Sự hình thành
Năm 1964, sau khi tu nghiệp ở Tiệp khắc, PGS. Bác sĩ Bùi Thụ đã mang về nước một ngành khoa học mới,
đó là Ergonimics (hay ở Việt Nam gọi là Công thái học).
Thuật ngữ Ergonomics được ông đề cập và giới thiệu lần đầu tiên tại bài báo cáo tham luận “Sinh lý lao
động phục vụ lao động và sản xuất” tại buổi Hội nghị “Cách mạng KHKT” và đã được rất nhiều cơ quan tổ
chức KH quan tâm. Ông đã cùng các đồng nghiệp khác đi vào lĩnh vực này với nhiều hình thức khác nhau.
Ông gắn các nghiên cứu KH trong lĩnh vực sinh lý lao động với những khái niệm mới về ECGÔNÔMI. Ví
dụ như những nghiên cứu hợp lý hóa công cụ lao động nông nghiệp (cào cỏ 64A, 64B). nghiên cứu hợp lý
hóa lao động tuốt lúa bằng trục lăn…
Vì vậy có thể nói, người đặt hòn đá đầu tiên cho ngành ergonomics ở Việt Nam là PGS. Bác sĩ Bùi Thụ.
Năm 1974, tại Paris, bác sĩ Bùi Thụ đã tiếp xúc và làm việc với nhà nghiên cứu ergonomics W.T Singleton
của pháp. Sau 1 năm trở về, ông đã mang theo những tài liệu và dụng cụ quý giá thời bấy giờ về ngành khoa
học này như:
- Nhân trắc học Martin
- Máy đo thông khí phổi Maxplanck
- Máy đo nhịp tim điện tử
- …
Năm 1977 cuốn ergonomic của giáo sư W.T. Singleton được BS. Bùi Thụ dịch ra tiếng Việt.
Năm 1983. Cuốn sách “Nhân trắc E” của Bùi Thụ và Lê Gia Khải đã được NXB Y học in ra. Đây là cuốn
Atlas nhân trắc học đầu tiên của Việt Nam với 95 kích thước khác nhau của 2132 nam và 1972 nữ lứa tuổi
lao động.
Năm 1986 cuốn Atlas “Nhân trắc học người Việt Nam trong lứa tuổi lao động” (phần đầu) được NXB KH&
KT xuất bản. Đến năm 1991 thì phần hai được xuất bản.
Đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, từ 1985 phòng thí nghiệm Ergonomic thuộc viện Y học lao động được thành
lập.
Sự phát triển
Ban đầu khoa học Ecgônômi được đặt ra ở nước ta chủ yếu từ góc độ tổ chức lao động khoa học, cải tiến
thao tác và định mức lao động trong các xí nghiệp. Từ những đề tài sơ khai về ECGÔNÔMI ở Vn đã làm
đòn bẩy cho những đề tài cụ thể hơn như “Thiết kế ghế ngồi phù hợp với nữ công nhân”, nhận xét một vài
kích thước có thể sử dụng trong ECGÔNÔMI”
Tiếp sau, Ecgônômi được đặt thành chủ đề của một số đề tài nghiên cứu và ứng dụng của một số nhà khoa
học của Khoa học Y học lao động, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương và sau này là Viện Y học Lao động và Vệ
sinh môi trường. Bước sang những năm 80 của thế kỷ trước và những năm tiếp theo, ở Viện Y học lao động
và Vệ sinh môi trường – Bộ y tế, Viện Bảo hộ lao động - TLĐLĐ Việt Nam tiến hành đề tài cấp nhà nước
58.01.03 thuộc chương trình tiến bộ KHKT được xem là trọng điểm của Nhà nước 58.01, do Viện BHLĐ
chủ trì tiến hành trong giai đoạn 1981 – 1985 về vấn đề “Ứng dụng Ecgônômi vào BHLĐ và áp dụng các
dữ kiện nhân trắc học vào quá trình lao động nhằm cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân”.
Trong lĩnh vực đào tạo, tùy theo yêu cầu và đặc điểm của mình, một số Trường Đại học và Cao đẳng và một
vài Trường Trung cấp ở nước ta cũng đã đưa vào giảng dạy trong Nhà trường môn học Ecgônômi. T ại Khoa
chế tạo máy và Khoa kỹ sư kinh tế cơ khí, Trường Đại học Bách khoa Hà nội đã có một số tiết giảng về “Tổ
chức lao động Khoa học” về “Các phương pháp nghiên cứu chuyển động - MTM ”. Một số đề tài luận án
tốt nghiệp Kỹ sư, Thạc sĩ và cả luận án Tiến sĩ về “Tổ chức lao động khoa học” và về “Ứng dụng phương
pháp MTM trong tổ chức lao động khoa học” đã được thực hiện ở trường ĐHBK Hà nội và Đại học Kinh tế
quốc dân.
Tuy nhiên, rất tiếc là nhiều ngành KH liên quan đến yếu tố con người chưa đưa ECGÔNÔMI vào chương
trình đào tạo. Do đó những đóng góp của ECGÔNÔMI trong đời sống và sản xuất còn bị hạn chế.
Trong thực tế, chúng ta cũng đã đưa vào phương pháp cải thiện điều kiện làm việc trong các Doanh nghiệp
nhỏ và vừa - phương pháp WISE, của tổ chức lao động quốc tế ILO, ứng dụng ở một số cơ sở sản xuất kinh
doanh trong nước đạt kết quả bước đầu.
Từ năm 2000, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường và Chất lượng Nhà nước đã thành lập Ban Kỹ thuật TC 158 để
giúp Tổng cục về Ecgônômi biên soạn, chuyển dịch các tiêu chuẩn của tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế ISO về
Ecgônômiđể chấp nhận thành tiêu chuẩn Việt Nam. Hiện nay, từ 2010, Ban đã thành lập 5 tiểu ban (SC1 đến
SC5) và đang có nhiều hoạt động đóng góp tích cực cho sự ra đời các TCVN về Ecgônômi ở Việt Nam.
Tất cả những kết quả trên cho thấy khoa học Ecgônômi ngày càng được nghiên cứu, ứng dụng và phát triển
ở nước ta.
Ví dụ thay cầm tuốc nơ vít phải phù hợp với bàn tay nắm, sử dụng chất liệu nhựa dẻo mềm, có tính đàn hồi
bảo vệ tay và tăng ma sát giữa da bàn tay với bề mặt nắm.