Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Báo cáo những quy định về phòng vệ chính đáng về tình thế cấp thiết trong bộ luật hình sự nhật bản và trung quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.84 KB, 3 trang )

nhà nớc và pháp luật nớc ngoài

Những quy định về phòng vệ chính đáng
và tình thế cấp thiết trong bộ luật hình sự
nhật bản và trung quốc
Hoàng Văn Hùng *

B

ộ luật hình sự (BLHS) Nhật Bản đợc
ban hành năm 1907 và đ đợc sửa
đổi, bổ sung 11 lần vào các năm:
1921, 1941, 1947, 1953, 1954, 1955,
1960, 1964, 1980, 1987, 1991.
Phòng vệ chính đáng và tình thế cấp
thiết đợc quy định tại chơng: Những
hành vi không cấu thành tội phạm. Điều
36 BLHS Nhật Bản quy định về phòng vệ
chính đáng nh sau:
1. Một hành vi đợc thực hiện một
cách cần thiết (không thể tránh khỏi việc
thực hiện) để chống lại sự vi phạm pháp
luật nguy hiểm nhằm bảo vệ các quyền,
lợi ích của mình hoặc của ngời khác thì
không bị xử phạt.
2. Đối với một hành vi vợt quá giới
hạn tự vệ chính đáng có thể giảm hoặc
miễn hình phạt căn cứ vào các tình huống
cụ thể(1).
Phòng vệ chính đáng theo luật hình sự
Nhật Bản là hành vi cần thiết vì một mặt


nó chống lại vi phạm pháp luật, mặt khác
nó bảo vệ quyền và lợi ích của công dân
và x hội. Khi quy định về phòng vệ
chính đáng, BLHS Nhật Bản nhấn mạnh
quyền cá nhân của con ngời. Nó có thể
là quyền cá nhân của ngời bị hành vi vi
phạm pháp luật gây thiệt hại cũng có thể
là quyền cá nhân của ngời khác.
BLHS Nhật Bản đợc xây dựng cách
đây gần 100 năm, nó mang dấu ấn của
những quy định đầu tiên về phòng vệ
chính đáng (phòng vệ là quyền cá nhân

của con ngời). Các quy định về phòng vệ
chính đáng trong luật hình sự của các
nớc ban hành sau, bên cạnh quyền cá
nhân còn chú ý đến giá trị x hội của tình
tiết này.
Theo BLHS Nhật Bản, ngời có hành
vi vợt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
có thể bị áp dụng hình phạt. Tuy nhiên,
hình phạt có thể đợc giảm hoặc miễn
căn cứ vào các tình huống cụ thể của
hoàn cảnh phòng vệ.
Bên cạnh phòng vệ chính đáng, Điều
37 BLHS Nhật Bản quy định về tình thế
cấp thiết nh sau:
1. Một hành vi đợc thực hiện một
cách cần thiết (không thể tránh khỏi việc
thực hiện) để ngăn ngừa mối nguy hiểm

đối với tính mạng, thân thể, tự do hoặc tài
sản của mình hoặc của ngời khác thì
không bị xử phạt khi thiệt hại do hành vi
đó gây ra không vợt quá thiệt hại cần
ngăn ngừa.
2. Các quy định tại khoản 1 trên đây
không áp dụng đối với ngời có nhiệm vụ
đặc biệt theo nghề nghiệp hoặc chuyên
môn(2).
Mục đích của quy định trên về tình
thế cấp thiết trong BLHS là ngăn ngừa
mối nguy hiểm đang xảy ra. Mối nguy
hiểm này đe dọa gây thiệt hại đến tính
mạng, thân thể, tự do, tài sản của công
dân hoặc của nhà nớc. Chỉ đợc coi là
* Giảng viên chính Khoa t pháp
Trờng Đại học luật Hà Nội.

tạp chí luật học - 43


nhà nớc và pháp luật nớc ngoài

hoạt động trong tình thế cấp thiết khi việc
gây thiệt hại là biện pháp cuối cùng để
ngăn ngừa mối nguy hiểm và thiệt hại
gây ra không vợt quá thiệt hại cần ngăn
ngừa.
Khoản 2 Điều 37 BLHS Nhật Bản xác
định: Quy định về tình thế cấp thiết

không áp dụng đối với ngời có nhiệm vụ
đặc biệt theo nghề nghiệp hoặc chuyên
môn. Đây là những ngời mà nghề
nghiệp của họ xác định họ có nghĩa vụ
ngăn ngừa các nguồn nguy hiểm. Đối với
họ thì không thể vì lo sợ bị gây thiệt hại
đến tài sản, sức khỏe hoặc quyền tự do
thân thể hoặc thậm chí đến tính mạng mà
thoái thác không thực hiện nghĩa vụ nghề
nghiệp của bản thân mình. Đó là những
nghề nh: Phòng cháy, chữa cháy, khắc
phục thiệt hại do thiên tai gây ra và
những nghề mang tính chất cứu hộ ngời
hoặc tài sản khi lâm nạn.
Nội dung trên của quy định về tình
thế cấp thiết trong BLHS Nhật Bản thể
hiện đặc điểm cơ bản của hoạt động trong
tình thế cấp thiết: Nó có thể là quyền của
mọi ngời trong x hội, mặt khác nó lại là
nghĩa vụ đối với một số ngời có trách
nhiệm đặc biệt.
Khi quy định về tình thế cấp thiết,
BLHS Nhật Bản không xác định trách
nhiệm hình sự đối với trờng hợp vợt
quá yêu cầu của tình thế cấp thiết. Các
quy định về phòng vệ chính đáng và tình
thế cấp thiết là những quy định mang tính
chất cho phép trong luật hình sự Nhật
Bản. Điều này đợc khẳng định tại Điều
36 BLHS Nhật Bản về những hành vi hợp

pháp nh sau:
Một hành vi đợc thực hiện căn cứ
vào luật hoặc pháp lệnh hoặc theo đuổi
việc kinh doanh hợp pháp thì không bị xử
phạt.
Một trong những lí do để những hành
44 - tạp chí luật học

vi kể trên đợc coi là hợp pháp vì nó
mang lại lợi ích cho x hội, chống lại vi
phạm pháp luật và ngăn chặn nguy cơ.
BLHS Trung Quốc đợc Đại hội đại
biểu nhân dân toàn quốc thông qua ngày
01/7/1979 và đợc bổ sung, sửa đổi ngày
14/3/1997. Trong Phần chung, Chơng 2,
Điều 20 có quy định về phòng vệ chính
đáng nh sau:
Ngời thực hiện hành vi trong tình
trạng phòng vệ chính đáng bảo vệ các lợi
ích của x hội, bảo vệ tính mạng và các
quyền lợi khác của mình hoặc của ngời
khác tránh những hành vi trái pháp luật
đang xâm phạm những lợi ích nói trên thì
không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Nếu hành vi phòng vệ chính đáng
vợt quá giới hạn cần thiết, gây thiệt hại
quá lớn thì phải chịu trách nhiệm hình
sự. Nhng có thể tùy theo tình tiết mà
đợc hởng hình phạt dới mức tối thiểu
hoặc đợc miễn hình phạt(3).

Những hành vi để tự vệ, đối phó với
bọn tội phạm đang hành hung, giết ngời,
cớp của, hiếp dâm, bắt cóc hoặc gây
nguy hại cho ngời khác, gây thơng
vong không bị coi là phòng vệ quá đáng
nên không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Điều đặc biệt trong quy định trên về
phòng vệ chính đáng là nhà làm luật xác
định rõ tính chất của hành vi tấn công.
Hành vi tấn công không nhất thiết phải là
hành vi phạm tội. Nó cũng có thể là hành
vi vi phạm pháp luật nói chung đang xâm
phạm đến lợi ích của x hội, tính mạng và
các quyền lợi khác của ngời phòng vệ
hoặc của ngời khác. Qua quy định này
các nội dung để khẳng định hành vi
phòng vệ là hợp pháp, cần thiết và có ích
cho x hội đợc xác định rõ.
Khi quy định những lợi ích cần bảo vệ
trớc sự tấn công trái pháp luật, lợi ích x


nhà nớc và pháp luật nớc ngoài

hội đợc đặt ra đầu tiên. Qua đó thể hiện
tinh thần cơ bản của nhà làm luật khi quy
định về phòng vệ chính đáng. Ngoài ra,
các lợi ích khác là các lợi ích cá nhân
cũng đợc nhắc đến nhng nó đợc đặt
sau lợi ích x hội.

Điều luật quy định về phòng vệ chính
đáng trong BLHS Trung Quốc khẳng định
rõ hành vi phòng vệ chính đáng không bị
truy cứu trách nhiệm hình sự. Trách
nhiệm hình sự chỉ đặt ra khi hành vi
phòng vệ chính đáng vợt quá giới hạn
cần thiết, gây thiệt hại quá lớn. Trách
nhiệm hình sự của ngời có hành vi
phòng vệ chính đáng vợt quá giới hạn
cần thiết đợc xác định căn cứ vào các
tình tiết thực tế của vụ án. Trong trờng
hợp đặc biệt, ngời có hành vi phòng vệ
chính đáng vợt quá giới hạn cần thiết có
thể đợc hởng hình phạt dới mức tối
thiểu hoặc đợc miễn hình phạt.
Ngoài quy định về phòng vệ chính
đáng, BLHS Trung Quốc còn quy định về
tình thế cấp thiết tại Điều 21 nh sau:
Ngời bất đắc dĩ phải thực hiện
hành vi trong tình thế cấp thiết vì muốn
tránh nguy cơ đang đe dọa các lợi ích x
hội, tính mạng và các lợi ích khác của
mình hoặc của ngời khác thì không phải
chịu trách nhiệm hình sự.
Nếu vợt quá yêu cầu của tình thế
cấp thiết, gây thiệt hại quá lớn thì ngời
có hành vi đó phải chịu trách nhiệm hình
sự. Nhng có thể tùy theo tình tiết mà
đợc hởng hình phạt dới mức tối thiểu
hoặc đợc miễn hình phạt.

Quy định của khoản 1 điều luật này
không đợc áp dụng đối với ngời thực
hiện những trách nhiệm công vụ đặc biệt
(4)
.
Quy định trên đây của BLHS Trung

Quốc đ xác định đợc những điều kiện
cơ bản của tình thế cấp thiết. Đây là hoàn
cảnh có tính chất bất đắc dĩ phải gây thiệt
hại cho các lợi ích đợc pháp luật bảo vệ.
Đó là lợi ích x hội, lợi ích của bản thân
ngời hoạt động trong tình thế cấp thiết
hoặc lợi ích của ngời khác. Bất đắc dĩ
còn có nghĩa là việc gây thiệt hại trong
tình thế cấp thiết là biện pháp cuối cùng
có thể ngăn ngừa đợc nguồn nguy hiểm
đối với các lợi ích của x hội hoặc của
công dân.
Về trách nhiệm hình sự, điều luật quy
định việc gây thiệt hại trong phạm vi cần
thiết thì không phải chịu trách nhiệm
hình sự. Nó cũng gián tiếp xác định hành
vi gây thiệt hại này không phải là tội
phạm mà là cần thiết, hợp pháp và có ích
cho x hội. Trái lại, nếu việc gây thiệt hại
trong tình thế cấp thiết mà vợt quá yêu
cầu cần thiết và quá lớn thì ngời gây
thiệt hại phải chịu trách nhiệm hình sự.
Tuy nhiên, dựa vào các tình tiết cụ thể

của hoàn cảnh mà tình thế cấp thiết xảy
ra, hình phạt đối với họ có thể đợc xác
định dới mức tối thiểu hoặc đợc miễn
hoàn toàn.
Cũng nh BLHS Nhật Bản, BLHS
Trung Quốc quy định điều luật tình thế
cấp thiết không đợc áp dụng đối với
ngời thực hiện trách nhiệm công vụ đặc
biệt. Đối với những ngời này không thể
dựa vào sự nguy hiểm đối với tính mạng,
sức khỏe hoặc thậm chí đối với tài sản mà
không thực hiện nghĩa vụ xuất phát từ
nhiệm vụ đặc biệt của mình./.
(1),(2).Xem: Bộ luật hình sự Nhật Bản, Tài liệu tham
khảo của Ban dự thảo Bộ luật hình sự. Bộ t pháp,
H.1994, tr.15.
(3),(4).Xem: Bộ luật hình sự CHND Trung Hoa, Tài
liệu tham khảo của Ban dự thảo Bộ luật hình sự Bộ t
pháp, H.1998, tr.3, 4.

tạp chí luật học - 45



×