ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------
BÀN TÒN KHOA
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
TẠI XÃ NẬM LÀNH - HUYỆN VĂN CHẤN - TỈNH YÊN BÁI
GIAI ĐOẠN 2010 - 2014”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
: Chính quy
Chuyên ngành
: Địa chính môi trường
Khoa
: Quản lý Tài nguyên
Khóa học
: 2011 - 2015
Giảng viên hướng dẫn
: ThS. Nguyễn Đình
Khoa Quản lý Tài nguyên - Trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên - 2015
i
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài, bản thân em luôn nhận được sự quan tâm
giúp đỡ chỉ bảo tận tình của các thầy, cô giáo trong khoa Quản lý Tài Nguyên
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, cùng các phòng, ban của nhà trường và
địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để em hoàn thành báo cáo khóa luận tốt
nghiệp này.
Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong Trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên nói chung, các thầy, cô giáo trong khoa Quản lý Tài
Nguyên nói riêng đã tận tình dạy dỗ, chỉ bảo ân cần trong suốt thời gian em học tập
tại trường, trong đó đặc biệt là thầy giáo Ths. Nguyễn Đình Thi - người đã trực tiếp
hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt thời gian em thực hiện đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Địa chính - Xây dựng và Môi trường xã Nậm
Lành đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ em trong thời gian nghiên cứu làm đề
tài tại xã Nậm Lành .
Cuối cùng từ đáy lòng mình, em xin kính chúc các thầy, cô giáo và các cô,
chú mạnh khỏe, hạnh phúc, thành đạt trong cuộc sống.
Em xin chân thành cám ơn !
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 05 năm 2015
Sinh viên
Bàn Tòn Khoa
ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Phân bổ diện tích các loại cây trồng theo bảng thông kê đất đai hàng năm
của xã. ...............................................................................................................21
Bảng 4.2: Thống kê gia súc, gia cầm xã năm 2014 ..................................................21
Bảng 4.3: Biểu phân bố dân số theo thành phần dân tộc ..........................................23
Bảng 4.4: Hiện trạng các tuyến đường giao thông trên địa bàn xã Nậm Lành..................24
Bảng 4.5: hiện trạng công trình thủy lợi của xã Nậm Lành 2014 .............................25
Bảng 4.6: Diện tích, cơ cấu sử dụng đất giai đoạn 2010 – 2014 .............................29
Bảng 4.7: Diện tích cơ cấu sử dụng đất trước và sau quy hoạch của xã Nậm Lành
giai đoạn 2010 - 2014 .......................................................................................32
Bảng 4.8: Hiện trạng sử dụng các loại đất nông nghiệp xã Nậm Lành năm 2014 ...39
Bảng 4.9: Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp xã Nậm Lành Năm 2014 ..........40
Bảng 4.10: Chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất của xã Nậm Lành đến năm 2020 ... Error!
Bookmark not defined.
Bảng 4.11: Kết quả biến động diện tích đất đai xã Nậm Lành giai đoạn 2010 - 2014
..........................................................................................................................43
Bảng 4.12: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu SDĐ trong quy hoạch SDĐ giai đoạn
2010 - 2014 xã Nậm Lành ................................................................................46
Bảng 4.13: Kết quả chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông
nghiệp ...............................................................................................................50
Bảng 4.14: Kết quả sử dụng đất để thực hiện các công trình, dự án trong giai đoạn
quy hoạch 2010 -2014 xã Nậm Lành ...............................................................52
Bảng 4.15: Kết quả thực hiện việc thu hồi đất trong quy hoạch giai đoạn 2010 2014 ..................................................................................................................54
Bảng 4.16: Tổng hợp kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất xã Nậm Lành giai
đoạn 2010 – 2014 .............................................................................................57
iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ, cụm từ viết tắt
Nghĩa của từ, cụm từ viết tắt
AN
An ninh
CNH-HĐH
Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
BTNMT
Bộ tài nguyên môi trường
CP
Chính phủ
CV
Công văn
CHN
Cây hàng năm
CLN
Cây lâu năm
CTSN
Công trình sự nghiệp
COC
Đất cỏ dùng vào chăn nuôi
CHNK
Cây hàng năm khác
KHSDĐ
Kế hoạch sử dụng đất
MĐCC
Mục đích công cộng
MNCD
Mặt nước chuyên dùng
NN
Nông nghiệp
NĐ
Nghị định
PNN
Phi nông nghiệp
QHSDĐ
Quy hoạch sử dụng đất
QH
Quy hoạch
TS
Thủy sản
TSCQ
Trụ sở cơ quan
TT
Thông tư
UBND
Ủy ban nhân dân
iv
MỤC LỤC
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ...........................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài. ......................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài ...........................................................................2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................2
1.4. Yêu cầu của đề tài ................................................................................................3
1.5. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.........................................................................4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài ....................................................................................4
2.1.1. Đất đai, tư liệu sản xuất đặc biệt .......................................................................4
2.1.2. Vai trò và ý nghĩa của đất đai trong sản xuất vật chất và phát triển kinh tế xã
hội. ......................................................................................................................4
2.1.3. Khái niệm và các loại hình quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai ....................5
2.1.4. Tầm quan trọng của việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai .......7
2.1.5. Cơ sở pháp lý của việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai ...........8
2.2. Tình hình quy hoạch sử dụng đất trên thế giới và trong nước .............................9
2.2.1. Tình hình quy hoạch sử dụng đất trên thế giới .................................................9
2.2.2. Tình hình quy hoạch sử dụng đất ở nước ta ....................................................11
2.2.3. Cơ sở thực tiễn của việc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất xã Nậm Lành huyện Văn Chấn - tỉnh Yên Bái. ......................................................................14
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...16
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................16
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành .........................................................................16
3.3. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................16
3.3.1. Điều tra sơ bộ về tình hình cơ bản của xã Nậm Lành .....................................16
3.3.2. Kế hoạch quy hoạch sử dụng đất xã Nậm Lành giai đoạn 2010 - 2014 ........16
3.3.3. Sơ lược về hiện trạng sử dụng đất và tình hình quản lý đất đai của xã Nậm
Lành - huyện Văn Chấn giai đoạn 2010 - 2014 ..............................................16
v
3.3.4. Đánh giá kết quả thực hiên quy hoạch sử dụng đất của UBND xã Nậm Lành
giai đoạn 2010 - 2014 .......................................................................................16
3.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................16
3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu .............................................................16
3.4.2. Phương pháp phân tích, thống kê ....................................................................17
3.4.3. Phương pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá, so sánh ......................................17
3.4.4. Phương pháp điều tra đã ngoại bổ sung ..........................................................17
3.4.5. Phương pháp xử lý số liệu ...............................................................................17
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.....................................18
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Nậm Lành - huyện Văn Chấn - tỉnh
Yên Bái. ............................................................................................................18
4.1.1. Điều kiện tư nhiên ...........................................................................................18
4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ..................................................................................20
4.1.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập ..........................................................22
4.1.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, môi trường và áp lực đối với
việc sử dụng đất. ...............................................................................................27
4.2. Kế hoạch quy hoạch sử dụng đất xã Nậm Lành giai đoạn 2010 - 2014 ............28
4.3. Sơ lược về hiện trạng sử dụng đất và tình hình quản lý đất đai của xã Nậm Lành
giai đoạn 2010 - 2014 .......................................................................................31
4.3.1. Biến động sử dụng đất giai đoạn 2010 - 2014 ................................................31
4.3.2. Sơ lược tình hình quản lý đất đai của xã Nậm Lành .......................................35
4.4. Hiện trạng sử dụng đất và biến động các loại ....................................................38
4.4.1. Phân tích hiện trạng sử dụng các loại đất........................................................38
4.4.2. Chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020. Error! Bookmark not defined.
4.5. Đánh giá kết quả thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất của xã Nậm Lành
giai đoạn 2010 - 2014 .......................................................................................41
4.5.1. Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2010 - 2014 ....41
4.6. Kết quả thực hiện việc thu hồi đất. ....................................................................53
vi
4.7. Tổng hợp kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất xã Nậm Lành giai đoạn
2010 - 2014: ......................................................................................................56
4.8. Những tồn tại chủ yếu trong quá trình thực hiện quy hoạch sử dụng đất của xã
Nậm Lành giai đoạn 2010 - 2014, nguyên nhân và giải pháp khắc phục ........58
4.8.1. Những tồn tại chủ yếu trong việc thực hiện quy hoạch ..................................58
4.8.2. Một số giải pháp khắc phục những tồn tại trong việc thực hiện quy hoạch sử
dụng đất ............................................................................................................58
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................61
5.1.Kết luận ...............................................................................................................61
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................63
1
PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài.
Đất đai đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống của con người. Đất là
sản phẩm của thiên nhiên đã trao tặng cho con người, là nguồn gốc của mọi của cải
vật chất trong xã hội, là tư liệu sản xuất đặc biệt không gì thay thế được đối với sản
xuất nông nghiệp và lâm nghiệp. Đất đai là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây
dựng các cơ cấu kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng. Nhận thấy tầm quan
trọng của đất đai Mác đã khái quát rằng: “Đất là mẹ, sức lao động là cha sản sinh
ra của cải vật chất”.
Khi xã hội ngày càng phát triển cùng với sự bùng nổ dân số đã làm cho đất
đai ngày càng chịu áp lực nặng nề hơn, nhu cầu về đất ở cho các hoạt động phục vụ
con người ngày càng tăng trong khi quỹ đất của chúng ta lại có giới hạn. Nước ta với
3/4 diện tích là đồi núi nên việc khai thác và sử dụng đất còn gặp nhiều khó khăn, phần
diện tích đất bằng thì nhỏ, việc sử dụng còn chưa hợp lý, chồng chéo thiếu khoa học
nên hiệu quả chưa cao. Do vậy, vấn đề quy hoạch và kế hoạch hoá việc sử dụng đất đai
là vấn đề cấp thiết hiện nay.
Trong quá trình CNH - HĐH, nhu cầu về đất đai trong xã hội ngày một tăng,
biến động về đất đai ngày càng nhiều. Do vậy, công tác quản lý và sử dụng đất đai
đã và đang được Đảng và Nhà nước quan tâm, đưa ra những chính sách nhằm sử
dụng đất đai một cách bền vững và có hiệu quả cao.
Quy hoạch sử dụng đất đai có nhiệm vụ bố trí, sắp xếp lại nền sản xuất của
các lĩnh vực một cách hợp lý trên cơ sở dự báo nhu cầu phát triển của các lĩnh vực
và định hướng phát triển kinh tế của từng vùng cũng như toàn lãnh thổ. Đồng thời
quy hoạch sử dụng đất còn là biện pháp hữu hiệu của nông nghiệp nhằm tổ chức lại
việc sử dụng đất đai, phát huy ngành và lãnh thổ, hạn chế sự chồng chéo tránh gây
lãng phí đất đai, tránh tình trạng chuyển mục đích tuỳ tiện làm giảm nghiêm trọng
quỹ đất trong nông nghiệp.
2
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, Văn Chấn nói chung và
xã Nậm Lành nói riêng, sự phát triển kinh tế và gia tăng dân số đã và đang gây áp
lực lớn trong quá trình sử dụng đất đai. Nắm rõ được tình hình địa phương, UBND
huyện Văn Chấn, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, UBND xã Nậm Lành đã
xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất đai giai đoạn 2010 - 2020. Trong quá
trình thực hiện quy hoạch đã tạo ra những chuyển biến lớn, kinh tế phát triển, cơ sở
hạ tầng được nâng cấp và làm mới phục vụ tốt cho phát triển sản xuất và đời sống.
Tuy vậy cũng phát sinh nhiều vấn đề nằm ngoài phương án quy hoạch đặc biệt là
trong giai đoạn những năm gần đây. Để việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất các
giai đoạn sau tốt hơn các giai đoạn trước là nội dung quan trọng.
Chính vì vậy được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa Quản lý Tài nguyên,
sự giúp đỡ của UBND xã Nậm Lành, huyện Văn Chấn, đặc biệt là sự hướng dẫn tận
tình của thầy Th.s Nguyễn Đình Thi em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá
công tác thực hiện quy hoạch sử dụng đất tại xã Nậm Lành - huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2010 - 2014”.
1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở tìm hiểu công tác thực hiện quy hoạch sử dụng đất của xã Nậm
Lành - huyện Văn Chấn - tỉnh Yên Bái giai đoạn 2010 - 2014 nhằm thấy được sự
hợp lý và chưa hợp lý của phương án quy hoạch, đánh giá được những thành tựu,
hạn chế, tồn tại trong việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt từ đó
đề xuất các giải pháp khắc phục.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Điều tra, phân tích, đánh giá về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của xã
Nậm Lành - huyện Văn Chấn - tỉnh Yên Bái.
- Phân tích, đánh giá tình hình sử dụng đất.
- Đánh giá kết quả thực hiên quy hoạch sử dụng đất.
- Đề xuất các biện pháp thực hiện kế hoạch sử dụng đất hiệu quả hơn.
ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Phân bổ diện tích các loại cây trồng theo bảng thông kê đất đai hàng năm
của xã. ...............................................................................................................21
Bảng 4.2: Thống kê gia súc, gia cầm xã năm 2014 ..................................................21
Bảng 4.3: Biểu phân bố dân số theo thành phần dân tộc ..........................................23
Bảng 4.4: Hiện trạng các tuyến đường giao thông trên địa bàn xã Nậm Lành..................24
Bảng 4.5: hiện trạng công trình thủy lợi của xã Nậm Lành 2014 .............................25
Bảng 4.6: Diện tích, cơ cấu sử dụng đất giai đoạn 2010 – 2014 .............................29
Bảng 4.7: Diện tích cơ cấu sử dụng đất trước và sau quy hoạch của xã Nậm Lành
giai đoạn 2010 - 2014 .......................................................................................32
Bảng 4.8: Hiện trạng sử dụng các loại đất nông nghiệp xã Nậm Lành năm 2014 ...39
Bảng 4.9: Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp xã Nậm Lành Năm 2014 ..........40
Bảng 4.10: Chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất của xã Nậm Lành đến năm 2020 ... Error!
Bookmark not defined.
Bảng 4.11: Kết quả biến động diện tích đất đai xã Nậm Lành giai đoạn 2010 - 2014
..........................................................................................................................43
Bảng 4.12: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu SDĐ trong quy hoạch SDĐ giai đoạn
2010 - 2014 xã Nậm Lành ................................................................................46
Bảng 4.13: Kết quả chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông
nghiệp ...............................................................................................................50
Bảng 4.14: Kết quả sử dụng đất để thực hiện các công trình, dự án trong giai đoạn
quy hoạch 2010 -2014 xã Nậm Lành ...............................................................52
Bảng 4.15: Kết quả thực hiện việc thu hồi đất trong quy hoạch giai đoạn 2010 2014 ..................................................................................................................54
Bảng 4.16: Tổng hợp kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất xã Nậm Lành giai
đoạn 2010 – 2014 .............................................................................................57
4
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Đất đai, tư liệu sản xuất đặc biệt
Đất là sản phẩm của tự nhiên, xuất hiện trước con người, tồn tại ngoài ý
muốn của con người và ngay từ thời kỳ sơ khai thì con người đã biết sử dụng đất để
phục vụ cho đời sống của mình: Để ở, để sản xuất… Với xã hội ngày càng phát
triển, nhu cầu của con người ngày càng cao thì đất đai chiếm vị trí hàng đầu, nó
không những cung cấp cho con người tư liệu vật chất để sinh tồn và phát triển mà
còn cung cấp điều kiện cần thiết để hưởng thụ, đồng thời đáp ứng nhu cầu cho cuộc
sống của nhân loại.
Đất đai là điều kiện vật chất chung nhất đối với mọi ngành sản xuất và hoạt
động của con người vừa là đối tượng lao động, vừa là phương tiện lao động. Nói
cách khác, không có đất sẽ không có sản xuất cũng như không có sự tồn tại của con
người. Vì vậy đất đai là “Tư liệu sản xuất đặc biệt”.
Kinh tế xã hội ngày càng phát triển, cùng với sự bùng nổ về dân số thì vấn đề
về đất đai luôn được chú trọng và quan tâm hàng đầu. Đặc biệt riêng với Việt Nam
dân số sống bằng sản xuất nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng cao thì vấn đề sử dụng
đất đai hợp lý và khoa học là rất cần thiết.
2.1.2. Vai trò và ý nghĩa của đất đai trong sản xuất vật chất và phát triển kinh tế
xã hội
Nói về vai trò của đất đai đối với sản xuất, Mác khẳng định “Lao động không
phải là nguồn duy nhất sinh ra của cải vật chất và giá trị tiêu thụ, lao động chỉ là
cha của cải vật chất, còn đất là mẹ”.
Đất đai là khoảng không gian lãnh thổ cần thiết đối với mọi quá trình sản xuất
trong các ngành kinh tế quốc dân và hoạt động của con người. Nó tham gia trực tiếp vào
quá trình sản xuất, tuy nhiên vai trò của đất đai với các ngành là khác nhau.
5
- Đối với ngành phi nông nghiệp: Đất đai giữ vai trò thụ động với chức năng
là cơ sở không gian và vị trí để hoàn thiện quá trình lao động, là kho tàng dự trữ
trong lòng đất (các khoảng sản). Quá trình sản xuất và sản phẩm được tạo ra không
phụ thuộc vào đặc điểm và độ phì nhiêu của đất, chất lượng thảm thực vật và các
tính chất sẵn có trong đất.
- Đối với các ngành nông lâm nghiệp: Lao động là yếu tố tích cực của quá
trình sản xuất, là điều kiện vật chất đồng thời là đối tượng lao động (cày, bừa,
xới…).Quá trình sản xuất nông - lâm nghiệp luôn liên quan chặt chẽ tới độ phì
nhiêu và quá trình sinh học của đất.
Thực tế cho thấy, trong quá trình phát triển của xã hội loài người, sự hình
thành và phát triển của mọi nền văn minh vật chất, văn minh tinh thần, các thành
tựu khoa học công nghệ đều được hình thành trên nền tảng cơ bản - sử dụng đất.
Trong quá trình CNH - HĐH đất nước cùng với sự bùng nổ dân số đã làm
cho mối quan hệ giữa người với đất ngày càng căng thẳng, đòi hỏi con người cần có
biện pháp sử dụng đất hợp lý và có hiệu quả.
2.1.3. Khái niệm và các loại hình quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai
* Khái niệm:
Quy hoạch sử dụng đất đai là một hiện tượng kinh tế xã hội đặc thù. Đây là
một hoạt động vừa mang tính khoa học, vừa mang tính pháp lý một hệ thống các
biện pháp kỹ thuật, kinh tế, xã hội được xử lý bằng các phân tích tổng hợp về sự
phân bố địa lý và các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội có tính chất đặc trưng. Từ đó
đưa ra các giải pháp định vị cụ thể của việc tổ chức phát triển kinh tế - xã hội của
một vùng lãnh thổ nhất định. Cụ thể là đáp ứng nhu cầu mặt bằng sử dụng đất hiện
tại và tương lai của các ngành, các lĩnh vực cũng như nhu cầu sinh hoạt của mọi
thành viên trong xã hội một cách tiết kiệm, khoa học hợp lý và hiệu quả.
Về mặt bản chất cần được xác định dựa trên quan điểm nhận thức: Đất đai là
đối tượng của các mối quan hệ sản xuất, quy hoạch không nằm ở khía cạnh kỹ thuật
cũng không chỉ thuộc về hình thức pháp lý mà còn nằm ở bên trong việc tổ chức sử
dụng đất như một “Tư liệu sản xuất đặc biệt” gắn với phát triển kinh tế - xã hội.
6
Như vậy, quy hoạch sử dụng đất đai là một hiện tượng kinh tế - xã hội thể hiện
đồng thời ba tính chất.
- Tính kinh tế : Nhằm khai thác triệt để tiềm năng đất đai.
- Tính kỹ thuật: Các tác nghiệp chuyên môn nghiệp vụ như điều tra, khảo sát,
xây dựng bản đồ, khoanh định, xử lý số liệu trên cơ sở khoa học kỹ thuật.
- Tính pháp chế: Xác định tính pháp chế về mục đích và quyền sử dụng đất
nhằm đảm bảo quản lý và sử dụng đất đai theo pháp luật.
Như vậy: “Quy hoạch sử dụng đất đai là một hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ
thuật, pháp chế của nhà nước về tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp lý, có hiệu quả cao
thông qua việc phân phối tái phân phối quỹ đất của cả nước, tổ chức sử dụng đất như
một tư liệu sản xuất cùng với tư liệu sản xuất khác gắn liền trên mảnh đất nhằm nâng
cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất và bảo vệ môi trường”.
* Các loại hình quy hoạch:
Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về cách phân loại quy hoạch sử dụng đất
đai. Tuy nhiên, mọi quan điểm đều dựa trên cơ sở hoặc căn cứ chung nhất.
+ Nhiệm vụ đặt ra đối với quy hoạch
+ Số lượng thành phần nằm trong quy hoạch
+ Phạm vi lãnh thổ quy hoạch (cấp vị lãnh thổ hành chính) cũng như nội
dung và phương pháp quy hoạch.
Đối với nước ta, Luật đất đai năm 1993 (Điều 16, 17, 18) quy định: Quy
hoạch sử dụng đất đai được tiến hành theo lãnh thổ và theo ngành.
Quy hoạch sử dụng đất đai theo lãnh thổ có các dạng sau:
+ Quy hoạch sử dụng đất cả nước
+ Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh
+ Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện
+ Quy hoạch sử dụng đất cấp xã
Quy hoạch theo ngành: Dựa trên cơ sở điều tra đánh giá khả năng thích ứng
của đất mà phân cho các ngành sử dụng và định hướng cho người sử dụng phù hợp
với đặc điểm từng ngành để có hiệu quả kinh tế cao.
7
Hiện nay, một số ngành đã triển khai lập quy hoạch sử dụng đấy đai của ngành
mình như :Ngành nông nghiệp, giao thông, thuỷ lợi… Nhưng tiến hành còn chậm.
Hai loại quy hoạch này có liên quan chặt chẽ với nhau. Các ngành tuy có
khác nhau về mục đích sử dụng đất nhưng đều được phân bố trên cùng một lãnh thổ
cụ thể nào đó (tức là trên một lãnh thổ tồn tại nhiều ngành).
Do đó, tuỳ thuộc vào đặc điểm phân bố lực lượng sản xuất và sự phát triển
của các ngành mà mỗi dạng quy hoạch theo lãnh thổ hành chính có thể bao hàm
toàn bộ hoặc một số dạng quy hoạch theo ngành.
2.1.4. Tầm quan trọng của việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai
Trong quá trình CNH - HĐH ở nước ta, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp - công nghiệp - dịch vụ sang công nghiệp dịch vụ - nông nghiệp đã và đang
gây áp lực càng lớn với đất đai nên vấn đề làm quy hoạch là hết sức bức xúc và cần
được quan tâm hàng đầu. Thực chất quy hoạch sử dụng đất đai là quá trình hình
thành các quyết định nhằm tạo điều kiện đưa đất đai vào sử dụng bền vững phát huy
lợi thế của thổ nhưỡng để mang lại lợi ích cao, thực hiện đồng thời hai chức năng:
Điều chỉnh các mối quan hệ đất đai và tổ chức sử dụng đất như một tư liệu sản xuất
đặc biệt với mục đích nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội kết hợp với bảo vệ đất
đai và môi trường được thể hiện như sau:
- Sử dụng đất đai hợp lý về không gian, hình thành hiệu quả kinh tế.
- Phân phối hợp lý cơ cấu đất đai trên diện tích đất đai được sử dụng, hình
thành cơ cấu kinh tế sử dụng đất.
- Giữ mật độ sử dụng đất đai thích hợp, hình thành việc sử dụng đất một cách
kỹ thuật tập trung thâm canh.
- Áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm bảo vệ, khai thác đất đai một cách
hợp lý dựa trên nguyên tắc không gây ô nhiễm môi trường. Đối với nước ta thì vấn
đề quy hoạch càng trở nên quan trọng. Với diện tích 3/4 là đồi núi, khí hậu biến đổi
theo mùa lũ lụt nhiều thì việc lập quy hoạc chi tiết phải phù hợp với từng vùng sao
cho diện tích đất đai được sử dụng là lớn nhất, mang lại hiệu quả kinh tế cao mà
không gây ảnh hưởng xấu tới môi trường.
iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ, cụm từ viết tắt
Nghĩa của từ, cụm từ viết tắt
AN
An ninh
CNH-HĐH
Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
BTNMT
Bộ tài nguyên môi trường
CP
Chính phủ
CV
Công văn
CHN
Cây hàng năm
CLN
Cây lâu năm
CTSN
Công trình sự nghiệp
COC
Đất cỏ dùng vào chăn nuôi
CHNK
Cây hàng năm khác
KHSDĐ
Kế hoạch sử dụng đất
MĐCC
Mục đích công cộng
MNCD
Mặt nước chuyên dùng
NN
Nông nghiệp
NĐ
Nghị định
PNN
Phi nông nghiệp
QHSDĐ
Quy hoạch sử dụng đất
QH
Quy hoạch
TS
Thủy sản
TSCQ
Trụ sở cơ quan
TT
Thông tư
UBND
Ủy ban nhân dân
9
Điều 26: Thẩm quyền xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Điều 27: Điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Điều 28: Công bố quy hoạch , kế hoạch sử dụng đất
Điều 29: Thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ về hướng dẫn thi hành luật đất
đai năm 2003.
- Thông tư 30/2004/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng
dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Do vậy công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thống nhất trong cả
nước mà vẫn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng thì các
cấp lãnh đạo cần phải căn cứ vào các quy định của Nhà nước về thực hiện lập quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Điều này đã khẳng định tính pháp chế của nhà nước ta
trong việc quản lý và sử dụng đất đai.
2.2. Tình hình quy hoạch sử dụng đất trên thế giới và trong nước
2.2.1. Tình hình quy hoạch sử dụng đất trên thế giới
Công tác QHSDĐ đã được nhiều nước trên thế giới tiến hành từ nhiều năm
trước đây với đầy đủ cơ sở khoa học, vì vậy mà họ đã tích luỹ được nhiều kinh
nghiệm và công tác này ngày nay càng được chú trọng và phát triển. QHSDĐ luôn
là mục tiêu phấn đấu, là nhiệm vụ của mỗi quốc gia, đồng thời nó cũng đóng vai trò
quyyết định đối với mọi quá trình phát triển, sản xuất, đặc biệt là trong quá trình sản
xuất nông nghiệp.
Tuy có nhiều quan điểm khác nhau về QHSDĐ nhưng tất cả đều hướng đến
một mục tiêu chung đó là việc tổ chức lãnh thổ hợp lý, đề ra các biện pháp bảo vệ
sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm nhằm đem lại hiệu quả cao.
Ở Pháp, QHSDĐ được xây dựng theo hình thức mô hình hóa nhằm đạt hiệu
quả cao trong việc sử dụng tài nguyên, lao động cùng với việc áp dụng bài toán quy
hoạch tuyến tính có cấu trúc hợp lý làm tăng hiệu quả sản xuất của xã hội.
10
Ở Liên Xô (cũ), theo A.Condukhop và Amikhalop phần thiết kế xây dựng
quy hoạch nông thôn dựa trên cơ sở điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế, văn
hoá, xã hội. quá trình thực hiện QH phải giải quyết được những vấn đề sau:
- Quan hệ giữa khu vực dân cư với vùng sản xuất, khu vực canh tác.
- Quan hệ giữ khu dân cư với giao thông bên ngoài
- Hệ thống giao thông nội bộ, các công trình hạ tầng kỹ thuật.
- Việc bố trí mặt bằng hài hòa cho từng vùng khác nhau về mặt địa lý, đảm
bảo sự thống nhất trong tổng thể kiến trúc.
- Các công trình văn hoá công cộng (trường học, trạm xá, khu vực vui chơi
giải trí như sân vận động...) tạo nên được môi trường sống, trong lành, yên tĩnh.
- Quy hoạch khu dân cư mang nét của đô thị hoá, giải quyết thoả mãn các
nhu cầu của con người.
Đến giai đoạn sau trong các công trình quy hoạch nông thôn của G.Deleur và
Ikhokhon đẵ đưa ra sơ đồ quy hoạch vùng lãnh thổ các huyện gồm 3 cấp trung tâm:
- Trung tâm của huyện.
- Trung tâm thị trấn của tiểu vùng.
- Trung tâm của xã.
Trong thời kỳ này, trên địa bàn nông thôn của Liên Xô chia cấp trung tâm
theo quan hệ từ trung tâm huyện qua trung tâm tiểu vùng đến trung tâm làng xã. QH
nông thôn đã khai thác triệt đề mặt bằng tổng thể các nhà ở, khu sản xuất, khu văn hoá
được bố trí hợp lý theo kiểu tổ chức quy hoạch đô thị. Nhà ở được chia vùng với những
lô đất tăng gia nhỏ và xây dựng theo hệ thống quản lý nhà nước, bố trí không gian rộng
rãi theo thiết kế trung, không gây lộn xộn. Đây là những thành công của Liên Xô trong
quy hoạch nông thôn.
Ở Thái Lan, trong những năm gần đây đã có nhiều cố gắng lớn trong xây
dựng QH nông thôn để phát triển kinh tế, ổn định xã hội. Thái Lan đã có sự đầu tư
tương đối lớn cho việc xây dựng hệ thống mạng lưới giao thông phục vụ sản xuất,
nối liền các khu sản xuất với khu chế biến và thị trường tiêu thụ. Quá trình QH nông
thôn tại các làng xã được xây dựng theo các mô hình và nguyên lý hiện đại mới.
11
khu dân cư được bố chí tập trung, trung tâm làng xã là nơi xây dựng các công trình
công cộng, các khu sản xuất được bố trí thuận tiện nằm trong khu vực vòng ngoài.
Kết quả sau 7 lần thực hiện kế hoạch 5 năm, Thái Lan đã đạt được sự tăng
trưởng kinh tế nông nghiệp rõ rệt, các vùng nông thôn đề có cơ sở hạ tầng và hệ
thống giao thông phát triển, dịch vụ công cộng nâng cao, đời sống nông thôn được
cải thiện không ngừng.
Ở Philippin, có 3 cấp lập quy hoạch đó là cấp quốc gia sẽ hình thành phương
hướng chỉ đạo chung, cấp vùng và cấp huyện, quận sẽ chịu trách nhiệm triển khai
các đồ án tác nghiệp. Chính phủ có vai trò quan trọng trong việc thống nhất các
nghành và quan hệ của các cấp lập quy hoạch đồng thời Chính phủ cũng tạo điều
kiện để các chủ sử dụng đất có thể tham gia vào việc lập quy hoạch ở các cấp như
chương trình tái giao đất, việc thực thi các đồ án quy hoạch đất công cộng, các khu
vực đất dân cư nhưng phải đảm bảo tuân theo những quy định của pháp luật.
Điều đó cho thấy nhà nước cần phải thiết lập một hệ thống pháp luật chặt chẽ
trong việc sử dụng và quản lý đất đai.
Ở Trung Quốc, công tác QHSDĐ từ lâu đã là vấn đề rất được quan tâm và
chú trọng. Chính phủ Trung Quốc đã tập trung nguồn vốn để xây dựng cơ sở hạ
tầng tuân theo QH, KHSDĐ lâu dài và bền vững. Đặc biệt là mạng lưới giao thông,
ưu tiên phát triển các đặc khu kinh tế tuân theo quy trình QH đất chuyên dùng đất ở
đô thị với quy trình rất hiện đại và khoa học. Chính vì vậy, ngày nay mạng lưới giao
thông, hệ thống đô thị với các đặc khu kinh tế của Trung Quốc phát triển rất mạnh
sánh ngang tầm với các cường quốc có nền kinh tế phát triển trên thế giới.
2.2.2. Tình hình quy hoạch sử dụng đất ở nước ta
2.2.2.1. Tình hình chung:
Ngay sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Đảng và Nhà nước
ta đã xác định rõ 2 nhiệm vụ trọng tâm:
+ Củng cố và bảo vệ đất nước.
+ Phát triển kinh tế xã hội đưa đất nước đi lên đảm bảo đời sống của nhân
dân ấm no, hạnh phúc.
12
Song song với sự phát triển đi lên của đất nước, thì vấn đề quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế nông thôn luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Dù ở mức
độ nào thì nhìn chung mục tiêu là nâng cao đời sống vật chất tinh thần cũng như bảo
vệ môi trường sinh thái cho nhân dân.
Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở Việt Nam được tiến hành trên
khắp phạm vi lãnh thổ. Phương án quy hoạch là 10 năm, kế hoạch là 5 năm phù hợp
với chiến lược phát triển kinh tế của đất nước, của từng vùng trên cơ sở khai thác có
hiệu quả tiềm năng tài nguyên thiên nhiên, các điều kiện kinh tế - xã hội và thế
mạnh của từng vùng.
Trải qua nhiều năm thực hiện quy hoạch tổng thể trên phạm vi rộng thì bộ
mặt vùng nông thôn Việt Nam đã biến đổi rõ rệt: Nông nghiệp được phát triển theo
hướng sản xuất hàng hoá, các làng nghề truyền thống được khôi phục, kinh tế, dịch
vụ đã được phát triển góp phần đưa Việt Nam từ nước phải nhập khẩu lương thực
thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới.
2.2.2.2. Thời kỳ trước luật đất đai năm 1993:
Ở thời kỳ này công tác quy hoạch được biết đến một cách rất sơ lược, chủ yếu
tập trung vào phát triển ngành nông nghiệp - lâm nghiệp phục vụ phong trào hợp tác
hoá với phương châm sử dụng tối đa tài nguyên đất. Song do nôn nóng, sự hiểu biết
còn hạn chế nên tính khả thi của phương án còn thấp.
Từ năm 1987 đến trước luật đất đai năm 1993 công tác quy hoạch sử dụng
đất đai đã có cơ sở pháp lý quan trọng, thể hiện ngay trong hiến pháp nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã khẳng định:
“Đất đai thuộc sở hữu toàn dân; Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo
quy hoạch và pháp luật đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả”. Tuy
nhiên ở giai đoạn này chúng ta đang đứng trước nhiều khó khăn và thử thách của
nền kinh tế thị trường hàng hoá, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn nên công
tác quy hoạch vẫn chưa thực hiện một cách sát sao, triệt để. Song công cuộc đổi mới
ở nông thôn diễn ra sâu sắc, xoá bỏ chế độ hợp tác xã chuyển sang giao đất, cấp đất
iv
MỤC LỤC
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ...........................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài. ......................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài ...........................................................................2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................2
1.4. Yêu cầu của đề tài ................................................................................................3
1.5. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.........................................................................4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài ....................................................................................4
2.1.1. Đất đai, tư liệu sản xuất đặc biệt .......................................................................4
2.1.2. Vai trò và ý nghĩa của đất đai trong sản xuất vật chất và phát triển kinh tế xã
hội. ......................................................................................................................4
2.1.3. Khái niệm và các loại hình quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai ....................5
2.1.4. Tầm quan trọng của việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai .......7
2.1.5. Cơ sở pháp lý của việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai ...........8
2.2. Tình hình quy hoạch sử dụng đất trên thế giới và trong nước .............................9
2.2.1. Tình hình quy hoạch sử dụng đất trên thế giới .................................................9
2.2.2. Tình hình quy hoạch sử dụng đất ở nước ta ....................................................11
2.2.3. Cơ sở thực tiễn của việc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất xã Nậm Lành huyện Văn Chấn - tỉnh Yên Bái. ......................................................................14
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...16
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................16
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành .........................................................................16
3.3. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................16
3.3.1. Điều tra sơ bộ về tình hình cơ bản của xã Nậm Lành .....................................16
3.3.2. Kế hoạch quy hoạch sử dụng đất xã Nậm Lành giai đoạn 2010 - 2014 ........16
3.3.3. Sơ lược về hiện trạng sử dụng đất và tình hình quản lý đất đai của xã Nậm
Lành - huyện Văn Chấn giai đoạn 2010 - 2014 ..............................................16
14
2.2.3. Cơ sở thực tiễn của việc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất xã Nậm Lành huyện Văn Chấn - tỉnh Yên Bái.
* Cơ sở pháp lý
- Điều 17, 18 của Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam Năm 1992.
- Luật đất đai 2003.
- Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2014; Luật tài nguyên nước 2012; Luật
khoáng sản 2010; Luật baort vệ và môi trường 2005; Luật đo đạc bản đồ 2002.
- Nghị quyết số 64/2013/NĐ-CP ngày 27/5/2013 của Chính Phủ về Quy
hoạch sử dụng đất đến Năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (20112015) tỉnh yên bái.
- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của chính phủ về thi hành
Luật Đất đai.
- Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012 của Chính phủ về quản lý, sử
dụng đất trồng lúa.
- Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ
sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư.
- Thông tư 08/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện
trạng sử dụng đất.
- Căn cứ Thông tư số 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTN&MT ngày
28/10/2011 của liên Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và phất triển nông thôn, Bộ Tài
nguyên và Môi trường V/v Quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây
dụng nông thôn xã mới.
- Thông tư 19/2009/TT-BTNMT ngày 02/11/2009 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định chi tiết về việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất.
- Thông tư 06/2010/TT-BTNMT ngày 05/3/2010 của Bộ tài nguyên và Môi
trường quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật lập và điều chỉnh quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất.
15
- Thông tư 13/2009/TT-BTNMT ngày 15/04/2011 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định về ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch
sử dụng đất.
- Quyết định số 23/2007/QĐ-BTNMT ngày 17/12/2007 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường ban hành ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch
sử dụng đất.
- Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/06/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020.
- Kế hoạch số 88/KH-UBND ngày 05/10/2010 của UBND tỉnh Yên Bái về
việc triển khai Quy hoạch sử dụng đất các cấp giai đoạn 2011 - 2020 trên địa bàn
tỉnh Yên Bái.
- Quyết định số 1365/QĐ-UBND ngày 30/10/2013 của UBND tỉnh Yên Bái về
phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện thời kỳ 2011 - 2020.
- 28 Quyết định phê duyệt Đồ án quy hoạch nông thôn mới đến năm 2020
của UBND huyện Văn Chấn cho 28 xã trên địa bàn huyện Văn Chấn.
* Cơ sở thông tin số liệu, tư liệu bản đồ
- Bản đồ hiện trạng và quy hoạch 3 loại rừng huyện Văn Chấn.
- Báo cáo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu
(2011 - 2015) của xã Nậm Lành.
- Đồ án quy hoạch và bản đồ quy hoạch xây dựng nông thôn mới cấp xã của 28 xã.
- Báo cáo chính trị, nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ II nhiệm kỳ 2005 2010 của Đảng bộ xã Nậm lành.
- Báo cáo của UBND xã Nậm Lành về tình hình kinh tế - xã hội năm 2014.
- Phương án quy hoạch sử dụng đất xã Nậm Lành giai đoạn 2011 - 2020.
- Các nguồn tài nguyên của địa phương.
16
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác thực hiện quy hoạch sử dụng đất.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu công tác thực hiện quy hoạch sử dụng
đất của xã Nậm Lành - huyện Văn Chấn - tỉnh Yên Bái giai đoạn 2010 - 2014.
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm: Đề tài thực hiên trên địa bàn xã Nậm Lành - huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái.
- Thời gian: từ ngày 05/2/2015 đến ngày 30/4/2015.
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Điều tra sơ bộ về tình hình cơ bản của xã Nậm Lành
- Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan môi trường
- Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và áp lực đối với
đất đai.
3.3.2. Kế hoạch quy hoạch sử dụng đất xã Nậm Lành giai đoạn 2010 - 2014
3.3.3. Sơ lược về hiện trạng sử dụng đất và tình hình quản lý đất đai của xã Nậm
Lành-huyện Văn Chấn giai đoạn 2010 - 2014
-Biến động sử dụng đất giai đoạn 2010 - 2014.
- Sơ lược tình hình quản lý đất đai của UBND xã Nậm Lành.
3.3.4. Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất của UBND xã Nậm
Lành giai đoạn 2010 - 2014
- Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2010 - 2014.
- Những tồn tại chủ yếu trong quá trình thực hiện quy hoạch sử dụng đất của xã
Nậm Lành giai đoạn 2010 - 2014, nguyên nhân và giải pháp khắc phục.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu
Phương pháp này dùng để thu thập tài liệu, số liệu cần thiết cho việc nghiên cứu.
17
- Điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng.
- Điều kiện kinh tế xã hội: Dân số, lao động thực trạng phát triển các ngành
kinh tế, cơ sở hạ tầng.
- Tài liệu về phương án sử dụng đất đai của xã Nậm Lành giai đoạn 2005 - 2010.
- Tài liệu về kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất đai của xã Nậm Lành giai đoạn
2010 - 2014.
- Tài liệu về kế hoạch sử dụng đất đai của xã Nậm Lành giai đoạn 2010 - 2015.
3.4.2. Phương pháp phân tích, thống kê
Các tài liệu, số liệu được thống kê theo hệ thống các bảng biểu có liên quan
tới chuyên đề nghiên cứu nhằm giúp việc nghiên cứu đạt kết quả tốt. Đồng thời có
thể tiến hành các công tác nội nghiệp nhằm xử lý, chuyển đổi các số liệu từ phức
tạp sang đơn giản tổng quát.
3.4.3. Phương pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá, so sánh
Phương pháp này được tiến hành sau khi đã thu thập thống kê đầy đủ các tài
liệu số liệu cần thiết. Từ đó phân tích, tổng hợp, đánh giá so sánh các dữ liệu để rút
ra nhận xét về mặt thuận lợi khó khăn từ đó đa ra các giải pháp khắc phục, phương
pháp này đòi hỏi phải phân tích kỹ lưỡng.
3.4.4. Phương pháp điều tra đã ngoại bổ sung
Trên cơ sở các tài liệu, số liệu đã thu thập được trong các phòng ban, tiến hành điều
tra dã ngoại bổ sung nhằm thống nhất các tài liệu số liệu đã thu thập được. Phát hiện và bổ
sung những thiếu sót những chêng lệch giữa thực tế và tài liệu thu thập.
3.4.5. Phương pháp xử lý số liệu
Đây là khâu quan trọng nhất trong quá trình nghiên cứu đánh giá công tác
thực hiện quy hoạch sử dụng đất. Các tài liệu, số liệu đã thu thập đòi hỏi cần chọn
lọc loại bỏ những yếu tố không cần thiết, lấy các số liệu hợp lý, có cơ sở khoa học
và đúng với tình hình thực tế ở địa phương.
v
3.3.4. Đánh giá kết quả thực hiên quy hoạch sử dụng đất của UBND xã Nậm Lành
giai đoạn 2010 - 2014 .......................................................................................16
3.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................16
3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu .............................................................16
3.4.2. Phương pháp phân tích, thống kê ....................................................................17
3.4.3. Phương pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá, so sánh ......................................17
3.4.4. Phương pháp điều tra đã ngoại bổ sung ..........................................................17
3.4.5. Phương pháp xử lý số liệu ...............................................................................17
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.....................................18
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Nậm Lành - huyện Văn Chấn - tỉnh
Yên Bái. ............................................................................................................18
4.1.1. Điều kiện tư nhiên ...........................................................................................18
4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ..................................................................................20
4.1.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập ..........................................................22
4.1.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, môi trường và áp lực đối với
việc sử dụng đất. ...............................................................................................27
4.2. Kế hoạch quy hoạch sử dụng đất xã Nậm Lành giai đoạn 2010 - 2014 ............28
4.3. Sơ lược về hiện trạng sử dụng đất và tình hình quản lý đất đai của xã Nậm Lành
giai đoạn 2010 - 2014 .......................................................................................31
4.3.1. Biến động sử dụng đất giai đoạn 2010 - 2014 ................................................31
4.3.2. Sơ lược tình hình quản lý đất đai của xã Nậm Lành .......................................35
4.4. Hiện trạng sử dụng đất và biến động các loại ....................................................38
4.4.1. Phân tích hiện trạng sử dụng các loại đất........................................................38
4.4.2. Chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020. Error! Bookmark not defined.
4.5. Đánh giá kết quả thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất của xã Nậm Lành
giai đoạn 2010 - 2014 .......................................................................................41
4.5.1. Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2010 - 2014 ....41
4.6. Kết quả thực hiện việc thu hồi đất. ....................................................................53