Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Báo cáo nghiên cứu khoa học lý thuyết “cực phát triển” và vấn đề phát triển kinh tế xã hội miền tây nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.64 KB, 12 trang )

Lý thuyết “cực phát triển” và vấn đề phát triển
kinh tế - xã hội miền Tây Nghệ An
Miền Tây Nghệ An là vùng trung du miền núi, có diện tích 13.750,1km2, tương
đương với tổng diện tích của 9 tỉnh, thành phố trung bình của cả nước. Đây là tiền
đề cho các thế mạnh về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên (đất, rừng, khoáng
sản…), cũng như đa dạng về sự lựa chọn chiến lược phát triển, thiết kế quy hoạch
của vùng. Tuy nhiên, sự kém phát triển của miền Tây hiện nay là một thách thức
lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội chung của toàn tỉnh. Tiếp cận lý thuyết
“Cực phát triển” để đề ra chiến lược nhằm thúc đẩy sự phát triển của mảnh đất
trọng yếu này là một gợi ý nhằm vượt qua thách thức đó.

1. Lý thuyết “Cực phát triển”
1.1.

Khái niệm lý thuyết “Cực phát triển”

Người khởi xướng lý thuyết “Cực phát triển” là nhà kinh tế học người Pháp Francois Perroux vào năm 1950, sau đó được tiếp tục phát triển bởi Myrdan,
Friedman, Hisrhman, Hary Richardson, Bejnamin và Philip Mc. Cann. Theo lý
thuyết này, một vùng không thể có sự phát triển đồng đều ở tất cả các điểm trên
lãnh thổ theo cùng một thời gian mà có xu hướng tăng trưởng/ phát triển nhanh ở
một số điểm nào đó, trong khi các điểm khác có xu hướng tăng trưởng chậm hoặc
trì trệ. Sự tăng trưởng/ phát triển nhanh ở các điểm cực đó sẽ tạo ra những ảnh
hưởng trực tiếp tác động đến sự phát triển của các lãnh thổ xung quanh gọi là các
cực phát triển.
Các điểm có sự tăng trưởng/ phát triển nhanh và mạnh là những điểm có lợi thế
so với toàn vùng, thường tập hợp một số ngành công nghiệp có khả năng tạo sự
tăng trưởng cho nền kinh tế, có quan hệ tương tác chặt chẽ với nhau qua các mối
quan hệ trong sản xuất - công nghệ - kinh doanh (ví dụ quan hệ đầu vào - đầu ra)


xung quanh một ngành công nghiệp dẫn đầu hay mũi nhọn. Ngành công nghiệp


này nhờ những ưu thế về công nghệ hiện đại, tốc độ đổi mới cao, sản phẩm có độ
co dãn của cầu theo thu nhập và có phạm vi thị trường rộng lớn trên nhiều vùng
hoặc toàn quốc nên sẽ phát triển rất nhanh và kéo theo các ngành có liên quan đến
nó tăng trưởng, tạo ra sự tác động lan tỏa đối với các bộ phận khác của nền kinh tế.
Xét về mặt lãnh thổ, sự phát triển của công nghiệp mũi nhọn sẽ làm cho lãnh
thổ nơi nó phân bố phát triển và hưng thịnh theo bởi số lượng việc làm, thu nhập
tăng dẫn đến sức mua tăng; các ngành công nghiệp mới, các hoạt động dịch vụ
kinh tế - xã hội và các hoạt động phát triển mới được thu hút vào lãnh thổ ngày
càng nhiều hơn. Sự tập trung hóa về lãnh thổ đạt tới một mức nhất định và sau đó
hiệu ứng lan tỏa sẽ làm cho các cơ hội phát triển mới bắt đầu xuất hiện ở nhiều
điểm khác. Kết quả là sự phát triển của một cực như là một lãnh thổ trọng điểm sẽ
có tác dụng như “đầu tàu” lôi kéo sự phát triển của cả vùng, tạo điều kiện cho nền
kinh tế vùng phát triển nhanh và mạnh hơn.
1.2. Tác động của “Cực phát triển”
Theo nghiên cứu của Hary Richardson, Hisrhman, Salvatore và Myrdal tác
động của “cực phát triển” được xác định bởi các mặt sau:
- Sức hút về trao đổi hàng hóa với tư cách là nguồn cung cấp lớn nhất hay thị
trường lớn nhất.
- Sức lôi cuốn về đầu tư để thiết lập những hoạt động mới, đầu tư phát triển kết
cấu hạ tầng sản xuất và xã hội, đầu tư phát triển đô thị.
- Lan truyền những đổi mới về kỹ thuật, vật chất và thúc đẩy các nghiên cứu,
triển khai khoa học công nghệ.
- Lan truyền những đổi mới về văn hóa, giáo dục, thể chế, những đổi mới về tư
tưởng và tâm lý của người sản xuất và người tiêu dùng.
- Hiệu ứng lan tỏa: Đây là những tác động tích cực của sự tăng trưởng tại điểm
cực tới sự tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân theo đầu người, cơ cấu kinh tế


của các vùng lãnh thổ xung quanh cùng phát triển và hưng thịnh theo. Hiệu ứng lan
tỏa là một trong những tác động tích cực được các nhà kinh tế quan tâm bởi nó

thường được áp dụng để phát triển kinh tế cho những vùng kém phát triển. Theo
phạm vi không gian thì càng xa cực phát triển, hiệu ứng lan tỏa càng yếu. Hiệu ứng
lan tỏa tại một điểm cách xa trung tâm cực một khoảng cách r (Sr) được biểu thị
bằng công thức: Sr = So.e-ir, trong đó: So là ảnh hưởng tại điểm cực, i là hệ số suy
giảm theo khoảng cách.
- Hiệu ứng phân cực (hay tập trung hóa) được xem như là những tác động tiêu
cực của sự tăng trưởng tại điểm cực tới các vùng trong phạm vi ảnh hưởng của nó,
đó là sự tăng khoảng cách chênh lệch về các vấn đề kinh tế - xã hội như
GDP/người, cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế… Những tác động này cần phải chấp
nhận một thời gian, tùy theo sức phát triển của cực, sau đó được thay thế bằng
hiệu ứng lan tỏa.
Như vậy, lý thuyết “Cực phát triển” đã nhấn mạnh lợi thế phát triển không cân
đối theo lãnh thổ. Lý thuyết này chú trọng vào những lãnh thổ làm phát sinh sự
tăng trưởng kinh tế của vùng, cho rằng công nghiệp và dịch vụ có vai trò lớn đối
với sự tăng trưởng của vùng và là hạt nhân phát triển. Đây là lý thuyết phục vụ
trực tiếp cho việc lựa chọn các lãnh thổ trọng điểm, được áp dụng rộng rãi ở các
nước châu Á, đặc biệt là các nước ASEAN. Sự hình thành các cực phát triển như
là các lãnh thổ trọng điểm, động lực cho nền kinh tế là phương thức phù hợp, hiệu
quả với những vùng hạn chế về nguồn lực như vốn, công nghệ, nguồn nhân lực
chất lượng cao, thị trường… của các nước nghèo, đang phát triển, cần kêu gọi vốn
đầu tư.
2. Vấn đề thực tiễn của miền Tây Nghệ An
2.1. Lợi thế của miền Tây Nghệ An
2.1.1. Là một vùng đất rộng lớn


Miền Tây Nghệ An có diện tích 13.750,1km2, dân số trên 1,1 triệu người (năm
2010), chiếm 83,5% diện tích và 37% dân số của tỉnh, lớn hơn diện tích tỉnh
Thanh Hóa khoảng 3.000km2, gấp 2 lần diện tích tỉnh Hà Tĩnh, gấp 11 diện tích
lần thành phố Đà Nẵng, tương đương với diện tích tỉnh Sơn La (là tỉnh có diện tích

lớn thứ 3 trong cả nước).


Bảng 1: So sánh quy mô diện tích các huyện, thị miền Tây Nghệ An
với các tỉnh, thành phố cả nước

TT

1

Huyện

Tương

Diện tích

Tỉnh, thành phố

(km2)

có diện tích tương đương

2.811,3

Lớn hơn Bình Dương

Kỳ Sơn

2.094,3


TP Hồ Chí Minh

Quế Phong

1.890,9

4

Con Cuông

1.738,3

Lớn hơn Hải Dương

5

Thanh

1.129,9

Gần bằng Vĩnh Phúc

Dương
2
3

Chương

Gần bằng Bà Rịa - Vũng
Tàu


6

Quỳ Châu

1.057,6

Lớn hơn Hưng Yên

7

Quỳ Hợp

942,2

Lớn hơn Hưng Yên

8

Tân Kỳ

729,3

Gần bằng Bắc Ninh

9

Nghĩa Đàn

617,9


10

Anh Sơn

603,3

Hai huyện và một thị xã có
diện tích gần bằng Vĩnh Long

11

Thị xã Thái
Hòa

135,1


Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2010; Niên giám thống kê Nghệ An
2010
Như vậy, diện tích của 10 huyện và 1 thị xã miền Tây Nghệ An tương đương
với 9 tỉnh, thành phố trung bình của cả nước. Sự rộng lớn về diện tích là tiền đề
cho các thế mạnh về vị trí địa lý, các tài nguyên thiên nhiên như đất, rừng, khoáng
sản… cũng như đa dạng về sự lựa chọn chiến lược phát triển, thiết kế quy hoạch
miền Tây.
Đường biên giới: miền Tây có 6 huyện (Quế Phong, Kỳ Sơn, Tương Dương,
Con Cuông, Anh Sơn, Thanh Chương) với 27 xã giáp Lào, đường biên giới dài
419km; có 3 huyện (Quế Phong, Quỳ Châu, Nghĩa Đàn) giáp Thanh Hóa với
đường biên giới dài 156,1km; 1 huyện (Thanh Chương) giáp Hà Tĩnh với đường
biên giới dài 42,3km. Tổng chiều dài đường biên giới là 617,4km, trong đó

đường biên giới với Lào chiếm khoảng 60%, trung bình cứ trên 21km2 diện tích
thì có 1km đường biên giới, cùng với đường Hồ Chí Minh chạy qua 4 huyện
(Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Anh Sơn, Thanh Chương) và thị xã Thái Hòa, các tuyến
đường Đông - Tây như đường 7, 48, 15… tạo khả năng thông thương giao lưu,
mở rộng hội nhập với Lào, các tỉnh lân cận là rất lớn.
2.1.2. Một số tiềm năng tự nhiên lớn
* Tài nguyên rừng
Miền Tây Nghệ An có diện tích rừng trên 700 ngàn ha, trong đó rừng tự nhiên
600 ngàn ha, chiếm 90% diện tích rừng của tỉnh, tương đương với diện tích rừng
tỉnh Gia Lai, đứng đầu trong cả nước, độ che phủ gần 50%, có nhiều rừng
nguyên sinh tập trung chủ yếu ở 5 huyện: Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn
(thuộc rừng Quốc gia Pù Mát), Quế Phong, Quỳ Châu. Đặc biệt, Khu dự trữ sinh
quyển miền Tây Nghệ An gồm Pù Hoạt (43 ngàn ha), Pù Huống (40 ngàn ha), Pù
Mát (trên 91 ngàn ha) được thế giới công nhận vào năm 2007 là 1 trong 7 khu dự
trữ sinh quyển của cả nước, có diện tích lớn nhất Đông Nam Á (174 ngàn ha), có


tính đa dạng sinh học cao, đại diện cho hầu hết các kiểu rừng của rừng mưa nhiệt
đới. Trong đó, rừng Quốc gia Pù Mát có 986 loài thực vật bậc cao, 153 họ, 200
loài thuốc quý, 241 loài thú thuộc 86 họ, 28 bộ (trong đó có 26 loài thú, 9 loài
chim đã ghi vào sách đỏ Việt Nam). Rừng có nhiều loài gỗ quý như lim, gụ, đinh
hương, lát hoa, kiền kiện, sa mu..., lâm sản, hương liệu, dược liệu, thực phẩm tạo
điều kiện cho khai thác và chế biến.
* Khoáng sản
Miền Tây tập trung phần lớn khoáng sản của cả tỉnh với 45 mỏ và điểm quặng,
22 loại khoáng sản. Mỏ thiếc (Quỳ Hợp) trữ lượng 100 ngàn tấn, lớn nhất cả
nước, có hàm lượng cao: đá vôi trữ lượng hàng tỉ m3 (Anh Sơn, Con Cuông, Tân
Kỳ…); đá bazan 260 triệu m3 (Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp); đá granit, sét (Tân Kỳ,
Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp); than nâu trữ lượng 1 triệu tấn (Nghĩa Đàn…); than bùn
(Tân Kỳ…). Đặc biệt, đá trắng Quỳ Hợp trữ lượng gần 7.000 triệu m3, thuộc loại

đá quý hiếm, chất lượng cao; đá đỏ Qùy Châu có giá trị cao nổi tiếng của nước
ta; vàng sa khoáng dọc thượng nguồn sông Cả… Ngoài ra, còn có bô xít ở Nghĩa
Đàn, phốtphorit, đá xây dựng, cát sỏi… phân bố rải rác ở các huyện miền Tây.
Nguồn tài nguyên này là cơ sở để xây dựng các ngành công nghiệp.
* Nguồn nước ngọt
Miền Tây có hệ thống sông suối dày đặc. Hệ thống Sông Cả (sông Lam) với
dòng chính dài 412km (nếu tính theo dòng sông Nậm Nơm thì dài 532km), phần
chảy trong địa phận Nghệ An là 361km, dòng sông bắt nguồn từ cao nguyên
Mường Phôn (thuộc dãy TamTi) độ cao 2.250m. Hệ thống Sông Cả là một hệ
thống sông dày đặc gồm 151 con sông, suối. Nổi bật của miền Tây là tiềm năng
thủy điện, thác nước. Tổng trữ năng thủy điện lớn khoảng 950-1.000MW, đã xây
dựng nhiều nhà máy thủy điện nhỏ, đang xây dựng 3 nhà máy thủy điện là Bản
Vẽ (Kỳ Sơn) 320MW, Bản Lã (Tương Dương) 300MW, Hủa Na (Quế Phong)
180MW. Nhiều thác đẹp nổi tiếng như Sao Va, Khe Kèm cùng với hệ thống hang
động tạo tiềm năng du lịch lớn.


Nước ngầm ở đây khá phong phú, đặc biệt suối khoáng với các mỏ nước tập
trung nhiều ở Quỳ Hợp (Bản Khạng, Bản Hợp, Bản Bo, Bản Lang), ngoài ra có
Cồn Soi (Nghĩa Đàn)… là cơ sở để sản xuất nước khoáng, du lịch và chữa bệnh.
* Đất đai
Với diện tích rộng lớn nên miền Tây có quỹ đất dồi dào với hệ đất feralit là
chủ yếu như đất đỏ đá vôi, đất đỏ vàng, đỏ nâu, đất bazan… trên các đá mẹ khác
nhau, phù hợp với trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, trồng rừng, đồng cỏ, cung
cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và có giá trị xuất khẩu, xóa đói giảm
nghèo. Ngoài ra còn có đất phù sa ở các thung lũng, sông suối, chiếm tỷ lệ nhỏ,
dùng để trồng lương thực hoa màu cung cấp tại chỗ cho dân bản địa.
2.2. Một số vấn đề về khai thác
Tại sao một vùng đất rộng lớn, giàu tài nguyên vẫn là một vùng đất nghèo?
Phải chăng là do vấn đề lựa chọn chiến lược phát triển chưa thích hợp?

Thực tế cho thấy khai thác tài nguyên ở miền Tây chưa mang lại lợi ích cho
cộng đồng như mong muốn. Theo nghiên cứu thì không phải các nguồn tài
nguyên ở miền Tây chưa được khai thác, mà ngược lại một số đã bị khai thác đến
mức báo động, đó là khoáng sản và rừng. Nguồn lợi khai thác được từ các tài
nguyên đi về đâu, dân bản địa được hưởng những gì khi các doanh nghiệp khai
thác tài nguyên ngay trên mảnh đất của họ? Trong bài báo cáo của PGS. TS.
Trần Đình Thiên (nay là Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam) tại Hội thảo khoa
học “Những giải pháp thực hiện có hiệu quả đề án phát triển kinh tế - xã hội
miền Tây Nghệ An” tháng 6/2008 có đoạn viết: “Những tiềm năng vốn đã có từ
lâu, song miền Tây Nghệ An vẫn là một xứ nghèo. Rõ ràng tiềm năng không
đương nhiên tự nó trở thành giàu có… Tiềm năng mang lại sự giàu có đã không
biến thành sự giàu có hiện thực. Vấn đề là ở chỗ cách làm. Nếu không biết làm,
tiềm năng tốt có thể biến thành thảm họa phát triển” [tr.125].


- Tài nguyên khoáng sản miền Tây Nghệ An đã được khai thác rất lớn. Trong
đó, 100% sản lượng quặng thiếc (khoảng gần 1000 ngàn tấn/năm), 100% sản
lượng đá dăm cuội, đá có chứa can xi, cát, gỗ xẻ, 73% sản lượng thỏi thiếc, 82%
sản lượng được khai thác bởi các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Có thể lấy ví dụ: huyện Quỳ Hợp có nhiều doanh nghiệp đang khai thác và
chế biến đá với 60 mỏ đang hoạt động. Tác giả Quang Long ở báo Tiền Phong số
311, 312 tháng 11/2009 đã thốt lên rằng “Đá trắng Quỳ Hợp, lợi nhuận lọt vào
túi ai?”. Sự nhập nhằng giữa đá xây dựng thông thường và đá trắng với giá cả
một trời một vực đã được các doanh nghiệp lợi dụng tối đa. Chủ tịch huyện Quỳ
Hợp cũng thừa nhận nguồn thu từ khai thác, chế biến đá trắng chưa thống kê
được. Theo báo cáo của Cục Hải quan Nghệ An, năm 2007, kim ngạch thu được
từ đá trắng trên 6,7 triệu USD, riêng 6 tháng năm 2008 thu trên 6,5 triệu USD.
Trong khi đó đoàn kiểm tra cuả Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy báo cáo: “Thuế xuất
khẩu hàng năm thu không đáng kể”. Vậy, nguồn thu từ khai thác đá trắng và các
loại đá khác đi về đâu? Theo báo cáo của UBND huyện Quỳ Hợp năm 2008 thì có

51 doanh nghiệp hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, 61 doanh nghiệp hoạt
động chế biến khoáng sản chưa đầy đủ thủ tục trên địa bàn huyện. Như vậy, chỉ
trên địa bàn huyện Quỳ Hợp với tài nguyên đá đã có trên 110 doanh nghiệp hoạt
động chưa hợp pháp thì vấn đề chảy máu tài nguyên là điều tất yếu.
Ngoài ra các tài nguyên khoáng sản quý, giá trị cao của miền Tây như đá đỏ,
vàng sa khoáng… cũng bị khai thác bừa bãi, không kiểm soát được gây thất thoát,
ô nhiễm môi trường, đã từng xảy ra thảm họa bạo lực.
- Tài nguyên rừng là một tài nguyên lớn của miền Tây, khai thác khoảng 68
ngàn m3/năm bởi các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Dân bản địa chỉ là những
người làm công khai thác với giá rẻ.
Vấn đề cấp giấy phép khai thác ồ ạt, thiếu quản lý cả đầu vào và đầu ra đã
không mang lại nhiều lợi ích cho dân bản địa. Theo thời gian đá và gỗ rừng miền


Tây vẫn được khai thác mạnh, tuy nhiên đời sống người dân bản địa vẫn không
được cải thiện.
- Tiềm năng thủy điện: Trong quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ ở miền Tây
Nghệ An, có 3 tổ chức là Nhà nước, tỉnh và một số nhà đầu tư độc lập phối hợp
với các đơn vị tư vấn. Năm 2001, Công ty CP tư vấn xây dựng thủy điện I quy
hoạch 5 nhà máy thủy điện với công suất 440MW. Năm 2004 đơn vị này quy
hoạch thêm 18 nhà máy (đã được Bộ Công nghiệp phê duyệt vào ngày
18/10/2005) với công suất 151MW. Năm 2007, tỉnh Nghệ An bổ sung quy hoạch
thêm 14 dự án, ngoài ra một số nhà đầu tư độc lập phối hợp với các đơn vị tư vấn
xây dựng thêm 4 nhà máy (Mỹ Lý, Bản Vẽ, Nậm Mô I, Hủa Na). Như vậy, tổng
số các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ của miền Tây là 41, trong đó Kỳ Sơn 12,
Tương Dương 11, Quế Phong 7, Con Cuông 7, Quỳ Châu 3, Thanh Chương 1.
Theo báo cáo của Sở Công thương Nghệ An thì miền Tây Nghệ An có hơn 60
điểm có thể xây dựng nhà máy thủy điện với tổng công suất khoảng 1.300MW.
Điều này cần xem xét lại, bởi vì trong “Báo cáo đề án phát triển tổng thể kinh tế
- xã hội Nghệ An đến năm 2020” của Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An (năm

2007) cho rằng trữ năng thủy điện của Nghệ An là 950 - 1.000MW. Vậy nên cần
tính toán lại miền Tây có thể xây dựng được bao nhiêu nhà máy thủy điện vừa và
nhỏ để đảm bảo được sự hài hòa về phát triển kinh tế với lãnh thổ.
3. Vấn đề tiếp cận lý thuyết “Cực phát triển”
Từ thực tiễn trên cho thấy, mặc dù đã nỗ lực phát triển kinh tế - xã hội miền
Tây, nhưng kết quả vẫn chưa được như mong muốn. Do vậy, cần có một cách tiếp
cận khác, đó là chú trọng yếu tố lãnh thổ trong phát triển kinh tế - xã hội miền Tây.
Đề án phát triển kinh tế - xã hội miền Tây tỉnh Nghệ An đến năm 2010 được
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 147/2005/QĐ.TTg ngày
15/6/2005 với các phương hướng và chỉ tiêu phát triển các ngành kinh tế - xã hội
miền Tây Nghệ An đến năm 2010, nhưng đề án mới chỉ đề cập đến các ngành
kinh tế trọng điểm của miền Tây, các ngành kinh tế được đưa ra trong đề án phân


bố rải rác nên chưa tạo được sức mạnh tổng hợp, chưa chú ý đến yếu tố lãnh thổ,
do vậy cần tiếp cận lý thuyết “Cực phát triển”.
Chưa có công bố tổng kết chính thức việc thực hiện đề án và các bài học kinh
nghiệm, nhưng các tiêu chí kinh tế - xã hội đã được thống kê của 63 tỉnh thành
cả nước năm 2010 cho thấy rằng, Nghệ An vẫn còn nhiều con số cần trăn trở, suy
ngẫm so với các tỉnh khác, đặc biệt Nghệ An vẫn là một tỉnh nghèo của cả nước.
Lý thuyết “Cực phát triển” là một khái niệm hữu ích cho phân tích không gian,
là lý thuyết phục vụ trực tiếp cho việc lựa chọn lãnh thổ trọng điểm. Với một
lãnh thổ rộng lớn gần 14 ngàn km2 (tương đương với 9 tỉnh trung bình), trong khi
kinh tế miền Đông chưa đủ sức mạnh để kích cầu kinh tế miền Tây phát triển, do
vậy xây dựng “cực phát triển miền Tây” là một chiến lược hợp lý, thiết thực.
“Cực phát triển” là một không gian lãnh thổ có khả năng hội tụ nhiều lợi thế để
tạo nên sự đột biến nhằm kích cầu sự phát triển toàn vùng. Đây là một vấn đề
không đơn giản, đòi hỏi tỉnh Nghệ An cần xây dựng một tổ chức có năng lực (có
thể mời các chuyên gia nước ngoài và trong nước tham gia), xác định cho được
“cực phát triển miền Tây” là vùng nào và có một cơ chế đủ mạnh để đầu tư cho

lãnh thổ đó trong khoảng 5-7 năm, sau đó là thời kỳ kích cầu, lan tỏa của cực
phát triển đó cho toàn miền. Nếu vấn đề này thực hiện được thì sẽ góp phần rút
ngắn thời gian phát triển kinh tế miền Tây. Miền Tây cần có ít nhất một “cực
phát triển” để tạo nên tính đột phá cho sự phát triển./.

Tài liệu tham khảo
UBND tỉnh Nghệ An. Đề án phát triển kinh tế - xã hội miền Tây tỉnh Nghệ An
đến năm 2010.
1.

UBND tỉnh Nghệ An. Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Những giải pháp thực

hiện có hiệu quả đề án phát triển kinh tế - xã hội miền Tây Nghệ An. Tháng
6/2008.


2.

Viện Chiến lược phát triển - Ban vùng lãnh thổ. Một số lý luận về chênh

lệch vùng và giải pháp hạn chế chênh lệch vùng ở Việt Nam. Đề tài nghiên cứu
khoa học cấp Bộ, năm 1998.
3.

UBND huyện Quỳ Hợp. Báo cáo công tác quản lý Nhà nước về hoạt động

khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn huyện Quỳ Hợp năm 2008.
4.

Cục Thống kê Nghệ An. Niên giám thống kê năm 2010.


5.

Tổng cục Thống kê Việt Nam. Niên giám thống kê năm 2010.

6.

Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An. Báo cáo đề án phát triển tổng thể kinh tế

- xã hội Nghệ An đến năm 2020. Năm 2007.
7.

Báo Tiền phong. Các số 311, 312 tháng 11/2009.

8.

Hồ Thị Thanh Vân. Nghiên cứu thực trạng chênh lệch về một số vấn đề

kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, năm 2007.
■ Hồ Thị Thanh Vân



×