Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

CHUYÊN ĐỀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH BÃO LỤT Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.99 KB, 21 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ
KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG
BỘ MÔN TỔ CHỨC – QUẢN LÝ Y TẾ
--------------------------------

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH BÃO LỤT Ở VIỆT NAM

Huế, 2015


DANH SÁCH NHÓM 4
1. Nguyễn Phú Bình
2. Nguyễn Thị Thúy Hằng
3. Nguyễn Lê Ngự
4. Tôn Nữ Quỳnh Như
5. Trương Dương Phi
6. Huỳnh Ngọc Toàn
7. Tôn Nữ Nam Trân (Nhóm trưởng)
8. Võ Thị Vân


ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa với đường bờ biển dài 3260
km vì vậy khí hậu nước ta chịu ảnh hưởng nhiều của biển. ¾ diện tích là đồi núi, cùng mạng
lưới sông ngòi chằng chịt đặc biệt là ở vùng duyên hải miền Trung, với địa hình nhỏ hẹp,
những dãy núi dốc theo hướng Tây sang Đông, nhiều sông ngắn dốc và lưu vực nhỏ, đồng
bằng nhỏ hẹp nằm giữa các dãy núi. Ngoài ra còn nằm trong khu vực hoạt động của gió mùa
Châu Á đó là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam.
Điều kiện khí hậu không quá khắc nghiệt; mặt khác còn mát mẻ, mưa nhiều thuận lợi
cho phát triển kinh tế và giao thông với bạn bè quốc tế. Tuy nhiên, với vị trí địa lý và khí hậu
như vậy, nước ta hằng năm cũng phải hứng chịu nhiều cơn bão và lũ lụt lớn, gây thiệt hại rất


lớn về người và của, đặc biệt là vùng Duyên hải miền Trung.
Theo thống kê, Việt Nam là một trong 4 nước chịu ảnh hưởng lớn nhất của hiện tượng
khí hậu cực đoan trong hai thập kỷ trở lại đây và đứng thứ 3 nếu chỉ tính riêng năm 2008. Ở
nước ta, mỗi năm thiên tai cướp đi mạng sống của 466 người, thiệt hại trên 1,5 tỷ USD
tương đương 1,5% GDP. Trong đó tần suất xuất hiện cao nhất phải nói đến là bão lũ, ngập
úng (Nguồn: Báo cáo của Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương).
Tình hình bão lụt diễn biến ngày càng phức tạp, không theo quy luật như trước đây,
tần suất tăng lên, cường độ mạnh hơn rõ rệt đặc biệt là trong bối cảnh VN là nước chịu ảnh
hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Riêng giai đoạn 1997-2009 đã có 11 trận bão lụt lớn
xảy ra trong cả nước với tổng số người chết, bị thương và mất tích lên đến hàng nghìn người,
thiệt hại về kinh tế hàng triệu tỷ đồng. Một vài trận bão lụt lớn trong thời gian gần đây có thể
nói đến như trận lụt ở Quảng Ninh (30/7/2015), bão Nari (15/10/2013), bão Wutip
(30/9/2013), trận lụt lớn ở miền Trung (10/2011)…
Nhằm phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đảm bảo phát triển bền vững, giảm nhẹ
tác động do bão lụt gây ra thì công tác phòng chống bão lụt phải được chú trọng và đặt lên
hàng đầu và thực hiện nghiêm túc, đòi hỏi sự tham gia của các cấp, các ngành khác nhau một
cách đồng bộ từ trung ương đến địa phương. Chính vì vậy, chúng tôi thực hiện báo cáo này
với 2 mục tiêu như sau:
1. Tìm hiểu tình hình bão lụt ở Việt Nam.
2. Đánh giá công tác phòng chống bão lụt ở Việt Nam.


Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái niệm chung
1.1.1. Khái niệm bão
Bão là trạng thái nhiễu động của khí quyển và là một loại hình thời tiết cực trị. Ở Việt
Nam, thuật ngữ "bão" thường được hiểu là bão nhiệt đới, là hiện tượng thời tiết đặc biệt
nguy hiểm chỉ xuất hiện trên các vùng biển nhiệt đới.
Bão là luồng gió xoáy thuận nhiệt đới được phát sinh trên biển có sức gió từ cấp 8 đến
cấp 11 (tốc độ gió từ 62 km đến 117 km/giờ).

Bão mạnh là luồng gió xoáy thuận nhiệt đới được phát sinh trên biển có sức gió từ cấp 12
trở lên (tốc độ gió từ 118 km/giờ trở lên).
Áp thấp nhiệt đới là vùng gió xoáy phát sinh trên biển có sức gió từ cấp 6, cấp 7 (tốc độ
gió từ 39 km đến 61 km/giờ).
1.1.2. Bão nhiệt đới :
Là thiên tai gây thiệt hại lớn với đặc điểm:
+ Đột ngột hình thành
+ Không thể dự báo được hết nguy cơ
Bão phải có gió nhanh hơn 63 km/giờ (nếu gió yếu hơn 63 km/giờ (cấp 8), gọi là áp thấp
nhiệt đới (tropical depression)) . Nếu gió mạnh hơn 118 km/giờ (cấp 12), bão được gọi là
bão to với cuồng phong (typhoon). Ngoài ra còn có bão rất to hay siêu bão (super typhoon)
với gió nhanh hơn 241 km/giờ (cấp 17).
Phân loại bão theo sức gió mạnh nhất và mức độ ảnh hưởng
Cấp bão
Áp thấp nhiệt đới
Bão
Bão mạnh
Bão rất mạnh

Gió cực đại Cấp gió
Mức độ ảnh hưởng
(km/h)
(beaufort)
(do sức gió)
39 - 61
6–7
Cây cối rung chuyển, khó đi ngược gió.
Biển động
62 – 88
8–9

Bẻ gẫy cành cây lớn, tốc mái nhà, không thể
đi ngược gió. Biển động rất mạnh.
89 – 117
10 - 11 Làm đổ cây cối, nhà cửa, cột điện, gây thiệt
hại rất nặng. Biển động dữ dội làm đắm tàu
thuyền
>= 118
>= 12
Sức phá hại cực kỳ lớn. Sóng biển cực kỳ
mạnh làm đắm tàu biển có trọng tải lớn


Thiệt hại :


Tàn phá mùa màng, có thể gây lũ lụt cho những nơi mà bão đi qua.



Gió bão có thể làm gãy cành cây, làm đổ cột điện, tốc mái nhà gây thiệt hại về nhà cửa



Biển động rất mạnh, có thể tạo ra sóng thần đánh đắm tàu biển

1.1.3. Lũ lụt
Lũ là hiện tượng mực nước và tốc độ dòng chảy trên các sông, suối vượt qúa mức bình
thường .
Lụt là hiện tượng xảy ra khi nước lũ dâng cao tràn qua sông, suối, hồ, đập, đê tràn vào
các vùng trũng làm ngập nhà cửa, cây cối, đồng ruộng.

Phân loại các loại lũ và đặc trưng của chúng:


Xảy ra đột ngột, trong một thời gian ngắn với tốc độ cực lớn có thể cuốn trôi theo
đất đá, nhà cửa và mọi thứ trên đường lũ đi qua.



Lũ quét có thể xảy ra ở bất kỳ nơi nào ở vùng núi nước ta khi có mưa lớn trong
thời gian ngắn.

1.1.3.1. Lũ quét: là một loại lũ có tốc độ mực nước lên rất nhanh khi một khối lượng nước
khổng lồ di chuyển nhanh từ địa hình cao xuống thấp.
1.1.3.2. Lũ Sông: Nước dâng lên từ từ thường xảy ra theo mùa trên các hệ thống sông ngòi.
1.1.3.3. Lũ ven biển (còn gọi là nước biển dâng):
Xảy ra khi sóng biển dâng cao đột ngột, kết hợp với triều cường làm vỡ đê biển hoặc tràn
qua đê vào đất liền
Thiệt hại do lũ lụt gây ra:


Lũ, lụt xảy ra có thể làm cho người bị chết hoặc bị thương.



Phá hoại nhà cửa, gây thiệt hại về tài sản như: giường tủ, bàn ghế, chăn màn, giấy
tờ, tài liệu của con người .



Phá hoại mùa màng, làm chết gia súc, gia cầm, cuốn trôi các đầm nuôi tôm, cua, cá

và có thể gây ra tình trạng thiếu lương thực, thực phẩm



Lũ, lụt kéo dài có thể làm chậm các mùa vụ mới.




Lũ, lụt có thể làm xói, lở đất đai hoặc bồi lấp cát, đá vào đồng ruộng làm mất diện
tích đất trồng trọt.



Lũ, lụt làm hại các công trình công cộng như bệnh viện, trạm y tế, trường học,
đường bộ, đường xe lửa, đường dây điện và đường điện thoại.



Lũ, lụt còn có thể làm ngừng trệ các hoạt động của con người. Nó phá hỏng hệ
thống cung cấp nước sạch và làm cho các nguồn nước bị nhiễm bẩn, phát sinh ốm
đau hoặc dịch bệnh.

1.2. Thực trạng
1.2.1. Trên thế giới
Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB), các thảm họa thiên nhiên đã gây tổn thất
gần 4.000 tỷ USD trong 30 năm qua (1985-2015), ước tính khoảng hơn 130 tỷ USD mỗi
năm, trong đó 2/3 là do các cơn bão, lũ lụt và hạn hán nghiêm trọng. Vào những năm 1980,
thiệt hại hàng năm là khoảng 50 tỷ USD và trong thập niên gần đây nhất, con số đã tăng gấp
4 lần lên 200 tỷ USD/năm.

Lũ lụt là loại hình thiên tai xảy ra thường xuyên nhất, tiếp đến là bão. Trong năm 2013,
44% số người chết bởi thiên tai là do lũ và 41% do bão. 49% số người bị ảnh hưởng bởi
thiên tai trong năm 2013 là do bão. Những thảm họa lớn nhất là bão Hải Yến ở Philippines
với 16 triệu người bị ảnh hưởng và lốc xoáy Phailin ở Ấn Độ với 13 triệu người bị ảnh
hưởng.
Số người chết bởi thiên tai trong năm 2013 thấp hơn 80% so với con số trung bình của
thập niên.
Hai thảm họa thiên nhiên thảm khốc nhất trong năm 2013 là bão Hải Yến ở Philippines
và lũ lụt do các trận mưa gió mùa gây ra ở Ấn Độ. Bão Hải Yến làm thiệt mạng 7.968 người
trong tháng 11. Những trận lũ ở Ấn Độ làm 6.054 người chết trong tháng 6.
1.2.2. Ở Việt Nam
Nghiên cứu mới đây của Quỹ Châu Á chỉ ra rằng trong 20 năm qua Việt Nam là 1 trong 5
nước có rủi ro thiên tai cao nhất thế giới, với mức thiệt hại ước tính chiếm 1,5% GDP hàng
năm. Theo đánh giá của Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn & Môi trường (Bộ Tài nguyên
& Môi trường), thiệt hại do thiên tai ở Việt Nam thuộc loại lớn trên thế giới. Minh chứng là


trong 5 năm gần đây, mỗi năm thiên tai làm chết khoảng 500 người, gây thiệt hại 14.500 tỷ
đồng, tương đương 1,2% GDP cả nước.
Theo phương pháp chuyển đổi giá trị trung bình trong vòng 10 năm, từ năm 2005 đến
2014, trung bình hàng năm ở Việt Nam có đến khoảng 649 đợt thiên tai xảy ra như lũ lụt,
mưa đá, bão, lũ quét, lốc xoáy, sạt lở. Trung bình hàng năm Việt Nam phải gánh chịu
469.526 ngôi nhà bị phá huỷ, 174.653 ngôi nhà bị hư hỏng, và khoảng 2.715 thiệt hại về tính
mạng con người do tất cả các thảm hoạ tự nhiên gây ra. Tổng số người bị thiệt hại dù nặng
hay nhẹ do các thảm hoạ tự nhiên gây ra tính trung bình khoảng 3 triệu người mỗi năm.
Về tổng thiệt hại kinh tế được đo lường bằng tiền, trung bình hàng năm trong vòng 10
năm từ 2005 đến 2014, nền kinh tế Việt Nam phải gánh chịu khoảng 5,2 tỷ USD. Trong tổng
số thiệt hại này, thiệt hại kinh tế do lũ lụt gây ra chiếm tỷ phần lớn nhất với 58%. Xếp sau
đó, thiệt hại kinh tế do các trận bão hàng năm gây ra khoảng 29%, xếp ở vị trí thứ hai.
1.2.3. Những trận bão lụt lớn xảy ra ở Việt Nam

1.2.3.1. Những trận lũ lớn:
** Trận đại hồng thủy ở miền Trung năm 1999.
Bắt đầu vào đêm 1/11/1999 và kéo dài suốt một tuần lễ. Cả miền Trung (từ Quảng Trị
đến Bình Định) chìm trong biển nước, ác liệt nhất là Thừa Thiên – Huế và Quảng Nam.Trận
lũ lụt lịch sử làm ngập trắng 10 tỉnh, thành miền Trung, 595 người chết (Thừa Thiên – Huế:
352 người, Quảng Nam: 73 người), 41.846 ngôi nhà, 570 ngôi trường bị sụp và trôi. Tổng
thiệt hại hơn 3.773 tỉ đồng (thời điểm 1999).
** Trận lụt lịch sử năm 2008 tại Hà Nội.
Năm 2008, Hà Nội đã bị ngập lụt nặng nề và đó được coi là trận lụt lịch sử với lượng
mưa lớn nhất trong vòng trăm năm qua. Cả Hà Nội chìm trong một biển nước khổng lồ.Tính
đến tối 1/11/2008, Hà Nội đã có 17 người thiệt mạng trong trận mưa lịch sử. Tuyến đê sông
Hồng đã bị sạt mái, gần 13.000 hộ dân ven đê ngập nhà cửa, các hồ chứa đã tràn nước.
** Năm 2010, Hà Tĩnh hứng trọn trận lũ lịch sử 100 năm có một không hai
Đầu tháng 10/2010, mưa như trút, nước lũ lên “siêu tốc” chưa từng thấy trong 100 năm
qua đã nhấn chìm huyện Hương Khê. Hàng ngàn hộ dân rơi vào cảnh “màn trời, chiếu đất”.


Những người dân nơi đây phải thức trắng để canh lũ trên những nóc nhà, cành cây trong đói,
rét và nguy cơ bị lũ cướp đi tính mạng bất cứ lúc nào.
** Năm 2011, lũ lụt ở miền Trung
Từ giữa tháng 10/2011, các trận lụt ở miền trung làm 55 người chết. Nước lụt cũng đã
nhấn chìm khoảng 170.000 căn nhà và 23.700 hecta hoa màu. Tỉnh bị thiệt hại nặng nề nhất
là Quảng Bình, nơi hàng ngàn ngôi nhà ngập trong nước.
** Miền Trung bị lũ dữ nhấn chìm bởi cơn bão Nari
Theo báo cáo của Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương, đến 17h ngày
15/10/2013 có ít nhất 3 người Quảng Nam tử vong; 2 người mất tích ở Thừa Thiên Huế và
Bình Định; 49 người bị thương sau trận lũ dữ do cơn bão Nari gây ra, trong đó tập trung
phần lớn ở ba tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng.
Bão Nari cũng khiến hơn 11 nghìn ngôi nhà tốc mái, hư hỏng; hàng nghìn ngôi nhà bị
sập, trôi và ngập nước. Diện tích cây công nghiệp, lâm nghiệp bị gãy đổ lên đến con số hàng

nghìn. Nhiều tàu thuyền bị chìm và hư hỏng.
Về giao thông, khối lượng đường bị sạt lở, vùi lấp hơn 61.000 m. Tại Quốc lộ 1 ngập tại
2 điểm dài 80 m tại Quảng Nam; hầm đường bộ Hải Vân bị mất điện lưới; đường Hồ Chí
Minh nhánh đông (tỉnh Kon Tum) sụt lở taluy dương tại 17 vị trí với khối lượng khoảng
1.400 m3 gây ách tắc giao thông nghiêm trọng.
** Mưa lũ lịch sử tàn phá Quảng Ninh năm 2015
Ngày 26/7, người dân Quảng Ninh phải hứng chịu một cơn mưa lớn kéo dài. Lượng
nước mưa lớn và đổ dồn khiến mọi tuyến đường đều bị chia cắt. Nước mưa bất ngờ tràn nhà
khiến người dân hoang mang… Theo số liệu từ báo cáo nhanh của tỉnh Quảng Ninh, mưa lũ
đã khiến 2 người khác tại TP Cẩm Phả bị thương. Hơn 2.200 hộ dân, trường học, bệnh xá bị
ngập lụt, có nơi ngập sâu trên 2m, hơn 500m tường kè và 4 nhà dân đã bị sập đổ. Mưa lớn
cũng đã làm ngập úng gần 70 ha lúa và hoa màu.
1.2.3.2. Những cơn bão lớn:
** Bão Linda
Linda hay còn gọi là bão số 5, xảy ra vào tháng 11/1997, đây là một cơn bão xuất hiện
khá muộn ngay trên Biển Đông, đã đổ bộ một cách rất mau lẹ và tàn khốc vào một phần


nhỏ của Bình Thuận tới Cà Mau ở phía nam nước ta, một khu vực cả trăm năm qua không
có bão. Cơn bão này đã làm chết và mất tích trên 3000 người, phá hủy hơn 3500 tàu thuyền
đánh cá, tổng thiệt hại ước tính lên tới 7000 tỷ đồng. Quá trình khắc phục thiệt hại do bão
này gây ra đối với nghề cá ở phía nam đã kéo dài trong nhiều năm.
** Bão Chanchu
Bão Chanchu (bão số 1) đã đổ bộ vào Việt Nam tháng 5/2006 đi qua vùng biển ngoài
khơi xa, hoàn toàn không tiến vào vùng biển gần bờ của Việt Nam, nhưng đã đem đến tang
thương cho hàng trăm gia đình ngư dân ở các tỉnh miền Trung với 265 người chết và mất
tích, hàng chục tàu đánh cá xa bờ bị phá hủy và nhấn chìm.
** Bão Durian
Bão Durian là một siêu bão vào Biển Đông ngày 1/12/2006 đã làm 50 người chết, 55
người mất tích và làm bị thương 409 người tại 12 tỉnh thành mà nó đi qua. Ngoài ra, bão

cũng đã làm sập, đổ và tốc mái hơn 119.300 căn nhà, làm chìm 888 tàu, thuyền (Bình Thuận
chiếm tới 820 thuyền).
** Bão Xangsane
Ngày 1/10/2006, bão Xangsane (con voi lớn) đổ bộ vào Việt Nam. Tổng thiệt hại do cơn
bão số 6 gây ra gần 10.150 tỉ đồng, tương đương 650 triệu USD. Nặng nhất là Đà Nẵng
5.290 tỷ. Kế đến là Thừa Thiên – Huế 2.910 tỷ, Quảng Nam 1.600 tỷ, Hà Tĩnh 106 tỷ,
Quảng Trị 81,4 tỷ, Nghệ An 55 tỷ, Quảng Ngãi 41 tỷ, Quảng Bình 43 tỷ, Kon Tum 15,4 tỷ,
Bình Định 1,05 tỷ, Gia Lai 0,87 tỷ, và Bạc Liêu 0,194 tỷ.
** Bão Lekima
Tối 3/10/2007, bão Lekima (bão số 5) đã tràn vào đất liền thuộc địa phận giữa hai tỉnh Hà
Tĩnh - Quảng Bình gây ra gió giật mạnh, mưa như trút nước ở huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh), đảo
Cồn Cỏ (Quảng Trị) và thành phố Đồng Hới (Quảng Bình)... Bão đã cướp đi sinh mạng ít
nhất 37 người, 24 người mất tích. Đồng thời, những thiệt hại về vật chất là vô cùng lớn.
** Bão Mekkhala
Ngày 30/9/2008, cơn bão nhiệt đới Mekkhala (hay còn gọi là “thần sấm”) đã đổ vào miền
Trung Việt Nam, làm cây cối và cột điện gãy đổ và buộc hàng ngàn dân chúng phải sơ
tán.Được đánh giá là cơn bão không lớn nhưng nó đã kịp kéo theo 164 nhà đổ sập, 6.172 nhà


bị ngập, tốc mái, hư hại. Cơn bão đã kịp nhấn chìm 38 tàu, 3 người chết và 14 người mất
tích.
** Bão Ketsana
Được so sánh có sức tàn phá như siêu bão Xangsane, ngày 26/9/2009 bão Ketsana đã đổ
bộ vào khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Thiệt hại lớn nhất tại các tỉnh như Bình Định,
Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế… về người và của cải không thể
thống kê nổi.
** Bão Côn Sơn
Tối 17/7/2010, bão Côn Sơn đổ bộ vào khu vực Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định với tốc
độ gió từ 75 đến 117 km/h (tương đương cấp 11, cấp 12). Đuôi bão quét qua khu vực các
tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và nhanh chóng suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Tuy nhiên trước

khi tan, cơn bão đã để lại hậu quả: 12 người chết, mất tích, hàng chục tàu, thuyền lớn bị
đắm, hàng trăm ngôi nhà bị hư hỏng..
** Bão Sơn Tinh
Với cấp gió lên đến 12, giật cấp 13-14, bão gây mưa trên diện rộng, biển động dữ dội,
hàng vạn người dân các vùng ven biển như Thanh Hóa, Nam Định đã phải sơ tán tránh bão.
Đến 10 giờ sáng ngày 29 tháng 10 năm 2012, thống kê sơ bộ cho thấy ít nhất đã có 3
người chết, 7 người mất tích và 5 người bị thương. 8 giờ sáng ngày 28 tháng 10 năm 2012,
bão đã gây sóng biển đánh sập hoàn toàn 330m đường đê chắn sóng nối đảo Hòn Cỏ với
cảng Hòn La, thuộc Khu kinh tế Hòn La, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng
Bình.
** Bão Haiyan
Bão Haiyan, VN gọi là bão số 14, đổ bộ vào khu vực Hải Phòng-Quảng Ninh sáng sớm
hôm 11 tháng 11 năm 2013 sau khi hoành hành Philippines trầm trọng.Bão Haiyan, tức bão
Hải Yến hay bão số 14, với sức gió mạnh cấp 11, giật tới cấp 13, khi vào sâu trong vùng đất
liền khu vực Hải Phòng - Quảng Ninh đã giảm cường độ xuống còn cấp 7, cấp 8, gây mưa to
trên diện rộng.
Theo báo cáo nhanh từ Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, tại các địa phương ảnh hưởng
của siêu bão Haiyan, đã có 13 người chết và 81 người bị thương. Nguyên nhân chủ yếu là do


tai nạn khi chằng chống nhà cửa, chặt tỉa cây cối. Siêu bão đã đánh chìm 1 tàu của Phú Yên,
làm hỏng 4 phương tiện của các tỉnh Hải Phòng, Phú Yên.
1.2.4. Hậu quả, những ảnh hưởng của bão lụt tới đời sống kinh tế - xã hội
Bão, lụt, lũ có những tác động sâu sắc đến tài nguyên môi trường của nhiều vùng
1.2.4.1. Ảnh hưởng của bão
Gây ra lũ lụt tàn phá nặng nề khu vực ở gần tâm bão.
Bão thường kèm theo mưa lớn dài ngày trên diện rộng và gây nên hiện tượng nước biển
dâng.
Gió lốc làm thiệt hại cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như tàn phá tự nhiên.
Nếu cơn bão xảy ra trùng khớp với thủy triều cao, nó còn gây ra xói mòn bờ biển và gây

lũ lụt nghiêm trọng cho đất liền.
Bão cũng sinh ra các cơn lốc xoáy với tốc độ khủng khiếp cuốn theo đó là các công trình,
nhà cửa, cây cối…
Thiệt hại về người: chết, mất tích, chấn thương…
Gây mất mùa, phá hủy hoa màu, cây cối…
1.2.4.2. Ảnh hưởng của lũ lụt:
Phá hủy vật chất: Lụt có thể làm hại, gây hư hỏng hay sập đổ hoàn toàn các công trình
giao thông như cầu, cống, đường tàu, hệ thống thoát nước, nhà cửa,...
Thương vong: người và động vật bị chết đuối hoặc bị thương do tai nạn do ngập nước
gây ra.
Sập lở đất đá, đặc biệt là các vùng đồi núi gây thiệt hại về cơ sở vật chất và sinh mạng
Ảnh hưởng đến nước sinh hoạt nói riêng và nguồn nước nói chung: nước bị ô nhiễm do
nước mang theo các chất thải từ cống, rãnh, ao hồ tràn lên đường phố, nhà, khu vực các vòi
nước công cộng. Gây khan hiếm nước uống và nhiều tình trạng khác.
Thiệt hại trong nông nghiệp: gây ngập các khu vực trồng trọt nên có thể làm giảm năng
suất, là nguyên nhân gây ra mất mùa, gây khan hiếm lương thực. Nhiều loài thực vật không
có khả năng chịu úng bị chết.


Tác động lâu dài: Gây khó khăn cho nền kinh tế: giảm "tức thời" các hoạt động du lịch,
chi phí cho tái xây dựng, đồng thời đẩy mạnh việc tăng giá các mặt hàng lương thực thực
phẩm
Ngưng trệ sản xuất, giao thông tại vùng lũ lụt
Đảo lộn sinh hoạt của cư dân cộng đồng vùng ngập lụt lũ
Phát sinh dịch bệnh cho người và động vật, ô nhiễm môi trường:
Khi lũ lụt xảy ra thì nước lụt sẽ kết hợp với nước thải từ các hộ gia đình, các khu công
nghiệp... Tất cả các chất bẩn từ nước thải trong đó có tác nhân gây bệnh như vi sinh vật, kim
loại nặng,... sẽ hoà vào trong nước lụt.
Nước lũ làm ngập cả những khu vực lớn có cả chuồng trại chăn nuôi, cống rãnh, nhà vệ
sinh.

Các chất phế thải, xác động vật , bùn cát, phù sa từ các sông suối tràn về cùng với các
nguồn phân rác phế thải trong địa bàn hòa lẫn vào nhau và hòa lẫn cả vào trong nước lũ, trôi
đi khắp nơi gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt trong khu vực và bao phủ lên hầu hết các loại
hoa quả, rau mầu.
Các tàn dư của bão lụt để lại sau khi chúng đi qua là những môi trường hết sức thuận lợi
cho các loại vi sinh vật và ký sinh trùng gây bệnh cũng như cho các loại côn trùng lây truyền
bệnh dịch phát sinh và phát triển…
Do vệ sinh kém, do các bệnh truyền nhiễm dựa vào nước để phán tán. Trong điều kiện
ấy, bệnh dịch dễ dàng nảy sinh và lây lan, bởi đa số dịch bệnh đều truyền qua đường nước
nhanh hơn là qua không khí, chẳng hạn dịch tả.
Những thiệt hại về môi trường thường kéo theo những thiệt hại gián tiếp ảnh hưởng lâu
dài đến hoạt động kinh tế xã hội
1.3. Tình hình công tác phòng chống bão lụt trong những năm gần đây
1.3.1. Năm 2011
Mùa mưa, bão năm 2011, có 7 cơn bão xuất hiện trên biển Đông và cả nước. Sự cố tai
nạn sập đổ xảy ra nhiều.
Đánh giá:


Các cấp lãnh đạo đã rất quan tâm đối với công tác ứng phó lũ bão. Bộ Công thương đã hỗ
trợ các tỉnh miền Trung 180 triệu đồng. Sở Công thương đã điều phối hàng hóa kịp thời cho
các vùng bị chia cắt như Phú Yên , Hà Tĩnh, Quảng Bình; ngăn chặn đầu cơ tích trữ. Tập
đoàn Điện lực Việt Nam đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các hồ thủy điện. Vì vậy đã hạn chế
thấp nhất thiệt hại do bão lụt gây ra.
Tồn tại


Chưa chủ động, chưa thực hiện đúng theo phương châm 4 tại chỗ




Công tác tuyên truyền huấn luyện nâng cao nhận thức cộng đồng chưa được coi
trọng.



Việc kiểm tra giám sát các đơn vị trực thuộc chưa chủ động, việc cung cấp thông
tin hoặc thông tin chưa kịp thời, chưa đầy đủ nên chưa đáp ứng đực công tác chỉ
đạo của cấp trên



Phương án của một số đơn vị còn thiếu cụ thể. Công tác bảo đảm về dự trữ tài
chính và nhiên liệu, phương tiện, vật tư cho công tác phòng chống lụt bão chưa đầy
đủ.

1.3.2. Năm 2012
Trong năm 2012, mùa khô đến muộn, các tháng mùa khô có mưa trái mùa nhiều nơi, với
lượng mưa khá, có nơi mưa vừa hoặc mưa to đến rất to (do ảnh hưởng của bão số 1, đầu
tháng 4). Cả năm có 10 cơn bão và 02 cơn áp thấp nhiệt đới xuất hiện trên biển Đông.
So với năm 2011, tình hình thời tiết, thủy văn năm 2012 có diễn biết bất thường, triều
cường có cao nhưng thấp hơn năm 2011; mức thiệt hại trong năm bằng 40,6% giá trị thiệt
hại năm 2011.
Công tác phòng chống
Nhìn chung, các phương án, kế hoạch phòng, chống lụt, bão đã được vận hành ; công tác
chuẩn bị phòng, chống bão đã được chủ động phòng ngừa nên đã góp phần giảm thiểu được
nhiều thiệt hại.
Tồn tại:



Phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho công tác phòng, chống lụt bão còn hạn chế
chưa được hiện đại hoá, tính chuyên nghiệp chưa cao. Chưa được trang bị một số


trang thiết bị phục vụ công tác phòng, chống, lụt, bão như: áo mưa, áo phao, đèn
pin, mủ bảo hộ...


Kinh phí còn hạn hẹp nên việc tổ chức tập huấn công tác phòng chống lụt bảo cho
cán bộ, đoàn viên thanh niên gặp nhiều khó khăn.



Công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao kiến thức phòng, chống thiên tai cho
nhân dân chưa toàn diện, rộng khắp; chất lượng dự báo, cảnh báo còn thấp, chưa
sát, chưa lường hết được các diễn biến phức tạp của thiên tai.

1.3.3. Năm 2013
Tình hình thiệt hại: Năm 2013 thiệt hại do bão lụt gây ra chỉ tính đối với miền Trung tính
đến 03/12/2013 (Nguồn: Trung tâm Phòng chống lụt bão khu vực miền Trung và Tây
Nguyên):


Số người chết và mất tích: 133 người;



Nhà cửa bị tốc mái, xiêu vẹo: 247.400 căn;




Nhà bị ngập: 424.042 Số người bị thương: 568 người;



Số nhà cửa bị sụp đổ, bị lũ cuốn trôi: 10.175 căn;



Diện tích lúa mạ bị thiệt hại: 377.613 ha



Diện tích hoa màu bị thiệt hại: 136.763 ha



Diện tích cây công nghiệp bị thiệt hại: 54.441 ha

Tổng giá trị thiệt hại ước tính: 22.998 tỷ đồng, chiếm 70% giá trị thiệt hại trên cả nước
Kinh nghiệm và giải pháp phòng tránh được đưa ra:


Tăng cường những biện pháp chủ động phòng tránh bão lũ một cách căn cơ, từ xa
là hướng quan trọng nhất để giảm nhẹ thiên tai và thiệt hại do thiên tai gây ra:



Việc xây dựng các đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, các công trình cơ sở hạ
tầng nhất là công trình giao thông, thủy điện, thủy lợi cần có quy hoạch hợp lý, chú

ý đầy đủ đến những yêu cầu về phòng tránh thiên tai.



Cần xây dựng quy trình quản lý, xả nước hồ chứa thủy lợi, thủy điện hợp lý



Tăng cường việc trồng và bảo vệ rừng phòng hộ ở đầu nguồn và ven biển, đặc biệt
là rừng ngập mặn. Bố trí cơ cấu cây trồng và rừng trồng hợp lý, hạn chế tối đa việc
làm suy yếu lớp đệm của thảm thực vật che phủ mặt đất.




Tăng cường các biện pháp dự báo và cảnh báo thiên tai để dự báo, cảnh báo được
chính xác hơn, kịp thời hơn đến mọi vùng dân cư.



Giúp dân mở rộng xây dựng các công trình cộng đồng phòng tránh thiên tai, bão lũ
(trường học, trạm y tế, nhà văn hóa, trụ sở cơ quan 2 tầng trở lên vững chắc ở các
vùng hay có bão lụt…); các nhà dân có khả năng chống chọi với bão lũ, các chòi
tránh lũ…



Phát triển tổ chức, trang bị và tập huấn các đội xung kích cứu hộ, cứu nạn tại chỗ
của các thôn, xã…




Tăng cường việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức và kỹ năng chủ động
phòng tránh thiên tai, bão lũ cho người dân, từ trong các trường học đến các tổ
chức cộng đồng.

1.3.4. Năm 2014
Có 6 cơn bão hoạt động trên biển Đông trong đó có 3 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến
nước ta, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản: 25 người chết, 4 người bị thương và mất
tích, 830 nhà bị sập, 13.197 ha đất hoa màu bị ngập và hư hại, 281.996 m 3 đất đá sạt lở gây
ách tắt giao thông; ước tính tổng giá trị thiệt hại khoảng 195 tỷ đồng. Bên cạnh đó, triều
cường, áp thấp nhiệt đới cũng làm hư hỏng nhiều đoạn đê điều xung yếu, tuyến đê biển, đê
sông.
Đánh giá
Tuy tình hình thiên tai ở mức độ bình thường, song với tinh thần chủ động phát huy kinh
nghiệm phòng chống lụt bão các cấp các ngành từ trung ương đến địa phương, tranh thủ tốt
sự đầu tư của Chính phủ và các Bộ, Ngành, ta đã đảm bảo kiểm soát được tình hình, đảm
bảo ổn định sản xuất và cuộc sống bình thường của người dân.
Tồn tại


Công tác tuyên truyền pháp luậ về đê diều và phòng chống thiên tai chưa thực sự
sâu rộng. Công tác tâp huấn, nâng cao kỹ năng ứng phó trước tình hình bão lụt còn
hình thức và hiệu quả thấp.



Một số địa phương chưa làm tốt trong việc tu sửa đê, phát quan đê, chưa thực hiện
nghiêm túc chỉ thị của Chính phủ.





Công tác kiểm tra bảo đảm an toàn cho tàu thuyền, phương tiện cho người dân
chưa tốt, vân còn phương tiện hoạt động không dảm bảo an toàn. Kinh phí đàu tư
mua sắm các trang thiết bị phong chống, cứu nạn còn hạn chế.



Việc chấp hành báo cáo, chế độ thông tin của một số địa phương chưa nghiêm.

Chương 2. NHẬN XÉT
2.1. Tình hình bão lụt
Ở Việt Nam, mỗi năm thiên tai cướp đi mạng sống của 466 người, thiệt hại trên 1,5 tỷ
USD tương đương 1,5% GDP.
Các sự kiện thiên tai lớn trong giai đoạn 1997-2009:
Năm

Sự kiện

Số
Số
Số
Thiệt
người người b người hại kinh
chết

mất
tế
thương tích ( tỷ đồng

)

2009 Bão Ketsana

179

1.140

8

2008 Bão Kammuri

133

91

34

2007 Bão Lekima

88

180

8

2006 Bão Xangsane

72


532

4

2005 Bão số 7

68

28

2004 Bão số 2
23
Mưa lớn kết hợp
2003
65
với lũ
2002 Lũ lịch sử
171
2000 Các đợt lũ quét
28
1999 Lũ lịch sử
595
1997 Bão Linda
778

22
33

27
275

1.232

Vùng bị ảnh hưởng

15 tỉnh Miền Trung & Tây
Nguyên
09 tỉnh Miền Bắc & Miền
1.939.733
Trung
17 tỉnh Miền Bắc & Miền
3.215.508
Trung
10.401.62 15 tỉnh Miền Nam & Miền
4
Trung
12 tỉnh Miền Bắc & Miền
3.509.150
Trung
298.199 05 tỉnh Miền Trung
16.078

432.471 09 tỉnh Miền Trung
456.831 ĐB Sông Cửu Long
2
43.917 05 tỉnh Miền Bắc
29
3.773.799 10 tỉnh Miền Trung
2.123 7.179.615 21 tỉnh Miền Trung & Miền



Nam
Trong những năm trước đây trên thế giới cũng như Việt Nam bão, áp thấp nhiệt đới là
một hiện tượng tự nhiên theo quy luật. Đối với bão trước đây tại nước ta thường xảy ra theo
quy luật, khoảng tháng 5, 6, 7 xảy ra ở vùng các tỉnh ven biển Bắc bộ; tháng 8, 9 bão xảy ra
ở ven biển Trung bộ; tháng 10, 11, 12 xảy ra ở Nam bộ. Những năm gần đây quy luật đó
không còn nữa mà nó đã trở nên bất thường, số lượng cơn bão, tần suất và cường độ của các
cơn bão đổ bộ vào nước ta tăng nhanh rõ rệt, các cơn bão thường lệch theo quỹ đạo phía
Nam và thường kết thúc muộn. Nguy hiểm hơn, số lượng các cơn bão hướng vào vùng ĐB
Sông Cửu Long, khu vực mà trong quá khứ rất ít khi hứng chịu bão, ngày càng nhiều với
cường độ khá lớn. Các cơn bão và áp thấp nhiệt đới thường xuất hiện từ tháng 5 đến tháng
12 hàng năm tại các tỉnh phía Nam Bộ.
Bão là thiên tai đặc biệt nguy hiểm đối với vùng ven biển Việt Nam. Số cơn bão đổ bộ
vào Việt Nam có xu thế tăng trong những năm gần đây. Trong thời kỳ 1891- 2000 (110
năm), trung bình mỗi năm có 4,74 cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến Việt Nam
nhưng nếu lấy trung bình từ 1954 đến 2002 thì số cơn ảnh hưởng đến Việt Nam tăng lên 6,1
cơn . Với một đất nước có hơn 3.200 km bờ biển, tiếp xúc trực tiếp với biển Đông và nằm
trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm Việt Nam hứng chịu ít nhất 8 - 10 cơn bão
lớn.
Việt Nam nằm gần một trong sáu khu vực xuất hiện nhiều cơn bão lớn nhất Thế giới,
trung bình một năm xảy ra 10 - 12 cơn bão. Khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương (bao gồm cả
biển Đông Việt Nam) mỗi năm bình quân hình thành khoảng 30 cơn bão, chiếm 38% tổng số
cơn bão trên toàn cầu. Năm 1967 vùng biển này có tới 40 cơn bão, đây là năm có nhiều bão
nhất trong lịch sử. Tính đến nay, năm có ít bão nhất là năm 1951 chỉ có 20 cơn bão.
Tình hình bão lụt diễn biến phức tạp và cường độ ngày càng tăng, các hiện tượng “bão
chồng bão, lũ chồng lũ”, “siêu bão” đang trở nên quen thuộc đối với Việt Nam. Các cơn bão
ngày càng có hướng đi phức tạp gây khó khăn cho công tác dự báo, sức tàn phá khốc liệt gây
nhiều thiệt hại về người và tài sản.
Lũ lụt ở nước ta phân bố không đồng đều giữa các vùng trong cả nước, trong đó tập trung
chủ yếu ở khu vực miền Trung. Do địa hình miền Trung nhiều đồi núi, dốc, mạng lưới sông
ngòi chằng chịt, sông ngắn, lòng sông hẹp, cạn,… và thêm việc các đập thủy điện, hồ chứa

thủy lợi ở miền Trung tiếp tục xả lũ trong lúc bão, lũ, mưa lớn diễn ra làm cho miền Trung
bị ngập lụt thường xuyên.
Nguyên nhân gây lũ lớn, kéo dài chủ yếu do mưa với cường độ lớn, xảy ra trên diện rộng
cùng với thuỷ triều dâng cao; quá trình đô thị hoá một số nơi đã san lấp các vùng trũng, khu


vực ven dòng chảy cửa sông; rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ bị thu hẹp; xây dựng cơ sở hạ
tầng giao thông có cao trình cao hơn so với trước, tạo thành tuyến ngăn lũ.
Mặt khác, tình trạng chặt phá rừng, thảm thực vật bị suy kiệt làm tăng tốc độ dòng chảy
mặt nước; công tác quy hoạch đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giữa các ngành, địa phương
chưa đồng bộ…cũng là nguyên nhân gây lũ lớn.
Tình hình bão lụt ở nước ta còn rất đáng lo ngại với mức độ ngày càng nhiều, do đó cần
có các chiến lược, biện pháp phòng chống chủ động và tích cực để giảm thiểu thiệt hại đến
mức thấp nhất
2.2. Công tác phòng chống bão lụt
Nhìn chung công tác phòng chống bão lụt qua các năm đã được cải thiện hơn, góp phần
không nhỏ vào việc giảm thiểu những thiệt hại của bão lụt. Với tinh thần chủ động, tích cực
và sự phối hợp chặt chẽ của các ban ngành đoàn thể, các phương án kế hoạch phòng chống
bão lụt đã khắc phục được một số tồn tại như tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng,
việc giám sát, cung cấp thông tin kịp thời của các đơn vị trực thuộc.
Thực hiện tốt công tác chuẩn bị phòng chống lụt bão và chủ động tổ chức thực hiện đồng
bộ, có hiệu quả các biện pháp phòng, chống, ứng phó kịp thời nên đã hạn chế đến mức thấp
nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.
Chế độ thường trực phòng chống lụt bão đảm bảo nghiêm túc, đúng quy định. Thực hiện
tốt công tác theo dõi, bám sát diễn biến của thiên tai nên đã chủ động triển khai ứng phó kịp
thời, phù hợp với diễn biến mưa, lũ, bão và áp thấp nhiệt đới trong năm.
Bên cạnh đó vấn còn một số hạn chế:
Kinh phí vật tư, trang thiết bị phòng chống cứu nạn vẫn còn hạn chế về số lượng và
chủng loại chưa phù hợp, chưa đáp ứng được nhu cầu của địa phương.
Công tác kiểm tra, đảm bảo an toàn cho tàu thuyền, phương tiện cho người dân chưa tốt.

Công tác dự báo, đường đi của bão còn nhiều bất cập
Công tác tuyên truyền pháp luật về đê điều, pháp luật về phòng chống thiên tai chưa
thường xuyên và chưa thực sự sâu rộng;
Ý thức chấp hành luật pháp về đê điều và phòng chống thiên tai của một số tổ chức và cá
nhân còn hạn chế. Một số địa phương chưa làm tốt trong việc phát quang, tu sửa đê điều.
Một số địa phương, đơn vị, một bộ phận không nhỏ cán bộ, nhân dân còn có tư tưởng chủ
quan trước diễn biến thất thường của bão, lũ, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.


Công tác tổ chức tập huấn, diễn tập hộ đê, diễn tập nâng cao kiến thức, kĩ năng phòng
chống lụt bão thiên tai ở một số địa phương còn hình thức, hiệu quả thấp.
Một số địa phương xây dựng phương án bão vệ trọng điểm, phương án hộ đê toàn tuyến
còn sơ sài, tính khả thi chưa cao; chuẩn bị vật tư dự trữ theo phương châm bốn tại chỗ chưa
đủ số lượng, chủng loại quy định.
Công tác kiểm tra các điều kiện đảm bảo an toàn cho người và tàu thuyền đánh bắt hải
sản, nhất là việc kiểm tra tàu thuyền vận tải đường sông biển, kiểm tra các bến đò ngang, đò
dọc chưa chặt chẽ, thường xuyên; còn có phương tiện khi hoạt động không đảm bảo an toàn.
Kinh phí đầu tư mua sắm trang thiết bị, phương tiện cứu hộ, cứu nạn của cấp trên cho địa
phương còn hạn chế.
Việc chấp hành chế độ thường trực, chế độ thông tin báo cáo, nhất là trong các ngày nghỉ
của một số ngành, địa phương chưa nghiêm.

Chương 3. ĐỀ XUẤT
Chủ trương ưu tiên: “Chủ động phòng, tránh, thích nghi để phát triển”, trong đó, xây
dựng và rà soát các khu vực thường xuyên bị ngập lụt trên địa bàn, để từ đó lập bản đồ làm
cơ sở để rà soát quy hoạch của các cấp, ngành; tăng cường trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn;
nâng cao năng lực cứu hộ, cứu nạn từ cấp trung ương đến địa phương.
Phổ biến kiến thức cho người dân, cung cấp các thông tin, kiến thức về lụt bão, thiên tai
để người dân có thể kịp thời chuẩn bị phòng tránh. Để chống bão hiệu quả, địa phương cần
tăng cường hơn nữa các phương pháp thông báo thông tin và mức độ nguy hiểm của bão đến

từng người dân.
Cải thiện hệ thống sông ngòi, đê đập:
+ Triển khai nạo vét các con sông để tăng độ sâu cũng như độ rộng của các con sông,
đặc biệt ở khu vực miền Trung – nơi tập trung lũ lụt của nước ta.
+ Xây thêm các hồ chứa thủy lợi và các đập thủy điện với quy mô trong cả nước…
nhằm tăng giữ nước, hạn chế tối đa việc xả lũ đồng loạt trong khi bão, lũ đang diễn ra
– nguyên nhân gây ngập úng trên diện rộng một cách nhanh chóng.
+ Tiến hành phát quang, tu sửa đê điều thường xuyên để nâng cao chất lượng phòng
hộ và giảm thiểu đến mức thấp nhất các hậu quả có thể xảy ra như vỡ đê,…
Tăng cường, thắt chặt các công tác bảo vệ rừng, đặc biệt là rừng phòng hộ:


+ Nâng cao, kiểm soát chặt chẽ công tác kiểm tra, bảo vệ rừng. Nghiêm cấm và có
hình thức xử phạt nặng đối với những đối tượng có hành vi chặt phá rừng bừa bãi (đặc
biệt là rừng phòng hộ)
+ Thực hiện các chiến dịch trồng rừng, phủ xanh đồi trọc trên diện rộng, thực hiện
từng bước liên tục, kéo dài để đạt hiệu quả
+ Đối với các đối tượng dân tộc thiểu số - việc đốt rừng, phá rừng làm nương rẫy là
nguồn sống thì cần phải có các công tác kịp thời để hỗ trợ cũng như làm tốt công tác
định canh định cư,…giáo dục cho họ biết mối nguy hiểm của việc phá rừng.
Cung cấp, bổ sung kịp thời vật tư, các trang thiết bị phòng chống cứu nạn với số lượng và
chủng loại cũng như chất lượng đảm bảo, đặc biệt các khu vực miền sâu miền xa và ven
biển. Ở những vùng mà người dân còn phải băng qua sông để đi học và thực hiện nhưng sinh
hoạt trong cuộc sống thì công việc xây dựng cầu, hoặc cáp treo..là một nhu cầu hoàn toàn
cần thiết.
Kiểm tra chặt chẽ trang thiết bị cứu hộ, phòng hộ, đảm bảo an toàn cho ngư dân và tàu
thuyền khi ra biển; nhất là kiểm tra chất lượng tàu thuyền hoạt động trên biển. Đầu tư và bổ
sung kịp thời các trang thiết bị cho những tàu thuyền còn thiếu để hạn chế thấp nhất rủi ro có
thể xảy ra trên biển. kiểm tra số lượng tàu thuyền, kiểm tra đăng kiểm, ngư trường hoạt động
của tàu thuyền. Đối với các tàu thuyền không đạt tiêu chuẩn chất lượng, sẽ không gia hạn

hoạt động; đối với các tàu thuyền không trang bị đủ các phương tiện an toàn thì buộc chủ tàu
thuyền phải trang bị đủ mới được gia hạn hoạt động. Mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ đi
biển, đào tạo thuyền trưởng hạng nhỏ cho ngư dân.
Điện, viễn thông: duy tu, sửa chữa đường dây điện, đường dây viễn thông không đảm bảo
an toàn và từng bước ngầm hóa hệ thống đường dây điện, đường dây viễn thông, nhất là ở
khu vực nội thành.
Tăng cường công tác kiểm tra, phát hiện sớm sự xuất hiện của bão cũng như xác định
hướng đi chính xác để có biện pháp phòng thủ kịp thời đối với các Tỉnh, các vùng được dự
báo sắp có bão đổ bộ.
Tuyên truyền, nâng cao ý thức, nhận thức của người dân cũng như cán bộ về tình hình
bão lũ và tầm quan trọng của công tác phòng chống bão lũ đến từng địa phương một cách
liên tục..lập ra các ủy ban phòng chống bão lũ ở từng địa phương để có thể ứng phó kịp thời
khi bão lũ xảy ra.
Thực hiện nhiều buổi tập huấn, diễn tập hộ đê và các kĩ năng phòng chống lụt bão ở các
địa phương trong cả nước, tránh trường hợp luống cuống không biết làm gì khi bão đến, lụt
dâng.


Giao thông: Kiểm tra hệ thống thoát nước, nạo vét các hố ga, cống rãnh bị bồi lắng, lắp
đặt mới hệ thống cống… nhằm đảm bảo cho việc tiêu thoát nước trong mùa mưa bão. Kiểm
tra, nâng cấp, sửa chữa các cây cầu yếu, không đảm bảo an toàn. Kiểm tra hoạt động của các
bến đò ngang, đò dọc, nhất là việc trang bị các thiết bị an toàn và tải trọng cho phép của các
đò…
Công trình xây dựng: sửa chữa những công trình xuống cấp không đảm bảo an toàn, nhất
là chung cư cũ; khi xây dựng công trình mới cần tính toán đến khả năng chịu lực của công
trình trước sự tác động của gió bão, áp thấp nhiệt đới.
Cây xanh: chặt tỉa cành, nhánh của các cây cao, dễ gãy đổ, mục rỗng, nằm gần nhà ở,
lưới điện…; có kế hoạch trồng cây xanh hợp lý, vừa đảm bảo tạo cảnh quan, môi trường sinh
thái, vừa đảm bảo chống đỡ được gió bão, áp thấp nhiệt đới.




×