Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

BÁO cáo THỰC tập NHÀ máy ĐƯỜNG PHỤNG HIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.45 MB, 39 trang )

GVHD: Huỳnh Thị Phương Loan

Báo cáo Thực tập nhà máy đường Phụng Hiệp

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................... 2
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ NHÀ MÁY ĐƯỜNG PHỤNG
HIỆP ................................................................................................................... 3
I. Lịch Sử Hình Thành Và Phát Triển Nhà Máy Đường Phụng Hiệp ............ 3
1. Giới thiệu sơ lược về Nhà Máy Đường Phụng Hiệp .............................. 3
2. Quá trình hình thành và phát triển: ......................................................... 3
II. Cơ Cấu Tổ Chức: ....................................................................................... 4
1. Sơ đồ tổ chức bộ máy: ............................................................................ 5
2. Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban – mối liên hệ giữa các phòng
ban: ............................................................................................................. 5
CHƯƠNG 2: NGUỒN NGUYÊN LIỆU MÍA .................................................. 8
I. Nguyên Liệu: ............................................................................................... 8
1. Nguồn nguyên liệu mía, vùng nguyên liệu: ............................................ 8
2. Các giống mía trồng phổ biến hiện nay tại vùng nguyên liệu: ............... 8
II. Công Tác Thu Mua Nguyên Liệu Mía Tại Nhà Máy: ............................... 9
1. Tiêu chuẩn thu mua mía nguyên liệu:..................................................... 9
2. Đánh giá chất lượng nguyên liệu: ........................................................... 9
CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CỦA NHÀ MÁY VÀ CÁC
CÔNG ĐOẠN TRONG QUY TRÌNH SẢN XUẤT, CẤU TẠO VÀ
NGUYÊN LÍ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC THIẾT BỊ ....................................... 11
I. Quy Trình Công Nghệ Sản Xuất Đường RE chi tiết tại nhà máy ............. 11
1. Thuyết minh dây chuyền công nghệ:
12
2. Công nghệ sản xuất:.............................................................................. 14
II. Các Công Đoạn Trong Quy Trình Sản Xuất: .......................................... 18
1. Xử lý sơ bộ mía cây: ............................................................................. 18


2. Công đoạn ép: ....................................................................................... 20
3. Công đoạn làm sạch: ............................................................................. 22
4. Công đoạn nấu đường: .......................................................................... 30
5. Ly tâm: .................................................................................................. 36

Trang 1


GVHD: Huỳnh Thị Phương Loan

Báo cáo Thực tập nhà máy đường Phụng Hiệp

LỜI NÓI ĐẦU
Đường đã và đang có vai trò quan trọng đối với cuộc sống hằng ngày của con
người cũng như nhiều ngành trong sản xuất thực phẩm. Để đáp ứng yêu cầu
của người tiêu dùng cũng như sự phát triển đa dạng và ngày càng lớn mạnh
của các cơ sở bánh kẹo nước giải khát và các mặt hàng thiết yếu khác thì nhu
cầu cung ứng đường ngày càng lớn mạnh.
Ở Việt Nam, với nền công nghiệp sản xuất đường tiên tiến, đã đáp ứng nhu
cầu về lượng đường sử dụng cho sinh hoạt và sản xuất cũng như góp phần vào
sự phát triển kinh tế nước nhà. Hơn thế nữa, ngành công nghiệp đường nước ta
không ngừng cải tiến các trang thiết bị công nghệ và qui mô sản xuất để cung
ứng lượng đường không chỉ trong nước mà còn xuất khẩu. Đây cũng góp phần
tạo điều kiện cho việc đào tạo, hướng dẫn sinh viên học tập, tiếp thu những
dây chuyền công nghệ thực tế ở nhà máy, thực tế hóa các giờ lý thuyết.
Được sự hướng dẫn và giúp đỡ của cô Huỳnh Thị Phương Loan và nhà máy
đường Phụng Hiệp, em đã được thực tập và hoàn thành bài báo cáo kĩ thuật
thực phẩm.
Tuy đã rất cố gắng nhưng vẫn còn nhiều thiếu xót vì kiến thức còn nhiều hạn
chế. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý Thầy, Cô.

Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn cô Huỳnh Thị Phương Loan đã tận tình
giúp đỡ và tạo điều kiện cho em có chuyến thực tập thành công.
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Lê Vân

Trang 2


GVHD: Huỳnh Thị Phương Loan

Báo cáo Thực tập nhà máy đường Phụng Hiệp

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ NHÀ MÁY ĐƯỜNG

PHỤNG HIỆP
I. Lịch Sử Hình Thành Và Phát Triển Nhà Máy Đường Phụng Hiệp
1. Giới thiệu sơ lược về Nhà Máy Đường Phụng Hiệp
- Tên đơn vị: NHÀ MÁY ĐƯỜNG PHỤNG HIỆP
- Tên giao dịch quốc tế: PHUNG HIEP SUGAR PLANT
- Địa chỉ: Số10, đường 1/5, P. Hiệp Thành, TX. Ngã Bảy, T. Hậu Giang.
- Điện thoại/Fax: 0711.3867359
- Cơ quan chủ quản: CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG CẦN THƠ (Tên
giao dịch: CASUCO)

Hình 1: Logo mía đường Phụng Hiệp
Nhà máy Đường Phụng Hiệp là đơn vị trực thuộc Công ty Mía Đường
Cần Thơ, được thành lập ngày 15/11/1995 theo QĐ số 2232/QĐ.GHC 95 của
UBND Tỉnh Cần Thơ. Công ty Mía Đường Cần Thơ nay đã được chuyển đổi
thành Cty Cổ Phần Mía Đường Cần Thơ theo QĐ số 1927/QĐCT UB ngày
03/12/2004 của UBND Tỉnh Hậu Giang,

CASUCO là đơn vị đầu tiên trong khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long được
cổ phần hoá sau khi kết quả kiểm toán và quyết định số 28 của Thủ Tướng
chính phủ về xử lý tài chính cho các nhà máy đường.
Ngành nghề kinh doanh:
+ Sản xuất đường trắng và các sản phẩm của ngành mía đường.
+ Cung ứng mía giống và sản phẩm của ngành nông nghiệp.
+ Dịch vụ vật tư nông nghiệp phục vụ vùng mía nguyên liệu.
Tổng số cán bộ công nhân viên: 500 người cả nam và nữ.
+ Lao động thường xuyên: 400 người.
+ Lao động thời vụ: 55 người.
+ Lao động phổ thông: 45 người
2. Quá trình hình thành và phát triển:
Thực hiện chương trình một triệu tấn đường đến năm 2000 của Chính
phủ, được sự chỉ đạo của UBND tỉnh Cần Thơ, Sở Công Nghiệp Tỉnh cùng
UBND, phòng Công Nghiệp Huyện Phụng Hiệp đã khảo sát, chọn địa điểm
thích hợp và đề xuất UBND Tỉnh xây dựng Nhà máy. Trải qua thời gian khảo

Trang 3


GVHD: Huỳnh Thị Phương Loan

Báo cáo Thực tập nhà máy đường Phụng Hiệp

sát ở nhiều nơi, Sở Công Nghiệp, UBND huyện xét thấy trại chăn nuôi Huyện
Phụng Hiệp có đủ điều kiện xây dựng Nhà máy hơn các nơi khác trong huyện.
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng Nhà máy Đường Phụng Hiệp được
thành lập theo quyết định 1086/QĐ.UBT.95 ngày 09/05/1995 của UBND Tỉnh
Cần Thơ. Khi có quyết định về việc đầu tư xây dựng Nhà Máy Đường Phụng
Hiệp (theo quyết định số 301/TTg của Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt ngày

23/05/1995), Ban quản lý dự án tiến hành nhận thầu bàn giao mặt bằng, xác
định tổng chi phí bồi hoàn và ký kết các hợp đồng kinh tế giao nhận thầu.
Ngày 05 tháng 08 năm 1995, lễ khởi công xây dựng Nhà máy Đường
Phụng Hiệp được tiến hành. Tập kết lần thiết bị đầu tiên vào tháng 08/1996,
hạng mục đầu tiên được lắp đặt là ống khói Nhà máy vào tháng 05/1998. Thiết
bị dây chuyền công nghệ Nhà máy do hãng ISGEC EXPORTS LIMITED của
nước Cộng hòa Nhân dân Ấn Độ cung cấp, có công suất thiết kế 1.250 tấn mía
cây/ ngày.
Cuối năm 1998, sau khi hoàn thành công tác xây dựng và lắp đặt, đã tổ
chức chạy thử để nghiệm thu. Từ ngày 28/02/1999 đến 05/1999 cùng với sự
hỗ trợ của các cán bộ và công nhân kỹ thuật của Công ty tư vấn Mía đường II,
Nhà máy tiếp nhận bàn giao dây chuyền sản xuất từ phía Ấn Độ.
Từ khi tiếp nhận dây chuyền công nghệ sản xuất đến nay, Nhà máy đã
qua 2 lần nâng công suất. Công suất hiện nay là 3000 tấn mía cây/ngày nhằm
đáp ứng việc tiêu thụ hết mía nguyên liệu trong vùng và các vùng lân cận.
Chất lượng đường RE do Nhà máy sản xuất ra cũng ngày được nâng cao và đã
được nhiều giải thưởng, đặc biệt là giải thưởng Sao Vàng Đất Việt, Hàng Việt
Nam Chất Lượng Cao qua các năm do người tiêu dùng bình chọn.
Nhà máy đã đạt chứng nhận và đang duy trì thực hiện theo tiêu chuẩn ISO
9001:2000 về hệ thống quản lý chất lượng và ISO 14001:2004 về hệ thống
quản lý môi trường.
II. Cơ Cấu Tổ Chức:

Trang 4


GVHD: Huỳnh Thị Phương Loan

Báo cáo Thực tập nhà máy đường Phụng Hiệp


1. Sơ đồ tổ chức bộ máy:
GIÁM ĐỐC
PGĐ NGUYÊN LIỆU-NỘI CHÍNH

Trưởng
phòng
TC-HC

Trưởng
phòng
TC-KH

Trưởng
phòng
KT&
NCPT

Trưởng
phòng
Vật


PGĐ SẢN XUẤT

Trưởng
phòng
Hóa
Nghiệm

Trưởng

phòng
Nông
vụ

Quản
đốc
Xưởng
Đường

Quản
đốc
Xưởng
Cơ điện

Đội
trưởng
Đội
XLCT

Đội
trưởng
Đội Bảo
vệ

Hình 1. Sơ đồ tổ chức của Nhà máy đường Phụng Hiệp

2. Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban – mối liên hệ giữa các phòng ban:
Ban Giám đốc đảm bảo rằng các trách nhiệm, quyền hạn, và mối quan
hệ các vị trí được truyền đạt trong toàn bộ tổ chức để đảm bảo mọi nhân viên
thấu hiểu và thực hiện.

2.1. Phòng Tài Chánh Kế Hoạch:
- Tham mưu cho Ban Giám đốc xây dựng kế hoạch sản xuất, kế hoạch
sửa chữa định kỳ vụ.
- Tổng hợp, phân tích và lưu trữ các thông tin kinh tế chuyên ngành và
các báo cáo quyết toán tài chính.
- Yêu cầu các phòng ban cung cấp các hồ sơ chứng từ, các báo cáo
phục vụ cho công tác kế toán thống kê.
- Đại diện Nhà máy giao dịch với các đơn vị tài chính, ngân hàng.
2.2 Phòng Tổ Chức Hành Chánh:
- Tham mưu cho Ban Giám đốc về công tác tổ chức nhân sự, tuyển
dụng, đào tạo, chế độ chính sách lao động, tiền lương của CB.CNV toàn Nhà
máy.
- Quản lý hành chính, hồ sơ lý lịch, hợp đồng lao động, quản lý cấp
phát và thu hồi sổ lao động, theo dõi tổ chức nhân sự toàn Nhà máy.
- Tiếp nhận, quản lý các đơn khiếu nại tố cáo... và tham mưu cho Ban
Giám đốc giải quyết.
2.3 Phòng Kỹ Thuật & Nghiên Cứu Phát Triển:
- Tham mưu cho Ban Giám đốc Nhà máy trong việc đầu tư, mua sắm
máy móc thiết bị cho toàn Nhà máy.
- Quản lý kỹ thuật: số lượng, chất lượng, sửa chữa, bảo trì... tất cả máy
móc thiết bị của Nhà máy.

Trang 5


GVHD: Huỳnh Thị Phương Loan

Báo cáo Thực tập nhà máy đường Phụng Hiệp

2.4 Phòng Vật Tư:

- Cung cấp đầy đủ các loại vật tư, thiết bị, xăng dầu, hóa chất ... phục
vụ cho sản xuất, cải tạo sửa chữa thiết bị.
- Tổ chức thực hiện kiểm tra chất lượng vật tư, thiết bị, xăng dầu hóa
chất… mua vào, nhập hàng đúng quy cách và phẩm chất.
2.5 Phòng Hóa Nghiệm:
- Kiểm tra, phân tích các thông số kỹ thuật sản xuất nhằm đảm bảo chất
lượng sản phẩm sản xuất đảm bảo các yêu cầu đã đăng ký .
- Kiểm tra, đánh giá chất lượng đầu vào của mía nguyên liệu, các hóa
chất phục vụ chế biến thực phẩm. Thực hiện đầy đủ các chế độ báo cáo theo
qui định.
2.6 Phòng Nông Vụ:
- Tham mưu kịp thời cho lãnh đạo về các chính sách, giá cả thu mua
mía nguyên liệu.
- Theo dõi số lượng, kiểm tra chất lượng mía nguyên liệu đầu vào.
Thực hiện đầy đủ các chế độ báo cáo theo qui định
2.7 Xưởng Cơ Điện:
- Sửa chữa và chế tạo các thiết bị cơ – điện phục vụ sản xuất.
- Yêu cầu các bộ phận có liên quan cung phối hợp và tạo điều kiên
thuận lợi cho việc thực hiện công việc xưởng.
2.8 Xưởng Đường:
- Thực hiện việc tổ chức sản xuất các sản phẩm của Nhà máy theo quy
trình, kế hoạch được Công ty phê duyệt.
- Tiếp nhận, quản lý, điều động công nhân nhằm phục vụ cho việc sản
xuất trong phạm vi xưởng.
- Tổ chức quản lý theo dây chuyền sản xuất bao gồm: cơ sở vật chất,
máy móc thiết bị trong xưởng sản xuất.
2.9 Đội Xử lý Chất Thải:
- Quản lý, điều hành đội xe tải của Nhà máy đảm bảo yêu cầu kỹ thuật
và an toàn.
- Theo dõi và xử lý chất thải đảm bảo đúng qui định hiện hành về môi

trường.
2.10 Đội Bảo Vệ:
- Bảo vệ tài sản chung của toàn Nhà máy

Trang 6


GVHD: Huỳnh Thị Phương Loan

Báo cáo Thực tập nhà máy đường Phụng Hiệp

- Vận hành và bảo quản hệ thống phòng cháy chữa cháy.

Trang 7


GVHD: Huỳnh Thị Phương Loan

Báo cáo Thực tập nhà máy đường Phụng Hiệp

CHƯƠNG 2: NGUỒN NGUYÊN LIỆU MÍA
I. Nguyên Liệu:
1. Nguồn nguyên liệu mía, vùng nguyên liệu:

Hình 2.2: Mía đường

Hình 2.1: Cây mía

Vùng nguyên liệu có ý nghĩa quyết định đến công việc sản xuất chính
của Nhà máy, là nguồn cung cấp nguyên liệu mía cho Nhà máy. Yêu cầu đối

với vùng nguyên liệu là phải ổn định, tập trung và cung cấp đầy đủ nguyên
liệu trong suốt vụ sản xuất.
- Mía nguyên liệu của Nhà máy hiện tại chủ yếu được trồng tại các
huyện trong tỉnh với các vùng trồng mía diện tích lớn như sau:
+ Xã Hiệp Hưng, Tân Phước Hưng, Thị trấn Cây Dương, xã Phụng
Hiệp, phường Hiệp Thành, phường Lái Hiếu, và một số xã lân cận như Hòa
An, Phương Bình… Vùng nguyên liệu này cung cấp mía trong khoảng thời
gian từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm.
- Ngoài ra nhà máy còn thu mua mía nguyên liệu ở các huyện của tỉnh
bạn như ở cù Lao Dung, Long Phú - Sóc Trăng, Trà Cú - Trà Vinh. Vùng
nguyên liệu này cung cấp mía cho nhà máy từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
2. Các giống mía trồng phổ biến hiện nay tại vùng nguyên liệu:
- Các giống mía chín sớm: ROC 16, Quế đường 11, Quế Đường 93.
- Các giống mía chín muộn : VD 86368 (Việt Đài), ROC 22.

Trang 8


GVHD: Huỳnh Thị Phương Loan

Báo cáo Thực tập nhà máy đường Phụng Hiệp

II. Công Tác Thu Mua Nguyên Liệu Mía Tại Nhà Máy:
1. Tiêu chuẩn thu mua mía nguyên liệu:
Để giảm tổn thất, tăng thu hồi và chất lượng đường thành phẩm tốt thì nguyên
liệu đạt chất lượng là mang ý nhĩa quyết định đối với sản xuất đường. Từ đó,
Nhà máy đã xây dựng những tiêu chuẩn thu mua mía nguyên liệu như sau:
+ Mía có chữ đường ≥ 8 CCS.
- Nhà máy sẽ không thu mua đối với những nguyên liệu sau:
+ Mía có tạp chất > 10%.

+ Mía dưới 10 lóng, có tỉ lệ mía non > 20%.
+ Mía bị cháy, chạy chè, lên men và có màu hồng.
+ Mía có độn tạp chất khác, mía tưới nước hoặc có hóa chất khác.
2. Đánh giá chất lượng nguyên liệu:
Nhằm để xác định giá trị của cây mía để làm cơ sở cho việc thanh toán
với người bán mía và tính toán công nghệ trong quá trình làm sạch.
2.1 Đánh giá tạp chất:
- Mục đích của việc đánh giá tạp chất là xác định các tạp chất còn lẫn
với mía nguyên liệu như: dây buộc, lá, rễ, đất cát, mía non, mía chết… để làm
cơ sở tiếp nhận và thanh toán.
- Cách tiến hành: lấy mẫu theo từng ghe, cứ 3 kéo lấy mẫu một lần. Lấy
mẫu phải đại diện, mỗi mẫu ít nhất là 10 kg, cân trọng lượng ban đầu (m), kế
tiếp loại bỏ phần tạp chất trong mẫu rồi cân trọng lượng mía sạch (m1). Ta tính
được tạp chất của mía:

m  m1
x100%
m

2.2 CCS:
- Xác định hàm lượng đường có trong cây mía.
- Cách tiến hành: Mỗi ghe sẽ đo pol một lần, nước mía sẽ được thu ở
máy ép đầu đưa thẳng vào phòng đo pol. Tiến hành đo pol bằng phương pháp
dùng acetate chì ướt 10% để khử tạp chất, sau đó sử dụng ống đo pol 100 mm
chứa và đưa vào máy đo ta xác định được độ pol; kết hợp với Bx bằng thiết bị
tự động hiện số có bù nhiệt độ. Cả máy đo pol và Bx đều được kết nối với máy
tính. Kết quả được mã hoá từ khâu nhận nguyên liệu, đến phòng đo pol sau đó
xử lý giải mã ta thu được kết quả dựa trên phần mềm đã được lập trình sẵn từ
công thức sau:


Trang 9


GVHD: Huỳnh Thị Phương Loan

3
2

Báo cáo Thực tập nhà máy đường Phụng Hiệp

CCS= pol (1 

F 5 1
F 3
)  Bx (1 
)
100
2
100

Hàm lượng xơ (F) được lấy tính toán theo kết quả phân tích tại từng thời điểm.
Do chất lượng nguyên liệu có tính chất quyết định nên để khuyến khích
nguyên liệu tốt tạp chất ít mà nhà máy đã có chế độ thưởng phạt:
- Chế độ thưởng đối với nguyên liệu tạp chất thấp:
+ Tạp chất thấp thì mía tương đối sạch dễ dàng cho quá trình ép trích ly
và chế luyện, hiệu suất ép và hiệu suất thu hồi tăng.
- Phạt đối với nguyên liệu tạp chất cao:
+ Do tạp chất là các chất phi đường nếu chất phi đường càng lớn thì
không có lợi vì tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển làm cho đường bị
chuyển hóa (gây tổn thất đường), khó khăn cho quá trình ép do ma sát gây

mòn vỏ trục và quá trình chế luyện như đóng cặn thiết bị, tiêu tốn nhiều hóa
chất trong quá trình làm sạch.
+ Tạp chất nhiều lượng bã sẽ lớn, tổn thất đường theo bã sẽ tăng.
Các yếu tố trên đều dẫn đến thu hồi thấp.

Trang 10


GVHD: Huỳnh Thị Phương Loan

Báo cáo Thực tập nhà máy đường Phụng Hiệp

CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CỦA NHÀ MÁY VÀ CÁC

CÔNG ĐOẠN TRONG QUY TRÌNH SẢN XUẤT
I. Quy Trình Công Nghệ Sản Xuất Đường RE chi tiết tại nhà máy

Hình 2. Quy trình công nghệ sản xuất đường RE tại Nhà máy

Trang 11


GVHD: Huỳnh Thị Phương Loan

Báo cáo Thực tập nhà máy đường Phụng Hiệp

1. Thuyết minh dây chuyền công nghệ:
- Chặt mía và vận chuyển mía: Mía chín được thu hoạch bằng phương
pháp thủ công, sau đó được vận chuyển đến Nhà máy bằng ghe (đường sông).
- Kiểm tra chất lượng mía: Mía được kiểm tra sơ bộ bằng phương pháp

cảm quan để quyết định việc thu mua hợp lý. Ngoài ra, dựa vào kết quả đó để
điều chỉnh các thông số kỹ thuật để có quá trình sản xuất phù hợp.
- Cân mía: Sau khi được kiểm tra sơ bộ chất lượng, nếu đạt tiêu chuẩn
tiếp nhận thì sẽ được cẩu từ ghe lên bàn cân để xác định khối lượng.
- Cẩu mía đi ép: Từ bãi hoặc ghe, mía được cẩu chuyển sang bục xả
mía.
- Bục xả mía và bàn lùa mía: Để đảm bảo mía chuyển xuống băng
chuyền liên tục và đều, Nhà máy dùng hai băng xả thẳng góc với băng chuyền
có tốc độ có thể điều chỉnh được. Bục xả và bàn lùa có nhiệm vụ cấp mía
xuống băng tải đồng đều, thuận lợi cho xử lý sơ bộ.
- Băng tải mía: Có nhiệm vụ vận chuyển mía vào sản xuất, ở đây băng
tải được chia làm hai phần, phần ngoài là băng tải xích bằng thép có nhiệm vụ
tiếp nhận mía từ bục xả và bàn lùa để vận chuyển mía qua các dao băm, còn
phần trong là băng tải làm bằng cao su có nhiệm vụ đưa mía vào ép.
- Máy khỏa bằng: Máy khỏa bằng gồm có khỏa bằng trên bàn lùa để
san lớp mía xuống xích tải được đều và khỏa bằng trên xích tải đặt trước các
dao chặt có nhiệm vụ san đều lớp mía trên xích để mía đi vào dao chặt được
đều.
- Dao chặt mía: Có nhiệm vụ băm mía thành nhửng mảnh nhỏ, phá vở
các tế bào mía để tạo thuận lợi cho ép trích ly.
- Máy đánh tơi: Sau khi qua dao chặt còn nhiều cây mía chưa được băm
nhỏ, mục đích máy đánh tơi là xé mía ra thành từng sợi, để nâng cao năng suất
ép và hiệu suất ép, sau khi đánh tơi xong được đưa xuống băng tải cao su sang
máy rà kim loại.
- Máy rà kim loại: Là một nam châm điện dùng để hút sắt ra khỏi hỗn
hợp mía nhằm tránh sự cố trục ép cán phải các mảnh kim loại lớn khi mía vào
máy ép.
- Ép mía: Mục đích giai đoạn này là lấy kiệt nước mía có trong cây mía
tới mức tối đa cho phép. Nhằm nâng cao hiệu quả thu hồi đường, ta chọn chế
độ dùng nước tưới thẩm thấu kép có nhiêt độ 65-750C. Sau khi mía ép xong bã


Trang 12


GVHD: Huỳnh Thị Phương Loan

Báo cáo Thực tập nhà máy đường Phụng Hiệp

được đưa về lò hơi để đốt, nước mía hỗn hợp được đưa qua lưới lược sàn
cong.
- Lưới lược sàn cong: Nước mía hỗn hợp còn lẫn vụn bã mía nhiều nên
được lược qua lưới lược sàn cong, bã lọc được vít tải đưa về máy ép 2, còn
nước mía được bơm qua bồn chứa nước mía hỗn hợp.
- Cân nước mía hỗn hợp: Để biết được lượng nước mía đưa vào dây
chuyền sản xuất nhằm để tính toán lượng hóa chất bổ sung vào tại công đoạn
chế luyện.
- Gia vôi sơ bộ: Gia vôi sơ bộ có pH = 6.2-6.8, ở đây ta bổ sung lượng
P2O5 dưới dạng H3PO4 từ 12 Kg cho 100 tấn mía và sữa vôi có nồng độ từ 810 Be. Quá trình này có tác dụng trung hòa nước mía giảm sự chuyển hóa và
phân hủy đường, ức chế sự phát triển vi sinh vật.
-Gia nhiệt 1: Gia nhiệt nước mía lên 65-70 0C nhằm ức chế sự phát
triển vi sinh vật, tăng tốc độ phản ứng, loại không khí ra khỏi dung dịch giảm
sự tạo bọt.
- Trung hòa 2: ( pH: 7-8) với tần suất 1 mẫu/ 1 lần sản xuất.
- Gia nhiệt 2: Sau khi nước mía được trung hòa lần 2, nước mía được
đưa đi gia nhiệt 2 nâng nhiệt độ lên 100-1050C nó có tác dụng làm giảm độ
nhớt của dung dịch, tạo điều kiện cho quá trình lắng lọc tiếp theo.
-Tản hơi: Làm giảm nhiệt độ của nước mía tránh hiện tượng đối lưu
trong bồn lắng, gây khó khăn cho quá trình lắng, ngoài ra còn làm thoát đi một
lượng hơi nước tránh hiện tượng nâng cao áp suất trong bồn lắng.
- Lắng chìm: Nước mía sau khi gia nhiệt 2 được chuyển đến thiết bị

lắng chìm với mục đích tách phần rắn kết tủa và thu lấy chè trong. Sau khi
lắng ta thu được khoảng 80% lượng nước mía trong, phần còn lại là chè bùn.
Trước khi bốc hơi nước mía còn lọc qua sàng cong để loại các tạp chất nổi còn
lẫn theo chè trong.
- Gia nhiệt 3: Nâng nhiệt độ của nước mía lên đạt 110-115 0C trước khi
đem đi bốc hơi để đạt hiệu quả bốc hơi nước nhanh do lợi dụng quá trình tự
bốc .
- Bốc hơi :Nước mía được đưa vào thiết bị bốc hơi ống chùm, 2 hiệu
đầu làm việc với điều kiện áp lực, 3 hiệu cuối làm việc ở điều kiện chân không
cao dần đến hiệu cuối, dùng hơi thải từ turbine và hơi giảm áp từ lò hơi để cấp
cho hiệu đầu. Nước ngưng tụ được đưa về cấp lại cho lò hơi. Hơi cung cấp cho

Trang 13


GVHD: Huỳnh Thị Phương Loan

Báo cáo Thực tập nhà máy đường Phụng Hiệp

hệ thống bốc hơi theo nguyên tắc hơi thứ của hiệu trước được dùng làm hơi
đốt cho hiệu sau, riêng ở hiệu 1 hơi thứ được trích làm hơi đốt cho hiệu 2, gia
nhiệt lần 2 và một phần cho nấu đường, hơi thứ hiệu cuối được rút ra ngoài
nhờ hệ thống tạo chân không cột Z loại phun (jet condenser), nồng độ sirô ra
khỏi hiệu cuối có Bx=50-60% được đem đi lắng nổi sirô. Sau đó được lọc và
chứa trong thùng chứa mật chè. Chè bùn được đưa đến thiết bị lọc chân không,
nước lọc chè thu được sẽ được đem đi lắng nổi nước chè phần bả bùn được
dùng làm phân bón.
- Nấu đường: Mật chè tinh được đem đi nấu đường nhằm thực hiện quá
trình kết tinh đường từ dung dịch quá bão hòa, chuyển đường từ dạng hòa tan
sang dạng kết tinh. Quá trình nấu đường được thực hiện trong nồi nấu chân

không để giảm nhiệt độ sôi của dung dịch, tránh hiện tượng caramen và phản
ứng phân hủy đường.
- Trợ tinh: Sau khi nấu đường non là hỗn hợp gồm tinh thể và mật cái,
đường non được xả xuống thiết bị trợ tinh, tại đây đường tiếp tục kết tinh phần
đường còn lại trong mật và làm hạt đường rắn chắc lại tạo điều kiện cho quá
trình ly tâm được dễ dàng, khi ly tâm dùng nước nóng để rửa mà hạt đường
không bị mài mòn.
- Ly tâm: Là giai đoạn tách tinh thể ra khỏi mật bằng lực ly tâm trong
các thùng quay với tốc độ lớn. Đối với đường B, C ta sử dụng thiết bị ly tâm
liên tục, đối với đường A, E sử dụng thiết bị ly tâm gián đoạn.
- Sấy đường: Sau khi thu được sản phẩm đường qua thiết bị ly tâm đối
với đường A sản phẩm có độ ẩm 0.04 – 0.05%, sấy nhằm làm cho màu sắc
đường thành phẩm được sáng và đường khô, không bị chuyển hóa và biến màu
khi bảo quản. Tại Nhà máy sử dụng thiết bị sấy loại sàng rung kết hợp sấy
tầng sôi.
- Đóng bao và bảo quản: Sau khi sấy và làm nguội ta thu được sản phẩm
đường, được gàu tải chuyển đến thiết bị đóng bao và đưa vào kho bảo quản.
2. Công nghệ sản xuất:
Để sản xuất đường RE thì ở nước ta hiện nay không thể sử dụng trực
tiếp từ nước mía chế biến ra được, mà phải sử dụng nguyên liệu từ đường thô.
Do đó, muốn từ mía cây sản xuất ra đường RE thì trước tiên là phải sản xuất ra
đường thô, sau đó từ đường thô sản xuất được hoặc mua bên ngoài về sẽ được
quậy hồi dung lại và xử lý các bước làm sạch tiếp theo để chế biến ra đường
RE có chất lượng cao.

Trang 14


GVHD: Huỳnh Thị Phương Loan


Báo cáo Thực tập nhà máy đường Phụng Hiệp

* Sản xuất đường thô theo quy trình như sau:
Mía cây

Xử lý

Đốt lò sinh hơi

Ép trích ly

Nước mía hỗn hợp

Bã mía

Định lượng

Sữavôi
H3PO4

Gia vôi sơ bộ
(pH = 6.2-6.8)

Gia nhiệt 1
(t = 65-70 oC)

Bã bùn

Gia vôi chính
(pH = 7-8)


Lọc bùn

o

Sữavôi

Nước mía
lọc trong

Gia nhiệt 2
(t = 100-105 oC)
o

Lắng trong
( lắng chìm)
Gia nhiệt 3
(t = 110-115 oC)
o

Chè bùn

Nước mía trong

Bọt nổi
H3PO4

Bốc hơi

Chè lọc trong sau lắng nổi


Lắng nổi chè lọc
Canxi Saccharate Chất trợ lắng

Canxi Saccharate H3PO4 Chất trợ lắng

Mật chè thô
(si rô thô)

Bọt nổi

Lắng nổi mật chè
Mật chè tinh (si rô tinh)
Nấu đường 3 hệ A-B-C hoặc 2 hệ A-C

Ly tâm
Đường thô

Trang 15

Thùng quậy magma & hồi dung
đểsản xuất đường RE


GVHD: Huỳnh Thị Phương Loan

Báo cáo Thực tập nhà máy đường Phụng Hiệp

Hình 3.1: Quy trình công nghệ sản xuất
đường thô từ nguyên liệu mía.


* Thuyết minh quy trình:
Mía cây được chở đến nhà máy bằng ghe sẽ được cẩu lên cân cân trọng
lượng và đưa sang bàn lùa mía để tiếp mía xuống băng tải. Sau khi qua khỏa
bằng, mía sẽ được băng tải đưa qua các dao băm mía để xử lý xé tơi thành
những mảnh nhỏ nhằm phá vỡ cấu trúc của cây mía, giúp cho quá trình ép
trích ly được dễ dàng.
Mía sau khi qua các dao băm sẽ được đưa vào hệ thống 05 máy ép để
ép trích ly nước mía nhờ băng tải cao su vận chuyển, trên băng tải cao su có bố
trí máy tách sắt để tách sắt lẫn trong mía nhằm tránh gây hư hỏng cho các máy
ép. Tại công đoạn ép áp dụng phương pháp ép có thẩm thấu kép để nhằm trích
ly triệt để đường trong các tế bào mía. Nước mía ép được từ máy ép 1 và máy
ép 2 sẽ được gom chung vào thùng chứa nước mía hỗn hợp để bơm lên lược
sàn cong lọc tách vụ bã, vụn bã này sẽ được đưa về chung với bã mía sau máy
ép 1, nước mía ép của máy ép 3 sẽ sử dụng để thẩm thấu cho phần bã ép ra sau
máy ép 1, nước mía của máy ép 4 dùng thẩm thấu cho bã sau máy ép 2, nước
mía của máy ép 5 sử dụng để thẩm thấu cho bã mía sau máy ép 3, riêng bã mía
sau khi ra khỏi máy ép 4 sẽ sử dụng nước nóng có nhiệt độ 60-80 oC để thẩm
thấu. Nước mía được sử dụng sau quá trình ép được gọi là nước mía hỗn hợp
sau đó sẽ được đưa qua công đoạn làm sạch và nấu đường thô. Bã mía sau khi
ép kiệt đạt độ ẩm dưới 52%, Pol bã ≤ 2.5% sẽ được băng tải bã đưa qua lò hơi
để đốt sinh hơi, hơi quá nhiệt đưa qua turbine phát điện, turbine ép, turbine
cấp nước là và một phần đưa sang giảm ôn, giảm áp sử dụng cho công nghệ.
Nước mía hỗn hợp thu được từ công đoạn ép mía (có pH = 4-4.8) sau
khi định lượng sẽ được cho vào thùng chứa, tại đây nước mía được bổ sung
acid Phosphoric (H3PO4) 85% với liều lượng thích hợp và sữa vôi vào để đạt
đến pH = 6.2-6.8, sau đó được gia nhiệt lần 1 đạt 65-70 oC nhằm tạo điều kiện
cho các chất trong nước mía phản ứng với vôi tạo kết tủa CaCO3, Ca3(PO4)2…
đồng thời tiêu diệt vi khuẩn tránh chuyển hóa đường Saccharose. Sau đó nước
mía được gia vôi chính đạt đến pH = 7 - 8 để tạo các kết tủa hấp phụ các tạp

chất, chất keo, chất màu…và đưa qua gia nhiệt lần 2 đạt 100-105oC. Mục dích
gia nhiệt lần 2 là để cho phản ứng xảy ra hoàn toàn và làm giảm độ nhớt của
dung dịch tạo điều kiện thuận lợi cho lắng. Trước khi đi vào thiết bị lắng, nước
mía sẽ đi qua thiết bị tản nhiệt để loại bỏ không khí và hơi lẫn trong dung dịch
nước mía tránh xáo trộn trong khi lắng, giúp cho quá trình lắng nhanh và đạt
hiệu quả tốt hơn. Sau khi qua tản nhiệt, nước mía sẽ được đưa vào thiết bị lắng
chìm, tại thiết bị lắng chìm có bổ sung chất trợ lắng vào dung dịch nước mía
để hỗ trợ kết khối các kết tủa lắng xuống nhanh hơn. Trong quá trình lắng,
dung dịch nước mía sẽ được tách ra thành 2 phần:
- Nước mía trong (hay chè trong) được đưa đi gia nhiệt và bốc hơi.
- Nước bùn được đưa sang thiết bị lọc bùn, nước mía lọc trong được
đưa sang lắng nổi để tách tạp chất, tại thiết bị lắng nổi có bổ sung thêm H3PO4,
Canxi saccharate để tạo kết tủa hấp phụ các chất màu và chất keo cùng với các
tạp chất có trong dung dịch, chất trợ lắng nổi cùng được bổ sung vào để liên

Trang 16


GVHD: Huỳnh Thị Phương Loan

Báo cáo Thực tập nhà máy đường Phụng Hiệp

kết phần kết tủa thành khối lớn giúp nổi nhanh hơn. Sau khi lắng nổi xong
phần nước mía lắng trong sẽ được đưa đi gia nhiệt và phần bã nổi đưa về
thùng nước bùn để lọc lại, phần bã bùn lọc sẽ được đưa đi làm phân hữu cơ.
Nước mía trong thu được sau khi lắng chìm sẽ được đưa đi gia nhiệt lần
3 đạt 110-115 oC nhằm mục đích nâng cao khả năng tự bốc của dung dịch và
tiêu diệt vi sinh vật có trong nước mía rồi đưa vào hệ thống bốc hơi chân
không gồm 5 hiệu bốc hơi. Tại đây chè trong từ Bx = 13-15% sẽ được cô đặc
thành mật chè thô (hay còn gọi là si rô thô) có nồng độ Brix đạt 55.6 - 63%.

Mật chè thô sau đó được đưa vào hệ thống lắng nổi để tách các tạp chất còn
lại, các chất keo và chất màu nhờ kết tủa tạo thành khi bổ sung vào dung dịch
H3PO4, Canxi saccharate và chất trợ lắng nổi. Mật chè trong thu được sau quá
trình lắng nổi này được gọi là mật chè tinh (hay si rô tinh) sẽ được đưa sang
công đoạn nấu đường thô, còn bã nổi thu hồi sẽ được đưa về thùng chứa nước
bùn để lọc thu hồi đường.
Nấu đường thô được thực hiện theo phương thức nấu 03 hệ A, B, C
hoặc 02 hệ A-C tùy vào chất lượng của nguồn nguyên liệu.
Quy trình Nấu – Trợ tinh – Ly tâm của mỗi hệ là tương ứng và độc lập
nhau.
- Mật chè tinh, đường B và đường C hồi dung, mật loãng A sẽ sử dụng cho
nấu đường A.
- Mât A loãng, A nguyên sẽ được sử dụng cho nấu đường B.
- Mật A nguyên, Mật B và loãng C (nếu có) được sử dụng để nấu đường C.
Sản phẩm đường A chính là đường thô sẽ được đưa đến thùng quậy hồi
dung để sản xuất đường RE, đường B và C sau ly tâm sẽ được quậy hồi dung
và bơm về thùng chứa để nấu đường A, các loại mật sử dụng để nấu lại như
mô tả ở trên được bơm về các thùng chứa tương ứng, còn mật C là mật cuối
cùng được bơm qua bồn chứa mật rỉ để bán hoặc sử dụng cho sản xuất cồn,
bột ngọt…
Để sản xuất đường RE từ đường thô thì hiện tại trên thế giới có rất nhiều
giải pháp công nghệ để thực hiện. Tuy nhiên, đối với các Nhà máy đường ở
nước ta hiện nay chủ yếu sử dụng 2 phương pháp làm sạch dung dịch hồi dung
để sản xuất đường RE, đó là phương pháp cacbonat hóa và phương pháp
phosphate hóa.

Trang 17


GVHD: Huỳnh Thị Phương Loan


Báo cáo Thực tập nhà máy đường Phụng Hiệp

II. Các Công Đoạn Trong Quy Trình Sản Xuất:

Nước nóng TT

Cây mía
Đánh giá
chất lượng

Đạt
Xử lý

Ép 2

Ép 1

Nước ép 1
Chất diệt khuẩn

nước ép 2

Ép 3

nước ép 3

Ép 4

nước ép 4


NMHH

Chất diệt khuẩn

Hình 3. Sơ đồ công đoạn xử lý và ép mía

1. Xử lý sơ bộ mía cây:
Vận chuyển, xử lý sơ bộ và cấp mía cho máy ép có ý nghĩa quan trọng, vì nó
góp phần làm giảm tổn thất đường trong mía, đảm bảo cho sản xuất liên tục,
ổn định công suất nhà máy, nâng cao hiệu suất ép và hiệu suất tổng thu hồi.
Các thiết bị xử lý sơ bộ tại nhà máy:
( Cây mía -> cẩu mía -> cân mía -> bục xả -> bàn lùa -> băng tải mía ->
máy khỏa bằng -> 3 dao băm -> băng tải cao su -> máy tách sắt)
1.1 .Cẩu mía: có nhiệm vụ bốc dỡ mía đến cân để kiểm tra trọng lượng, đưa
mía đến bàn lùa để chuẩn bị cho quá trình vận chuyển và xử lý mía tiếp theo.
Cấu tạo: là loại cẩu dầm ngang có trọng tải nâng 10 tấn.
Tại Nhà máy hiện tại có 02 hệ thống cẩu mía.
1.2. Bục xả, bàn lùa: Để phân bố mía xuống bàn lùa, băng tải được đều hơn.
Hệ thống xả mía gồm 02 bục xả có cấu tạo:
- Kích thước: 7x7m
- Kích thước lá tải: dài190 x rộng 240 x dày 6 mm
- Bục xả gồm 4 cọng xích, 212 lá tải, 8x212=1696 bộ bulông M12x30.
Một cọng có 106 cặp mắc xích, bước xích là 150mm.

Trang 18

Ép 5

Tồn trữ

bã mía


GVHD: Huỳnh Thị Phương Loan

Báo cáo Thực tập nhà máy đường Phụng Hiệp

- Công suất động cơ truyền động: 15HP
1.3. Băng tải mía: Mía được chuyển vào máy ép nhờ thiết bị này.
Cấu tạo: - Kích thước: 1220 x 4360 0mm (chu vi = 90 m)
- Kích thước lá tải 188x1200x86
- Độ nghiêng từ khỏa bằng đến dao chặt: 20012
- Công suất truyền động: 30KW/1445RPM
1.4 Máy khỏa bằng: có nhiệm vụ san bằng lớp mía trên xích, làm cho mía
vào dao chặt 1 đều hơn, tránh để lượng mía nạp vào dao 1 quá nhiều gây quá
tải hoặc nghẽn dao chặt.
Cấu tạo thiết bị: Trục được làm bằng thép, được truyền động bằng motor khớp
nối qua hợp giảm tốc bánh vít - trục vít, trên trục được lắp bởi các cánh. Tốc
độ quay của trục là 70 vòng/phút và ngược với hướng di chuyển của mía. Các
cánh khỏa bằng gồm 15 cánh làm bằng thép với kích thước dài 175x rộng 75x
dày 8 mm, đường kính trục là 40 mm.
1.5. Dao băm 1,2,3: Dao băm sẽ băm mía thành từng mảnh nhỏ, phá vỡ tế
bào mía, san mía thành những lớp dầy ổn định trên băng tải, làm tăng qúa trình
kéo mía vào máy ép không bị trượt, làm tăng hiệu suất ép vì đã phá vỡ lớp vỏ
mía và giúp việc ép, trích để lấy được nước mía dễ dàng.
Dao băm gồm 1 trục bằng thép rèn có các ống bằng thép đúc, trên đó dao
được gắn an toàn trên các mặt phẳng khác nhau, trục được đỡ bằng ổ bi 2 dãy
và nối trực tiếp với motor có công suất 450kw, quay ở tốc độ 743 vòng/phút
cho dao 1, 750 vòng/phút cho dao 2 và 3. Dao chặt 1 được lắp đặt 80 lưỡi dao,
khe hở mũi dao đến lá tải hiện tại 300mm, dao 2 có 140 lưỡi khe hở từ mũi

dao đến lá tải là 45mm và dao 3 là 180 lưỡi khe hở 14mm.
Để công suất và hiệu suất ép được cao người ta lắp đặt 3 dao đặt nối tiếp nhau.

Trang 19


GVHD: Huỳnh Thị Phương Loan

Báo cáo Thực tập nhà máy đường Phụng Hiệp

Hình 4. Cấu tạo dao băm mía

Sau khi được xử lý sơ bộ xong, mía được băng tải cao su chuyển đến
máy khử sắt ở đây các dụng cụ bằng sắt được loại ra để tránh gây hư hỏng cho
thiết bị ép mía và sau đó được tiếp tục đưa đến máy ép để ép trích ly nước mía.
2. Công đoạn ép:
Mục đích: Mục đích của công đoạn ép là để lấy kiệt lượng nước mía trong cây
mía đến mức tối đa. Dưới tác dụng của lực cơ học tác dụng lên các tế bào mía
sau khi phá vỡ lớp vỏ cứng làm cho nước mía được ép chảy ra.
Trong quá trình ép trích ly nước mía, hầu hết các nhà máy đều sử dụng thêm
nước thẩm thấu để tăng khả năng trích ly nước mía. Lượng nước thẩm thấu sử
dụng thường khoảng 25-30% so với mía ép.
Mía

Nước thẩm thấu

Nước tt




Trang 20


GVHD: Huỳnh Thị Phương Loan

Nước mía hỗn hợp

Báo cáo Thực tập nhà máy đường Phụng Hiệp

Khâu hóa chế

Hình 7. Sơ đồ công nghệ công đoạn ép mía

Cấu tạo: Hệ thống ép trích ly của Nhà máy gồm có 5 máy ép, mỗi máy ép
gồm 3 trục ép và 1 trục nạp liệu cưỡng bức.
- Các trục được gắn trên giá máy thẳng, do máy ép là loại thiết bị làm
việc nặng, trục ép quay với tốc độ chậm nên sử dụng các gối đỡ có dẫn nước
làm nguội và được lót bằng bạc đồng có rãnh dầu bôi trơn thường xuyên. Để
tăng khả năng trích nước mía người ta sử dụng thêm cối nén dầu được lắp
ngay trên trục đỉnh để tạo áp lực nén trục đỉnh.
- Mía được đưa từ miệng ép trước sang miệng ép sau nhờ tấm dẫn và
lược đáy.
Cấu tạo của trục ép: Vỏ trục ép được làm bằng gang. Lõi trục ép được làm
bằng loại hợp kim đặc biệt có khả năng chịu lực lớn.
+ Chiều dài trục nạp liệu, trước và sau là L = 1694 mm còn trục đỉnh
1688mm
+ Đường kính trục D = 850 mm
Những yêu cầu trong công đoạn ép:
- Đảm bảo công suất ép, hiệu suất ép.
- Đảm bảo hệ số an toàn thiết bị.

- Đảm bảo thông số kỹ thuật: pol bã, ẩm bã.

Trang 21


GVHD: Huỳnh Thị Phương Loan

01
02
03
04
05
06
07
08
09

Nắp chụp đỉnh
Nắp chụp bên
Cầu lược đáy
Lược đỉnh
Lược mặt
Cầu trục dao xỉa bã
Trục nạp liệu
Vành trục tĩnh trục đỉnh
Trục đỉnh

Báo cáo Thực tập nhà máy đường Phụng Hiệp

10

11
12
13
14
15
16
17
18

Trục trước
Trục sau
Bệ máy
Máng hứng dầu
Bulong vít điều chỉnh trục
Bulong móng
Thiết bị bôi trơn
Máng hứng nước mía
Máng che nước mía trục nạp liệu

Hình 9. Cấu tạo máy ép mía

3. Công đoạn làm sạch:
Nước mía thu được ở trục ép 1 và 2 được gọi là nước mía hỗn hợp. Nước mía
hỗn hợp được đưa sang hoá chế để tiếp tục công đoạn chế luyện

Trang 22


GVHD: Huỳnh Thị Phương Loan


Báo cáo Thực tập nhà máy đường Phụng Hiệp

Nước mía hổn hợp

Cân nước mía hổn hợp
(pH=6.2-6.8)
Gia nhiệt 1
(nhiệt độ=65-70oc)
Bã lọc

LN nước chè

H3 PO4
(12kg/100 tấn mía)

Ca (OH)2
(8-10oBe)

Gia vôi chính
(pH=7 - 8)

chè lọc
Cám mía
Lọc
chân không

Bùn

Bã bùn (w<75%
Pol< 3%)


Gia nhiệt 2
(nhiệt độ: 100-105oc)

Lắng

Chè trong

Gia nhiệt 3
(nhiêt độ 110-115oc)
Bốc hơi

Ly tâm
Trao đổi ion

Xirô Nguyên

(Bx:55.6- 63%)
Lắng nổi sirô

Sirô tinh

Trang 23

Lọc đa cấp
Lắng nổi hồi dung

Nấu
Đường thô A


Bã LNHD


GVHD: Huỳnh Thị Phương Loan

Báo cáo Thực tập nhà máy đường Phụng Hiệp

3.1. Gia vôi sơ bộ:
Đưa nước mía đến pH nước mía lên 6.2-6.8. Mục đích trung hoà lượng
axit trong nước mía nhằm hạn chế sự chuyển hóa đường saccroza và kiềm chế
sự phát triển của vi sinh vật.
Nồng độ sữa vôi cho vào thường sử dụng 8-10o Be.
3.2. Gia nhiệt lần 1: đưa nhiệt độ nước mía lên 65-70o C
Mục đích: Loại bớt bọt khí trong nước mía, sát trùng, kiềm chế và ngăn
ngừa sự phát triển của vi sinh vật, làm mất nước của các keo ưa nước, làm
đông tụ các chất keo từ đó tạo điều kiện cho phản ứng kết tủa xảy ra nhanh
chóng và hoàn toàn.
Thiết bị sử dụng cho gia nhiệt kiểu ống chùm thẳng đứng.
- Cấu tạo:
+ Thiết bị kiểu ống chùm: vỏ làm bằng thép thường, tuần hoàn nhiều
vòng, có diện tích truyền nhiệt 120 - 240 m2, thân trụ đáy phẳng, ống truyền
nhiệt được làm bằng inox 304:  45 mm được ghép bằng cách nông và hàn
vào mặt sàng.

Hình 11. Thiết bị gia nhiệt kiểu ống chùm

1 – Ống nhiệt; 2 – Mặt sàn gắn ống; 3 – Buồng phân phối;
4 – Tấm ngăn; 5 – Nắp; 6 – Thân thiết bị.
3.3. Gia vôi chính:
Ở giai đoạn này nước mía được nâng lên pH = 7 - 8 nhằm mục đích làm

ngưng kết thêm một số keo, sát khuẩn và tiếp tục kết tủa Ca2+.
3.4. Gia nhiệt lần 2:

Trang 24


GVHD: Huỳnh Thị Phương Loan

Báo cáo Thực tập nhà máy đường Phụng Hiệp

Nước mía sau trung hòa được bơm đi gia nhiệt lần 2 ở thiết bị gia nhiệt
kiểu ống chùm. Tại đây, nhiệt độ của nước mía được nâng lên khoảng từ 100 –
105oC. Mục đích của gia nhiệt lần 2 là giảm độ nhớt của nước mía, tăng nhanh
tốc độ lắng.
3.5. Lắng chìm:

Hình 12. Cấu tạo thiết bị lắng

Mục đích: Nước mía sau khi được gia nhiệt lần 2 được cho vào thiết bị
lắng. Quá trình lắng được tiến hành trong thiết bị lắng chìm hình trụ có nhiều
ngăn: 1 ngăn phân phối ở trên cùng, các ngăn giữa có tác dụng lắng và ngăn
dưới cùng có phần trụ đáy để chứa bùn, đáy các ngăn lắng có dạng hình côn.
Nước mía trong được lấy ra ở phần trên của mỗi ngăn. Phần nước bùn ở đáy
các ngăn được cánh cào chuyển đến ngăn chứa bùn và sau đó được đưa sang
thiết bị lọc chân không. Phần nước mía trong ở các ngăn được tập trung về 1
máng chứa bên ngoài thiết bị lắng và tiếp tục chảy đến sàn cong để tách loại
thêm những tạp chất lơ lửng.
Cấu tạo và nguyên lí hoạt động: lắng chìm có 4 ngăn và một ngăn
phân phối, nước mía vào ngăn phân phối thông qua ống trung tâm sau đó đi
vào 4 ngăn (4 ngăn lắng và phân phối độc lập với nhau). Trong các ngăn lắng

nước mía sẽ được chia làm 2 phần: phần chè trong nổi lên và nước chè bùn
lắng xướng đáy. Nước mía trong sẽ được rút ra ngoài thông qua ống rút chè
trong. Phần bùn lắng đọng ở đáy sẽ được các cánh cào, cào xuống giếng gôm
bùn và được rút ra ngoài thông qua ống rút bùn và bùn này được đưa đến lọc
chân không.
3.6. Lọc (lọc chân không thùng quay):

Trang 25


×