ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
Phïng
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG
ĐẤT ĐAI
TẠI HUYỆN VĂN QUAN - TỈNH LẠNG SƠN
GIAI ĐOẠN 2006 - 2010
!"#$
Hệ đào tạo %&%'()
Chuyên ngành *(+,-./
Khoa 0()123450
Khoá học 6778967::
Giáo viên hướng dẫn KS. Đỗ Sơn Tùng
Thái Nguyên, năm 2011
2
5;+<=
Để hoàn thành chương trình đào tạo trong nhà trường, thực hiện phương
châm: “Học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tế “ là phương thức
quan trọng giúp học viên sinh viên trau dồi kiến thức, củng cố bổ sung lý
thuyết học trên lớp, học trong sách vở nhằm giúp cho sinh viên ngày càng
nâng cao trình độ chuyên môn của chính mình.
Xuất phát từ nguyện vọng bản thân và được sự đồng ý của Ban giám
hiệu, Ban chủ nhiệm khoa Tài nguyên và Môi trường trường Đại học Nông
Lâm - Thái Nguyên em được phân công về thực tập tại Phòng Tài nguyên và
Môi trường huyện Văn Quan - Tỉnh Lạng Sơn. Có được kết quả này em xin
bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến thầy giáo Kỹ sư >?=@0
là người trực tiếp hướng dẫn khóa luận tốt nghiệp của em, đã luôn hết mình vì
sự nghiệp giáo dục và đào tạo, đã dạy dỗ chúng em trưởng thành như ngày
hôm nay.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các chú, các cô, các anh chị đang công tác tại
Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Văn Quan - Tỉnh Lạng Sơn đã giúp đỡ
nhiệt tình để tôi hoàn thành tốt kỳ thực tập và khóa luận tốt nghiệp của mình.
Cảm ơn gia đình, bạn bè và những người thân đã giúp tôi trong suốt quá
trình học tập và trong thời gian thực tập.
Trong suốt thời gian thực tập và làm khóa luận em đã cố gắng hết mình
nhưng do kinh nghiệm thực tế chưa có nhiều và kiến thức còn hạn chế nên
chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót và khiếm khuyết. Em rất mong các thầy
cô giáo và bạn bè đóng góp để khóa luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, Ngày 10 tháng 05 năm 2011
?%A
Phùng Văn Hảo
BCDEFGH
BTNMT : Bộ Tài nguyên và Môi trường
CTSN : Công trình sự nghiệp
CT : Chỉ thị
CV : Công văn
ĐVT : Đơn vị tính
HĐND : Hội đồng nhân dân
HNK : Hàng năm khác
HT : Hiện trạng
KDPNN : Kinh doanh phi nông nghiệp
MNCD : Mặt nước chuyên dùng
NĐ : Nghị định
QH : Quy hoạch
QHSDĐ : Quy hoạch sử dụng đất
QHSDĐĐ : Quy hoạch sử dụng đất đai
TCĐC : Tổng cục địa chính
TT : Thông tư
UBND : Uỷ ban nhân dân
BCDIIJ
Trang
Bảng 4.1: Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế 34
Bảng 4.2: Tình hình sản xuất một số cây trồng nông nghiệp qua các năm 35
Bảng 4.3: Tình hình chăn nuôi của huyện qua một số năm 36
Bảng 4.4: Tình hình biến động dân số qua một số năm 38
Bảng 4.5: Hiện trạng sử dụng các loại đất của huyện năm 2010 48
Bảng 4.6: Biến động đất đai của huyện giai đoạn 2006 - 2010 52
Bảng 4.7: Quy hoạch sử dụng đất của huyện giai đoạn 2006 - 2010 58
Bảng 4.8: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch giai đoạn 2006 - 2010 63
Bảng 4.9: Hiện trạng các công trình nằm trong quy hoạch giai đoạn 2006 -2010
68
ĐVT: ha 68
Bảng 4.10. Tổng hợp kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện Văn Quan
giai đoạn 2006 - 2010 69
DD
Ph n 1ầ 8
M uởĐầ 8
1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 9
1.3. Yêu cầu của đề tài 9
1.4. Ý nghĩa của đề tài 9
Ph n 2ầ 10
T ng quan t i li uổ à ệ 10
2.1. Cơ sở lý luận về quy hoạch sử dụng đất 10
2.1.1. Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt 10
2.1.2. Vai trò và ý nghĩa của đất đai trong sản xuất và phát triển kinh tế - xã hội 11
2.1.3. Định nghĩa về quy hoạch đất đai 13
2.2. Cơ sở pháp lý về quy hoạch sử dụng đất đai 14
2.2.1. Cơ sở pháp lý 14
2.2.2. Cơ sở thực tiễn 16
2.3. Các loại hình quy hoạch sử dụng đất 16
2.4. Tình hình QHSDĐĐ ở trên thế giới và trong nước 19
2.4.1. Tình hình quy hoạch sử dụng đất trên thế giới 19
2.4.2. Tình hình qhsdđ ở trong nước 22
Ph n 3ầ 26
i t ng, n i dung v ph ng pháp nghiên c uđố ượ ộ à ươ ứ 26
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 26
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 26
3.3. Nội dung nghiên cứu 26
3.3.1. Điều tra, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến việc sử dụng
đất của huyện 26
3.3.2. Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất của huyện 26
3.3.3. Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006 -2010 26
3.3.4. Nhận xét chung về kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất của huyện Văn
Quan - tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2006 - 2010 27
3.4. Phương pháp nghiên cứu 27
3.4.1. Phương pháp nội nghiệp 27
3.4.2. Phương pháp ngoại nghiệp 27
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu 27
Ph n 4ầ 28
K t qu nghiên c u v th o lu nế ả ứ à ả ậ 28
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 28
4.1.1. Điều kiện tự nhiên 28
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 33
4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và Môi trường 43
4.2. Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất đai của huyện Văn Quan - tỉnh Lạng Sơn
44
4.2.1. Tình hình quản lý đất đai huyện Văn Quan 44
4.2.2. Hiện trạng sử dụng đất đai của huyện Văn Quan 47
4.2.3. Tình hình biến động đất đai của huyện giai đoạn 2006 - 2010 50
4.3.1. Đất nông nghiệp 59
4.3.2. Đất phi nông nghiệp 60
4.3.3. Đất chưa sử dụng 62
4.4. Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất đai giai đoạn 2006 - 2010 62
4.4.1. Kết quả thực hiện chỉ tiêu đất nông nghiệp 64
4.4.2. Kết quả thực hiện chỉ tiêu đất phi nông nghiệp 65
4.4.3. Kết quả thực hiện chỉ tiêu đất chưa sử dụng 67
4.4.4. Đánh giá kÕt quả thực hiện một số công trình nằm trong phương án quy hoạch
giai đoạn 2006 - 2010 67
4.4.5. Tổng hợp kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện Văn Quan - tỉnh Lạng
sơn giai đoạn 2006 - 2010 69
4.5. Nhận xét chung về kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất của huyện Văn Quan -
tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2006 - 2010 70
4.5.1. Một số kết quả đạt được khi áp dụng quy hoạch vào quản lý và sử dụng đất tại
huyện Văn Quan giai đoạn 2006 - 2010 70
Ph n 5ầ 73
K t lu n v nghế ậ àđề ị 73
5.1. Kết luận 73
5.2. Đề nghị 74
7
$%K:
LK(
:M:MNA.
Quy hoạch sử dụng đất đai là một trong những nội dung quan trọng
trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, tại Chương II, Điều 18 quy định: “ Nhà nước
thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật nhằm đảm bảo sử
dụng đất đúng mục đích và có hiệu quả”.
Luật đất đai năm 2003 đã dành 10 điều, từ điều 21 đến điều 30 quy định
về nguyên tắc, nội dung, trình tự, thẩm quyền lập và xét duyệt quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất các cấp.
Trong thời gian qua, nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của
công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và được sự quan tâm chỉ đạo của
Đảng, Chính phủ nên công tác này đã được triển khai rộng khắp trên phạm
vi cả nước.
Thực hiện Luật đất đai năm 1993 và các văn bản dưới luật, UBND huyện
Văn Quan đã tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất huyện Văn Quan giai đoạn
2001 - 2010. Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất trong những năm qua
đã cơ bản đáp ứng được các mục tiêu, góp phần tích cực vào việc phát triển
kinh tế - xã hội của huyện, đặc biệt trong ngành sản xuất nông nghiệp, đầu tư
xây dựng cơ sở hạ tầng, khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai. Đến năm
2006 thực hiện Luật Đất đai năm 2003, huyện Văn Quan đã lập Điều chỉnh
quy hoạch sử dụng đất (QHSDĐ) đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất kỳ
cuối giai đoạn 2006 - 2010.
Do quá trình triển khai và thực hiện QHSDĐ đến năm 2010 vẫn bộc lộ
một số tồn tại. Đặc biệt trong những năm gần đây do QHSDĐ không đáp ứng
được nhu cầu sử dụng đất của các dự án đầu tư, bên cạnh đó nhu cầu sử dụng
đất có những đột biến đã làm phá vỡ quy hoạch; tình hình theo dõi, giám sát
việc thực hiện quy hoạch sau khi được phê duyệt còn nhiều bất cập dẫn đến
tình trạng quy hoạch “treo” hoặc chưa điều chỉnh kịp thời những biến động về
sử dụng đất trong quá trình thực thi quy hoạch tại địa phương.
8
Mặc dù đến nay kỳ kế hoạch sử dụng đất năm năm lần thứ nhất và thứ
hai đã kết thúc, nhưng việc nghiên cứu, đánh giá, bàn luận việc tổ chức triển
khai thực hiện quy hoạch đó ra sao, kết quả đạt được thế nào, có những tồn tại
gì, nguyên nhân do đâu, cần phải có giải pháp nào khắc phục, v.v là rất cần
thiết để rút kinh nghiệm một cách đầy đủ và toàn diện cho kỳ kế hoạch sử
dụng đất tiếp theo đạt được kết quả cao.
Xuất phát từ những vấn đề trên, được sự đồng ý của Nhà trường, Ban
chủ nhiệm khoa Tài nguyên và Môi trường - trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, Dưới sự hướng dẫn của thầy giáo - ?M>?=@0 em đã tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá công tác thực hiện quy hoạch sử dụng
đất của huyện Văn Quan - tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2006 - 2010".
:M6MO;&;%0%;P(;Q/
Trên cơ sở đánh giá công tác thực hiện quy hoạch sử dụng đất tại huyện
Văn Quan - tỉnh Lạng Sơn, xác định những nội dung đã đạt được và chưa đạt
được trong phương án quy hoạch, trên cơ sở các đánh giá đó đề xuất một số
giải pháp khắc phục để công tác QHSDĐ thực sự có ý nghĩa.
:MRMS(;K(;Q/
- Các loại tài liệu, số liệu thu thập được phải cần thiết, khách quan trung
thực và chính xác.
- Bám sát báo cáo QHSDĐ của huyện với tình hình thực địa.
- Đánh giá các kết quả đã đạt được và chưa đạt được.
:MTME0%U/;Q/
- Thông qua việc nghiên cứu đề tài sẽ giúp em học hỏi được những kinh
nghiệm và kiến thức thực tế, hiểu rõ được tầm quan trọng của công tác này,
đồng thời củng cố vốn kiến thức của bản thân, biết cách thực hiện một đề tài
khoa học và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp.
- Đánh giá được tình hình quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn huyện
Văn Quan, xác định những tồn tại chủ yếu trong việc thực hiện QHSDĐ,
nguyên nhân và những giải pháp khắc phục.
9
$%K6
V0'(/,W(
6M:M=XL,-,(YA'()%Z[;%X\]O0.
2.1.1. Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt
Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các thành
phần của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó. Bao gồm: Khí hậu
bề mặt, thổ nhưỡng, dạng địa hình, mặt nước, các lớp trầm tích sát bề mặt cùng
với nước ngầm và khoáng sản nằm trong lòng đất, tập đoàn động - thực vật,
trạng thái định cư của con người hiện tại và trong quá khứ để lại.
Đất đai là điều kiện vật chất chung nhất đối với mọi ngành sản xuất và hoạt
động của con người, vừa là đối tượng lao động, vừa là phương tiện lao động. Vì
vậy, đất đai là tư liệu sản xuất (TLSX).
Ngoài ra đất đai còn có các tính chất đặc biệt so với các TLSX khác nh:
Đặc điểm tạo thành: Đất đai xuất hiện, tồn tại ngoài ý trí và nhận thức
của con người, là sản phẩm của tự nhiên, có trước lao động, là điều kiện tự
nhiên của lao động. Chỉ khi tham gia vào quá trình lao động sản xuất của xã
hội dưới tác động của lao động đất đai mới trở thành TLSX.
Tính hạn chế về số lượng: Đất đai là tài nguyên hạn chế, diện tích (số
lượng) bị giới hạn bởi ranh giới đất liền trên địa cầu. Các TLSX khác có thể
tăng lên về số lượng tuỳ theo nhu cầu của con người.
Tính không đồng nhất: Đất đai không đồng nhất về chất lượng, hàm lượng
chất dinh dưỡng, các tính chất lý, hoá. Các TLSX khác có thể đồng nhất về chất
lượng, quy cách, tiêu chuẩn (mang tính tương đối do công nghệ quy định).
Tính không thay thế: Đất không thể thay thế bằng các TLSX khác, các
TLSX khác tuỳ vào mức độ phát triển của lực lượng sản xuất có thể được
thay thế bằng TLSX khác hoàn thiện hơn, có hiệu quả kinh tế hơn.
Tính cố định vị trí: Đất đai hoàn toàn cố định vị trí trong sử dụng (khi sử
dụng không thể di chuyển từ chỗ này sang chỗ khác). Các TLSX khác có thể
10
được sử dụng ở mọi chỗ, mọi nơi, có thể di chuyển tuỳ theo nhu cầu sử dụng
của con người.
Tính vĩnh cửu: Đất đai là TLSX vĩnh cửu, nếu biết sử dụng hợp lý đặc
biệt là trong sản xuất nông - lâm nghiệp, đất sẽ không bị hư hỏng, ngược lại
có thể còn làm cho đất đai tăng tính chất sản xuất (độ phì) cũng nh hiệu quả
sử dụng. Khả năng tăng tính chất sản xuất của đất phụ thuộc vào phương thức
sử dụng. Các TLSX khác đều bị hư hỏng dần trong quá trình sử dụng và giảm
hiệu Ých sử dụng cuối cùng bị đào thải khỏi quá trình sản xuất.
Có thể nói rằng: Đất đai là điều kiện cần thiết để tồn tại và tái sản xuất
các thế hệ tiếp nhau của loài người. Vì vậy, trong quá trình sử dụng đất đai
cần có những biện pháp thích hợp để đất đai ngày càng tốt hơn cho các thế
hệ mai sau.
2.1.2. Vai trò và ý nghĩa của đất đai trong sản xuất và phát triển kinh tế - xã hội
Đất đai là khoảng không gian có giới hạn, theo chiều thẳng đứng gồm:
Khí hậu của bầu khí quyển, lớp đất phủ bề mặt, thảm thực vật, động vật, diện
tích mặt nước, tài nguyên nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất theo chiều
nằm ngang - trên bề mặt đất là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, địa hình, thủy văn,
thảm thực vật cùng với các thành phần khác, nó tác động giữ vai trò quan trọng
và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất cũng như cuộc sống của xã hội
loài người.
Nh vậy đất đai giữ vai trò quan trọng và ý nghĩa to lớn đối với hoạt động
sản xuất cũng nh cuộc sống của xã hội loài người, như Mác khẳng định: “Lao
động không phải là nguồn duy nhất sinh ra của cải vật chất và giá trị tiêu
thụ. Lao động chỉ là cha của của cải vật chất, còn đất là mẹ”. Đối với mỗi
ngành khác nhau thì đất đai có vai trò khác nhau.
* Trong các ngành phi nông nghiệp
Đất đai giữ vai trò thụ động với chức năng là cơ sở không gian và vị trí
để hoàn thiện quá trình lao động, là kho tàng dự trữ trong lòng đất (các
khoáng sản). Trong các ngành này việc sử dụng đất không đòi hỏi đến độ phì
11
nhiêu của đất, chất lượng thảm thực vật, các tính chất tự nhiên có sẵn trong
đất, mà chủ yếu cần quan tâm đến các tính chất cơ lý, vật lý của đất (đối với
các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng), các nguồn tài nguyên có sẵn trong
lòng đất (với các ngành khai khoáng). Bên cạnh đó đặc điểm kiến tạo địa
hình, cảnh quan thiên nhiên đã cung cấp cho con người cơ hội để thưởng
thức, giải trí nâng cao đời sống vật chất, tinh thần.
* Trong các ngành nông - lâm nghiệp
Đất đai là yếu tố tích cực của quá trình sản xuất, là điều kiện vật chất,
đồng thời là đối tượng lao động (luôn chịu sự tác động trong quá trình sản
xuất như: cày, bừa, xới xáo) và công cụ lao động hay phương tiện lao động
(sử dụng để trồng trọt, chăn nuôi). Quá trình sản xuất nông - lâm nghiệp luôn
liên quan chặt chẽ với độ phì nhiêu và quá trình sinh học tự nhiên của đất.
Đất đai đóng vai trò to lớn là tham gia trực tiếp trong quá trình tạo nên
chất lượng sản phẩm. Chất lượng hàng nông sản phụ thuộc trực tiếp vào đất phì
nhiêu, chất lượng thảm thực vật và các tính chất tự nhiên sẵn có trong đất. Đất
đai đóng vai trò tích cực trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm, là điều
kiện vật chất cơ sở không gian, đồng thời là đối tượng lao động và phương tiện
lao động.
Sự khác biệt về tính chất hoá học của đất, địa hình đã hình thành nên các
vùng chuyên canh với các sản phẩm nông sản khác nhau. Trong sản xuất nông
nghiệp, đất là cơ sở của sự sống và phát triển của cây trồng, là nơi nuôi sống
thực vật, là giá đỡ cho mọi cây trồng sinh trưởng và phát triển, cây trồng có
thể sống trên đất là nhờ có đất và độ phì nhiêu.
Thực tế cho thấy, trong quá trình phát triển xã hội loài người, sự hình
thành và phát triển của mọi nền văn minh vật chất, văn minh tinh thần, các
thành tựu khoa học công nghệ đều được xây dựng trên nền tảng cơ bản - sử
dụng đất.
Phương thức và mục tiêu sử dụng đất rất đa dạng, có thể chia theo 3
nhóm mục đích sau:
12
- Lấy TLSX và tư liệu sinh hoạt từ đất đai để thoả mãn nhu cầu sinh tồn
và phát triển.
- Dùng đất đai để làm cơ sở sản xuất và môi trường hoạt động.
- Đất cung cấp không gian môi trường cảnh quan mỹ học cho việc hưởng
thụ tinh thần.
Kinh tế - xã hội phát triển mạnh, cùng với sự bùng nổ dân số đã làm cho
mối quan hệ giữa người và đất ngày càng căng thẳng, những sai lầm liên tục của
con người trong quá trình sử dụng đất (có ý thức hoặc vô ý thức) dẫn đến huỷ
hoại môi trường đất, một số công năng nào đó của đất đai bị yếu đi, vấn đề sử
dụng đất đai càng trở nên quan trọng và mang tính toàn cầu. Với sự phát triển
không ngừng của sức sản xuất, công năng của đất đai cần được nâng cao theo
hướng đa dạng, nhiều mức độ, để truyền lại lâu dài cho các thế hệ sau.
2.1.3. Định nghĩa về quy hoạch đất đai
Để thực hiện một phương án QHSDĐĐ (quy hoạch sử dụng đất đai) hoàn
thiện thì cần thiết phải nắm rõ được khái niệm, bản chất, nội dung của quy
hoạch đất đai.
Quy hoạch là việc xác lập một trật tự nhất định bằng những hoạt động
như: Phân bổ, bố trí, sắp xếp tổ chức đất đai tạo ra những điều kiện nhất định
cho việc sử dụng theo các mục đích khác nhau.
QHSDĐĐ là hệ thống các biện pháp của Nhà nước về tổ chức sử dụng và
quản lý đất đai đầy đủ, hợp lý, khoa học và có hiệu quả nhất thông qua việc phân
bổ quỹ đất đai và tổ chức sử dụng đất như mét TLSX, nhằm nâng cao hiệu quả
sản xuất của xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất đai, bảo vệ môi trường.
Như vậy, thực chất của QHSDĐĐ là quá trình hình thành các quyết định
nhằm tạo điều kiện đưa đất đai vào sử dụng bền vững để mang lại lợi Ých
cao, thực hiện đồng thời chức năng là: Điều chỉnh các mối quan hệ đất đai và
đưa ra các biện pháp sử dụng đất đai phù hợp với yêu cầu hiện tại tương thích
với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai.
Việc lập quy hoạch nhằm làm các nhiệm vụ cơ bản:
13
+ Xác định sự ổn định về mặt pháp lý cho công tác quản lý Nhà nước về
đất đai, làm cơ sở để giao đất và đầu tư phát triển sản xuất, đảm bảo an ninh
lương thực, phục vụ nhu cầu dân sinh. Là điều kiện tiền đề cho xây dựng và
thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia.
+ Tổ chức lại việc sử dụng đất đai, hạn chế sự chồng chéo gây lãng phí,
tránh trường hợp chuyển mục đích tuỳ tiện làm giảm sút nghiêm trọng quỹ đất
nông, lâm nghiệp.
+ Ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực như tranh chấp, lấn chiếm, huỷ hoại
đất đai, phá vỡ cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trường đặc biệt là môi
trường đất.
6M6M=XL^%_^,-A'()%Z[;%X\]O0./
2.2.1. Cơ sở pháp lý
- Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
- Luật Đất đai năm 2003;
- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi
hành Luật Đất đai;
- Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường v/v hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất;
- Thông tư 19/2009/TT - BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về
việc hướng dẫn, lập điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất.
- Quyết định số 04/2005/QĐ-BTNMT ngày 30/6/2005 của Bộ trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi trường, về việc ban hành Quy trình lập và điều chỉnh quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của huyện được phê duyệt;
- Báo cáo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện đã được phê
duyệt;
- Các nghị quyết, báo cáo của Đảng uỷ, Hội đồng nhân dân, UBND huyện
14
về mục tiêu phát triển kinh tế xã hội 10 năm tới, số liệu thống kê, kiểm kê từ
năm 2006 - 2010.
15
- Các tài liệu điều tra cơ bản ở địa phương, thông tin liên quan đến sử dụng đất.
2.2.2. Cơ sở thực tiễn
Kết quả đạt được trong công tác đổi mới của Đảng và Nhà nước ta đã và đang
tạo ra cho nền kinh tế đất nước có bước phát triển với những thay đổi đáng kể. Từ
một nền kinh tế kế hoạch chuyển sang nền kinh tế hàng hoá, vận hành theo cơ chế thị
trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo xu
hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp. Cùng với đó sự gia tăng dân số sẽ tạo áp lực
lớn đối với đất đai, đặc biệt ở khu vực có mật độ dân số cao.
Đất đai là tài nguyên không thể tái tạo được trong nhóm tài nguyên hạn
chế không chỉ ở Việt Nam, tổng diện tích tự nhiên là: 32.898.733 ha. Trong
đó: Nhóm đất phi nông nghiệp là 1.782.612 ha; Nhóm đất nông nghiệp có
19.788.349 ha; Nhóm đất chưa sử dụng có 11.327.772 ha. Về diện tích tự
nhiên, nước ta có quy mô trung bình xếp thứ 59 trên thế giới, nhưng dân số
đông thứ 13, nên bình quân diện tích trên đầu người chỉ bằng 1/7 mức bình
quân của thế giới, nên việc sử dụng đất đai hợp lý liên quan tới các ngành, các
lĩnh vực. Vì vậy đòi hỏi các cấp, các ngành phải thường xuyên xây dựng
phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phù hợp trên địa bàn mình quản
lý và phù hợp vớ từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội. Mặc dù công tác
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được đề cập khi luật đất đai 1998 ra đời,
song đến nay việc thực hiện công tác này vẫn còn những hạn chế. Hầu hết các
địa phương vẫn chưa xây dựng phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
trên địa bàn mình quản lý, do đó hiệu quả phương án không cao, còn nhiều
hạn chế, đất đai sử dụng không theo quy hoạch.
6MRM_;,Z[%`%'()%Z[;%X\]O0.
Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về cách phân loại QHSDĐĐ. Tuy
nhiên, mọi quan điểm đều dựa trên những căn cứ hoặc cơ sở chung như: nhiệm vụ
đặt ra đối với quy hoạch; số lượng và thành phần, đối tượng nằm trong quy hoạch;
phạm vi lãnh thổ quy hoạch cũng như nội dung và phương pháp quy hoạch.
16
Thông thường hệ thống QHSDĐĐ được phân loại theo nhiều cấp vị khác
nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ cụ thể về sử dụng đất đai từ cao xuống
thấp, từ tổng thể đến chi tiết.
Hệ thống QHSDĐĐcó các loại hình: quy hoạch phân bổ sử dụng đất và
QHSDĐĐM
aQuy hoạch sử dụng đất đai: mang tính chất định hướng, loại hình quy
hoạch này được chia ra thành quy hoạch phân bổ sử dụng đất đai theo lãnh
thổ hành chính và quy hoạch phân bổ sử dụng đất theo ngành.
- Quy hoạch phân bổ sử dụng đất theo lãnh thổ ở các dạng sau:
+ Quy hoạch phân bổ đất đai cả nước.
+ Quy hoạch phân bổ đất đai cấp tỉnh
+ Quy hoạch phân bổ đất đai cấp huyện
+ Quy hoạch phân bổ đất đai cấp xã
- Quy hoạch phân bổ sử dụng đất theo ngành gồm:
+ Quy hoạch đất nông lâm nghiệp
+ Quy hoạch đất khu dân cư
+ Quy hoạch đất chuyên dùng
*Quy hoạch sử dụng đất đai bao gồm:
+ Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp
+ Quy hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp
+ Quy hoạch sử dụng đất chưa sử dụng
Trong đó đối tượng QHSDĐ theo lãnh thổ là toàn bộ diện tích tự nhiên.
Tuỳ thuộc vào cấp vị hành chính, QHSDĐĐ sẽ có nội dung cụ thể, chi tiết khác
nhau và được thực hiện theo nguyên tắc từ trên xuống dưới, chỉnh từ dưới lên
trên, từ toàn cục đến bộ phận, từ cái chung đến cái riêng, từ vĩ mô đến vi mô và
bước sau chỉnh lý bước trước.
QHSDĐĐ cụm và vùng trọng điểm thường không nằm trọn vẹn trong một
đơn vị hành chính, do đặc thù của sản xuất chuyên môn hoá, do điều kiện tự
17
nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực có những đặc tính riêng hoặc đơn thuần chỉ do
yêu cầu phát triển tổng hợp để sử dụng đất đai có hiệu quả hơn.
Quy hoạch theo ngành dựa trên kết quả điều tra, đánh giá khả năng thích
nghi của đất mà phân cho các ngành sử dụng và định hướng cho con người sử
dụng đất phù hợp với đặc điểm từng ngành để mang lại hiệu quả cao hơn.
QHSDĐĐ theo ngành và theo lãnh thổ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Trên cùng một địa bàn lãnh thổ luôn luôn tồn tại nhiều ngành mặc dù mỗi
ngành có một mục đích sử dụng đất khác nhau. Các ngành có thể quy hoạch
độc lập với nhau, song mỗi ngành đều phải dựa vào đặc điểm lãnh thổ, sự
phân dị lãnh thổ là cơ sở để các ngành căn cứ vào đó làm quy hoạch, cũng
chính vì thế mà cùng một ngành có thể có nội dung quy hoạch khác nhau trên
vùng, lãnh thổ khác nhau. Do đó, tuỳ thuộc vào đặc điểm phân bố lực lượng
và sự phát triển các ngành mà mỗi dạng quy hoạch theo lãnh thổ hành chính
có thể bao hàm toàn bộ hoặc một số dạng quy hoạch theo ngành.
Việc QHSDĐĐ được phân kỳ thực hiện theo kế hoạch 10 năm, 5 năm
dựa trên mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Kế hoạch sử dụng đất cũng được
phân cấp theo lãnh thổ hành chính và theo ngành nhưng cần có sự kết hợp
chặt chẽ và đáp ứng được những yêu cầu sau:
- Bao quát được toàn bộ đất đai phục vô cho nền kinh tế quốc dân
(không phụ thuộc vào cơ cấu quản lý cũng như hình thức trực thuộc).
- Phát triển có kế hoạch tất cả các ngành kinh tế trên địa bàn.
- Thiết lập được cơ cấu sử dụng đất đai hợp lý trên địa bàn cả nước,
trong các ngành và trên địa bàn từng lãnh thổ.
- Đạt hiệu quả trên cả 3 mặt: Kinh tế, xã hội và môi trường.
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai theo lãnh thổ hành chính phải cụ
thể hoá các mục tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo ngành và cả nước
cùng với việc xử lý các mục tiêu cụ thể của địa phương và các vấn đề cụ thể
của từng chủ sử dụng đất.
18
6MTM`%%`%*?BL3%b0cA3Z04c;
2.4.1. Tình hình quy hoạch sử dụng đất trên thế giới
Công tác quy hoạch phân bổ sử dụng đất đai đã được tiến hành từ lâu ở
nhiều nước trên thế giới. Xuất phát từ những mô hình nông trang đa canh các
quốc gia tiến bộ đã sớm nhận thức được vai trò cũng như hiệu quả của việc xây
dựng mô hình quản lý, sử dụng đất đai đầy đủ, hợp lý, khoa học dựa trên cơ sở
tiến bộ của TLSX. QHSDĐĐ được đưa ra để đảm bảo đáp ứng được nhu cầu đó.
Trong những năm gần đây công tác QHSDĐĐ được hầu hết các nước
trên thế giới quan tâm. Việc thực hiện cũng được tiến hành thường xuyên, liên
tục giữa các kỳ kế tiếp, năm kế tiếp. Càng ngày QHSDĐĐ càng khẳng định vị
thế của mình trong nền kinh tế quốc dân. ở một số nước như Pháp, Mỹ, Nga
nhiệm vụ quy hoạch sử dụng đất không chỉ đặt lên vai các cấp lãnh đạo mà
còn trên vai trực tiếp các chủ sử dụng đất bởi lẽ nó không chỉ liên quan tới
cấp lãnh đạo mà phần lớn đất đai tập trung ở những người sử dụng đất dưới
dạng các trang trại. Trong quá trình đổi mới công tác QHSDĐĐ ở một số
nước đã đem lại những thành tựu đáng kể trong việc phát triển kinh tế của đất
nước.
* Quy hoạch đất đai ở Hoa Kỳ
Quy hoạch sử dụng đất đai của họ khá hiệu quả với những phương thức
quản lý khác biệt.
Từ góc độ quản lý đất đai và quy hoạch phát triển, phi tập trung hoá
được thể hiện trong mô hình quản lý hành chính và lãnh thổ như sau: Thứ
nhất, chính phủ liên bang và các bang khác không có bất cứ một quyền hạn
nào đối với đất đai tại địa phương, trừ một số đất đai do chính quyền liên
bang quản lý. Nếu chính phủ liên bang muốn duy trì, xây dựng mới, hoặc mở
rộng trụ sở văn phòng hoặc các cơ sở quân sự liên bang trên đất địa phương
nào thì phải xin phép địa phương đó và phải đóng thuế theo quy định của địa
phương như bất cứ một công ty tư nhân nào. Thứ hai, nhìn tổng quát liên
bang, các bang và các quận là các đơn vị ổn định theo nghĩa ranh giới của
19
chúng không có biến động từ vài trăm năm nay, nhưng các thành phố và thị
trấn giáp nhau trong từng hạt có thể sát nhập với nhau qua trưng cầu dân ý ở
các điểm dân cư có liên quan.
Đó là phương thức QHSDĐĐ có hiệu quả của Hoa Kỳ nhằm phục vụ
cho việc tổ chức lãnh thổ, phân bổ và phát triển lực lượng sản xuất trên phạm
vi cả nước, bảo vệ và sử dụng có hiệu quả đất đai của từng đơn vị sử dụng
đất, từng nông trang cũng như các đơn vị sản xuất nông nghiệp.
* Quy hoạch ở Liên Xô ( cũ)
Sau khi cuộc cách mạng vô sản thành công Liên Xô cũ và các nước
Đông Âu tiến hành xây dựng Chủ nghĩa xã hội, một trong những nhiệm vụ
hàng đầu đặt ra là xoá bỏ khoảng cách giữa thành thị và nông thôn. Sau một
thời gian xây dựng và phát triển theo quy hoạch, đời sống văn hoá vật chất ở
nông thôn không cách xa so với thành thị. Đây là thực tế chứng tỏ lý luận và
thực tiễn trong vấn đề quy hoạch ở các nước này là một thành công lớn.
Theo A. Condukhop và A. Mikhalep phần thiết kế quy hoạch nông thôn
dựa trên cơ sở điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế, văn hoá xã hội. Quá
trình thực hiện được quy hoạch phải giải quyết một loạt các vấn đề sau:
+ Quan hệ giữa khu dân cư và vùng sản xuất, khu vực canh tác.
+ Quan hệ giữa khu dân cư với giao thông bên ngoài.
+ Hệ thống giao thông nội bộ, các công trình hạ tầng kỹ thuật.
+ Việc bố trí hài hoà cho từng vùng khác nhau về mặt địa lý, đảm bảo sự
thống nhất trong tổng thể kiến trúc.
+ Các công trình văn hoá công cộng (trường học, trạm xá, sân thể thao )
tạo nên được môi trường sống lành mạnh.
+ Quy hoạch khu dân cư mang nét của đô thị hoá, giải quyết thoả mãn
các nhu cầu của con người.
Quan điểm quy hoạch nông thôn của A.Mikhalep và A.Condukhop đã
thể hiện nội dung: Mỗi vùng dân cư, làng, xã có một vùng trung tâm gồm các
công trình công cộng và nhà ở có dạng giống nhau có nông trang viên. Đến
20
giai đoạn sau trong các công trình quy hoạch nông thôn của G.Deleur và
I.Khokhon đã đưa ra sơ đồ quy hoạch vùng lãnh thổ các huyện gồm 3 cấp
trung tâm:
+ Trung tâm của huyện.
+ Trung tâm thị trấn của tiểu vùng.
+ Trung tâm của làng xã.
Trong thời kỳ này, địa bàn nông thôn của Liên Xô chia các trung tâm
theo quan hệ từ trung tâm huyện qua trung tâm tiểu vùng đến trung tâm của
làng xã. Quy hoạch nông thôn đã khai thác triệt để mặt bằng tổng thể các nhà
ở, khu sản xuất, khu văn hoá được bố trí hợp lý theo kiểu tổ chức quy hoạch
đô thị. Nhà ở được xây dựng thành những khu vực với những lô đất rộng rãi
theo một thiết kế chung thống nhất và xây dựng theo hệ thống quản lý nhà
nước, bố trí không gian rộng rãi theo thiết kế chung, không gây lộn xộn. Đây
là những thành công của Liên Xô trong quy hoạch nông thôn. Nước ta cần
nghiên cứu học tập cho phù hợp với bước đi đô thị hoá nông thôn trong điều
kiện cụ thể trong nước.
* Quy hoạch ở Thái Lan
Đặc điểm nông thôn Thái Lan cũng như các nước Đông Nam á khác đều
có những nét chung như nông thôn Việt Nam. Việc học hỏi đúc rút kinh
nghiệm trong công tác quy hoạch nông thôn là rất cần thiết.
Trong những năm gần đây Thái Lan đã có những bước tiến lớn trong xây
dựng quy hoạch nông thôn nhằm phát triển kinh tế ổn định đời sống xã hội.
Quy hoạch để thực hiện các công trình kinh tế - xã hội của Hoàng gia Thái
Lan, các dự án phát triển đã xác định vùng nông thôn chiếm một vị trí quan
trọng về kinh tế chính trị của nước này. Thái lan đã đầu tư cho việc xây dựng
hệ thống lưới giao thông phục vụ sản xuất nối các khu sản xuất với khu chế
biến và thị trường tiêu thụ. Quá trình quy hoạch nông thôn tại các làng xã đã
được xây dựng theo mô hình và nguyên lý hiện đại mới, khu dân cư được bố
trí tập trung, khu trung tâm làng, xã là nơi xây dựng các công trình phục vụ
21
công cộng, các khu sản xuất được bố trí thuận tiện nằm ở khu vực vòng ngoài.
Kết quả là sau 6 năm thực hiện kế hoạch 5 năm Thái Lan đã đạt được sự tăng
trưởng kinh tế nông nghiệp rõ rệt, các vùng nông thôn đều có cơ sở hạ tầng,
hệ thống giao thông phát triển, dịch vụ công cộng được nâng cao, đời sống
nhân dân ngày càng được nâng cao.
Từ những vấn đề về lý luận và thực tiễn quy hoạch nông thôn ở các nước
khác nhau cho thấy: Muốn phát triển nông thôn ổn định phải có quy hoạch hợp lý,
khoa học, phù hợp với điều kiện cụ thể. Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng và giao
thông hoàn thiện, xây dựng trung tâm làng xã trở thành hạt nhân phát triển kinh tế,
văn hoá và tạo môi trường thuận lợi cho việc tiếp thu văn minh đô thị để phát triển
nông thôn mới văn minh hiện đại song vẫn giữ được nét truyền thống văn hoá.
Tóm lại, QHSDĐĐ hiện nay đã và đang trở thành một công việc không
thể thiếu để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội mỗi nước và nó đang từng
bước khẳng định vị trí của mình trong các chiến lược phát triển kinh tế.
2.4.2. Tình hình qhsdđ ở trong nước
2.4.2.1. Tình hình QHSDĐ ở Việt Nam
* Thời kỳ trước Luật Đất đai 1993
Trước những năm 80, QHSDĐĐ chưa được coi là công tác của ngành
quản lý đất đai mà chỉ được đề cập tới nh một phần của quy hoạch phát triển
ngành nông - lâm nghiệp.
Từ năm 1981 đến 1986, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ V, các Bộ, Ngành, các tỉnh, thành phố đã tham gia triển khai chương
trình lập tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất ở Việt Nam đến
năm 2000. Trong sơ đồ phân bố lực lượng sản xuất của tỉnh đều đề cập đến
vấn đề sử dụng đất đai và được tính toán tương đối có hệ thống để khớp với
cả nước, các vùng kinh tế lớn, các huyện trong tỉnh, các xã của huyện nên
bước đầu đã đánh giá được hiện trạng tiềm năng và đưa ra các phương hướng
sử dụng quỹ đất quốc gia đến năm 2000.
22
Từ năm 1987 đến trước Luật Đất đai năm 1993 do nền kinh tế của nước ta
đang đứng trước những khó khăn và thử thách của nền kinh tế thị trường nên
công tác QHSDĐ cũng chưa được xúc tiến như Luật Đất đai đã quy định. Tuy
vậy, thời kỳ này công cuộc đổi mới nông thôn diễn ra sâu sắc, công tác QHSDĐ
cấp xã nổi lên như một vấn đề cấp bách về giao đất, cấp đất. Vì vậy, đây là mốc
đầu tiên đánh dấu công tác triển khai QHSDĐ cấp xã trên phạm vi cả nước.
* Thời kỳ thực hiện Luật Đất đai 1993 đến nay
Tháng 7/1993 Luật Đất đai sửa đổi được công bố. Trong luật này các
điều khoản nói về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai đã được cụ thể hơn
Luật Đất đai năm 1987.
Từ năm 1993 đến nay, Tổng cục Địa chính đã triển khai thực hiện quy
hoạch đất đai toàn quốc giai đoạn 1996 - 2010. Dự án quy hoạch này đã được
Chính phủ thông qua và Quốc hội phê chuẩn tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa
9. Đây là căn cứ quan trọng để xây dựng quy hoạch đất đai của các bộ, ngành
và các tỉnh.
Quy hoạch đất đai theo lãnh thổ hành chính đã được tiến hành ở hầu hết
các tỉnh và thành phố trong cả nước.
Ngày 12/10/1998, Tổng cục Địa chính ra Công văn số 1814/CV - TCĐC
về việc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai cùng với các hướng dẫn kèm
theo về công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Ngày 01/10/2001 Chính phủ ban hành Nghị định 68/NĐ - CP của Chính
phủ về việc triển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở 4 cấp hành chính.
Ngay sau đó Tổng Cục Địa chính đã ban hành thông tư 1842/2002/TT -
TCĐC ngày 01/11/2001 kèm theo quyết định số 424a, 424b. Thông tư
2074/2001/TT - TCĐC ngày 14/2/2001 để hướng dẫn các địa phương thực
hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo Nghị định 68/NĐ - CP.
Ngày 01/7/2004 Luật Đất đai mới (Luật Đất đai 2003) chính thức có
hiệu lực. Luật đã quy định rõ về công tác quản lý Nhà nước về đất đai, “Quy
23
hoạch, kế hoạch sử dụng đất là 1 trong 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất
đai”.
Tại Mục II từ điều 21 đến điều 30 Luật đất đai năm 2003 quy định cụ thể
về công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Ngày 09/02/2004 Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị số 05/2004/CT -
TTg về việc thi hành Luật Đất đai 2003.
Ngày 29/10/2004 Chính phủ ban hành Nghị định số 181/2004/NĐ - CP
về việc thi hành Luật Đất đai năm 2003.
Ngày 01/11/2004 Bộ Tài nguyên và Môi trương ban hành Thông tư
30/2004/TT - BTNMT về việc hướng dẫn, lập điều chỉnh và thẩm định quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Ngày 13/08/2009 Chính phủ ban hành Nghị định số 69/2009/NĐ-CP quy
định bổ sung về QHSDĐ, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Ngày 02/11/2009 Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư số
19/2009/TT - BTNMT về quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm đinh
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Tuy đã có nhiều văn bản hướng dẫn về QHSDĐ, nhưng ở nước ta
QHSDĐ mới thực hiện chủ yếu ở mức độ khái quát, mang tính định hướng,
còn thiếu quy hoạch chi tiết; Phương pháp và quy trình thực hiện QHSDĐ
còn nhiều bất cập, đặc biệt chưa có quy trình QHSDĐ mang tính đặc thù đối
với đô thị; Sự phối hợp giữa QHSDĐ với các quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế xã hội các cấp, quy hoạch các ngành chưa đồng bộ, đặc biệt là quy
hoạch chi tiết đô thị. Vì vậy, chất lượng và tính hiệu quả QHSDĐ được đánh
giá thấp, QHSDĐ “treo” còn tồn tại phổ biến.
2.4.2.2. Tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh
Lạng Sơn
Lạng Sơn là tỉnh miền núi, biên giới nằm ở phía Đông Bắc của Tổ quốc,
có đường biên giới giáp với nước bạn láng giềng Trung Quốc. Cùng với tiến
trình của đất nước trên con đường phát triển đi lên CNH, HĐH đất nước và
24
hội nhập kinh tế quốc tế, Lạng Sơn đã và đang trở thành một trung tâm trung
chuyển hàng hóa, dịch vụ mũi nhọn của khu vực, cùng với đó là các dự án
đầu tư vào Lạng Sơn ngày càng nhiều, dân cư thành thị ngày càng tăng mạnh.
Điều này đã gây áp lực lớn cho đất đai. Nhận thức được vấn đề này UBND
tỉnh đã phối hợp với các cơ quan có liên quan tiến hành lập và chỉ đạo thực
hiện quy hoạch sử dụng đất trong toàn tỉnh để nhằm sử dụng đất một cách có
hiệu quả nhất. Đến nay tất cả các huyện, xã trong toàn tỉnh đều đã tiến hành
lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho từng giai đoạn và từng năm. Tuy Kết
quả đạt được chưa cao nhng đã giảm bớt được phần nào áp lực đối với đất đai
và đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội.
25