Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Đánh giá các nhân tố tác động đến tổ chức công tác kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong ngành xây dựng trên địa bàn TP HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 132 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
---------------------------

HUỲNH NGUYÊN THANH TRÚC
ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÁC
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG
NGÀNH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM

LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Kế toán
Mã ngành:60340301

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 06 năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
---------------------------

HUỲNH NGUYÊN THANH TRÚC
ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÁC
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG
NGÀNH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM
LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Kế toán
Mã ngành:60340301
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS HÀ XUÂN THẠCH


TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 06 năm 2015


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

P.GS TS. Hà Xuân Thạch
Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP.HCM ngày
25 tháng 07 năm 2015
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:

TT

Họ và tên

Chức danh Hội đồng

1

PGS.TS. Phan Đình Nguyên

Chủ tịch

2

TS. Phan Mỹ Hạnh

Phản biện 1


3

PGS.TS. Nguyễn Thị Loan

Phản biện 2

4

TS. Nguyễn Anh Phong

Uỷ viên

5

TS. Phan Thị Hằng Nga

Uỷ viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn sau khi Luận văn đã được
sửa chữa.
Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP.HCM CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHÒNG QLKH – ĐTSĐH

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP.HCM, ngày……tháng……năm 2015


NHIỆM VỤ CỦA LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên

: HUỲNH NGUYÊN THANH TRÚC

Ngày, tháng, năm sinh : 24/10/1988
Chuyên ngành

Giới tính

: Nữ

Nơi sinh : TP.HCM

: Kế toán

MSHV

: 1341850055

I-Tên đề tài:
Đánh giá các nhân tố tác động đến tổ chức công tác kế toán tại các doanh
nghiệp nhỏ và vừa trong ngành xây dựng trên địa bàn Tp.HCM.
II-Nhiệm vụ và nội dung:
- Thực hiện nghiên cứu về các nhân tố tác động đến tổ chức công tác kế toán tại
các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong ngành xây dựng trên địa bàn Tp.HCM.
-

Nghiên cứu lý luận và xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng

tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong ngành xây
dựng.

-

Thông qua bảng câu hỏi khảo sát các đối tượng liên quan, thu thập và xử lý số
liệu của các nhân tố. Từ đó rút ra được kết quả những nhân tố nào gây ảnh
hưởng đến chất lượng tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp nhỏ và
vừa trong ngành xây dựng.

-

Đề xuất một số kiến nghị do các nhân tố tác động trực tiếp đến nhằm nâng cao
chất lượng tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong
ngành xây dựng.

III-Ngày giao nhiệm vụ

: Ngày 18 / 08 / 2014

IV-Ngày hoàn thành nhiệm vụ : Ngày 15 / 06 / 2015
V-Cán bộ hướng dẫn khoa học : PGS.Tiến sĩ Hà Xuân Thạch.
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)


i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Đánh giá các nhân tố tác động đến tổ chức công
tác kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong ngành xây dựng trên địa bàn
Tp.HCM”công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận
văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn
gốc.
Học viên thực hiện Luận văn
(Ký và ghi rõ họ tên)


ii

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin gởi lời tri ân tới Thầy Hiệu trưởng và Ban Giám hiệu
Trường Đại học Công nghệ TP.Hồ Chí Minh đã tổ chức và tạo nhiều điều kiện
thuận lợi cho tôi được có cơ hội học lớp Cao học kế toán niên khoá 2013 – 2015 tại
trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến quý Thầy Cô Phòng quản lý khoa học đào tạo
sau đại học và toàn thể quý Thầy Cô trong trường, những người đã truyền đạt kiến
thức quý báu cho tôi trong suốt thời gian theo học cao học tại Trường Đại học Công
nghệ TP.Hồ Chí Minh.
Tôi vô cùng biết ơn đến Thầy P.GS.TS.Hà Xuân Thạch, người đã tận tình,
luôn sát cánh cùng tôi, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm Luận văn
này.
Tôi xin cảm ơn tập thể hội viên của Hội kế toán và thuế Tp.HCM, các bạn
đồng môn trong lớp học đã cùng nhau học tập, cùng nhau thảo luận giúp tôi hoàn
hiện bảng câu hỏi khảo sát đề tài.

Sau cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình tôi, những người thân luôn bên
cạnh động viên, hỗ trợ tôi thường xuyên, luôn cho tôi tinh thần làm việc trong suốt
quá trình học tập và hoàn thành nghiên cứu này.
Học viên thực hiện

Huỳnh Nguyên Thanh Trúc


iii

TÓM TẮT
Tổ chức công tác kế toán đạt chất lượng là mối quan tâm hàng đầu của doanh
nghiệp hiện nay. Trên thế giới có nhiều nghiên cứu liên quan đến chất lượng thông
tin kế toán tại doanh nghiệp. Đây là một phần trong công tác tổ chức kế toán tại đơn
vị. Ở Việt Nam, có nhiều nghiên cứu về việc hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại
doanh nghiệp. Tuy nhiên, các nghiên cứu chủ yếu tập trung nghiên cứu định tính,
nghiên cứu liên quan đến khám phá nhân tố tác động đến tổ chức công tác kế toán
bằng phương pháp định lượng còn mới và chưa được nghiên cứu nhiều.
Sau quá trình thực hiện nghiên cứu, đề tài “ Đánh giá các nhân tố tác động
đến tổ chức công tác kế toán tại các DNNVV trong ngành xây dựng trên địa bàn
Tp.HCM” đã hoàn thành mục tiêu là khái quát các khái niệm, lý thuyết liên quan
đến tổ chức công tác kế toán tại DNNVV trong ngành xây dựng, tiến hành khảo sát,
phân tích, xây dựng mô hình nghiên cứu gồm 5 nhân tố tác động: đặc điểm ngành,
hướng dẫn có tính pháp lý, phương tiện, cơ sở vất chất tổ chức kế toán, quan tâm
đến công tác kế toán của chủ DN, trình độ chuyên môn nhân viên kế toán. Kết quả
sau khi nghiên cứu cho thấy, 5 nhân tố ban đầu tác động đến chất lượng tổ chức
công tác kế toán vẫn không thay đổi và có 2 nhân tố tác động mạnh nhất đến chất
lượng tổ chức công tác kế toán, đó là hướng dẫn có tính pháp lý, quan tâm đến
công tác kế toán của chủ doanh nghiệp.
Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đã đề xuất một số kiến nghị đối với đối tượng

liên quan, nhằm nâng cao chất lượng tổ chức công tác kế toán tại DNNVV trong
ngành xây dựng.
Do hạn chế về phạm vi mẫu thực hiện khảo sát còn ít và nhỏ hẹp, chỉ giới hạn
tại khu vực Tp.HCM, hạn chế về thời gian, chi phí, trình độ nên đề tài chỉ nghiên
cứu một số yếu tố cơ bản và có thể chưa phát hiện đầy đủ các nhân tố ảnh hưởng.
Tác giả đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài nên thảm khảo thêm nhiều
mô hình, lý thuyết để phân tích đầy đủ các nhân tố và mở rông phạm vi khảo sát
trên phạm vi trên cả nước.


iv

ABSTRACT
Nowadays, gaining well-structured organization with a high quality of
accounting is top-concerned by any entrepreneurs or, and private sector-business
holders. There are so many researches and studies associated with entrepreneur’s
accounting and accounting information in the world. This is a part of accounting
scaffold in each unit of company’s accounting. In Vietnam and Vietnam’s context,
to make comprehension of issue better, there are a lot of studies concerned about
accounting activities in companies. However, these studies focus on the qualitative
research rather than quantitative research. These researches help understand better
about how affected quantitative research on activities of accounting organization in
each company if compared with qualitative research.
After spending procedures of studying for research namely “evaluating the
factors affecting structure of accounting and accounting organization in some
entrepreneurs and private-sector-holders on building construction in HCMC, it
draws the target of both theory and concept covering in financial-accounting
activities of private-sector-structures on building construction. The writer boost the
research by surveying, analyzing, evaluating, forming the researching model with
five factors: major characteristics, legal instruction, booking tools, financial

accounting service for organization unit, a certain concerning of managerial
accounting activities, a broadening of personal skills. The study shows that there is
less change from limited affect among five factors mentioned above. However, the
two of five factors that are having the strongest influence on quality of activities of
accounting organization lie in the legal instruction and a certain concerning of
managerial accounting activities.
Based on the results above, some of the solutions are suitably used for those
and to whom it may concern with the purposes is that, to enhance, boost and
strengthen the quality of accounting activities in private-sectors as well as
entrepreneurs especially in the field of building construction.
Due to more or less objective limitation in this research carried out in small


v

scales on some sample models only used in HCMC and in relation with the
research funding, timing zone and limitation of total comprehension of issue.
Therefore, some of the simple factors are just focused on some issues of basic study
although some of them are to be under being for further research intentionally. By
this way, the writer also suggests some of effective solutions related to a good
combination in both models and theories to analyze affected factors and enlarge the
scope of fine hierarchy in research nationwide in the future.


vi

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................ I
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ II
TÓM TẮT .................................................................................................................III

ABSTRACT ............................................................................................................. IV
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................... IX
DANH MỤC BẢNG BIỂU........................................................................................ X
DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ ............................................................................ XII
DANH SÁCH PHỤ LỤC....................................................................................... XIII
PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
1.

Tính cấp thiết của đề tài: .....................................................................................1

2.

Mục tiêu nghiên cứu:...........................................................................................2

3.

Câu hỏi nghiên cứu: ............................................................................................3

4.

Đối tượng nghiên cứu: ........................................................................................3

5.

Phương pháp nghiên cứu:....................................................................................3

6.

Kết cấu của luận văn: ..........................................................................................4


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN VĂN .......................................................................................................5
1.1. Các nghiên cứu trên thế giới: ...............................................................................5
1.2. CÁC NGHIÊN CứU TạI VIệT NAM ..................................................................7
1.3. Nhận xét ...............................................................................................................9
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG NGÀNH XÂY DỰNG......................11
2.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT: .......................................................................................11

2.1. Đặc điểm DNNVV trong ngành xây dựng ở Việt Nam ảnh hưởng đến công tác
tổ chức kế toán: .........................................................................................................11
2.1.1. Tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ: ..............................................11
2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ tác động đến
tổ chức công tác kế toán: .......................................................................................12


vii

2.2. Công tác tổ chức kế toán tại DNNVV trong ngành xây dựng: ..........................12
2.2.1. Khái quát về mô hình tổ chức công tác kế toán: .........................................12
2.2.2. Các nhân tố tác động đến công tác tổ chức kế toán: ...................................14
2.2.2.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh trong ngành xây dựng tác động đến
công tác tổ chức kế toán: ...................................................................................14
2.2.2.2. Hệ thống pháp lý ảnh hưởng đến chất lượng công tác tổ chức kế toán:
...........................................................................................................................15
2.2.2.3. Nguồn nhân lực kế toán ảnh hưởng đến chất lượng công tác tổ chức kế
toán: ...................................................................................................................22
2.2.2.4. Quan tâm chủ doanh nghiệp ảnh hưởng đến chất lượng công tác tổ

chức kế toán: .....................................................................................................23
2.2.2.5. Phương tiện cơ sở vật chất tác động đến đến chất lượng công tác tổ
chức kế toán: .....................................................................................................24
2.3. Tiêu chuẩn đánh giá một bộ máy kế toán hoạt động phù hợp với doanh nghiệp:
...................................................................................................................................25
2.4. Các lý thuyết nền: ...............................................................................................26
2.4.1. Lý thuyết thông tin: .....................................................................................26
2.4.2. Lý thuyết bất đối xứng: ...............................................................................27
2.4.3. Lý thuyết đại diện:.......................................................................................28
CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................30
3.1. Thiết kế nghiên cứu: ...........................................................................................30
3.1.1. Nguồn dữ liệu: .............................................................................................30
3.1.2. Phương pháp nghiên cứu:............................................................................30
3.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất:..............................................................................31
3.3. Quy trình nghiên cứu: ........................................................................................32
3.4. Kết quả nghiên cứu định tính và hiệu chỉnh thang đo: ......................................33
3.5. Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát: ..........................................................................36
3.6. Phương pháp phân tích dữ liệu: .........................................................................37
3.6.1. Mẫu và phương pháp chọn mẫu: .................................................................37


viii

3.6.2. Thu thập dữ liệu: .........................................................................................38
3.6.3. Xử lý và phân tích dữ liệu: ..........................................................................38
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...............................................................41
4.1. Mô tả mẫu...........................................................................................................41
4.1.1. Thống kê mô tả đặc điểm mẫu ....................................................................41
4.1.2. Thống kê mô tả thang đo .............................................................................41
4.2. Phân tích thang đo ..............................................................................................42

4.2.1. Phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s alpha....................................................42
4.2.2. PHÂN TÍCH NHÂN Tố KHÁM PHÁ EFA ...................................................46
4.3. Hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu và các giả thuyết .............................................54
4.4. Phân tích tương quan và hồi quy tuyến tính.......................................................54
4.4.1. Xác định biến độc lập, biến phụ thuộc ........................................................54
4.4.2. Phân tích tương quan ...................................................................................55
4.4.3. Phân tích hồi quy tuyến tính bội. ................................................................56
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...........................................................63
5.1. Kết luận kết quả nghiên cứu:..............................................................................63
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................65
5.3. Hạn chế của đề tài ..............................................................................................69
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................70
PHỤ LỤC 01 – DÀN BÀI THẢO LUẬN TAY ĐÔI .................................................1


ix

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Tiếng Việt
WTO:

Tổ chức thương mại thế giới

DNNVV:

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

GDP:

Tổng sản phẩm quốc nội


CLTTKT:

Chất lượng thông tin kế toán

DN:

Doanh nghiệp

TSCĐ:

Tài sản cố định

CNTT:

Công nghệ thông tin

Tp.HCM:

Thành phố Hồ Chí Minh

BCTC:

Báo cáo tài chính

BCKT:

Báo cáo kế toán

CM:


Chuẩn mực

TTCK:

Thị trường chứng khoán

NĐT:

Nhà đầu tư

DNTN:

Doanh nghiệp tư nhân

XD:

Xây dựng

Tiếng Anh
IASB:

International Accounting Standards Board

IFRS:

International Financial Report Standards

FASB:


Financial Accounting Standard Boar


x

DANH MỤC BẢNG BIỂU
BẢNG 2.1 CÁC CHUẨN MỰC KẾ TOÁN ÁP DỤNG ĐẦY ĐỦ .........................19
BẢNG 2.2 CÁC CHUẨN MỰC KẾ TOÁN ÁP DỤNG KHÔNG ĐẦY DỦ .........19
BẢNG 2.3 CÁC CHUẨN MỰC KẾ TOÁN KHÔNG ÁP DỤNG ..........................21
BẢNG 3.1 THANG ĐO HIỆU CHỈNH SAU NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH ...........34
BẢNG 4.1 THỐNG KÊ MÔ TẢ THANG ĐO......................................................... 41
BẢNG 4.2 KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH CRONBACH’S ALPHA THANG ĐO ĐẶC
ĐIỂM NGÀNH XD ..................................................................................................42
BẢNG 4.3 KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH CRONBACH’S ALPHA THANG ĐO
HƯỚNG ....................................................................................................................42
BẢNG 4.4 KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH CRONBACH’S ALPHA THANG ĐO TRÌNH
ĐỘ CHUYÊN MÔN NHÂN VIÊN KẾ TOÁN .......................................................44
BẢNG 4.5 KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH CRONBACH’S ALPHA THANG ĐO QUAN
TÂM ĐẾN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CỦA CHỦ DN ...............................................45
BẢNG 4.6 KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH CRONBACH’S ALPHA THANG ĐO
PHƯƠNG TIỆN CƠ SỞ VẬT CHẤT TỔ CHỨC KẾ TOÁN .................................45
BẢNG 4.7 KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH CRONBACH’S ALPHA THANG ĐO CHẤT
LƯỢNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN ..........................................................46
BẢNG 4.8 KIỂM ĐỊNH KMO & BARTLETT'S CÁC BIẾN ĐỘC LẬP LẦN 1 ..47
BẢNG 4.9 BẢNG TỔNG PHƯƠNG SAI TRÍCH BIẾN ĐỘC LẬP LẦN 1 ..........47
BẢNG 4.10 BẢNG MA TRẬN XOAY NHÂN TỐ LẦN 1 ....................................48
BẢNG 4.11 KIỂM ĐỊNH KMO & BARTLETT'S CÁC BIẾN ĐỘC LẬP LẦN 2 49
BẢNG 4.12 BẢNG TỔNG PHƯƠNG SAI TRÍCH BIẾN ĐỘC LẬP LẦN 2 ........50
BẢNG 4.13 BẢNG MA TRẬN XOAY NHÂN TỐ LẦN 2 ....................................51
BẢNG 4.14 KIỂM ĐỊNH KMO & BARTLETT'S CỦA BIẾN PHỤ THUỘC .......53

BẢNG 4.15 TỔNG PHƯƠNG SAI TRÍCH CỦA BIẾN PHỤ THUỘC .................53
BẢNG 4.16 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ BIẾN PHỤ THUỘC..................54
BẢNG 4.17 MA TRẬN HỆ SỐ TƯƠNG QUAN PEARSON.................................55
BẢNG 4.18 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HỒI QUY BỘI .............................................56


xi

BẢNG 4.19 KIỂM ĐỊNH SPEARMAN CỦA CÁC NHÂN TỐ VỚI TRỊ TUYỆT
ĐỐI CỦA PHẦN DƯ ...............................................................................................57
BẢNG 4.20 ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP CỦA MÔ HÌNH HỒI QUY .....................60
BẢNG 4.21 KIỂM ĐỊNH SỰ PHÙ HỢP CỦA MÔ HÌNH HỒI QUY ...................61


xii

DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
HÌNH 1.1 MÔ HÌNH HỆ THỐNG THÔNG TIN THÀNH CÔNG CỦA MC LEAN &
DELON (1992). ............................................................................................................... 5
HÌNH 1.2 MÔ HÌNH HỆ THỐNG THÔNG TIN THÀNH CÔNG CỦA MC LEAN
& DELON (2003)........................................................................................................6
HÌNH 1.3 MÔ HÌNH YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH CHẤT LƯỢNG KẾ TOÁN ...........7
HÌNH 2.1 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẬP TRUNG .........................................13
HÌNH 2.2 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC KẾ TOÁN PHÂN TÁN ............................................14
HÌNH 3.1. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT ...................................................31
HÌNH 3.2. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI .........................................33
HÌNH 4.1 BIỂU ĐỒ TẦN SỐ HISTOGRAM..........................................................59
HÌNH 4.2 BIỂU ĐỒ PHÂN TÁN PHẦN DƯ ..........................................................60



xiii

DANH SÁCH PHỤ LỤC
Phụ lục 01 – Dàn bài thảo luận tay đôi
Phụ lục 02 – Bảng câu hỏi khảo sát
Phụ lục 03 – Thống kê mô tả thang đo
Phụ lục 04 – Kết quả phân tích Cronbach Alpha
Phục lục 05 – Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA
Phụ lục 06 – Kết quả phân tích hồi quy bội
Phụ lục 07 – Danh sách tham gia thảo luận
Phục lục 08 – Danh sách tham gia khảo sát


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, thì doanh nghiệp nhỏ và vừa là loại
hình doanh nghiệp chiếm đa số và chủ yếu trong nền kinh tế. Theo đó, loại hình
doanh nghiệp này đóng vai trò quan trọng, nhất là tạo việc làm, tăng thu nhập cho
người lao động, giúp huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, xóa đói
giảm nghèo… Cụ thể, về lao động, hàng năm tạo thêm trên nửa triệu lao động mới,
sử dụng tới 51% lao động xã hội và đóng góp hơn 40% GDP…Việc chính thức là
thành viên của WTO đã tạo cho các DNNVV nhiều cơ hội nhưng cũng phải đối mặt
với những thách thức, đó là sự cạnh tranh gay gắt để tồn tại và phát triển trong môi
trường mới.
Năm 2013, ngành xây dựng đã có những đóng góp đáng kể và rất đáng tự hào
trong việc tháo gỡ vướng mắc, từng bước đưa nền kinh tế ra khỏi khó khăn. Giá trị
sản xuất ngành xây dựng có mức tăng trưởng cao, có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
chiếm tỷ trọng gần 6% GDP… Doanh nghiệp xây dựng dù đạt được một số kết quả

nhất định nhưng hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành xây dựng trong năm
vẫn gặp nhiều khó khăn.
Nhận thức được tầm quan trọng của các DNNVV và ngành xây dựng đối với
tình hình kinh tế. Từ năm 2005 đến nay, Nhà nước đã ban nhiều chính sách hỗ trợ
cho DNNVV như chính sách hỗ trợ tài chính, chính sách mặt bằng sản xuất… Tuy
nhiên, do sự hạn chế về trình độ quản lý của đại đa số chủ doanh nghiệp, công tác tổ
chức kế toán tại các doanh nghiệp này còn chưa được coi trọng đúng mức, những
quyết định kinh doanh của doanh nghiệp phần lớn còn dựa vào cảm tính, ít khi căn
cứ từ tình hình kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp và thị trường nên quy mô
DNNVV có xu hướng thu hẹp và nhiều doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể.
Tổ chức công tác kế toán là nội dung quan trọng trong tổ chức quản lý ở doanh
nghiệp. Tổ chức công tác kế toán phù hợp với quy mô hoạt động, đặc điểm sản xuất
kinh doanh, yêu cầu quản lý và cung cấp thông tin có tác dụng quan trọng trong


2

việc nâng cáo hiệu quả và chất lượng của doanh nghiệp, đáp ứng được nhu cầu sử
dụng thông tin hữu ích cho các đối tượng khác ở bên ngoài doanh nghiệp.
Hiện nay, công tác kế toán ở các DNNVV trong ngành xây dựng trên địa bàn
Tp.HCM còn yếu, đại bộ phận công tác tổ chức kế toán ở các doanh nghiệp này chỉ
được xem là công cụ để đối phó với các cơ quan chức năng. Hai hệ thống sổ sách
thường được thực hiện phổ biến ở các doanh nghiệp, một hệ thống dùng để báo cáo
cho cơ quan thuế, với nội dung hình thức theo đúng quy định nhà nước, nhưng số
liệu không phản ánh thực tế kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Và hệ thống sổ
sách không theo quy định nhưng phản ánh đúng tình hình kinh doanh của doanh
nghiệp.
Từ những vấn đề nêu trên, tác giả đã chọn nghiên cứu đề tài “Đánh giá các
nhân tố tác động đến công tác tổ chức kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa
trong ngành xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” nhằm xem xét các

yếu tố nào sẻ ảnh hưởng đến chất lượng tổ chức kế toán và đưa ra các kiến nghị,
nhằm giúp nâng cao chất lượng tổ chức công tác kế toán tại các DNNVV trong
ngành xây dựng ở Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
 Mục tiêu tổng quát:
Đánh giá các nhân tố tác động đến tổ chức công tác kế toán trong các doanh
nghiệp nhỏ và vừa trong ngành xây dựng ở Tp.HCM, nhằm đưa ra các kiến nghị, để
giúp xây dựng tổ chức công tác kế toán tại các doanh nghiệp này.
 Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hoá được cơ sở lý thuyết về công tác tổ chức kế toán tại DNNVV
trong ngành xây dựng.
- Nhận diện các yêu tố ảnh hưởng đến chất lượng tổ chức công tác kế toán tại
các DNNVV trong ngành xây dựng trên địa bàn Tp.HCM.
- Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến chất lượng tổ chức
công tác kế toán tại các DNNVV trong ngành xây dựng trên địa bàn Tp.HCM.


3

- Đề ra các kiến nghị để giúp các DNNVV trong ngành xây dựng trên địa bàn
Tp.HCM có thể tổ chức xây dựng công tác kế toán tại doanh nghiệp mình.
3. Câu hỏi nghiên cứu:
Để công tác nghiên cứu đề tài được thực hiện hiệu quả, ta cần nghiên cứu và
phân tích một số câu hỏi sau:
- Các nhân tố nào sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công tác tổ chức kế toán tại các
DNNVV trong ngành xây dựng ở Tp.HCM ?
- Mức độ ảnh hưởng các nhân tố đố đến chất lượng công tác tổ chức kế toán tại
các DNNVV trong ngành xây dựng ở Tp.HCM ?
4. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu tập trung vào công tác tổ chức kế toán tại các doanh nghiệp

nhỏ và vừa trong ngành xây dựng. Cụ thể, đối tượng nghiên cứu của đề tài là chất
lượng tổ chức công tác kế toán tại doanh nghiệp nhỏ và vừa trong ngành xây dựng
và các nhân tố tác động đến chất lượng của công tác tổ chất kế toán tại các doanh
nghiệp nhỏ và vừa.
Đề tài nghiên cứu này giải quyết một số vấn đề sau:
- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận chung về đặc điểm của DNNVV nói chung
và ngành xây dựng nói riêng và tổ chức công tác kế toán của loại hình DN này.
- Nghiên cứu các nhân tố tác động đến tổ chức công tác kế toán của DNNVV
trong ngành xây dựng trên địa bàn Tp.HCM.
- Đề xuất những kiến nghị nhằm xây dựng tổ chức công tác kế toán tại các
doanh nghiệp này.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu được áp dụng là sự kết hợp phương pháp định tính
và định lượng. Quá trình nghiên cứu được tiến hành theo 2 bước chính: nghiên cứu
sơ bộ và nghiên cứu chính thức.
+ Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp hệ thống để hệ thống
các vấn đề lý luận có liên quan, phương pháp tổng hợp, so sánh để tìm hiểu về cơ sở
lý luận cho công tác tổ chức kế toán trong doanh nghiệp nhỏ và vừa nói chung và


4

ngành xây dựng nói riêng. Nội dung và kết quả của nghiên cứu sơ bộ được dùng
làm cơ sở cho việc xây dựng bảng thảo luận tay đôi, sau đó sẽ tiến hành hiệu chỉnh
và bổ sung các biến quan sát để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tổ
chức công tác kế toán ở các DNVVN. Kết quả nghiên cứu sơ bộ là bảng câu hỏi
hoàn chỉnh cho nghiên cứu chính thức.
+ Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng. Tiến
hành khảo sát mẫu lựa chọn thông qua bảng câu hỏi. Dữ liệu sơ cấp thu thập thông
qua khảo sát, thảo luận sẽ được xử lý phân tích bằng phương pháp thống kê mô tả

qua phần mềm SPSS.
6. Kết cấu của luận văn:
Nội dung chính của luận văn được trình bày trong 5 chương
Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu có liên quan đến luận văn.
Chương 2: Cơ sở lý luận về tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp
nhỏ và vừa trong ngành xây dựng.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị


5

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN
Chương này trình bày các nghiên cứu có liên quan đến đề tài đã được thực
hiện trên thế giới và Việt Nam từ đó đưa ra những nhận xét và hướng nghiên cứu
tiếp theo của đề tài.
1.1. Các nghiên cứu trên thế giới:
Mc Lean & Delon (2003). “Model of information systems success”: Mô hình
hệ thống thông tin thành công. Nghiên cứu đo lường sự thành công của hệ thống
thông tin bằng các nhân tố: chất lượng hệ thống, chất lượng thông tin, chất lượng
dịch vụ, mô hình nghiên cứu mới được pháp triển dựa trên mô hình nghiên cứu đã
được thực hiện trước đây của chính tác giả. Theo mô hình nghiên cứu trước đây, Mc
Lean & Delon (1992) thì có 6 nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công trong tổ chức
thông tin kế toán: chất lượng hệ thống, chất lượng thông tin, việc sử dụng hệ thống
thông tin, sự hài lòng người sử dụng, nhân tố tác động liên quan cá nhân, nhân tố
tác động liên quan tổ chức.
Chất lượng
hệ thống


Việc sử dụng
hệ thống thông
tin

Chất lượng
thông tin

Sự hài lòng của
người sử dụng

Nhân tố tác
động liên
quan đến cá
nhân

Nhân tố tác
động liên
quan đến tổ
chức

Hình 1.1 Mô hình hệ thống thông tin thành công của Mc Lean & Delon (1992).


6

Chất lượng
hệ thống

Chất lượng

thông tin

Việc sử dụng
hệ thống thông
tin

Lợi nhuận ròng

Người sử dụng
Chất lượng
dịch vụ

Hình 1.2 Mô hình hệ thống thông tin thành công của Mc Lean & Delon (2003)
Naomi S. Soderstrom & Kevin Jialin Sun (2007). “IFRS Adoption and
Accounting Quality: A Review”. Nghiên cứu cho rằng các yếu tố quyết định đến
chất lượng thông tin kế toán khi áp dụng IFRS bao gồm: hệ thống pháp luật và
chính trị, chuẩn mực kế toán,và việc trình bày báo cáo tài chính. Trong đó, hệ thống
pháp luật và chính trị là nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kế toán theo nhiều
hướng khác nhau. Nó có thể tác động trực tiếp đến chất lượng thông tin hoặc tác
động gián tiếp đến chất lượng thông tin kế toán thông qua các chuẩn mực kế toán và
việc trình bày báo cáo tài chính.


7

Hế thống pháp luật và chính trị

2

5


3

Chuẩn mực
kế toán

1

9

7

Phát triển thị
trường tài chính

4

6

11
Cấu trúc
vốn

8

Trình bày BCTC

Chủ sở
hữu


Hệ
thống
thuế

10

Chất lượng thông tin kế toán
Hình 1.3 Mô hình yếu tố quyết định chất lượng kế toán
Ferdy van Beest, Geert Braam and Suzanne Boelens, 2009. “Quality of
financial reportinh: measuring qualitative characteristics”. Nghiên cứu chất
lượng thông tin BCTC thông qua việc đo lường các đặc tính dựa trên quan điểm
FASB & IASB. Dựa vào các đặc tính chất lượng thông tin kế toán theo yêu cầu
FASB & IASB (2008) và các nghiên cứu trước về việc đánh giá các đặc tính chất
lượng của thông tin kế toán, tác giả đã xây dựng 21 yếu tố cho 5 đặc tính chất lượng
của FASB & IASB (2008) là sự thích hợp, trình bày và trung thực, dễ hiểu, có thể
so sánh được, kịp thời. Tác giả đã sử dụng mẫu nghiên cứu là 231 báo cáo thường
niên của các công ty niêm yết tại Anh, Mỹ và thị trường chứng khoán Hà Lan trong
năm 2005 và 2007, đồng thời dùng thang đo Likert 5 bậc để đo lường từng yếu tố
của đặc tính chất lượng.
1.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam
Nguyễn Thị Huyền Trâm, luận văn thạc sĩ Đại Học Kinh Tế Tp.HCM (2007):
“Tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam”.
Nghiên cứu đánh giá tình hình công tác tổ chức kế toán tại DNVVN ở Việt Nam có


8

tuân thủ quy định của Bộ Tài Chính không, so sánh quy định tại quyết đinh
144/2001/QĐ-BTC và quyết định 48/2006/QĐ-BTC, để xác định chế độ kế toán
mới theo quyết định 48 có đáp ứng được yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Từ đó

đề xuất các giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các doanh nghiệp này.
Huỳnh Thu Minh Thư (2012), luận văn thạc sĩ Đại học Kinh tế Tp.HCM.
“Xây dựng mô hình tổ chức công tác kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa
ở tỉnh Phú Yên”. Tác giả tập trung nghiên cứu tình hình tổ chức công tác kế toán
tại các DNNVV trên địa bản tỉnh Phú Yên, cụ thể bằng phương pháp phỏng vấn, so
sánh, thống kê mô tả, tác giả đã nêu lên thực trạng về hệ thống chứng từ, hệ thống
tài khoản, sổ sách, báo cáo kế toán, tổ chức bộ máy kế toán, kiểm tra, tổ chức phân
tích hoạt động kinh tế, tổ chức cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho việc thu thập, xử
lý cung cấp thông tin. Từ đó xây dựng mô hình tổ chức công tác kế toán phù hợp.
Phạm Thị Thu Hà (2008), Công trình nghiên cứu khoa học Đại học Kinh tế
Tp.HCM. “Tổ chức công tác kế toán trong DNNVV ở Việt Nam”. Nghiên cứu
nêu lên một số lý luận chung về nội dung tổ chức công tác kế toán trong doanh
nghiệp, thực trạng công tác kế toán cho DNNVV ở Việt Nam và đưa ra giải pháp
liên quan đến nội dung tổ chức công tác kế toán cho DNNVV.
Phan Minh Nguyệt, luận văn thạc sĩ Đại học Kinh Tế Tp.HCM (2014): “Xác
định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng TTKT
trình bày trên BCTC của các công ty niêm yết ở VN”. Nghiên cứu hướng đến
mục tiêu là tìm hiểu rõ hơn các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trình bày
trên BCTC của các công ty niêm yết của Việt Nam và mức độ ảnh hưởng của
chúng. Từ cơ sở lý luận, luận văn xác định được 7 nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng
TTKT trình bày trên BCKT của các công ty niêm yết phù hợp với điều kiện Việt
Nam là: Nhà quản trị, lợi ích và chi phí, lập và trình bày BCTC, trình độ nhân viên
kế toán, mục đích lập BCTC, thuế, rủi ro kiểm toán. Phương pháp nghiên cứu được
sử dụng là phương pháp định tính và định lượng. Mẫu nghiên cứu lập bảng câu hỏi
để điều tra khảo sát, khảo sát 200 đối tượng làm việc nhiều ngành nghề: Kế toán,
kiểm toán, kinh doanh…. Thu thập, phân tích xử lý dữ liệu khảo sát, dùng phần


×