Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Đề thi Đáp án GDCD 6 7 8 9 học kỳ 1 Theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.69 KB, 10 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TIÊN YÊN
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG KỲ I NĂM HỌC 2015-2016
Môn thi: Giáo dục công dân ( lớp 6)
Thời gian: 45 phút ( không kể thời gian giao đề )

Đề bài
Câu 1 (3,0 điểm)
1. Nêu những biểu hiện của lịch sự, tế nhị.
2. Em hãy phân tích một hành vi của bản thân thể hiện thái độ lịch sự, tế nhị.
Câu 2: (4,0 điểm):
1. Tích cực, tự giác tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội có ý
nghĩa như thế nào?
2. Em hãy kể một tấm gương học sinh ở lớp (trường) em thể hiện tính tích
cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.
Câu 3 ( 3,0 điểm): Những hành vi sau đây liên quan đến phẩm chất nào của con
người? Em hãy bày tỏ ý kiến của mình trước những hành vi đó:
1. Trong giờ kiểm tra bạn Hòa không làm được bài, quay sang chép bài của
bạn Lâm, nhưng bạn Lâm kiên quyết không cho.
2. Ở lớp, cứ đến ngày lao động là bạn Linh lại lấy lý do ốm hoặc bận để nghỉ
ở nhà. Hôm nào đi lao động bạn ấy đều thoái thác cho các bạn khác làm.
3. Đi trên con đường làng sạch đẹp, rộng rãi, Hùng luôn nghĩ tới những
người đã bỏ công sức để sửa sang đường nên em lúc nào cũng có ý thức giữ vệ
sinh đường làng.
----------------Hết-----------------


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TIÊN YÊN
ĐÁP ÁN – BIỂU CHẤM
(MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 6 – KỲ I, NĂM HỌC 2015-2016)
Câu
Nội dung


Điểm
1
1. Biểu hiện của lịch sự tế nhị:
(3,0đ - Lịch sự tế nhị thể hiện ở lời nói và hành vi giao tiếp.
)
0,5đ
- Biểu hiện ở sự hiểu biết những phép tắc, những quy định chung của xã hội
trong quan hệ giữa con người với con người
0,5đ
0,5đ
- Thể hiện sự tôn trọng người giao tiếp và những người xung quanh.
2.- HS nêu được hành vi đúng
- Phân tích được hành vi đó:

0,5đ
1,0đ

2
1. Tích cực, tự giác tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội sẽ mở 1,0đ
(4,0đ rộng sự hiểu biết về mọi mặt, rèn luyện được những kỹ năng cần thiết của bản
)
thân.
Thông qua hoạt động tập thể, hoạt động xã hội sẽ góp phần xây dựng quan hệ tập 1,0đ
thể, tình cảm thân ái với mọi người xung quanh, sẽ được mọi người yêu quý.
2. Học sinh kể được tấm gương có những hành vi thể hiện được tính tích cực
tự giác tham gia các hoạt động tập thể và xã hội, văn phong lưu loát.

2,0đ

3

1. Trong giờ kiểm tra bạn Hòa không làm được bài, quay sang chép bài
(3,0đ của bạn Lâm, nhưng bạn Lâm kiên quyết không cho.
)
Cách ứng xử trên thể hiện tính tôn trọng kỷ luật. Bạn Hòa chưa nghiêm túc
khi làm bài. Lâm không cho Hòa chép bài có thể Hòa sẽ rất giận nhưng sau 1,0đ
này bạn sẽ hiểu ra đó mới là giúp bạn thật sự.
2. Ở lớp, cứ đến ngày lao động là bạn Linh lại lấy lý do ốm hoặc bận để
nghỉ ở nhà. Hôm nào đi lao động bạn ấy đều thoái thác cho các bạn khác làm.
Hành vi trên liên quan đến phẩm chất siêng năng, kiên trì hoặc tích
cực tự giác tham gia vào các hoạt động tập thể và xã hội. Linh đã thể hiện
là HS thiếu sự siêng năng, kiên trì (không tích cực tham gia vào các hoạt động 1,0đ
tập thể và xã hội). Là học sinh phải cần cù, chịu khó, tích cực và tự giác tham
gia vào các hoạt động của tập thể không cần để ai nhắc nhở… như thế mới rèn
luyện được những kỹ năng cho bản thân mình
3. Đi trên con đường làng sạch đẹp, rộng rãi, Hùng luôn nghĩ tới những
người đã bỏ công sức để sửa sang đường nên em lúc nào cũng có ý thức giữ 1,0đ
vệ sinh đường làng.
Hành vi thể hiện lòng biết ơn. Hành vi của Hùng đáng được khen ngợi
vì Hùng đã biết trân trọng thành quả lao động của người khác; biết ơn người đã
làm nên con đường sạch đẹp và em luôn có ý thức giữ gìn nó.
* Lưu ý: Ở mỗi hành vi, HS chỉ nêu được phẩm chất đạo đức mà không
phân tích được cho 0,25 điểm


-----------------Hết-------------------PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TIÊN YÊN
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG KỲ I NĂM HỌC 2015-2016
Môn thi: Giáo dục công dân ( lớp 7 )
Thời gian: 45 phút ( không kể thời gian giao đề )

Đề bài

Câu 1 (2,0 điểm):
1. Trung thực có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống?
2. Nêu những biểu hiện của tính trung thực trong học tập, trong quan hệ với
mọi người và trong hành động.
Câu 2 (5,0 điểm):
1. Em hãy nhận xét về đời sống vật chất và tinh thần của các loại gia đình sau:
- Gia đình đông con.
- Gia đình giàu có nhưng con cái ăn chơi, đua đòi.
- Gia đình có hai con đều ngoan ngoãn, chăm học, chăm làm.
2. Theo em, có phải gia đình giàu có thì bao giờ cũng hạnh phúc, tiến bộ
không? Vì sao?
3. Em sẽ làm gì để góp phần xây dựng gia đình văn hóa.
Câu 3 (3,0 điểm): Em sẽ xử sự thế nào trong những tình huống sau:
1. Có một bạn trong lớp ăn mặc quá cầu kì và kiểu cách.
2. Một bạn ở tổ em lúc nào cũng rụt rè, thiếu tự tin.
3. Một bạn hay chê bai, chế giễu người khác.
----------------Hết-----------------

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TIÊN YÊN
ĐÁP ÁN – BIỂU CHẤM
(MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 7 – KỲ I, NĂM HỌC 2015-2016)


Câu
Nội dung
Điểm
1
1- Trung thực có ý nghĩa giúp ta nâng cao phẩm giá, làm lành
(2,0đ) mạnh các mối quan hệ trong xã hội và sẽ được mọi người tin yêu, 0,5đ
quý trọng

- Biểu hiện của tính trung thực: (1,5 điểm)
+ Trong học tập: ngay thẳng, không gian dối (không quay cóp, 0,5đ
không chép bài của bạn hay không cho bạn chép bài...)
+ Trong quan hệ với mọi người: không nói xấu hay tranh công với 0,5đ
người khác, dũng cảm nhận khuyết điểm khi mình có lỗi...
+ Trong hành động: bênh vực bảo vệ chân lí, lẽ phải và đấu tranh,
0,5đ
phê phán những việc làm sai trái.
2
1. Gợi ý:
(5,0 - Gia đình đông con – có thể dẫn đến bất hạnh vì nghèo túng
điểm)
0,5đ
- Gia đình giàu có nhưng con cái ăn chơi, đua đòi: dẫn đến bất 0,5đ
hòa, thiếu nền nếp gia phong.
- Gia đình có hai con đều ngoan ngoãn, chăm học, chăm làm: gia 0,5đ
đình sẽ tiến bộ, hạnh phúc, no ấm
2. Theo em, có phải gia đình giàu có thì bao giờ cũng hạnh phúc
tiến bộ không? Vì sao?
Một gia đình giàu có chưa hản đã hạnh phúc, vì:

0,5đ

- Nếu gia đình giàu có nhưng cha mẹ thiếu gương mẫu, con cái hư
0,5đ
hỏng… thì cũng không thể hạnh phúc tiến bộ được.
Ngược lại gia đình không giàu nhưng mọi người yêu thương nhau,
thực hiện tốt bổn phận trách nhiệm của mình, sinh hoạt văn hóa 0,5đ
lành mạnh, con cái ngoan ngoãn, chăm học, chăm làm sẽ luôn hạnh
phúc

3. Em sẽ làm gì để góp phần xây dựng gia đình văn hóa.
- Chăm ngoan, học giỏi

0,5đ

- Kính trọng giúp đỡ ông bà, cha mẹ, thương yêu anh chị em

0,5đ
0,5đ
0,5đ

- Không đua đòi ăn chơi
- Không làm tổn hại đến danh dự gia đình.

3
1. Có một bạn trong lớp ăn mặc quá cầu kì và kiểu cách: góp ý cho 1,0đ
(3,0 bạn về cách ăn mặc phù hợp với phong cách người học sinh, có thể
điểm) nhờ thầy cô hoặc người lớn can thiệp.
2. Một bạn ở tổ em lúc nào cũng rụt rè, thiếu tự tin: gần gũi, động 1,0đ
viên khích lệ bạn; chủ động mời bạn tham gia các hoạt động tập thể


của lớp. Chủ động trao đổi với các thầy cô để khuyến khích bạn…
3. Một bạn hay chê bai, chế giễu người khác: gần gũi và giải thích
cho bạn thấy đó không phải là hành động được mọi người tán 1,0đ
thưởng. Góp ý và sửa chữa cho bạn với một thái độ chân thành, cởi
mở.
Lưu ý: ở câu 2 và câu 3, HS có thể không làm đúng nguyên theo đáp án nhưng
diễn đạt mạch lạc và toát lên được các ý theo nội dung gợi dẫn tại đáp án vẫn cho
điểm tối đa. GV không quá cứng nhắc khi chấm bài, nên khuyến khích HS có tư

duy tốt, giải thích thuyết phục nhưng vẫn theo đúng nội dung tư tưởng giáo dục.

----------------Hết-----------------

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TIÊN YÊN
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG KỲ I NĂM HỌC 2015-2016
Môn thi: Giáo dục công dân ( lớp 8 )
Thời gian: 45 phút ( không kể thời gian giao đề )

Đề bài
Câu 1 (3,0 điểm):
1. Tình bạn trong sáng, lành mạnh có những đặc điểm cơ bản nào?
2. Em sẽ làm gì để xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh với các bạn
trong lớp, trong trường?
Câu 2 (4,0 điểm):
1. Thế nào là lao động tự giác và lao động sáng tạo? Cho ví dụ.
2. Em hãy liên hệ bản thân mình để tìm ra những điểm tích cực và mặt còn
hạn chế trong lao động của bản thân mình để từ đó đưa ra định hướng phấn đấu.
Câu 3 (3,0 điểm)
Em có đồng tình với các ý kiến dưới đây không? Vì sao?
1. Chỉ có thể rèn luyện được tính tự giác vì đó là phẩm chất đạo đức; còn sự
sáng tạo không rèn luyện được vì đó là tố chất trí tuệ, do bẩm sinh di truyền mà
có.
2. Bình cho rằng, nếu có khuyết điểm thì cần phải thật thà nhận lỗi và cứ
hứa sửa chửa, còn làm được đến đâu lại là chuyện khác.
3. Pháp luật chỉ cần đối với những người không có tính kỉ luật, tự giác. Còn
những người có ý thức kỉ luật thì luật pháp là không cần thiết.


-----------------Hết----------------


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TIÊN YÊN
ĐÁP ÁN – BIỂU CHẤM
(MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 8 – KỲ I, NĂM HỌC 2015-2016)
Câu

Nội dung

1
(3,0đ)

1) Tình bạn trong sáng, lành mạnh có những đặc điểm cơ bản
sau:

Điểm

-

Phù hợp với nhau về quan niệm sống.

0,5đ

-

Bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau.

-

Chân thành tin cậy và có trách nhiệm đối với nhau.


-

Thông cảm, đồng cảm sâu sắc với nhau.

0,5đ
0,5đ
0,5đ

2) HS có thể phát biểu theo ý riêng của mình, song cơ bản đảm
bảo được các ý chính sau: Để xây dựng tình bạn trong sáng, lành 1,0đ
mạnh với các bạn trong lớp, trường cần có sự thiện chí, chân
thành, cởi mở; biết tôn trọng tin cậy; không vụ lợi; có trách
nhiệm, luôn chia sẻ, giúp đỡ nhau tiến bộ...
2
(4,0
điểm)

1. Thế nào là lao động tự giác và lao động sáng tạo?
- Lao động tự giác là chủ động làm việc không đợi ai
0,5đ
nhắc nhở, không phải do áp lực bên ngoài.
VD: Bạn An tự giác học bài, đọc thêm tài liệu, không đợi 0,5đ
ai nhắc nhở, đôn đốc.
- Lao động sáng tạo là trong quá trình lao động luôn luôn
suy nghĩ, cải tiến để tìm tòi cái mới, tìm ra cách giải quyết tối ưu 0,5đ
nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả lao động.
VD: Cô Linh luôn cải tiến phương pháp dạy học, tích cực 0,5đ
ứng dụng CNTT với mong muốn các em học sinh tiếp thu bài
hiệu quả hơn.
2. Liên hệ: HS chỉ ra được những nội dung có liên quan

0,5đ
đến câu hỏi, trình bày mạch lạc.


- Ưu điểm
- Hạn chế
- Hướng phấn đấu: (HS diễn đạt theo ý hiểu)

0,5đ
1,0đ

+ Thực hiện tốt nhiệm vụ được giao
+ Tự giác làm mọi việc không để ai nhắc nhở
+ Nhiệt tình tham gia các công việc ở trường, ở cộng đồng và
gia đình…
+ Luôn suy nghĩ cải tiến phương pháp học tập lao động…
3
(3,0
điểm)

Cách chấm: GV không gò ép khi chấm vì HS có thể trình bày
theo cách hiểu riêng. Nhưng cần đảm bảo đúng tư tưởng đã được
giáo dục.
Gợi ý:
1. Chỉ có thể rèn luyện được tính tự giác vì đó là phẩm
chất đạo đức; còn sự sáng tạo không rèn luyện được vì đó là tố
chất trí tuệ, do bẩm sinh di truyền mà có.
- Không (không hoàn toàn đồng tình)

0,25


Vì: Ý thức tự giác và cả óc sáng tạo đều phải do rèn luyện 0,75
mới có được
2. Bình cho rằng, nếu có khuyết điểm thì cần phải thật
thà nhận lỗi và cứ hứa sửa chữa, còn làm được đến đâu lại là
chuyện khác.
- Không hoàn toàn đồng tình

0,25

Vì: có khuyết điểm thì cần phải thật thà nhận lỗi là đúng
nhưng nếu đã hứa sửa chữa thì phải quyết tâm sữa lỗi nếu không 0,75
giữ lời hứa sẽ là người không giữ chữ tín.
3. Pháp luật chỉ cần đối với những người không có tính kỉ
luật, tự giác. Còn những người có ý thức kỉ luật thì luật pháp là
không cần thiết.
- Không đồng tình

0,25

Vì: Pháp luật cần cho tất cả mọi người, kể cả những 0,75
người có ý thức tự giác thực hiện pháp luật và kỉ luật, vì đó là
những quy định để tạo ra sự thống nhất trong hoạt động, tạo ra
hiệu quả, chất lượng hoạt động xã hội.
---------------------Hết-------------------

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TIÊN YÊN
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG KỲ I NĂM HỌC 2015-2016



Môn thi: Giáo dục công dân (lớp 9)
Thời gian: 45 phút ( không kể thời gian giao đề )

Đề bài
Câu 1 (3,0 điểm):
1. Vì sao chúng ta phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân
tộc?
2. Theo em, học sinh có thể làm gì để kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp
đó?
Câu 2 (4,0 điểm):
1. Thế nào là năng động và sáng tạo? Lấy ví dụ thể hiện tính năng động sáng
tạo và không năng động sáng tạo.
2. Tính năng động và sáng tạo có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống hiện
nay.
3. Em nghĩ như thế nào về việc rèn luyện để trở thành người năng động sáng
tạo trong học tập?
Câu 3 (3,0 điểm): Hãy bày tỏ ý kiến của em (đồng tình hay không không tình? Vì
sao?) trước các tình huống sau:
1. Cường thường mang bài tập của môn khác ra làm trong lúc cô giáo đang
giảng bài môn mà bạn ấy cho là không quan trọng.
2. Là lớp trưởng, nên Vinh thường bỏ qua khuyết điểm cho những bạn chơi
thân với mình.
3. Do hoàn cảnh gia đình nên anh Hùng không thể học hết phổ thông,
nhưng anh đã luôn tích cực học hỏi, mạnh dạn vay vốn đầu tư sản xuất để
phát triển kinh kế gia đình.
------------------Hết--------------------

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TIÊN YÊN
ĐÁP ÁN – BIỂU CHẤM
(MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 9 – KỲ I, NĂM HỌC 2015-2016)

Câu

Nội dung

Điểm


1) Phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc vì:
1
(3,0đ) (1,5 điểm)
- Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là vô cùng quý giá.

0,5đ

- Góp phần vào quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân.

0,5đ

- Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là góp
0,5đ
phần giữ vững bản sắc dân tộc Việt Nam
b) Để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc cần:
(1,5điểm)
0,5đ
- Tích cực học tập truyền thống tốt đẹp của dân tộc
0,5đ
- Tuyên truyền các giá trị truyền thống
0,5đ
- Lên án ngăn chặn những hành vi làm tổn hại đến truyền thống
dân tộc.

1) Năng động là tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm. Sáng
2
(4,0đ) tạo là say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về 1,0đ
vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà
không bị gò bó phụ thuộc vào những cái đã có.
* Ví dụ: (1điểm)
+ Năng động sáng tạo: Khi không hiểu về vấn đề gì, Minh 0,5đ
thường đặt câu hỏi “Vì sao” và trao đổi lại với thầy cô, bạn bè
hoặc tìm đọc thêm những sách báo có liên quan để tìm lời giải
đáp.
+ Không năng động, sáng tạo: Trong học tập, An bao giờ cũng 0,5đ
chỉ làm theo những điều thầy cô đã nói.
(HS có thể lấy những VD khác phù hợp vẫn cho điểm tối đa)
2) Tính năng động và sáng tạo có ý nghĩa như thế nào trong cuộc
sống hiện nay.
- Năng động, sáng tạo là phẩm chất cần thiết của người lao động 0,5đ
trong xã hội hiện đại. Nó giúp con người có thể vượt qua những
ràng buộc của hoàn cảnh, rút ngắn thời gian để đạt được mục
đích đã đề ra một cách nhanh chóng và tốt đẹp.
- Nhờ năng động, sáng tạo mà con người làm nên những kì tích 0,5đ
vẻ vang, mang lại niềm vinh dự cho bản thân, gia đình và xã hội.
3. Suy nghĩ của bản thân về việc rèn luyện để trở thành người
năng động sáng tạo trong học tập
- Năng động sáng tạo là kết quả của quá trình rèn luyện siêng 0,5đ
năng, tích cực của mỗi con người trong học tập, lao động và
cuộc sống.
- Để trở thành người năng động, sáng tạo, mỗi học sinh cần tìm 0,5đ
ra cách học tập tốt nhất cho mình và cần tích cực vận dụng
những điều đã biết vào cuộc sống



Cách chấm: GV không gò ép khi chấm vì HS có thể trình bày
3
(3,0đ) theo cách hiểu riêng. Nhưng cần đảm bảo đúng tư tưởng đã được
giáo dục.
Gợi ý:
1. Cường thường mang bài tập của môn khác ra làm trong lúc
cô giáo đang giảng bài môn mà bạn ấy cho là không quan trọng.
- Không đồng tình.

0,25

Vì: Trong học tập môn nào cũng quan trọng. Việc làm của
Cường tưởng như tiết kiệm thời gian nhưng thực ra không chất 0,75
lượng hiệu quả. Vì nếu không nghe giảng Cường sẽ không nắm
được bài.
2. Là lớp trưởng, nên Vinh thường bỏ qua khuyết điểm cho
những bạn chơi thân với mình.
- Không đồng tình.

0,25
Vì: Vinh đã thể hiện sự không chí công vô tư. Việc làm của
Vinh xuất phát từ lợi ích cá nhân, do tình cảm riêng tư chi phối 0,75
giải quyết công việc một cách thiên lệch, thiếu công bằng.
3. Do hoàn cảnh gia đình nên anh Hùng không thể học hết phổ
thông, nhưng anh đã luôn tích cực học hỏi, mạnh dạn vay vốn
đầu tư sản xuất để phát triển kinh kế gia đình.
- Đồng tình.

0,25


Vì: Anh Hùng không chỉ tỏ ra là người chịu khó, siêng năng mà 0,75
còn ham học hỏi năng động sáng tạo vượt lên hoàn cảnh để làm
giàu cho gia đình và xã hội
-----------------Hết----------------



×