4.2: Cơ cấu kinh tế huyện Tiên Yên năm 2014 ................................................... 24
Bảng 4.3: Tình hình dân số huyện Tiên Yên giai đoạn từ năm 2011 - 2014 .............. 26
Bảng 4.4: Hiện trạng đất rừng ngập mặn huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh năm
2014............................................................................................................. 27
Bảng 4.5: Sản lượng thủy sản khai thác trên bãi triều rừng ngập mặn huyện Tiên yên
giai đoạn 2010 - 2014.............................................................................................. 28
Bảng 4.6: Sản lượng khai thác nguồn lợi từ RNM huyện Tiên Yên năm 2014 ......... 28
Bảng 4.7: Danh mục các công trình đô thị hóa sử dụng diện tích rừng ngập mặn
chuyển đồi ................................................................................................................ 29
Bảng 4.8: Kết quả điều tra ý kiến của người dân tác động của con người đến rừng
ngập mặn trên địa bàn huyện Tiên Yên ................................................................ 29
Bảng 4.9: Các trường dữ liệu thuộc tính về diện tích RNM chuyển đổi sang NTTS
của các xã trong giai đoạn 2010 - 2014 ................................................................. 31
Bảng 4.10: Các trường dữ liệu thuộc tính về sản lượng gỗ, thủy hải sản khai thác trên
bãi triều RNM huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh năm 2014............................. 32
Bảng 4.11: Các trường dữ liệu thuộc tính về sự phân bố và mật độ hoạt động, neo đậu
của tàu thuyền trên địa bàn huyện Tiên Yên năm 2014 ...................................... 33
Bảng 4.12: Các trường dữ liệu thuộc tính về diện tích các công trình đô thị hóa
được xây dựng trên đất rừng ngập mặn huyện Tiên Yên năm 2014 ............ 33
Bảng 4.13: Danh mục các lớp dữ liệu trong bộ CSDL bản đồ..................................... 34


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang

Hình 3.1: Sơ đồ Quy trình thành lập bản đồ tác động của con người đến rừng ngập

mặn huyện Tiên Yên ............................................................................................... 18
Hình 4.1: Biểu đồ cơ cấu kinh tế huyện Tiên Yên năm 2014 ...................................... 25
Hình 4.2: Biểu đồ mức độ tác động của con người đến RNM ..................................... 30
Hình 4.3: Bảng dữ liệu thuộc tính về biến động diện tích RNM chuyển đổi sang
NTTS giai đoạn 2010 - 2014.................................................................................. 31
Hình 4.4: Bảng dữ liệu thuộc tính về sản lượng gỗ, thủy hải sản khai thác trên bãi
triều RNM huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh năm 2014................................... 32
Hình 4.5: Bảng dữ liệu thuộc tính về sự phân bố và mật độ hoạt động, neo đậu của
tàu thuyền trên địa bàn huyện Tiên Yên năm 2014. ............................................ 33
Hình 4.6: Bảng dữ liệu thuộc tính về hiện trạng phân bố và diện tích các công trình đô
thị hóa được xây dựng trên đất rừng ngập mặn huyện Tiên Yên năm 2014 ..... 34
Hình 4.7: Cơ sở dữ liệu bản đồ đảm bảo khả năng truy cập dữ liệu ............................ 35
Hình 4.8: Hộp thoại Creat Thematic Map (Ranges) ..................................................... 36
Hình 4.9: Hộp thoại Creat Thematic Map (Bar chart Default) .................................... 36
Hình 4.10: Bản đồ biến động diện tích RNM chuyển đổi sang NTTS giai đoạn 2010 2014 huyện Tiên Yên - tỉnh Quảng Ninh.............................................................. 37
Hình 4.11: Hộp thoại Creat Thematic Map (Red Dots) ................................................ 38
Hình 4.12: Bản đồ sản lượng khai thác nguồn lợi từ RNM huyện Tiên Yên, tỉnh
Quảng Ninh giai đoạn 2010 - 2014 ....................................................................... 38
Hình 4.13: Hộp thoại Creat Thematic Map (Industry) .................................................. 39
Hình 4.14: Bản đồ phân bố và mật độ hoạt động, neo đậu của tàu thuyền huyện Tiên
Yên năm 2014.......................................................................................................... 40
Hình 4.15: Hộp thoại Creat Thematic Map (Income) ................................................... 41
Hình 4.16: Bản đồ diện tích các công trình đô thị hóa được xây dựng trên đất rừng
ngập mặn huyện Tiên Yên năm 2014 ................................................................... 41


iv

Hình 4.17: Hộp thoại Creat Graph Pie............................................................................ 42
Hình 4.18: Biểu đồ thể hiện diện tích NTTS và sản lượng khai thác nguồn lợi từ

RNM phân theo xã trên địa bàn huyện năm 2014................................................ 42
Hình 4.19: Hộp thoại Info Tool ....................................................................................... 43
Hình 4.20: Bản đồ tổng hợp tác động của con người đến rừng ngập mặn huyện Tiên
Yên, tỉnh Quảng Ninh ............................................................................................. 44
Hình 4.21: Tác động của con người đến RNM.............................................................. 45
Hình 4.22: Đầm nuôi thủy sản xã Hải lạng huyện Tiên Yên ....................................... 46
Hình 4.23: Kết quả tìm kiếm thông tin hình ảnh về khu vực nuôi trồng thủy hải sản ở
xã Hải Lạng trên bộ CSDL của bản đồ. ................................................................ 50
Hình 4.24: Quy hoạch khu nôi trồng thủy hải sản theo quy mô công nghiệp xã Đồng
Rui ............................................................................................................................. 54
Hình 4.25: Quy hoạch khu du lịch sinh thái tại xã Đồng Rui....................................... 54
Hình 4.26: Quy hoạch thu hồi ao đầm NTTS bỏ hoang, xây dựng kế hoạch trồng
rừng phục hồi -Xã Tiên Lãng ................................................................................. 55
Hình 4.27: Quy hoạch các điểm tập kết tàu thuyền ....................................................... 56
Hình 4.28: Quy hoạch khu NTTS và chế biến thủy sản tại xã Đông Hải ................... 56
Hình 4.29: Quy hoạch không gian bảo vệ nghiêm ngặt tại xã Đông Ngũ .................. 57


v

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt
CSDL
CTĐTH
ĐBSCL
ĐDSH
GIS
HST RNM
HTTT

NTTS
RNM
UBND

Nghĩa của từ viết tắt
Cơ sở dữ liệu
Công trình đô thị hóa
Đồng bằng sông Cửu Long
Đa dạng sinh học
Hệ thống thông tin địa lý
Hệ sinh thái rừng ngập mặn
Hệ thống thông tin
Nuôi trồng thủy sản
Rừng ngập mặn
Uỷ ban nhân dân


vi

MỤC LỤC
Trang

PHẦN 1: MỞ ĐẦU.............................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề......................................................................................................................1
1.2. Mục đích của đề tài ......................................................................................................2
1.3. Ý nghĩa ..........................................................................................................................3
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu.......................................................................3
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn .............................................................................................3
1.4. Yêu cầu của đề tài………………………………………………………..3


PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài ............................................................................................4
2.2. Cở sở pháp lý ................................................................................................................5
2.3. Tổng quan về sự phân bố Rừng ngập mặn ................................................................6
2.3.1. Khái quát tình hình phân bố và sử dụng rừng ngập mặn ở trên thế giới và Việt
Nam..............................................................................................................................6
2.3.2. Quan điểm sử dụng Rừng ngập mặn bền vững ......................................................8
2.4. Tổng quan về hệ thống thông tin địa lý - GIS ...........................................................9
2.4.1. Hệ thống thông tin địa lý (GIS - Geographic Informaton system) .......................9
2.4.2. Tình hình ứng dụng GIS trên thế giới .................................................................. 11
2.4.3. Tình hình ứng dụng GIS ở Việt Nam................................................................... 13
2.4.4. Giới thiệu phần mềm GIS được sử dụng trong đề tài ......................................... 14
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU... 17
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 17
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................ 17
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu................................................................................................ 17
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................................ 17
3.3. Nội dung nghiên cứu của đề tài................................................................................ 17
3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của vùng nghiên cứu ............................... 17


i

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một khâu rất quan trọng trong quá trình học tập
của mỗi sinh viên nhằm hệ thống lại toàn bộ lượng kiến thức đó học, vận dụng
lý thuyết vào thực tiễn, bước đầu làm quen với những kiến thức khoa học. Qua
đó sinh viên ra trường sẽ hoàn thiện hơn về kiến thức lý luận, phương pháp làm
việc, năng lực công tác nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn của công việc sau này.
Được sự giúp đỡ của Ban giám hiệu trường Đại học Nông lâm và Ban chủ

nhiệm khoa Quản lý Tài nguyên, em đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ứng dụng
GIS trong nghiên cứu tác động của con người đến rừng ngập mặn trên địa bàn huyện
Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh”.

Trong suốt quá trình thực tập em đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy
cô giáo và anh chị nơi em thực tập tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm,
Ban chủ nhiệm khoa Quản lý Tài nguyên, các thầy cô giáo và đặc biệt là cô
giáo ThS. Ngô Thị Hồng Gấm người đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành
khóa luận tốt nghiệp này.
Do trình độ có hạn mặc dù đã rất cố gắng song bản khóa luận tốt
nghiệp của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được
những ý kiến chỉ bảo của các thầy cô giáo, ý kiến đóng góp của bạn bè để bài
khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày ...... tháng ....... năm 2015
Sinh viên

Đào Thị Mai Thịnh


viii

4.5.3. Đánh giá khả năng ứng dụng của phần mềm MapInfo trong xây dựng bản
đồ tổng hợp tác động của con người đến RNM huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng
Ninh .......................................................................................................................... 48
4.5.4. Các giải pháp khả thi nhằm phục hồi, bảo vệ và phát triển RNM ..................... 51
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................... 58
5.1. Kết luận ...................................................................................................................... 58
5.2. Kiến nghị .................................................................................................................... 59

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 60


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Nằm trong hệ sinh thái đất ngập nước ven biển, rừng ngập mặn (RNM)
được coi là nguồn tài nguyên ven biển vô cùng hữu ích đối với sự phát triển
kinh tế - xã hội và đời sống con người. Các khu rừng ngập mặn là lá phổi
không thể thiếu để đảm bảo cho hệ sinh thái ven biển phát triển. Đặc biệt rừng
ngập mặn có vai trò bảo vệ tới bờ và cửa sông, hạn chế xói lở và tác hại của
bão, sóng đối với hệ thống đê biển.
Rừng ngập mặn ở huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh trước đây có tổng
diện tích khoảng hơn 6000 ha, được coi là hệ sinh thái rừng ngập mặn điển hình
của khu vực phía bắc Việt Nam. Rừng ngập mặn tại địa phương trước đây có
chất lượng rừng tốt, rất phong phú về số lượng loài cây, về hệ sinh thái, về nơi
cư trú của các loài thủy sinh có giá trị kinh tế cao, đã đem lại nguồn lợi và sinh
kế tốt cho người dân địa phương. Tuy nhiên, do quá trình khai thác chặt phá
rừng bừa bãi, khai thác các nguồn lợi hải sản dưới tán rừng không được kiểm
soát và xây dựng các khu đầm nuôi tôm không hợp lý,... đã làm cho rừng ngập
mặn ở đây bị suy thoái nghiêm trọng cả về diện tích (50% - 60%) và chất lượng.
Trong vòng 15 năm qua đã có khoảng 1000 ha đất ngập mặn, RNM bị suy thoái
hoàn toàn và đang bị bỏ hoang. Hiện tại, những diện tích rừng còn sót lại vẫn
đang tiếp tục bị đe doạ tàn phá và suy thoái do liên quan tới những lý do nêu
trên, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường sinh thái, sản xuất và đời sống
các cộng đồng địa phương. Hệ sinh thái RNM huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh
thuộc hệ sinh thái đặc thù rừng ngập mặn ven biển Đông Bắc được xác định là

một trong 12 hệ sinh thái đặc thù bị suy thoái nghiêm trọng nhất hiện nay. Điều
này đã và đang đặt ra cho địa phương nhiều thách thức trong việc bảo tồn, quy
hoạch và sử dụng hợp lý, nhằm khai thác tối đa các hệ sinh thái của RNM.


2

Để giải quyết vấn đề trên, các nhà khoa học nhiều nước trên thế giới đã
tập trung nghiên cứu, đánh giá và đưa ra các phương án sử dụng đất hợp lý nhằm
bảo tồn ĐDSH của hệ sinh thái RNM. Trong đó, phải kể đến sự phát triển không
ngừng của công nghệ GIS. Ra đời đầu thập kỷ 70, công nghệ GIS ngày càng
được áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực nghiên cứu. GIS hỗ trợ chúng ta trong
công tác quản lý nhà nước, quản lý các hệ thống tài nguyên thiên nhiên khác
trong đó có quản lý đất đai, môi trường là lĩnh vực ưu tiên hàng đầu.
Việc xây dựng bản đồ nghiên cứu tác động của con người đến RNM là
một trong những nội dung có ý nghĩa rất quan trọng làm cơ sở để xác định tác
động chính, mức độ, tầm ảnh hưởng và để từ đó xây dựng các phương án làm
giảm thiểu các tác động tiêu cực, đề xuất các giải pháp thực tiễn nhằm bảo tồn
và phát triển HST RNM trên địa bàn huyện, đồng thời phục vụ công tác quản
lý nhà nước về tài nguyên thiên nhiên của các cấp, các ngành nói chung.
Xuất phát từ những vấn đề nói trên, được sự nhất trí của trường Đại học
Nông lâm, ban chủ nhiệm khoa Quản lý Tài nguyên, dưới sự hướng dẫn trực
tiếp của của cô giáo Ths. Ngô Thị Hồng Gấm em tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Ứng dụng GIS trong nghiên cứu tác động của con người đến rừng ngập
mặn trên địa bàn huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh”.
1.2. Mục đích của đề tài
- Thu thập, tổng hợp số liệu, dữ liệu để xác định và đánh giá các tác
động đến từng khu vực.
- Xác định các dạng tác động và mô tả được mức độ của chúng trên bản
đồ được thành lập.

- Xây dựng các bản đồ chuyên đề.
- Ứng dụng bộ phần mềm GIS xây dưng bản đồ tác động của con người
đến RNM trên cơ sở các xây dựng chồng xếp các bản đồ đơn tính.
- Đề xuất các giải pháp khắc phục thực trạng.


3

- Lập quy hoạch sử dụng đất RNM phục vụ cho công tác bảo về và phát
triển rừng ngập mặn trên địa bàn huyện.
1.3. Ý nghĩa
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu
- Nắm vững các kiến thức về xây dựng cơ sở dữ liệu trên công nghệ GIS.
- Sử dụng thành thạo công nghệ GIS.
- Nâng cao kiến thức, kĩ năng và rút ra những kinh nghiệm thực tế phục
vụ cho công tác nghiên cứu sau này.
- Vận dụng và phát huy những kiến thức đã học tập vào nghiên cứu.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Quá trình tìm hiểu thực tế và nghiên cứu ứng dụng phần GIS vào
thực tế và nghiên cứu dựa trên thông tin sẵn để xây dựng bản đồ tác động
của con người.
- Góp phần vào công tác quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên đất hợp
lý, tiết kiệm, hiệu quả đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước.
- Đồng thời đề xuất được các giải pháp thiết thực trong công tác bảo
tồn và phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn trên địa bàn huyện.
1.4. Yêu cầu của đề tài
- Phản ảnh đầy đủ, chính xác tác động của con người đến rừng ngập
mặn trên địa bàn huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh
- Các biện pháp được đề xuất phải mang tính khả thi và phù hợp với

tình hình phát triển kinh tế xã hội nơi thực hiện đề tài.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
- Khái niệm môi trường: Theo khoản 1 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi
trường Việt Nam năm 2014 môi trường được định nghĩa như sau: “Môi
trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con
người, có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người
và sinh vật”.
- Đất ngập nước: Theo Công ước Ramsar, vùng đất ngập nước được
bảo vệ bởi Công ước này được hiểu một cách rất rộng. Theo văn kiện của
Công ước này (Điều 1.1), đất ngập nước được xác định là: “Những vùng đầm
lầy, miền đầm lầy, vùng đất than bùn, vùng đất tự nhiên hoặc nhân tạo, có thể
tồn tại lâu dài hay tạm thời, có nước tĩnh hoặc nước chảy, là nước ngọt, nước
lợ hay nước mặn, bao gồm cả những vùng nước biển có độ sâu không quá 6
mét khi triều kiệt”.
- Bản đồ: là hình ảnh mặt đất được thu gọn lên mặt phẳng tuân theo một
quy luật toán học xác định, chỉ rõ sự phân bố trạng thái, mối liên hệ giữa các yếu
tố tự nhiên, kinh tế, xã hội mà đã được chọn lọc, đặc trưng theo yêu cầu của mỗi
bản đồ cụ thể.
- Bản đồ chuyên đề: là thể loại bản đồ thể hiện rất tỉ mỉ chi tiết đầy đủ và
phong phú nội dung của một vài yếu tố bản đồ địa lý chung, các yếu tố khác còn
lại biểu thị với mức độ kém tỉ mỉ chi tiết, thậm chí không biểu thị.
- Cơ sở dữ liệu: bao gồm dữ liệu không gian và phi không gian (dữ liệu
thuộc tính) được thu thập lưu trữ theo một cấu trúc chuẩn.
+ Dữ liệu đồ họa (còn gọi là dữ liệu hình học): bao gồm thông tin về vị

trí và cấu trúc quan hệ được phân thành các lớp khác nhau như: lớp hành
chính, đường xá,…


5

+ Dữ liệu thuộc tính (còn gọi là dữ liệu chuyên đề): là tập hợp các giá
trị thuộc tính [8].
- Các công ước quốc tế
Việt Nam đã tham gia nhiều chương trình như chương trình con người
và sinh quyển (MAB - Man and Biosphere Programme) của UNESCO. Công
ước Ramsar thông qua ngày 02 tháng 02 năm 1971 tại thành phố Ramsar,
Iran. Là một công ước quốc tế về bảo tồn và sử dụng một cách hợp lý và thích
đáng các vùng đất ngập nước, với mục đích ngăn chặn quá trình xâm lấn ngày
càng gia tăng vào các vùng đất ngập nước cũng như sự mất đi của chúng ở
thời điểm hiện nay cũng như trong tương lai, công nhận các chức năng sinh
thái học nền tảng của các vùng đất ngập nước và các giá trị giải trí, khoa học,
văn hóa và kinh tế của chúng.
Công ước về đa dạng sinh học (Convention on Biological Diversity):
Công ước đa dạng sinh học được UNEP khởi thảo từ năm 1988. Ngày
5/6/1992 tại hội nghị quốc tế về môi trường và phát triển Rio, 168 nước đã ký
vào bản công ước và được thực thi vào ngày 28/11/1994. Việt Nam đã trở
thành thành viên thứ 99 vào tháng 10/1994 của công ước này.
2.2. Cở sở pháp lý
- Luật Đa dạng sinh học 13/11/2008.
- Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam số 52/2014/QH13 được Quốc Hội
Nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 23 tháng 06 năm 2014, có hiệu
lực từ 01 tháng 01 năm 2015.
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính
Phủ về việc “Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật

Bảo vệ Môi trường”.
- Luật bảo vệ và phát triển rừng (có hiệu lực từ 1/4/2005).


6

- Nghị định 18/HĐBT ngày 17/01/1992 của Hội đồng Bộ trưởng quy định
danh mục thực vật rừng, động vật rừng quý, hiếm và chế độ quản lý, bảo vệ.
- Nghị định 179/2013-NĐ-CP ngày 14/11/2013 của chính phủ về việc
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 về quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất Đai.
- Văn bản ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ số 405/TTG-KTN
ngày 16 tháng 3 năm 2009 về việc phê duyệt Đề án phục hồi và phát triển
rừng ngập mặn ven biển giai đoạn 2008-2015.
- Quyết định số 2164/QĐ-BNN-HTQT ngày 20/9/2011 của Bộ Nông
nghiệp và PTNT về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Phục hồi và phát
triển hệ thống rừng ngập mặn phòng hộ ven biển Việt Nam - Giai đoạn I.
- Văn bản số 2435/BNN-TCLN ngày 30 tháng 7 năm 2010 của Tổng
cục lâm nghiệp đề nghị UBND các tỉnh, thành phố ven biển xây dựng phê
duyệt và triển khai thực hiện Dự án phục hồi và phát triển rừng ngập mặn ven
biển giai đoạn 2011-2015.
- Quy phạm số 08/2008/QĐ BTNMT ngày 10 tháng 11 năm 2008 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200,
1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 và 1:10000.
2.3. Tổng quan về sự phân bố Rừng ngập mặn
2.3.1. Khái quát tình hình phân bố và sử dụng rừng ngập mặn ở trên thế
giới và Việt Nam
* Thế giới
Rừng ngập mặn (RNM) có vai trò rất to lớn trong việc đảm bảo cân

bằng sinh thái cho vùng đất ngập nước ven biển đồng thời bảo vệ sự ổn định
của đới bờ biển, vì vậy việc bảo tồn và phát triển (RNM) vừa là điều kiện,
vừa là yêu cầu cấp thiết nhất trong thời gian biến đổi khí hậu lớn trên toàn cầu


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 2.1: Diện tích RNM trên thế giới .............................................................................7
Bảng 4.1. Một số yếu tố khí hậu của huyện Tiên Yên từ năm 2010 - 2014 ............... 22
Bảng 4.2: Cơ cấu kinh tế huyện Tiên Yên năm 2014 ................................................... 24
Bảng 4.3: Tình hình dân số huyện Tiên Yên giai đoạn từ năm 2011 - 2014 .............. 26
Bảng 4.4: Hiện trạng đất rừng ngập mặn huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh năm
2014............................................................................................................. 27
Bảng 4.5: Sản lượng thủy sản khai thác trên bãi triều rừng ngập mặn huyện Tiên yên
giai đoạn 2010 - 2014.............................................................................................. 28
Bảng 4.6: Sản lượng khai thác nguồn lợi từ RNM huyện Tiên Yên năm 2014 ......... 28
Bảng 4.7: Danh mục các công trình đô thị hóa sử dụng diện tích rừng ngập mặn
chuyển đồi ................................................................................................................ 29
Bảng 4.8: Kết quả điều tra ý kiến của người dân tác động của con người đến rừng
ngập mặn trên địa bàn huyện Tiên Yên ................................................................ 29
Bảng 4.9: Các trường dữ liệu thuộc tính về diện tích RNM chuyển đổi sang NTTS
của các xã trong giai đoạn 2010 - 2014 ................................................................. 31
Bảng 4.10: Các trường dữ liệu thuộc tính về sản lượng gỗ, thủy hải sản khai thác trên
bãi triều RNM huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh năm 2014............................. 32
Bảng 4.11: Các trường dữ liệu thuộc tính về sự phân bố và mật độ hoạt động, neo đậu
của tàu thuyền trên địa bàn huyện Tiên Yên năm 2014 ...................................... 33
Bảng 4.12: Các trường dữ liệu thuộc tính về diện tích các công trình đô thị hóa

được xây dựng trên đất rừng ngập mặn huyện Tiên Yên năm 2014 ............ 33
Bảng 4.13: Danh mục các lớp dữ liệu trong bộ CSDL bản đồ..................................... 34


8

*Việt Nam
Nước ta có bờ biển kéo dài 3620 km với khí hậu nhiệt đới gió mùa đã
tạo điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng, phát triển của cây ngập mặn. Nghiên
cứu của Phan Nguyên Hồng (1987) cho thấy RNM ở Việt Nam chia thành 4
khu vực bao gồm:
• Khu vực 1: Ven biển Đông Bắc từ Móng cái (Quảng Ninh) đến Đồ
Sơn (Hải phòng).
• Khu vực 2: Ven biển đồng bằng Bắc Bộ từ Đồ Sơn đến Lạch Trường
(Thanh Hóa)
• Khu vực 3: Ven biển miền Trung kéo dài từ Lạch Trường tới Vũng Tàu.
• Khu vực 4: Ven biển Nam Bộ (từ mũi Vùng Tàu đến Hà Tiên).
Theo tác giả Maurand (1943), Việt Nam có khoảng 400.000 ha rừng
ngập mặn mà chủ yếu là ở Nam Bộ. Trong đó, vùng rừng cửa sông Sài Gòn Đồng Nai là 40.000 ha, Cà Mau là 150.000 ha, miền Trung và miền Bắc là
40.000 ha và các nơi khác là 20.000 ha. Diện tích RNM của Việt Nam đã giảm
một cách rõ rệt qua nhiều thời kỳ. Đặc biệt, do quá trình phát triển môi trường
nuôi trồng thủy sản thiếu kiểm soát đã làm diện tích RNM của Việt Nam giảm
đến mức báo động [3].
2.3.2. Quan điểm sử dụng Rừng ngập mặn bền vững
Vào cuối những năm của thập kỷ 80 và những năm đầu của thập kỷ 90,
loài người đã phải đương đầu với những thách thức lớn do suy thoái về nguồn
lực và giảm cấp về môi trường. Trong tình hình đó, quan niệm mới về sự phát
triển đã được đặt ra đó là phát triển đã được đặt ra đó là phát triển bền vững.
Mục tiêu của phát triển bền vững là xây dựng một hệ thống ổn định về
mặt sinh thái, có tiềm lực kinh tế, có khả năng thỏa mãn nhu cầu của con

người mà không làm cạn kiệt nguồn tài nguyên, đồng thời phải khôi phục các
vùng đất đã bị thoái hóa và bảo vệ không gây ô nhiễm môi trường.


9

Theo Brundtlandetal (1987), phát triển bền vững là một dạng phát triển
mới, nó kết hợp quá trình sản xuất với bảo tồn nguồn tài nguyên và đề cao
môi trường. Phát triển bền vững phải đáp ứng được những nhu cầu ở hiện tại
mà không làm ảnh hưởng đến những nhu cầu ở tương lai.
Theo FAO (1989), phát triển bền vững là sự quản lý và bảo tồn cơ sở tài
nguyên thiên nhiên, là sự định hướng thay đổi của công nghệ và thể chế như một
cách thức để bảo đảm sự thỏa mãn nhu cầu của con người cho các thế hệ hiện tại
và tương lai.
Sử dụng RNM bền vững là việc khai thác các nguồn lợi từ HST RNM gắn
liền với bảo vệ môi trường và gìn giữ ĐDSH vùng đất ngập nước.
2.4. Tổng quan về hệ thống thông tin địa lý - GIS
2.4.1. Hệ thống thông tin địa lý (GIS - Geographic Informaton system)
2.4.1.1. Khái niệm
Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System - GIS) được
định nghĩa như là một thu thập có tổ chức của phần cứng, phần mềm, dữ liệu
địa lý và con người được thiết kế nhằm nắm bắt, lưu trữ, cập nhật, sử dụng,
phân tích và hiển thị các thông tin liên quan đến địa lý. Mục đích đầu tiên của
GIS là xử lý không gian hay các thông tin liên quan đến địa lý.
Một hệ thống thông tin địa lý gồm 5 thành phần cơ bản với những chức
năng rõ ràng. Đó là phần cứng, phần mềm, cơ sở dữ liệu, con người và quy
trình. Nó hỗ trợ việc ra quyết định cho việc quy hoạch và quản lý sử dụng đất,
tài nguyên thiên nhiên, môi trường, giao thông và những việc lưu trữ dữ liệu
hành chính [8].
2.4.1.2. Cấu trúc cơ sở dữ liệu trong GIS

Cơ sở dữ liệu GIS là một tập hợp các thông tin (các tệp dữ liệu) ở dạng
vector, raster và bảng số liệu với những cấu trúc chuẩn bảo đảm cho các bài
toán đề tài có mức độ phức tạp khác nhau [2].


10

Số liệu không gian: là những mô tả của hình ảnh bản đồ số, chúng bao
gồm toạ độ, quy luật, các ký hiệu dùng để xác định một hình ảnh bản đồ cụ
thể trên từng bản đồ. Hệ thống thông tin địa lý dùng các số liệu không gian để
tạo ra một bản đồ hay hình ảnh bản đồ trên giấy thông qua thiết bị ngoại vi…
Số liệu phi không gian: là những diễn tả đặc tính, số lượng, mối quan
hệ của các hình ảnh bản đồ với vị trí địa lý của chúng. Các số liệu phi không
gian được gọi là dữ liệu thuộc tính, chúng liên quan đến vị trí địa lý hoặc các
đối tượng không gian và liên kết chặt chẽ với chúng trong hệ thống thông tin
địa lý thông qua một cơ chế thống nhất chung.
- Mô hình thông tin không gian.
+ Mô hình Vector: Thực thể không gian được biểu diễn thông qua các
phần tử cơ bản là điểm, đường, vùng. Vị trí không gian của thực thể được xác
định bởi toạ độ trong một hệ thống toạ độ thống nhất toàn cầu (hệ toạ độ địa lý).
+ Mô hình Raster: Phản ánh toàn bộ vùng nghiên cứu dưới dạng một
lưới các ô vuông hay điểm ảnh (pixel).
- Mô hình thông tin thuộc tính: Số liệu phi không gian hay còn gọi là
thuộc tính là những mô tả về đặc tính, đặc điểm về các hiện tượng xảy ra tại các
vị trí địa lý xác định. Một trong các chức năng đặc biệt của công nghệ GIS là khả
năng của nó trong việc liên kết và xử lý đồng thời giữa dữ liệu bản đồ và dữ liệu
thuộc tính [5].
2.4.1.3. Ứng dụng GIS trong lĩnh vực Quản lý môi trường
- Nghiên cứu và Quản lý Hệ sinh thái.
- Xây dựng dữ liệu môi trường.

- Quản lý dữ liệu môi trường.
- Quy hoạch các nhân tố môi trường.
- Quản lý chất thải.
- Hỗ trợ quản lý các sự cố môi trường.


11

2.4.1.4. GIS trong thành lập bản đồ
- GIS trong thành lập bản đồ có 2 ứng dụng :
+ Tự động hoá quá trình xây dựng bản đồ.
+ Sản xuất những bản đồ mới qua phân tích, xử lý dữ liệu.
- Ưu điểm của GIS trong thành lập bản đồ.
+ Ưu điểm chính trong tự động hoá là sửa chửa dễ dàng.
+ Các đối tượng có thể thay đổi trong bản đồ số mà không cần vẽ lại.
+ Tỷ lệ và phép chiếu thay đổi dễ dàng [8].
2.4.2. Tình hình ứng dụng GIS trên thế giới
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, đã tạo nền tảng cho
sự phát triển của công nghệ GIS với các chức năng vượt trội về đồ họa và phân
tích quản lý dữ liệu. GIS đã được ứng dụng đầu tiên vào năm 1964, Canada đã
xây dựng hệ thống thông tin địa lý đầu tiên trên thế giới có tên gọi là Canadian
Geographical Information system để xử lý thông tin về nông nghiệp, lâm
nghiệp, sử dụng đất và động vật hoang dã. Ở các nước trong khu vực Đông
Nam Á, Liên hợp Quốc chủ trì chương trình cơ sở hạ tầng về Thông tin Địa lý
châu Á - Thái Bình Dương (GIS infastructure for a Asia and the Pacific) bắt
đầu từ năm 1995 tại Malaysia. Với sự hình thành các nhóm nghiên cứu về: hệ
quy chiếu và địa giới hành chính, hệ thống pháp lý, bản đồ nền, chuẩn hóa
thông tin. Vấn đề xây dựng các CSDL địa lý toàn cầu và khu vực đang là một
nhu cầu lớn được nhều nước quan tâm giải quyết các vấn đề mang tính chiến
lược phát triển đối với mỗi quốc gia cũng như trên toàn cầu [9].

Hiện nay, trên thế giới, ứng dụng công nghệ GIS trở nên phổ biến, có
khoảng trên 60.000 tổ chức và cá nhân sử dụng GIS trong rất nhiều lĩnh vực
khác nhau. Trong nhiều năm trở lại đây GIS đã được các nhà khoa học thuộc
nhiều lĩnh vực như: địa chất, thổ nhưỡng, quy hoạch sử dụng đất,… nghiên cứu


12

và đã ứng dụng thành công trong nhiều công trình có giá trị. Có thể điểm qua
một số thành tựu, đó là:
- FAO (1983) đã ứng dụng GIS trong mô hình phân vùng sinh thái nông
nghiệp để đánh giá tài nguyên đất đai trên phạm vi toàn thế giới ở tỷ lệ bản đồ
1/5.000.000.
- Đánh giá và quy hoạch đất ở Srilanca (1991).
- Ứng dụng mô hình số hoá độ cao DEM (Digital Evaluation Model) để
xây dựng bản đồ địa hình, từ đó phân tích địa chất, địa mạo của khu vực.
- Năm 1995 đã tiến hành đánh giá đất trồng lúa vùng lưu vực sông Ping
- Huyện Mactang - Tỉnh ChiangMai - Thái Lan.
- Đánh giá tính toán, xây dựng các mô hình chống xói mòn trên các
vùng đất dốc.
- Ứng dụng GIS để điều khiển quản lý giao thông phòng cháy chữa
cháy và vấn đề an ninh, chiến sự các quốc gia.
- Ứng dụng thành lập bản đồ đất ngập nước tại vùng phía Nam của
Califonia của Shawna Dark năm 2006.
- Ứng dụng thành lập bản đồ đất ngập nước cho vùng Twin Cities
Metropolion của Joseph F.Knight năm 2009.
- Viện nghiên cứu hàng không vũ trụ của Mỹ (Nasa), Nhật Bản (Nasda)
đã ứng dụng thành công sự kết hợp giữa khoa học viễn thám và công nghệ
GIS trong việc dự báo mang tính toàn cầu về: khí hậu, sự thay đổi cấu trúc
sinh quyển, các hiện tượng cháy rừng.

Một số nước phát triển như Canada, Úc, Thụy Điển,… đã ứng dụng
GIS để xây dựng một hệ thống thông tin chuyên dụng khác như HTTT địa
chính phục vụ cho các mục đích đa dạng về quản lý trong ngành địa chính,
ngoài ra có các công trình nghiên cứu để ứng dựng bảo vệ tài nguyên thiên
nhiên và bảo vệ môi trường hiện nay.


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang

Hình 3.1: Sơ đồ Quy trình thành lập bản đồ tác động của con người đến rừng ngập
mặn huyện Tiên Yên ............................................................................................... 18
Hình 4.1: Biểu đồ cơ cấu kinh tế huyện Tiên Yên năm 2014 ...................................... 25
Hình 4.2: Biểu đồ mức độ tác động của con người đến RNM ..................................... 30
Hình 4.3: Bảng dữ liệu thuộc tính về biến động diện tích RNM chuyển đổi sang
NTTS giai đoạn 2010 - 2014.................................................................................. 31
Hình 4.4: Bảng dữ liệu thuộc tính về sản lượng gỗ, thủy hải sản khai thác trên bãi
triều RNM huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh năm 2014................................... 32
Hình 4.5: Bảng dữ liệu thuộc tính về sự phân bố và mật độ hoạt động, neo đậu của
tàu thuyền trên địa bàn huyện Tiên Yên năm 2014. ............................................ 33
Hình 4.6: Bảng dữ liệu thuộc tính về hiện trạng phân bố và diện tích các công trình đô
thị hóa được xây dựng trên đất rừng ngập mặn huyện Tiên Yên năm 2014 ..... 34
Hình 4.7: Cơ sở dữ liệu bản đồ đảm bảo khả năng truy cập dữ liệu ............................ 35
Hình 4.8: Hộp thoại Creat Thematic Map (Ranges) ..................................................... 36
Hình 4.9: Hộp thoại Creat Thematic Map (Bar chart Default) .................................... 36
Hình 4.10: Bản đồ biến động diện tích RNM chuyển đổi sang NTTS giai đoạn 2010 2014 huyện Tiên Yên - tỉnh Quảng Ninh.............................................................. 37
Hình 4.11: Hộp thoại Creat Thematic Map (Red Dots) ................................................ 38
Hình 4.12: Bản đồ sản lượng khai thác nguồn lợi từ RNM huyện Tiên Yên, tỉnh

Quảng Ninh giai đoạn 2010 - 2014 ....................................................................... 38
Hình 4.13: Hộp thoại Creat Thematic Map (Industry) .................................................. 39
Hình 4.14: Bản đồ phân bố và mật độ hoạt động, neo đậu của tàu thuyền huyện Tiên
Yên năm 2014.......................................................................................................... 40
Hình 4.15: Hộp thoại Creat Thematic Map (Income) ................................................... 41
Hình 4.16: Bản đồ diện tích các công trình đô thị hóa được xây dựng trên đất rừng
ngập mặn huyện Tiên Yên năm 2014 ................................................................... 41


14

- Nghiên cứu: “Ứng dụng viễn thám và GIS thành lập bản đồ đất ngập
nước tỉnh Kom Tum” đã xây dựng khá thành công cơ sở dữ liệu bản đồ đất ngập
nước trên máy tính cho địa bàn tỉnh Kom Tum. Kết quả nghiên cứu đã cung cấp
các dữ liệu thông tin cho công tác quản lý đất ngập nước trên địa bàn tỉnh [5].
Qua đó cho thấy công nghệ GIS đóng vai trò hết sức quan trọng trong
nghiên cứu và quản lý, đặc biệt quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên trong đó
có quản lý các vùng đất ngâp nước.
2.4.4. Giới thiệu phần mềm GIS được sử dụng trong đề tài
Trong phạm vi đề tài này chúng tôi áp dụng phần mềm chủ yếu là: bộ
phần mềm Mapinfo.
* Phần mềm Mapinfo: là một công cụ khá hữu hiệu để tạo và quản lý cơ sở
dữ liệu địa lý, một phần mềm của hệ thống thông tin địa lý với các chức năng
chính như sau:
- Số hóa các đối tượng đồ họa.
- Xây dựng thuộc tính và liên kết dữ liệu thuộc tính với dữ liệu
không gian.
- Lập các biểu đồ và các bản đồ chuyên đề.
- Liên kết trao đổi dữ liệu với các phần mềm khác trong GIS.
Mapinfo gồm các file dữ liệu với các phần mở rộng sau:

[*.Tab]: Chứa các thông tin mô tả cấu trúc dữ liệu.
[*.Dat]: Chứa các thông tin nguyên thủy.
[*.Map]: Chứa các thông tin mô tả đối tượng không gian.
[*.ID]: Chứa các thông tin về chỉ số liên kết không gian và thuộc tính.
[*.Ind]: Chứa các thông tin về chỉ số đối tượng [1].
2.4.4.1. Các dữ liệu trong Mapinfo
Khi người dùng tạo ra các table trong Mapinfo, lưu cất các workspace,
nhập hoăc xuất dữ liệu. Mapinfo sẽ tạo ra rất nhiều các file với các phần mở
rộng khác nhau. Các file dữ liệu trong mapinfo bao gồm:


15

- Tên file *.DAT: File dữ liệu dạng bảng tính cho một table format của
Mapinfo.
- Tên file *. MAP: Chứa thông tin địa lý mô tả các đối tượng trên bản đồ.
- Tên file *.TAB: Đây là các file chính cho các table của Mapinfo nó
đươc kết hợp với các file khác như .DAT, DBF…
- Tên file *.ID: File index cho các đối tượng đồ họa của Mapinfo
(file *.DAT).
- Tên file *.DBF: File dữ liệu bảng tính format dBASE.
- Tên file *MID: Format nhập/xuất dữ liệu dạng bảng của Mapinfo, file
*.MID kết hợp với file .MIF.
- Tên file *.MIF: Format nhập/xuất dữ liệu cho các đối tượng đồ họa
Mapinfo, file *.MIF kết hợp với file .MID.
- Tên file *.TXT: File bảng thuộc tính format ASCII.
- Tên file *.WKS: File thuộc tính format Lotus 1,2,3.
- Tên file *.WOR: File lưu Workspace trong Mapinfo [1].
2.4.4.2. Cách tổ chức thông tin trong Mapinfo
Dữ liệu không gian trong Mapinfo được chia thành 2 loại, dữ liệu

không gian và dữ liệu phi không gian (dữ liệu thuộc tính). Trong Mapinfo
mỗi loại dữ liệu trên có phương thức tổ chức thông tin khác nhau.
- TABLE (bảng): Trong Mapinfo dữ liệu không gian cũng được phân ra
thành các lớp thông tin khác nhau (layer), mỗi lớp thông tin không gian được
đặt trong một table. Người dùng có thể thực hiện các thao tác đóng, mở, sửa
đổi, lưu cất… các table này.
- WORKSPACE (vùng làm việc): Khái niệm thứ hai cần quan tâm
trong Mapinfo là các workspace. Mỗi table trong Mapinfo chỉ chứa một lớp
thông tin, trong khi đó trên một không gian làm việc có rất nhiều lớp thông tin
khác nhau. Workspace chính là phương tiện để gộp toàn bộ lớp thông tin khác
nhau lại tạo thành một tờ bản đồ hoàn chỉnh với đầy đủ các yếu tố nội dung, hơn
thế nữa một workspace còn có thể chứa các bảng tính, các biểu đồ, layout.


×