Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Cách tạo sự thân thiện để phát huy tính tích cực của học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.6 KB, 5 trang )

SỞ GD & ĐT TRÀ VINH
TRƯỜNG THCS TÂN AN
--------



 ---------

CHỦ ĐỀ

CÁCH TẠO SỰ THÂN THIỆN ĐỂ PHÁT HUY
TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
TRONG VAI TRÒ GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP

Người Thực Hiện: VÕ THỊ PHIỂM
Tổ: Vật Lý

Năm Học: 2010-2011


ĐỀ TÀI:

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“ CÁCH TẠO SỰ THÂN THIỆN ĐỂ PHÁT HUY TÍNH TÍCH
CỰC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH”
Trong vai trò là giáo viên chủ nhiệm lớp.

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Cùng với xu thế phát triển của xã hội, sự hòa nhập với thế giới và sự thay đổi về
tâm sinh lý, nhận thức của học sinh trong thời kỳ hiện nay là sự giáo dục theo hướng
nghiêm khắc, đòn roi không còn phù hợp nữa, đòi hỏi mổi giáo viên chúng ta thay đổi


phương cách giáo dục các em theo hướng thân thiện nhưng vẩn đảm bảo được tính tích
cực học tập của học sinh, điều đó quả thật khó khăn
Để hưởng ứng cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh”. “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh học tập tích cực”, đối với tôi là giáo
viên nhiều năm giữ vai trò chủ nhiệm lớp thì tôi nhận thấy, tạo sự thân thiện với học sinh
về nhiều khía cạnh sẻ tạo một động lực rất lớn góp phần quyết đònh kết quả học tập của
lớp. Bởi vì người giáo viên chủ nhiệm lúc này đóng vai trò như một người anh, người chò,
một người rất thân thiện trong gia đình trong cách cảm nhận của các em chứ không còn
là một người thầy, người cô nghiêm khắc như các em thường hình dung và cũng chính sự
thân thiện đó giúp các em có một động lực mạnh mẽ hơn để mạnh dạng bày tỏ những
suy nghó, tâm tư, ý kiến, nhận đònh của mình về các vấn đề học tập, gia đình, cũng như
lónh vực xã hội và từ đó người giáo viên có sự nắm bắt kòp thời, để phát hiện những sai
lầm nhằm có phương pháp giáo dục các em theo con đường đúng đắn, giúp đở kòp thời
khi các em gặp khó khăn trong học tập cũng như hoàn cảnh gia đình,…
Với các lí do trên, tôi đã chọn đề tài: Tạo sự thân thiện để phát huy tính tích cực
học tập của học sinh” trong vai trò GVCN lớp để xin trao đổi một số kinh nghiệm của
bản thân với giáo viên đồng nghiệp cùng trường cũng như khác trường.
II. PHƯƠNG CHÂM THỰC HIỆN:
Trong nội dung cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh học tập
tích cực” tôi xin chú trọng 2 vấn đề:
- Làm sao để phát huy được tính tích cực, tự giác học tập của học sinh.
- Làm sao tạo được sự thân thiện trong quan hệ giữa trò và thầy nhưng vẩn đảm
bảo được hiệu quả học tập.
Để thực hiện tốt được hai vấn đề trên người giáo viên có thể thực hiện theo các
phương châm sau:
1. Phải gương mẫu và tạo sự tin tưởng tuyệt đối của học sinh đối với mình, cả về
nhân cách lẩn trình độ chuyên môn.
2. Phải dân chủ, công khai mọi sự việc liên quan đến học tập, rèn luyện hạnh
kiểm của học sinh.



3. Tạo nhiều phong trào hoạt động thiết thực.
4. Quan tâm sâu sắc và nắm rõ ràng tâm sinh lý, hoàn cảnh gia đình của tấc cả học
sinh trong lớp nhất là học sinh nghèo và học sinh cá biệt,…
III. BIỂU HIỆN CỤ THỂ:
1. Phong cách của người giáo viên về trang phục, ứng xử, hành động phải đúng
mực để học sinh có thể xem người thầy của mình là một người gương mẫu trong nhận
thức của các em, từ đó các em có thể tin tưởng tuyệt đối, chủ động bày tỏ ý kiená, suy
nghó, nguyện vọng và khó khăn của mình.
2. Trong công tác chủ nhiệm chắc giáo viên sẽ gặp đa dạng học sinh với tâm lí,
tính cách, tinh nghòch khác nhau, nên việc xử lí các em vi phạm cũng rất khó khăn. Vậy
để giải quyết khó khăn này người giáo viên phải thay đổi phương pháp quản lí “từ việc
để các em vi phạm rồi mới xử lí thành ngăn ngừa để các em đừng vi phạm”, như người
xưa thường nói “phòng bênh hơn chữa bệnh”. Vậy làm cách nào để ngăn ngừa, tạo cho
các em có ý thức không vi phạm?
a) Đầu năm học mới giáo viên chủ nhiệm nên dành một khoảng thời gian cần thiết
để sinh hoạt tận tường, cặn kẽ về: chỉ nam nhân cách học trò giúp các em biết được về:
nhân cách trong một con người, bồi dưỡng , rèn luyện nhân cách như thế nào,…; biết về
nhiệm vụ của học sinh phổ thông, các hành vi mà học sinh không được làm.
b) Sinh hoạt về nội quy học sinh, quy chế đánh giá, xếp loại hạnh kiểm cho các
em nắm rõ để có nhận thức sâu sắc và ý thức được hành động, vi phạm của mình sẻ được
xếp vào loại hạnh kiểm nào mà dừng lại, chứ không để các em do thiếu hiểu biết cứ vi
phạm mà không biết mình làm vậy sẻ dẫn đến hậu quả gì, bò kỉ luật như thế nào?
c) Quy đònh về khen thưởng và kỉ luật học sinh:
* Học sinh có thành thích trong học tập và rèn luyện được nhà trường và các cấp quản lí
khen thưởng bằng các hình thức:
• Khen trước lớp, trước trường.
• Khen thưởng cho học sinh tiên tiến, học sinh giỏi.
• Cấp giấy chứng nhận, giấy khen, bằng khen nếu đoạt giải trong các kì thi học sinh
giỏi theo quy đònh của Bộ GD-ĐT.

* Học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập, có thể được khuyên răn hoặc xữ
lí kỉ luật theo các hình thức:
• Phê bình trước lớp, trước trường.
• Khiển trách và thông báo với gia đình.
• Cảnh cáo ghi học bạ.
• Buộc thôi học có thời hạn.
d) Sinh hoạt về qui chế xếp loại học lực để học sinh có hướng phấn đấu, học tập
đều các môn nhằm không bò khốn chế trong xếp loại như:
• Học lực giỏi: Điểm trung bình các môn từ 8,0 trở lên, không có môn nào có điểm
trung bình dưới 6,5 một trong hai môn Toán, Ngữ Văn từ 8,0 trở lên.
• Học lực khá: Điểm trung bình các môn từ 6,5 trở lên, không có môn nào có điểm
trung bình dưới 5,0 một trong hai môn Toán, Ngữ Văn từ 6,5 trở lên.


• Học lực trung bình: Điểm trung bình các môn từ 5,0 trở lên, không có môn nào có
điểm trung bình dưới 3,5 một trong hai môn Toán, Ngữ Văn từ 5,0 trở lên.
• Học lực yếu: Điểm trung bình các môn từ 3,5 trở lên, không có môn nào có điểm
trung bình dưới 2,0.
• Học lực loại kém: các trường hợp còn lại.
e) Quy chế xét công nhận học sinh giỏi, học sinh tiên tiến.
Công nhận đạt danh hiệu học sinh giỏi học kì hoặc cả năm học nếu đạt
hạnh kiểm loại tốt và học lực loại giỏi.
Công nhận đạt danh hiệu học sinh tiên tiến học kì hoặc cả năm học nếu đạt
hạnh kiểm loại khá trở lên và học lực loại khá trở lên.
3. Một vấn đề quan trọng nó góp phần tạo nhiều cơ hội để giáo viên tạo sự thân
thiện gần gũi với học sinh là phải tổ chức được nhiều phong trào thi đua trong
phạm vi lớp như:
- Đưa ra các hình thức thi đua giữa các tổ, có thang điểm chấm rõ ràng, có phê
bình và tuyên dương công khai cho từng cá nhân để các học sinh khác rút kinh nghiệm,
không để tái phạm giống bạn hoặc học hỏi những điều hay, tốt ở bạn kèm theo phần

thưởng khích lệ tinh thần…
- Cho các em đăng kí chỉ tiêu phấn đấu về học lực, hạnh kiểm.
- Đăng kí “Đôi bạn cùng tiến”, học sinh giỏi kèm học sinh yếu nhằm phát huy tinh
thần tương thân, tương ái, đoàn kết, giúp đỡ bạn bè trong học tập.
- Ngoài ra giáo viên chủ nhiệm cần đưa ra nhiều hoạt động mang ý nghóa thiết thực
nhằm tạo tinh thần thoải mái, tạo tình cảm thân thiện sau những tiết học, tuần học căng
thẳng nhân các dòp lễ như:
• Tặng thưởng khi lớp đạt hạng nhất, nhì trong thi đua trường.
• Viết bài phát biểu cảm nghó về thầy cô giáo nhân dòp chào mừng ngày tết
nhà giáo 20/11.
• Mua bánh cho cả lớp cùng ăn vào dòp Tết Trung Thu.
• Dòp sinh nhật mừng tuổi 18: gợi ý học sinh trong lớp chuẩn bò quà tặng các
bạn lẩn nhau.
• Dòp Tết Nguyên Đán tổ chức liên hoan nhẹ để cả lớp cùng đón xuân về trước
khi nghỉ tết.
• Dòp quốc tế Phụ Nữ 8/3, gợi ý các bạn nam tặng quà như: bông, kẹp… cho các
bạn nữ trong lớp.
• Tổ chức nhiều trò chơi, việc làm để học sinh cùng tham gia với giáo viên
như: nấu ăn dòp 26/3…
4. Một điều góp phần không nhỏ trong việc giáo dục học sinh cho đúng hướng,
đúng đối tượng là đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm phải nắm rõ hoàn cảnh gia đình của các
em. Để làm được điều này thì giáo viên phải tận tụy đến thăm viếng hết cacù nhà học
sinh của lớp nhằm biết được việc học tập của các em ở nhà như thế nào? Rồi gia đình,
hoàn cảnh, tình hình kinh tế ra sao? Sự quan tâm của phụ huynh đến việc học tập của con
em mình…


Thường xuyên họp ban cán sự lớp để thăm dò tình hình học sinh trong tổ, liên lạc
gia đình để kòp thời phát hiện và giúp đở những trường hợp khó khăn trong học tập cũng
như vật chất.

Tận dụng mọi nguồn để giúp đở học sinh nghèo như tặng tiền, tập, gạo, quần áo từ
quỹ trường, quỹ lớp, miển tiền photo tài liệu học tập, tặng quà, bánh mứt cho học sinh
nghèo, học sinh con gia đình chính sách dòp Tết Nguyên Đán, tổ chức cho lớp thăm viếng
học sinh hoặc gia đình học sinh trong lớp khi bò bệnh hay gặp hữu sự…

IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯC:
Với quá trình thực hiện thao các phương châm trên để tạo sự thân thiện nhằm phát
huy tính tích cực học tập của học sinh thì trong những năm học qua các lớp tôi chủ nhiệm
đã đạt các thành tích tương đối cao:
• Năm học 2007-2008 chủ nhiệm lớp 12A6 đã đậu tốt nghiệp THPT 31/32
học sinh, tỉ lệ 96.88%, vượt tỉnh khoảng 17%.
• Năm học 2008-2009 chủ nhiệm lớp 12A2 đã đậu tốt nghiệp THPT 33/34
học sinh, tỉ lệ 97.1%, vượt tỉnh khoảng 15%.
• Riêng năm học 2009-2010 lớp chủ nhiệm là 12A2 đã đậu tôt nghiệp THPT
là 33/34 học sinh, tỉ lệ 97.1% vượt tỉnh là 18.65% và đạt được một số thành
tích trong phong trào đoàn là:
- Trong 37 tuần thực học thì lớp đã đạt được 25 tuần hạng nhất, nhì trong thi
đua trường.
- Đạt hạng nhất tháng học tốt nhân tháng thanh niên (tháng 3).
- Đạt giải nhất lớp có bài phát biểu + trang trí bánh kem và biểu diễn ấn tượng
nhất trường dòp mừng sinh nhật tuổi 18.
- Đạt giải nhất hóa trang, giải nhì tốp ca dòp văn nghệ mừng Đảng, mừng Xuân
năm 2010.
- Đạt giải nhất bóng chuyền nam, tìm được kho báu trong trờ chơi lớn, giải nhất
kéo co, giải nhất đi gót một, giải nhì 2 người 3 chân, giải nhì bòt mắt vẻ tranh
dòp hội trại 26/3.
V. LỜI KẾT:
Trên đây là một số kinh nghiệm trong quá trình giữ vai trò giáo viên chủ nhiệm
lớp và thực hiện phương châm tạo sự thân thiện để phát huy tính tích cực, chủ động của
học sinh của tôi. Rất mong quý thầy cô đồng nghiệp đóng góp ý thêm để tôi được học

hỏi, cho các năm sau làm công tác chủ nhiệm đạt kết quả cao hơn. Tôi chân thành cảm
ơn.
Tân An, ngày 15 tháng 11 năm 2010
Người viết

Võ Thò Phiểm



×