Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tiết 12 (G.án của Đồng Thị Thanh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.78 KB, 3 trang )

Tiết 12
Tuần: 3
Tập làm văn

QUÁ TRÌNH TẠO LẬP VĂN BẢN
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp học sinh hiểu rõ
1. Kiến thức
- Nắm được các bước của quá trình tạo lập văn bản, để có thể tập làm văn một
cách có phương pháp và có hiệu quả hơn.
- Củng cố lại những kiến thức và kỹ năng được học về liên kết bố cục và mạch
lạc trong văn bản.
2. Tư tưởng
Làm cho học sinh thông qua việc tiếp nhận kiến thức và luyện tập, có điều kiện
củng cố lại những kiến thức
3. Kĩ năng
Kỹ năng đã được học về liên kết, mạch lạc và bố cục văn bản.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: SGK; SGV; soạn giáo án, bảng phụ, TLTK
2. Học sinh: SGK, vở ghi
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp(1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (4’) Mỗi lớp 2 em
Thế nào là 1 văn bản có tính mạch lạc
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài. (1’)
Các em vừa học xong về liên kết, bố cục, mạch lạc trong văn bản. Hãy nghĩ
xem các em học những kỹ năng và kiến thức ấy để làm gì? Để giúp các em hiểu
rằng và nắm vững hơn về những vấn đề đã học, chúng ta cũng tìm hiểu về một
công việc xa lạ gì. Đó là quá trình tạo lập văn bản .
b. Tiến trình hoạt động


Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

Hoạt động 1(22’)
? Khi nào em có nhu cầu - Khi muốn phát biểu một
tạo lập một văn bản?
ý kiến, hay viết thư cho
bạn, viết bài báo tường cho

Nội dung
I. Các bước tạo lập văn
bản.


lớp…
? Ví dụ khi viết một bức - Xác định rõ 4 vấn đề.
thư cho bạn em cần phải
xác định những vấn đề + Viết cho ai;
nào?
+ Viết để làm gì;
+ Viết về cái gì;
+ Viết như thế nào?
? Sau khi xét được 4 vấn - Để viết được văn bản
đề để tạo lập văn bản thì cần:
em phải làm gì để viết + Tìm hiểu đề bài
được văn bản?
+ Xác định chủ đề
+ Tìm ý và lập dàn ý
? Nếu chỉ có ý và dàn bài - Ý và dàn bài chưa thể là

mà chưa viết thành văn một văn bản.
thì đã tạo được một văn
bản chưa?
? Việc viết thành văn cần - Khi viết thành văn thì cần
đạt những yêu cầu gì phải đạt tất cả những yêu
trong những yêu cầu ở cầu SGK tr. 45.
SGK?
? Sau khi hoàn thành có - Khi viết xong phải kiểm
cần kiểm tra lại văn bản tra lại xem đã đạt yêu cầu
không?
chưa, có cần sửa chữa gì
không?
Giáo viên kết luận cho - Học sinh đọc ghi nhớ
HS đọc ghi nhớ
Hoạt động 2(12’)
- GV gọi HS đọc và trả - HS đọc BT 1 và trả lời
lời câu hỏi BT 1
câu hỏi
a. Rất cần thiết.
b. Chưa hoàn toàn, qua bài
học em sẽ chú ý vì việc
quan tâm ấy có ảnh hưởng
tới nội dung và hình thức
của bài văn.
c. Việc xây dựng bố cục sẽ
làm cho bài văn chính xác,
trong sáng, mạch lạc và
liên kết chặt chẽ với nhau.
d. Nên thường kiểm tra .
Cho học sinh đọc bài tập - Học sinh làm

2

- Khi tạo lập một văn bản
cần xác định rõ 4 vấn đề.
+ Viết cho ai;
+ Viết để làm gì;
+ Viết về cái gì;
+ Viết như thế nào?
- Tìm hiểu đề, tìm ý và
lập dàn ý.

- Viết thành văn.

- Viết xong cần kiểm tra
lại.
* Ghi nhớ: SGK tr. 46
II. Luyện tập
BT 1 / 46: Em đã từng tạo
lập văn bản trong các tiết
tập làm văn, hãy trả lời
các câu hỏi sau:

BT 2. Nhận xét bản báo


? Em hãy nhận xét về bản - Chưa báo cáo thành tích cáo
báo cáo?
học tập.
- Chưa rút ra được kinh
nghiệm từ thực tế để giúp

các bạn khác học tập tốt
hơn.
Hướng dẫn học sinh làm. - Học sinh tự làm
Giáo viên sửa và điều Trình bày
BT 3.
chỉnh.
a) không nhất thiết .
b) Bài làm được ghi bằng
ký hiệu La mã cho mục
lớn nhất
BT 3: Dàn bài viết rõ ý, càng ngắn gọn càng tốt. Lời lẽ trong dàn bài không phải là
những câu văn hoàn chỉnh, đúng ngữ pháp và liên kết chặt chẽ.
Các phần, các mục lớn nhỏ trong dàn bài cần được thể hiện trong một hệ thống ký
hiệu được quy định.VD
Mở bài: …
Thân bài : …
Ý lớn 1 : …
Ý nhỏ 1 :…
Ý nhỏ 2 :…
Ý lớn 2 :…
Ý nhỏ 1 :…
Ý nhỏ 2 : …
Kết bài : …
4. Củng cố: (4’)
- Liên kết trong văn bản là gì?
- Thế nào là bố cục của văn bản?
- Tại sao trong văn bản lại cần phải mạch lạc?
- Để viết được một văn bản hoàn chỉnh em cần phải trải qua các bước nào?
5. Dặn dò: (1’)
Về nhà viết bài tập làm văn số 1 và chuẩn bị cho phần ở nhà bài: Những câu hát

than thân.
V. RÚT KINH NGHIỆM



×