Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

"Tố cáo" những thói quen ăn uống gây nhiệt miệng ở trẻ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (363.31 KB, 5 trang )

"Tố cáo" những thói quen ăn uống gây nhiệt miệng ở trẻ
Trẻ nhỏ thường dễ bị nóng trong, nhiệt miệng. Một trong những nguyên nhân
chính gây nhiệt miệng ở trẻ là thói quen ăn uống thiếu khoa học, ít uống nước.
Hãy hết sức tránh hoặc cải thiện ngay những thói quen sau đây để có hướng
phòng ngừa và kịp thời “dập lửa” cho bé cưng của bạn nhé!
1. Bé không thích uống nước
Nếu bé nhà bạn bổ sung lượng nước không đủ sẽ dẫn đến trung khu thần kinh sinh
ra cảm giác khát, từ đó mới có cảm giác “nóng”, gây nhiệt miệng. Ngoài ra, những
bé không thích uống nước, những chất thải trong cơ thể không thể kịp thời bài tiết
ra ngoài, độc tố tích tụ lâu ngày cũng khiến bé nóng trong người, gây nhiệt miệng.

Mẹ nên khuyến khích bé uống nhiều nước nhé
Để tránh gây nhiệt miệng ở trẻ: Bạn phải tập cho bé thói quen uống nước chín
đun sôi càng sớm càng tốt, vừa bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể bé, vừa
thanh lọc đường ruột, bài trừ độc tố... Nếu bé không thích uống nước lọc đun sôi,
có thể thêm một lượng nhỏ đường cát hoặc một ít nước ép, nhưng tuyệt đối đừng

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


dung túng thói quen chỉ uống nước đường của bé nhé, nếu không sẽ ảnh hưởng
đến sức khỏe của bé cưng nhà bạn đấy!
2. Cho bé ăn lúc thức ăn còn nóng
Rất nhiều bà mẹ có thói quen cho bé ăn thức ăn vừa mới nhấc khỏi bếp. Tuy nhiên,
trên thực tế, độ nóng vừa mới múc từ nồi ra dễ khiến cho niêm mạc phần hầu họng
của bé bị xung huyết, dẫn đến nuốt đau và có cảm giác như có dị vật nghẹn ở cổ và
thậm chí là gây nhiệt miệng.
Để tránh gây nhiệt miệng ở trẻ: Thức ăn cho trẻ nên giữ độ ấm vừa phải, nhưng
tránh quá nóng. Thức ăn quá nóng hay quá lạnh đều không tốt cho sức khỏe trẻ
em.
3. Ăn nhiều loại hạt rang


Những thức ăn như hạt dưa, hạnh nhân rang thường quá khô hoặc quá mặn, bé ăn
vào dễ bị miệng khô lưỡi rát, sình bụng, khó tiêu… đây đều là những triệu chứng
của nóng trong người, gây nhiệt miệng.
Để tránh gây nhiệt miệng ở trẻ: Nếu bé thích ăn, bạn có thể tự tay rang và giữ
nguyên vị của các loại hạt, đồng thời tăng thêm những hương vị có dược tính như
hoa cúc, cam thảo. Ngoài ra, sau khi ăn, hãy cho bé bổ sung thêm nhiều nước, ăn
thêm nhiều trái cây để giảm nguy cơ gây nhiệt miệng.
4. Làm no bụng bằng thức ăn nhanh
Rất nhiều bé thích ăn thức ăn nhanh, đặc biệt là những thực phẩm có nhiệt lượng
cao như gà rán, khoai tây chiên... Thức ăn nhanh không những không đầy đủ dinh
dưỡng mà còn nếu như nạp nhiều vào sẽ khiến bé dễ béo phì, đồng thời sinh nhiệt
trong cơ thể. Khi quá nóng trong người, bé thường hay đổ mồ hôi, ra gió một chút
là dễ cảm lạnh.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Để tránh gây nhiệt miệng ở trẻ: Thỉnh thoảng cho bé đi KFC như một phần thưởng
khi bé làm tốt việc gì đó thì không sao, nhưng tuyệt đối đừng tập cho bé của bạn
thói quen ăn loại thực phẩm dễ “bốc hỏa” này một cách đều đặn.

Thức ăn nhanh có thể là nguyên nhân gây nhiệt miệng ở trẻ
5. Bé không thích ăn rau củ quả
Các bà mẹ đừng cho rằng thịt cá chính là thực phẩm tốt nhất để bé có cơ thể khỏe
mạnh. Nếu suốt ngày cứ ăn thịt cá mà không kèm theo rau xanh, trái cây thì bé sẽ
dễ thiếu vitamin C, dễ bị sâu răng, xuất huyết niêm mạc, nhiệt miệng.
Để tránh gây nhiệt miệng ở trẻ: Trong rau củ quả chứa hàm lượng dinh dưỡng
phong phú, là những thứ không thể thiếu trong quá trình trưởng thành của bé. Để
“đối phó” với những bé không thích đụng tới rau củ quả, bạn có thể biến tấu chúng
thành nước ép, sinh tố hoặc làm bánh nhân vừa có thịt vừa có rau củ quả để hấp

dẫn bé hơn.
6. Ăn ngọt quá liều lượng
Nếu bé của bạn hay ăn bánh ngọt, kem, nước ngọt thì sẽ càng tăng nguy cơ bị
nhiệt miệng. Bởi vì nạp nhiều đồ ngọt sẽ tiêu hao một lượng lớn nhóm vitamin B
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


trong cơ thể, từ đó xuất hiện các triệu chứng như lở miệng, đau mắt. Ngoài ra, đồ
ngọt còn ảnh hưởng đến sự thèm ăn, làm miệng hay khát nên vừa trở ngại bé hấp
thu những dưỡng chất khác mà còn vừa dễ bị nhiệt miệng.
Để tránh gây nhiệt miệng ở trẻ: Bạn phải nghiêm ngặt khống chế lượng đồ ngọt
cho bé ăn. Một món giải nhiệt truyền thống chính là chè đậu xanh, vừa có thể bổ
sung khoáng chất đã mất đi, vừa giúp cơ thể nạp lại nhóm vitamin B bị tiêu hao do
ăn quá nhiều đồ ngọt. Đương nhiên hãy nhớ là món chè đậu xanh của bạn cũng
phải ít đường thôi nhé!

Mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn đồ ngọt
7. Bé ăn cay
Giá trị dinh dưỡng trong ớt thì không phủ nhận rồi, có lẽ vì vậy mà nhiều bà mẹ
chủ trương thêm một ít ớt vào các món cho bé. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích,
thì ớt cũng là một trong những thủ phạm gây nhiệt miệng đấy!

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Để tránh gây nhiệt miệng ở trẻ: Để tránh sinh nhiệt, bạn không nên cho bé ăn
món ăn có thêm ớt quá thường xuyên, và nếu muốn thì có thể dùng một lượng nhỏ
ớt ngọt không cay, vừa bổ sung được vitamin C phong phú vừa khỏi lo bé bị nóng.
8. Lạm dụng hải sản
Tuy nói hải sản giàu dinh dưỡng và có lượng canxi phong phú, nhưng cái gì cũng

có hai mặt của nó, dùng nhiều hải sản không những khiến bé dễ dị ứng mà còn dễ
bị khô họng, rát lưỡi và nhiệt miệng.
Để tránh gây nhiệt miệng ở trẻ: Tốt nhất mẹ nên cho bé dùng lượng hải sản phù
hợp cả về thời gian lẫn liều lượng và tốt nhất nên cố gắng dùng những phương
thức nấu như chưng luộc, hạn chế chiên, nướng để giảm dầu mỡ và nhiệt lượng.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí



×