Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài thuộc Chi Uvaria L. - họ Na (Annonaceae) (TT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 28 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
…………***…………

HỒ VIỆT ĐỨC

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH SINH
HỌC CỦA MỘT SỐ LOÀI THUỘC CHI UVARIA L. - HỌ NA
(ANNONACEAE)

Chuyên ngành: Hóa học hữu cơ
Mã số: 62.44.01.14

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC

HÀ NỘI - 2015


Công trình đƣợc hoàn thành tại:
Viện Hoá sinh biển
Viện Hàn lâm Khoa học và Công Nghệ Việt Nam

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1. PGS. TS. Phan Văn Kiệm
Viện Hóa sinh biển - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
2. PGS. TS. Nguyễn Thị Hoài
Khoa Dược - Trường Đại học Y Dược Huế - Đại học Huế

Phản biện 1: .............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................


Phản biện 2: .............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
Phản biện 3: .............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại: Viện
Hóa sinh biển - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Số 18 Hoàng
Quốc Việt - Cầu Giấy - Hà Nội.
Vào hồi
giờ ngày tháng năm
Có thể tìm hiểu Luận án tại:


I. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN
1. Đặt vấn đề
Sự tác động của con người vào tự nhiên trong quá trình sinh sống và phát triển
kinh tế làm cho môi trường ngày càng suy thoái, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức
khỏe và sự phát triển bền vững của nhân loại. Cùng với thiên tai, tình trạng bệnh
tật diễn biến ngày càng phức tạp và khó lường. Gần đây thế giới luôn phải đối mặt
với những bệnh nguy hiểm và có khả năng lan rộng thành đại dịch ở quy mô toàn
cầu. Có thể lấy một số ví dụ điển hình như HIV/AIDS, ung thư, viêm đường hô
hấp cấp SARS, cúm gia cầm H5N1, cúm lợn H1N1, dịch Ebola... Thực tế đó đã
thúc đẩy chúng ta luôn phải tìm kiếm các thuốc chữa bệnh mới, có hiệu quả cao
hơn, tác dụng chọn lọc và giá thành rẻ hơn.
Một trong những con đường hữu hiệu để tìm ra các chất có hoạt tính tiềm
năng, có thể phát triển thành thuốc chữa bệnh là đi từ các hợp chất có nguồn gốc
thiên nhiên. Các hợp chất này thường phù hợp với cơ thể sống, ít độc và thân thiện
với môi trường nên có thể sử dụng trực tiếp để làm thuốc, hoặc làm các mô hình

để nghiên cứu tổng hợp thuốc mới. Nhiều hợp chất có nguồn gốc tự nhiên đã được
phát triển thành các loại thuốc chữa bệnh có hiệu quả cao như taxol, taxotere từ
cây Thông đỏ (Taxus brevifolia); vinblastine, vincristine từ cây Dừa cạn
(Catharanthus roseus); shikimic acid từ cây Đại hồi (Illicium verum); artemisinin
từ cây Thanh hao hoa vàng (Artemisia annua).
Có hai hướng chính trong việc tìm kiếm các hoạt chất có hoạt tính sinh học đó
là từ con đường sàng lọc tự nhiên và từ kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của người
dân địa phương. Tri thức bản địa đóng vai trò quan trọng trong tìm kiếm thuốc
mới với việc giảm thiểu các chi phí sàng lọc ban đầu và các tác dụng đã được định
hướng bởi quá trình nghiên cứu là chứng minh kinh nghiệm sử dụng của người
dân.
Quá trình điều tra và tìm hiểu kinh nghiệm chữa bệnh của đồng bào dân tộc
Pako, Vân Kiều cho thấy một số loài thuộc chi Uvaria gồm Uvaria grandiflora
Roxb. ex Hornem, Uvaria cordata (Dun.) Wall. ex Alston. và Uvaria fauveliana
(Fin. & Gagnep.) Ast đã được sử dụng trong các bài thuốc chữa bệnh liên quan
đến khối u ở địa phương. Các nghiên cứu ban đầu của chúng tôi cho thấy cao chiết
methanol từ các loài trên thể hiện hoạt tính gây độc tế bào in vitro đối với 6 dòng
tế bào ung thư thử nghiệm, bao gồm LU-1 (ung thư phổi), KB (ung thư biểu mô),
1


MDA-MB-231 (ung thư vú), Hep-G2 (ung thư gan), SW-480 (ung thư ruột kết) và
MKN-7 (ung thư dạ dày). Hơn nữa, cho đến nay các loài Uvaria grandiflora,
Uvaria cordata và Uvaria fauveliana ít được nghiên cứu về thành phần hóa học
và hoạt tính sinh học ở trong nước cũng như trên thế giới.
Từ những lí do trên, chúng tôi đề xuất đề tài: “Nghiên cứu thành phần hóa
học và hoạt tính sinh học của một số loài thuộc chi Uvaria L. - họ Na
(Annonaceae)”.
2. Đối tƣợng nghiên cứu và nội dung của luận án
- Đối tượng nghiên cứu của luận án là 3 loài thuộc chi Uvaria gồm Uvaria

grandiflora Roxb. ex Hornem, Uvaria cordata (Dun.) Wall. ex Alston. và
Uvaria fauveliana (Fin. & Gagnep.) Ast.
- Nội dung chính của luận án là:
1. Nghiên cứu để làm rõ thành phần hóa học chính của các loài U.
grandiflora, U. cordata và U. fauveliana.
2. Thử nghiệm hoạt tính sinh học của các phân đoạn và của hợp chất tách ra
từ các loài trên để tìm kiếm các hoạt chất phục vụ cuộc sống.
3. Những đóng góp mới của luận án
3.1. Đã phân lập và xác định cấu trúc của 4 hợp chất mới [()-3-Odebenzoylzeylenone, grandionoside A, cordauvarin A, ufaside] và 21 hợp chất đã
biết từ 3 loài Uvaria nghiên cứu. Trong đó, 7 hợp chất [(Z)-3-hexenyl-1-O-β-Dglucopyranoside, sakurasosaponin, ardisiacrispin B, cyathoviridine, ()spathulenol, 5β,6β-epoxyalnusane-3α-ol và (22E,24R)-ergosta-4,6,8(14),22tetraen-3-one] được phân lập lần đầu tiên từ chi Uvaria.
3.2. Đã phát hiện các cao chiết MeOH từ phần trên mặt đất của loài U. grandiflora
và lá U. cordata thể hiện hoạt tính ức chế trên in vitro đối với 6 dòng tế bào ung
thư thử nghiệm (Hep-G2, KB, LU-1, MKN-7, MDA-MB-231, SW-480) với các
giá trị IC50 lần lượt là 0,62–7,51, 15,63–18,51 µg/mL.
3.3. Đã phát hiện các cao chiết phân đoạn (n-hexane, CHCl3, EtOAc, n-BuOH) từ
phần trên mặt đất của loài U. grandiflora có tác dụng ức chế các dòng tế bào
MDA-MB-231 (IC50: 0,97–22,72 µg/mL) và MKN-7 (IC50: 1,31–18,77 µg/mL)
trong đó phân đoạn CHCl3 và n-hexane thể hiện hoạt tính mạnh nhất; các cao chiết
phân đoạn tương tự từ lá U. cordata thể hiện hoạt tính rất mạnh trên 2 dòng tế bào
LU-1 và MKN-7 (IC50: 0,13–1,09 µg/mL).
2


3.4. Đã đánh giá hoạt tính gây độc tế bào in vitro của các hợp chất phân lập được,
trong đó hợp chất mới ()-3-O-debenzoylzeylenone có khả năng gây độc mạnh
đối với 10 dòng tế bào gồm LU-1, KB, Hep-G2, MKN-7, SW-480, HL-60, SKMel-2, HeLa, PANC-1, PSN-1 (IC50: 1,01–3,71 µg/mL), gây độc ở mức trung
bình đối với 3 dòng tế bào khác gồm MDA-MB-231, LNCaP, A549 (IC50: 9,92–
17,81 µg/mL); hợp chất ardisiacrispin B thể hiện hoạt tính gây độc mạnh đối với 5
dòng tế bào gồm LU-1, KB, Hep-G2, MKN-7, SW-480 (IC50: 1,33–1,72 µg/mL),
thể hiện hoạt tính trung bình đối với 2 dòng tế bào MDA-MB-231 (IC50 = 12,64

µg/mL) và LNCaP (IC50 = 10,43 µg/mL) và các hợp chất gồm velutinam,
(22E,24R)-ergosta-4,6,8(14),22-tetraen-3-one, oxoanolobine thể hiện hoạt tính ức
chế trên dòng tế bào LU-1 với giá trị IC50 lần lượt là 16,66, 10,21 và 9,22 µg/mL.
4. Bố cục của luận án
Luận án gồm 157 trang với 40 biểu bảng, 107 hình, 194 tài liệu tham khảo. Bố
cục của luận án gồm: Mở đầu (2 trang), Chương 1: Tổng quan tài liệu (30 trang),
Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu (5 trang), Chương 3: Thực
nghiệm và kết quả (11 trang), Chương 4: Kết quả và thảo luận (89 trang), Kết luận
(2 trang) và Kiến nghị (1 trang), Danh mục các công trình đã công bố (1 trang),
Tài liệu tham khảo (16 trang) và Phụ lục (123 trang).
II. NỘI DUNG LUẬN ÁN
MỞ ĐẦU
Phần mở đầu đề cập đến ý nghĩa khoa học, tính cấp thiết và thực tiễn, đối
tượng, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án.
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giới thiệu sơ lƣợc về họ Na (Annonaceae)
1.2. Giới thiệu về chi Bù dẻ (Uvaria)
1.2.1. Đặc điểm thực vật, phân bố và công dụng
1.2.2. Các nghiên cứu về thành phần hóa học
1.2.3. Các nghiên cứu về hoạt tính sinh học
1.3. Giới thiệu sơ lƣợc về các loài Bù dẻ tía, Bù dẻ lá lớn và Bù dẻ râu
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Phần trên mặt đất của các loài U. grandiflora, U. cordata và U. fauveliana.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phƣơng pháp phân lập, tinh chế các hợp chất
3


Phối hợp các phương pháp sắc ký: Sắc ký bản mỏng (TLC), sắc ký cột (CC)

trên các loại pha tĩnh khác nhau như Silica gel pha thường, pha đảo, Sephadex
LH-20, nhựa trao đổi ion Diaion HP-20.
2.2.2. Phƣơng pháp xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất
Cấu trúc hóa học của các hợp chất được thiết lập dựa vào các hằng số vật lý
(mp, [α]D), các dữ kiện phổ (IR, UV, CD, MS, 1D-, 2D-NMR, XRD), các chuyển
hóa hóa học cùng với việc phân tích, so sánh với các tài liệu tham khảo.
2.2.3. Phƣơng pháp đánh giá hoạt tính sinh học
Hoạt tính gây độc tế bào in vitro được thử nghiệm trên 10 dòng tế bào: HepG2, HL-60, KB, LNCaP, LU-1, MKN-7, MDA-MB-231, SK-Mel-2, SW-480 và
3T3 theo phương pháp SRB tại Viện Công nghệ Sinh học, Viện Hàn lâm Khoa
học và Công nghệ Việt Nam. Ngoài ra, hoạt tính này còn được thử nghiệm trên 5
dòng tế bào khác gồm A549, HeLa, PANC-1, PSN-1 và TIG-3 theo phương pháp
WST-8 tại Viện Y học tự nhiên, Đại học Toyama, Nhật Bản.
Chƣơng 3. THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ
3.1. Xử lý mẫu và chuẩn bị các cao chiết
3.2. Phân lập các hợp chất từ loài Bù dẻ tía

Hình 3.2. Sơ đồ phân lập các chất từ phân đoạn chloroform và phân đoạn nước
của loài Bù dẻ tía
4


3.3. Phân lập các hợp chất từ loài Bù dẻ lá lớn

Hình 3.3. Sơ đồ phân lập các chất từ phân đoạn chloroform và phân đoạn ethyl
acetate của loài Bù dẻ lá lớn
3.4. Phân lập các hợp chất từ loài Bù dẻ râu

Hình 3.4. Sơ đồ phân lập các chất từ phân đoạn chloroform và phân đoạn ethyl
acetate của loài Bù dẻ râu
5



Ghi chú: Hợp chất UGLE1 được phân lập từ phân đoạn ethyl acetate của loài Bù
dẻ tía.
3.5. Tính chất vật lý và dữ kiện phổ của các hợp chất đã phân lập
3.5.1. Hợp chất UGLE1: ()-3-O-Debenzoylzeylenone (chất mới)
Tinh thể không màu; mp 123–124 oC; [ ]D -13,8 (c 0,4, CHCl3); UV (MeOH) λmax
20

(nm): 235, 268; HR-ESI-MS: m/z 301,0679 [M+Na]+ (tính toán lý thuyết cho công thức
C14H14O6Na là 301,0688), 579,1470 [2M+Na] + (tính toán lý thuyết cho công thức
C28H28O12Na là 579,1478); CTPT C14H14O6; M = 278; 1H-NMR và 13C-NMR: xem Bảng
4.2.

3.5.2. Hợp chất UGC4: Pipoxide chlorohydrin
Chất bột màu trắng; mp 207–208 oC; [ ]D +91,5 (c 0,1, CHCl3); UV (MeOH) λmax
20

(nm): 242, 275; CTPT C21H19ClO6; M = 402,5; 1H-NMR (500 MHz, CD3OD) δH (ppm):
4,35 (d, J = 7,5 Hz, H-2), 5,80 (br.d, J = 7,5 Hz, H-3), 5,88 (dd, J = 10,0, 2,5 Hz, H-4),
6,04 (ddd, J = 10,0, 5,0, 2,0 Hz, H-5), 4,82 (br.d, J = 5,0, H-6), 4,73 (H-7), 8,06 (m, H2′/6′), 7,50 (m, H-3′/5′), 7,61 (m, H-4′), 8,06 (m, H-2″/6″), 7,50 (m, H-3″/5″), 7,61 (m, H4″), 4,59 (br.s, 1-OH); 13C-NMR (125 MHz, CD3OD) δC (ppm): 76,6 (C-1), 70,7 (C-2),
75,3 (C-3), 128,5 (C-4), 129,6 (C-5), 58,6 (C-6), 69,0 (C-7), 131,3 (C-1′), 130,6 (C-2′/6′),
129,5 (C-3′/5′), 134,3 (C-4′), 167,9 (C-7′), 131,3 (C-1″), 130,7 (C-2″/6″), 129,6 (C-3″/5″),
134,3 (C-4″), 168,0 (C-7″).

3.5.3. Hợp chất UGC5: ()-Zeylenone
Chất bột màu trắng; mp 156–159 oC; [ ]D -122,2 (c 0,24, CHCl3); UV (MeOH) λmax
20

(nm): 232, 274; ESI-MS: m/z 417,5 [M-H+2H2O]-; CTPT C21H18O7; M = 382; 1H-NMR

(500 MHz, DMSO-d6) δH (ppm): 4,26 (dd, J = 8,5, 6,5 Hz, H-2), 5,98 (ddd, J = 8,5, 2,5,
2,0 Hz, H-3), 7,07 (dd, J = 10,5, 2,0 Hz, H-4), 6,17 (dd, J = 10,5, 2,5 Hz, H-5), 4,36 (d, J
= 10,0 Hz, H-7a), 4,57 (d, J = 10,0 Hz, H-7b), 7,91 (dd, J = 8,5, 1,0 Hz, H-2′/6′), 7,54 (m,
H-3′/5′), 7,67 (m, H-4′), 8,08 (dd, J = 8,5, 1,0 Hz, H-2″/6″), 7,54 (m, H-3″/5″), 7,67 (m, H4″), 6,33 (s, 1-OH), 6,03 (d, J = 6,5 Hz, 2-OH); 13C-NMR (125 MHz, DMSO-d6) δC
(ppm): 76,1 (C-1), 71,3 (C-2), 72,3 (C-3), 147,4 (C-4), 127,9 (C-5), 195,1 (C-6), 61,4 (C7), 129,4 (C-1′), 129,1 (C-2′/6′), 128,7 (C-3′/5′), 133,4 (C-4′), 165,0 (C-7′), 129,4 (C-1″),
129,5 (C-2″/6″), 128,7 (C-3″/5″), 133,5 (C-4″), 165,6 (C-7″).

3.5.4. Hợp chất UGC6: ()-Zeylenol
Chất bột màu trắng; mp 145–146 oC; [ ]D -117,1 (c 0,05, CHCl3); UV (MeOH) λmax
20

(nm): 232, 273; ESI-MS: m/z 419,4 [M-H+2H2O]-; CTPT C21H20O7; M = 384; 1H-NMR
(500 MHz, CDCl3) δH (ppm): 4,26 (d, J = 6,5 Hz, H-2), 5,72 (br.d, J = 6,5 Hz, H-3), 5,84
(dd, J = 10,5, 2,5 Hz, H-4), 5,98 (ddd, J = 10,5, 4,5, 2,0 Hz, H-5), 4,38 (d, J = 4,5 Hz, H6), 4,63 (d, J = 11,5 Hz, H-7a), 4,71 (d, J = 11,5 Hz, H-7b), 8,05 (dd, J = 8,0, 1,0 Hz, H2′/6′), 7,44 (m, H-3′/5′), 7,58 (m, H-4′), 8,02 (dd, J = 8,0, 1,0 Hz, H-2″/6″), 7,44 (m, H3″/5″), 7,58 (m, H-4″); 13C-NMR (125 MHz, CDCl3) δC (ppm): 75,9 (C-1), 70,9 (C-2),
74,2 (C-3), 126,8 (C-4), 129,8 (C-5), 68,8 (C-6), 66,7 (C-7), 129,5 (C-1′), 129,8 (C-2′/6′),
6


128,4 (C-3′/5′), 133,4 (C-4′), 167,8 (C-7′), 129,3 (C-1″), 129,8 (C-2″/6″), 128,4 (C-3″/5″),
133,4 (C-4″), 167,1 (C-7″).

3.5.5. Hợp chất UGC8: ()-Pipoxide
Chất bột màu trắng; mp 155–157 oC; [ ]D +55,7 (c 0,1, CHCl3); UV (MeOH) λmax
(nm): 233, 270; CTPT C21H18O6; M = 366; 1H-NMR (500 MHz, CD3OD) δH (ppm): 4,34
(d, J = 8,0 Hz, H-2), 5,63 (ddd, J = 8,0, 2,5, 1,5 Hz, H-3), 5,91 (dt, J = 10,0, 1,5 Hz, H-4),
6,14 (ddd, J = 10,0, 4,0, 2,5 Hz, H-5), 3,66 (dd, J = 4,0, 1,5 Hz, H-6), 4,57 (d, J = 12,0 Hz,
H-7a), 4,91 (d, J = 12,0, H-7b), 8,09 (m, H-2′/6′), 7,52 (m, H-3′/5′), 7,64 (m, H-4′), 8,09
(m, H-2″/6″), 7,52 (m, H-3″/5″), 7,64 (m, H-4″); 13C-NMR (125 MHz, CD3OD) δC (ppm):
61,0 (C-1), 71,1 (C-2), 75,8 (C-3), 134,7 (C-4), 125,8(C-5), 55,1 (C-6), 63,7 (C-7), 131,4
(C-1′), 130,7 (C-2′/6′), 129,7 (C-3′/5′), 134,5 (C-4′), 167,7 (C-7′), 131,0 (C-1″), 130,7 (C2″/6″), 129,6 (C-3″/5″), 134,4 (C-4″), 167,5 (C-7″).

20

3.5.6. Hợp chất UGC9: Lupeol
Chất bột màu trắng; mp 214–217 oC; [ ]D +28,7 (c 0,1, CHCl3); APCI-MS: m/z
20

409,1 [M+H-H2O]+; CTPT C30H50O; M = 426; 1H-NMR (500 MHz, CDCl3) δH (ppm):
3,18 (dd, J = 11,5, 5,0 Hz, H-3), 0,68 (m, H-5), 2,37 (m, H-19), 0,96 (s, H-23), 0,76 (s, H24), 0,83 (s, H-25), 1,03 (s, H-26), 0,94 (s, H-27), 0,79 (s, H-28), 4,56 (br.s, H-29a), 4,68
(br.s, H-29b), 1,68 (s, H-30); 13C-NMR (125 MHz, CDCl3) δC (ppm): 38,7 (C-1), 27,4 (C2), 78,9 (C-3), 38,8 (C-4), 55,3 (C-5), 18,3 (C-6), 34,3 (C-7), 40,8 (C-8), 50,4 (C-9), 37,2
(C-10), 20,9 (C-11), 25,1 (C-12), 38,1 (C-13), 42,8 (C-14), 27,4 (C-15), 35,6 (C-16), 43,0
(C-17), 48,3 (C-18), 48,0 (C-19), 150,9 (C-20), 29,8 (C-21), 40,0 (C-22), 28,0 (C-23), 15,4
(C-24), 16,1 (C-25), 16,0 (C-26), 14,5 (C-27), 18,0 (C-28), 109,3 (C-29), 19,3 (C-30).

3.5.7. Hợp chất UGW1: Sakurasosaponin
Chất bột màu trắng; mp 267–269 oC; [ ]D -35,8 (c 0,19, CH3OH); CTPT C60H98O27;
20

M = 1250; 1H-NMR (500 MHz, CD3OD) δH (ppm): 0,99 (H-1a), 1,78 (H-1b), 1,76 (m, H2a), 1,91 (m, H-2b), 3,22 (dd, J = 12,0, 4,5 Hz, H-3), 0,75 (d, J = 11,5 Hz, H-5), 1,47 (H6a), 1,54 (H-6b), 1,25 (H-7a), 1,56 (H-7b), 1,30 (H-9), 1,51 (H-11a), 1,63 (dd, J = 13,0,
4,5 Hz, H-11b), 1,54 (H-12a), 1,80 (H-12b), 1,25 (H-15a), 2,14 (H-15b), 3,91 (H-16), 1,53
(H-18), 1,22 (H-19a), 2,40 (t, J = 13,0 Hz. H-19b), 1,20 (H-21a), 2,11 (H-21b), 1,31 (H22a), 2,07 (H-22b), 1,09 (s, H-23), 0,89 (s, H-24), 0,92 (s, H-25), 1,17 (s, H-26), 1,25 (s,
H-27), 3,14 (d, J = 7,5 Hz, H-28a), 3,52 (d, J = 7,5 Hz, H-28b), 0,97 (s, H-29), 0,93 (s, H30), 4,52 (d, J = 8,0 Hz, H-1′), 3,96 (dd, J = 8,0, 9,0 Hz, H-2′), 4,08 (t, J = 9,0 Hz, H-3′),
3,64 (t, J = 9,0 Hz, H-4′), 3,83 (H-5′), 4,87 (H-1′′), 3,22 (t, J = 9,0 Hz, H-2′′), 3,38 (H-3′′),
3,09 (t, J = 9,0 Hz, H-4′′), 3,42 (H- C-5′′), 3,54 (H-6′′a), 3,90 (H-6′′b), 5,19 (d, J = 7,5 Hz,
H-1′′′), 3,78 (H-2′′′), 3,82 (H-3′′′), 3,76 (H-4′′′), 3,56 (H-5′′′), 3,69 (H-6′′′a), 3,83 (H-6′′′b),
5,43 (s, H-1′′′′), 3,96 (H-2′′′′), 3,82 (H-3′′′′), 3,40 (H-4′′′′), 4,10 (H-5′′′′), 1,29 (d, J = 6,0 Hz,
H-6′′′′), 4,99 (s, H-1′′′′′), 4,00 (dd, J = 3,0, 1,5 Hz, H-2′′′′′), 3,71 (H-3′′′′′), 3,40 (H-4′′′′′),
3,73 (H-5′′′′′), 1,29 (d, J = 6,0 Hz, H-6′′′′′); 13C-NMR (125 MHz, CD3OD) δC (ppm): 40,22
(C-1), 27,14 (C-2), 92,27 (C-3), 40,68 (C-4), 56,79 (C-5), 18,72 (C-6), 35,18 (C-7), 43,27
(C-8), 51,36 (C-9), 37,82 (C-10), 19,84 (C-11), 32,13 (C-12), 88,37 (C-13), 45,37 (C-14),
37,07 (C-15), 77,93 (C-16), 45,29 (C-17), 52,35 (C-18), 39,82 (C-19), 32,39 (C-20), 37,37

7


(C-21), 33,32 (C-22), 28,31 (C-23), 16,75 (C-24), 16,75 (C-25), 18,80 (C-26), 19,95 (C27), 78,73 (C-28), 33,89 (C-29), 24,95 (C-30), 105,77 (C-1′), 79,03 (C-2′), 81,06 (C-3′),
71,71 (C-4′), 76,61 (C-5′), 172 (C-6′), 102,64 (C-1′′), 76,06 (C-2′′), 78,08 (C-3′′), 72,54
(C-4′′), 78,16 (C-5′′), 63,54 (C-6′′), 100,85 (C-1′′′), 75,85 (C-2′′′), 76,06 (C-3′′′), 71,66 (C4′′′), 76,93 (C-5′′′), 62,78 (C-6′′′), 100,92 (C-1′′′′), 79,78 (C-2′′′′), 72,15 (C-3′′′′), 74,13 (C4′′′′), 70,26 (C-5′′′′), 17,95 (C-6′′′′), 103,81 (C-1′′′′′), 72,02 (C-2′′′′′), 72,30 (C-3′′′′′), 74,06
(C-4′′′′′), 70,19 (C-5′′′′′), 17,89 (C-6′′′′′).

3.5.8. Hợp chất UGW2: Ardisiacrispin B
Chất bột màu trắng; mp 245–247 oC; CTPT C53H86O22; M = 1074; 1H-NMR (500 MHz,
CD3OD) δH (ppm): 0,98 (H-1a), 1,78 (H-1b), 1,75 (H-2a), 1,89 (H-2b), 3,16 (dd, J = 11,5,
4,5 Hz, H-3), 0,75 (d, J = 11,5 Hz, H-5), 1,45 (H-6a), 1,54 (H-6b), 1,23 (H-7a), 1,58 (H7b), 1,27 (H-9), 1,52 (H-11a), 1,63 (H-11b), 1,29 (H-12a), 2,14 (H-12b), 1,25 (H-15a),
2,10 (H-15b), 3,95 (H-16), 1,12 (H-18), 2,53 (t, J = 13,0 Hz, H-19), 1,99 (d, J = 11,5 Hz,
H-19), 1,93 (H-21a), 2,17 (H-21b), 1,39 (dt, J = 13,5, 5,5 Hz, H-22a), 1,85 (H-22b), 1,07
(s, H-23), 0,85 (s, H-24), 0,92 (s, H-25), 1,16 (s, H-26), 1,30 (s, H-27), 3,01 (d, J = 7,5 Hz,
H-28a), 3,51 (d, J = 7,5 Hz, H-28b), 1,00 (s, H-29), 9,43 (s, H-30), 4,52 (d, J = 4,5 Hz, H1′), 3,87 (H-2′), 3,89 (H-3′), 4,06 (s, H-4′), 4,08 (d, J = 10,0 Hz, H-5′), 3,58 (d, J = 10,0 Hz,
H-5′), 4,62 (d, J = 7,5 Hz, H-1′′), 3,47 (H-2′′), 3,45 (H-3′′), 3,31 (H-4′′), 3,28 (H-5′′), 3,68
(H-6′′a), 3,87 (H-6′′b), 5,29 (s, H-1′′′), 3,96 (H-2′′′), 3,78 (dd, J = 9,5, 3,0 Hz, H-3′′′), 3,40
(H-4′′′), 4,14 (H-5′′′), 1,32 (d, J = 6,0 Hz, H-6′′′), 4,64 (d, J = 8,0 Hz, H-1′′′′), 3,21 (dd, J =
9,5, 8,0 Hz, H-2′′′′), 3,42 (H-3′′′′), 3,31 (H-4′′′′), 3,33 (H-5′′′′), 3,68 (H-6′′′′a), 3,87 (H6′′′′b); 13C-NMR (125 MHz, CD3OD) δC (ppm): 40,21(C-1), 27,19 (C-2), 90,93 (C-3),
40,43 (C-4), 56,79 (C-5), 18,76 (C-6), 35,12 (C-7), 43,40 (C-8), 51,34 (C-9), 37,83 (C-10),
19,79 (C-11), 33,18 (C-12), 88,17 (C-13), 45,34 (C-14), 37,03 (C-15), 77,87 (C-16), 44,75
(C-17), 53,98 (C-18), 33,99 (C-19), 49,63 (C-20), 30,97 (C-21), 32,77 (C-22), 28,55 (C23), 16,76 (C-24), 16,70 (C-25), 18,80 (C-26), 20,12 (C-27), 78,45 (C-28), 24,28 (C-29),
209,27 (C-30), 105,12 (C-1′), 79,61 (C-2′), 72,70 (C-3′), 76,53 (C-4′), 64,80 (C-5′), 103,89
(C-1′′), 79,03 (C-2′′), 78,84 (C-3′′), 71,62 (C-4′′), 77,62 (C-5′′), 62,76 (C-6′′), 101,83 (C1′′′), 72,05 (C-2′′′), 72,20 (C-3′′′), 74,42 (C-4′′′), 70,31 (C-5′′′), 18,27 (C-6′′′), 104,59 (C1′′′′), 76,36 (C-2′′′′), 77,87 (C-3′′′′), 71,84 (C-4′′′′), 77,87 (C-5′′′′), 62,80 (C-6′′′′).

3.5.9. Hợp chất UGLW1: (Z)-3-Hexenyl-1-O-β-D-glucopyranoside
Chất dầu không màu; [ ]D -35,0 (c 0,6, CH3OH); ESI-MS: m/z 263,4 [M+H]+,
20


297,3 [M-H+2H2O]-; CTPT C12H22O6; M = 262; 1H-NMR (500 MHz, CD3OD) δH (ppm):
3,56 (td, J = 9,5, 7,5 Hz, H-1a), 3,90 (H-1b), 2,40 (dt, J = 7,5, 7,5 Hz, H-2), 5,41 (m, H-3),
5,47 (m, H-4), 2,10 (dq, J = 7,5, 7,5 Hz, H-5), 0,99 (t, J = 7,5 Hz, H-6), 4,29 (d, J = 7,5 Hz,
H-1′), 3,19 (dd, J = 8,0, 7,5 Hz, H-2′), 3,38 (t, J = 8,0 Hz, H-3′), 3,32 (H-4′), 3,30 (H-5′),
3,69 (dd, J = 12,0, 5,5 Hz, H-6′a), 3,87 (H-6′b); 13C-NMR (125 MHz, CD3OD) δC (ppm):
70,4 (C-1), 28,8 (C-2), 125,8 (C-3), 134,5 (C-4), 21,5 (C-5), 14,6 (C-6), 104,3 (C-1′), 75,1
(C-2′), 78,1 (C-3′), 71,6 (C-4′), 77,9 (C-5′), 62,7 (C-6′).

3.5.10. Hợp chất UGLW3: Grandionoside A (chất mới)
Chất bột màu trắng; [ ]D -20,8 (c 0,1, MeOH); HR-ESI-MS: m/z 411,1989 [M+Na]+
20

(tính toán lý thuyết cho công thức C19H32O8Na là 411,1995), 799,4064 [2M+Na] + (tính
8


toán lý thuyết cho công thức C38H64O16Na là 799,4092); CTPT C19H32O8; M = 388; 1HNMR và 13C-NMR: xem Bảng 4.16.

3.5.11. Hợp chất UCC5: Cordauvarin A (chất mới)
Chất dầu màu vàng nhạt; HR-ESI-MS: m/z 355,1159 [M+Na]+ (tính toán lý thuyết cho
công thức C18H20O6Na là 355,1158); CTPT C18H20O6; M = 332; 1H-NMR (500 MHz,
CDCl3) δH (ppm): 4,94 (s, H-1), 6,69 (d, J = 11,5 Hz, H-3), 6,54 (t, J = 11,5 Hz, H-4), 5,77
(td, J = 11,5, 7,0 Hz, H-5), 4,77 (d, J = 7,0 Hz, H-6), 4,85 (s, H-7), 8,05 (d, J = 7,5 Hz, H2′/6′), 7,45 (t, J = 7,5 Hz, H-3′/5′), 7,57 (t, J = 7,5 Hz, H-4′), 2,03 (s, H-2′′), 2,06 (s, H-2′′′);
13
C-NMR (125 MHz, CDCl3) δC (ppm): 66,7 (C-1), 132,4 (C-2), 127,1 (C-3), 125,9 (C-4),
128,5 (C-5), 59,8 (C-6), 59,4 (C-7), 129,8 (C-1′), 129,5 (C-2′/6′), 128,3 (C-3′/5′), 133,0
(C-4′), 166,0 (C-7′), 170,6 (C-1′′), 20,7 (C-2′′), 170,6 (C-1′′′), 20,7 (C-2′′′).

3.5.12. Hợp chất UCC6: Cyathoviridine
Chất bột màu vàng; mp 173–174 oC; UV (MeOH) λmax (nm): 297, 364; HR-ESI-MS:

m/z 459,1400 [M+Na]+ (tính toán lý thuyết cho công thức C25H24O7Na là 459,1420),
895,2925 [2M+Na]+ (tính toán lý thuyết cho công thức C50H48O14Na là 895,2942); CTPT
C25H24O7; M = 436; 1H-NMR (500 MHz, CDCl3) δH (ppm): 3,25 (d, J = 18,0 Hz, H-1a),
3,37 (d, J = 18,0 Hz, H-1b), 3,00 (d, J = 15,0 Hz, H-5a), 3,70 (d, J = 15,0 Hz, H-5b), 6,74
(H-6), 6,67 (dd, J = 9,0, 2,5 Hz, H-8), 6,74 (H-9), 3,35 (s, H-11), 3,32 (s, H-12), 3,76 (s,
H-13), 8,18 (d, J = 15,5 Hz, H-15), 7,98 (d, J = 15,5 Hz, H-16), 7,61 (dd, J = 7,5, 1,5 Hz,
H-2′/6′), 7,38 (H-3′/5′), 7,38 (H-4′); 13C-NMR (125 MHz, CDCl3) δC (ppm): 39,5 (C-1),
97,2 (C-1a), 199,0 (C-2), 108,5 (C-3), 190,9 (C-4), 79,2 (C-4a), 24,9 (C-5), 122,3 (C-5a),
113,5 (C-6), 154,7 (C-7), 113,7 (C-8), 117,5 (C-9), 143,8 (C-9a), 49,2 (C-11), 52,2 (C-12),
55,5 (C-13), 187,6 (C-14), 121,5 (C-15), 146,7 (C-16), 134,7 (C-1′), 129,1 (C-2′/6′), 128,9
(C-3′/5′), 131,1 (C-4′).

3.5.13. Hợp chất UCC10: β-Sitosterol palmitate
Chất bột màu trắng; mp 84–86 oC; [ ]D -15,7 (c 1,4, CHCl3); HR-ESI-MS: m/z
20

675,6029 [M+Na]+ (tính toán lý thuyết cho công thức C45H80O2Na là 675,6056); CTPT
C45H80O2; M = 652; 1H-NMR (500 MHz, CDCl3) δH (ppm): 4,62 (m, H-3), 2,31 (br.d, J =
7,0 Hz, H-4), 5,37 (br.d, J = 4,5 Hz, H-6), 0,68 (s, H-18), 1,02 (s, H-19), 0,92 (d, J = 6,5
Hz, H-21), 0,85 (d, J = 7,0 Hz, H-26), 0,81 (d, J = 7,0 Hz, H-27), 0,84 (t, J = 7,0 Hz, H29), 2,27 (t, J = 7,5 Hz, H-2′), 0,88 (t, J = 7,0 Hz, H-16′); 13C-NMR (125 MHz, CDCl3) δC
(ppm): 37,0 (C-1), 27,8 (C-2), 73,7 (C-3), 38,2 (C-4), 139,7 (C-5), 122,6 (C-6), 31,9 (C-7),
31,9 (C-8), 50,0 (C-9), 36,6 (C-10), 21,0 (C-11), 39,7 (C-12), 42,3 (C-13), 56,7 (C-14),
24,3 (C-15), 28,2 (C-16), 56,0 (C-17), 11,9 (C-18), 19,3 (C-19), 36,2 (C-20), 18,8 (C-21),
33,9 (C-22), 26,0 (C-23), 45,8 (C-24), 29,2 (C-25), 19,8 (C-26), 19,0 (C-27), 23,0 (C-28),
12,0 (C-29), 173,4 (C-1′), 34,7 (C-2′), 25,1 (C-3′), 29,3 (C-4′), 29,4 (C-5′), 29,5 (C-6′),
29,6 (C-7′), 29,7 (C-8′–13′), 31,9 (C-14′), 22,7 (C-15′), 14,1 (C-16′).

3.5.14. Hợp chất UCC11: ()-Spathulenol
Chất dầu không màu; [ ]D +54,1 (c 0,22, CHCl3); APCI-MS: m/z 202,9 [M+H20


H2O]+; CTPT C15H24O; M = 220; 1H-NMR (500 MHz, CDCl3) δH (ppm): 2,20 (ddd, J =
10,5, 10,0, 6,0 Hz, H-1), 1,63 (m, H-2a), 1,90 (m, H-2b), 1,56 (m, H3a), 1,78 (m, H3b),
1,31 (dd, J = 11,5, 10,5 Hz, H-5), 0,47 (dd, J = 11,5, 9,5 Hz, H-6), 0,71 (m, H-7), 1,03 (m,
9


H-8a), 1,98 (m, H-8b), 2,04 (dd, J = 13,5, 13,0 Hz, H-9a), 2,42 (ddd, J = 13,5, 6,0, 0,5 Hz,
H-9b), 1,06 (s, H-12), 1,04 (s, H-13), 4,66 (br.s, H-14a), 4,69 (br.s, H-14b), 1,28 (s, H-15);
13
C-NMR (125 MHz, CDCl3) δC (ppm): 53,4 (C-1), 26,7 (C-2), 41,7 (C-3), 80,9 (C-4),
54,3 (C-5), 29,9 (C-6), 27,5 (C-7), 24,8 (C-8), 38,8 (C-9), 153,4 (C-10), 20,2 (C-11), 28,6
(C-12), 16,3 (C-13), 106,2 (C-14), 26,0 (C-15).

3.5.15. Hợp chất UCC12: 5β,6β-Epoxyalnusane-3α-ol
Chất bột màu trắng; ESI-MS: m/z 443,4 [M+H]+, 441,6 [M-H]-; CTPT C30H50O2; M =
442; 1H-NMR (500 MHz, CDCl3) δH (ppm): 3,53 (br.s, H-3), 3,15 (br.d, J = 6,0 Hz, H-6),
1,14 (s, H-23), 0,88 (s, H-24), 0,89 (s, H-25), 1,04 (s, H-26), 1,01 (s, H-27), 1,18 (s, H-28),
1,00 (s, H-29), 0,97 (s, H-30); 13C-NMR (125 MHz, CDCl3) δC (ppm): 17,74 (C-1), 35,35
(C-2), 77,42 (C-3), 38,74 (C-4), 65,19 (C-5), 53,29 (C-6), 21,21 (C-7), 47,47 (C-8), 34,65
(C-9), 48,04 (C-10), 35,18 (C-11), 29,40 (C-12), 39,51 (C-13), 37,91 (C-14), 32,37 (C-15),
39,07 (C-16), 30,08 (C-17), 43,06 (C-18), 29,98 (C-19), 28,26 (C-20), 33,01 (C-21), 35,93
(C-22), 20,41 (C-23), 25,19 (C-24), 17,09 (C-25), 19,55 (C-26), 18,50 (C-27), 32,00 (C28), 32,13 (C-29), 34,79 (C-30).

3.5.16. Hợp chất UCE3BII: Glutin-5-en-3α-ol
Chất bột màu trắng; mp 210–212 oC; [ ]D +58,7 (c 0,07, CHCl3); CTPT C30H50O;
20

M = 426; 1H-NMR (500 MHz, CDCl3) δH (ppm): 3,49 (br.s, H-3), 5,65 (d, J = 6,0 Hz, H6), 1,06 (s, H-23), 1,16 (s, H-24), 0,87 (s, H-25), 1,12 (s, H-26), 1,18 (s, H-27), 1,03 (s, H28), 0,97 (s, H-29), 1,01 (s, H-30); 13C-NMR (125 MHz, CDCl3) δC (ppm): 18,23 (C-1),
38,98 (C-2), 76,35 (C-3), 40,83 (C-4), 141,66 (C-5), 122,06 (C-6), 23,66 (C-7), 47,47 (C8), 34,87 (C-9), 49,73 (C-10), 34,63 (C-11), 36,05 (C-12), 39,33 (C-13), 37,86 (C-14),
32,11 (C-15), 27,84 (C-16), 30,11 (C-17), 43,11 (C-18), 35,11 (C-19), 28,26 (C-20), 33,15

(C-21), 30,38 (C-22), 28,97 (C-23), 25,46 (C-24), 16,21 (C-25), 19,63 (C-26), 32,05 (C27), 18,42 (C-28), 34,54 (C-29), 32,41 (C-30).

3.5.17. Hợp chất UCE4I: Taraxerol
Chất bột màu trắng; mp 283–286 oC; CTPT C30H50O; M = 426; 1H-NMR (500 MHz,
CDCl3 & CD3OD) δH (ppm): 3,18 (dd, J = 10,5, 6,0 Hz, H-3), 5,54 (dd, J = 8,0, 3,0 Hz, H15), 0,97 (s, H-23), 0,82 (s, H-24), 0,95 (s, H-25), 1,09 (s, H-26), 0,91 (s, H-27), 0,80 (s,
H-28), 0,93 (s, H-29), 0,91 (s, H-30); 13C-NMR (125 MHz, CDCl3 & CD3OD) δC (ppm):
37,67 (C-1), 26,72 (C-2), 78,81 (C-3), 38,88 (C-4), 55,47 (C-5), 18,69 (C-6), 35,01 (C-7),
38,61 (C-8), 48,68 (C-9), 37,87 (C-10), 17,38 (C-11), 36,57 (C-12), 35,67 (C-13), 158,03
(C-14), 116,75 (C-15), 37,60 (C-16), 37,46 (C-17), 49,19 (C-18), 41,24 (C-19), 28,67 (C20), 33,60 (C-21), 32,99 (C-22), 27,80 (C-23), 15,32 (C-24), 15,27 (C-25), 29,69 (C-26),
25,77 (C-27), 29,77 (C-28), 33,19 (C-29), 21,17 (C-30).

3.5.18. Hợp chất UCE8: Velutinam
Chất bột màu vàng; mp 267–269 oC; ESI-MS: m/z 296,5 [M+H]+; CTPT C17H13NO4;
M = 295; 1H-NMR (500 MHz, DMSO-d6) δH (ppm): 7,84 (s, H-2), 8,62 (d, J = 8,5 Hz, H5), 7,37 (dd, J = 8,5, 7,5 Hz, H-6), 7,07 (d, J = 7,5 Hz, H-7), 7,42 (s, H-9), 4,04 (s, H-12),
4,00 (s, H-13), 10,13 (s, 8-OH), 10,78 (s, -NH); 13C-NMR (125 MHz, DMSO-d6) δC
(ppm): 121,6 (C-1), 110,0 (C-2), 154,2 (C-3), 150,6 (C-4), 120,2 (C-4a), 127,1 (C-4b),
118,0 (C-5), 125,8 (C-6), 112,1 (C-7), 153,7 (C-8), 124,0 (C-8a), 98,7 (C-9), 133,9 (C-10),
10


123,3 (C-10a), 168,4 (C-11), 57,0 (C-12), 59,9 (C-13).

3.5.19. Hợp chất UCE9: Aristolactam A Ia
Chất bột màu vàng; mp 350–352 oC; ESI-MS: m/z 280,2 [M-H]-; CTPT C16H11NO4; M
= 281; 1H-NMR (500 MHz, DMSO-d6) δH (ppm): 7,60 (s, H-2), 8,60 (d, J = 8,0 Hz, H-5),
7,35 (t, J = 8,0 Hz, H-6), 7,05 (d, J = 8,0 Hz, H-7), 7,37 (s, H-9), 3,98 (s, H-12), 10,23 (s,
3-OH), 10,06 (s, 8-OH), 10,72 (s, -NH); 13C-NMR (125 MHz, DMSO-d6) δC (ppm): 121,8
(C-1), 113,4 (C-2), 152,1 (C-3), 148,9 (C-4), 120,6 (C-4a), 127,1 (C-4b), 117,9 (C-5),
125,5 (C-6), 111,8 (C-7), 153,6 (C-8), 124,0 (C-8a), 98,0 (C-9), 134,0 (C-10), 122,3 (C10a), 168,4 (C-11), 59,4 (C-12).


3.5.20. Hợp chất UFC1: 5-Glutinen-3-one
Chất bột màu trắng; mp 245–247 oC; [ ]D +31,1 (c 0,2, CHCl3); CTPT C30H48O; M
20

= 424; 1H-NMR (500 MHz, CDCl3) δH (ppm): 1,67 (m, H-1a), 1,88 (dq, J = 14,0, 5,5 Hz,
H-1b), 2,40 (dt, J = 16,0, 5,5 Hz, H-2a), 2,46 (ddd, J = 16,0, 11,5, 5,5 Hz, H-2b), 5,69 (m,
H-6), 1,92–2,05 (m, H-7), 1,67 (m, H-8), 2,24 (m, H-10), 1,60 (m, H-18), 1,24 (s, H-23),
1,23 (s, H-24), 0,82 (s, H-25), 1,09 (s, H-26), 1,03 (s, H-27), 1,17 (s, H-28), 0,96 (s, H-29),
0,99 (s, H-30); 13C-NMR (125 MHz, CDCl3) δC (ppm): 21,6 (C-1), 38,1 (C-2), 215,4 (C3), 50,0 (C-4), 142,4 (C-5), 121,4 (C-6), 23,6 (C-7), 47,1 (C-8), 35,1 (C-9), 50,7 (C-10),
33,1 (C-11), 30,4 (C-12), 37,9 (C-13), 39,3 (C-14), 32,0 (C-15), 36,0 (C-16), 30,1 (C-17),
43,2 (C-18), 35,1 (C-19), 28,3 (C-20), 34,1 (C-21), 38,9 (C-22), 28,5 (C-23), 24,4 (C-24),
15,7 (C-25), 19,4 (C-26), 18,4 (C-27), 32,0 (C-28), 34,5 (C-29), 32,4 (C-30).

3.5.21. Hợp chất UFC3B1: (22E,24R)-Ergosta-4,6,8(14),22-tetraen-3-one
Chất bột màu vàng; mp 113–114 oC; CTPT C28H40O; M = 392; 1H-NMR (500 MHz,
CDCl3) δH (ppm): 1,80 (m, H-1a), 2,02 (ddd, J = 13,5, 5,0, 2,5 Hz, H-1b), 2,48 (m, H-2a),
2,53 (m, H-2b), 5,74 (s, H-4), 6,03 (d, J = 9,5 Hz, H-6), 6,61 (d, J = 9,5 Hz, H-7), 2,13 (m,
H-9), 1,61 (m, H-11a), 1,71 (m, H-11b), 1,30 (m, H-12a), 2,08 (dt, J = 12,5, 3,5 Hz, H12b), 2,38 (m, H-15a), 2,48 (m, H-15b), 1,50 (m, H-16a), 1,82 (m, H-16b), 1,25 (m, H17), 0,96 (s, H-18), 1,00 (s, H-19), 2,15 (m, H-20), 1,06 (d, J = 7,0 Hz, H-21), 5,21 (dd, J
= 15,0, 8,0 Hz, H-22), 5,26 (dd J = 15,0, 7,0 Hz, H-23), 1,87 (m, H-24), 1,49 (m, H-25),
0,83 (d, J = 7,0 Hz, H-26), 0,85 (d, J = 7,0 Hz, H-27), 0,93 (d, J = 7,0 Hz, H-28); 13CNMR (125 MHz, CDCl3) δC (ppm): 34,17 (C-1), 34,14 (C-2), 199,49 (C-3), 123,02 (C-4),
164,38 (C-5), 124,49 (C-6), 134,01 (C-7), 124,45 (C-8), 44,37 (C-9), 36,79 (C-10), 19,01
(C-11), 35,63 (C-12), 44,02 (C-13), 156,08 (C-14), 25,39 (C-15), 27,72 (C-16), 55,75 (C17), 18,97 (C-18), 16,67 (C-19), 39,28 (C-20), 21,24 (C-21), 135,02 (C-22), 132,58 (C23), 42,90 (C-24), 33,11 (C-25), 19,99 (C-26), 19,67 (C-27), 17,65 (C-28).

3.5.22. Hợp chất UFE3A: Oxoanolobine
Chất bột màu cam; mp 273–275 oC; CTPT C17H9NO4; M = 291; 1H-NMR (500 MHz,
DMSO-d6) δH (ppm): 7,49 (s, H-3), 8,03 (d, J = 5,0 Hz, H-4), 8,80 (d, J = 5,0 Hz, H-5),
7,72 (d, J = 2,5 Hz, H-8), 7,31 (dd, J = 9,0, 2,5 Hz, H-10), 8,51 (d, J = 9,0 Hz, H-11), 6,47
(s, H-1), 10,32 (br.s, 9-OH); 13C-NMR (125 MHz, DMSO-d6) δC (ppm): 147,1 (C-1),
106,7 (C-1a), 122,1 (C-1b), 151,7 (C-2), 102,2 (C-3), 144,5 (C-3a), 124,6 (C-4), 144,3 (C5), 135,5 (C-6a), 181,2 (C-7), 132,5 (C-7a), 112,8 (C-8), 157,8 (C-9), 122,3 (C-10), 129,1
(C-11), 124,2 (C-11a), 103,0 (C-1′).

11


3.5.23. Hợp chất UFE4A: Daucosterol
Chất bột màu trắng; mp 283–286 oC; CTPT C35H60O6; M = 576; 1H-NMR (500 MHz,
CDCl3 & CD3OD) δH (ppm): 3,58 (m, H-3), 2,26 (m, H-4a), 2,40 (m, H-4b), 5,37 (br.s, H6), 0,68 (s, H-18), 1,01 (s, H-19), 0,92 (d, J = 6,5 Hz, H-21), 0,83 (H-26), 0,82 (H-27),
0,85(H-29), 4,41 (d, J = 8,0 Hz, H-1), 3,28 (m, H-2), 3,45 (H-3), 3,47 (H-4), 3,31 (m,
H-5), 3,77 (dd, J = 12,0, 4,5 Hz, H-6a), 3,84 (dd, J = 12,0, 3,0 Hz, H-6b); 13C-NMR
(125 MHz, CDCl3 & CD3OD) δC (ppm): 37,4 (C-1), 29,7 (C-2), 79,3 (C-3), 38,8 (C-4),
140,4 (C-5), 122,3 (C-6), 32,0 (C-7), 32,1 (C-8), 50,3 (C-9), 36,9 (C-10), 21,2 (C-11), 39,9
(C-12), 42,5 (C-13), 56,9 (C-14), 24,4 (C-15), 28,4 (C-16), 56,2 (C-17), 11,9 (C-18).

3.5.24. Hợp chất UFE5B: Ufaside (Chất mới)
Chất bột không màu; IR (KBr) νmax: 3356 (OH), 2947 (CH), 1659, 1435 (vòng thơm),
1033 cm-1; UV (MeOH) λmax (nm): 207, 236, 273; HR-ESI-MS: m/z 591,2437 [M+Na]+
(tính toán lý thuyết cho công thức C28H40O12Na là 591,2417), 1159,4928 [2M+Na] + (tính
toán lý thuyết cho công thức C56H80O24Na là 1159,4937); CTPT C28H40O12; M = 568; 1HNMR (500 MHz, CD3OD) δH (ppm): 6,30 (s, H-2/6), 2,60 (dd, J = 13,5, 8,5 Hz, H-7a),
2,66 (dd, J = 13,5, 6,5 Hz, H-7b), 2,11 (m, H-8), 3,39 (dd, J = 10,0, 6,5 Hz, H-9a), 3,84
(dd, J = 10,0, 6,0 Hz, H-9b), 6,32 (s, H-2/6), 2,54 (dd, J = 13,5, 9,0 Hz, H-7a), 2,75 (dd,
J = 13,5, 6,0 Hz, H-7b), 1,95 (m, H-8), 3,52 (dd, J = 11,0, 7,5 Hz, H-9a), 3,77 (H-9b),
4,69 (br.s, H-1″), 3,86 (dd, J = 3,5, 1,5 Hz, H-2″), 3,72 (dd, J = 10,0, 3,5 Hz, H-3″), 3,41
(dd, J = 10,0, 9,0 Hz, H-4″), 3,67 (m, H-5″), 1,28 (d J = 6,0 Hz, H-6″), 3,76 (s, 3/5-OMe),
3,77 (s, 3′/5′-OMe); 13C-NMR (125 MHz, CD3OD) δC (ppm): 132,8 (C-1), 107,1 (C-2),
149,0 (C-3), 134,4 (C-4), 149,0 (C-5), 107,1 (C-6), 36,8 (C-7), 40,9 (C-8), 69,5 (C-9),
133,0 (C-1′), 107,2 (C-2′), 149,0 (C-3′), 134,5 (C-4′), 149,0 (C-5′), 107,2 (C-6′), 36,5 (C7′), 44,2 (C-8′), 62,9 (C-9′), 102,3 (C-1″), 72,4 (C-2″), 72,6 (C-3″), 73,9 (C-4″), 70,2 (C5″), 18,0 (C-6″), 56,6 (3/5-OMe), 56,7 (3′/5′-OMe).

3.5.25. Hợp chất UFE7A: Catechin
Chất bột màu nâu nhạt; mp 175–177 oC; CTPT C15H14O6; M = 290; 1H-NMR (500
MHz, CD3OD) δH (ppm): 4,58 (d, J = 7,5 Hz, H-2), 3,99 (ddd, J = 8,0, 7,5, 5,5 Hz, H-3),
2,53 (dd, J = 16,0, 8,0 Hz, H-4a), 2,87 (dd, J = 16,0, 5,5 Hz, H-4b), 5,95 (d, J = 2,0 Hz, H6), 5,88 (d, J = 2,0 Hz, H-8), 6,86 (d, J = 2,0 Hz, H-2), 6,78 (d, J = 8,0 Hz, H-5), 6,74

(dd, J = 8,0, 2,0 Hz, H-6); 13C-NMR (125 MHz, CD3OD) δC (ppm): 82,9 (C-2), 68,8 (C3), 28,5 (C-4), 157,6 (C-5), 96,3 (C-6), 157,8 (C-7), 95,5 (C-8), 156,9 (C-9), 100,8 (C-10),
132,2 (C-1′), 115,3 (C-2′), 146,3 (C-3′), 146,2 (C-4′), 116,1 (C-5′), 120,0 (C-6′).

3.6. Hoạt tính sinh học của các cao chiết và chất tinh khiết từ các loài Bù
dẻ tía, Bù dẻ lá lớn và Bù dẻ râu
Chƣơng 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đánh giá hoạt tính gây độc tế bào in vitro của cao chiết từ loài Bù dẻ
tía, Bù dẻ lá lớn và Bù dẻ râu
Hoạt tính gây độc tế bào in vitro của cao chiết MeOH từ phần trên mặt đất của
loài Bù dẻ tía, Bù dẻ râu, lá và thân của loài Bù dẻ lá lớn được thử nghiệm trên 6
12


dòng tế bào ung thư (MDA-MB-231, LU-1, KB, Hep-G2, MKN-7 và SW-480).
Kết quả thử nghiệm được thể hiện ở Bảng 4.1.
Bảng 4.1. Kết quả sàng lọc hoạt tính gây độc tế bào in vitro của các cao chiết từ
loài Bù dẻ tía, Bù dẻ lá lớn và Bù dẻ râu
IC50 (μg/mL)
Loài

Bù dẻ tía

Bù dẻ lá
lớn

Bù dẻ râu

Cao chiết
Ug−M
Ug−H

Ug−C
Ug−E
Ug−B
Ug−W
UcT−M
UcL−M
UcL−H
UcL−C
UcL−E
UcL−B
UcL−W
Uf−M
Ellipticine

MDAMB-231
0,62
3,27
0,97
8,44
22,72
60,92
41,96
17,82

37,75
1,67

LU-1

KB


Hep-G2

MKN-7

SW-480

6,86

1,67

7,51

4,15

37,77
15,88
0,52
0,85
0,20
1,02
46,69
21,54
1,73

43,58
15,96

27,41
18,51


47,47
1,65

69,04
1,64

0,89
3,42
1,31
8,08
18,77
52,48
26,37
15,63
0,71
0,83
0,13
1,09
44,41
25,72
1,54

31,37
17,01

29,52
1,26

Ug: Uvaria grandiflora, Uc: Uvaria cordata, Uf: Uvaria fauveliana, L: lá, T: thân

M: Methanol, H: n-Hexane, C: Chloroform, E: Ethyl acetate, B: n-Butanol, W: Nước.

4.2. Xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất đƣợc phân lập từ loài
Bù dẻ tía, Bù dẻ lá lớn và Bù dẻ râu
Bằng cách kết hợp các phương pháp sắc ký, tổng cộng có 25 hợp chất đã
được phân lập và xác định cấu trúc từ các loài Bù dẻ tía (10 hợp chất), Bù dẻ lá
lớn (9 hợp chất) và Bù dẻ râu (6 hợp chất) bao gồm: 6 terpenoid (UGC9, UCC11,
UCC12, UCE3BII, UCE4I, UFC1), 5 hợp chất đa oxy hóa của cyclohexene
(UGC4, UGC5, UGC6, UGC8, UGLE1), 3 steroid (UCC10, UFC3B1,
UFE4A), 3 alkaloid (UCE8, UCE9, UFE3A), 3 glycoside (UGLW1, UGLW3,
UFE5B), 2 saponin triterpenoid (UGW1, UGW2), 1 flavonoid (UFE7A), 2 hợp
chất thơm (UCC5, UCC6).
Đặc biệt, bốn hợp chất UGLE1, UGLW3, UCC5 và UFE5B là chất mới
cùng nhiều hợp chất được phân lập lần đầu tiên từ chi Uvaria (UGW1, UGW2,
UGLW1, UCC6, UCC11, UCC12 và UFC3B1). Cấu trúc hóa học của chúng
được chỉ ra ở Hình 4.1–4.3.
13


Hình 4.1. Cấu trúc hóa học của các hợp chất phân lập từ phần trên mặt đất của loài Bù dẻ tía

Hình 4.2. Cấu trúc hóa học của các hợp chất phân lập từ lá cây Bù dẻ lá lớn

Hình 4.3. Cấu trúc hóa học của các hợp chất phân lập từ phần trên mặt đất của
loài Bù dẻ râu
14


Bảng 4.32. Thống kê các hợp chất được phân lập từ các loài Bù dẻ tía, Bù dẻ lá
lớn và Bù dẻ râu

STT

Ký hiệu

Hợp chất

Lớp chất

1
2
3
4
5
6
7
8
9

UGLE1
UGC4
UGC5
UGC6
UGC8
UGC9
UGW1
UGW2
UGLW1

PC
PC

PC
PC
PC
Triterpenoid
Saponin
Saponin
Hexenyl glycoside

10

UGLW3

()-3-O-Debenzoylzeylenone
Pipoxide chlorohydrin
()-Zeylenone
()-Zeylenol
()-Pipoxide
Lupeol
Sakurasosaponin
Ardisiacrispin B
(Z)-3-Hexenyl-1-O-β-Dglucopyranoside
Grandionoside A

11
12
13
14
15
16
17

18
19
20
21

UCC5
UCC6
UCC10
UCC11
UCC12
UCE3BII
UCE4I
UCE8
UCE9
UFC1
UFC3B1

22
23
24
25

UFE3A
UFE4A
UFE5B
UFE7A

Cordauvarin A
Cyathoviridine
β-Sitosterol palmitate

()-Spathulenol
5,6-Epoxyalnusane-3-ol
Glutin-5-en-3α-ol
Taraxerol
Velutinam
Aristolactam A Ia
5-Glutinen-3-one
(22E,24R)-Ergosta-4,6,8(14),22tetraen-3-one
Oxoanolobine
Daucosterol
Ufaside
Catechin

Megastigmane
glycoside
Hợp chất thơm
Hợp chất thơm
Steroid
Sesquiterpenoid
Triterpenoid
Triterpenoid
Triterpenoid
Alkaloid
Alkaloid
Triterpenoid
Steroid
Alkaloid
Steroid
Lignan glycoside
Flavonoid


Tính
mới
Mới

#
#
#
Mới
Mới
#
#
#

#

Mới

PC (polyoxygenated cyclohexene): Hợp chất đa oxy hóa của cyclohexene, #phân lập lần đầu tiên từ chi Uvaria.

 Dưới đây trình bày chi tiết phương pháp xác định cấu trúc hóa học của 2
hợp chất mới từ loài Bù dẻ tía:
4.2.1. Hợp chất UGLE1: ()-3-O-Debenzoylzeylenone
Hợp chất UGLE1 được tách ra dưới dạng tinh thể không màu, mp 123–124 oC,

[ ]20
D -13,8 (c 0,4, CHCl3). Phổ UV (MeOH) (Hình 4.6) đề nghị sự có mặt của
nhân thơm (λmax 268 nm) và enone (λmax 235 nm). Píc ion giả phân tử tại m/z
301,0679 [M+Na]+ (tính toán lý thuyết cho công thức C14H14O6Na là 301,0688)
15



trên phổ HR-ESI-MS (Hình 4.7) cho phép xác định CTPT của hợp chất UGLE1 là
C14H14O6.
Phổ 1H-NMR (CDCl3) (Hình 4.8) của hợp chất này chỉ ra các tín hiệu đặc
trưng của 5 proton thơm tại δH 7,41–7,95 (5H), 2 proton olefin [δH 6,14 (dd, J =
10,5, 2,0 Hz, H-5) và 6,91 (dd, J = 10,5, 3,5 Hz, H-4)], 2 proton của nhóm
oxymethylene [δH 4,60 (d, J = 11,5 Hz, H-7a) và 4,78 (d, J = 11,5 Hz, H-7b) và 2
proton của 2 nhóm oxymethine [δH 3,98 (d, J = 5,5 Hz, H-2) và 4,69 (m, H-3)].
Phổ 13C-NMR (Hình 4.10), DEPT (Hình 4.11) và HSQC (Hình 4.12) chỉ ra 14 tín
hiệu gồm 2 carbon carbonyl (δC 195,4, 166,9), 6 carbon thơm (δC 128,5, 129,1,
129,9, 133,6), 2 carbon olefin (δC 126,9, 148,2), 1 carbon của nhóm oxymethylene
(δC 64,1), 2 carbon của 2 nhóm oxymethine (δC 68,1, 74,2) và 1 carbon bậc bốn
gắn với oxy (δC 76,3).
Tín hiệu của các proton thơm tại δH 7,41 (t, J = 8,0 Hz, H2-3′/5′), 7,56 (tt, J =
8,0, 1,0 Hz, H-4′) và 7,95 (dd, J = 8,0, 1,0 Hz, H2-2′/6′) cùng với tương tác HMBC
(Hình 4.5) giữa H2-2′/6′ (δH 7,95) và C-7′ (δC 166,9) đề nghị sự hiện diện của hợp
phần benzoyl. Mặt khác, tương tác 1H−1H COSY giữa H-3 (δH 4,69) và H-2 (δH
3,98)/H-4 (δH 6,91), giữa H-4 (δH 6,91) và H-5 (δH 6,14) cùng các tương tác
HMBC giữa H-2 (δH 3,98) và C-3 (δC 68,1)/C-4 (δC 148,2)/C-6 (δC 195,4), giữa H4 (δH 6,91) và C-2 (δC 74,2)/C-6 (δC 195,4), giữa H-5 (δH 6,14) và C-1 (δC 76,3)/C3 (δC 68,1) chứng tỏ hợp chất UGLE1 sở hữu hợp phần trioxycyclohexenone với
nối đôi tại C-4/C-5 và nhóm ketone tại C-6. Phân tích chi tiết phổ HSQC, HMBC
(Hình 4.13) và COSY (Hình 4.14) cho thấy 2 proton của nhóm oxymethylene H7a (δH 4,60) và H-7b (δH 4,78) tương tác với C-1 (δC 76,3)/C-2 (δC 74,2)/C-6 (δC
195,4)/C-7′ (δC 166,9). Dữ kiện này chứng tỏ C-1 và nhóm benzoyloxy cùng liên
kết trực tiếp với C-7.

Hình 4.4. Cấu trúc hóa học của hợp chất UGLE1 và hợp chất tham khảo
16


Bảng 4.2. Số liệu phổ NMR của hợp chất UGLE1 và hợp chất tham khảo

C
1
2
3
4
5
6
7

δC#, a
76,3
74,0
68,0
147,9
129,0
195,2
64,1

δCa, b
76,3
74,2
68,1
148,2
126,9*
195,4
64,1

DEPT
C
CH

CH
CH
CH
C
CH2

1′
2′/6′
3′/5′
4′
7′

126,9
129,9
128,5
133,6
166,9

129,1*
129,9
128,5
133,6
166,9

C
CH
CH
CH
C


δHa, c (J, Hz)

3,98 d (5,5)
4,69 m
6,91 dd (10,5, 3,5)
6,14 dd (10,5, 2,0)

4,60 d (11,5)
4,78 d (11,5)

7,95 dd (8,0, 1,0)
7,41 t (8,0)
7,56 tt (8,0, 1,0)


HMBC (H→C)

3, 4, 6
2, 5
2, 6
1, 3

1, 2, 6, 7′
1, 2, 6, 7′

C của ()-3-O-debenzoylzeylenone [157], *giá trị được gán lại bằng phổ 2D-NMR, ađo trong CDCl3, b125 MHz,
500 MHz.

#
c


Cấu hình tương đối của hợp chất UGLE1 được xác định qua phân tích các
hằng số tương tác và dữ kiện phổ NOESY (Hình 4.15). Cụ thể, hằng số tương tác
giữa H-2 (δH 3,98) và H-3 (δH 4,69) (J2,3 = 5,5 Hz) đề nghị quan hệ axial/pseudoaxial giữa chúng cũng như quan hệ 2,3-anti-dihydroxy [126]. Trên phổ NOESY,
tương tác mạnh giữa H-2 (δH 3,98) và H-7a (δH 4,60)/H-7b (δH 4,78) và sự thiếu
vắng các tương tác giữa H-2 (δH 3,98) và H-3 (δH 4,69), giữa H-3 (δH 4,69) và H7a (δH 4,60)/H-7b (δH 4,78) khẳng định sự có mặt của nhóm 1,2-syn-dihydroxy.

Hình 4.5. Tương tác HMBC, COSY và
NOESY chính của hợp chất UGLE1

Hình 4.17. Cấu trúc nhiễu xạ tia X
của hợp chất UGLE1

Các dữ kiện phổ (UV, MS, NMR) xác nhận hợp chất UGLE1 có cấu trúc
phẳng và cấu hình tương đối hoàn toàn giống với hợp chất ()-3-Odebenzoylzeylenone, được tách ra từ loài U. purpurea [157]. Mặt khác, năng suất
quay cực của hợp chất UGLE1 ( [ ]D -13,8 (c 0,4, CHCl3)) ngược dấu với hợp
20

17


chất ()-3-O-debenzoylzeylenone ( [ ]D +11,7 (c 0,36, CHCl3) [157], [ ]D +12,5
(c 0,4, CHCl3) [126]). Hơn nữa, phổ CD của hợp chất UGLE1 (Hình 4.16) chỉ ra
hiệu ứng Cotton âm tại  233 nm ([] -10433) tương tự hợp chất ()-zeylenone
[(1S,2S,3R)-1,2-dihydroxy-3-benzoyloxy-6-oxocyclohex-4-en-1-ylmethyl
benzoate] [156] gợi ý hai hợp chất này có cấu hình tuyệt đối giống nhau.
Do vậy, hợp chất UGLE1 được xác định là đối quang của ()-3-Odebenzoylzeylenone với danh pháp khoa học là (1S,2S,3R)-1,2,3-trihydroxy-6oxocyclohex-4-en-1-ylmethyl benzoate. Sau cùng, cấu trúc hóa học của hợp chất
UGLE1 được xác nhận lại một cách chắc chắn bằng phương pháp nhiễu xạ tia X
(Hình 4.17) (Phụ lục 2).
4.2.2. Hợp chất UGLW3: Grandionoside A


Hình 4.34. Cấu trúc hóa học của hợp chất UGLW3 và hợp chất tham khảo
Hợp chất UGLW3 được tách ra dưới dạng chất bột màu trắng, [ ]20
D -20,8 (c
0,1, MeOH). Trên phổ HR-ESI-MS (Hình 4.35), píc ion giả phân tử được ghi
nhận tại m/z 411,1989 [M+Na]+ (tính toán lý thuyết cho công thức C19H32O8Na là
411,1995). Do vậy, công thức phân tử của hợp chất UGLW3 được xác định là
C19H32O8. Phổ 1H-NMR (Hình 4.36) của UGLW3 chỉ ra các tín hiệu đặc trưng
sau: 4 nhóm methyl tại δH 0,83 (3H, s), 1,13 (3H, s), 2,29 (3H, s) và 0,99 (3H, d, J
= 6,5 Hz); 1 proton anomer tại δH 4,39 (1H, d, J = 8,0 Hz); 2 proton trans-olefin
tại δH 6,07 (1H, d, J = 16,0 Hz) và 6,71 (1H, dd, J = 16,0, 10,0 Hz). Phổ 13C-NMR
(Hình 4.39) và DEPT (Hình 4.40) chỉ ra tín hiệu của 19 carbon trong đó 13 carbon
được gán cho aglycone và 6 carbon được gán cho hexose. Phần aglycone của hợp
chất UGLW3 gồm 4 nhóm methyl (δC 17,1, 24,0, 26,9 và 32,2), 1 nhóm
methylene (δC 45,2), 2 nhóm methine (δC 32,5 và 58,4), 2 nhóm oxymethine (δC
70,1 và 88,1), 1 nối đôi (δC 134,3 và 151,1), 1 carbon bậc bốn (δC 34,3) và 1 nhóm
carbonyl (δC 201,0). Các tín hiệu carbon khác tại δC 105,8, 75,3, 78,0, 71,3, 77,7
18


và 62,4 đề nghị sự có mặt của 1 đơn vị β-D-glucopyranosyl [141]. Việc xác định
đường tiếp tục được thực hiện như sau: Hợp chất UGLW3 (1,0 mg) được hòa tan
bằng hỗn hợp H2SO4 5%/1,4-dioxane (1:1, v/v, 1,0 mL). Dung dịch được đun
nóng ở 90 oC trong 3 giờ. Sau khi chiết với EtOAc, lớp nước được trung hòa bằng
Amberlite IRA-400 và được cô đặc dưới áp suất thấp. Phần cắn được hòa tan trong
pyridine (0,1 mL) bổ sung L-cysteine methyl ester hydrochloride (0,5 mg) rồi đun
nóng ở 60 oC trong 1 giờ. Thêm dung dịch của o-tolylisothiocyanate (0,5 mg) trong
pyridine (0,1 mL) vào dung dịch trên và tiếp tục đun nóng ở 60 oC trong 1 giờ. Hỗn
hợp phản ứng được phân tích bằng HPLC [159]. Tiến hành phân tích tương tự cho
các mẫu D-glucose và L-glucose chuẩn. Bằng cách so sánh thời gian lưu của dẫn

xuất tolylthiocarbamoyl thiazolidine của mẫu phân tích (tR = 32,8 phút) với mẫu
chuẩn [tR = 32,8 phút (D-glucose), 29,5 phút (L-glucose)], phần đường của hợp chất
UGLW3 được xác định là D-glucose (Hình 4.49). Nhìn chung, các dữ kiện phổ 1DNMR đề nghị hợp chất UGLW3 là một megastigmane glucopyranoside.

Hình 4.49. Sắc ký đồ HPLC của các dẫn xuất tolylthiocarbamoyl thiazolidine của
D-glucose, L-glucose và phần đường trong hợp chất UGLW3
19


Tương tác COSY giữa H-2 (δH 1,54 và 1,79)/H-3 (δH 4,23)/H-4 (δH 3,25)/H-5
(δH 2,13)/H-6 (δH 1,79)/H-7 (δH 6,71)/H-8 (δH 6,07) cho phép thiết lập trật tự liên
kết C-2/C-3/C-4/C-5/C-6/C-7/C-8. Các tương tác HMBC giữa H-7 (δH 6,71)/H-8
(δH 6,07)/H-10 (δH 2,29) và C-9 (δC 201,0), giữa H-6 (δH 1,79)/C-8 (δC 134,3) và
tương tác COSY giữa H-6 (δH 1,79)/H-7 (δH 6,71) xác nhận nhánh but-3-one-1enyl tại C-6. Tương tác HMBC giữa H-11 (δH 1,13)/H-12 (δH 0,83) và C-1 (δC
34,3)/C-2 (δC 45,2)/C-6 (δC 58,4) chứng tỏ 2 nhóm methyl (C-11, C-12) định vị tại
C-1. Tương tác HMBC giữa H-13 (δH 0,99) và C-4 (δC 88,1)/C-5 (δC 32,5)/C-6 (δC
58,4) và tương tác COSY giữa H-13 (δH 0,99)/H-5 (δH 2,13) chứng tỏ nhóm methyl
còn lại (C-13) định vị tại C-5. Đặc biệt, tương tác HMBC giữa H-1′ (δH 4,39)/C-4
(δC 88,1) đề nghị phần β-D-glucopyranosyl tại C-4 của aglycone (Hình 4.50).

Hình 4.50. Tương tác HMBC, COSY và NOESY chính của hợp chất UGLW3
Hóa lập thể của hợp chất UGLW3 được xác định dựa vào việc phân tích phổ
NOESY và hằng số tương tác J. Các dữ kiện phổ 1H-NMR và NOESY (Hình
4.47) xác nhận hợp chất này tồn tại ở cấu dạng ghế (Hình 4.50). Giá trị hằng số
tương tác nhỏ giữa H-2 (δH 1,54, 1,79) và H-3 (δH 4,23) (J2a,3 = 3,5 Hz, J2e,3 = 3,0
Hz), giữa H-3 (δH 4,23) và H-4 (δH 3,25) (J3,4 = 3,5 Hz) và sự vắng mặt tương tác
NOESY giữa H-3 (δH 4,23) và H-11 (δH 1,13)/H-12 (δH 0,83) chứng tỏ H-3 định
hướng equatorial. Trên phổ NOESY, H-5 (δH 2,13) có tương tác mạnh với H-11
(δH 1,13) nhưng không tương tác với H-12 (δH 0,83) chứng tỏ H-5 và C-11 định
hướng axial. Tương tác NOESY mạnh giữa H-7 (δH 6,71) và H-11 (δH 1,13) khẳng

định C-7 định hướng equatorial. Đặc biệt, các tương tác NOESY giữa H-4 (δH
3,25) với H-3e (δH 4,23), H-6a (δH 1,79), H-13 (δH 0,99) và các hằng số tương tác
(J3e,4 = 3,5 Hz, J4,5a = 11,0 Hz) xác nhận định hướng axial của H-4.
20


Bảng 4.16. Số liệu phổ NMR của hợp chất UGLW3 và hợp chất tham khảo
C
1
2

δ C#
34,5
41,8

δCa, b
34,3
45,2

DEPT
C
CH2

3
4
5
6
7
8
9

10
11
12
13
1′
2′
3′
4′
5′
6′

68,5
80,7
30,7
52,6
152,8
134,2
201,1
26,8
24,0
32,3
17,5
102,8
75,0
78,3
71,9
78,0
63,0

70,1

88,1
32,5
58,4
151,1
134,3
201,0
26,9
24,0
32,2
17,1
105,8
75,3
78,0
71,3
77,7
62,4

CH
CH
CH
CH
CH
CH
C
CH3
CH3
CH3
CH3
CH
CH

CH
CH
CH
CH2

δHa, c (J, Hz)

1,54 dd (15,0, 3,5) (H2a)
1,79* (H-2e)
4,23 ddd (3,5, 3,5, 3,0)
3,25 dd (11,0, 3,5)
2,13 m
1,79*
6,71 dd (16,0, 10,0)
6,07 d (16,0)

2,29 s
1,13 s (H-11a)
0,83 s (H-12e)
0,99 d (6,5)
4,39 d (8,0)
3,29*
3,38*
3,38*
3,29*
3,71 dd (12,0, 5,0)
3,84 dd (12,0, 2,5)

HMBC (HC)


1, 4, 11
1, 3, 4, 6, 11, 12
1, 5
5, 13, 1′
4
1, 2, 5, 7, 8, 11, 12
5, 6, 9
6, 9, 10

7, 8, 9
1, 2, 6, 12
1, 2, 6, 11
4, 5, 6
4

C của lasianthionoside C [155], ađo trong CD3OD, b125 MHz, c500 MHz, *tín hiệu chập.

#

Các dữ kiện phổ (NMR, MS) của hợp chất UGLW3 nhìn chung tương tự phổ
đã công bố của hợp chất lasianthionoside C [(3S,4S,5S,6S,7E)-3,4dihydroxymegastigman-7-en-9-one-4-O-β-D-glucopyranoside] [155]. Tuy nhiên,
cấu hình tuyệt đối của C-4 được xác định là R do độ dịch chuyển hóa học của C-4
(δC 88,1) và hằng số tương tác của H-4 (J = 3,5, 11,0 Hz) của hợp chất UGLW3
khác biệt rõ rệt so với các giá trị tương ứng của hợp chất lasianthionoside C [C-4
(C 80,7), H-4 (br.s)]. Ngoài ra, sự thay đổi mạnh độ dịch chuyển hóa học của C-6
(δC 58,4), C-1 (δC 105,8) của hợp chất UGLW3 so với các giá trị tương ứng của
lasianthionoside C [C-6 (δC 52,6), C-1 (δC 102,8)] cũng góp phần giải thích sự
khác biệt cấu hình tại C-4. Do vậy, hợp chất UGLW3 được kết luận là
(3S,4R,5S,6S,7E)-3,4-dihydroxymegastigman-7-en-9-one-4-O-β-Dglucopyranoside. Đây là một hợp chất mới và được đặt tên là grandionoside A.


21


4.3. Đánh giá hoạt tính gây độc tế bào in vitro của các hợp chất đƣợc
phân lập từ loài Bù dẻ tía, Bù dẻ lá lớn và Bù dẻ râu
4.3.1. Hoạt tính gây độc tế bào in vitro của các hợp chất trên dòng tế bào ung
thƣ LU-1
Hoạt tính gây độc tế bào in vitro của 20/25 hợp chất tinh khiết từ Bù dẻ tía, Bù
dẻ lá lớn và Bù dẻ râu được thử nghiệm trước hết với dòng tế bào LU-1 dựa trên
các kết quả sàng lọc sơ bộ đối với các cao chiết cũng như tham khảo các kết quả
đã công bố. Kết quả thử nghiệm được trình bày ở Bảng 4.33.
Bảng 4.33. Hoạt tính gây độc tế bào in vitro của các chất phân lập từ Bù dẻ tía,
Bù dẻ lá lớn và Bù dẻ râu trên dòng tế bào LU-1
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

Hợp chất
UGC4
UGC5
UGC6

UGC8
UGC9
UGW1
UGW2
UGLE1
UGLW1
UCC5
UCC6

IC50 (µg/mL)
37,44
37,63
45,62
26,19
ND
44,84
1,52
1,30
43,47
53,44
43,56

STT
12
13
14
15
16
17
18

19
20

Hợp chất
UCC10
UCC11
UCE8
UCE9
UCE3BII
UFC3B1
UFE3A
UFE5B
UFE7A

IC50 (µg/mL)
33,11
35,01
16,66
20,25
ND
10,21
9,22
>100
>100

21

Ellipticine

0,67


ND (not determined): Không xác định được

Các hợp chất velutinam (UCE8), (22E,24R)-ergosta-4,6,8(14),22-tetraen-3-one
(UFC3B1) và oxoanolobine (UFE3A) thể hiện hoạt tính trung bình với giá trị IC50 lần
lượt là 16,66, 10,21 và 9,22 µg/mL. Đặc biệt, hai hợp chất ()-3-Odebenzoylzeylenone (UGLE1) và ardisiacrispin B (UGW2) có tác dụng ức chế rất
mạnh với giá trị IC50 lần lượt là 1,30, 1,52 µg/mL. Do vậy, hai hợp chất này được ưu
tiên lựa chọn để tiếp tục thử nghiệm trên các dòng tế bào ung thư khác (mục 4.3.2).
4.3.2. Hoạt tính gây độc tế bào in vitro của các hợp chất UGLE1 và UGW2
trên các dòng tế bào khác nhau
Hoạt tính gây độc tế bào in vitro của ()-3-O-debenzoylzeylenone (UGLE1)
và ardisiacrispin B (UGW2) tiếp tục được thử nghiệm trên nhiều dòng tế bào khác
nhau. Kết quả được thể hiện ở Bảng 4.34.
Theo đó, hợp chất mới ()-3-O-debenzoylzeylenone (UGLE1) có khả năng
gây độc mạnh đối với 6 dòng tế bào KB, Hep-G2, MKN-7, SW-480, HL-60 và
SK-Mel-2 với giá trị IC50 lần lượt là 1,01–3,71µg/mL. Ngoài ra, hợp chất này còn
22


thể hiện hoạt tính mạnh trên các dòng tế bào HeLa (IC50 = 2,31 µg/mL), PANC-1
(IC50 = 3,42 µg/mL) và PSN-1 (IC50 = 2,03 µg/mL). Đáng lưu ý là hợp chất
UGLE1 thể hiện độc tính thấp trên các dòng tế bào thường 3T3 (IC50 = 7,19
µg/mL), TIG-3 (IC50 = 4,03 µg/mL) so với chất đối chứng.
Hợp chất ardisiacrispin B (UGW2) thể hiện hoạt tính mạnh đối với 4 dòng tế
bào KB, Hep-G2, MKN-7, SW-480 với các giá trị IC50 tương ứng là 1,72, 1,65,
1,37 và 1,33 µg/mL. So với chất đối chứng, ardisiacrispin B (UGW2) cho thấy
độc tính thấp trên dòng tế bào thường 3T3 với giá trị IC50 là 8,22 µg/mL.
Bảng 4.34. Hoạt tính gây độc tế bào in vitro của hợp chất UGLE1 và UGW2 trên
các dòng tế bào khác nhau
Dòng tế bào

KB
MDA-MB-231
LNCaP
Hep-G2
MKN-7
SW-480
HL-60
SK-Mel-2
3T3
A549#
HeLa#
PANC-1#
PSN-1#
TIG-3#

IC50 (µg/mL)
UGW2
1,72
12,64
10,43
1,65
1,37
1,33
24,27

UGLE1
3,71
17,81
12,63
3,65

2,40
3,13
1,73
1,01
7,19
9,92
2,31
3,42
2,03
4,03

8,22

Ellipticine
0,98
0,79
0,79
0,86
0,94
0,78
0,72
0,28
0,31

5-F

0,30
0,75
1,17
1,03

1,26

Thử nghiệm tại Đại học Toyama, Nhật Bản; 5-F: 5-Fluorouracil.

#

KẾT LUẬN
Lần đầu tiên ở Việt Nam, thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của các loài
Bù dẻ tía (Uvaria grandiflora Roxb. ex Hornem), Bù dẻ lá lớn (Uvaria cordata
(Dun.) Wall. ex Alston.) và Bù dẻ râu (Uvaria fauveliana (Fin. & Gagnep.) Ast.)
được nghiên cứu một cách có hệ thống. Tổng cộng có 25 hợp chất đã được phân
lập trong đó có 4 hợp chất mới và 7 hợp chất được phân lập lần đầu tiên từ chi
Uvaria; 5 hợp chất thể hiện hoạt tính gây độc tế bào ung thư trong đó có 2 hợp
chất có tác dụng rất mạnh trên nhiều dòng tế bào khác nhau. Các lớp chất chính
được phân lập từ 3 loài này phù hợp với hóa thực vật của chi Uvaria đã được công
bố trước đó.
23


×