Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Báo cáo phương thức bảo vệ quyền sở hữu cá nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.13 KB, 6 trang )

nghiên cứu - trao đổi

phơng thức
bảo vệ quyền sở hữu cá nhân
Hoàng Ngọc Thỉnh *

C

hế định quyền sở hữu có vị trí
hết sức quan trọng trong đời sống x
hội. Tuy nhiên đó cũng là một chế định
rất phức tạp với những đặc trng cơ bản
sau đây:
Đặc trng thứ nhất là chủ sở hữu có
quyền tuyệt đối (ngoại trừ những hạn chế
của pháp luật vì lợi ích công cộng) trong
việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài
sản theo ý chí của mình. Không tổ chức
hay cá nhân nào có quyền hạn chế, can
thiệp hay cản trở chủ sở hữu thực hiện
các quyền năng đó. Trong khuôn khổ
pháp luật, chủ sở hữu có thể loại trừ bất
cứ hành vi trái pháp luật nào của ngời
khác nh can thiệp, cản trở chủ thể thực
hiện quyền tuyệt đối của mình. Chủ sở
hữu có thể thực hiện cả quyền này trong
trờng hợp tài sản của chủ sở hữu đợc
chuyển giao cho ngời khác quản lí.
Đặc trng thứ hai là chủ sở hữu thực
hiện các quyền năng chiếm hữu, sử dụng
và định đoạt tài sản thuộc sở hữu của


mình nhân danh lợi ích của chính bản
thân. Những ngời quản lí tài sản không
phải là chủ sở hữu khi thực hiện các hành
vi có liên quan đến tài sản thờng vì lợi
ích của chủ sở hữu.
Đặc trng thứ ba là quyền sở hữu
đợc pháp luật bảo vệ rất chặt chẽ... Điều
58 Hiến pháp 1992 quy định: "Nhà nớc
bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền
thừa kế của công dân". Nhà nớc khuyến
khích việc khai thác tài sản hợp pháp để
thu lợi và làm giàu chính đáng, Nhà nớc
có chính sách bảo hộ quyền lợi của ngời
sản xuất và ngời tiêu dùng.

42 -Tạp chí luật học

Bảo vệ quyền sở hữu là một trong
những mối quan tâm lớn của bất cứ nhà
nớc nào. Trong việc bảo vệ quyền sở
hữu, pháp luật đợc coi là công cụ sắc
bén và hữu hiệu nhất. Vai trò quan trọng
của pháp luật thể hiện ở những điểm sau:
Thứ nhất, các quy phạm pháp luật,
quy định phạm vi các quyền của chủ sở
hữu đối với tài sản của họ, tạo cho họ
những cơ sở pháp lí vững chắc và đầy đủ
để thực hiện các quyền của mình một
cách an toàn nhất.
Thứ hai, Nhà nớc quy định các biện

pháp pháp lí cụ thể, kể cả những chế tài
để chủ sở hữu hay ngời chiếm hữu hợp
pháp sử dụng tự mình hoặc thông qua các
cơ quan nhà nớc có thẩm quyền bảo
quyền sở hữu của mình.
Bảo vệ quyền sở hữu đợc thực hiện
thông qua nhiều phơng thức và nhiều
hành vi pháp lí khác nhau. Mục đích của
việc bảo vệ quyền sở hữu là bảo đảm cho
chủ sở hữu đợc thực hiện hoàn toàn và
đầy đủ các quyền chiếm hữu, sử dụng và
định đoạt tài sản của mình. Tuy nhiên,
quyền sở hữu không phải tồn tại trong
trạng thái tĩnh. Nó luôn vận động trong
mối quan hệ với quyền và nghĩa vụ của
các thành viên khác trong cộng đồng x
hội. Vì vậy, việc bảo vệ quyền chiếm
hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt của
những chủ sở hữu dĩ nhiên sẽ gắn liền với
việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp
của các thành viên khác trong cộng đồng.
Trong việc bảo vệ quyền sở hữu, các nhà
* Giảng viên chính
Trờng đại học luật Hà Nội


nghiên cứu - trao đổi

nớc trên thế giới thờng áp dụng thống
nhất phơng thức đối với các loại hình sở

hữu khác nhau. Pháp luật Việt Nam hiện
nay đang đi theo xu hớng này. Điều này
có lí do của nó. Chẳng hạn, việc bảo vệ
sở hữu cá nhân với sở hữu tập thể và sở
hữu nhà nớc cần đợc thực hiện theo
những phơng thức thống nhất. Bảo vệ
quyền sở hữu cá nhân là bộ phận của việc
bảo vệ quyền sở hữu nói chung, bởi vì sở
hữu cá nhân là bộ phận trong hệ thống sở
hữu của x hội. Hơn nữa, quyền sở hữu
cá nhân gắn liền với quyền tự do kinh
doanh của mỗi cá nhân đợc Hiến pháp
thừa nhận. Trong nền kinh tế thị trờng
có nhiều hình thức sở hữu thì các thành
phần kinh tế hoàn toàn bình đẳng với
nhau.Trong quá trình vận động các hình
thức sở hữu luôn cạnh tranh nhau, tác
động lẫn nhau, đan xen vào nhau trong cơ
cấu kinh tế quốc dân thống nhất. Trong
hoạt động sản xuất kinh doanh các hình
thức sở hữu cũng đan xen với nhau. Một
chủ sở hữu có thể tham gia nhiều tổ chức
kinh doanh khác nhau. Trong khuôn khổ
bài viết này, chúng tôi chỉ trao đổi về vấn
đề bảo vệ quyền sở hữu cá nhân theo các
phơng thức dân sự.
Phơng thức bảo vệ quyền sở hữu của
cá nhân theo trình tự dân sự có vai trò
quan trọng. Chúng đợc Bộ luật dân sự
(BLDS) quy định trong chơng VI, Phần

II. Điều 263 BLDS quy định các biện
pháp bảo vệ quyền sở hữu trớc các hành
vi xâm phạm nh sau: "Chủ sở hữu,
ngời chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu
cầu toà án, cơ quan nhà nớc có thẩm
quyền khác buộc ngời có hành vi xâm
phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu
phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản
trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở
hữu, quyền chiếm hữu và yêu cầu bồi
thờng thiệt hại. Chủ sở hữu, ngời

chiếm hữu hợp pháp có quyền tự bảo vệ
tài sản thuộc sở hữu của mình, tài sản
đang chiếm hữu hợp pháp bằng những
biện pháp theo quy định của pháp luật".
Quy định này cho thấy pháp luật dân
sự dành cho chủ sở hữu quyền chủ động
bảo vệ tài sản thuộc sở hữu của mình
thông qua những biện pháp hợp pháp
nhằm ngăn cản ngời khác xâm phạm
quyền sở hữu của mình, đòi lại tài sản
đang bị ngời khác chiếm hữu, sử dụng
trái pháp luật, yêu cầu bồi thờng thiệt
hại. Khi việc tự bảo vệ không mang lại
kết quả mong muốn, chủ sở hữu hay
ngời chiếm hữu hợp pháp có thể thực
hiện các phơng thức dân sự sau đây:
1. Kiện đòi lại tài sản
Kiện đòi lại tài sản là phơng thức

kiện để bảo vệ quyền sở hữu có hiệu quả
nhất và nó tồn tại từ rất lâu đời, đợc áp
dụng trong bối cảnh chủ sở hữu bị mất
quyền chiếm hữu tài sản của mình và họ
sử dụng phơng thức kiện này để đòi lại
tài sản đó từ ngời đang chiếm hữu bất
hợp pháp. Phơng thức này đợc quy
định tại Điều 264 BLDS(1). Tuy nhiên,
cũng có một số ngoại lệ đối với việc sử
dụng phơng thức kiện đòi lại tài sản, ví
dụ trờng hợp ngời chiếm hữu, ngời
đợc lợi về tài sản không có căn cứ pháp
luật nhng ngay tình, liên tục(2). Phơng
thức kiện đòi lại tài sản đòi hỏi đơng sự
và cơ quan tiến hành tố tụng phải tuân
thủ các điều kiện sau đây:
a. Đối với chủ thể quyền khởi kiện
Ngời khởi kiện đòi lại tài sản phải là
chủ sở hữu của tài sản đang tranh chấp.
Điều này có nghĩa là nguyên đơn khởi
kiện phải chứng minh quyền sở hữu của
mình đối với tài sản đang bị ngời bị kiện
(bị đơn) chiếm giữ bất hợp pháp. Nếu
ngời khởi kiện không phải là chủ sở hữu
mà là ngời chiếm hữu hợp pháp thông
Tạp chí luật học - 43


nghiên cứu - trao đổi


qua giao dịch phù hợp với ý chí của chủ
sở hữu, đợc quyền sử dụng tài sản này
thì ngời đó phải chứng minh là mình có
quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản đang
có tranh chấp này và tài sản đó đang do
ngời khác chiếm giữ trái pháp luật. Nh
vậy, tài sản đang tranh chấp hiện đang do
bị đơn chiếm giữ và tài sản này rời khỏi
chủ sở hữu, rời khỏi ngời chiếm giữ hợp
pháp ngoài ý chí của những chủ thể này.
Khi sử dụng phơng thức kiện đòi lại
tài sản, yêu cầu của ngời khởi kiện sẽ
đợc tòa án chấp nhận, ngời chiếm hữu
không có căn cứ pháp luật và không ngay
tình phải trả lại tài sản cho chủ sở hữu,
cho ngời chiếm hữu hợp pháp. Khi nhận
lại tài sản, có nghĩa là quyền yêu cầu
trong đơn khởi kiện đ đợc toà án bảo
vệ thì chủ sở hữu, ngời chiếm hữu hợp
pháp không phải bồi thờng khoản tiền
nào, trừ trờng hợp ngời chiếm hữu bất
hợp pháp phải chi phí khoản tiền hợp lí
để sửa chữa, bảo quản, bảo đảm cho tài
sản còn đợc giữ nguyên trạng. Ngời
chiếm hữu bất hợp pháp nhng ngay tình,
có nghĩa là ngời đó không biết và không
thể biết việc chiếm hữu tài sản đó là
không có căn cứ pháp luật, vẫn phải trả
lại tài sản. Quyền lợi của họ đợc pháp
luật bảo đảm bằng việc cho phép ngời

chiếm hữu bất hợp pháp nhng ngay tình
khởi kiện vụ án khác để đòi bồi thờng
thiệt hại từ ngời đ chuyển dịch tài sản
cho mình. Điều 147 BLDS đ khẳng
định: "Trong trờng hợp giao dịch dân sự
vô hiệu nhng tài sản giao dịch đ đợc
chuyển giao bằng một giao dịch khác cho
ngời thứ ba ngay tình, thì giao dịch với
ngời thứ ba vẫn có hiệu lực, nếu tài sản
giao dịch bị tịch thu sung quỹ Nhà nớc
hoặc trả lại cho ngời có quyền nhận tài
sản đó, thì ngời thứ ba có quyền yêu cầu
ngời xác lập giao dịch với mình bồi
44 -Tạp chí luật học

thờng thiệt hại".
Một tình huống khác cần phải lu ý
khi giải quyết các vụ kiện về xâm phạm
quyền sở hữu. Đó là trờng hợp tài sản
của chủ sở hữu rời khỏi chủ sở hữu theo ý
chí của họ nh cho thuê, cho mợn, sau
đó tài sản này lại rời khỏi ngời thuê,
ngời mợn (ngời chiếm hữu hợp pháp)
theo ý chí của họ nh việc họ bán, họ
tặng cho ngời thứ ba. Trong trờng hợp
này mặc dù phát hiện tài sản vẫn còn,
đang do một ngời thứ ba chiếm giữ trái
pháp luật thì chủ sở hữu không thể sử
dụng phơng thức kiện đòi lại tài sản
đợc. Trong trờng hợp này, quyền lợi

của chủ sở hữu đợc bảo vệ ở phơng
thức khác.
b. Đối với ngời bị kiện
Ngời bị kiện là bị đơn trong vụ án, là
ngời đang thực tế chiếm hữu bất hợp
pháp tài sản của ngời khác. Ngời bị
kiện trong vụ án kiện đòi tài sản có thể
rơi vào một trong hai trờng hợp sau đây:
- Ngời bị kiện là ngời chiếm hữu
bất hợp pháp không ngay tình, có nghĩa
là tài sản mà họ đang chiếm giữ trái phép
có thể do trộm cắp, lừa đảo mà có hoặc
họ biết rõ tài sản đó là của gian nhng
ham rẻ vẫn cứ mua; hoặc nhặt đợc tài
sản do chủ sở hữu, ngời chiếm hữu hợp
pháp đánh rơi, bỏ quên nhng đ không
giao nộp cho cơ quan công an hoặc ủy
ban nhân dân phờng, x . Vì vậy, trong
trờng hợp này ngời bị kiện phải trả lại
tài sản cho chủ sở hữu, ngời chiếm hữu
hợp pháp.
Nếu tài sản đang tranh chấp đ đợc
ngời chiếm hữu trái pháp luật chuyển
giao cho ngời thứ ba thì khi nguyên đơn
khởi kiện, ngời thứ ba cũng phải thực
hiện nghĩa vụ hoàn trả tài sản đó cho chủ
sở hữu, ngời chiếm hữu hợp pháp. Ngoài
việc trả lại tài sản, bị đơn hay ngời thứ



nghiên cứu - trao đổi

ba trong trờng hợp này còn phải hoàn trả
hoa lợi, lợi tức thu đợc từ thời điểm
chiếm hữu, sử dụng tài sản đợc lợi về tài
sản không có căn cứ pháp luật.
Rõ ràng theo pháp luật dân sự nớc
ta, ngời chiếm hữu bất hợp pháp không
ngay tình không đợc pháp luật bảo vệ.
- Ngời bị kiện là ngời chiếm hữu
bất hợp pháp nhng ngay tình vì họ
không biết và không thể biết việc chiếm
hữu tài sản đó là không có căn cứ pháp
luật. Trong trờng hợp này ngời khởi
kiện chỉ đợc đòi lại tài sản từ tay ngời
chiếm hữu bất hợp pháp nhng ngay tình
trong trờng hợp ngời này nhận đợc tài
sản một cách không có sự đền bù nh
đợc tặng cho, đợc thừa kế. Còn khi tài
sản rời khỏi chủ sở hữu theo ý chí của
ngời này sang ngời chiếm hữu hợp
pháp, sau đấy tài sản lại rời khỏi ngời
chiếm hữu hợp pháp sang ngời thứ ba
ngay tình theo ý chí của ngời này thì
ngời thứ ba ngay tình tiếp tục sử dụng
tài sản đang tranh chấp đó. Ngời thứ ba,
tuy là ngời chiếm hữu bất hợp pháp
nhng họ không có lỗi trong việc mua
bán này. Chủ sở hữu có quyền yêu cầu
đòi bồi thờng thiệt hại tài sản ở ngời đ

chuyển giao tài sản cho ngời thứ ba
thông qua giao dịch dân sự. Ngời đợc
chủ sở hữu chuyển giao tài sản đ lạm
dụng tín nhiệm, đem bán tài sản của
ngời đ chuyển giao cho mình cho
ngời thứ ba cho nên phải bồi thờng cho
chủ sở hữu giá trị của tài sản đó.
c. Đối tợng của vụ kiện đòi lại tài
sản
Do tính chất của vụ kiện là đòi tài
sản nên đối tợng phải là vật đặc định và
vật này hiện đang còn trong tay ngời
chiếm hữu bất hợp pháp. Đây là điều kiện
quan trọng đối với phơng thức kiện đòi
lại tài sản vì chủ sở hữu, ngời chiếm hữu

hợp pháp khi khởi kiện phải căn cứ vào
thực tế là tài sản của họ còn tồn tại,
nguyên trạng cha bị hủy hoại. Nhờ có
những đặc điểm riêng về kí hiệu, hình
dáng, màu sắc, chất liệu, đặc tính, tính
năng tác dụng mà chủ sở hữu, ngời
chiếm hữu hợp pháp phát hiện ra nó khi
nó đang bị ngời khác chiếm giữ trái
pháp luật. Hơn nữa, tài sản tranh chấp
trong vụ án là loại vật đặc định, đang còn
trên thực tế sẽ là vật chứng để chủ sở hữu
chứng minh quyền sở hữu của mình đối
với tài sản đó.
Những phân tích ở trên cho thấy điều

kiện để áp dụng phơng thức kiện đòi lại
tài sản bao gồm: 1. Cách thức tài sản rời
khỏi chủ sở hữu, ngời chiếm hữu hợp
pháp; 2. Tính chất của việc chiếm hữu tài
sản: Ngời đang chiếm giữ vật là ngời
chiếm giữ bất hợp pháp; 3. Đối tợng
tranh chấp trong vụ kiện là loại vật đặc
định hiện đang còn tồn tại trên thực tế,
đang nằm trong tay ngời chiếm hữu bất
hợp pháp.
2. Kiện yêu cầu ngăn chặn hoặc
chấm dứt hành vi cản trở trái pháp
luật đối với việc thực hiện quyền sở
hữu, quyền chiếm hữu
Đây là phơng thức kiện nhằm bảo
đảm cho chủ sở hữu hoặc ngời chiếm
hữu hợp pháp đợc sử dụng và khai thác
giá trị sử dụng của tài sản một cách bình
thờng(3). Căn cứ vào các quy định hiện
hành, để tiến hành bảo vệ quyền sở hữu
theo phơng thức này cần có đủ các điều
kiện sau đây:
- Chủ thể khởi kiện phải là chủ sở
hữu, ngời chiếm hữu hợp pháp đang
nắm giữ tài sản trong tay và đang bị
ngời khác gây khó khăn trong việc thực
hiện các quyền năng cụ thể.
- Ngời bị kiện trong vụ án là ngời
có hành vi trái pháp luật, xâm phạm vào
Tạp chí luật học - 45



nghiên cứu - trao đổi

các quyền năng của chủ sở hữu hay của
ngời chiếm hữu hợp pháp, không thực
hiện các nghĩa vụ ứng xử tơng ứng làm
ảnh hởng đến quyền sở hữu của ngời
khác.
- Yêu cầu đề ra trong đơn khởi kiện là
ngăn chặn hoặc chấm dứt hành vi trái
pháp luật đang cản trở sở hữu chủ hay
ngời chiếm hữu hợp pháp thực hiện các
quyền năng cụ thể.
Trong thực tế, loại án kiện này thờng
xảy ra giữa những ngời có bất động sản
liền kề nh nhà ở, công trình xây dựng,
quyền sử dụng đất đai. Thực tế cho thấy
vị trí tự nhiên của nhiều bất động sản
hoặc thửa đất bị bao bọc bởi các bất động
sản hoặc thửa đất khác. Do đó, chủ sở
hữu bất động sản hoặc ngời có quyền sử
dụng khu đất nằm vào vị trí bất lợi nh
vậy sẽ rất khó khăn trong việc thực hiện
quyền sở hữu hay quyền sử dụng của
mình. Bởi vậy, cần phải có sự can thiệp
của Nhà nớc. Xuất phát từ đòi hỏi bức
bách trên, Bộ luật dân sự quy định các
nghĩa vụ phiền lụy của các chủ sở hữu bất
động sản liền kề. Theo đó chủ sở hữu,

ngời sử dụng đất có quyền sử dụng bất
động sản liền kề hoặc thửa đất thuộc
quyền sở hữu hoặc sử dụng của ngời
khác để bảo đảm cho nhu cầu về đờng
đi, đặt đờng cấp thoát nớc, mắc đờng
dây tải điện, thông tin liên lạc hoặc đặt
đờng tới, tiêu nớc trong canh tác nh
các điều 280, 281, 282, 283 BLDS.
Có thể nói các quy tắc ứng xử trên
làm tăng thêm sự tôn trọng quyền sở hữu
của nhau và đ trở thành các chuẩn mực
pháp lí cho các cá nhân là các thành viên
trong x hội tham gia vào quan hệ của
cộng đồng nói chung, vào các quan hệ
dân sự nói riêng. Sự tuân thủ các quy tắc
này góp phần hạn chế tranh chấp, tiêu
cực trong đời sống x hội, làm lành mạnh
46 -Tạp chí luật học

các quan hệ kinh tế x hội, bảo đảm tính
dân chủ, công bằng, giữ vững ổn định,
phát huy tinh thần đoàn kết, tơng thân,
tơng ái, mỗi ngời vì cộng đồng và cộng
đồng vì mỗi ngời.
Trong thực tế còn xảy ra loại việc
khác có nội dung liên quan đến việc cản
trở thực hiện quyền sở hữu. Đó là các vụ
kiện yêu cầu giải tỏa trả lại tài sản đang
bị kê biên. Trong những vụ kiện này, chủ
thể khởi kiện là chủ sở hữu hoặc ngời

chiếm hữu hợp pháp tài sản đang bị kê
biên. Bản thân họ không phải là đơng sự
trong vụ án có tài sản bị kê biên, do đó họ
khởi kiện để yêu cầu tòa án công nhận
phần quyền sở hữu của họ đối với tài sản
bị kê biên, yêu cầu tòa án giải tỏa tài sản
bị kê biên để họ thực hiện quyền sở hữu
của mình. Ngời bị kiện trong trờng hợp
này là đơng sự trong vụ án trớc, là
ngời có tài sản đang bị kê biên và cơ
quan có thẩm quyền ra quyết định kê
biên tài sản.
3. Kiện yêu cầu bồi thờng thiệt hại
Khởi kiện ra toà án để yêu cầu bồi
thờng thiệt hại là phơng thức kiện dân
sự tơng đối phổ biến đợc áp dụng khi
ngời chiếm hữu hợp pháp hoặc bất hợp
pháp đ bán hoặc tẩu tán tài sản hoặc huỷ
hoại tài sản, làm cho chủ sở hữu không
thể lấy lại tài sản của mình đợc nữa.
Trong trờng hợp này, không thể áp dụng
phơng thức kiện đòi lại tài sản đợc. Do
vậy pháp luật cho phép chủ sở hữu, ngời
chiếm hữu hợp pháp đợc phép lựa chọn
phơng thức khởi kiện ra toà án để yêu
cầu ngời có hành vi trái pháp luật bồi
thờng thiệt hại đ gây ra(4). Ngoài chủ sở
hữu và ngời chiếm hữu hợp pháp khởi
kiện, ngời thứ ba ngay tình cũng có
quyền khởi kiện yêu cầu ngời xác lập

giao dịch với mình phải bồi thờng thiệt


nghiên cứu - trao đổi

hại nếu tài sản giao dịch bị tịch thu hoặc
buộc phải trả lại cho chủ sở hữu, ngời
chiếm hữu hợp pháp theo quy định tại
Điều 147 BLDS.
Bồi thờng thiệt hại là chế định pháp
luật dân sự có nội hàm rất rộng. Trong
phạm vi bài viết này xin chỉ giới hạn giải
quyết việc khởi kiện yêu cầu bồi thờng
thiệt hại với t cách là phơng thức bảo
vệ quyền sở hữu của cá nhân.
Nguyên tắc xác định trách nhiệm bồi
thờng thiệt hại đợc quy định tại Điều
609 BLDS nh sau: "Ngời nào do lỗi cố
ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm đến tính mạng,
sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài
sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác
của cá nhân... mà gây thiệt hại thì phải
bồi thờng".
Trách nhiệm bồi thờng làm phát sinh
nghĩa vụ bồi thờng thiệt hại và nghĩa vụ
bồi thờng thiệt hại ở đây là phát sinh từ
hành vi xâm phạm đến tài sản của cá
nhân công dân nh làm mất tài sản, huỷ
hoại, phá hỏng tài sản của ngời khác.
Trách nhiệm bồi thờng thiệt hại là trách

nhiệm dân sự. Trách nhiệm này có mục
đích khôi phục lại những thiệt hại vật
chất, đền bù các tổn thất mà ngời vi
phạm đ gây ra cho chủ sở hữu. Ngoài ý
nghĩa kinh tế, trách nhiệm bồi thờng
thiệt hại còn có ý nghĩa giáo dục mọi
ngời về ý thức tuân thủ pháp luật, bảo
vệ, tôn trọng quyền, lợi ích và tài sản của
cá nhân công dân.
Cũng nh trách nhiệm bồi thờng
thiệt hại nói chung, trách nhiệm bồi
thờng thiệt hại do hành vi xâm phạm
quyền sử hữu của cá nhân cũng chỉ phát
sinh khi có đủ các điều kiện dới đây:
- Có thiệt hại xảy ra, đó là thiệt hại về

tài sản nh làm mất tài sản, làm giảm sút
tài sản, làm h hỏng tài sản, dẫn đến các
chi phí để sửa chữa, thay thế và sự suy
giảm những lợi ích gắn liền với việc sử
dụng, khai thác công dụng của tài sản ...
- Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái
pháp luật.
- Có lỗi của ngời gây thiệt hại.
- Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt
hại và hành vi trái pháp luật.
Về nguyên tắc, bồi thờng thiệt hại
phải là bồi thờng toàn bộ và kịp thời.
Đây là nguyên tắc công bằng, hợp lí
nhằm khắc phục, bù đắp tình trạng tài sản

của ngời bị thiệt hại. Tuy nhiên, ngời
gây thiệt hại cũng có thể đợc giảm mức
bồi thờng nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt
hại quá lớn so với khả năng kinh tế trớc
mắt và lâu dài của ngời gây thiệt hại(5).
Tóm lại: Phơng thức bảo vệ quyền
sở hữu bằng biện pháp dân sự có vai trò
đặc biệt quan trọng. Vai trò đó đợc thể
hiện ở tính thông dụng, phổ biến của nó.
Phơng thức bảo vệ của dân luật sẽ trực
tiếp tạo điều kiện thuận lợi cho ngời có
quyền dân sự bị xâm phạm tự mình chủ
động yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền
can thiệp bảo vệ quyền lợi cho mình đồng
thời tạo khả năng khắc phục kịp thời
những thiệt hại vật chất cho chủ sở hữu,
khôi phục lại tình trạng tài sản nh lúc
ban đầu khi cha bị vi phạm, ngăn chặn
hành vi cản trở trái pháp luật đối với
quyền sở hữu ngay từ khi mới xuất hiện,
bình thờng hóa quan hệ giữa các bên
trong giao dịch dân sự./.
(1).Xem: Điều 264 BLDS.
(2).Xem: Điều 255 BLDS.
(3).Xem: Điều 6 và 265 BLDS.
(4).Xem: Điều 226 BLDS.
(5).Xem: Điều 610 BLDS.

Tạp chí luật học - 47




×