Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động hội nông dân quận 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (715.17 KB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

NGUYỄN THỊ HƯƠNG HIỆP

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN
HOẠT ĐỘNG HỘI NÔNG DÂN QUẬN 9

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh
Mã số ngành: 60340102

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 1 năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

NGUYỄN THỊ HƯƠNG HIỆP

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI NÔNG DÂN QUẬN 9

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh
Mã số ngành: 60340102
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGSTS NGUYỄN PHÚ TỤ



TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2015


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học : PGS TS NGUYỄN PHÚ TỤ

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày 08 tháng 02 năm 2015
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)

TT
1
2
3
4
5

Họ và tên
TS. Lưu Thanh Tâm
GS.TS Hồ Đức Hùng
TS. Phan Mỹ Hạnh
TS. Nguyễn N gọc Dương
TS. Phan Thị Minh Châu

Chức danh Hội đồng
Chủ tịch

Phản biện 1
Phản biện 2
Ủy viên
Ủy viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM
PHÒNG QLKH – ĐTSĐH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày 20 tháng 01 năm 2015

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên:

NGUYỄN THỊ HƯƠNG HIỆP

Ngày, tháng, năm sinh:

Nơi sinh: TP Hồ Chí Minh

17/11/1982

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh


Giới tính: Nữ

MSHV: 1341820022

I- Tên đề tài :
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI NÔNG
DÂN QUẬN 9
II- Nhiệm vụ và nội dung :
Thứ nhất, Hệ thống hóa cơ sở lý luận về các hoạt động của Hội nông dân ở
nước ta hiện nay.
Thứ hai, Khảo sát, phân tích, làm rõ thực trạng Ho ạt động Hội nông dân
Quận 9 nêu bật được ưu điểm, chỉ ra những hạn chế của từng nội dung Công tác Hội
và phong trào nông dân trên địa bàn Quận 9.
Thứ ba, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện Hoạt động Hội nông dân Quận
9 để có thể đáp ứng yêu cầu, nhiệ m vụ của Hội trong tình hình mới được tốt hơn
III- Ngày giao nhiệm vụ:

31/07/2014

IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ:

20/01/2015

V- Cán bộ hướng dẫn:

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

PGS.TS Nguyễn Phú Tụ

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH



i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động Hội
nông dân Quận 9” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu
trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Các giải pháp, kiến nghị là quan điểm của cá nhân tôi được hình thành trong quá
trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn tại Hội nông dân Quận 9 dưới sự hướng dẫn của
PGS TS Nguyễn Phú Tụ.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Học viên thực hiện Luận văn
(Ký và ghi rõ họ tên)


ii

LỜI CÁM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu tại trường Đại học Công Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
Em luôn nhận được sự quan tâm chân tình, đầy ý nghĩa của quý thầy cô giảng dạy,
Ban giám hiệu, phòng quản lý khoa học – Đào tạo sau Đại học, Khoa Quản trị kinh
doanh, Trung tâm ngoại ngữ… đã tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt k hóa học và có
nhiều kinh nghiệm, kiến thức bổ ích
Đặc biệt em xin bày tỏ lò ng biết ơn sâu sắc và trân trọng nhất đến thầy PGS.TS
Nguyễn Phú Tụ - Người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo rất tận tình và giúp đỡ em trong
suốt quá trình nghiên cứu đề tài luận vă n.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến quý cơ quan, đơn vị đã tạo điều kiện về thời gian, sự
hỗ trợ, hướng dẫn, động viên, giúp đỡ tận tình để em tham gia học tập, nghiên cứu trong

suốt quá trình từ năm 2013 đến nay. Cám ơn sự đồng hành của các bạn tập thể lớp
13SQT11 và những người thân trong gia đình, nơi công tác, học tập, cư trú…
Trong quá trình thực hiện, mặc dù đã cố gắng hết sức để hoàn thiện Luận văn, trao
đổi và nghiêm túc tiếp thu những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy, cô, bạn bè, đồng
nghiệp, tham khảo nhiều tài liệu, khảo sát nhiều địa phương, đơn vị… để hoàn thiện đề
tài, song không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, góp
ý của quý thầy, cô, bạn bè, đồng nghiệp, người thân, bạn đọc để đề tài được ứng dụng vào
thực tế đạt hiệu quả cao nhất.
Xin chân thành biết ơn và ghi ơn sâu sắc!
Nguyễn Thị Hương Hiệp


iii

TÓM TẮT
Hội nông dân Việt Nam là tổ chức chính trị trong hệ thống chính trị của Đảng
cộng sản Việt Nam. Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nông dân,
hỗ trợ nông dân trong sản xuất nông nghiệp, định hướng dạy nghề.v.v. là cầu nối giữa
dân với Đảng, giúp nông dân phát triển kinh tế giảm nghèo làm giàu góp phần phát
triển kinh tế xã hội của địa phương.
Hội nông dân Quận 9 là một cấp của tổ chức Hội trong hệ thống Hội nông dân
Việt Nam nên thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ chung theo quy định của Điều lệ
Hội. Mặc dù trong thời gian qua, Hội nông dân Quận 9 đã tổ chức nhiều hoạt động,
phong trào nhằm mở rộng tập hợp nông dân, các hoạt động hỗ trợ để nông dân và tạo
điều kiện để nông dân có thể đóng góp nhiều nhất và hưởng lợi nhiều nhất trong quá
trình sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Tuy
nhiên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình Hội nông dân Quận 9 vẫn còn
nhiều nội dung chưa đáp ứng với yêu cầu của thực tế, còn nhiều bất cập trong Công
tác Hội và phong trào nông dân: chưa chuyển tải thông tin kịp thời đến người nông
dân, nhiều hoạt động hỗ trợ nông dân chưa triệt để, chưa thể hiện rõ vai trò của tổ chức

Hội. Từ đó nông dân không tha thiết, không mong muốn gắn bó với tổ chức Hội.
Trên cơ sở vận dụng các lý luận cơ bản về các hoạt động của Hội nông dân ở
nước ta hiện nay làm nền tảng kết hợp với sử dụng phương pháp thống kê, phâ n tích,
mô tả, so sánh, đối chiếu, tổng hợp v.v. Luận văn tập trung làm rõ những điểm tích
cực và tồn tại của Hội nông dân Q uận 9. Từ đó, các giải pháp như: hoàn thiện hoạt
động của cơ quan Hội nông dân Quận 9, t ăng cường công tác tuyên truyền, hoàn thiện
công tác tổ chức hội, hoàn thiện công tác kiểm tra, hoàn thiện các hoạt động phong
trào, hoàn thiện công tác hỗ trợ nông dân…Đã được đề xuất để nhằm giúp thư ờng trực
Hội nông dân Quận 9 k hắc phục những hạn chế và phát huy những ưu điểm và hoàn
thiện hoạt động Hội nông dân Quận 9 trong thời gian tới.
Luận văn chỉ mới tập trung nghiên cứu Hoạt động Hội nông dân Quận 9 để có
thể liên hệ đến các địa phương khác trong cả nước, tác giả mong muốn cần có nghiên
cứu sâu rộng trong thời gian tới
Học viên: Nguyễn Thị Hương Hiệp


iv

ABSTRACT
Vietnam Farmers' Association is organized politically in the political system of
the Communist Party of Vietnam . Perform the task of protecting the rights and
legitimate interests of farmers , supporting farmers in agriculture , teaching orientation
nghe.vv as a bridge between the people and the Party , to help farmers economic
development

and

poverty

reduction


enrichment

contribute

socio-economic

development of the locality .
Farmer Association District 9 is a level of organization of the system in
Vietnam Farmers' Association should fully implement the functions, duties prescribed
by the General Assembly Charter . Although in recent years , 9 District Farmers
Association has organized many activities , the movement to expand the farmers , the
active support to farmers and to facilitate farmers can contribute most and benefit the
most during production business in the agricultural sector in order to achieve the
highest efficiency . But in the process of implementing its mandate Farmers
Association District 9 is still much content yet to respond to his duties , inadequate in
Business Association and the peasant movement : not convey information up time to
farmers , many activities to support farmers unsatisfactory , no evident role held .
From that farmers are not earnest , unwanted sticking held
On the basis of applying the basic theory of operation of the farmers in our
country today as a foundation associated with the use of statistical methods , analyze ,
describe , compare , compare , synthesize etc. This thesis focuses on clarifying the
positive and the existence of the farmers District 9. Since then , the solution as
complete organ works of Farmer Association District 9 , strengthen propaganda ,
complete Social organization , complete the inspection and complete movement
activities , finishing work to support farmers ... Has been proposed in order to help
farmers permanent Council District 9 overcome the limitations and promote the
advantages and finishing operations farmers Association District 9 in the future .
Thesis research focused only activity Farmers Association District 9 to be able
to relate to other locations in the country , the author wishes to have extensive research

in the future
Student: Nguyen Thi Huong Hiep


v

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .........................................................................................................i
LỜI CÁM ƠN .........................................................................................................................ii
TÓM TẮT ............................................................................................................................ iii
ABSTRACT .........................................................................................................................iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... vii
DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH ................................ix
PHẦN MỞ ĐẦU ..........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................1
2.Mục tiêu của đề tài: ...................................................................................................1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ..........................................................................1
4. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................2
5. Kết cấu luận văn: ......................................................................................................2
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỘI .......................................................................3
1.1 Tổng quan về Hội ....................................................................................................3
1.2 Giới thiệu về Hội nông dân Việt Nam.....................................................................8
1.3 Các hoạt động của Hội nông dân Việt Nam .........................................................14
1.4 Bài học kinh ngh iệm hoạt động của Hội nông dân một số nước ........................22
Tóm tắt chương 1 ........................................................................................................24
Chương 2. THỰC TRẠNG CỦA HỘI NÔNG DÂN QUẬN 9 GIAI ĐOẠN 2010 2013 .............................................................................................................................25
2.1 Tổng quan về Quận 9 .........................................................................................25
2.1.1 Thực trạng công tác tuyên truyền .....................................................................40

2.1.2 Thực trạng về công tác xây dựng tổ chức Hội .................................................44
2.2. Thực trạng phong trào nông dân của Hội nông dân Quận 9 ................................51
2.2.1 Phong trào “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, Đoàn kết giúp nhau giảm nghèo
và làm giàu...................................................................................................................51
2.2.2 Các phong trào khác:..........................................................................................52
2.3 Thực trạng về các hoạt động hỗ trợ nông dân .....................................................53
2.3.1 Thực trạng về công tác dạy nghề ......................................................................53


vi

2.3.2 Hỗ trợ nông dân tiêu thụ sản phẩm...................................................................58
Tóm tắt chương 2 ........................................................................................................61
Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI
NÔNG DÂN QUẬN 9 ...............................................................................................63
3.1 Định hướng phát triển nông nghiệp Quận 9 từ nay đến năm 2020 ...................63
3.2 Định hướng phát triển của Hội nông dân Quận 9 từ nay đến năm 2020 ...........63
3.3 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện Công tác Hội nông dân quận 9 ...................67
3.3.1 Giải pháp 1: Hoàn thiện Công tác của cơ quan Hội nông dân Quận 9 ...........67
3.3.2 Giải pháp 2: Tăng cường công tác tuyên truyền. .............................................68
3.3.3 Giải pháp 3: Hoàn thiện công tác tổ chức Hội. ................................................69
3.3.6 Giải pháp 6: Hoàn thiện các hoạt động phong trào ..........................................73
3.3.7 Giải pháp 7: Hoàn thiện hoạt động hỗ trợ nông dân ........................................74
3.4 Một số kiến nghị ...................................................................................................76
3.4.1 Đối với Quận ủy Quận 9 ...................................................................................76
3.4.2 Đối với Hội nông dân Thành phố: ....................................................................76
KẾT LUẬN ................................................................................................................78


vii


Danh mục các từ viết tắt
UBND: Ủy ban nhân dân
HND: Hội nông dân
BCH: Ban chấp hành
CB. CNV: cán bộ công nhân viên
BHYT: Bảo hiểm y tế
BHXH: Bảo hiểm xã hội
CNH-HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa


viii

Danh mục các bảng
Bảng 2.1 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế .... Error! Bookmark not
defined.
Bảng 2.2 tình hình sử dụng đất nông nghiệp .............................................................29
Bảng 2.3 Kết quả thực hiện kế hoạch của Hội nông dân Quận 9 qua các năm .......34
Bảng 2.4 Trình độ cán bộ Hội nông dân Quận 9 ......................................................36
Bảng 2.5 Độ tuổi cán bộ Hội nông dân Quận 9 ........................................................37
Bảng 2.6 Kết quả đánh giá cán bộ Hội nông dân Quận 9 .........................................37
Bảng 2.7 Kết quả đánh giá khả năng thực hiện nhiệm vụ của cán bộ Hội nông dân
Quận 9 .........................................................................................................................38
Bảng 2. 8 Kết quả công tác tuyền truyền của Hội nông dân Quận 9 ........................40
Bảng 2.9 Kết quả đánh giá chất lượng hình thức tuyên truyền miệng .....................41
Bảng 2.10 Đánh giá chất lượng hình thức tuyên truyền thông qua việc tổ chức cho
hội viên tham quan học tập mô hình ..........................................................................43
Bảng 2.11: Công tác đào tạo cán bộ Hội nông dân qua các năm . Error! Bookmark
not defined.
Bảng 2.12 Tình hình sinh hoạt chi hội của hội viên nông dân năm 2013 ..............................45


Bảng 2.13 Tình hình hội viên nông dân từ năm 2010 – 2013 ..................................46
Bảng 2.14 Tình hình hội viên ra khỏi hội ..................................................................46
Bảng 2.15 Đánh giá về mức độ yêu thích tham gia hoạt động Hội .........................47
Bảng 2.16: Kết quả kiểm tra giám sát........................................................................49
Bảng 2.17 Tình hình khen thưởng của Hội nông dân qua các năm .........................49
Bảng 2.18 Hình thức khen thưởng của Hội nông dân ...............................................50
Bảng 2.19 Tình hình nông dân sản xuất kinh doanh giỏi qua các năm ..................52
Bảng 2.20 Đánh giá về mức độ yêu thích tham gia các phong trào do Hội nông dân
tổ chức .........................................................................................................................52
Bảng 2.21 Kết quả đánh giá về Công tác dạy nghề cho nông dân ...........................54
Bảng 2.22 Hỗ trợ nông dân vay vốn giai đoạn 2010 – 2013 ....................................56
Bảng 2.23 Tình hình nợ quá hạn các nguồn vốn từ 2010 – 2013.............................57
Bảng 2.24 Tình hình hỗ trợ nông dân tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của Hội nông
dân Quận 9 từ năm 2010 đến 2013 ............................................................................59
Bảng 2.25 Chăm lo cho hộ nông dân có hoàn cảnh khó khă n..................................60


ix

Bảng 2.26 Đánh giá công tác chăm lo cho hội viên nông dân nghèo ......................61
Bảng 2.27 tình hình sử dụng đất nông nghiệp ...........................................................66

Danh mục các biểu đồ, đồ thị, sơ đồ, hình ảnh
Biểu đồ 2.1 Tổng giá trị sản xuất tại Quận 9 qua các năm................................... 28
Biểu đồ 2.2 sử dụng đất nông nghiệp qua các năm .............................................. 30
Biểu đồ 2.3 Hội viên ra khỏi hội ......................................................................... 49
Biểu đồ 2.4 Mục đích sử dụng vốn ....................................................................... 59
Hình 2.5 các bước thực hiện trong công tác thi đua, khen thưởng ...........................



1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hội nông dân Quận 9 là tổ chức chính trị trong hệ thống chính trị của Đảng cộng sản
Việt Nam. Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nông dân, hỗ trợ
nông dân trong sản xuất nông nghiệp, định hướng dạy nghề.v.v. là cầu nối giữa dân
với Đảng, giúp nông dân phát triển kinh tế giảm nghèo làm giàu góp phần phát triển
kinh tế xã hội của địa phương.
Mặc dù Hội nông dân Quận 9 đã tổ chức n hiều hoạt động, phong trào nhằm mở
rộng tập hợp nông dân, các hoạt động hỗ trợ để nông dân sản xuất kinh doanh đạt hiệu
quả. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình Hội nông dân Quận 9 vẫn
còn nhiều nội dung chưa đáp ứng với nhiệm vụ của mình , còn nhiều bất cập trong
Công tác Hội và phong trào nông dân: chưa chuyển tải thông tin kịp thời đến người
nông dân, nhiều hoạt động hỗ trợ nông dân chưa triệt để, chưa thể hiện rõ vai trò của
tổ chức Hội. Từ đó nông dân không tha thiết, không mong muốn gắn bó với tổ chức
Hội.
Xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của Hội trong tình hình mới đòi hỏi Hội nông
dân Quận 9 phải tìm ra những mặt làm được, những hạn chế cần khắc phục để đề ra
giải pháp hoàn thiện Công tác Hội nông dân. Đó là lý do em chọn đề tài “Một s ố giải
pháp nhằm hoàn thiện Hoạt động Hội nông dân Quận 9” nghiên cứu với mong
muốn hoàn thiện hoạt động Hội nông dân Quận 9 để lãnh đạo, điều hành Công tác Hội
và phong trào nông dân trong thời gian tới.
2.Mục tiêu của đề tài:
Hệ thống hóa cơ sở lý luận v ề các hoạt động của Hội nông dân ở nước ta hiện
nay.
Phân tích, làm rõ thực trạng Hoạt động Hội nông dân Quận 9 nêu bật được ưu
điểm, chỉ ra những hạn chế của từng nội dung Công tác Hội và phong trào nông dân
trên địa bàn Quận 9.

Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện Hoạt động Hội nông dân Quận 9 để có
thể đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của Hội trong tình hình mới được tốt hơn
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Những Hoạt động Hội nông dân Quận 9
Đối tượng khảo sát:Chuyên gia, cán bộ Hộ i nông dân, Hội viên nông dân.


2

Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu tại địa bàn Quận 9
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Thống kê, phân tích, mô tả, so
sánh, đối chiếu, tổng hợp nhằm làm rõ chiến các điểm ưu , hạn chế của Hội nông dân
Quận 9 và đề ra một số giải pháp phù hợp để hoàn thiện hoạt động của Hội nông dân
Quận 9.
5. Kết cấu luận văn:
Ngoài lời mở đầu, kết luận, mục lục tài liệu tham khảo, phụ lục. Luận văn
được kết cấu thành 3 chương
Chương 1. Cơ sở lý luận về Hội nông dân.
Chương 2. Thực trạng của Hội nông dân Quận 9 giai đoạn 2010 -2013.
Chương 3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động của Hội nông dân
Quận 9.


3

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỘI
1.1 Tổng quan về Hội
1.1.1 Lý thuyết chung về Hội
Theo nhiều nhà xã hội học quốc tế, Hội ra đời khi con người ý thức được sức

mạnh tập thể, sức mạnh của sự hợp tác với nhau giữa các nhóm người, giữa các cộng
đồng người. Sự phát triển của Hội gia tăng và phong phú theo trình đ ộ phát triển của
xã hội loài người và nhu cầu ngày càng cao, càng đa dạng của các tầng lớp dân cư
trong xã hội. Xã hội không phó mặc cho Nhà nước và thị trường việc điều hành đời
sống kinh tế xã hội.
Trong xã hội hiện đại, xây dựng nền kinh tế thị trường, củng cố tính hiệu quả
của Nhà nước và phát triển các đoàn thể, Hội là quá trình diễn ra đồng thời, làm tiền
đề cho nhau và quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong bất cứ quốc gia nào, các đoàn thể,
các Hội đều đóng vai trò quan trọng, là cơ chế đảm bảo sự phát triển của xã hội và tạo
ra nguồn vốn xã hội.
Do đó có thể chia xã hội thành ba khu vực riêng biệt là: Nhà nước, thị trường
và xã hội dân sự và Hội là một tổ chức nằm trong xã hội dân sự đó. Tìm hiểu về Hội ở
một số nước có Hội phát triển mạnh như Mỹ, Pháp, Liên Xô cũ thì Hội có một số khái
niệm sau:
- Hội là tập hợp một nhóm người gặp gỡ nhau vì những mục đích chung (Từ
điển Mỹ)
- Hội, Hiệp hội là khế ước giữa hai, nhiều người cùng góp kiến thức hoặc hành
động một cách thường xuyên để đạt được mục đích nào đó khác sự chia lời (Bộ luật về
Hiệp hội ngày 1-7-1901 của Pháp).
- Từ điển Chủ nghĩa xã h ội khoa học Nhà xuất bản Tiến bộ Mátxcơva và Nhà
xuất bản Sự thật, Hà Nội 1986 cho rằng: Hội là những tổ chức liên hợp tự nguyện của
công dân xây dựng theo nguyên tắc tự quản và chủ động nhằm bảo vệ lợi ích của
những tập đoàn nhất định trong nhân dân như các tập đoàn xã hội – nghề nghiệp, xã
hội- nhân khẩu hoặc các tập đoàn liên hợp lại với nhau chỉ cùng có chung những mục
tiêu này hoặc những mục tiêu khác và những lợi ích như nhau.


4

- Theo từ điển tiếng Việt, Hội là tổ chức của những người cùng nghề nghiệp,

cùng sở thích hay cùng chính kiến, tự nguyện và tập hợp lại để tiến hành các hoạt động
kinh tế như buôn bán, sản xuất, kinh doanh hoặc các hoạt động văn hoá, xã hội hay
chính trị được th ành lập theo thể thức do pháp luật quy định. Các Hội như vậy đều có
điều lệ, quy định tôn chỉ, mục đích, cơ cấu tổ chức và hoạt động của mình.
Từ những định nghĩa trên, có thể rút ra Hội mang một số đặc điểm sau:
+ Hội là những tổ chức tự nguyện của quần chúng
+ Những tổ chức đó tập hợp đông đảo người cùng ngành nghề, hoặc cùng giới,
hoặc cùng sở thích…
+ Họ cùng góp kiến thức, sức lực và hành động một cách thường xuyên để đạt
một mục đích nào đó, do những người tự nguyện sáng lập đề ra, mục đích đó khô ng
trái với lợi ích dân tộc và Tổ quốc, không vụ lợi và trong khuôn khổ pháp luật. Khái
niệm này giúp ta bước đầu phân biệt được Hội với các nhóm và tập thể tự nguyện khác
do nhân dân tự nguyện bột phát, tức thời lập ra (các nhóm đó không có điều lệ, không
có đóng góp vật chất, sức lực, trí tuệ, không có hệ thống tổ chức thống nhất, cố kết
không chặt chẽ và không thường xuyên hành động).
Trên cơ sở lý thuyết chung về Hội Việt Nam cũng phát huy vai trò của nó trong
việc tập hợp thành viên, hỗ trợ nhau phát t riển kinh tế, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp
của các thành viên trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau cụ thể như sau:
1.1.2 Hội ở Việt Nam
Ở Việt Nam theo Nghị Định số 45/2010/NĐ/CP được ban hành ngày 21 tháng
04 năm 2010 quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý Hội thì “Hội được hiểu là tổ
chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam cùng ngành nghề, cùng sở thích, cùng
giới, có chung mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, hoạt động thường xuyên, không vụ
lợi nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội, hội viên, của cộng đồng ; hỗ trợ nhau
hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, được
tổ chức và hoạt động theo Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có
liên quan
Hội có các tên gọi khác nhau: Hội, Li ên hiệp hội, Tổng hội, Liên đoàn, Hiệp
hội, Câu lạc bộ có tư cách pháp nhân và các tên gọi khác theo quy định của pháp luật
(sau đây gọi chung là Hội)

Tổ chức, hoạt động của hội được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:


5

- Tự nguyện; tự quản: Việc thành lập Hội, Hiệp Hội trên tinh thần tự nguyện
của các tổ chức, trong quá trình thực hiện các thành viên đề cử ban đại diện để thay
mặt tổ chức mình điều hành hoạt động. Các cá nhân, tổ chức tham gia vào Hội, Hiệp
Hội cũng trên tinh thần tự nguyện.
- Dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch: Việc lãnh đạo điều hành đều phải
được bàn bạc công khai, các thành viên đều có quyền, nghĩa vụ thực hiện các quy định
do Hội, Hiệp Hội đề ra
- Tự bảo đảm kinh phí hoạt động: Để hoạt động Hội tự chủ trong việc thành
lập ki nh phí và tự điều chỉnh trong quá trình thực hiện.
- Không vì mục đích lợi nhuận: Việc hỗ trợ cho các thành viên trên tinh thần
hỗ trợ nhau cùng phát triển, hoàn toàn không vì mục đích lợi nhuận.
- Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và điều lệ hội: Mỗi Hội, H iệp Hội đều có điều
lệ, quy định riêng cho tổ chức mình, song việc triển khai thực hiện hoàn toàn theo
Hiến pháp, pháp luật.
Bản thân từng Hội, Hiệp hội từng ngành cũng đưa ra các đ ịnh nghĩa riêng cho
mình như:
- Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (Vasep): là tổ chức tự
nguyện của các doanh nghiệp, các tổ chức sự nghiệp và các nhà quản lý hoạt động
trong lĩnh vực chế biến và xuất nhập khẩu thuỷ sản của Việt Nam.
- Hiệp hội Cà phê- cacao Việt Nam : là tổ chức phi Chính phủ, phi lợi nhuận,
tập hợp và đại diện cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và thể nhân sản xuất, chế
biến, kinh doanh dịch vụ cung ứng xuất khẩu, nghiên cứu khoa học – công nghệ và
đào tạo thuộc ngành cà phê được thành lập trên cơ sở tự nguyện nhằm phối hợp có
hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường trong nước và ngoài nước,
thống nhất nhận thức và hành động.

Từ các khái niệm trên cho thấy tất cả các khái niệm đó cho dù được trình bày
như thế nào đều thì đều thống nhất ở một số điểm và có thể được hiểu như sau: Hội,
Hiệp hội là một tổ chức tập hợp và đại diện cho các cá nhân hay các tổ chức kinh
tế, cá nhân cùng sở thích hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện tự quản dựa trên
các quy tắc chung đã thoả thuận phù hợp các quy định của pháp luật và không vì
mục tiêu lợi nhuận.


6

1.1.3 Sự cần thiết của việc thành lập Hội
Mỗi tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn việc tham gia hay không tham gia vào
tổ chức mà tổ chức được đề cập đến ở đây là Hội. Để thấy rõ hơn lý do t ại sao cá tổ
chức cá nhân cần phải tham gia vào Hội nhất định ta thấy có một số ưu điểm sau:
- Hội, Hiệp hội có một cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có tư cách pháp nhân, có tính
độc lập tương đối với các doanh nghiệp và với cơ quan chính quyền, có bộ máy nhân
viên thường trực bảo đảm sự vận hành thường xuyên, có nguồn ngân sách hoạt động
dựa vào nguyên tắc cùng chia sẻ chi phí từ đóng góp của các hội viên nên hoạt động
của Hiệp hội có tính ổn định cao hơn các hình thức liên kết khác. Vì vậy, nếu có chính
sách tạo thuận lợi và tổ chức tốt, các Hiệp hội thực sự có thể trở thành một nhân tố
quan trọng thúc đẩy quá trình liên kết các tổ chức Hội và thúc đẩy quan hệ hợp tác
giữa chính quyền và tổ chức Hội.
- Do Hiệp hội tập hợp doanh nghiệp theo từng sở thích, ngành nghề và là một
tổ chức có bộ máy thường trực ổn định nên việc tổng kết thực tiễn, tiến hành các hoạt
động nghiên cứu, đề xuất các kiến nghị với cơ quan chức năng thể hiện được tính chất
đại diện cho ngành nghề đó của cả khu vực cao hơn so với từng tổ chức đơn lẻ.
- Do Hội, Hiệp hội là một pháp nhân độc lập, cơ chế quyết định của Hiệp hội
dựa trên nguyên tắc tập thể nên ít nhiều hạn chế được khả năng độc quyền, khả năng
chi phối của các tổ chức mà các hình thức liên kết khác khó tránh được.
- Do Hội, Hiệp hội là diễn đàn tại đó các tổ chức có thể giúp đỡ vật chất lẫn

nhau, kể cả hỗ trợ kinh tế và tài chính, thoả thuận hợp tác xử lý bất đồng tranh chấp
nội bộ. Đồng thời Hiệp hội cũng là nơi có các bi ện pháp mà các hội viên phối hợp
hành động trừng phạt khi có một đối tác nào đó vi phạm quy chế, tiến hành những hoạt
động cạnh tranh không lành mạnh làm ảnh hưởng đến lợi ích của các tổ chức Hội, hội
viên. Là môi trường thuận lợi để đào tạo, bồi dưỡng kiến thức tiếp cận thị trường, thoả
thuận về giá, sản lượng, chiến tranh thương mại…
- Khi tham gia vào thương trường quốc tế nếu tổ chức, cá nhân đứng đơn lẻ thì
sẽ gặp khó khăn trong việc thuyết phục khách hàng, gây ảnh hưởng tốt và lòng tin cho
khách hàng. Các Hiệp hội chính là nơi các doanh nghiệp tập hợp lực lượng, đoàn kết
lại, hình thành sức mạnh tổng hợp để t hâm nhập và giành nhiều thị phần trên thị
trường quốc tế. Trước xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay thì


7

chỉ riêng có sự quản lý và điều hành của Chính phủ đối với nền kinh tế của mỗi quốc
gia là không đủ, nhiều lúc bất cập.Việc thự c hiện các liên kết “mềm” theo chiều ngang
giữa các tổ chức, cá nhân nhằm tìm hiểu và điều phối các vấn đề có liên quan đến cung
cấp nguyên liệu, công nghệ và đẩy mạnh xuất khẩu dưới hình thức các Hội, Hiệp hội
đã và đang trở thành một hình thức liên kết h iệu quả và là mô hình phổ biến cho xu
hướng liên kết trong nền kinh tế thị trường hiện đại.
1.1.3.1 Đối với Đảng, nhà nước
Hội thay mặt các thành viên tham gia chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu, t ư
vấn, phản biện và giám định xã hội theo đề nghị của cơ quan nhà nước; cung cấp dịch
vụ công về các vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động của hội, tổ chức dạy nghề, truyền nghề
theo quy định của pháp luật. Tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật
của nhà nước rộng rãi trong thành viên để phát huy va i trò quản lý của nhà nước trong
cuộc sống xã hội.
Bên cạnh đó Hội hướng dẫn các thành viên tham gia ý kiến vào các văn bản
quy phạm pháp luật có liên quan đến nội dung hoạt động của hội theo quy định của

pháp luật. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm q uyền đối với các vấn đề liên quan
tới sự phát triển hội và lĩnh vực hội hoạt động. Được tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tổ
chức các hoạt động dịch vụ khác theo quy định của pháp luật và được cấp chứng chỉ
hành nghề khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật để đạt được lợi ích của các
thành viên.
1.1.3.2 Đối với thành viên
Mỗi cá nhân trong xã hội đều có các quan hệ xã hội chi phối trong đó có những
mối quan hệ trực tiếp cá nhân không thể thực hiện được nhất là các mỗi quan hệ với
Đảng, nhà nước và các cơ quan của nhà nước. Vì yêu cầu, nhiệm vụ của mỗi tổ chức
rất lớn, nếu giải quyết vụ việc giống nhau của từng cá nhân thì họ không thể giải quyết
được. Do đó, đòi hỏi phải có một tổ chức đứng ra, đại diện cho tổ chức đó, nói lên
tiếng nói của tổ chức mình. Mục đích là bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức
mình.Ví dụ: 1 cá nhân có ý kiến đề nghị thay đổi nội dung liên quan đến hoạt động trợ
vốn cho nông dân, ý kiến đó có thể ghi nhận nhưng khó có thể thay đổi được. Nhưng
nếu ý kiến đó là tiếng nói chung của đại đa số nông dân, thông qua một tổ chức của
nông dân để nói lên tiếng nói của các hội viên nông dân thì ý kiến đó sẽ được xem xét,
giải quyết


8

Đối với các thành viên Hội, Hiệp Hội có vai trò cụ thể như sau:
- Đại diện cho hội viên trong mối quan hệ đố i nội, đối ngoại có liên quan đến
chức năng, nhiệm vụ của hội.
- Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội, hội viên phù hợp với tôn chỉ, mục
đích của hội.
- Tổ chức, phối hợp hoạt động giữa các hội viên vì lợi ích chung của hội; hoà
giải tranh chấp trong nội bộ hội.
- Phổ biến, huấn luyện kiến thức cho hội viên; cung cấp thông tin cần thiết cho
hội viên theo quy định của pháp luật.

1.2 Giới thiệu về Hội nông dân Việt Nam
Cũng giống như các Hội và Hiệp Hội, Hội nông dân Việt Nam được thành
lập trên cơ sở tự ng uyện, tự tham gia của các thành viên và m ục đích của Hội là tập
hợp đoàn kết nông dân, xây dựng giai cấp nông dân vững mạnh về mọi mặt, xứng
đáng là lực lượng tin cậy trong khối liên minh vững chắc công, nông, trí, bảo đảm thực
hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
Trãi qua các quá trình lịch sử cụ thể, Hội nông dân Việt Nam có hệ thống
chặt chẻ từ trung ương đến địa phương; Có quy định cụ thể các chức năng, nhiệm
vụ, nguyên tắc tổ chức và các chính sách có liên quan đến nông dân thể hiện rõ nét
như sau:
1.2.1 Lịch sử hình thành Hội nông dân Việt Nam
Hội Nông dân Việt Nam là đoàn thể chính trị - xã hội của giai cấp nông dân do
Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; cơ sở chính trị của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam và là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Hội Nông dân Việt Nam tiền thân là Nông hội đỏ, thành lập ngày 14 tháng 10
năm 1930, trải qua các thời kỳ cách mạng luôn trung thành với Đảng và dân tộc. Trong
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, thực hiện đường
lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam là trung tâm, nòng
cốt cho phong trào nông dân và công cuộc xây dựng nông thôn mới.
Hội Nông dân Việt Nam tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động,
xây dựng Hội vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức và hành động; nâng cao vai
trò đại diện, phát huy quyền làm chủ, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp
của hội viên, nông dân.


9

Phát huy truyền thống yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, tinh thần c ách mạng,
lao động sáng tạo, cần kiệm, tự lực, tự cường, đoàn kết của nông dân; tích cực và chủ
động hội nhập quốc tế, đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng văn hoá, giữ

vững quốc phòng, an ninh, góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
1.1.2 Chức năng
1. Tập hợp, vận động, giáo dục hội viên, nông dân phát huy quyền làm chủ,
tích cực học tập nâng cao trình độ, năng lực về mọi mặt.
2. Đại diện giai cấp nông dân tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước và khối đại
đoàn kết toàn dân tộc.
3. Chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nông dân; tổ
chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân trong sản xuất, kinh doanh và đời
sống.
1.2.3 Nhiệm vụ của Hội nông dân Việt Nam
Hội nông dân Việt Nam thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, hội viên, nông dân hiểu biết đường lối của
Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; nghị quyết, chỉ thị của Hội, khơi dậy và
phát huy truyền thống yêu nước, ý chí cách mạng, tinh thần tự lực, tự cường, lao động
sáng tạo của nông dân.
- Vận động, tập hợp và làm nòng cốt tổ chức các phong trào nông dân phát
triển kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh. Chăm lo đời sống và tinh thần của
hội viên, nông dân.
- Các cấp Hội là thành viên tích cực trong hệ thống chính trị thực hiện các
chính sách, pháp luật, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước ở nông
thôn. Hướng dẫn phát triển các hình thức kinh tế tập thể trong nông nghiệp. Tổ chức
các hoạt động dịc h vụ, tư vấn, hỗ trợ và dạy nghề giúp nông dân phát triển sản xuất,
nâng cao đời sống, bảo vệ môi trường.
- Đoàn kết, tập hợp đông đảo nông dân vào tổ chức Hội, phát triển và nâng cao
chất lương hội viên. Xây dựng tổ chức Hội vững mạnh về mọi mặt; đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ Hội đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất
nước.
- Tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh. Tham gia
giám sát và phản biện xã hội theo quy chế. Kịp thời phản ánh tâm tư nguyện vọng của



10

nông dân với Đảng và Nhà nước; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp
của hội viên, nông dân. Thực hiện Pháp lệnh Dân chủ cơ sở, giữ gìn đoàn kết trong nội
bộ nông dân; góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, giữ vững an ninh chính
trị, trật tự, an toàn xã hội; chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tệ nạn xã hội.
- Mở rộng hoạt động đối ngoại theo quan điểm, đường lối của Đảng, tăng
cường hợp tác, trao đổi, học tập kinh nghiệm, tiến bộ khoa học, kỹ thuật, quảng bá
hàng hoá nông sản, văn hoá Việt nam với tổ chức nông dân, tổ chức quốc tế,
các tổ chức chính phủ, các tổ chức phi chính phủ trong khu vực và trên thế giới.
1.2.4 Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Hội nông dân Việt Nam
Hội nông dân Việt Nam tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc t ập trung dân
chủ. Cơ quan lãnh đạo các cấp của Hội được bầu cử trực tiếp bằng phiếu kín.
1.2.5 Hệ thống tổ chức của Hội nông dân Việt Nam
Hội nông dân Việt nam gồm 04 cấp: trung ương, cấp tỉnh, cấp Huyện , cấp
xã.
Tuy nhiên ở cấp nào cũng chấp hành theo qu y định của điều lệ Hội nông dân
Việt Nam
1.2.6 Một số quy định chung trong điều lệ Hội nông dân Việt Nam
1.2.6.1 Đối tượng và điều kiện trở thành hội viên
Để trở thành hội viên Hội nông dân Việt Nam cần thỏa các điều kiện sau:
- Nông dân Việt Nam không phân biệt nam, nữ, dân tộc, tôn giáo và lao động
khác trong các lĩnh vực có liên quan trực tiếp đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn
trên lãnh thổ Việt Nam, từ 18 tuổi trở lên nếu tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện tham
gia tổ chức Hội, được ban chấp hành cơ s ở Hội đồng ý thì kết nạp vào Hội.
- Uỷ viên ban chấp hành từ cơ sở trở lên đương nhiên là hội viên Hội Nông dân
Việt Nam.
1.2.6.2 Đại hội Hội Nông dân các cấp

Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội Nông dân Việt Nam là Đại hội đại biểu toàn
quốc. Cơ quan lãnh đ ạo cao nhất của mỗi cấp là đại hội cấp đó.
Nhiệm kỳ Đại hội các cấp là 5 năm. Trường hợp đặc biệt, đại hội nhiệm kỳ có
thể triệu tập sớm hoặc muộn hơn thời gian quy định, nhưng không quá một năm và
phải được Hội cấp trên trực tiếp đồng ý bằng văn bản.


11

1.2.6.3 Ban chấp hành Hội Nông dân các cấp
- Ban chấp hành là cơ quan lãnh đạo giữa hai kỳ đại hội, ban chấp hành cấp dưới
phải được ban chấp hành cấp trên trực tiếp công nhận. Ban chấp hành bầu ban thường
vụ, bầu chủ tịch, các phó chủ tịch trong số uỷ viên ba n thường vụ. Số lượng và cơ cấu
ban thường vụ do ban chấp hành quyết định, tổng số uỷ viên ban thường vụ không quá
một phần ba (1/3) tổng số uỷ viên ban chấp hành, trường hợp khuyết được bầu bổ sung
cho đủ số lượng. Thường trực (không phải là một cấp) gồm chủ tịch, các phó chủ tịch
thay mặt ban thường vụ giải quyết công việc giữa hai kỳ hội nghị ban thường vụ theo
nghị quyết, chủ trương của ban chấp hành, ban thường vụ.
Nhiệm kỳ của ban chấp hành, ban thường vụ, các chức danh chủ chốt được chỉ
định không nh ất thiết đủ 5 năm.
- Ban Thường vụ Trung ương Hội thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Hội chỉ
đạo các cấp Hội tổ chức thực hiện nghị quyết Đại hội và các nghị quyết của Ban Chấp
hành, Ban Thường vụ Trung ương Hội. Ban Thường vụ Trung ương Hội thành lập
Văn phòng, các Ban chuyên môn, đơn vị sự nghiệp làm tham mưu, giúp việc. Ban
Thường vụ tỉnh, thành Hội thành lập Văn phòng và các Ban chuyên môn, đơn vị sự
nghiệp theo hướng dẫn của Ban Thường vụ Trung ương Hội. Cấp huyện và cơ sở phân
công cán bộ phụ trách các mặt công tác của Hội, hoặc thành lập các bộ phận, tổ chức
kiêm nhiệm giúp việc khi cần.
1.2.6.4 Công tác kiểm tra
Ban Chấp hành, Ban Thường vụ các cấp thường xuyên thực hiện công tác kiểm

tra nhằm phục vụ yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức và hoạt động của Hội. Ban
Thường vụ Hội Nông dân cấp nào lập ra ban kiểm tra của Hội cấp đó.
Ban kiểm tra giúp ban chấp hành, ban thường vụ thực hiện công tác kiểm tra,
giám sát của Hội gồm những nội dung sau:
- Kiểm tra, giám sát cán bộ, hội viên, tổ chức Hội cấp dưới về chấp hành Điều lệ
Hội, thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Hội.
- Kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài chính Hội, thực hiện các chương trình, dự án
phát triển kinh tế - xã hội của Hội cùng cấp và cấp dưới.


12

- Tham gia hoà giải và giải quyết các đơn thư khiếu n ại, tố cáo của nông dân;
giải quyết những vụ việc thuộc thẩm quyền của Hội.
- Giám sát việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước ở nông thôn.
1.2.6.5 Khen thưởng, kỷ luật
* Khen thưởng:
Tổ chức Hội, cán bộ, hội viên và những n gười có công với tổ chức Hội, với giai
cấp nông dân tuỳ theo thành tích, được Hội khen thưởng hoặc đề nghị Nhà nước khen
thưởng.
Các hình thức khen thưởng của Hội do Ban chấp hành Trung ương Hội quy
định.
* Kỷ luật
- Tổ chức Hội, cán bộ, hội viên có sai p hạm, tuỳ theo mức độ mà Hội có các
hình thức kỷ luật sau đây:
+ Đối với tổ chức: khiển trách, cảnh cáo, giải tán.
+ Đối với cán bộ: khiển trách, cảnh cáo, cách chức.
+ Đối với hội viên: khiển trách, cảnh cáo, xoá tên và thu hồi thẻ hội viên.
- Thẩm quyền t hi hành kỷ luật do Ban Thường vụ Trung ương Hội quy định.

1.2.6.6 Tài chính của Hội
Tài chính của Hội bao gồm ngân sách nhà nước cấp; hội phí, quỹ Hội, quỹ hỗ
trợ nông dân; nguồn thu từ tổ chức sản xuất, dịch vụ; từ các tổ chức, cá nhân trong và
ngoài nước ủng hộ và các nguồn thu khác.
Tài chính của Hội chi cho các hoạt động của Hội.
1.2.7 Một số chính sách, văn bản liên quan đến Hội nông dân
Ngoài việc thực hiện theo Điều lệ Hội nông dân Việt Nam (có sửa đổi, bổ
sung theo nhiệm kỳ); Nghị quyết Đại Hội Đại biểu Hội nông dân Việt Nam
Để thực hiện nhiệm vụ của mình Hội cũng cần bám sát vào các chính sách và
các văn bản có liên quan như:
- Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa X đã đề ra Nghị quyết
26/NQ-TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn mục tiêu nâng cao thu nhập của dân


×