Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố phủ lý, tỉnh hà nam giai đoạn 2009 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 107 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM





VŨ XUÂN ĐÁP




ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ PHỦ LÝ, TỈNH HÀ NAM
GIAI ĐOẠN 2009 - 2013






LUẬN VĂN THẠC SỸ
-





HÀ NỘI - 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM






VŨ XUÂN ĐÁP



ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ PHỦ LÝ, TỈNH HÀ NAM
GIAI ĐOẠN 2009 - 2013




CHUYÊN NGÀNH : QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
MÃ SỐ : 60.85.01.03

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. HOÀNG THÁI ĐẠI


HÀ NỘI - 2014
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực, đầy đủ và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ của các cơ quan, đơn vị, tổ chức
và cá nhân đối với việc nghiên cứu thực tế tại địa phương để thực hiện
luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn
đều đã được chỉ rõ nguồn gốc./.
Tác giả luận văn


Vũ Xuân Đáp




Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình hoàn thành luận văn này, tôi luôn được sự quan tâm,
giúp đỡ quý báu của tập thể các thầy giáo, cô giáo Khoa quản lý đất đai, Học
viện Nông nghiệp Việt Nam, sự quan tâm, động viên, giúp đỡ của bạn bè,
đồng nghiệp và đặc biệt là sự giúp đỡ, chỉ dẫn tận tình của PGS.TS. Hoàng
Thái Đại, người hướng dẫn khoa học đã giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của các đồng chí lãnh đạo UBND,
Phòng Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh thành
phố Phủ Lý và các Phòng, Ban của thành phố Phủ Lý đã nhiệt tình giúp đỡ tôi
trong thời gian điều tra số liệu và có những ý kiến đóng góp quý báu cho luận

văn của tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới những người thân trong gia đình và
bạn bè, đồng nghiệp đã khích lệ, tạo những điều kiện tốt nhất cho tôi trong
quá trình thực hiện luận văn này.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn


Vũ Xuân Đáp


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC HÌNH viii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ix
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục đích của đề tài 2
3. Yêu cầu của đề tài 2
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Cơ sở lý luận của công tác quản lý Nhà nước về đất đai 3
1.2. Cơ sở pháp lý của công tác quản lý Nhà nước về đất đai 4
1.3. Tình hình quản lý đất đai trên thế giới và ở Việt Nam 7

1.3.1. Tình hình quản lý đất đai ở một số nước trên thế giới 7
1.3.2. Tình hình quản lý đất đai ở Việt Nam 9
1.4. Công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Hà Nam 28
Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38
2.1. Đối tượng nghiên cứu 38
2.2. Phạm vi nghiên cứu 38
2.3. Nội dung nghiên cứu 38
2.4. Phương pháp nghiên cứu 38
2.4.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, tài liệu 39
2.4.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 39
2.4.3. Phương pháp xử lý thông tin 40

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv

Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 41
3.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của thành phố Phủ Lý 41
3.1.1. Điều kiện tự nhiên 41
3.1.2. Tài nguyên thiên nhiên 44
3.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế 45
3.1.4. Tình hình xã hội 48
3.1.5. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố
Phủ Lý 48
3.2. Thực trạng công tác quản lý đất đai trên địa bàn thành phố Phủ Lý 50
3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất 50
3.2.2. Quản lý đất đai 52
3.3. Đánh giá công tác quản lý đất đai trên địa bàn thành phố Phủ Lý 53
3.3.1. Đánh giá công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản
lý, sử dụng đất và tổ chức thực hiện các văn bản đó 53
3.3.2. Đánh giá công tác xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ

địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính 56
3.3.3. Đánh giá công tác khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản
đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử
dụng đất 58
3.3.4. Đánh giá công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch hóa việc sử dụng đất 61
3.3.5. Đánh giá công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích
sử dụng đất 63
3.3.6. Đánh giá công tác đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý sổ địa
chính, cấp GCNQSDĐ 69
3.3.7. Đánh giá công tác thống kê, kiểm kê đất đai 74
3.3.8. Đánh giá công tác quản lý tài chính về đất đai 76
3.3.9. Đánh giá công tác quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất
trong thị trường bất động sản 78
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v

3.3.10. Đánh giá công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ
của người sử dụng đất 80
3.3.11. Đánh giá công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của
pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai 81
3.3.12. Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu
nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất 83
3.3.13. Đánh giá công tác quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai 86
3.4. Nguyên nhân tác động và giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý
Nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố 89
3.4.1. Nguyên nhân tác động đến công tác quản lý đất đai trên địa bàn thành
phố trong thời gian qua 89
3.4.2. Giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý đất đai trên địa bàn
thành phố Phủ Lý 90
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 92

1. Kết luận 92
2. Kiến nghị 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO 95


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi

DANH MỤC BẢNG


Bảng 3.1: Hiện trạng và cơ cấu sử dụng đất của thành phố Phủ Lý
năm 2013 và năm 2009 51

Bảng 3.2: Mức độ công khai thủ tục hành chính 56

Bảng 3.3: Cơ cấu diện tích theo đơn vị hành chính trên địa bàn thành
phố Phủ Lý năm 2013 57

Bảng 3.4: Tổng hợp tài liệu bản đồ thành phố Phủ Lý 59

Bảng 3.5: Phân bổ chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất thành phố Phủ Lý
giai đoạn 2009 - 2013 63

Bảng 3.6: Kết quả giao đất ở cho hộ gia đình cá nhân trên địa bàn
thành phố giai đoạn 2009 - 2013 64

Bảng 3.7: Kết quả giao đất đấu giá trên địa bàn thành phố Phủ Lý giai
đoạn 2009 - 2013 65


Bảng 3.8: Công tác giao đất ở cho các dự án khu đô thị mới thành
phố Phủ Lý giai đoạn 2009 - 2013 66

Bảng 3.9: Kết quả cho thuê đất của thành phố Phủ Lý 2009 – 2013
tính theo đơn vị hành chính 67

Bảng 3.10: Nguồn gốc đất cho thuê trên địa bàn thành phố Phủ Lý 68

Bảng 3.11: Kết quả thu hồi đất trên địa bàn thành phố Phủ Lý giai
đoạn 2009 - 2013 69

Bảng 3.12: Kết quả cấp GCN lần đầu thực hiện tại VPĐK thành phố
Phủ Lý 2009 - 2013 70

Bảng 3.13: Đăng ký, chỉnh lý biến động của thành phố Phủ Lý 2009 -
2013 71

Bảng 3.14: Kết quả cấp GCNQSDĐ thành phố Phủ Lý năm 2013 72

Bảng 3.15: Kết quả lập hồ sơ địa chính thành phố Phủ Lý 73

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii

Bảng 3.16: Biến động đất đai năm 2013 so với năm 2009 76

Bảng 3.17: Các khoản thu từ đất ở địa phương qua các năm từ 2009 -
2013 77

Bảng 3.18: Tổng hợp kết quả đấu giá theo đơn vị hành chính giai đoạn

2009- 2013 79

Bảng 3.19: Đánh giá thủ tục thực hiện quyền của người sử dụng đất tại
VPĐK 81

Bảng 3.20: Kết quả thanh tra việc quản lý và sử dụng đất đai của hộ
gia đình cá nhân năm 2009 đến năm 2013 82

Bảng 3.21: Kết quả giải quyết đơn thư của thành phố Phủ Lý từ năm
2009 đến năm 2013 83

Bảng 3.22: Đánh giá thái độ tiếp nhận hồ sơ thực hiện tại VPĐK 87

Bảng 3.23: Đánh giá mức độ hướng dẫn của cán bộ tiếp nhận hồ sơ 88



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page viii

DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1: Sơ đồ địa giới hành chính thành phố Phủ Lý 41

Hình 3.2: Cơ cấu các ngành kinh tế trên địa bàn thành phố Phủ Lý 46

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ix

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


Ký hiệu Chú giải
BTNMT : Bộ Tài nguyên Môi trường
BXD : Bộ xây dựng
CHXHCNVN : Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
CT-TTg : Chỉ thị - Thủ tướng
CT-TW : Chỉ thị - Trung ương
CP : Chính phủ
ĐGHC : Địa giới hành chính
FAO : Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc
GCNQSDĐ : Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
GPMB : Giải phóng mặt bằng
HĐND : Hội đồng nhân dân
L-CTN : Lệnh - Chủ tịch nước
NĐ-CP : Nghị định - Chính phủ
NN : Nông nghiệp
NQ-CP : Nghị quyết - Chính phủ
NXB : Nhà xuất bản
PNN : Phi nông nghiệp
QĐ-BTNMT : Quyết định - Bộ Tài nguyên Môi trường
QĐ-UB : Quyết định - Uỷ ban
QĐ-UBND : Quyết định - Uỷ ban nhân dân
QH : Quốc hội
QHSD : Quy hoạch sử dụng
STN&MT : Sở Tài nguyên và Môi trường
SXKD : Sản xuất kinh doanh
TCQLĐĐ : Tổng cục Quản lý đất đai
TN&MT : Tài nguyên và Môi trường
TT-BTC : Thông tư - Bộ Tài chính
TT- BTNMT : Thông tư - Bộ Tài nguyên và Môi trường

UBND : Uỷ ban nhân dân
VPĐK : Văn phòng đăng ký

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai giữ một vị trí vô cùng quan trọng đối với đời sống vật chất, tinh
thần và sự tồn tại của con người. Vì vậy đất đai được coi là tài nguyên quốc
gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi
trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá,
an ninh và quốc phòng.
Luật Đất đai năm 2003 ra đời là một trong những đạo luật quan trọng,
thu hút được sự quan tâm của toàn xã hội. Luật Đất đai năm 2003 cùng với
các văn bản hướng dẫn thi hành Luật tạo thành một hệ thống văn bản quy
phạm pháp luật khá hoàn chỉnh, thể hiện những quan điểm đổi mới của Đảng
phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và tiến trình công
nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước. Luật và các văn bản dưới Luật đã nhanh
chóng đi vào cuộc sống, góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế, ổn định
chính trị, xã hội.
Luật đất đai 1993 và 2003 đã từng bước cụ thể hoá quy định này của
Hiến pháp 1992 với xu thế là ngày càng mở rộng các quyền cho người sử
dụng đất.
Điều 6 Luật đất đai 2003 quy định cụ thể nội dung quản lý nhà nước về
đất đai bao gồm: Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử
dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó; xác định địa giới hành
chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính; khảo
sát, đo đạc, đánh giá phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử
dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; quản lý quy hoạch, kế hoạch sử

dụng đất; quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử
dụng đất; đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất; thống kê, kiểm kê đất đai; quản lý tài chính về
đất đai; quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất
động sản; quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử
dụng đất; thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất
đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai; giải quyết tranh chấp về đất đai,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2

giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai;
quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai.
Phủ Lý là thành phố trực thuộc tỉnh Hà Nam. Đây là trung tâm văn hóa,
chính trị và kinh tế và là đô thị loại 3 duy nhất của tỉnh Hà Nam, do đó tốc độ
đô thị hoá nhanh, hình thức sử dụng đất đai đa dạng và phức tạp, quá trình
quản lý còn lơi lỏng, việc sử dụng đất nảy sinh nhiều vấn đề. Sự lấn chiếm đất
công, sử dụng sai mục đích, chuyển đổi mục đích không đúng luật định, tình
trạng tranh chấp đất đai, xây dựng không phép, mua bán trao tay thường
xuyên xảy ra gây khó khăn cho chính quyền địa phương.
Xuất phát từ những yêu cầu, điều kiện thực tiễn trên cùng với sự đồng ý
của Ban giám hiệu Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Ban chủ nhiệm Khoa
Quản lý đất đai. Dưới sự hướng dẫn của thầy giáo - PGS TS. Hoàng Thái Đại -
Giảng viên khoa Môi Trường - Học viện Nông nghiệp Việt Nam, tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Đánh giá công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa
bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam giai đoạn 2009 - 2013”.
2. Mục đích của đề tài
- Đánh giá công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố
Phủ Lý, tỉnh Hà Nam theo 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai quy định
tại điều 6, Luật Đất đai năm 2003.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm phát huy các vấn đề tích cực, hạn chế

các vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý sử dụng đất đai, giúp cơ quan
quản lý Nhà nước quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên đất.
3. Yêu cầu của đề tài
- Nắm được các quy định của Nhà nước đối với công tác quản lý Nhà
nước về đất đai. Đặc biệt là 13 nội dung quy định tại điều 6 Luật Đất đai.
- Hiểu và vận dụng tốt các quy trình, quy phạm, văn bản pháp luật về
công tác quản lý Nhà nước về đất đai.
- Các số liệu điều tra, thu thập chính xác, đầy đủ phản ánh trung thực
khách quan công tác quản lý Nhà nước về đất đai ở địa phương.
- Đưa ra những kiến nghị, đề xuất phù hợp với thực tế, mang tính khả
thi cao.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Cơ sở lý luận của công tác quản lý Nhà nước về đất đai
- Khái niệm đất:
Đất theo nghĩa thổ nhưỡng là vật thể thiên nhiên có cấu tạo độc lập lâu
đời, hình thành do kết quả của nhiều yếu tố: đá mẹ, động thực vật, khí hậu,
địa hình, thời gian. Giá trị tài nguyên đất được đánh giá bằng số lượng diện
tích (ha, km
2
) và độ phì nhiêu, màu mỡ.
Đất đai được nhìn nhận là một nhân tố sinh thái, với khái niệm này đất
đai bao gồm tất cả các thuộc tính sinh học và tự nhiên của bề mặt trái đất có
ảnh hưởng nhất định đến tiềm năng và hiện trạng sử dụng đất. Đất theo nghĩa
đất đai bao gồm: yếu tố khí hậu, địa hình, địa mạo, tính chất thổ nhưỡng, thuỷ
văn, thảm thực vật tự nhiên, động vật và những biến đổi của đất do các hoạt

động của con người (FAO, 1994).
Về mặt đời sống - xã hội, đất đai là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùng
quý giá, là tư liệu sản xuất không gì thay thế được của ngành sản xuất nông -
lâm nghiệp, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa
bàn phân bố khu dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hoá và an ninh quốc
phòng. Nhưng đất đai là tài nguyên thiên nhiên có hạn về diện tích, có vị trí
cố định trong không gian (FAO, 1994).
- Khái niệm quản lý nhà nước:
Quản lý nhà nước là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực Nhà
nước, được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội và
hành vi hoạt động của con người để duy trì, phát triển các mối quan hệ xã hội,
trật tự pháp luật nhằm thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước
(Nguyễn Khắc Thái Sơn, 2007)
- Khái niệm quản lý Nhà nước về đất đai:
Quản lý Nhà nước về đất đai là tổng hợp các hoạt động của cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu của Nhà nước
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4

về đất đai, bao gồm các hoạt động trong việc nắm chắc tình hình sử dụng đất
trong việc giám sát tình hình quản lý sử dụng đất (Nguyễn Thị Lợi, 2007).
Quản lý Nhà nước về đất đai là tổng hợp các hoạt động của các cơ quan
nhà nước có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu của Nhà nước
đối với đất đai; đó là các hoạt động nắm chắc tình hình sử dụng đất; phân phối
và phân phối lại quỹ đất đai theo quy hoạch, kế hoạch; kiểm tra giám sát quá
trình quản lý và sử dụng đất, điều tiết các nguồn lợi từ đất đai (Nguyễn Khắc
Thái Sơn, 2007).
- Nguyên tắc của quản lý nhà nước về đất đai:
+ Đảm bảo sự quản lý tập trung và thống nhất của Nhà nước.
+ Đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa quyền sở hữu đất đai và quyền sử

dụng đất đai, giữa lợi ích của Nhà nước và lợi ích của người trực tiếp sử dụng.
+ Tiết kiệm và hiệu quả (Nguyễn Khắc Thái Sơn, 2007).
- Đối tượng của quản lý nhà nước về đất đai:
+ Các chủ thể quản lý và sử dụng đất đat.
+ Đất đai (Nguyễn Khắc Thái Sơn, 2007).
- Công cụ quản lý nhà nước về đất đai:
+ Công cụ pháp luật.
+ Công cụ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai.
+ Công cụ tài chính (Nguyễn Khắc Thái Sơn, 2007).
1.2. Cơ sở pháp lý của công tác quản lý Nhà nước về đất đai
Từ khi Luật Đất đai đầu tiên ra đời năm 1987; rồi đến Luật Đất đai
1993 (kể cả 2 lần sửa đổi, bổ sung vào năm 1998 và 2001); Sau đó, ngày 10
tháng 12 năm 2003, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã
ban hành Lệnh số 23/2003/L - CTN công bố Luật đất đai 2003 đã tạo hành
lang pháp lý ngày càng chặt chẽ và hoàn thiện hơn; làm công cụ duy trì trật tự
an toàn xã hội trong lĩnh vực đất đai của các cơ quan Nhà nước làm nhiệm vụ
quản lý Nhà nước về đất đai. Căn cứ theo thẩm quyền của mình, Chính phủ,
các bộ, ngành liên quan đã ban hành các văn bản chính quy về quản lý Nhà
nước về đất đai như:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5

- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 22/9/2004 của Chính phủ về thi
hành Luật Đất đai 2003.
- Nghị định số 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
- Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về
phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.
- Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

- Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/ 2004 của Chính phủ về
thu tiền sử dụng đất.
- Thông tư số 28/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn thống kê, kiểm kê đất đai và xây
dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
- Thông tư số 29/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính.
- Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính.
- Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy
định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất,
thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.
- Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ về cấp
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất.
- Nghị định 105/2009/NĐ-CP ngày 11/11/2009 về xử phạt hành chính
trong lĩnh vực đất đai.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6

- Nghị định 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành Luật Nhà ở.
- Thông tư 20/2010/TT-BTNMT ngày 22/10/2010 Quy định bổ sung về
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất.
- Thông tư liên tịch số 20/2011/TTLT-BTP-BTNMT ngày 18/11/2011

của Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường; Hướng dẫn việc đăng ký thế
chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;
- Thông tư số 16/2011/TT-BTNMT ngày 20 tháng 5 năm 2011 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường; Quy định sửa đổi, bổ sung một số nội dung liên
quan đến thủ tục hành chính về lĩnh vực đất đai;
- Nghị định 126/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 hướng dẫn thi hành
nghị quyết 49/2013/QH13 ngày 21/06/2013 của Quốc hội về kéo dài thời hạn
sử dụng đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối của hộ
gia đình, cá nhân.
- Luật đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành từ 01/07/2014.
- Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 quy định chi tiết việc thi
hành một số điều của Luật Đất đai.
- Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 quy định về giá đất.
- Nghị định 45/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 quy định về thu tiền sử
dụng đất.
- Nghị định 47/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 quy định về bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
- Thông tư 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/05/2014 quy định về cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.
- Thông tư 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/05/2014 quy định về hồ sơ
địa chính.
- Thông tư 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/05/2014 quy định về bản đồ
địa chính.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7

1.3. Tình hình quản lý đất đai trên thế giới và ở Việt Nam
1.3.1. Tình hình quản lý đất đai ở một số nước trên thế giới
Ở Pháp, chính sách quản lý sử dụng đất canh tác rất chặt chẽ để đảm
bảo sản xuất nông nghiệp bền vững và tuân thủ việc phân vùng sản xuất. Việc

chuyển đất canh tác sang mục địch khác, kể cả việc làm nhà ở cũng phải xin
phép chính quyền cấp xã quyết định. Nghiêm cấm việc xây dựng nhà trên đất
canh tác để bán cho người khác. Khuyến khích việc tích tụ đất nông nghiệp
bằng cách tạo điều kiện thuận lợi để các chủ đất có nhiều mảnh đất ở các
vùng khác nhau có thể đàm phán với nhau nhằm tiến hành chuyển đổi ruộng
đất, tạo điều kiện tập trung các thửa đất nhỏ thành các thửa đất lớn. Việc mua
bán đất đai không thể tự thực hiện giữa người bán và người mua, muốn bán
đất phải xin phép cơ quan giám sát việc mua bán. Việc bán đất nông nghiệp
phải nộp thuế đất và thuế trước bạ. Đất này được ưu tiên bán cho những người
láng giềng để tạo ra các thửa đất có diện tích lớn hơn. Ở Pháp có cơ quan
giám sát việc mua bán đất để kiểm soát hoạt động mua bán, chuyển nhượng
đất đai. Cơ quan giám sát đồng thời làm nhiệm vụ môi giới và trực tiếp tham
gia quá trình mua bán đất. Văn tự chuyển đổi chủ sở hữu đất đai có Tòa án
Hành chính xác nhận trước và sau khi chuyển đổi. Đối với đất đô thị mới, khi
chia cho người dân thì phải nộp 30% chi phí cho các công trình xây dựng hạ
tầng, phần còn lại là 70% do kinh phí địa phương chi trả. Ngày nay, đất đai ở
Pháp ngày càng có nhiều luật chi phối theo các quy định của các cơ quan hữu
quan như quản lý đất đai, môi trường, quản lý đô thị, quy hoạch vùng lãnh thổ
và đầu tư phát triển (Nguyễn Kim Sơn, 2000).
Ở Thụy Điển, phần lớn đất đai thuộc sở hữu tư nhân nhưng việc quản
lý và sử dụng đất đai là mối quan tâm chung của toàn xã hội. Vì vậy, toàn bộ
pháp luật và chính sách đất đai luôn đặt ra vấn đề hàng đầu là có sự cân bằng
giữa lợi ích riêng của chủ sử dụng đất và lợi ích chung của Nhà nước. Các
hoạt động cụ thể về quản lý sử dụng đất như quy hoạch sử dụng đất, đăng ký
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8

đất đai, bất động sản và thông tin địa chính đều được quản lý bởi ngân hàng
dữ liệu đất đai và đều được luật hóa. Pháp luật và chính sách đất đai ở Thụy
Điển về cơ bản dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về đất đai và kinh tế thị

trường, có sự giám sát chung của xã hội. Pháp luật và chính sách đất đai ở
Thụy Điển từ năm 1970 trở lại đây gắn liền với việc giải quyết các vấn đề liên
quan đến pháp luật bất động sản tư nhân. Quy định các vật cố định gắn liền
với bất động sản, quy định việc mua bán đất đai, việc thế chấp, quy định về
hoa lợi, quyền thông hành địa dịch và các hoạt động khác như vấn đề bồi
thường, quy hoạch sử dụng đất, thu hồi đất, đăng ký quyền sử dụng đất đai và
hệ thống đăng ký (Nguyễn Kim Sơn, 2000).
Ở Australia, công nhận Nhà nước và tư nhân có quyền sở hữu đất đai
và bất động sản trên mặt đất. Phạm vi sở hữu đất đai theo luật định là tính từ
tâm trái đất trở lên, nhưng thông thường Nhà nước có quyền bảo tồn đất ở
từng độ sâu nhất định, nơi có những mỏ khoáng sản quý như vàng, bạc, thiếc,
than, dầu mỏ, … (theo sắc luật về đất đai khoáng sản năm 1993). Luật đất đai
Australia bảo hộ tuyệt đối quyền lợi và nghĩa vụ của chủ sở hữu đất đai. Chủ
sở hữu có quyền cho thuê, chuyển nhượng, thế chấp, thừa kế theo di chúc mà
không có sự cản trở nào, kể cả việc tích lũy đất đai. Tuy nhiên, luật cũng quy
định Nhà nước có quyền trưng thu đất tư nhân để sử dụng vào mục đích công
cộng, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và việc trưng thu đó gắn liền với việc
Nhà nước phải thực hiện bồi thường thỏa đáng (Nguyễn Kim Sơn, 2000).
Ở Trung Quốc đang thi hành chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa về đất
đai, đó là chế độ sở hữu toàn dân và chế độ sở hữu tập thể của quần chúng lao
động. Mọi đơn vị, cá nhân không được xâm chiếm, mua bán hoặc chuyển
nhượng phi pháp đất đai. Vì lợi ích công cộng, Nhà nước có thể tiến hành
trưng dụng theo pháp luật đối với đất đai thuộc sở hữu tập thể và thực hiện
chế độ quản chế mục đích sử dụng đất. Nhà nước thực hiện chế độ bồi thường
đối với đất bị trưng dụng theo mục đích sử dụng đất trưng dụng. Tiền bồi
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9

thường đối với đất canh tác bằng 6 đến 10 lần sản lượng bình quân hàng năm
của 3 năm liên tiếp trước đó khi bị trưng dụng. Tiêu chuẩn hỗ trợ định cư cho

mỗi nhân khẩu nông nghiệp bằng từ 4 đến 6 lần giá trị sản lượng bình quân
của đất canh tác/đầu người thuộc đất bị trưng dụng, cao nhất không vượt quá
15 lần sản lượng bình quân của đất bị trưng dụng 3 năm trước đó. Đồng thời
nghiêm cấm tuyệt đối việc xâm phạm, lạm dụng tiền đền bù đất trưng dụng và
các loại tiền khác liên quan đến đất bị trưng dụng để sử dụng vào mục đích
khác (Nguyễn Kim Sơn, 2000).
1.3.2. Tình hình quản lý đất đai ở Việt Nam
1.3.2.1. Tình hình quản lý đất đai ở Việt Nam qua các thời kỳ
Khi xã hội loài người hình thành, cuộc sống của con người ngày càng phát
triển, của cải dư thừa ngày càng nhiều. Trong xã hội xuất hiện một lớp người tìm
cách chiếm đoạt của cải dư thừa, đồng thời chiếm đoạt luôn cả đất đai phục vụ
lợi ích của riêng mình. Để quản lý chặt chẽ vốn đất đai, yêu cầu đặt ra là phải
biết được diện tích đất, chủ sử dụng … công tác địa chính ra đời từ đó.
Khi Nhà nước ra đời, với tư cách là một tổ chức chính trị của giai cấp
thống trị, Nhà nước cũng chiếm giữ một diện tích đất nhất định để phục vụ
cho lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội của tầng lớp mình. Đất đai thuộc về nhà
vua, là phần thưởng vua ban tặng cho các quan … Nhà vua đặt ra các luật lệ
để quản lý và bảo vệ tài sản của mình, của giai cấp mình. Công tác địa chính
ra đời, ngày càng phát triển theo sự phát triển cả đất nước và được điều chỉnh
bởi pháp luật mang đặc trưng của từng nhà nước. Mỗi thời kỳ lịch sử với chế
độ chính trị khác nhau đều có chính sách quản lý đất đai đặc trưng cho thời kỳ
lịch sử đó. Vì thế, sự biểu hiện của công tác địa chính trong các thời kỳ lịch
sử khác nhau cũng khác nhau.
Ở Việt Nam từng tồn tại nhiều hình thức sở hữu khác nhau về đất đai
như: Sở hữu nhà vua, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân…nhưng do đặc thù của
nền nông nghiệp lúa nước, của lịch sử chống giặc ngoại xâm mà sở hữu Nhà
Hc vin Nụng nghip Vit Nam Lun vn Thc s Khoa hc Nụng nghip
Page 10

nc v t ai vn l ch o. Cỏc mi quan h t ai ny nh hng v tỏc

ng trc tip n cụng tỏc qun lý t ai qua cỏc giai on lch s khỏc nhau.
Chính sách ruộng đất ở Miền Nam trong thời kỳ Mỹ - Nguỵ:
ở Miền Nam trong thời kỳ từ 1954 - 1975 tồn tại hai chính sách ruộng
đất ruộng đất khác hẳn nhau. Chính sách ruộng đất của chính quyền Cách
mạng và chính sách ruộng đất của chính quyền Mỹ - Nguỵ.
Chính sách ruộng đất của chính quyền Cách Mạng mà nội dung xuyên
suốt trong quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc là: Ruộng đất về tay
ngời cày. Song do chiến tranh kéo dài ác liệt, chính sách này chỉ đợc thực
hiện ở vùng giải phóng.
Trong các chính sách xâm lợc, chính sách Bình định nông thôn
nhằm lôi kéo nông dân, giành giật nông thôn đóng vai trò rất quan trọng mà
cốt lõi của nó là chính sách Cải cách điền địa. Với 2 giai đoạn khác nhau:
Chính sách Cải cách điền địa đợc thực hiện từ năm 1954 đến cuối thập kỷ
60 và luật Ngời cày có ruộng đợc thực hiện từ năm 1970 đến ngày Miền
Nam hoàn toàn giải phóng.
Đất đai là 1 trong 2 mục tiêu quan trọng của cuộc Cách mạng dân tộc
dân chủ nhân dân là: Đánh đổ thực dân để giải phóng đất nớc, mang lại tự do
cho nhân dân. Đánh đổ giai cấp địa chủ phong kiến mang lại ruộng đất cho
ngời cày.
Ngay sau khi Cách mạng tháng 8 thành công, để khắc phục hậu quả của
chiến tranh, Đảng chủ trơng chấn hng nền nông nghiệp và đ\ ra hàng loạt các
văn bản, Chỉ thị, Thông t để khai thác, sử dụng đất có hiệu quả. Tịch thu ruộng
đất của Thực dân Pháp và bọn phản động giao cho nông dân sử dụng.
Ngày 14/12/1953, Quốc hội thông qua luật cải cách ruộng đất nhằm
đánh đổ hoàn toàn chế độ phong kiến, thực hiện triệt để khẩu hiệu Ngời cày
có ruộng.
Giai đoạn 1955 - 1959, giai cấp địa chủ phong kiến hoàn toàn sụp đổ,
ngời cày thực sự có ruộng đất. Cơ quan quản lý ở Trung ơng đợc thành lập
ngày 03/ 07/1958, đó là cơ quan địa chính nằm trong Bộ Tài chính và chức
Hc vin Nụng nghip Vit Nam Lun vn Thc s Khoa hc Nụng nghip

Page 11

năng quản lý ruộng đất và thu thuế nông nghiệp.
Từ năm 1959 Đảng và Nhà nớc chủ trơng xây dựng hình thức kinh tế
tập thể theo Hiến pháp năm 1960.
Hiến pháp năm 1960 đ\ xác lập quyền sở hữu toàn dân về đất đai, sở
hữu tập thể, sở hữu t nhân.
Từ năm 1960 - 1980 có tới 90% đất đai thuộc sở hữu toàn dân và sở hữu
tập thể do các thành phần kinh tế quốc doanh, kinh tế hợp tác x\ sử dụng.
Ngày 14/02/1959, Thủ tớng Chính phủ ra Quyết định 407/TTg cho
phép thành lập cục đo đạc và bản đồ trực thuộc phủ Thủ tớng để nắm chắc
địa hình và tài nguyên đất.
Ngày 09/02/1960 Chính phủ ban hành Nghị định 70/CP về việc chuyển
ngành Địa chính từ Bộ Tài chính sang Bộ Nông nghiệp và đổi tên là Ngành
Quản lý ruộng đất.
Ngày 28/06/1971 Hội đồng Chính phủ ra Quyết định 125/CP và Chỉ thị
231/TTg ngày 29/04/1974 về tăng cờng công tác quản lý ruộng đất.
Năm 1980 Hiến pháp nớc CHXHCN Việt Nam ra đời khẳng định Đất
đai thuộc quyền sở hữu toàn dân, do Nhà nớc thống nhất quản lý. Để quản
lý sử dụng đất theo quy hoạch và kế hoạch Nhà nớc đ\ ra các Chỉ thị, Quyết
định, Thông t Nh Quyết định 201/CP ngày 01/07/1980, Chỉ thị 299/TTg
ngày 10/11/1980, Chỉ thị 100/CT-TW ngày 13/01/1981 về khoán sản phẩm,
Nghị quyết 10/NQ-TW ngày 5/4/1988 về khoán ruộng lâu dài
Sau khi t nc thng nht, t nhng nm u ca thp k 80, Nh
nc ó xõy dng mt h thng chớnh sỏch v t ai phự hp vi tỡnh hỡnh
t nc, th hin chớnh sỏch thng nht qun lý rung t v tng cng
cụng tỏc qun lý rung t, ng thi thc hin cụng tỏc o c phõn hng t
v ng ký thng kờ t ai trong c nc. Ngy 18/12/1980 Quc hi nc
Cng hũa xó hi ch ngha Vit Nam ó thụng qua Hin phỏp sa i quy
nh: t ai, rng nỳi, sụng h, hm m, ti nguyờn thiờn nhiờn trong lũng

t, vựng bin v thm lc a u thuc s hu ton dõn v Nh nc
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12

thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch chung”. Đây là cơ sở pháp lý vô
cùng quan trọng để thực thi công tác quản lý đất đai trên phạm vi cả nước.
Nội dung quản lý đất nông nghiệp có những chuyển biến tích cực khi thực
hiện Chỉ thị số 100/CT-TW ngày 13/01/1981của Ban Bí thư Trung ương Đảng
về việc mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm lao động trong hợp tác xã nông
nghiệp, là tiền đề cho những chính sách mang tính cải cách sâu rộng sau này.
Ngày 29/12/1987, Quốc hội chính thức thông qua Luật đất đai 1987 về
giao đất cho hộ gia đình sử dụng ổn định lâu dài là dấu mốc có ý nghĩa hết
sức quan trọng đối với sự phát triển của công tác quản lý sử dụng đất đai
trong giai đoạn xây dựng đổi mới đất nước.
Hiến pháp năm 1992 ra đời đánh dấu điểm khởi đầu của công cuộc đổi
mới chính trị. Tại Điều 17 quy định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân Nhà
nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật”.
Luật đất đai 1993 được thông qua, chính thức có hiệu lực từ ngày
15/10/1993. Tiếp đó là Luật đất đai bổ sung một số điều của Luật đất đai 1993,
2001. Hệ thống pháp luật về đất đai thời kỳ này đã đánh dấu một mốc quan trọng
về sự đổi mới chính sách đất đai của Nhà nước ta với những thay đổi quan trọng
như: Đất đai được khẳng định là có giá trị; ruộng đất nông lâm nghiệp được giao
ổn định lâu dài cho các hộ gia đình, cá nhân; người sử dụng đất được hưởng các
quyền: chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, cho thuê, thế chấp quyền sử dụng
đất … và quy định 7 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai.
Ngày 26/11/2003 Quốc hội thông qua Luật đất đai năm 2003 đã vận
dụng cũng như kế thừa những chính sách mang tính đổi mới, tiến bộ của hệ
thống pháp luật đất đai trước đây đồng thời tiếp thu, đón đầu những chính
sách pháp luật đất đai tiên tiến, hiện đại, phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội,
chính trị của đất nước.

Tại Điều 6 Luật đất đai 2003 quy định 13 nội dung quản lý Nhà nước
về đất đai, bao gồm:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13

1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất
đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó;
2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành
chính, lập bản đồ hành chính;
3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản
đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất;
4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử
dụng đất;
6. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất;
7. Thống kê, kiểm kê đất đai;
8. Quản lý tài chính về đất đai;
9. Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường
bất động sản;
10. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử
dụng đất;
11. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về
đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai;
12. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi
phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai;
13. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai;
Cùng với Luật Đất đai năm 2003, Nhà nước đã ban hành các Nghị định,
Thông tư, Chỉ thị, … đã tạo ra một hành lang pháp lý cho công tác quản lý đất
đai. Hệ thống văn bản pháp luật đất đai với những nội dung quy định cụ thể:

về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; về phương pháp xác định
giá đất và khung giá các loại đất; về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà
nước thu hồi đất; về thu tiền sử dụng đất; về cấp giấy chứng nhận quyền sử
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14

dụng đất; hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ
hiện trạng sử dụng đất; hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính;
hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định
bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực
hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi
Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai. Đây được coi là Nghị
định mang tính đột phá, giải quyết được nhiều tồn tại, bất cập trong quá trình
quản lý sử dụng đất.
1.3.2.2. Công tác quản lý đất đai ở Việt Nam
1 - Công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật:
Trải qua các thời kỳ, Việt Nam đã ban hành một hệ thống văn bản quy
phạm pháp luật về đất đai tương đối chi tiết và đầy đủ nhằm tạo cơ sở pháp lý
cho việc triển khai đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước tới
người sử dụng đất.
- Ngày 01/07/1980 Chính phủ đã ban hành Quyết định số 201/CP về
việc Thống nhất quản lý ruộng đất và tăng cường công tác quản lý ruộng đất
trong cả nước.
- Chỉ thị số 299/CT-TTg ngày 10/11/1980 của Thủ tướng Chính phủ về
công tác đo đạc phân hạng đất và đăng ký thống kê đất đai trong cả nước.
- Ngày 29/12/1987 Quốc hội thông qua Luật đất đai đầu tiên và có hiệu
lực thi hành từ ngày 08/01/1988.
- Nghị quyết 10/NQ-TW ngày 05/04/1988 của Bộ Chính trị về giao đất
cho hộ gia đình sử dụng ổn định lâu dài, Nghị quyết là dấu mốc có ý nghĩa hết

sức quan trọng đối với sự phát triển nông nghiệp.
- Luật đất đai năm 1993 được Quốc hội thông qua ngày 14/7/1993.
- Nghị định 64/CP ngày 27/09/1993 của Chính phủ quy định về việc
giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào

×