Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Hoàn thiện hoạt động thanh tra thuế đối với doanh nghiệp trong cơ chế tự khai, tự nộp tại cục thuế tỉnh an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 126 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------

ĐẶNG TỰ THÀNH CHI

HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THANH TRA
THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TRONG CƠ
CHẾ TỰ KHAI, TỰ NỘP TẠI CỤC THUẾ
TỈNH AN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã ngành: 60 34 01 02

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 12 năm 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

ĐẶNG TỰ THÀNH CHI

HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THANH TRA
THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TRONG CƠ
CHẾ TỰ KHAI, TỰ NỘP TẠI CỤC THUẾ
TỈNH AN GIANG
LUẬN VĂN THẠC SỸ


Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh
Mã số ngành: 60.34.01.02
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRƯƠNG QUANG DŨNG

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 12 năm 2014


CÔNG TRÌNH ĐƯ ỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. TRƯƠNG QUANG DŨNG

Luận văn thạc sỹ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP.HCM ngày
tháng

năm 2014

Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sỹ gồm:
1.
2.
3.
4.
5.
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn sau khi Luận văn đã
được sửa chữa (nếu có)
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................
Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHÒNG QLKH – ĐTSĐH

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TP. HCM, ngày..… tháng….. năm 2014

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SỸ
Họ tên học viên: ĐẶNG TỰ THÀNH CHI

Giới tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 22/03/1973

Nơi sinh: An Giang

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

MSHV: 1341820009

I- TÊN ĐỀ TÀI: HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THANH TRA THUẾ ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP TRONG CƠ CHẾ TỰ KHAI, TỰ NỘP TẠI CỤC THUẾ
TỈNH AN GIANG

II- NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
Thứ nhất, trình bày cơ s ở lý luận về hoạt động thanh tra thuế trong cơ chế tự
khai, tự nộp.
Thứ hai, phân tích thực trạng hoạt động thanh tra thuế đối với doanh nghiệp
tại Cục Thuế tỉnh An Giang từ đó chỉ ra các điểm tốt cũng như điểm hạn chế đang
tồn tại trong hoạt động này.
Thứ ba, dựa trên thực trạng đang tồn tại tác giả đưa ra các giải pháp nhằm
nâng cao hoạt động thanh tra thuế tại doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh An Giang.
Thứ tư, bên cạnh đó tác giả cũng nêu lên các ki ến nghị góp phần giúp Cục
Thuế tỉnh An Giang hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
III- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 30/6/2014
IV- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 02/12/2014
V- CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. TRƯƠNG QUANG DŨNG
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH

(Họ tên và chữ ký)

(Họ tên và chữ ký)


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, tất cả các số
liệu, tư liệu sử dụng trong luận văn này được thu thập từ nguồn thực tế và hoàn toàn
trung thực.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã đư ợc chỉ rõ nguồn gốc.


Học viên thực hiện Luận văn
(Ký và ghi rõ họ tên)


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận được nhiều sự
giúp đỡ của các thầy cô giáo, bạn bè và gia đình. Xin đư ợc bày tỏ sự trân trọng và
lòng biết ơn sâu sắc đối với sự giúp đỡ này.
Lời đầu tiên xin được cảm ơn thầy cô giáo của khoa Quản trị kinh doanh
trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh đã nhi ệt tình giảng dạy và giúp
đỡ cho tôi trong suốt khoá học. Đặc biệt, xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến
TS.Trương Quang Dũng, người đã t ận tình hư ớng dẫn tôi thực hiện luận văn này.
Tôi cũng xin gởi lời cảm ơn đến các bạn cùng khoá học và các anh chị khóa
trước đã chia s ẻ, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu.
Tôi cũng chân thành c ảm ơn các anh chị đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận
lợi cung cấp các tài liệu quý báu để tôi hoàn thành luận văn và dành thời gian giúp
tôi thực hiện phiếu khảo sát.
Cuối cùng, tôi xin được trân trọng cảm ơn gia đình đã luôn đ ộng viên, giúp
đỡ, là hậu phương vững chắc cho tôi trong những năm tháng học tập đã qua.

An Giang, tháng 12 năm 2014


iii

TÓM TẮT
1. GIỚI THIỆU

Mọi quốc gia tồn tại và phát triển đều phải dựa trên cơ sở nguồn thu ngân
sách quốc gia trong đó nguồn thu từ thuế đóng vai trò chủ yếu và mang tính quyết
định. Ngoài ra, thuế còn là một công cụ quản lý kinh tế quan trọng, có hiệu lực để
Nhà nước quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Trong quá trình thực thiện chức
năng quản lý Nhà nước về thu Ngân sách nhất thiết phải tiến hành hoạt động thanh
tra. Hoạt động thanh tra nhằm nâng cao hiệu quả trong quá trình quản lý, thu thuế,
đảm bảo thu đúng, thu đủ cho Ngân sách Nhà nước. Xuất phát từ tầm quan trọng
đó, việc đánh giá đúng thực trạng và tìm ra những giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt
động thanh tra thuế đối với doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh An Giang là một vấn đề
vô cùng cấp thiết.
2. NỘI DUNG
Nội dung đề tài gồm ba vấn đề cốt lõi sau đây:
Thứ nhất, trình bày cơ sở lý luận về hoạt động thanh tra thuế đối với doanh
nghiệp trong cơ chế tự khai, tự nộp. Quy trình thanh tra thuế gồm 3 giai đoạn: Công
tác lập kế hoạch thanh tra, tiến hành thanh tra và công tác kiểm soát, xử lý sau thanh
tra.
Thứ hai, phân tích thực trạng hoạt động thanh tra thuế đối với doanh nghiệp
trong cơ chế tự khai, tự nộp tại Cục Thuế tỉnh An Giang.
Thứ ba, dựa trên thực trạng đang tồn tại, tác giả đưa ra các giải pháp hoàn
thiện hoạt động thanh tra thuế đối với doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh An Giang.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Từ thực trạng phân tích, công tác thanh tra thuế tại Cục Thuế tỉnh An Giang
đã đ ạt được kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên bên cạnh đó công tác này vẫn tồn tại
những hạn chế cần phải khắc phục như (1): Thông tin thu thập được dùng đánh giá
phân tích doanh nghiệp còn nhiều hạn chế; (2): Xây dựng kế hoạch thanh tra chưa
hợp lý; (3): Cán bộ thanh tra chưa đồng đều về trình độ và phẩm chất; (4): Kết quả
xử lý sau thanh tra chưa đảm bảo thời gian và căn cứ pháp lý; (5): Chưa theo dõi,
đôn đốc thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính một cách triệt để.



iv
Từ thực tế đó, tác giả đề ra các nhóm giải pháp nhằm cải thiện công tác lập
kế hoạch thanh tra, công tác thanh tra tại doanh nghiệp cũng như công tác xử lý sau
thanh tra.
4.KẾT LUẬN
Bằng phương pháp nghiên cứu khoa học, luận văn đã hệ thống cơ sở lý luận,
phân tích thực trạng và đề ra các giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh tra thuế đối
với doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh An Giang. Hy vọng kết quả nghiên cứu này sẽ
mang lại những thay đổi tích cực góp phần nâng cao uy tín và tạo ra môi trường
kinh doanh bình đẳng giữa các doanh nghiệp trên địa bàn.


v

ABSTRACT
1. INTRODUCTION
All national existence and development must be based on State budget
revenues in which tax revenues plays a major role and decisive. In addition, tax is a
toll of important economic management, effect to State management and macro
economy. In the performing process of the State management functions of budget
revenues necessary to conduct the inspection. Inspection activities in order to
improve efficiency in the management process, tax collection, ensure proper
collection, enough collection to the State Budget. Stemming from that importance,
assess the true situation and find solutions to improve tax inspection for businesses
in the province of An Giang Department of Taxation is an extremely urgent matter.
2. CONTENT
Content includes three core issues following:
First, presented the rationale for the tax audit activities for businesses in the
mechanism of self-reported and self-payment. Tax inspection process consists three
stages: Planning Inspector, conducting inspections and the control and treatment

after inspection.
Second, analyze the actual tax audit activities for businesses in the
mechanism of self-declaration, payment of the Tax Department in An Giang
province.
Third, based on the existing situation, authors offer a complete solution to
tax inspection activities for businesses of the Tax Department in An Giang
province.
3. FINDINGS AND DISCUSSION
From the current situation analysis, tax inspection at the Tax Department of
An Giang province has achieved encouraging results, however, besides this work
still exists restrictions need to overcome such (1): Information collected is used
evaluate business analysis is limited; (2): Building inspection plan is unreasonable;
(3): Staff Inspector not equal to qualifications and qualities(4): Results after
inspection processing is not ensure time and legal grounds; (5): No monitor, oversee


vi
the implementation of decisions of administrative sanctions thoroughly.
From this fact , the author proposed solutions to improve planning Inspector,
conducting inspections and the control and treatment after inspection.
4. CONCLUSION
By method of scientific research, thesis systematized theoretical basis,
situation analysis and propose complete solutions of tax inspection activities for
businesses in the province of An Giang Department of Taxation. Hopefully results
of this study will bring positive changes, improve credibility and create a fair
business environment among enterprises in the province.


vii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iii
ABSTRACT ................................................................................................................v
MỤC LỤC.................................................................................................................vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................x
DANH MỤC CÁC BẢNG.........................................................................................xi
DANH MỤC CÁC HÌNH.........................................................................................xii
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA THUẾ ĐỐI
VỚI DOANH NGHIỆP TRONG CƠ CHẾ TỰ KHAI, TỰ NỘP .............................4
1.1. Những vấn đề chung về thanh tra thuế.................................................................4
1.1.1. Khái niệm về thuế .....................................................................................4
1.1.2. Khái niệm về thanh tra thuế......................................................................6
1.1.3. Mục đích của hoạt động thanh tra thuế....................................................7
1.1.4. Vai trò của công tác thanh tra thuế ...........................................................9
1.1.5. Nguyên tắc thanh tra thuế .......................................................................10
1.1.6. Tầm quan trọng của công tác thanh tra thuế trong cơ chế tự khai, tự
nộp.............................................................................................................................12
1.2. Các nội dung về hoạt động thanh tra thuế ở nước ta hiện nay...........................12
1.2.1. Lập kế hoạch thanh tra thuế đối với doanh nghiệp.................................13
1.2.2. Quy trình thực hiện hoạt động thanh tra thuế .........................................15
1.2.3. Xử phạt vi phạm hành chính về thuế qua thanh tra ................................23
1.3. Kinh nghiệm của một số quốc gia về thực hiện cơ chế thanh tra thuế đối với
doanh nghiệp .............................................................................................................26
1.3.1. Kinh nghiệm của Malaysia .....................................................................26
1.3.2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc....................................................................27
1.3.3. Kinh nghiệm của Mỹ ..............................................................................27
1.4. Tóm tắt chương 1 ...............................................................................................28
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TRA THUẾ ĐỐI VỚI



viii
DOANH NGHIỆP TRONG CƠ CHẾ TỰ KHAI, TỰ NỘP TẠI CỤC THUẾ
TỈNH AN GIANG.....................................................................................................29
2.1. Giới thiệu kinh tế xã hội tỉnh An Giang.............................................................29
2.1.1. Tình hình kinh tế xã hội tỉnh An Giang ..................................................29
2.1.2. Số lượng doanh nghiệp và chính sách thu hút đầu tư trên địa bàn
tỉnh An Giang ............................................................................................................32
2.2. Tổng quan về Cục Thuế tỉnh An Giang .............................................................34
2.2.1. Giới thiệu chung về Cục Thuế tỉnh An Giang ........................................34
2.2.2. Chức năng nhiệm vụ Cục Thuế tỉnh An Giang ......................................34
2.2.3. Cơ cấu tổ chức của Cục Thuế tỉnh An Giang .........................................37
2.3. Phân tích thực trạng hoạt động thanh tra thuế tại Cục Thuế tỉnh An Giang......38
2.3.1. Thực trạng công tác lập kế hoạch thanh tra ............................................38
2.3.2. Thực trạng việc thực hiện thanh tra thuế tại Cục Thuế tỉnh An
Giang .........................................................................................................................56
2.3.3. Thực trạng công tác kiểm soát, xử lý sau thanh tra tại Cục Thuế tỉnh
An Giang ...................................................................................................................68
2.4. Tóm tắt chương 2 ...............................................................................................73
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG
THANH TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TRONG CƠ CHẾ TỰ
KHAI, TỰ NỘP TẠI CỤC THUẾ

TỈNH AN GIANG ........................................75

3.1. Định hướng phát triển của Cục Thuế tỉnh An Giang .........................................75
3.1.1. Cải cách hành chính................................................................................75
3.1.2. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng cán bộ công chức...................75
3.1.3. Tăng cường đầu tư máy móc thiết bị, ứng dụng tin học hỗ trợ công

tác quản lý thuế, công tác thanh tra thuế...................................................................76
3.1.4. Tăng cường công tác quản lý thu, chống thất thu, đặc biệt ở những
lĩnh v ực chuyển giá, thương mại điện tử...................................................................76
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh tra thuế tại Cục Thuế tỉnh An
Giang .........................................................................................................................77
3.2.1. Các giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch thanh tra......................77
3.2.2. Các giải pháp hoàn thiện công tác thanh tra thuế tại doanh nghiệp .......87


ix
3.2.3. Các giải pháp hoàn thiện công tác xử lý sau thanh tra ...........................94
3.3. Các kiến nghị......................................................................................................97
3.3.1. Các kiến nghị đối với Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế..............................97
3.3.2 Các kiến nghị đối với với UBND tỉnh .....................................................99
3.4. Tóm tắt chương 3 ...............................................................................................99
KẾT LUẬN .............................................................................................................101
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................102


x

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
GTGT

Thuế giá trị gia tăng

TNDN

Thuế thu nhập doanh nghiệp


BVMT

Phí bảo vệ môi trường

NSNN

Ngân sách Nhà nước

BTC

Bộ Tài chính

TCT

Tổng cục Thuế

TP.

Thành phố

DN

Doanh nghiệp

CQT

Cơ quan thuế

NNT


Người nộp thuế

CBCC

Cán bộ công chức

TMĐT

Thương mại điện tử

VBQPPL

Văn bản quy phạm pháp luật

FDI

Đầu tư nước ngoài

TPR

Ứng dụng phân tích rủi ro người nộp thuế


xi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Kết quả thực hiện nghị quyết 14/2012/HĐND tỉnh An Giang.................29
Bảng 2.2: Số lượng doanh nghiệp giải thể và đăng ký mới trên địa bàn từ 2012-2013
...................................................................................................................................31
Bảng 2.3: Vốn đầu tư đăng ký mới trên địa bàn từ 2012-2013 ................................31

Bảng 2.4: Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang năm 2014 ................32
Bảng 2.5: Kế hoạch thanh tra được phê duyệt thực hiện ..........................................47
Bảng 2.6: Kế hoạch thanh tra theo ngành nghề được phê duyệt thực hiện...............48
Bảng 2.7: Kết quả công tác lập kế hoạch thanh tra năm 2012..................................50
Bảng 2.8: Kết quả công tác lập kế hoạch thanh tra năm 2013..................................51
Bảng 2.9: Kết quả khảo sát về tiêu chí thời gian thanh tra .......................................57
Bảng 2.10: Các vướng mắc phát sinh tại doanh nghiệp............................................58
Bảng 2.11: Kết quả khảo sát về tiêu chí hoạt động thanh tra....................................59
Bảng 2.12: Số doanh nghiệp vi phạm và số tiền thuế GTGT truy thu......................63
Bảng 2.13: Số doanh nghiệp vi phạm và số tiền thuế TNDN truy thu .....................64
Bảng 2.14: Số doanh nghiệp vi phạm và các loại thuế khác (Thu nhập cá nhân, thuế
tài nguyên, phí bảo vệ môi trường) truy thu .............................................................65
Bảng 2.15: Tổng hợp kết quả thanh tra thuế từ năm 2010 đến năm 2013 ................69
Bảng 2.16: Kết quả khảo sát về tiêu chí kết quả thanh tra........................................72


xii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của Cục thuế tỉnh An Giang...............................................37
Hình 3.1: Mô hình tuân thủ của doanh nghiệp..........................................................82
Hình 3.2: Lựa chọn doanh nghiệp tiến hành thanh tra thuếError! Bookmark not
defined.
Hình 3.3: Lựa chọn doanh nghiệp tiến hành thanh tra thuếError! Bookmark not
defined.


1

MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết của đề tài
Các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh An Giang trong những năm qua đã
phát triển nhanh chóng, đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của kinh tế xã hội
tỉnh nhà. Tăng trưởng thu ngân sách nhà nước hàng năm chủ yếu dựa vào sự phát
triển của nền kinh tế, sự lớn mạnh của các doanh nghiệp trên địa bàn thời gian qua
giúp thu ngân sách nhà nước (NSNN) không ngừng tăng qua các năm, năm 2013
tổng thu NSNN toàn tỉnh đạt trên 5.500 tỷ đồng, bằng 109 % so năm 2012.
Tuy nhiên, việc quản lý thuế đối với các doanh nghiệp còn nhiều điều bất cập
nhất là tình trạng thất thu thuế, tình trạng gian lận, trốn thuế. Vấn đề này đã trở
thành mối quan tâm không chỉ của các cơ quan quản lý nhà nư ớc các cấp mà còn là
mối quan tâm chung của toàn xã hội, vì nó tạo ra môi trường kinh doanh không bình
đẳng giữa các doanh nghiệp, không động viên kịp thời mọi nguồn thu vào việc phát
triển kinh tế xã hội của địa phương.
Nguyên nhân của vấn đề trên là hệ thống pháp luật nói chung và hệ thống
pháp luật thuế nói riêng còn nhiều kẻ hở, cơ chế quản lý thuế chưa hoàn thiện, đội
ngũ cán bộ thuế còn nhiều khiếm khuyết, ý thức chấp hành pháp luật về thuế của
doanh nghiệp chưa nghiêm… Vì vậy, hoàn thiện công tác thanh tra thuế tại doanh
nghiệp là việc làm vừa có tính cấp thiết, tính thời sự và có ý nghĩa lâu dài.
Từ thực tế đó, việc nghiên cứu đề tài luận văn: “Hoàn thiện công tác thanh
thuế đối với doanh nghiệp trong cơ chế tự khai, tự nộp tại Cục Thuế tỉnh An Giang”
hy vọng sẽ góp phần nâng cao năng lực kiểm soát trong công tác quản lý thuế đối
với doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh An Giang.
2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu tác giả được biết ở Việt Nam đã có một số
đề tài liên quan đến công tác thanh tra của các ngành lĩnh vực khác như “Giải pháp
hoàn thiện hoạt động giám sát thanh tra tổ chức niêm yết trên thị trường chứng
khoán Việt Nam” của tác giả Hoàng Đức Long; “Hoàn thiện cơ chế thanh tra, kiểm
tra, giám sát nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước” của tác giả Trần Đức
Lượng ; “Hoàn thiện cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát nhằm nâng cao hiệu quả
công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và chống tham nhũng” của tác giả Phạm Văn



2

Khanh... Các đề tài trên hoặc chỉ phân tích khía cạnh hoàn thiện về quản lý vĩ mô,
hoặc nghiên cứu khái quát, hoặc nghiên cứu theo đặc điểm của ngành lĩnh v ực khác.
Trong ngành thuế cũng có đề tài nghiên cứu về thanh tra, kiểm tra thuế, tuy
nhiên các đề tài này đề cập đến thanh tra, kiểm tra thuế đối với từng loại hình doanh
nghiệp khác nhau trên các địa bàn khác nhau như : “Hoàn thiện thanh tra thuế đối
với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn Hà Nội” của tác giả Phạm
Thanh Huyền; “Đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp
trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay” của tác giả Lê Văn
Hạnh;“ Hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế ở Cục Thuế tỉnh Bình Dương”
của tác giả Phạm Công Độ. Do đó, việc nghiên cứu, lý giải để làm rõ cơ sở lý luận
một cách toàn diện và đầy đủ hiện trạng cơ chế thanh tra thuế của đối với doanh
nghiệp và hoàn thiện cơ chế này là một đòi hỏi cấp bách cả về lý luận và thực tiễn
trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Tuy nhiên, hiện nay chưa có đề
tài nào nghiên cứu về hoàn thiện công tác thanh thuế đối với doanh nghiệp tại Cục
Thuế tỉnh An Giang. Do đó, đề tài của tác giả không trùng lặp với các công trình
nghiên cứu đã công bố và thật sự cần thiết với Cục Thuế tỉnh An Giang trong tình
hình mới.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện
công tác thanh thuế đối với doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh An Giang.
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài có nhiệm vụ thực hiện các nội
dung nghiên cứu sau:
Thứ nhất, nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác công tác thanh tra thuế trong
cơ chế tự khai, tự nộp.
Thứ hai, đánh giá thực trạng công tác thanh tra thuế đối với doanh nghiệp
trong cơ chế tự khai, tự nộp tại Cục Thuế tỉnh An Giang.

Thứ ba, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện thanh tra thuế đối với
doanh nghiệp trong cơ chế tự khai, tự nộp tại Cục Thuế tỉnh An Giang.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động thanh tra thuế đối với doanh


3

nghiệp trong cơ chế tự khai, tự nộp tại Cục Thuế tỉnh An Giang.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Đề tài chọn nghiên cứu cán bộ, nhân viên và một số doanh
nghiệp đã được thanh tra thuế tại tỉnh An Giang.
- Thời gian: Từ năm 2010-2013
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính với nguồn số liệu thứ
cấp là chủ yếu, số liệu chủ yếu được thu thập từ các báo cáo công tác thuế hàng năm
của cơ quan thuế, báo cáo công tác thanh tra, các văn bản quy phạm pháp luật về
thanh tra thuế. Ngoài ra, sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính trên cơ sở tổ
chức thu thập thông tin từ các nguồn thông tin có liên quan như: Giám đốc các
doanh nghiệp được thanh tra, kiểm tra; thu thập thông tin từ những cán bộ trực tiếp
làm công tác thanh tra, kiểm tra; thu thập thông tin từ lãnh đạo các bộ phận chức
năng trong ngành thuế…
Các dữ liệu sau khi thu thập được phân tích bằng các phương pháp như:
Thống kê, mô tả, đối chiếu so sánh, phân tích tỷ lệ và tổng hợp để phân tích thực
trạng công tác quản trị hoạt động thanh tra thuế trong cơ chế tự khai, tự nộp tại Cục
Thuế tỉnh An Giang.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, bảng, hình vẽ và
biểu đồ, nội dung chính của luận văn được kết cấu thành 3 chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động thanh tra thuế đối với doanh nghiệp
trong cơ chế tự khai, tự nộp.
- Chương 2: Thực trạng hoạt động thanh tra thuế đối với doanh nghiệp trong
cơ chế tự khai, tự nộp tại Cục Thuế tỉnh An Giang.
- Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh tra thuế đối
với doanh nghiệp trong cơ chế tự khai, tự nộp tại Cục Thuế tỉnh An Giang.


4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH
TRA THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TRONG CƠ CHẾ
TỰ KHAI, TỰ NỘP
1.1. Những vấn đề chung về thanh tra thuế
1.1.1. Khái niệm về thuế
Thuế ra đời và tồn tại cùng với Nhà nước, từ đó đến nay, thuế đã trải qua một
quá trình phát triển lâu dài và khái niệm về thuế cũng không ng ừng được hoàn
thiện.
Theo các nhà kinh điển, “Thuế là cái mà Nhà nước thu của dân nhưng không bù
lại” và “thuế cấu thành nên nguồn thu của Chính phủ, nó được lấy ra từ sản phẩm
của đất đai và lao động trong nước, xét cho cùng thì thuế được lấy ra từ tư bản hay
thu nhập của người chịu thuế”.
Theo nhà kinh tế học Gaston Jeze trong quyển “Tài chính công” đã đưa ra
một khái niệm cổ điển nhất và cũng nổi tiếng nhất về thuế. Theo tác giả, “Thuế là
một khoản trích nộp bằng tiền, có tính chất xác định, không hoàn trả trực tiếp do
các công dân đóng góp cho Nhà nước thông qua con đường quyền lực nhằm bù đắp
những chi tiêu của Nhà nước”. Theo thời gian, khái niệm cổ điển này đến nay đã
được bổ sung, chỉnh sửa và hoàn thiện như sau: “Thuế là một khoản trích nộp bằng
tiền, có tính chất xác định, không hoàn trả trực tiếp do các công dân đóng góp cho
Nhà nước thông qua con đường quyền lực nhằm bù đắp những chi tiêu của Nhà

nước trong việc thực hiện các chức năng kinh tế-xã hội của Nhà nước”.
Trên góc độ phân phối thu nhập, người ta đưa ra khái niệm thuế như sau:
Thuế là hình thức phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập
quốc dân nhằm hình thành nên quĩ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước (quỹ
ngân sách nhà nước) để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chức năng,
nhiệm vụ của Nhà nước.
Trên góc độ người nộp thuế thì thuế được định nghĩa như sau: Thuế là khoản
đóng góp bắt buộc mà mỗi tổ chức, cá nhân phải có nghĩa vụ đóng góp cho Nhà nước
theo Luật định để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ
của Nhà nước; người đóng thuế được hưởng hợp pháp phần thu nhập còn lại.


5

Trên góc độ kinh tế học, thuế được định nghĩa như sau: Thuế là biện pháp
đặc biệt, theo đó, Nhà nước sử dụng quyền lực của mình để chuyển một phần nguồn
lực từ khu vực tư sang khu vực công nhằm thực hiện các chức năng kinh tế-xã hội
của Nhà nước.
Như vậy, đã có nhi ều khái niệm khác nhau về thuế. Tuy nhiên, để hiểu rõ
bản chất của thuế, khi nghiên cứu khái niệm về thuế cần chú ý các đặc điểm sau:
Thứ nhất, thuế là khoản trích nộp bằng tiền: Về nguyên tắc, thuế là một khoản
trích nộp dưới hình thức tiền tệ, điều này trái ngược với các hình thức thanh toán
bằng hiện vật đã tồn tại trước đây. Sự phát triển của quan hệ hàng hoá - tiền tệ tạo
điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thuế, đổi lại, nghĩa v ụ của đối tượng nộp
thuế được thực hiện bằng tiền lại góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế thị
trường.
Thứ hai, thuế là khoản trích nộp bắt buộc được thực hiện thông qua con
đường quyền lực: Dù được thực hiện dưới hình thức nào, thuế vẫn thể hiện tính chất
bắt buộc, được thực hiện thông qua con đường quyền lực Nhà nước (qua hệ thống
pháp luật thuế). Do đó, đối tượng nộp thuế không có quyền mong muốn số thuế

phải nộp hoặc mong muốn tự mình ấn định hay thoả thuận mức đóng góp của mình
mà chỉ có quyền chấp thuận. Những đối tượng nộp thuế vi phạm luật sẽ bị cơ quan
nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hoặc cưỡng chế thi hành theo quy định của
pháp luật để buộc họ phải làm tròn nghĩa vụ nộp thuế. Đây là điểm khác biệt giữa
thuế với các khoản đóng góp mang tính chất tự nguyện.
Thứ ba, thuế là khoản thu có tính chất xác định: Thuế là khoản thu xác định
của các tổ chức thụ hưởng, đó là Nhà nước, các cấp chính quyền địa phương. Trái ngược
với vay, thuế không được hoàn trả trực tiếp.
Thứ tư, thuế là một khoản thu không có đối khoản cụ thể, không hoàn trả trực
tiếp nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước trong việc thực hiện các chức năng
Quản lý xã hội, chức năng kinh tế - xã hội của Nhà nước: Khác với khoản vay, thuế
không hoàn trả trực tiếp cho người nộp thuế (tuy nhiên, một phần thuế được hoàn
trả gián tiếp cho người nộp thuế thông qua các khoản phúc lợi xã hội, phúc lợi công
cộng). Sự không hoàn trả trực tiếp được thể hiện ở cả trước và sau khi thu thuế.
Trước khi thu thuế, Nhà nước không hề cung ứng trực tiếp một dịch vụ nào cho


6

người nộp thuế. Sau khi thu thuế, Nhà nước cũng không có sự bồi hoàn trực tiếp
nào cho người nộp thuế. Cũng như vậy, người nộp thuế không thể phản đối việc
thực hiện nghĩa vụ thuế với lý do họ sử dụng ít các dịch vụ công cộng; họ cũng
không có quyền đòi hỏi được hưởng nhiều dịch vụ công cộng hơn so với số thuế họ
phải trả vì lý do này hay lý do khác; và họ cũng không th ể từ chối nộp thuế với lý
do họ đã phải thanh toán cho các khoản chi trái với nguyên tắc này.
Tóm lại, đánh thuế là một đặc quyền chỉ thuộc về Nhà nước và thể hiện sức
mạnh của Nhà nước trong đời sống xã hội. Nhà nước dùng thuế tái phân phối thu
nhập xã hội và điều chỉnh kinh tế vĩ mô. Trong xã h ội dân chủ, mặc dù không nhận
đối giá trực tiếp từ số tiền thuế nhưng dân chúng cũng nhận được một cách gián tiếp
thông qua lợi ích từ các khoản chi công. Ở đây có điểm đáng nói, hành vi nộp thuế

của người dân mang tính cụ thể, cá nhân và trực tiếp, còn sự thụ hưởng lợi ích từ
chi tiêu của chính phủ mang tính trừu tượng công cộng và gián tiếp. Do đó, ngoài
việc hành thu thuế thật tế nhị mà minh bạch, chính phủ cần phải công bố rõ ràng
chương trình hành động của mình và tăng cường giáo dục ý thức công dân về nghĩa
vụ nộp thuế ngay từ bậc tiểu học. Như vậy, dân chúng mới ý thức được sự cần thiết
của thuế, mới xem nộp thuế là một việc làm tự nhiên và cần thiết cho cuộc sống
cộng đồng.
1.1.2. Khái niệm về thanh tra thuế
Thanh tra thuế là chức năng thiết yếu của cơ quan thuế đối với việc thực hiện
chính sách pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Để hiểu rõ hơn v ề
khái niệm thanh tra thuế, trước hết cần nắm được khái niệm thanh tra.
1.1.2.1. Khái niệm thanh tra
Hoạt động thanh tra là việc xem xét, làm rõ những việc làm đúng sai đối với
những vụ việc và hành vi của người thừa hành công vụ trong chức năng thực hiện
công tác quản lý của mình.
Thanh tra mang tính quyền lực Nhà nước, là chức năng của quản lý Nhà nước,
thể hiện như một tác động tích cực nhằm thực hiện quyền lực của chủ thể quản lý
đối với đối tượng quản lý. Chủ thể tiến hành thanh tra luôn luôn là cơ quan Nhà
nước. Thanh tra luôn áp dụng quyền lực của Nhà nước trong quá trình tiến hành
hoạt động của mình và nhân danh Nhà nư ớc khi áp dụng quyền năng đó. Thanh tra


7

có tính độc lập tương đối. Đây là đặc điểm vốn có, xuất phát từ bản chất của thanh
tra, đặc điểm này phân biệt thanh tra với các loại hình cơ quan ch ức năng khác của
bộ máy Nhà nước.
Khái niệm về thanh tra được cụ thể hoá trong Luật thanh tra năm 2004: "Thanh
tra Nhà nước là việc xem xét, đánh giá, xử lý của cơ quan quản lý Nhà nước đối với
việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự

quản lý theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục được pháp luật quy định".
1.1.2.2. Khái niệm thanh tra thuế đối với doanh nghiệp
Theo Giáo trình nghiệp vụ thuế của Học viện Tài chính thì thanh tra thuế là
''hoạt động kiểm tra của tổ chức chuyên trách làm công tác kiểm tra của cơ quan
thuế đối với đối tượng thanh tra nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý những hành vi
trái pháp luật''
Như vậy có thể hiểu, Thanh tra thuế đối với doanh nghiệp là việc xem xét,
đánh giá, xử lý của cơ quan thuế đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật về
thuế, nghĩa vụ đối với NSNN của các doanh nghiệp theo thẩm quyền, trình tự, thủ
tục quy định trong các văn bản qui phạm pháp Luật về thuế và các quy định khác
của pháp luật. Thanh tra thuế nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi
phạm pháp luật về thuế, bảo đảm tính công bằng trong thực thi pháp luật thuế; đồng
thời làm cho doanh nghiệp luôn ý thức rằng có một hệ thống giám sát hiệu quả tồn
tại, từ đó thúc đẩy họ tự giác tuân thủ pháp luật thuế; phát hiện những sơ hở trong cơ
chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với Nhà nước các biện pháp khắc
phục, phát huy nhân tố tích cực góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực của hoạt động
quản lý nhà nước nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, các quyền và lợi ích hợp pháp
của người nộp thuế.
1.1.3. Mục đích của hoạt động thanh tra thuế
Hoạt động thanh tra thuế nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính
sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc
phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về thuế; giúp cơ
quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích
cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi
ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Mục


8

đích hoạt động của Thanh tra thuế là:

Một là, phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về thuế của doanh
nghiệp: Đây là mục tiêu chủ yếu, trực tiếp của hoạt động thanh tra thuế đối với
doanh nghiệp. Thanh tra thuế là hoạt động thường xuyên của cơ quan quản lý Nhà
nước nhằm đảm bảo cho các quyết định quản lý được chấp hành, bảo đảm mọi hoạt
động của doanh nghiệp tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật. Tính chất thường
xuyên của hoạt động thanh tra có tác dụng phòng ngừa các vi phạm pháp luật.
Hai là, phát hiện và xử lý các vi phạm pháp luật của doanh nghiệp: Định
hướng xã hội Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đặt ra yêu cầu phải tăng cường
tính pháp chế, kỷ cương pháp luật trong mọi hoạt động của cơ quan, tổ chức và
trong cách thức hành xử của mỗi công dân. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều phải
phát hiện nhanh chóng và xử lý nghiêm minh. Hoạt động thanh tra thuế là xem xét
việc thực hiện pháp luật về thuế của doanh nghiệp, từ đó tìm ra những hành vi sai
phạm, người vi phạm, đánh giá tính chất, mức độ vi phạm, kiến nghị cơ quan nhà
nước có thẩm quyền xử lý.
Hiện nay, khi hành vi vi phạm về thuế còn diễn ra phổ biến thì phát hiện các vi
phạm để xử lý là một trong những nhiệm vụ hàng đầu và là mục đích quan trọng
của hoạt động thanh tra thuế.
Ba là, phát hiện những sơ hở, hạn chế chưa đồng bộ trong cơ chế quản lý và chính
sách thuế để kiến nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kịp thời sửa đổi bổ sung: Hoạt
động thanh tra đối với doanh nghiệp không chỉ nhằm phát hiện và xử lý những vi
phạm pháp luật, mà còn giúp cơ quan quản lý Nhà nước đánh giá lại bản thân cơ
chế, chính sách, các quy định của pháp luật, các quyết định quản lý của mình đã phù
hợp với thực tiễn cuộc sống chưa, có khiếm khuyết, sơ hở gì dễ dẫn đến sự vi phạm
để kịp thời sửa đổi, bổ sung nhằm khắc phục các sơ hở, khiếm khuyết đó.
Bốn là, phát huy nhân tố tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản
lý Nhà nước, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh
nghiệp khi thực hiện chính sách pháp luật về thuế: Đây là những mục đích có tính
chất gián tiếp nhưng cũng không kém ph ần quan trọng của hoạt động thanh tra, nhất
là việc “Phát huy nhân tố tích cực" qua hoạt động thanh tra. Nhân tố tích cực ở đây
được hiểu là những việc làm hay, mạnh dạn thể hiện một tư duy mới, một tư cách



9

suy nghĩ và hành động mới phù hợp với quan điểm và chủ trương đổi mới toàn diện
đất nước của Đảng ta, nhất là trong lĩnh v ực thuế. Mặt khác, thanh tra thuế không
chỉ xem xét, đánh giá sự việc đúng, sai và còn phải đấu tranh bảo vệ lợi ích của nhà
nước, quyền và lợi ích hợp pháp của người nộp thuế. Thông qua hoạt động thanh tra
thuế cần kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện tham nhũng, nhũng nhiễu gây
tổn thất tài sản xã hội chủ nghĩa và xâm ph ạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của.
cơ quan, tổ chức, cá nhân. Đây không chỉ là yêu cầu của nhà nước mà còn là yêu
cầu của nhân dân nói chung và doanh nghiệp nói riêng đối với ngành thuế.
1.1.4. Vai trò của công tác thanh tra thuế
Thanh tra thuế có vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý thuế. Cụ thể:
Thứ nhất, thanh tra thuế đã góp phần hoàn thiện cơ chế chính sách pháp luật
về thuế. Hệ thống thuế ở nước ta hiện nay bao gồm nhiều sắc thuế khác nhau, mỗi
sắc thuế điều tiết đến một số đối tượng xã hội nhất định và có những phương pháp
quản lý thu khác nhau. Về cơ bản mỗi sắc thuế khi được ban hành đều đã đư ợc
nghiên cứu kỹ và chuẩn bị chu đáo nhưng do đặc điểm nền kinh tế nước ta đang ở
thời kỳ chuyển đổi từ hành chính, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường
định hướng XHCN nên không tránh khỏi những khiếm khuyết, bất cập. Chính vì
vậy, thanh tra thuế là nơi cung cấp các căn cứ, các bằng chứng cụ thể phản ánh một
cách chân thực, sống động các hoạt động diễn ra trong thực tế, để phục vụ cho việc
hoàn thiện, bổ sung các chính sách cho phù hợp.
Thứ hai, thanh tra thuế là phương tiện phòng ngừa, răn đe các hành vi vi
phạm pháp luật về thuế và tội phạm nảy sinh trong việc thực hiện pháp luật thuế.
Hoạt động thanh tra thuế trên cơ sở phân tích thông tin, dữ liệu liên quan đến người
nộp thuế, đánh giá việc chấp hành pháp luật của người nộp thuế, xác minh và thu
thập chứng cứ để xác định hành vi vi phạm pháp luật về thuế. Theo đó, vừa phòng
ngừa các hành vi phạm pháp luật thuế có thể xảy ra; vừa sử dụng các biện pháp chế

tài bằng mệnh lệnh hoặc các quyết định hành chính nhằm xử lý và răn đe hành vi vi
phạm pháp luật của người nộp thuế.
Với tư cách là công cụ thực hiện chức năng quản lý Nhà nư ớc, thanh tra thuế
chính là việc xem xét tại chỗ việc làm của các tổ chức, cơ quan và các cá nhân có
đúng quy định của chính sách, pháp luật về thuế hay không? Qua đó sử dụng các


×