Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Tuần 11 (Tg: Đồng Thị Thanh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.27 KB, 14 trang )

Tuần 11
Tiết 40, *

Tập làm văn

LUYỆN NÓI:
VĂN BIỂU CẢM VỀ SỰ VẬT CON NGƯỜI

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Rèn luyện kỹ năng nghe, nói theo chủ đề biểu cảm.
- Rèn luyện kỹ năng phát triển dàn ý thành bài nói theo chủ đề biểu cảm
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức
- Các cách biểu cảm trực tiếp và gián tiếp trong việc trình bày văn nói biểu cảm
- Những yêu cầu khi trình bày văn nói biểu cảm
2. Kỹ năng:
- Tìm ý, lập dàn ý bài văn biểu cảm về sự vật và con người
- Biết cách bộc lộ tình cảm về sự vật và con người trước tập
- Diễn đạt mạch lạc, rõ rãng những tình cảm của bản thân về sự vật và con
ngườibằng ngôn ngữ nói
3. Tư tưởng:
Giáo dục lòng yêu mến con người, sự vật. Luyện cho HS có tính mạnh dạn
trước tập thể
III. CHUẨN BỊ
1. GV: Soạn giáo án, SGK, TLTK.
2. HS: Soạn bài, sgk.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp (1’)
2. Kiểm tra bài cũ . (4’) Mỗi lớp 2 em
Kiểm tra việc chuẩn bị ở nhà của học sinh .
3. Bài mới


a. Giới thiệu bài. (1’)
Nói – là một hình thức giao tiếp tự nhiên của con người. Khi nắm vững được
kỹ năng nói và nói được theo chủ đề thì các em đó có một công cụ sắc bén giúp
mình thành công trong cuộc sống. Bài học hôm nay sẽ giúp em rèn kỹ năng nói
theo từng chủ đề.
b. Tiến trình hoạt động
Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

Hoạt động 1(10’)
GV gọi HS đọc các đề bài - HS đọc đề bài
SGK/ 129,130

Nội dung
I. Chuẩn bị ở nhà
1. Đọc đề
2. Yêu cầu


- Nêu những yêu cầu của - Ngôn ngữ: trong sáng,
tiết luyện nói
tránh dùng lời dung tục
- Giọng điệu : nói rõ, to,
đủ cả lớp nghe
- Ngữ điệu: sinh động,
diễn cảm
- Tư thế, điệu bộ: Tự
nhiên, nét mặt tươi tắn,
mắt hướng về mọi người,

nói mạch lạc, có đầu có
đuôi
- Nội dung: đúng chủ đề
- GV hướng dẫn HS thảo - HS thảo luận theo nhóm,
luận theo tổ với các đề bài chuẩn bị dàn ý trình bày
đó chuẩn bị ở nhà
trước lớp
- Giáo viên chia 4 tổ làm 4 Tổ 1: đề 1
nhóm.
Tổ 2: đề 2
( Giao cho mỗi nhóm 1 đề) Tổ 3: đề 3
Tổ 4: đề 4
- GV kiểm tra dàn ý, cho - Nêu các bước làm bài
HS phát biểu trong nhóm
văn biểu cảm
Hoạt động 2(69’)
- GV yêu cầu HS chia theo - HS phát biểu trước lớp
tổ, nhóm phát biểu theo theo đại diện tổ, nhóm
dàn bài đã chuẩn bị
- Chọn 1 số HS có bài khá
cho phát biểu trước lớp,
GV theo dõi đánh giá, tổng
kết giờ học.

* Yêu cầu: Văn biểu cảm

- HS trình bày dàn bài theo
đề bài đã chọn.
Đề 1: Cảm nghĩ về thầy,
cô giáo, những “người lái

đò” đưa thế hệ trẻ “cập
bến” tương lai.
Đề 2: Cảm nghĩ về tình
bạn.
Đề 3: Cảm nghĩ về sách vở
mình đọc và học hàng
ngày.
Đề 4: Cảm nghĩ về một
món quà mà em đó được
nhận thời thơ ấu.
- HS chú ý lắng nghe

- Ngôn ngữ: trong sáng,
tránh dùng lời dung tục
- Giọng điệu : nói rõ, to,
đủ cả lớp nghe
- Ngữ điệu: sinh động,
diễn cảm
- Tư thế, điệu bộ: Tự
nhiên, nét mặt tươi tắn,
mắt hướng về mọi người,
nói mạch lạc, có đầu có
đuôi
- Nội dung: đúng chủ đề
3. Thảo luận

II. Luyện nói
1. Ví dụ
* Đề bài : Cảm nghĩ về
thầy, cô giáo, những

“người lái đò” đưa thế hệ
trẻ “cập bến” tương lai
* Dàn bài :
A. Mở bài : Giới thiệu
thầy (cô giáo) mà em yêu
mến
B. Thân bài:
- Nêu những tình cảm,
kỷ niệm mà em đã có với
thầy (cô)
+ Tả, kể : ngoại hình,
tính cách
+ Hình ảnh thầy (cô)
giữa đàn em nhỏ
+ Giọng nói ấm áp, thân
thương khi thầy cô giảng
bài


về sự vật và con người đòi
hỏi phải chú ý tới sự vật và
con người một cách đầy
đủ. Phải có sự vật và con
người làm nền cho những
tình cảm, cảm xúc, suy
nghĩ. Người làm phải chú
ý yếu tố tự sự và miêu tả.
Cần vận dụng những hình
thức biểu cảm như: so
sánh, lời trùng điệp, hình

thức cảm thông.

Trên cơ sở hướng dẫn HS
làm các đề còn lại

- Còn lại 3 đề dựa vào đề
trên theo cách lập dàn ý để
nói
- GV sửa chữa, nhận xét, - Chọn một bạn trong tổ,
bổ sung
nhóm khá giỏi trình bày
Sau khi thống nhất dàn ý trước lớp đề của mình →
cho tổ của mình → mỗi tổ các tổ khác nhận xét, bổ
cử đại diện lên trình bày.
sung
Các nhóm nhận xét, đánh
giá → giáo viên tổng kết
các ý kiến → điều chỉnh,
đánh giá (có so sánh các
nhóm)
- GV: Cần nói tự nhiên và - HS lưu ý:
tự tin. Mở đầu là “thưa Trình bày ngắn gọn, rõ
cô(thầy), thưa các bạn, em ràng.
xin trình bày bài nói của Có giới thiệu, thưa gửi,
mình. Kết thúc là: Xin cảm xin phép, cảm ơn…
ơn thầy cô và các bạn đó
chú ý lắng nghe”
- HS chú ý lắng nghe rút

+ Hình ảnh thầy(cô) vui

mừng khi học sinh đạt
được những thành tích
cao
+ Thầy (cô )thất vọng
khi có học sinh vi phạm
+ Thầy (cô) quan tâm lo
lắng với những vui buồn
của học sinh…
→ Do đó hình ảnh
thầy(cô) đó để lại trong
em nhiều tình cảm và kỷ
niệm tốt đẹp mà không
bao giờ em có thể quên
C. Kết bài: Khẳng định
lại những tình cảm của
em đối với thầy(cô) giáo.
Đó chính là người lái đò
đưa thế hệ trẻ cập bến
tương lai
* Đề 2, 3, 4: Dựa tương
tự như trên
2. Trình bày miệng
lưu ý:

- Trình bày ngắn gọn, rõ
ràng.
- Có giới thiệu, thưa gửi,
xin phép, cảm ơn…
3. Tổng kết, đánh giá



kinh nghiệm cho bản thân
4. Củng cố (4’)
- Nhận xét đánh giá tiết học
- Cho điểm khuyến khích những em nói tốt
5. Dặn dò (1’)
- Tiếp tục ôn tập phần văn biểu cảm.
- Soạn trước bài: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá.
V. RÚT KINH NGHIỆM
Tiết:
41
Tuần: 11
Văn bản

BÀI CA NHÀ TRANH BỊ GIÓ THU PHÁ
(Mao ốc vị thu phong sở phá ca)
Đỗ Phủ

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu được giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm
- Thấy được đặc điểm của bút pháp Đỗ Phủ qua những dòng thơ miêu tả và tự
sự.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức
- Sơ giản về tác giả Đỗ Phủ
- Gía trị hiện thực: phản ánh chân thực cuộc sống của con người
- Gía trị nhân đạo: thể hiện hoài bão cao cao cả và sâu sắc của Đỗ Phủ, nhà thơ
của những người nghèo khổ bất hạnh.
- Vai trò và ý nghĩa của yếu tố miêu tả và tự sự trong thơ trữ tình đặc điểm bút
háp hiện thực của nhà thơ Đỗ Phủ trong bài thơ

2. Kỹ năng:
- Đọc hiểu văn bản thơ nước ngoài qua bản dịch tiếng Việt
- Rèn kĩ năng đọc hiểu phân tích thơ qua bản dịch tiếng Việt
3. Tư tưởng:
Học tập tấm lòng nhân đạo, tinh thần nhân ái sâu xa của tác giả
III. CHUẨN BỊ
1. GV: Soạn giáo án
2. HS: Soạn bài, sgk.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp (1’)
2. Kiểm tra bài cũ . (5’) Mỗi lớp 2 em


? Đọc thuộc lòng bài thơ “Hồi hương ngẫu thư”, phân tích nghệ thuật đối được
sử dụng trong bài?
? Đọc thuộc lòng bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh”, nêu nội dung của
bài thơ?
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài. (1’)
Nếu Lý Bạch được mệnh danh là “Tiên thơ” mang một tâm hồn tự do hào
phóng thì Đỗ Phủ chính là một nhà thơ hiện thực lớn nhất trong lịch sử thơ ca cổ
điển TQ. Thơ ông được mệnh danh là thi sử (sử bằng thơ) vì phản ánh chân thật bộ
mặt lịch sử đương thời. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tâm hồn và tính cách
nhà thơ qua bài “ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”
b. Tiến trình hoạt động
Hoạt động của thầy
Hoạt động 1(10’)
Hướng dẫn học sinh đọc
diễn cảm bài thơ. Gọi HS
đọc

Cho học sinh đọc chú
thích
? Dựa vào chú thích em
hãy nêu vài nét về cuộc
đời và sự ngiệp của Đỗ
Phủ?

Hoạt động của trò

- Học sinh đọc
- Học sinh đọc
- Đỗ Phủ: nhà thơ nổi
tiếng đời Đường (TQ).
Ông từng làm quan sau từ
quan, cuộc đời đau khổ,
bệnh tật.

Nội dung
I. Đọc – tìm hiểu chung
1. Đọc
2. Chú thích
a. Tác giả:
Đỗ Phủ - nhà thơ nổi
tiếng đời Đường (TQ).
Ông từng làm quan sau từ
quan, cuộc đời đau khổ,
bệnh tật.

b.Tác phẩm
? Nêu xuất xứ của bài thơ? - Bài thơ được viết sau khi

- Bài thơ được viết sau
căn nhà của tác giả bị gió khi căn nhà của tác giả bị
thu phá nát.
gió thu phá nát.
- Bài thơ thể hiện bút
pháp hiện thực và tinh
thần nhân đạo của tác giả.
? Bài này thuộc thể thơ gì? - Cổ phong (cổ thể)
3. Thể loại: Cổ thể
? Số câu phân bố trong 4 - Số câu không đều.
phần có đều nhau không?
? Em có nhận xét gì về số - Các câu dài hơn 7 chữ →
chữ của các câu gần đoạn bài thơ viết theo thể loại
cuối?
cổ thể. Nhưng tác giả có
nhiều sáng tạo mới mẻ.
? Căn cứ vào hình thức - Chia làm 4 phần
4. Bố cục: 4 phần


cách quãng và căn cứ vào
nội dung bài thơ ta có thể
chia bài thơ làm mấy
phần?

Hoạt động 2(23’)
- GV gọi HS đọc lại 18
câu thơ đầu ( ba khổ thơ
đầu)
? Ba khổ thơ đầu phản ánh

điều gì?
? Nỗi khổ nào được nói
đến ở đây?

+ Phần 1: Tả cảnh gió thu
cuốn mất các lớp tranh của
căn nhà.
+ Phần 2: Kể việc trẻ con
cắp tranh đi tuốt vào lũy
tre.
+ Phần 3: Nỗi khổ của gia
đình Đỗ Phủ trong đêm
mưa.
+ Phần 4: Ước mơ cao cả
của nhà thơ.
- HS đọc lại ba khổ thơ
đầu
- Phản ánh nỗi cực khổ của
kẻ nghèo trong hoạn nạn.
- Căn nhà tranh bị gió thu
phá nát.

? Ở năm câu thơ đầu, nhà - Nhà thơ vừa kể, vừa tả;
thơ kể hay tả ?
kể – tả đan xen nhau
? Kể, tả về sự việc gì?
- Trận gió thu thổi mạnh
khiến cho 3 lớp mái tranh
cuả ngôi nhà bị tung cả.
? Em hiểu tháng 8 thu cao - Tháng 8 có gió thu: gió

gió thét già là ntn?
to, mạnh
? Chi tiết mảnh tranh được -> Tranh bay tung toé,
miêu tả cụ thể trong những mảnh cao, mảnh thấp,
lời thơ nào?
mảnh xa, mảnh gần.
? Qua các chi tiết đó, có - Sức gió dữ dội, mạnh mẽ
thể hình dung ra trận gió -> cảnh tan nát, tiêu điều.
thu ra sao? Tâm trạng của - Tác giả vừa lo, vừa tiếc
tác giả, chủ nhân của ngôi của vừa bất lực trước sự
nhà đang bị phá lúc này tàn phá của thiên nhiên.
như thế nào?
? Đã khổ vì nhà tốc mái, - HS chú ý lắng nghe
nhà thơ còn khổ hơn vì lý
do gì nữa? Các em đọc - HS đọc lại khổ thơ thứ
tiếp khổ thơ thứ 2
hai
- Nhà thơ còn đau khổ vì

+ Phần 1: Tả cảnh gió thu
cuốn mất các lớp tranh
của căn nhà.
+ Phần 2: Kể việc trẻ con
cắp tranh đi tuốt vào lũy
tre.
+ Phần 3: Nỗi khổ của gia
đình Đỗ Phủ trong đêm
mưa.
+ Phần 4: Ước mơ cao cả
của nhà thơ.

II. Đọc - hiểu văn bản
1. Phân tích
a. Phần 1: Ba khổ thơ
đầu →18 câu thơ đầu
(Nỗi khổ của nhà thơ
trong hoạn nạn)
* Khổ1.
- Căn nhà tranh bị gió
thu phá nát.
- Miêu tả , tự sự
->cảnh tan nát ,tiêu điều.

- Tác giả vừa lo, vừa tiếc
của vừa bất lực trước sự
tàn phá của thiên nhiên.

* Khổ2.


lý do nào nữa.
- Khổ vì bị cướp giật
? Ở khổ thơ thứ hai, nhà tranh.
thơ đã sử dụng phương - Tự sự – biểu cảm: kể
thức biểu đạt gì? Nêu lên chuyện lũ trẻ xóm nam
sự việc gì
nghịch ngợm, xô vào nhà
cướp giật, mang tranh đi
? Khi đó nhà thơ ở trong mất
tình cảnh nào ?
- Nhà thơ già, yếu, chân

chậm, mắt kém, làm sao
đuổi được, gào thét đòi
mãi đến môi khô, miệng
cháy cũng chẳng xong,
đành lọc cọc chống gậy trở
? Trong sự việc đó,ta có
về…
nên trách lũ trẻ con thôn
- Trẻ em nghèo thất học
Nam hay không? Vì sao? ( nên nghịch ngợm đây là
Cảnh tượng này cho thấy
hiện thực xã hội Trung
cuộc sốngcủa người dân
Hoa trong thời điểm Đỗ
thời Đỗ Phủ như thế nào?). Phủ sống.
? Trước cảnh tượng cướp
bóc của lũ trẻ. Thái độ và - Môi khô miệng cháy gào
tâm trạng của nhà thơ chẳng được. quay về
được thể hiện qua câu thơ chống gậy lòng ấm ức .
nào?
? Qua câu thơ em cảm
nhận được gì trong tâm - Sự bất lực và tâm trạng u
trạng của nhà thơ?
uất của nhà thơ thương
cho số phận của mình và
những người cùng cảnh
- GV gọi HS đọc tiếp khổ ngộ.
thơ thứ 3
- HS đọc khổ thơ thứ ba
? Ở khổ thơ thứ ba, tác giả

sử dụng biện pháp nghệ - Biện pháp tự sự, miêu tả,
thuật gì ?
biểu cảm; câu hỏi tu từ
(*?) Cách kể, tả ở khổ thơ
này có gì giống, khác với - HS thảo luận
hai khổ thơ trên? Dụng ý + Giống: tiếp tục kể, tả
nghệ thuật của tác giả ở cảnh nhà tranh tốc mái.
đây là gì?
+ Khác
. Hai khổ đầu: chỉ mới có
gió nổi lên nhà tranh tốc
mái, trẻ con cướp tranh

- Khổ vì bị cướp giật
tranh.
- Tự sự, biểu cảm

→ Cảnh đời đói khổ, xót
xa

- Nỗi đau về nhân tình
thời thế

* Khổ 3

- Miêu tả, biểu cảm, câu
hỏi tu từ


? Nỗi khổ của nhà thơ ở

khổ thứ 3 là gì.

chạy…→ khổ, giận, uất ức
. Khổ thơ thứ 3: mưa dầm
dề, dai dẳng, chăn, mền
lạnh như sắt… Ông trằn
trọc suốt đêm trong mệt,
đói, lo lắng… → đắng cay,
ấm ức, bất lực
- Đêm ở trong nhà không
mái bị mưa thu dai dẳng
suốt đêm. Rét mướt con
quậy phá không ngủ được.
- Nỗi khổ của nhà thơ ở
khổ này lớn hơn nhiều so
với hai khổ thơ trên.
- Nhà thơ không ngủ được
vì nghèo, đói , bệnh tật và
vì lo lắng tới vận dân
nước.

? So với nỗi khổ của khổ 2
trước thì nỗi khổ ở khổ thơ
này như thế nào?
? Theo em nhà thơ không
ngủ được chỉ vì mưa, rét
hay còn vì lí do nào khác?
? Em hiểu như thế nào về
câu hỏi ở cuối khổ thơ.
? Qua 3 khổ thơ trên ta

thấy nhà thơ đã gặp phải - Cuộc sống vô cùng cực
những nỗi khổ nào?
khổ của nhà thơ.
⇒ Nỗi khổ của nhà thơ
- GV Từ nỗi khổ của bản tăng lên gấp bội phần
thân, nhà thơ mong ước
điều gì?→2
- GV gọi HS đọc lại khổ
thơ cuối
- HS đọc lại khổ thơ cuối
- Phương thức biểu đạt
của khổ cuối
- Biểu cảm trực tiếp
? Ba câu thơ thể hiện ước
mơ gì của nhà thơ. Mục - Ước nhà rộng muôn ngàn
đích của ước mơ đó.
gian.
? Vì sao nhà thơ lại mơ - Che khắp thiên hạ..
ước nhà cho kẻ sĩ nghèo - Vì họ là những người có
trong thiên hạ.
tài có đức nhưng nghèo
? Em có suy nghĩ gì về khổ.
ước mơ của nhà thơ?
- Ước mơ cao cả chan
chứa lòng vị tha và thấm
? Từ ước vọng của nhà thơ nhuần tư tưởng nhân đạo.
em có thể nhận thấy thực - Nhiều người tài đức
trạng cuộc sống xã hội thời nhưng nghèo khổ.
đó như thế nào?


- Nhà thơ không ngủ
được vì nghèo, đói, bệnh
tật và vì lo lắng tới vận
dân nước.
→ Cảnh đời cùng cực,
nỗi khổ dồn dập ập đến
với nhà thơ
b. Phần 2: 5 câu thơ cuối

- Biểu cảm trực tiếp

- Ước mơ cao cả chan
chứa lòng vị tha và thấm
nhuần tư tưởng nhân đạo.


- Xã hội không có công
? Từ ngữ nào trong 2 câu bằng với những người
cuối cực tả ước vọng của nghèo khổ .
nhà thơ?
- Than ôi....
? Lời than của nhà thơ ở
hai câu cuối cùng có phải
là sự buông xuôi, chán nản - Không phải là sự buông
không? Trái lại, nó chứng xuôi, chán nản
tỏ điều gì ?
- Đó là dấu hiệu cho thấy
thực trạng bi kịch. Nhìn
thẳng vào sự thật u buồn
? Ước vọng tha thiết này để sống đẹp hơn trong khát

của nhà thơ giúp ta hiểu vọng lớn lao
thêm gì về phẩm chất, - Là nhà thơ có tấm lòng
nhân cách của nhà thơ Đỗ nhân đạo cao cả.( Có thể
Phủ?
quên đi nỗi khổ của bản
- GV khái quát toàn bài
thân để hướng tới nỗi khổ
? Khổ thơ cuối khác hẳn cực của đồng loại)
với các khổ thơ trên về
điều gì? Sự khác biệt ấy - Khác về nội dung :
nói lên điều gì ?
? Cuối cùng, em có nhận
xét gì về tựa đề bài thơ :
“Bài ca nhà tranh bị gió - Đặt tên cho bài thơ của
thu phá”? Em nghĩ gì về mình là “bài ca”, có lẽ Đỗ
hai tiếng “Bài ca”?
Phủ muốn cất cao tiếng hát
vì con người , khích lệ con
người vượt lên trên mọi
đau khổ của cuộc đời hiện
- GV gọi một vài HS đọc tại để hướng đến một
Ghi nhớ
tương lai tươi sáng
Hoạt động 4(2’)
- HS đọc Ghi nhớ
- GV: Hướng dẫn học sinh
luyện tập.
? Em biết bài thơ nào của - HS trả
tác giả Việt Nam cũng
mang tình cảm nhân đạo

như thơ Đỗ Phủ và cũng
có cách biểu cảm như thế?
4. Củng cố (2’)

=> Là nhà thơ có tấm
lòng nhân đạo cao cả.( Có
thể quên đi nỗi khổ của
bản thân để hướng tới nỗi
khổ cực của đồng loại)

2. Ghi nhớ: SGK
IV. Luyện tập
- Một số bài thơ của Hồ
Chủ Tịch như:
Em bé trong nhà lao Tân
Dương, Phu làm đường,
Người bạn tù thổi sáo...


- Đọc lại phần ghi nhớ
- Bài thơ trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
5. Dặn dò (1’)
- Học thuộc bài thơ, phân tích được giá trị nội dung và nghệ thuật cua rbài thơ?
- Ôn tập các bài văn học đã học - tiết sau kiểm tra.
V. RÚT KINH NGHIỆM
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………
****************************************

Tiết *
Tuần: 11

Văn bản:

ÔN TẬP PHẦN VĂN

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Nắm được kiến thức cơ bản của các tác phẩm đã học
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức
Bước đầu nắm được kiến thức của các tác phẩm đã học từ đầu năm đến thời
điểm này và một số đặc điểm phổ biến của ca dao dân ca, thơ trữ tình trung đại, thơ
đường
2. Kỹ năng:
Củng cố kiến thức cơ bản và kĩ năng đơn giản đã học, trong đó cần đặc biệt lưu
ý cách tiếp cận một số tác phẩm
3. Tư tưởng:
Hiểu được ý nghĩa của các tác phẩm văn thơ
III. CHUẨN BỊ
1. GV: Soạn giáo án, bảng phụ, SGK
2. HS: Soạn bài, sgk.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp (1’)
2. Kiểm tra bài cũ . (5’) Mỗi lớp 2 em
? Đọc thuộc lòng bài thơ “ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” Nêu nội dung và
nghệ thuật của bài đó là gì
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài. (1’)
Vừa qua, chúng ta đã học rất nhiều tác phẩm văn chương (văn học dân gian,

văn học trung đại, văn học hiện đại, văn học nước ngoài…). Các vấn đề được nêu


rất rộng và tương đối phức tạp nên để giúp các em hệ thống lại các kiến thức cơ
bản về các tác phẩm trữ tình, chúng ta sẽ cùng nhau “Ôn tập tác phẩm trữ tình”
b.Tiến trình họat động
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1(15’)
? Hãy kể tên các tác phẩm - Văn bản nhật dụng
cùng tác giả của nó đã học + Cổng trường mở ra
trong chương trình Ngữ văn + Mẹ tôi
7 từ đầu năm đến nay?
+ Cuộc chia tay của những
con búp bê
- Ca dao, dân ca (Dân gian)
+ Những câu hát về tình
cảm gia đình
+ Những câu hát về tình
yêu quê hương, đất nước,
con người
+ Những câu hát than thân
+ Những câu hát châm
biếm
HS trả lời GV nhận xét bổ - Sông núi nước Nam (Lý
sung
Thường Kiệt)
- Phò giá về kinh (Trần
Quang Khải)
- Thiên Trường vãn vọng

(Trần Nhân Tông)
- Bài ca Côn Sơn (Nguyễn
Trãi)
- Sau phút chia li (Đặng
Trần Côn)
- Bánh trôi nước (Hồ Xuân
Hương)
- Qua Đèo Ngang(Bà
Huyện Thanh Quan)
- Bạn đến chơi nhà
(Nguyễn Khuyến)
- Xa ngắm thác núi Lư (Lý
Bạch)
- Cảm nghĩ trong đêm
thanh tĩnh (Lý Bạch)
- Ngẫu nhiên viết nhân buổi
mới về quê (Hạ Tri

Nội dung
I. Các kiến thức cơ
bản về tác phẩm văn
học

- Là văn biểu hiện tình
cảm, cảm xúc của tác
giả trước cuộc sống


Chương)
- Bài ca nhà tranh bị gió thu

phá (Đỗ Phủ)
? Có điểm gì chung giữa các - Thường là thể loại văn
tác phẩm (dùng để bày tỏ bản nhật dụng, ca dao dân
điều gì?, thể văn?)
ca, thơ trữ tình trung đại,
thơ đường
? Tình cảm trong các tác - Tình cảm tha thiết, chính
phẩm là loại tình cảm ntn?
đáng, trong sáng, tiến bộ
Tính chất của ca dao là phi
cá thể còn thơ của thi nhân
phải thông qua rung động cá
nhân để tìm tới cái chung
? Cách biểu hiện tình cảm - Thường biểu hiện gián
trong các tác phẩm ntn?
tiếp, có khi bộc lộ trực tiếp

- Thường là thể loại
văn xuôi, thơ ca trữ
tình
- Tình cảm tha thiết,
chính đáng, trong
sáng, tiến bộ (đất
nước, gia đình, tình
bạn, tình yêu…)
- Thường biểu hiện
gián tiếp, có khi bộc lộ
trực tiếp
- Ngôn ngữ giàu tính
khơi gợi, giàu cảm

xúc, giàu hình ảnh và
gợi cảm, cô đọng
- Khi tiếp cận:
+ Không được thoát li
văn bản
+ Không chỉ dừng ở
bề mặt của ngôn từ
văn bản

? Ngôn ngữ trong các tác - Ngôn ngữ giàu tính khơi
phẩm văn thơ trữ tình có đặc gợi, giàu cảm xúc, giàu
điểm gì?
hình ảnh và gợi cảm, cô
đọng
? Khi tiếp cận với các tác - Không được thoát li văn
phẩm văn học cần lưu ý điều bản
gì?
- Không chỉ dừng ở bề mặt
Cần lưu ý những yếu tố của ngôn từ văn bản
ngoài văn bản (Thiên
Trường vãn vọng là bài thơ
hay nhưng nó sẽ hay hơn
nếu biết tác giả là một ông
vua)
? Vậy, các tác phẩm văn thơ - Ghi nhớ SGK
*Ghi nhớ: SGK
trữ tình có những đặc điểm
gì?
Hoạt đông 2(18’)
II. Các kiến thức về

? Giới thiệu vài nét chính về - HS giới thiệu
những tác phẩm trữ
các tác giả Lý Bạch, Đỗ Phủ
tình đã học
- GV cho HS sắp xếp tác
phẩm theo bảng
? Sắp xếp cho khớp tác
phẩm (đọan trích) với thể
Tác
Thể Nghệ Nội
thơ?
phẩm loại thuật dung,
(tác

giả)
tưởng,


tình
cảm
Phần viết bảng II: Văn bản Cổng trường mở ra, Mẹ tôi, Cuộc chia tay của những
con búp bê : Xem SGK
Tác phẩm
(tác giả)
- Ca dao, dân ca
(Dân gian)

Thể loại

Nghệ thuật


Lục bát

So sánh, ẩn dụ,
điệp ngữ

Sông núi nước Nam
Thất ngôn Biểu cảm thông
(Lý Thường Kiệt)
tứ tuyệt qua biểu ý
Phò giá về kinh
Ngũ ngôn
nt
(Trần Quang Khải)
tứ tuyệt
Thiên Trường vãn vọng Thất ngôn Từ ngữ gợi
(Trần Nhân Tông)
tứ tuyệt cảm, gợi hình,

Bài ca Côn Sơn
Lục bát So sánh, điệp
(Nguyễn Trãi)
ngữ, liên tưởng,
gợi ta, điệp,…
Sau phút chia li
Song thất Đối, điệp, đảo,
(Đặng Trần Côn)
lục bát
tương phản, câu
hỏi tu từ…

Bánh trôi nước
Thất ngôn Yếu tố ca dao,
(Hồ Xuân Hương)
tứ tuyệt thành ngữ, so
sánh, ẩn dụ…
Qua Đèo Ngang
(Bà Huyện Thanh
Quan)
Bạn đến chơi nhà
(Nguyễn Khuyến)
Vọng Lư Sơn bộc bố
(Lý Bạch)
Tĩnh dạ tứ
(Lý Bạch)
Hồi hương ngẫu thư

Nội dung, tư tưởng, tình
cảm
Tình yêu gia đình, quê
hương, đất nước, con
người… và nỗi lòng
người lao động
Ý thức độc lập tự chủ và
quyết tâm tiêu diệt địch
Hào khí chiến thắng, khát
vọng thái bình thịnh trị
Lòng yêu cuộc sống thanh
bình

Nhân cách thanh cao và

sự giao hòa tuyệt đối với
thiên nhiên
Nỗi sầu của người chinh
phụ, khát khao hạnh phúc,
tố cáo chiến tranh
Vẻ đẹp hình thể, phẩm
chất trong trắng, số phận
lênh đênh của người phụ
nữ
Bát cú
Lời thơ trang Nỗi nhớ thương quá khứ,
Đường nhã, từ láy, đối, nỗi buồn đơn lẻ thầm lặng
luật
đảo ngữ, chơi giữa núi đèo hoang sơ
chữ…
Bát cú
Giọng
điệu Tình bạn chân thành, dân
Đường hóm hỉnh, đại dã, vượt lên trên vật chất
luật
từ “ta”
tầm thường
Thất ngôn Động từ mạnh, Tình yêu thiên nhiên, tính
tứ tuyệt liên tưởng…
cách mạnh mẽ hào phóng
Ngũ ngôn Bố cục chặt Tình cảm quê hương sâu
tứ tuyệt chẽ, từ chắt lọc, lắng qua khỏanh khắc
đối…
đêm trăng
Thất ngôn Đối, giọng điệu Tình cảm quê hương chân



(Hạ Tri Chương)

tứ tuyệt

Mao ốc vị thu phong sở
phá ca
(Đỗ Phủ)

Cổ thể

hóm hỉnh…

thành pha chút xót xa lúc
mới trở về
miêu tả, tự sự, Tinh thần nhân đạo và
biểu cảm
lòng vị tha cao cả

4. Củng cố (4’)
Nhắc lại tên tác phẩm đã học
5. Dặn dò (1’)
Học bài , chuẩn bị kiểm tra văn 1 tiết
V. RÚT KINH NGHIỆM
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………




×