Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

skkn thực trạng và giải pháp về vấn đề thu hút bạn đọc đến thư viện trường trung học phổ thông trấn biên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.12 MB, 31 trang )

BM 01-Bia SKKN

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT TRẤN BIÊN
Mã số: ................................
(Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)

Đề tài:

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ VẤN ĐỀ THU
HÚT BẠN ĐỌC ĐẾN THƯ VIỆN TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRẤN BIÊN

Người thực hiện: Phạm Thị Hà
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục 
- Phương pháp dạy học bộ môn: ............................. 
(Ghi rõ tên bộ môn)

- Lĩnh vực khác: Quản lý Thư viện
(Ghi rõ tên lĩnh vực)

Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN
 Mô hình
 Đĩa CD (DVD)
 Phim ảnh  Hiện vật khác
(các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm)

Năm học: 2014 - 2015





Sáng kiến kinh nghiệm – Năm học 2014 - 2015

MỤC LỤC
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.................. 30
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC ..................................................................... 2
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .................................................................................... 3
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .............................................................. 3
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP................................................ 4
1. Đảm bảo cơ sở vật chất .................................................................................. 4
2. Bổ sung vốn tài liệu........................................................................................ 7
3. Phân loại tổ chức sắp xếp tài liệu khoa học................................................... 13
4. Thành lập tổ cộng tác viên thư viện .............................................................. 14
5. Tuyên truyền giới thiệu sách ........................................................................ 14
a. Giới thiệu sách dưới cờ ............................................................................ 14
b. Sử dụng giỏ sách mini để bàn ................................................................... 15
c. Tuần lễ sách lưu động............................................................................... 15
d. Trưng bày giới thiệu sách......................................................................... 16
e. Bảng treo di động ..................................................................................... 16
f. Giới thiệu sách bằng tivi màn hình phẳng ................................................. 17
6. Hình thức phục vụ ........................................................................................ 17
7. Tổ chức các phong trào vui chơi gắn kết giữa học sinh và thư viện .............. 17
a. Ngày hội đọc sách .................................................................................... 17
b. Thi đua làm tập san .................................................................................. 18
c. Tổ chức cuộc thi vẽ trang phòng chống tội phạm...................................... 18
d. Hội chợ sách học đường ........................................................................... 18
8. Phát huy tối đa vai trò của cán bộ thư viện ................................................... 19
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................... 19
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG................................ 20

TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................. 22
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 23

Thực hiện: Phạm Thị Hà – Trường THPT Trấn Biên

Trang 1


Sáng kiến kinh nghiệm – Năm học 2014 - 2015

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC

BM02-LLKHSKKN

––––––––––––––––––
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Phạm Thị Hà
2. Ngày tháng năm sinh: 13/10/1985
3. Nam, nữ: Nữ
4. Địa chỉ: A105/2 Khu phố 1 – TP. Biên Hòa – Đồng Nai.
5. Điện thoại: 01633.222.223
6. E-mail:
7. Chức vụ: Nhân viên Thư viện
8. Nhiệm vụ được giao: Quản lý thư viện
9. Đơn vị công tác: Trường THPT Trấn Biên
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị: Đại học
- Năm nhận bằng: 2012
- Chuyên ngành đào tạo: Khoa học Thư viện
- Trình độ anh văn: Chứng chỉ A

- Trình độ tin học: Chứng chỉ A
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Nhân viên Thư viện
Số năm có kinh nghiệm: 06 năm.
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: Không có

Thực hiện: Phạm Thị Hà – Trường THPT Trấn Biên

Trang 2


Sáng kiến kinh nghiệm – Năm học 2014 - 2015

BM03-TMSKKN

Đề tài: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ VẤN ĐỀ THU HÚT
BẠN ĐỌC ĐẾN THƯ VIỆN TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG TRẤN BIÊN
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Lúc sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh rất chú trọng đến việc học tập và giáo
dục. Trong nhiều bài viết, bài nói chuyện của mình Người đều nhấn mạnh “Trong
cách học, phải lấy tự học làm cốt”.
Nhưng thực tế hiện nay việc tự học, tự tìm tòi nghiên cứu đang dần bị mai
một. Do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan các em xem việc học như một
hình thức đối phó. Khảo sát các Thư viện trường trung học phổ thông trên địa bàn
thành phố Biên Hòa cho thấy các thư viện đều rơi vào một tình cảnh chung – lèo
tèo người đọc và mượn sách.
Là cán bộ thư viện điều này khiến tôi vô cùng ưu tư và lo lắng. Làm thế nào
để vực dậy thói quen tự tìm tòi học hỏi, thói quen tự học tự nghiên cứu của học
sinh? Làm sao để các em khai thác được hết nguồn tri thức vô giá trong thư viện,

những bài học không ở đâu xa…..để giúp các em vững bước trưởng thành.
Xuất phát từ những trăn trở và những thực tiễn trên tôi quyết định chọn đề
tài sáng kiến kinh nghiệm “Thực trạng và giải pháp về vấn đề thu hút bạn đọc
đến thư viện trường trung học phổ thông Trấn Biên” làm đề tài nghiên cứu của
mình.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Trường trung học phổ thông Trấn Biên mới được xây dựng và hoàn thiện đi
vào hoạt động đầu năm 2011. Nên thư viện trường gặp không ít khó khăn trong
việc ổn định sắp xếp và xử lý tài liệu. Việc tổ chức phân loại săp xếp một thư viện
thật khoa học để thuận tiện cho việc tra cứu của giáo viên cũng như học sinh đòi
hỏi phải có một quá trình, không thể ngày một ngày hai. Nhưng nhận thấy nhu cầu
sử dụng của các em là rất cấp thiết nên tôi đã cố gắng hoàn thiện thật tốt các khâu
xử lý nghiệp vụ của mình để thư viện nhanh đi vào hoạt động.
Với sự giúp đỡ của Ban Giám Hiệu năm học 2012 – 2013 Thư viện đã đạt
chuẩn thư viện 01 của Bộ giáo dục và đào tạo.
Sở hữu một cơ sở vật chất khang trang, rộng rãi với 02 phòng đọc, 01 phòng
kho.
Với tổng số vốn tài liệu Thư viện:
 Sách tham khảo: 9046 bản sách với 3.235 đầu sách.
 Sách giáo viên: 946 bản sách với 332 đầu sách.
 Sách giáo khoa: 700 bản sách.
Thực hiện: Phạm Thị Hà – Trường THPT Trấn Biên

Trang 3


Sáng kiến kinh nghiệm – Năm học 2014 - 2015

Thư viện trường thật sự là nơi lý tưởng cho toàn thể giáo viên học sinh đến
nghiên cứu học tập và giải trí. Mặc dù vậy nhưng thực tế các em đến thư viện chưa

nhiều, số lượt mượn chưa cao, chưa có tính hệ thống. Chỉ có số ít học sinh giỏi có
nhu cầu thực sự về tài liệu còn lại các em thích đọc sách mang tính chất giải trí. Mà
thực trạng này do rất nhiều nguyên nhân từ chủ quan đến khách quan.
Theo nhiều cán bộ quản lý giáo dục và các hiệu trưởng thì chương trình học ở
phổ thông quá nặng, chiếm hết thời gian ở trường nên rất khó duy trì thói quen đọc
sách tại trường. Đó là chưa kể thời gian ở nhà cũng hạn hẹp, áp lực học để thi cử,
để vào bậc học cao hơn khiến học sinh phải học thêm đến 9 – 10h tối. Lấy thời
gian nào để đọc sách? Và không tập thói quen đọc sách hàng ngày nên nhiều em
không có sở thích đọc sách, tham khảo tài liệu để tự học tốt hơn.
Về phía học sinh, những tác động từ công nghệ số, internet đã ngốn hết thời
gian rảnh rỗi nên các em ít quan tâm đến văn hóa đọc. Các em chủ yếu bị văn hóa
nghe nhìn lấn át. Vấn đề này thật sự đáng báo động! Nhưng làm thế nào để tạo thói
quen nuôi dưỡng niềm đam mê đọc sách của các em?
Để thu hút bạn đọc đến thư viện đòi hỏi người cán bộ thư viện cần nắm rõ tâm
lý lứa tuổi của các em, những sở thích đọc các loại hình tài liệu nào? Từ đó đi sâu
đi sát áp dụng nhiều biện pháp nghiệp vụ của mình để thu hút các em. Thực tế vấn
đề này cũng khiến nhiều thư viện các trường trung học phổ thông trăn trở và cũng
có nhiều biện pháp được tiến hành. Song kết quả vẫn chưa được như mong đợi.
Trên tinh thần học hỏi và mạnh dạn cải tiến tôi áp dụng nhiều biện pháp thực
sự hữu hiệu, thiết thực để các em hiểu rõ vai trò quan trọng của thư viện cũng như
vai trò của sách báo. Để các em xem thư viện như một ngôi nhà thân thiện mà các
em nghĩ tới sau mỗi giờ lên lớp.
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng tình hình của thư viện trường Trung học
phổ thông Trấn Biên về vấn đề thu hút bạn đọc đến thư viện trường Tôi muốn đánh
giá những kết quả đã đạt được và tìm ra những điểm còn hạn chế, ảnh hưởng đến
công tác thu hút bạn đọc. Từ đó đưa ra những kiến nghị, đề xuất và các giải pháp
nhằm góp phần vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện, tạo thói quen đọc
sách cho tất cả các em.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
1. Đảm bảo cơ sở vật chất

Thư viện trường trung học phổ thông Trấn Biên được trang bị một hệ thống
trang thiết bị tương đối tốt và đồng bộ nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu của các em
học sinh và tập thể giáo viên, cán bộ công nhân viên trong nhà trường.Thư viện
được bố trí ở tầng trệt khu hiệu bộ, bao gồm:
 01 phòng kho rộng 47.56 m2, với 17 kệ sách.
 01 phòng đọc học sinh được bố trí 06 bàn đọc và 64 ghế ngồi.
 01 phòng đọc giáo viên được bố trí 03 bàn đọc và 06 ghế ngồi dài.
Thực hiện: Phạm Thị Hà – Trường THPT Trấn Biên

Trang 4


Sáng kiến kinh nghiệm – Năm học 2014 - 2015

 01 phòng máy tính bao gồm 06 máy được nối internet để giáo viên và học
sinh truy cập mạng và tìm kiếm tài liệu.
 Tất cả đều được trang bị máy lạnh, quạt đảm bảo không gian thoáng mát cho
bạn đọc.
 Hệ thống đèn chiếu sáng gồm 30 bóng đèn huỳnh quang đảm bảo ánh sáng
cho các em đọc sách.
 01 máy vi tính phục vụ các chức năng cơ bản như quản lý cơ sở dữ liệu (thủ
thư làm việc)
 01 máy vi tính dùng để tra tìm tài liệu.
Thực hiện:
Các thư viện trường học đa số dùng tủ phích để tra tìm tài liệu. Việc tìm kiếm
này mất nhiều thời gian của các em mà các em giờ giải lao rất ít. Nhận thấy điều
đó tôi mạnh dạn áp dụng công nghệ thông tin trong công việc quản lý của mình.
Giúp các em tìm kiếm sách trên máy tính hoặc ở bất cứ nơi đâu, ở nhà hay đang đi
chơi ở đâu có mạng các em có thể tìm kiếm tài liệu mình cần, xem trong kho thư
viện có không để việc đăng ký mượn được dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Ví dụ:
THÔNG BÁO
Hiện nay Thư viện đã có chương trình tra cứu tài liệu qua mạng internet. Các
em có thể tra cứu bất cứ khi nào và bất cứ ở đâu (có mạng) để tìm xem thư viện có
tài liệu mình cần không?
Qua đó các em dễ dàng tìm sách nhanh chóng và mượn sách tại Thư viện nhà
trường.
Các em vào trang web: hoặc
sau đó chọn “Nguồn dữ liệu” Đồng Nai - Trường THPT Trấn Biên (Biên Hòa)

Chọn tên trường

Chọn loại
sách
Nhập tên tài
liệu cần tìm

Thực hiện: Phạm Thị Hà – Trường THPT Trấn Biên

Trang 5


Sáng kiến kinh nghiệm – Năm học 2014 - 2015

 01 máy in dùng để in giấy tờ văn bản và in mã vạch.
 01 đầu đọc mã vạch và phần mềm quản lý thư viện.
Thực hiện: Xưa nay các thư viện trường trung học phổ thông đều quản lý
hoạt động mượn trả với hình thức thủ công ghi sổ. Việc này gây mất thời gian, thư
viện trường THPT Trấn Biên dùng phần mềm quản lý và sử dụng mã vạch trong
việc quản lý tài liệu. Các em mượn trả rất nhanh, giúp các em tiết kiệm được nhiều

thời gian.

 01 bảng điện tử chạy chữ.
Thực hiện:
Thông thường các thư viện thường treo các khẩu hiệu về sách. Nhận thấy với
không gian nhỏ thư viện chỉ có thể treo được vài khẩu hiệu. Tôi sự dụng bảng chạy
chữ điện tử với mục đích mang lại cho các em nhiều câu nói của các nhà văn nhà
bác học nói về sách cũng như những câu danh ngôn hay, tục ngữ hay những lời
tuyên truyền đến các em học sinh về các nét văn hóa.
Ví dụ như:
“Bạn muốn biết bạn có tài không? Bạn cứ đọc, sách sẽ dạy tài cho bạn”
“Đọc sách là cách học tốt nhất”
(A.Pu-Skin)
“Sách là cây đèn thần soi sáng cho con người trên những nẻo đường xa xôi
nhất và tăm tối nhất của cuộc đời”
Thực hiện: Phạm Thị Hà – Trường THPT Trấn Biên

Trang 6


Sáng kiến kinh nghiệm – Năm học 2014 - 2015

(A.U.Pit)
“Không có cách giải trí nào rẻ hơn đọc sách, cũng không có sự thú vị nào
bền lâu hơn đọc sách”
(M. Mông-Tê-Guy)
“Dẫu có bạc vàng trăm vạn lạng
Không bằng kinh sử một vài pho”
(Lê Quý Đôn)
- Hãy thể hiện mình là người văn hóa khi tham gia giao thông “Học trong nhà trường, học trong sách vở, học lẫn nhau, học ở nhân dân.”

(Hồ Chí Minh)
 01 tivi màn hình phẳng
Thực hiện: Thông thường các Thư viện hay làm các thông báo sách mới, thư
mục sách… tôi vừa thực hiện cách làm đó đồng thời tôi muốn dùng phương tiện
nghe nhìn thu hút các em khi giới thiệu sách mới. Tôi làm những thông báo sách
mới rồi chiếu lên tivi giống như hình thức quảng cáo trong siêu thị. Ngoài ra còn
chiếu các video hạt giống tâm hồn, các câu chuyện về giáo dục nhân cách đạo đức
cho các em xem vào một số buổi trong tuần. Và chiếu các sile hình ảnh hoạt động
của các em như hoạt động cắm trại, các cuộc thi như rung chuông vàng của học
sinh Trấn Biên tham gia, các chương trình về trường do HTV tổ chức…. Đều thu
hút các em đến thư viện rất đông.
 05 tủ chưng bày sách có cửa kính.
2. Bổ sung vốn tài liệu
Việc bổ sung sách cho thư viện là một việc quan trọng và hết sức cần thiết bởi
vì sách là nguồn tài liệu chủ yếu để thỏa mãn nhu cầu đọc của giáo viên và học
sinh. Nếu bổ sung tài liệu không hợp lý sẽ dẫn đến tình trạng sách bị chết hoặc bị
lãng quên trong thư viện. Để thu hút bạn đọc đến thư viện việc trước tiên là phải
làm sao để có một kho tài liệu phong phú đa dạng, phù hợp với lứa tuổi các em. Để
có được điều đó Tôi tìm hiểu tâm lý lứa tuổi cũng như điều tra nhu cầu dùng tin
của các em. Đi từ chính những mong muốn của các em để xây dựng một kho tài
liệu thật sự phong phú.
Thực hiện: Phát phiếu điều tra cho toàn thể học sinh trong trường.
Ví dụ:
Với mục đích tìm hiểu nhu cầu, hứng thú đọc sách của học sinh trong trường,
để nâng cao hiệu quả hoạt động nhằm thu hút đông đảo bạn đọc đến với thư viện.
Thư viện nhà trường đã tiến hành gửi phiếu thăm dò tới học sinh như sau:

Thực hiện: Phạm Thị Hà – Trường THPT Trấn Biên

Trang 7



Sáng kiến kinh nghiệm – Năm học 2014 - 2015

PHIẾU ĐIỀU TRA HỌC SINH
Các em thân mến!
Sách báo là người bạn thân thiết của mỗi chúng ta vì qua sách báo chúng ta
học được biết bao điều bổ ích. Các em hãy trả lời trung thực, thẳng thắn những suy
nghĩ, sở thích, thói quen và cả những mong muốn của mình về việc đọc sách. Các
em hãy vui lòng trả lời các câu hỏi sau tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tra đạt
kết quả tốt.

THÔNG TIN VỀ BẢN THÂN
Giới tính



Nam



Nữ

Câu 1. Ngoài giờ học, các em tham gia các hoạt động nào?



Xem ti vi




Chơi thể thao



Đến các câu lạc bộ



Giúp bố mẹ làm việc nhà



Đọc sách



Tự học

Câu 2. Hàng ngày các em có thời gian đọc sách, nghe đọc sách không?







Không




Hơn 1 giờ

Nếu có, em dành bao nhiêu thời gian?



Dưới 30 phút



Trên 30 phút

Câu 3. Em thường đọc những loại sách gì?



Truyện cổ tích



Truyện lịch sử



Truyện danh nhân



Sách tìm hiểu khoa học




Truyện tranh



Sách tham khảo



Các loại sách khác

Thực hiện: Phạm Thị Hà – Trường THPT Trấn Biên

Trang 8


Sáng kiến kinh nghiệm – Năm học 2014 - 2015

Câu 4. Vì sao em đọc những loại sách trên?



Tự em thích



Bạn bè giới thiệu




Thầy cô giáo yêu cầu



Bố mẹ khuyên



Mượn thư viện trường

Câu 5. Em thường đọc sách từ nguồn nào?



Tự mua



Mượn bạn bè

Câu 6. Sau khi đọc xong một cuốn sách, em thường làm gì?



Kể lại cho bạn bè, người
thân




Trả lời câu hỏi của bố mẹ
về cuốn sách



Ghi lại những xúc cảm
về cuốn sách



Không làm gì.

Câu 7. Trong những cuốn sách đã đọc, em thích nhất cuốn nào? Hãy kể tên.
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Câu 8. Khi đọc cuốn sách mình yêu thích, em thường có những trạng thái
nào?



Tâm trạng giống nhân vật





Muốn hành động giống nhân vật mình yêu thích


Thoải mái, vui vẻ

Câu 9. Em có thường xuyên xuống thư viện trường đọc sách hay không?







Không

Nếu không, vì sao?



Không có thời gian



Thư viện xa



Sách không phù hợp nhu cầu



Phục vụ không tốt


Thực hiện: Phạm Thị Hà – Trường THPT Trấn Biên

Trang 9


Sáng kiến kinh nghiệm – Năm học 2014 - 2015

Câu 10. Em sử dụng thư viện như thế nào?



Đến hàng ngày



Đến 1 lần mỗi tháng



Đến một lần một tuần



Không đến

Câu 11. Thư viện có những cuốn sách mà em thích không?








Không

Câu 12: Em đến thư viện với mục đích:



Để mượn sách



Để đọc, học tập và nghiên cứu tại thư viện



Để gặp gỡ, giao lưu với người khác



Lý do khác (ghi cụ thể)

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Câu 13. Tài liệu trong thư viện có đáp ứng đủ nhu cầu của em?








Không

Hãy cho biết loại sách nào trong thư viện cần bổ sung:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Thực hiện: Phạm Thị Hà – Trường THPT Trấn Biên

Trang 10


Sáng kiến kinh nghiệm – Năm học 2014 - 2015

Câu 14: Ý kiến của em về các điều kiện phục vụ của thư viện:
Tốt

Đạt yêu
cầu


Chưa đạt
yêu cầu

Trang thiết bị







Bố trí địa điểm







Sắp xếp tài liệu







Câu 15. Nhận xét của bạn về thái độ phục vụ của cán bộ thư viện (tận tình,
niềm nở…):

Tốt

Đạt yêu cầu

Chưa đạt yêu cầu







Xin cảm ơn các em đã trả lời!
----------------------------------------------------------Qua đó nắm được các lí do vì sao các em vẫn ngại đến thư viện để khắc phục.
Và cũng bổ sung nhiều tài liệu hay phù hợp với các em.
Kết quả: Các em dành thời gian rảnh rỗi vào các lĩnh vực

Chơi thể thao

Du lịch

Đọc sách

Chơi game

Xem tivi

50%

45%


35%

40%

35%

Số phiếu

Các loại hình tài liệu các em yêu thích:
Lĩnh vực

Số phiếu

Tỉ lệ

Sách tham khảo

500

40%

Hướng nghiệp

700

50%

Khoa học


406

35%

Truyện tranh

800

60%

Sách lịch sử

750

55%

Tiểu thuyết, cổ tích

790

59%

Thực hiện: Phạm Thị Hà – Trường THPT Trấn Biên

Trang 11


Sáng kiến kinh nghiệm – Năm học 2014 - 2015

a) Bổ sung trong ngân sách: Từ việc điều tra nhu cầu của các em thư viện

tiến hành bổ sung sách
Quy trình bổ sung sách của thư viện trường THPT Trấn Biên

Kế hoạch bổ sung

Giao dịch với nhà cung
cấp

Nhận danh mục
tài liệu

Chuyển Tổ chuyên môn
chọn lọc tài liệu

Thư viện
dò tra trùng

Đặt mua

Kết quả:
Năm học

Sách giáo khoa

Sách tham khảo

Sách giáo viên

2011 – 2012


3100 cuốn

4000 cuốn

1050 cuốn

2012 – 2013

3100 cuốn

5340 cuốn

1050 cuốn

2013 – 2014

3500 cuốn

8796 cuốn

1110 cuốn

2014 - 2015

3650 cuốn

9046 cuốn

1200 cuốn


Thực hiện: Phạm Thị Hà – Trường THPT Trấn Biên

Trang 12


Sáng kiến kinh nghiệm – Năm học 2014 - 2015

b) Bổ sung ngoài ngân sách: Để bổ sung cho thư viện thêm phong phú đa
dạng Tôi tổ chức tuyên truyền đóng góp sách “Mỗi người một quyển sách” “Góp
một quyển sách nhỏ để cùng đọc những quyển sách hay” để kêu gọi toàn bộ giáo
viên, học sinh trong trường đóng góp vào đầu năm học mới.
Còn đối với học sinh lớp 12, thư viện kêu gọi các em tặng lại sách giáo khoa
để có thể tặng lại sách giáo khoa cho các em học sinh khó khăn vào năm học sau
và xây dựng tủ sách dùng chung cho toàn trường.
Kết quả:
Năm học

2012 – 2013

2013 - 2014

2014 - 2015

Số lượng

560 cuốn

600 cuốn

650 cuốn


3. Phân loại tổ chức sắp xếp tài liệu khoa học
Do đặc thù là thư viện trường phổ thông tuy môn loại sách không nhiều
nhưng sắp xếp kho sách thật sự khó khăn vì tài liệu chủ yếu theo từng môn học. Để
tạo điều kiện cho các em dễ dàng tiếp cận được với tài liệu và tìm tài liệu một cách
nhanh chóng, thư viện tiến hành phân loại tài liệu theo các môn loại chính, xây
dựng sắp xếp theo từng môn học và xếp theo tên sách. Việc làm này giúp các em
tìm sách rất nhanh. Số đăng kí cá biệt chỉ để quản lý kho tài liệu.
Xây dựng thư viện với hình thức kho mở, các môn học được sắp xếp riêng
biệt và xếp theo tên sách theo thứ tự chữ cái. Các em có thể tìm được nhiều tài liệu
trong cùng một môn loại.
Ví dụ:

Thực hiện: Phạm Thị Hà – Trường THPT Trấn Biên

Trang 13


Sáng kiến kinh nghiệm – Năm học 2014 - 2015

Nhãn sách gồm: Tên thư viện trường, môn loại, mã hóa tên sách, năm xuất
bản và số đăng kí cá biệt.
Cùng một môn loại các sách được xếp theo thứ tự chữ cái từ A-Z theo bảng
mã hóa tên sách. Việc làm này giúp các sách cùng môn loại được sắp xếp gần nhau
và giúp các em tìm theo nội dung tài liệu được nhiều hơn. Khác với cách xếp thông
thường theo số đăng kí cá biệt thì các sách bổ sung sau sẽ không nằm trên cùng giá
kệ với sách có cùng môn loại được nhập trước.
4. Thành lập tổ cộng tác viên thư viện
Vào đầu năm học, thư viện nhà trường tham mưu với Ban Giám Hiệu thành
lập tổ cộng tác viên thư viện gồm có:

- Cán bộ thư viện chịu trách nhiệm chính và lên kế hoạch hoạt động.
- Hiệu phó nhà trường, tổ trưởng tổ chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm.
- Học sinh yêu thích đọc sách.
Tổ cộng tác viên hoạt động dựa trên kế hoạch hoạt động của thư viện, giúp
cán bộ thư viện trong nhiều hoạt động như trang trí, sắp xếp thư viện… Đặc biệt là
công tác tuyên truyền giới thiệu sách.
Những thành viên trong tổ cộng tác là những người tích cực, nhiệt tình, thích
đọc sách và rất có uy tín. Nên việc giới thiệu sách, báo có nội dung hay có tác dụng
giáo dục tốt đến với bạn đọc một cách nhanh nhất và rộng khắp.
5. Tuyên truyền giới thiệu sách
Trong thư viện công tác tuyên truyền giới thiệu sách báo là một trong những
khâu công tác nghiệp vụ hết sức quan trọng. Bởi đây chính là đường dây gắn kết
giữa vốn tài liệu của thư viện với bạn đọc. Thư viện có phát huy được vốn tài liệu
của mình hay không phụ thuộc rất nhiều vào công tác tuyên truyền giới thiệu sách.
Vì vậy thư viện trường Trấn Biên đã áp dụng các phương pháp tuyên truyền giới
thiệu sách như:
a. Giới thiệu sách dưới cờ
Thực hiện “Mỗi tuần một quyển sách hay” giới thiệu cho toàn bộ học sinh
và giáo viên trong trường. Trong tiết chào cờ đầu tuần thư viện kết hợp với ban
chấp hành Đoàn và đội cộng tác viên thư viện giới thiệu những quyển sách hay
trong vòng 5 đến 10 phút để các em tìm kiếm đọc.
Ví dụ:
GIỚI THIỆU SÁCH
BỘ SÁCH: ĐƯỜNG VÀO NGHỀ
Các em chuẩn bị thi tốt nghiệp phổ thông và đang ấp ủ nhiều dự định cho
tương lai? Các em muốn trở thành nhà ngoại giao, giám đốc kinh doanh, kế toán
viên, công nhân kỹ thuật hay hướng dẫn viên du lịch…? Trong thế giới đa dạng

Thực hiện: Phạm Thị Hà – Trường THPT Trấn Biên


Trang 14


Sáng kiến kinh nghiệm – Năm học 2014 - 2015

của muôn loại ngành nghề làm thế nào để chọn lựa cho mình một nghề nghiệp phù
hợp với khả năng sở thích nguyện vọng?
Đôi khi các em nghĩ mình học giỏi các môn tự nhiên thì sẽ hợp với nghề kế
toán, quản trị… Giỏi các môn xã hội thì phù hợp với các ngành sư phạm, tâm lý,
giáo dục…? Tất cả không sai. Nhưng đa phần thường rất cảm tính.
Để tìm hiểu nghề nghiệp mình yêu thích và đưa ra quyết định đúng đắn các
em có thể xuống thư viện tìm và đọc bộ sách “ĐƯỜNG VÀO NGHỀ” với nhiều
ngành nghề như điện ảnh, kinh doanh nhà hàng khách sạn, bưu chính viễn thông,
ngân hàng, kiến trúc sư, luật sư, quản trị kinh doanh, và rất rất nhiều ngành nghề
khác.
“ĐƯỜNG VÁO NGHỀ’ cung cấp cho các em một sự hiểu biết nhất định về
nghề nghiệp mà bản thân muốn lựa chọn, bởi nếu thiếu điều này các em sẽ dễ nản
lòng khi đối mặt với thực tế, thậm chí bỏ dở con đường của mình để làm lại từ đầu
gây ra nhiều bất cập và lãng phí cho gia đình và xã hội. Chúc các em học sinh lớp
12 năm nay của chúng ta sẽ chọn cho mình một nghề nghiệp thích hợp.
Kết quả đạt được: Sau lần giới thiệu, cuốn sách được giáo viên và học sinh
chú ý và đến tìm đọc nhiều hơn. Số lượt người mượn đọc tăng lên nhiều so với
trước khi chưa giới thiệu.
b. Sử dụng giỏ sách mini để bàn
Nhiều khi các em thích những gì nhìn thấy trực tiếp, gắn liền với thị giác vì
việc vào kho mất nhiều thời gian nên các em đâm ra chán nản. Nắm bắt tâm lý đó
Tôi sử dụng giỏ sách mini để bàn chưng bày những sách mới, những sách theo chủ
đề, sách mới.
Thực hiện: Dùng giỏ nhựa có gắn chủ đề như: Tuyển sinh, hướng nghiệp,
văn học, toán học, hạt giống tâm hồn, truyện ngắn…. Mỗi bàn một giỏ, trong giỏ

chứa khoảng 15 quyển sách phù hợp với chủ đề. Khi học sinh đến thư viện cần tìm
sách ở lĩnh vực nào thì tìm đọc ở những giỏ sách đó.
Trường hợp các em tìm những sách mà trong giỏ sách không có, các em có
thể tra ở máy tính theo môn loại và vào kho tìm sách mình cần. Một tuần định kì
thay đổi sách trong giỏ một lần, sao cho tài liệu phù hợp với từng thời điểm. Với
hình thức này các em dễ dàng nhìn thấy những quyển sách hay, rút ngắn thời gian
tìm sách phục vụ tốt việc học tập hàng ngày, giúp các em tìm được điều hay ý đẹp,
bài học bổ ích trong sách, tạo sự hứng thú cho các em. Tuy nhiên cách này chỉ giới
thiệu được số lượng ít vì giỏ nhỏ.
c. Tuần lễ sách lưu động
Để thay đổi không khí đọc sách và phục vụ những chiến dịch ôn thi như:
Kiểm tra giữa kì, thi học kì, thi học sinh giỏi, những cuộc thi thuộc các chủ điểm
20/11, 30/04… Thư viện trường tổ chức “Tuần lễ sách lưu động”
Thực hiện: Cán bộ thư viện phối hợp với tổ cộng tác viên thư viện chọn sách
đúng chủ điểm, chưng bày vào tủ. Tủ sách phục vụ lưu động trong sân trường hoặc
Thực hiện: Phạm Thị Hà – Trường THPT Trấn Biên

Trang 15


Sáng kiến kinh nghiệm – Năm học 2014 - 2015

hành lang tầng trệt mỗi khối. Tủ đóng bằng gỗ hình khối hộp, khi đóng lại thành
hình vuông nhỏ gọn, mở ra thành 4 ngăn sách rộng, chưng bày được khoảng 300
quyển sách báo tạp chí. Chân tủ đóng bánh xe giúp dễ dàng di chuyển.
Lực lượng quản lí tủ sách: Tổ cộng tác viên thư viện đều là những em học
sinh học tập tốt, đạo đức tốt, giao tiếp văn minh, lịch sự với bạn đọc. Cán bộ thư
viện hướng dẫn các em quản lý tủ sách.
Tuần lễ phát động các em lấy sách ở thư viện đã được chọn lựa trưng bày vào
tủ, đầu buổi mở tủ cho các bạn mượn sách. Cuối buổi thu sách để vào đúng vị trí

đóng khóa. Hết tuần lễ phát động đưa sách về kho kiểm kê, tổ cộng tác viên hội ý
rút kinh nghiệm.
Với hình thức này đã thay đổi môi trường đọc tạo tâm lí thoải mái gây hứng
thú đọc sách. Tạo phong trào đọc và làm theo sách nên đạt kết quả cao.
d. Trưng bày giới thiệu sách
Thư viện tiến hành trưng bày tài liệu chào mừng những ngày lễ lớn trong năm
như mừng ngày nhà giáo Việt Nam, chào mừng ngày đại thắng mùa xuân năm
1975 và chiến dịch Điện Biên Phủ, trưng bày sách biển đảo Hoàng Sa và Trường
sa, sách pháp luật….
Thực hiện: Cán bộ thư viện phối hợp với tổ cộng tác viên thư viện chọn sách
theo chủ điểm. Sau đó sắp xếp trưng bày lên giá kệ hoặc bàn, trang trí sắp xếp sách
thật đẹp sao cho nỗi bật được nội dung cần giới thiệu. Để các em tham quan tham
khảo và có thể mượn sách.
Cách làm này đập vào trực quan của các em, tạo hứng thú tham quan vui vẻ.
Các em tiếp cận trực tiếp với nguồn tài liệu và tìm kiếm được nội dung mà mình
muốn đọc một cách nhanh chóng.
Đây là bước đi quan trọng nhất trong hành trình đưa sách đến bạn đọc.
e. Bảng treo di động
Ngoài những cách giới thiệu sách trên thư viện cố gắng phát huy tối đa khả
năng thu hút bạn đọc đến các em bằng phương pháp luôn luôn cập nhật và tạo cho
các em thấy xung quanh mình luôn đồng hành với sách.
Thư viện giới thiệu sách mới ở bảng tin của trường, bảng tin của trường luôn
có một góc dành riêng cho thư viện giới thiệu những sách mới nhất, hay nhất để
các em cập nhật và biết tìm đọc.
Thực hiện: Cán bộ thư viện biên soạn bài giới thiệu hoặc danh mục những
sách mới, sách hay. Có thể in trang bìa quyển sách, sau đó phối hợp với tổ cộng tác
viên thư viện dán lên bản tin của trường và bảng giới thiệu sách mới ở thư viện.
Hàng tuần, hàng tháng thay đổi để các em có thói quen luôn xuống bảng tin
xem có sách mới sách hay để mượn.


Thực hiện: Phạm Thị Hà – Trường THPT Trấn Biên

Trang 16


Sáng kiến kinh nghiệm – Năm học 2014 - 2015

Cách làm này giới thiệu được nhiều sách hay cho các em, tạo thói quen cho
các em luôn tìm cái mới để đọc. Tạo cho các em sự yêu thích đọc sách thật sự
không phài cách đọc đối phó.
f. Giới thiệu sách bằng tivi màn hình phẳng
Tâm lý lứa tuổi các em thích các phương tiện nghe nhìn, nhận thấy điều đó tôi
giới thiệu sách bằng tivi màn hình phẳng trình chiếu hằng ngày ở thư viện.
Thực hiện: Cán bộ thư viện biên soạn các thông báo sách mới rồi chiếu lên
tivi giống như hình thức quảng cáo trong siêu thị. Ngoài ra còn chiếu các video hạt
giống tâm hồn, các câu chuyện về giáo dục nhân cách đạo đức cho các em xem vào
một số buổi trong tuần. và chiếu các sile hình ảnh hoạt động của các em như hoạt
động cắm trại, các cuộc thi như rung chuông vàng của học sinh Trấn Biên tham
gia, các chương trình “Về trường” do HTV tổ chức.
Cách làm này rất mới và thu hút các em đến thư viện rất đông. Các em đến
thư viện có thể xem, nghe những câu chuyện đạo đức rất bổ ích.
6. Hình thức phục vụ
Với phương châm “Tất cả vì bạn đọc” Thư viện trường Trấn Biên ưu tiên
chức năng phục vụ lên trên hết nhằm đáp ứng nhu cầu nghiên cứu học tập và giải
trí của mọi đối tượng bạn đọc.
Theo tôi phục vụ tốt là phải bắt đầu từ nụ cười của người phục vụ tiếp theo là
phong cách phục vụ hiệu quả. Thư viện trường Trấn Biên được tổ chức theo hình
thức kho mở, với gần 8900 bản sách, được sắp xếp theo môn loại khoa học và
được bổ sung thường xuyên. Bạn đọc có thể mượn về nhà những tài liệu mà mình
quan tâm và trực tiếp chọn sách trên giá. Hoặc sử dụng hệ thống tra cứu để tìm

kiếm tài liệu.
Sau đó mượn về nhà thông qua hình thức quét mã vạch. Mỗi em có một thẻ
thư viện có mã vạch. Điều này mang lại cảm giác thú vị và nhanh chóng cho các
em, tiết kiệm thời gian cho các em và mang lại nhiều thời gian giải trí thú vị khác
cho các em sau những giờ học căng thẳng.
Nhiều trường hợp tưởng như không thể nhưng chỉ cần duy trì những hành
động nhẹ nhàng, nụ cười trìu mến cũng có thể đạt kết quả như mong muốn. Thu
hút các em đến thư viện với một cảm giác thoải mái. Từ đó tôi khám phá ra rằng
mình không chỉ mang lại một cảm giác kỳ diệu cho các em mà còn bổ sung thêm
một điều gì đó đặc biệt cho bản thân mình.
7. Tổ chức các phong trào vui chơi gắn kết giữa học sinh và thư viện
a. Ngày hội đọc sách
Đây là sân chơi trí tuệ lành mạnh bổ ích cho tất cả học sinh trong trường,
mang sách vở đến gần hơn với các em. Tạo cho các em thói quen đọc và niềm đam
mê sách.
Thực hiện: Phạm Thị Hà – Trường THPT Trấn Biên

Trang 17


Sáng kiến kinh nghiệm – Năm học 2014 - 2015

Thực hiện: Cán bộ thư viện viết kế hoạch tổ chức “ngày hội đọc sách”, sau
đó kết hợp với ban chấp hành Đoàn trường cùng tổ cộng tác viên thực hiện. Các
lớp tiến hành chưng bày “Gian sách nghệ thuật” của mình. Ngoài việc phải thể
hiện sự sáng tạo riêng của mình trong việc sắp xếp khu trưng bày, mỗi tập thể lớp
còn cử đại diện tham gia thuyết trình về ý nghĩa của gian sách lớp mình.
Ngoài ra còn cho các em giới thiệu “cuốn sách em yêu”, mỗi lớp giới thiệu
một quyển. Việc làm này tạo hứng thú cho đông đảo các em. Các em rất hào hứng
tìm tòi và sáng tạo. Thông qua cuộc thi các em cũng biết nhiều quyển hay mà bạn

bè giới thiệu.
b. Thi đua làm tập san
Để chào mừng ngày Hiến chương nhà giáo 20.11 Thư viện kết hợp với Ban
chấp hành Đoàn thanh niên tổ chức cuộc thi viết tập san về chủ đề “ngày nhà giáo
Việt Nam”. Các em có thể viết về nhiều thể loại như thơ ca, vè, văn xuôi, tùy bút,
phóng sự, truyện cười…. tập san phải từ 20 trang trở lên và các em trang trí đẹp.
Ban tổ chức chấm và có giải thưởng cho các em.
Tất cả các hoạt động đều mang lại cho các em sự thú vị, các em tìm kiếm tài
liệu viết về thầy cô, truyện ngắn thời học sinh để đọc.
c. Tổ chức cuộc thi vẽ trang phòng chống tội phạm
Nhằm giáo dục nhân cách cũng như tuyên truyền tủ sách Pháp luật thư viện
kết hợp với Ban chấp hành Đoàn thanh niên tổ chức cuộc thi vẽ tranh phòng chống
tệ nạn xã hội.
Mỗi lớp cử 02 em đi vẽ tại phòng do thư viện quy định. Vẽ trên khổ giấy A0,
tranh do các em vẽ sẽ được ban tổ chức chấm và bức tranh đạt giải nhất sẽ được
treo ở phòng thư viện.
Cuộc thi vẽ tranh tuyên truyền đến toàn thể học sinh và giáo viên trường
THPT Trấn Biên về tác hại của thuốc lá, ma túy, tệ nạn xã hội, bạo lực học đường.
Phát động phong trào học sinh, giáo viên tham gia phòng ngừa, phát hiện và đấu
tranh tố giác tội phạm, tệ nạn xã hội, bạo lực học đường.
d. Hội chợ sách học đường
Tạo sân chơi bổ ích, đáp ứng nhu cầu sách của các em học sinh và thư viện
trường. Thắt chặt mối quan hệ giữa nhà trường – học sinh – phụ huynh. Đưa phong
trào đọc sách đến với từng đối tượng giáo viên và học sinh. Tạo cho các em có thói
quen đến với sách, yêu sách và đọc sách có chọn lọc phục vụ cho việc học tập và
nâng cao sự hiểu biết về văn hóa xã hội…
Thực hiện: Thư viện phối hợp với nhà sách Fahasa tổ chức.
Nhà sách có trách nhiệm trưng bày sách, chuẩn bị văn phòng phẩm, nhân sự
bán hàng. Chuẩn bị Poster, Standee quảng cáo cho hội sách. Giới thiệu sách mới và
báo cáo doanh số bán hàng cho nhà trường.

Thực hiện: Phạm Thị Hà – Trường THPT Trấn Biên

Trang 18


Sáng kiến kinh nghiệm – Năm học 2014 - 2015

Thư viện: phối hợp với ban chấp hành Đoàn và tổ cộng tác viên hỗ trợ mặt
bằng, bàn ghế trưng bày sách, phòng giữ sách. Giới thiệu chương trình hội chợ
sách đến giáo viên và học sinh.
Đến với hội sách các em tự do đọc sách miễn phí và có thể mua những tài liệu
mình cần. Ngoài ra hội chợ sách có chương trình ngoại khóa bổ ích với nhiều gian
hàng bán văn phòng phẩm, đồ lưu niệm, và tô tượng. Thu hút được rất đông học
sinh đến tham gia.
8. Phát huy tối đa vai trò của cán bộ thư viện
Để thu hút bạn đọc đến với thư viện ngày càng nhiều thì phải nói đến một
nhân tố rất quan trọng không thể thiếu đó chính là vai trò nòng cốt của cán bộ thư
viện trường học.
 Cán bộ thư viện phải là người hết lòng với công việc, biết tham mưu với
lãnh đạo về công tác thư viện, nắm chắc những kiến thức chuyên môn cần thiết
đồng thời thường xuyên học hỏi đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ.
 Thường xuyên trao đổi với giáo viên, thăm dò tìm hiểu học sinh để nắm bắt
được những tài liệu thật sự cần thiết, sát với chương trình học để có kế hoạch bổ
sung kịp thời.
 Có thái độ hòa nhã, gần gũi, thân thiện, tận tình phục vụ bạn đọc.
 Hướng dẫn giáo viên và học sinh sử dụng tra tìm tài liệu khi họ cần.
 Tạo mối quan hệ tốt với thư viện trường khác để thường xuyên trao đổi
thông tin đa chiều, trao đổi vốn tài liệu giữa các thư viện nhằm đảm bảo thư viện
luôn cập nhật tài liệu mới phục vụ bạn đọc trong và ngoài nhà trường.

 Có dự định hướng tới cho các em mượn sách qua mạng để tạo mọi điều
kiện thời gian cho các em đọc sách.
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Với những việc làm cụ thể và thiết thực nêu trên, tôi đã góp phần không nhỏ
vào công tác dạy và học của nhà trường. Bổ sung và lưu trữ, tìm kiếm và mang đến
cho giáo viên cũng như học sinh những tài liệu bổ ích. Số lượng bạn đọc đến thư
viện ngày một đông hơn đã minh chứng cho tính hiệu quả của các phương pháp mà
tôi áp dụng.
Cụ thể:
Thư viện đạt chuẩn 01 của Bộ giáo dục và đào tạo năm 2012.
Trường Đạt chuẩn quốc gia.
Giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi tăng, cụ thể năm 2013 – 2014 có 20 giáo
viên trong đó 05 giáo viên đạt giáo viên giỏi cấp tỉnh.

Thực hiện: Phạm Thị Hà – Trường THPT Trấn Biên

Trang 19


Sáng kiến kinh nghiệm – Năm học 2014 - 2015

Học sinh giỏi và tỉ lệ đậu đại học tăng cao. Cụ thể năm 2012 – 2013 đạt
94.8 %
Học sinh đạt tỉ lệ cao qua các kì thi học sinh giỏi như:
 Thi máy tính cầm tay: Năm 2013 – 2014 đạt 4 giải nhì, 07 giải ba, 10
giải khuyến khích. Năm 2014 – 2015 đạt 22 giải trong đó có 01 giải
nhất, 04 giải nhì, 06 giải 3 và 11 khuyến khích.
 Đậu đại học vào tóp 200 trường có tỉ lệ đậu Đại học cao nhất cả nước.
Xếp hạng thứ 127/3000 trường THPT trong cả nước. Và đạt hạng 3/66
trường THPT trong tỉnh Đồng Nai.

Đồng thời qua theo dõi sổ mượn và phần mềm quản lý của thư viện nhà
trường cho thấy tỷ lệ giáo viên và học sinh lên thư viện đọc sách ngày một tăng,
vòng quay của sách tăng lên đáng kể. Kết quả cụ thể như sau:
2010 – 2011

2011- 2012

2012 – 2013

2013 – 2014

Năm học

Số
lượt

Tỉ lệ

Số
lượt

Tỉ lệ

Số
lượt

Số
lượt

Giáo viên


300

50%

918

100% 1500 100% 2168

100% 2200 100%

Học sinh

610

40%

500

60%

95%

Tổng cộng

910

90%

1408 160% 4060 185% 5368


2560

Tỉ lệ

85%

3200

Tỉ lệ

2014 – 2015
Số
lượt

Tỉ lệ

3500

95%

195% 5700 195%

V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Nhìn chung học sinh đã nắm bắt được phương pháp đọc sách, phương pháp tự
học với niềm đam mê thực sự, góp phấn nâng cao kết quả học tập và giáo dục toàn
diện. Phong trào đọc sách, báo ở thư viện đã thực sự thu hút các em, giảm được
các trò chơi vô bổ…
Thực hiện: Phạm Thị Hà – Trường THPT Trấn Biên


Trang 20


Sáng kiến kinh nghiệm – Năm học 2014 - 2015

Các biện pháp này có thể áp dụng đối với tất cả các thư viện trường trung học
phổ thông trên cả nước và các trường cấp I và II nhưng thay đổi linh hoạt theo lứa
tuổi các em.
Qua quá trình thực hiện đề tài tôi có những khuyến nghị sau:
Với các cấp lãnh đạo:
- Quan tâm hơn nữa đến công tác thư viện trường học. Thường xuyên tổ chức
bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ thư viện, tạo điều kiện cho họ có dịp giao lưu học
hỏi kinh nghiệm giữa thư viện các trường phổ thông với nhau.
Với Ban giám hiệu:
- Tăng nguồn kinh phí bổ sung tài liệu để nguồn tài liệu của thư viện nhà
trường ngày càng phong phú, đa dạng.
- Ban chấp hành Đoàn nên đưa phong trào đọc sách, tặng sách của học sinh và
các cuộc thi của thư viện vào thi đua khen thưởng mà hoạt động Đoàn phát động.
Với đồng nghiệp:
- Tích cực đóng góp ý kiến xây dựng thư viện ngày một tốt hơn.
Với bản thân:
- Không ngừng học tập, bồi dưỡng kiến thức, nâng cao năng lực góp phần
nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện.
Trên đây là đề tài “Thực trạng và giải pháp về vấn đề thu hút bạn đọc đến
thư viện trường trung học phổ thông Trấn Biên”. Do điều kiện và khả năng hạn
chế nên không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự quan tâm góp ý của
hội đồng khoa học để tôi ngày một hoàn thiện hơn trong công tác.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thực hiện: Phạm Thị Hà – Trường THPT Trấn Biên


Trang 21


Sáng kiến kinh nghiệm – Năm học 2014 - 2015

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Bá Hòa. Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ thư viện trường phổ thông.Tp.Hồ Chí Minh: Giáo dục Việt Nam, 2009.- 339tr.; 20.3 cm
2. Lê Thị Chinh. Phương pháp và kinh nghiệm tuyên truyền giới thiệu sách
trong thư viện trường học.-H.: Giáo dục, 2008.- 211tr.; 24 cm
3. />
Thực hiện: Phạm Thị Hà – Trường THPT Trấn Biên

Trang 22


Sáng kiến kinh nghiệm – Năm học 2014 - 2015

PHỤ LỤC
Phụ lục 1:

PHIẾU ĐIỀU TRA HỌC SINH
Các em thân mến!
Sách báo là người bạn thân thiết của mỗi chúng ta vì qua sách báo chúng ta
học được biết bao điều bổ ích. Các em hãy trả lời trung thực, thẳng thắn những suy
nghĩ, sở thích, thói quen và cả những mong muốn của mình về việc đọc sách. Các
em hãy vui lòng trả lời các câu hỏi sau tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tra đạt
kết quả tốt.

THÔNG TIN VỀ BẢN THÂN

Giới tính



Nam



Nữ

Câu 1. Ngoài giờ học, các em tham gia các hoạt động nào?



Xem ti vi



Chơi thể thao



Đến các câu lạc bộ



Giúp bố mẹ làm việc nhà




Đọc sách



Tự học

Câu 2. Hàng ngày các em có thời gian đọc sách, nghe đọc sách không?







Không



Hơn 1 giờ

Nếu có, em dành bao nhiêu thời gian?



Dưới 30 phút



Trên 30 phút


Câu 3. Em thường đọc những loại sách gì?



Truyện cổ tích



Truyện lịch sử



Truyện danh nhân



Sách tìm hiểu khoa học



Truyện tranh



Sách tham khảo



Các loại sách khác


Thực hiện: Phạm Thị Hà – Trường THPT Trấn Biên

Trang 23


Sáng kiến kinh nghiệm – Năm học 2014 - 2015

Câu 4. Vì sao em đọc những loại sách trên?



Tự em thích



Bạn bè giới thiệu



Thầy cô giáo yêu cầu



Bố mẹ khuyên



Mượn thư viện trường

Câu 5. Em thường đọc sách từ nguồn nào?




Tự mua



Mượn bạn bè

Câu 6. Sau khi đọc xong một cuốn sách, em thường làm gì?



Kể lại cho bạn bè, người
thân



Trả lời câu hỏi của bố mẹ
về cuốn sách



Ghi lại những xúc cảm
về cuốn sách



Không làm gì.


Câu 7. Trong những cuốn sách đã đọc, em thích nhất cuốn nào? Hãy kể tên.
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Câu 8. Khi đọc cuốn sách mình yêu thích, em thường có những trạng thái
nào?



Tâm trạng giống nhân vật





Muốn hành động giống nhân vật mình yêu thích

Thoải mái, vui vẻ

Câu 9. Em có thường xuyên xuống thư viện trường đọc sách hay không?







Không

Nếu không, vì sao?




Không có thời gian



Thư viện xa



Sách không phù hợp nhu cầu



Phục vụ không tốt

Thực hiện: Phạm Thị Hà – Trường THPT Trấn Biên

Trang 24


×