1
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA LOẠI HÌNH DU
LỊCH MICE
1.1Các thành tố của du lịch MICE
1.1.1 Khái niệm
Hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức các sự kiện… là nhu cầu phát triển kinh
tế, văn hóa của xã hội loài người. Nền kinh tế càng mở rộng và mang tí nh tồn cầu
thì nhu cầu chia sẻ ý tưởng, kinh nghiệm kinh doanh, học tập, nhu cầu hợp tác kinh
doanh, nhu cầu thưởng thức và tìm hiểu các nền văn hóa của các dân tộc trên thế
giới ngày càng trở nên bức thiết, vì vậy tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị, các sự
kiện kinh tế, văn hóa, thể thao… ngày càng nhiều hơn, yêu cầu cũng cao hơn và các
nhà tổ chức cũng trở nên ngày càng chuyên nghiệp hơn.
Sự phát triển kinh tế, xã hội cũng đồng nghĩa với việc nâng cao mức sống và
điều kiện sống, làm nảy sinh nhu cầu du lịch và làm gia tăng các loại hình du lịch,
các dịch vụ và sản phẩm du lịch. Trong xã hội hiện đại, du lịch trở thành một nhu
cầu của xã hội, trở thành trào lưu và xã hội hóa ngày càng cao.
Sự phát triển song hành của hai nhu cầu: nhu cầu giao lưu, trao đổ i kinh tế,
văn hóa và nhu cầu thưởng lãm, tìm hiểu, nghỉ dưỡng du lịch gặp nhau, kết hợp,
hịa quyện nhau đã hình thành nên một loại hình du lịch mới- du lịch MICE
MICE là chữ viết tắt các chữ cái tiếng Anh bao gồm bốn yếu tố sau :
M-Meeting (Hội nghị)
I-Icentives (Khuyến thưởng)
C-Conferences/ Conventions (Hội thảo, hội họp)
E-Exhibitions/Events (Triển lãm, sự kiện)
1.1.1.1 Meeting
Là các cuộc hội họp được tổ chức bởi các thành viên hoặc các công ty với
nhau cùng tham dự để thảo luận về những vấn đề quan tâm cần được chia sẻ, có thể
là lĩnh vực thương mại hoặc phi thương mại. Các cuộc hội họp được chia làm hai
lọai:
2
+ Cuộc hội họp giữa các công ty với nhau (Association meetings).
+ Các cuộc họp giữa các thành viên trong một công ty (Coporate meetings) [8; 5].
1.1.1.2 Incentive
Theo Hiệp hội các nhà điều hành du lịch khích lệ “Society of Incentive
Travel Executives” (gọi tắt là SITE) ở Mỹ, thì du lịch khuyến thưởng là loại hình
kết hợp mang tính kinh doanh và thư giãn, được sử dụng như là một phần thưởng
cho những cá nhân xuất sắc tại nơi làm việc. Về bản chất Incentives được xem như
những cuộc họp nhưng mục đích của nó thì khác so với meeting. Incentive thường
được tổ chức:
+Nhằm tập hợp những lực lượng bán hàng mạnh nhất để thảo luận những
chiến lược trong tương lai.
+Liên kết các nhà quản lý cấp cao với các lực lượng hàng đầu trong bán hàng
trong môi trường làm việc bên ngịai.
+Nhằm mục đích tun dương nhân viên nhân viên xuất sắc, khen thưởng
các đại lý bán hàng vượt chỉ tiêu.
Đặc điểm của du lịch khen thưởng là phải họach định trước một năm [8; 6].
1.1.1.3 Conference/ Convention
Ở Anh, thì người ta gọi hội nghị là Conference. Đây là cuộc họp được tổ
chức ở nơi được thuê, thời gian họp kéo dài tối thiểu 4 tiếng đồng hồ; số người tham
dự hội hop ít nhất là 8 người; phải có chương trình được bố trí trước. Một sự kiện
được tổ chức phải nhằm mục đích trao đổi những quan điểm, truyền đạt những
thông điệp, đưa ra những vấn đề tranh luận hoặc công khai ý kiến vào một vấn đề
cụ thể.
Ở Hoa Kỳ, Úc và các quốc gia Châu Á, thì gọi là Convention. Đây là một
nhóm người vì mục tiêu chung là trao đổi những quan điểm, ý kiến và thơng tin cần
được chia sẻ đối với nhóm. Để chuẩn bị cho cuộc họp loại này thì phải mất tối thiểu
2 năm vì qui mơ lớn và nó thường được tổ chức bởi những hiệp hội quốc tế.
Thuật ngữ này được sử dụng ở Pháp. Những sự kiện hàng năm được nhóm
họp với số đại biểu tham dự từ vài trăm đến vài ngàn người. Những cuộc họp này
có xu hướng được tổ chức bởi những tổ chức, những liên đoàn, mà các đại biểu
tham dự cùng thảo luận một đề tài đặc biệt. Một cuộc hội thảo, thường kéo dài
3
khoảng vài ngày, có các phiên họp xảy ra đồng thời. Hình thức hội nghị này có quy
mơ lớn hơn so với meeting hay incentive. Các cuộc hội họp này được tổ chức bởi
những tổ chức quốc tế và quy tụ nhiều thành viên tham dự hơn (thường được gọi là
các cuộc hội thảo).
1.1.1.4 Event/ Exhibition
Theo Trường đại học Davidsion tại Hoa Kỳ, triển lãm được xem là một phần
của ngành du lịch MICE vì chúng khuyến khích du lịch phát triển, tạo ra một nhu
cầu cao về dịch vụ du lịch, về vấn đề ăn ở. Đây là một hình thức của MICE mà qua
đó nó thu hút được sự chú ý của khách nước ngồi. Vì vậy hình ảnh của đất nước và
con người quốc gia đó sẽ được biết đến nhiều hơn.
Bao gồm hai hình thức sau:
Coporate event/ exhibition là hình thức hội họp nhằm mục đích cơng nhận,
tun dương thành tích của nhân viên hay trình bày sản phẩm.
Special event/ exhibition là hình thức đặc biệt vì quy mơ của nó thu hút rất
nhiều báo, đài cũng như các phương tiện truyền thông khác và đây chính là các cuộc
triển lãm [8; 7].
Như vậy, loại hình DL MICE là loại hình kinh doanh du lịch kết hợp với việc
cá nhân hay các tổ chức tham dự các hội nghị (Meetings), tham gia các chương
trình khuyến mãi, khen thưởng (Incentives), dự hội thảo (Conferences/Conventions)
và tham gia vào các cuộc triển lãm, các sự kiện (Exhibitions/Events) về chính trị,
kinh tế, văn hóa, xã hội. Thật ra thật khó tách bạch về ý nghĩa giữa hội nghị, hội
thảo với các sự kiện, vì vậy, ở một số nơi người ta gọi là loại hình du lịch CEI
(đồng nghĩa loại hình DL MICE mà ta thường nói tới).
1.1.2 Cấu trúc của DL MICE
Để hình thành DL MICE bao gồm nhiều yếu tố kết hợp và hỗ trợ nhau. Ta có
thể thấy ngành DL MICE có cấu trúc hình thành như sau :
4
Sơ đồ 1.1.a: Cấu trúc của một ngành du lịch MICE
Khách hàng/ người tiêu dùng
Công ty, tổ chức kinh doanh
CẦU
Hiệp hội, đồn thể
Các tổ chức của lĩnh vực cơng
Các tổ chức trung gian
Cơng ty chun tìm địa điểm tổ chức hội thảo
Cơng ty nghe nhìn trong tổ chức hội thảo
CÁC TỔ CHỨC
Đại lý du lịch chuyên về khuyến thưởng
TRUNG GIAN
Công ty quản lý tại điểm đến
Công ty lữ hành
Nhà tổ chức hội chợ, triển lãm
Nhà cung cấp
Các điểm đến
Các nơi hội họp
CUNG
Các cơ sở lưu trú
Công ty vận chuyển
Các dịch vụ phụ trợ
[Nguồn :John Swarbrooke và Susan Horner (2001), “Business Travel and Tourism”,
NXB Oxford Uniersity, trang 7]
Dựa theo sơ đồ cấu trúc trên ta có thể thấy khơng chỉ ngành du lịch nói
chung, mà cả DL MICE cũng bao gồm sự liên kết giữa yếu tố cung-cầu để bổ sung
và thúc đẩy sự phát triển của nhau, giữa hai yếu tố trên trong DL MICE cịn có các
tổ chức trung gian liên kết hai yếu tố cung-cầu.
Cung du lịch là tồn bộ các hàng hố, dịch vụ du lịch được người bán đưa ra
thị trường nhằm thoả mãn nhu cầu có khả năng thanh tốn của khách du lịch trong
một thời gian nhất định. Đối tượng thực hiện việc cung của DL MICE gọi chung là
5
các nhà cung cấp (Các điểm đến, Các nơi hội họp, Các cơ sở lưu trú, Công ty vận
chuyển, Các dịch vụ phụ trợ).
Cầu du lịch là bộ phận nhu cầu xã hội có khả năng thanh tốn về dịch vụ
hàng hoá, phương tiện đi lại, lưu trú tạm thời của bản than du khách ngoài nơi ở
thường xuyên của họ nhằm mục đích du lịch. Đây là tổng số lượng sản phẩm du
lịch mà du khách có khả năng và sẵn sàng mua với các mức giá khác nhau trong
một khoảng thời gian nhất định. Đối tượng cầu trong DL MICE gọi chung là Khách
hàng/ người tiêu dùng (Công ty, tổ chức kinh doanh, Hiệp hội, đoàn thể, Các tổ
chức của lĩnh vực công).
Giữa hai yếu tố cung cầu này thường có sự hỗ trợ của các tổ chức trung gian
do quy mô và các điều kiện, yêu cầu của DL MICE rất lớn, khó có thể trực tiếp giải
quyết giữa hai yếu tố cung-cầu, vì vậy bộ phận trung gian rất quan trọng, góp phần
rất nhiều trong việc thành công của DL MICE. Bộ phận này bao gồm: Các tổ chức
trung gian (Cơng ty chun tìm địa điểm tổ chức hội thảo, Cơng ty nghe nhìn trong
tổ chức hội thảo, Đại lý du lịch chuyên về khuyến thưởng, Công ty quản lý tại điểm
đến, Công ty lữ hành, Nhà tổ chức hội chợ, triển lãm)
1.2. Nét đặc trưng cơ bản của loại hình du lịch MICE
Theo nhận định của các chuyên gia, du lịch MICE đem lại hiệu quả đáng kể
cho du lịch. Hội nghị, hội thảo, khuyến mãi, triển lãm, tổ chức các sự kiện chí nh là
một phần trong chiến lược Marketing và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội một cách
bền vững. Đây chính là xu thế quan trọng trong tiến trình tồn cầu hóa của nhân
loại. Đối tượng khách tham gia loại hình du lịch MICE phần lớn là những nhân vật
quan trọng có yêu cầu cao về dịch vụ, việc tổ chức ra các hội nghị, hội thảo, chính
là nhằm phản ánh một phần tiềm lực (kinh tế, văn hóa, quyền lực,…) to lớn và khả
năng mở rộng phạm vi ảnh hưởng của các nhà tổ chức, vì vậy nó phải được diễn ra
tại những nơi trang trọng, lịch sự, văn minh, an tồn và thuận tiện
Về Mục đích: du lịch MICE được tổ chức nhằm gặp gỡ - giao lưu - tiếp xúc.
Về khách hàng: đối tượng khách của loại hình du lịch MICE phần lớn là
những người thành đạt, thuộc vào một trong các nhóm sau:
6
Họ là những người giữ các vị trí quan trọng trong các cơ quan nhà nước, các
tổ chức xã hội, các doanh nghiệp,…
Là những doanh nhân thành đạt hoặc những người có tầm ảnh hưởng to lớn
đến sự phát triển doanh nghiệp
Là những người có thành tích tốt trong các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội
Là các chính khách các nhà khoa học, nhà hoạt động xã hội, nhà tổ chức xã
hội
v.v [17; 6]
Về thời gian tổ chức, thường vào dịp cuối năm hoặc các dịp lễ. Kinh doanh
du lịch MICE khơng có tính mùa vụ rõ rệt. Ngồi ra các tour MICE thường có biến
động về số lượng và phụ thuộc vào quy mơ, tính chất quan trọng của tour nên
thường khơng có khn mẫu nhất định, các nhà tổ chức phải linh hoạt trong việc
đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.
Về cơ sở hạ tầng, có yêu cầu đặc thù về cơ sở hạ tầng, hệ thống các dịch vụ đi
kèm với nó cũng như các dịch vụ khác: ăn uống, vui chơi, mua sắm. Cơ sở lưu trú
cao cấp và khả năng tổ chức hội thảo, dịch vụ chuyên nghiêp: Khách sạn 3 đến 5
sao, hệ thống các phịng họp có sức chứa lớn đầy đủ các trang thiết bị hội nghị, hội
thảo phải đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Về địa điểm tổ chức, thường diễn ra ở các thành phố lớn, trung tâm công
nghiệp, các vùng kinh tế trọng điểm của quốc gia có thị trường tiềm năng cho nhiều
hoạt động kinh tế - chính trị - xã hội.
Tiêu chuẩn để các nhà tổ chức lựa chọn địa điểm tổ chức MICE (dạng hội
nghị, hội thảo, triển lãm) là:
+Uy tín và danh tiếng của điểm tổ chức, của đơn vị đăng cai tổ chức.
+Vị trí, khoảng cách hợp lý, thuận tiện giao thơng đi lại
+Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ DL MICE tốt (phòng họp, thiết bị
phục vụ tổ chức MICE, cơ sở lưu trú, ăn uống, tham quan, giia3 trí, đội ngũ nhân
viên phục vụ tốt, cảnh quan thiên nhiên và văn hóa giàu bản sắc, hấp dẫn,…)
+An ninh, an toàn cao
7
+Tổng chi phí cho chuyến đi và chi phí tại địa phương (nơi tổ chức MICE) ít
tốn kém hoặc có thể chấp nhận được
+Môi trường du lịch sạch đẹp, trong lành
+Các tuyến, điểm tham quan giải trí cho khách trong và sau khi tổ chức MICE
thuận lợi, hấp dẫn hoặc mới lạ.
Đây là những tiêu chuẩn căn bản mà các nhà tổ chức thường đưa ra để so sánh
lựa chọn các địa điểm tổ chức MICE (dù ngắn ngày hay dài ngày). Ngay cả việc tổ
chức khách hàng ở những thị trường tiềm năng thì người ta cũng rất chú trọng tới
những tiêu chuẩn trên. Vì những lẽ trên nên khơng phải nơi nào cũng có thể tổ chức
được hoặc được lựa chọn là nơi phát triển du lịch MICE. [17; 7]
Về đội ngũ nhân viên phục vụ, đòi hỏi có trình độ chun nghiệp, sáng tạo,
khả năng giao tiếp tốt. Đáp ứng được yêu cầu của khách kén chọn kỹ tính.
Về tour thiết kế, phải thật độc đáo. Những ý tưởng sáng tạo sẽ được khách
lưu ý và lựa chọn đầu tiên. Tour thiết kế phải có những điểm nhấn phụ thuộc chặt
chẽ vào hợp đồng du lịch giải trí hoặc khám phá, tối kỵ để xảy ra sai sót dù rất nhỏ,
tất cả phải hồn hảo trước các vị khách VIP, khó tính và thường phải mất từ sáu
tháng đến một năm để thiết kế một tour yêu cầu.
1.3. Sự hình thành và phát triển loại hình DL MICE
1.3.1 Sự phát triển loại hình DL MICE ở trên thế giới
MICE là loại hình du lịch tổng hợp được các quốc gia trên thế giới khai thác
từ 30 năm trước đây. Loại hình du lịch MICE có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn so
với các loại du lịch thông thường. Các hoạt động kinh doanh, nhất là trong bối cảnh
tồn cầu hóa thì khơng một nhà doanh nghiệp tầm cỡ nào là không từng tham dự
một cuộc hội nghị, hội thảo, triển lãm hay khuyến mãi. Ngay trong các chuyến cơng
du nước ngồi của các ngun thủ quốc gia, thành phần các nhà kinh doanh thường
chiếm một lượng không nhỏ trong đồn. Họ tìm cơ hội đầu tư, kinh doanh ở mọi
quốc gia có thể. Từ các hoạt động MICE, các hợp đồng kinh tế được ký kết, mang
lại lợi nhuận cho mọi đối tác.
8
Theo nhiều nhà nghiên cứu du lịch MICE thì tốc độ tăng trưởng trung bình
năm doanh thu từ khách DL MICE trên toàn thế giới tăng khoảng 8,2% trong giai
đoạn từ 2000-2010, cao hơn so với tốc độ tăng trưởng chung của ngành du lịch thế
giới (khoảng 7,27%/năm trong cùng giai đoạn trên)
Bảng 1.3.a : Doanh thu từ DL MICE ở các khu vực trên thế giới
Đơn vị tính: tỷ USD
Khu vực
Năm 2000
Năm 2010
Liên minh Châu Âu
128,9
234,6
Bắc Mỹ
182,0
309,1
Các nước Caribe
0,8
1,7
Trung/Đông Âu
2,6
6,1
Mỹ La Tinh
19,0
32,5
Trung Đông
5,9
14,5
Châu Đại Dương
8,5
14,5
Tây Âu
10,9
19,0
Nam Á
1,2
3,3
Nam Phi/Sahara
2,2
5,8
Đông Nam Á
7,0
19,0
[Nguồn:17; 8]
Để có thể tổ chức loại hình DL MICE, nơi đăng cai tổ chức phải có những
điều kiện vật chất kỹ thuật cũng như trình độ, quản lý cao, vì vậy các hội nghị, hội
thảo, triển lãm quốc tế thường được tổ chức ở những quốc gia phát triển. Thị trường
truyền thống cho loại hình DL MICE thường là Hoa Kỳ và các nước Châu Âu như
Anh, Pháp, Ý, Tây Ban nha, Hà Lan,…
Hiện nay , thị trường DL MICE còn xuất hiện và phát triển tại một số quốc
gia đang nổi là Singapore, Trung Quốc, Malaixia, Hồng Kông, Ấn Độ, Newzealand,
9
Inđônêxia, các nước ven Địa Trung Hải, các tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất và
các nước trong khối Ả Rập,…
Trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, Úc là nước thành công nhất trong
việc tổ chức khai thác DL MICE, tiếp đến là Nhật Bản, Hồng Kơng. Các nước nói
trên rất quan tâm tới việc đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị
và đặc biệt rất quan tâm tới việc tạo ra nhiều sản phẩm và dịch vụ phục vụ cho
khách DL MICE.
Trong khu vực ASEAN, quốc đảo Singapore là trung tâm MICE của khu vực
và Châu Á. Ở đây có các trung tâm chuyên tổ chức hội nghị, hội thảo triển lãm quốc
tế như Trung tâm Singapore Expo, Trung tâm Suntec….Hồng Kông với Trung tâm
hội nghị và triển lãm HongKong (HongKong Convention and Exhibition Centre HKCEC) cũng là một trung tâm DL MICE kết hợp thương mại, mua sắm, tham
quan giải trí.
Thái Lan và Malaixia đang là điểm đến thu hút khách DL MICE bởi đây
cũng có những trung tâm hội nghị, hội thảo có sức chứa hàng nghìn khách hiện đại,
tiện nghi. Thái lan có Trung tâm thương mại và triển lãm quốc tế tại Băng Cốc (
BangKok International Trade and Exhibition Centre), Trung tâm hội nghị và triển
lãm Thái Lan (ThaiLan Convention and Exhibition Bureau)… Cịn tại Malaixia có
Trung tâm hội nghị tại thủ đô Kuala Lumpua (Kuala Lumpua Convention Centre).
Bảng 1.3.b: Số lƣợng khách tham dự các sự kiện tổ chức liên quan tới
MICE ở một số nƣớc ASEAN từ 1998-2000
Nước
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
Singapore
241.452
251.417
415.480
Malaixia
16.000
25.000
73.000
Thái Lan
185.581
243.877
313.170
Philippines
41.690
44.758
45.781
[ Nguồn:17;10]
10
Từ năm 2000 trở lại đây, Trung Quốc trở thành một điểm thu hút các nhà tổ
chức MICE. Năm 2005 hơn 1/3 (khoảng 37%) doanh nghiệp trong khu vực chọn
Trung Quốc làm điểm Tổ chức các sự kiện, hội nghị, hội thảo phát triển các ngành
kinh tế. Theo nhiều chuyên gia nghiên cứu về MICE, trong giai đoạn từ 2003-2008
khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đã thu hút đến 40% nguồn khách MICE toàn cầu
(báo du lịch Việt Nam ngày 23/10/2006). Các địa chỉ quen thuộc vẫn là HongKong,
Singapore, Trung Quốc, Malaixia, Philppine. Hiện nay số lượng các nước phát triển
DL MICE ngày càng tăng lên. Trong đó, Việt Nam sẽ là một điểm đến đầy tiềm
năng của thị trường DL MICE.
1.3.2. Tình hình phát triển loại hình DL MICE ở Việt Nam
Loại hình DL MICE có mặt tại Việt Nam từ khoảng đầu thập kỷ 90 của thế
kỷ XX. Sự tăng trưởng kinh tế của đất nước và của ngành du lịch đã làm nảy sinh
ngày càng nhiều các cuộc hội nghị, hội thảo, triễn lãm, khuyến mãi tổ chức ngay tại
Việt Nam. Đây chính là động cơ thúc đẩy nhu cầu phải có một đội ngũ những người
chuyên tổ chức các hội nghị, hội thảo, triển lãm cũng như sự đầu tư trang thiết bị đi
kèm theo nó. Đi tiên phong trong việc hình thành đội ngũ các nhà tổ chức MICE
chuyên nghiệp là TPHCM và Hà Nội. Hầu hết các khách sạn 5 sao đều có những
người hoặc bộ phận chuyên lo việc tổ chức các hội nghị, thậm chí cơng ty du lịch
Bến Thành cịn xây dựng một trung tâm tổ chức hội thảo, sự kiện và du lịch (CITE).
Các khách sạn liên doanh với nước ngoài là những nơi đi tiên phong trong việ c khai
thác du lịch MICE ở Việt Nam.
Vào năm 2003, Hãng hàng không quốc gia Việt Nam - Vietnam Airlines
cùng Saigontourist và trên 20 khách sạn, resort đạt tiêu chuẩn quốc tế 4 – 5 sao trên
cả nước, đã thành lập ra câu lạc bộ MICE tại Việt Nam: “Vietnam – Meetings –
Incentives Club”. Câu lạc bộ đã xuất bản sách giới thiệu Việt Nam điểm đến của du
lịch MICE với tựa đề: “Vietnam – when meetings matter”, Và đã tổ chức tiếp thị tại
các hội chợ quốc tế như: AIME tại Úc, CMA tại Thái Lan, IMEX tại Đức… cùng
nhiều hoạt động khác để khuyếch trương hình ảnh của Việt Nam
Chưa đầy hai năm từ khi thành lập câu lạc bộ MICE, các nhà kinh doanh du
lịch Việt Nam đã nhận thấy được nguồn lợi to lớn từ loại hình du lịch mới mẻ này,
và rất nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu đầu tư vào MICE, từ những hãng lữ hành cho
11
đến các nhà cung cấp dịch vụ cho MICE như: các hãng hàng không, khu du lịch,
nhà hàng, khách sạn, trung tâm tổ chức hội chợ và triển lãm…
Sự phát triển của loại hình DL MICE lớn lên cùng với thời gian. Sự hình
thành nên Trung tâm hội nghị quốc gia Mỹ Đình (Hà Nội) có sức chứa hơn 4000
khách họp, Cung hội nghị quốc tế ở khu nghỉ mát 5 sao Furama (Đà Nẵng) có
phịng họp 1000 chỗ ngồi cùng 5 phòng họp nhỏ là những minh chứng cho việc đầu
tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ loại hình DL MICE.
Việc tổ chức thành công hội nghị các quan chức cao cấp của APEC trong
suốt cả năm 2006 và hội nghị thượng đỉnh APEC vào tháng 11/2006 (với gần
10.000 quan chức, doanh nhân, khảng 2000 nhà báo trong và ngoài nước tới đưa
tin) là những mốc quan trọng cho sự trưởng thành, khả năng tổ chức, điều hành,
phục vụ các hội nghị quốc tế quy mô rất lớn, liên tục nhiều ngày với hàng nghìn
lượt khách cao cấp của chính phủ và của ngành du lịch Việt Nam.
Ngồi thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, một số thành phố như Đà Nẵng,
phố cổ Hội An, Huế, Nha Trang, Hạ Long cũng là điểm đến tin cậy của các nhà tổ
chức và du khách MICE. Một số thành phố thu hút khách MICE ở Việt Nam là Hà
Nội, TPHCM, Nha Trang, Huế, Đà Nẵng, Hội An.
Tại TPHCM đã xuất hiện nhiều thương hiệu làm DL MICE chuyên nghiệp
như Saigontourist, Fiditour, Viettravel,…Năm 2007 thị trường DL MICE bùng nổ
tăng trưởng trong cả nước. Các tour DL MICE có quy mơ lớn được các doanh
nghiệp tại TPHCM tổ chức thành công như: ngày 21/6/2001 Saigo ntourist đã tổ
chức thành công tour MICE đầu tiên trên tàu biển 5 sao Super Star Gemini cho 78
khách DL MICE. Đây là loại hình tổ chức DL MICE đầu tiên tại Việt Nam có sự
kết hợp giữa tàu biển 5 sao và hàng không. Sự thành công này sẽ là cột mốc quan
trọng trong việc sáng tạo ra các loại hình DL MICE tại Việt Nam. Thị trường MICE
các năm sau ngày càng nhộn nhịp, sôi động và cạnh tranh cũng hết sức quyết liệt
giữa các thành phố lớn, các cơng ty du lịch có tiếng về tổ chức MICE ở Hà Nội, Sài
Gòn, Nha Trang, Huế,…
[ Nguồn: />Để đạt được những thành cơng trên cần nhận thấy có một sự cố gắng và nỗ
lực rất lớn của thị trường DL MICE nội địa, của nhà nước, các doanh nghiệp hoạt
12
động du lịch và cả người dân. Việt Nam cũng có nhiều thuận lợi để phát triển loại
hình DL MICE như: Việt Nam có bản sắc văn hố đậm đà, món ăn ngon, con người
thân thiện và an ninh, chính trị ổn định. Ngồi ra, Việt Nam có bãi biển đẹp, các
khu resort cao cấp, nhiều danh lam thắng cảnh được thế giới công nhận: Di sản
thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long và Phong Nha- Kẻ Bàng; Di sản văn hố thế giới
như Cố đơ Huế, Thánh địa Mỹ Sơn... Đầu tư vào du lịch trong những năm gần đây
tăng mạnh, điều này thúc đẩy hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cao chất
lượng dịch vụ du lịch tạo động lực thúc đẩy du lịch MICE phát triển. Các ngành
kinh tế khác như ngân hàng, tài chính, hàng không phát triển bổ trợ cho ngành du
lịch để tạo ra sản phẩm du lịch MICE hoàn chỉnh, chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu
chất lượng cao của khách MICE. Tuy nhiên, là một quốc gia có xuất phát điểm của
nền kinh tế tương đối thấp, lại mới biết làm du lịch và coi du lịch là một ngành kinh
tế khoảng hơn 20 năm trở lại đây nên Việt Nam chưa thực sự phát triển tốt loại hình
DL MICE.
13
Tiểu kết chƣơng 1
Trong chương này, tác giả đã trình bày những lý luận cơ bản về loại hình DL
MICE, khái niệm, cấu trúc của DL MICE. Ngoài ra, tác giả cũng tìm hiểu sự hình
thành loại hình DL MICE trên thế giới và tại Việt Nam. Đưa ra những sự kiện minh
họa và nhận định những điểm mạnh và yếu của Việt Nam trong việc phát triển loại
hình DL MICE, trong đó có tỉnh BR-VT. Xu hướng phát triển loại hình DL MICE
đang là xu hướng mới thu hút các nguồn vốn cho đầu tư vào ngành du lịch cũng như
khách du lịch nhằm thúc đẩy ngành du lịch của nước nhà phát triển, đặc biệt đối với
tỉnh BR-VT thì DL MICE là loại hình cần được đẩy mạnh đầu tư vì nó đem lại
nguồn lợi rất lớn, góp phần là đa dạng các loại hình DL nhằm thúc đẩy phát triển du
lịch tỉnh BR-VT.
14
CHƢƠNG 2: ĐIỀU KIỆN, LỢI THẾ VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT
TRIỂN DU LỊCH MICE TẠI BÀ RỊA-VŨNG TÀU
Mặc dù hiện nay các tài liệu nghiên cứu về du lịch BR-VT không ít, nhưng
các tài liệu về du lịch MICE nơi đây cịn rất ít ỏi. Dựa trên cơ sở thu thập, tổng hợp
các đánh giá về thực trạng du lịch tại BR-VT thông qua sách báo, các đề tài trước,
internet,... Bên cạnh đó nhằm nâng cao tính thực tiễn của đề tài, nhóm nghiên cứu
đã tiến hành điều tra xã hội học với nhiều đối tượng bao gồm các công ty tổ chức du
lịch MICE, các vị khách đã từng tham gia du lịch MICE tại BR-VT nhằm mang lại
một cái nhìn khái quát về thực trạng du lịch MICE tại BR-VT.
Dựa trên những kiến thức, thơng tin có được như đã phân tích ở chương 1,
tác giả đã xây dựng bảng khảo sát thơng tin, đi sâu vào phân tích thực trạng tổ chức
và chất lượng phục vụ cho du lịch MICE tại BR-VT với nhiều góc độ và nhiều đối
tượng: công ty tổ chức du lịch, các khách du lịch MICE, …Cùng với ý kiến của các
chuyên gia nhằm giúp cho tính thực tế của đề tài ngày càng cao. Quá trình thực hiện
bao gồm 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn thiết lập các bảng câu hỏi phiếu khảo sát
Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu các tài liệu liên quan đến thực trạng về du
lịch MICE tại Việt Nam nói chung cũng như tại BR-VT nói riêng, tác gải đã nắm
bắt một cách khái quát về thực trạng tổ chức và chất lượng của du lịch MICE. Cùng
với việc khảo sát sơ bộ, tác giả đã xác định được mục tiêu thơng tin cho đề tài. Tiếp
theo đó, tác giả đã tiến hành truyền tải các thông tin này vào bảng câu hỏi như sau:
Bảng câu hỏi dành cho các cơng ty lữ hành: gồm có 17 câu hỏi (xin xem phụ
lục 1)
Bảng câu hỏi cho các khách du lịch đã từng tham gia du lịch MICE tại BRVT: gồm có 7 câu hỏi (xin xem phụ lục 2).
Để đánh giá tính minh bạch của bảng câu hỏi, tác giả đã tiến hành thu thập ý
kiến của giáo viên hướng dẫn, điều tra thử và đã có những điều chỉnh hợ p lý tạo
điều kiện dễ dàng trong việc thu thập ý kiến.
+ Giai đoạn tiến hành điều tra khảo sát
Tác giả tiến hành điều tra, khảo sát từ ngày 2/4 đến ngày 10/5. Được chia
làm 3 đợt:
15
Đợt 1: tác giả nghiên cứu tiến hành tham khảo ý kiến các giáo viên hướng
dẫn về bảng câu hỏi. Sau khi có những điều chỉnh, tác giả tiếp tục tiến hành điều tra
thử với một số đối tượng để đo lường tính dễ hiểu của bảng câu hỏi cùng với những
điều chỉnh hợp lý. Sau đó, tác giả tiến hành điều chỉnh và cho ra bảng câu hỏi hoàn
chỉnh cuối cùng và tiến hành khảo sát trên diện rộng.
Đợt 2: Nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát trên diện rộng với các đối tượng
sau:
Đối với các công ty lữ hành tác giả đã tiến hành khảo sát tại các công ty du
lịch
lớn của
thành phố như Saigon
tourist, Benthanh
tourist, Viettravel,
Vietnamtourism, du lịch Thanh Niên…Việc khảo sát gặp nhiều khó khăn về thời
gian, đối tượng khảo sát. Để có được những bảng khảo sát về tình hình du lịch
MICE tại BR-VT. Với số phiếu phát ra là 30 phiếu, thu về 25 phiếu, số phiếu hợp lệ
là 22 phiếu, chiếm tỉ lệ 88%.
Đối với khách đã từng đi du lịch MICE tại BR-VT: do khó khăn trong việc
tiếp xúc với các đồn khách MICE tại tồn tỉnh BR-VT, nên vị trí khảo sát của tác
giả chủ yếu tập trung tại TP.Vũng Tàu tác giả đã tiến hành khảo sát tại các trung
tâm, khách sạn chuyên tổ chức du lịch MICE tại TP Vũng Tàu như: DIC Star
Hotels, KS Mỹ Lệ, KS 5 sao Imperial,… Qua đó, tác giả phát ra 50 phiếu, thu về 45
phiếu, hợp lệ là 40 phiếu, chiếm tỉ lệ 90%
Đợt 3: Từ các kết quả nghiên cứu điều tra, tác giả đã tiến hành tổng hợp
thông tin, xử lí kết quả điều tra, phân tích những thực trạng về quản lí và chất
lượng. Từ những cơ sở đó xây dựng các giải pháp. Song song đó, nhóm nghiên cứu
khẳng định tính khả thi của những giải pháp này thơng qua ý kiến đóng góp của các
chun gia.
Vì đối tượng nghiên cứu điều tra phức tạp, nhóm nghiên cứu đã tiến hành
điều tra bằng nhiều phương thức khác nhau như: phỏng vấn trực tiếp, phát bảng
câu hỏi, gửi email xin ý kiến,…
+Giai đoạn tổng hợp vá xử lý số liệu và cho ra kết quả khả o sát
Tác giả đã dùng phương pháp thống kê truyền thống thủ công kết hợp với
phần mềm Microsoft Excel, từ đó nhóm rút ra được những vấn đề quan trọng:
Du lịch MICE tại BR-VT hiện nay rất có tiềm năng để phát triển
16
Đội ngũ tổ chức và phục vụ du lịch MICE tại BR-VT còn rất yếu kém
Cơ sở vật chất, các khu mua sắm chưa đáp ứng được nhu cầu của loại hình
này và cịn nhiều hạn chế khác. Vì vậy, cần có những giải pháp trong ngắn hạn và
dài hạm nhằm giúp cho du lịch MICE tại BR-VT phát triển đúng với tiềm năng của
nó.
2.1. Điều kiện, lợi thế phát triển du lịch MICE tại BR-VT
2.1.1. Lợi thế về tài nguyên du lịch tự nhiên
2.1.1.1 Vị trí địa lý
Phần đất liền BR-VT được xác định trên tọa độ địa lý từ 10 005’ đến 10 048’
vĩ độ Bắc và từ 107 0 đến 107 035’ kinh Đơng; phía Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, phía
Nam là Biển Đơng, phía Đơng giáp tỉnh Bình Thuận và phía Tây giáp TP.HCM.
Tỉnh BR-VT nằm ở trung tâm của vùng Đông Nam Bộ, cách TPHCM chỉ khoảng
100Km, khoảng cách tới các tỉnh xung quanh cũng chỉ trong bán kính trên dưới
100Km.Tỉnh có hai thành phố trực thuộc là TP Vũng Tàu, thành phố Bà Rịa và
6 huyện: Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc, Châu Đức, Tân Thành và Côn Đảo
(thuộc quần đảo Côn Lôn bao gồm 16 hòn đảo, cách Vũng Tàu 97 hải lý về phía
Nam). Tồn tỉnh được chia nhỏ thành 82 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 8 thị
trấn, 25 phường và 49 xã. Hiện nay Bà Rịa - Vũng Tàu là tỉnh duy nhất trong nước
có tỉnh lị không phải là đô thị lớn nhất trong tỉnh và là tỉnh có hai thành phố trực
thuộc tỉnh ở khu vực phía nam [23; 736].
BR-VT là vùng đất địa đầu và là cửa ngõ xưa nay về cả đường thủy và
đường bộ của Nam Bộ. BR-VT nằm trên vịnh Ghềnh Rái-cửa Cần Giờ, là cửa ngõ
của những con sông lớn như sơng Đồng Nai và sơng Sài Gịn; bờ biển có nhiều
vũng, vịnh và bãi cát đẹp. Từ đầu thế kỷ XVIII cho đến giữa thế kỷ XX, tại tỉnh có
đường Thiên lý nối liền Bắc-nam đi qua các vùng đất của tỉnh gồm Xuyên Mộc, Đất
Đỏ, Long Điền, Bà Rịa và Tân Thành. Với vị trí tương đối thuận lợi BR-VT đã có
điều kiện tốt để tổ chức DL MICE.
2.1.1.2 Lịch sử hình thành
Là vùng đất có những cửa biển kín gió rất thuận lợi về giao thơng đường
thủy, BR-VT được lưu dân người Việt từ miền Trung vào khai phá và xây dựng vào
khoảng thế kỷ XVII (1698) cách đây hơn 300 năm, đây là một trong những nơi
17
được khai phá sớm nhất ở Nam Bộ. Từ đó cho đến giữa thế kỷ XIX, bộ mặt của
vùng đất Bà Rịa – Vũng Tàu đã có những thay đổi sâu sắc.
1895 – Thực dân Pháp tách phần đất của thành phố Vũng Tàu ngày nay lập
thành phố Cap Saint Jacques.
1945 – Chính quyền cách mạng thành lập tỉnh Cáp (bao gồm Bà Rịa và Vũng
Tàu ngày nay).
Bảng 2.1.a: Niên biểu các giai đoạn thay đổi đơn vị hành chính của tỉnh BR-VT
1947
1956
tỉnh Bà Rịa
tỉnh Phước Tuy
tỉnh Vũng Tàu
1964
1979
1991
tỉnh
tỉnh Đồng Nai
BRVT
tỉnh Phước thị xã Vũng tỉnh Đồng
Đặc
Tuy
Nai
Tàu-Côn Đảo
tỉnh Hậu
Đặc Khu Vũng tỉnh
Giang
Tàu-Côn Đảo
Côn Lôn thuộc Hà tỉnh
Tàu
Côn
Đảo
Tiên
1975
Côn Đảo
khu
Vũng tỉnh
BRVT
BRVT
[Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh BR-VT]
12/08/1991 – Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chính thức được thành lập theo Nghị
quyết kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa VIII và phát triển đến nay, gồm 3 huyện Châu
Thành, Long Đất và Xuyên Mộc thuộc tỉnh Đồng Nai và Đặc Khu Vũng tàu Côn
Đảo.
22/8/2012 Thành lập Thành Phố Bà Rịa [6; 22]
Từ một nơi hoang vu, biển cả mênh mông, đồi núi, rừng rậm BR-VT đã trở
thành ruộng đồng, làng mạc trù phú. Quá trình khẩn hoang lập ấp tạo ra một vùng
đất đa dạng về điều kiện tự nhiên và đa dạng về nguồn gốc cư dân. Chính cộng
đồng đa nguồn gốc đã góp phần làm phong phú và tạo diện mạo đặc trưng của các
yếu tố văn hóa biển BR-VT… Sự hội tụ đó đã hóa giải mọi độc tơn, tạo nên sự
thăng bằng, phong phú trong đời sống văn hóa tinh thần và tâm linh của cư dân BRVT xưa và nay.
2.1.1.3 Khí hậu
Khí hậu BR-VT ổn định. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 25- 27°C, thấp
hơn từ 1-20C so với khu vực. Tháng thấp nhất khoảng 24,8°C, tháng c ao nhất
khoảng 28,6°C. Nhiệt độ nước biển ít thay đổi, quanh năm nhiệt độ tầng mặt nước
18
khoảng 24-29 0C, nhiệt độ tầng đáy khoảng 26,5-27 0C. Số giờ nắng rất cao, trung
bình hàng năm khoảng 2400 giờ và phân bố tương đối đồng đều trong các tháng,
cao nhất là tháng 3 (khoảng 300 giờ), thấp nhất là tháng 8 (khoảng 176 giờ). Độ ẩm
khơng khí trung bình là 80%. Lượng mưa trung bình 1500mm, chia làm 2 mùa rõ
rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm trên 90% lượng mưa thời gian
này có gió mùa Tây Nam, tốc độ gió trung bình tới 4-5m/s . Mùa khô bắt đầu từ
tháng 11 đến tháng 4 năm sau, chiếm chưa tới 10% lượng mưa, thời gian này có gió
mùa Đơng Bắc, tốc độ trung bình khoảng 3-5m/s (vào cuối mùa khơ xuất hiện Gió
chướng, có tốc độ trung bình tới 4-5m/s). BR-VT nằm trong vùng ít có bão, ít thiên
tai và đặc biệt rất sạch sẽ, thoáng mát. Du khách ở các thành phố lớn như TP. HCM
coi những ngày ở các bãi biển BR-VT như là những ngày đi nghỉ mát, hít thở khơng
khí trong lành, là những ngày tránh xa cái bụi bặm, ồn ào, ô nhiễm môi trường của
đô thị chật ních dân cư để nghỉ dưỡng, phục hồi sức khỏe. Du khách MICE rất thích
kết hợp cơng vụ với nghỉ dưỡng. Sự kết hợp này được xem như một trong những
tiêu chuẩn để các nhà tổ chức lựa chọn địa điểm tổ chức MICE[17;54].
2.1.1.4 Địa hình
Một điểm rất đáng lưu ý ở tỉnh BR-VT là nơi đây có đầy đủ các kiểu địa hình
và các hệ sinh thái. Ở đây có đồng bằng, có núi, có biển, có hải đảo, có rừng rậm
nguyên sinh, rừng ngập mặn…nằm rải rác ở khắp nơi trong tỉnh.
BR-VT có địa giới hành chính chung dài 16km với TP.HCM ở phía Tây;
116km với Đồng Nai ở phía Bắc; gần 30km với Bình Thuận ở phía Đông; Nam và
Tây Nam là biển Đông. Chiều dài bờ biển bao gồm hải đảo khoảng 305km, với trên
100.000 km2 thềm lục địa. Khơng kể hải đảo, BR-VT có chiều dài bờ biển 156 km,
trong đó có 72 km có thể dùng làm bãi tắm, có nhiều bãi tắm đẹp nổi tiếng của
vùng. Thủy triều thuộc loại bán nhật triều, mỗi ngày đều có hai lần thủy triều lên
xuống[23; 738].
Địa hình tỉnh có thể chia làm 4 vùng: bán đảo, hải đảo, vùng đồi núi bán
trung du và vùng thung lũng đồng bằng ven biển. Bán đảo Vũng Tàu dài và hẹp
diện tích 82,86 km2, độ cao trung bình 3-4m so với mặt biển. Hải đảo bao gồm quần
đảo Côn Lôn và đảo Long Sơn. Vùng đồi núi bán trung du nằm ở phía Bắc và Đơng
19
Bắc tỉnh phần lớn ở huyện Tân Thành, Châu Đức, Xuyên Mộc. Ở vùng này có vùng
thung lũng đồng bằng ven biển bao gồm một phần đất của các huyện Tân Thanh
Long Điền, Bà Rịa, Đất Đỏ. Khu vực này có những đồng lúa nước, xen lẫn những
vạt đồi thấp và rừng thưa có những bãi cát ven biển.
Nhìn tổng thể, địa hình tồn vùng phần đất liền có xu hướng dốc ra biển. Tuy
nhiên, ở sát biển vẫn có một số núi cao. Núi có độ cao lớn nhất chỉ khoảng 500m.
Phần đất liền chiếm 96% diện tích của tỉnh. Quần đảo Cơn Đảo, chiếm 4% diện tích
của tỉnh, gồm 16 đảo lớn nhỏ, trong đó đảo Cơn Sơn có diện tích lớn nhất rộng 57,5
km2, cách Vũng Tàu 180km[16; 47].
Tồn tỉnh có hơn ¾ diện tích đồi núi, thung lũng thấp, có trên 50 ngọn núi
cao 100m trở lên, khi ra biển tạo thành nhiều vũng, vịnh, mũi, bán đảo, đảo. Độ cao
trên 400 - 500m có núi Ông Trịnh, núi Chúa, núi Thánh Giá. Bên cạnh đó, Thành
phố Vũng Tàu có nhiều bãi biển đẹp nổi tiếng như: bãi Trước, bãi Sau, bãi/mũi
Nghinh Phong, bãi Dứa, bãi Dâu…Tổng chiều dài các bãi tắm ở Vũng Tàu khoản g
20km. Các bãi tắm uốn hình vịng cung, được tạo thành từ các mũi đất chạy dài ra
biển, theo thế núi Lớn và núi Nhỏ vừa kín gió, nước trong xanh, vừa tạo nên một
vùng sơn thủy hết sức kỳ thú. Xa xa biển Đơng có Cơn Đảo bao bọc, ở gần có Long
Sơn quy tụ...
Huyện Long Điền bờ biển kéo dài từ Phước Tỉnh đến chân núi Châu ViênChâu Long, có bãi tắm Long Hải, bãi tắm Nước Ngọt…với nhiều đồi cát, độ dốc
thoai thoải, hình thành những bãi tắm xen kẽ giữa các mõm đá dưới chân núi rất hấp
dẫn du khách đến du lịch, tắm biển và nghỉ dưỡng.
Huyện Xuyên Mộc có bãi tắm Hồ Tràm, Hồ Cốc còn nguyên dáng vẻ hoang
sơ là nơi du khách có thể nghỉ ngơi và thưởng thức các món ăn đặc sản miền biển
tươi ngon, có thể tổ chức du lịch sinh thái, dã ngoại tạo cảm giác thoải mái cho du
khách.
Bên bờ biển, rất gần các bãi tắm của Thành phố Vũng Tàu, là một Bàu Sen
trải dài từ chân núi Nhỏ đến phường Thắng Nhất, nối với những cánh rừng ngập
20
mặn đến tận rạch Cây Khế. Bàu Sen rộng 400ha vốn là một thắng cảnh tự nhiên sẽ
mở ra triển vọng xây dựng thành khu du lịch vui chơi giải trí kết hợp với tắm biển,
mở rộng khả năng thu hút du khách và là nguồn cung cấp thực phẩm dồi dào để chế
biến các đặc sản cho du khách.
BR-VT có sơng Ray, sơng Dinh, sơng Lịng Tàu, suối Tiên và những con
rạch như Cây Khế, rạch Bà, rạch Bến Đình, rạch Ơng Nam, Ơng Trịnh, An Thít…
cũng là những cảnh quan đẹp, thu hút khách du lịch.
Mặc dù nằm bên bờ biển, nhưng BR-VT được thiên nhiên ban tặng cho
những cánh rừng hết sức quý giá về bảo tồn sinh thái và phục vụ du lịch. Rừng Bình
Châu-Phước Bửu là khu rừng nguyên sinh ven biển duy nhất còn lại tương đối
nguyên vẹn của Việt Nam. Rừng trải dài ven biển khoảng 15km, thuộc địa phận
huyện Xuyên Mộc, với diện tích 11.293ha. Địa hình Bình Châu-Phước Bửu tương
đối bằng phẳng. Ở phía Tây có một vài ngọn núi cao từ 100 đến 150m và những quả
đồi thoai thoải xen lẫn với những bàu nước ngọt tự nhiên. Các bàu, hồ nước ngọt
hoang sơ ven biển như Hồ Cốc, hồ Linh, Bàu Bàng, bàu Nhám hiện nay được xây
dựng thành những điểm tham quan du lịch, tắm biển nổi tiếng của huyện Xuyên
Mộc.
Thảm thực vật của rừng nguyên sinh Bình Châu-Phước Bửu rất phong phú,
gồm 113 họ, 408 chi, 661 lồi, trong đó có nhiều lồi rất q hiếm. Động vật cũng
rất đa dạng, có 70 họ, 29 bộ, 178 lồi, trong đó 96 lồi chim, 33 lồi bị sát…
Nằm lộ thiên giữa khu rừng nguyên sinh Bình Châu là suối nước nóng. Suối
nước nóng Bình Châu do người Pháp phát hiện năm 1905, gọi là suối khống nóng
Cù Mi (tên làng của đồng bào dân tộc Chu-ru). Năm 1928, trên tạp chí “Nghiên cứu
Đơng Dương” (BSEI) bác sĩ người Pháp Albert Sallet đã giới thiệu về Mạch Cù Mi.
Đó là thời điểm suối nước nóng Bình Châu được nhiều người biết tới [23; 738].
Vùng có mạch nước nóng thốt lên mặt đất rộng chừng 1km 2, tạo thành
những cái hồ nước sơi lớn nhỏ. Điểm nóng nhất nhiệt độ lên tới 83 0C. Tuy nhiệt độ
cao như vậy, nhưng xung quanh các hồ nước cây cỏ vẫn sinh trưởng xanh tươi. Đến
với suối nước nịng Bình Châu q khách không chỉ thưởng ngoạn sự kỳ thú của
thiên nhiên mà cịn được tắm nước khống chữa bệnh cùng những dịch vụ chu đáo
21
của Công ty Du lịch tỉnh BR-VT. Từ ngày 9/8/1986, rừng Bình Châu-Phước Bửu
được Chính phủ đưa vào danh mục rừng cấm Quốc gia.
Vườn quốc gia Côn Đảo là vườn quốc gia duy nhất tại Việt Nam có đầy đủ
các dạng sinh thái rừng, núi, đồng bằng, biển khơi và thềm lục địa. Từ năm 1984,
Chính phủ đã quy hoạch rừng cấm Cơn Đảo trên khắp 14 hịn đảo của quần đảo Côn
Lôn. Năm 1990, Côn Đảo quản lý thêm hịn Anh và hịn Em, cách thị trấn Cơn Đảo
chừng 27 hải lý về phía Tây và từ ngày 31/3/1993, Chính phủ đ ã quyết định thành
lập Vườn Quốc gia Côn Đảo.
Rừng quốc gia Côn Đảo là rừng nguyên sinh, thuộc hệ sinh thái rừng nhiệt
đới hải đảo, đặc trưng của nhiều vùng sinh thái trong cả nước như hệ thực vật các
tỉnh Miền Bắc, Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Vườn Quốc gia Côn Đảo rộng 15043ha, trong đó vườn rừng trên đảo rộng 6043ha,
hệ sinh thái biển rộng 9000ha. Rừng cây chiếm 86,4% diện tích tự nhiên của quần
đảo. Vườn quốc gia Cơn Đỏa có 650 lồi thực vật, 76 lồi dược thảo, 95 loài rong
biển. Động vật quý hiếm gồm 62 loài chim. 19 lồi bị sát, 18 lồi có vi, 159 loài ốc
hai mảnh vỏ, 34 loài ốc một vỏ, 8 dạng san hơ, 84 lồi rong biển…
Tại đây cũng có nhiều lồi động vật đặc trưng như Sóc Mun, Sóc Lớn Bụng
Vàng, Cá Heo (Delphinus), Cá Nược là những loài đang được thế giới quan tâm bảo
vệ. Hòn Trứng là một sân chim lớn, có chim Điện mặt xanh (chỉ có ở Cơn Đảo), Ĩ
Biển,… là những lồi chim hiếm trên thế giới. Ngồi ra cịn có 34 lồi c, có
những lồi có giá trị kinh tế như ốc đụng, ốc bàn tay, oác tai tượng, oác gấm và 9
loại san hô. Thảm thực vật dày và đa dạng, tập trung nhiều loại cây gỗ của cả nước
như sao miền Đơng, lát hoa Sơn La, hồnh đàn Lạng Sơn… Động vật biển Cơn Đảo
có khoảng 30 lồi động thực vật quý hiếm được ghi vào “Sách đỏ Việt Nam”. Đặc
biệt, vườn quốc gia Côn Đảo là khu vực sinh thái duy nhất ở nước ta có chương
trình nghiên cứu và bảo tồn lồi bị biển (dugon) q hiếm. Tham quan di tích lịch
sử cách mạng Nhà tù Cơn Đảo và thưởng ngoạn sự kỳ thú của thiên nhiên Côn Đảo
là mong muốn của nhiều du khách trong và ngoài nước [10; 42].
Hiếm có nơi nào có được vẻ đẹp tự nhiên như Côn Đảo, với hệ sinh thái quý
hiếm, phong cảnh tuyệt đẹp, khí hậu trong lành, mát mẻ,…Tất cả các điều kiện trên
22
giúp cho huyện Cơn Đảo có thế mạnh phát triển c ác loại hình du lịch phong phú
như du lịch tắm biển, nghỉ ngơi, du lịch sinh thái, du lịch tham quan di tích lịch sử,
du lịch MICE.
Ngồi rừng ngun sinh Bình Châu- Phước Bửu và Cơn Đảo, trên địa bàn
tỉnh cịn nhiều khu rừng có giá trị để xây dựng các khu du lịch. Tỉnh đang kêu gọi
đầu tư như khu du lịch núi Dinh-Thị Vải, khu du lịch núi Minh Đạm, khu du lịch
suối Tiên, thác sông Ray, khu du lịch núi Lớn, núi Nhỏ…Đây là những điểm có
nhiều tiềm năng để phát triển thành khu du lịch sinh thái kết hợp với du lịch văn
hóa-lễ hội-truyền thống-về nguồn.
Những ưu đãi của thiên nhiên là nguồn tài nguyên to lớn để BR-VT phát
triển du lịch một cách toàn diện, với những loại hình du lịch đa dạng, phong phú:
tắm biển, chữa bệnh, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái… Sự xen kẽ các bậc địa hình,
các dạng địa hình cùng với hệ sinh thái phong phú, đa dạng đã tạo cho BR-VT có
nhiều điểm phong cảnh sơn thủy hữu tình rất đẹp và hấp dẫn du khách. Các bãi tắm
đẹp nằm xen kẽ sau các dãy núi, ẩn hiện bên các khu rừng nguyên sinh thật sự l àm
cho du khách ngỡ ngàng trước vẻ đẹp còn hoang sơ cùng với mơi trường du lịch tự
nhiên khống đạt, trong lành. Chính vì vậy, hàng trăm năm nay, trải qua các thời kỳ
thuộc Pháp và Mỹ cai trị đến nay, Vũng Tàu-Long Hải-Bình Châu ln ln được
lựa chọn là nơi nghỉ dưỡng cao cấp của giới quý tộc cũ và mới, là nơi hấp dẫn mọi
đối tượng du khách. Đây chính là ưu thế của tự nhiên mà khơng dễ gì nơi khác có
được để các nhà tổ chức lựa chọn để phục vụ khách du lịch trong và sau MICE.
2.1.2 Lợi thế về tài nguyên du lịch nhân văn
Trong lịch sử mở mang bờ cõi Đất phương Nam, BR-VT có thể được xem
như là mảnh đất đầu tiên trong quá trình hành tiến về phương Nam của các triều đại
phọng kiến Nhà Nguyễn. Cũng từ đường biển, ngay từ đầu thế kỷ XVII, các Chúa
Nguyễn ở Phú Xuân (Huế) đã cử quân và dân vào trấn giữ đất Đồng Nai, Biên Hịa,
BR-VT. Có thể xem đây là một trong những cột mốc quan trọng đầu tiên trong việc
di cư và tạo dựng nghiệp lớn của chúa Nguyễn ở Nam Bộ. Vì vậy, trong vùng du
lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ (bao gồm các tỉnh từ Bình Định trở vào) thì BR-VT
có số lượng di tích, lịch sử văn hóa rất cao, đứng thứ 2 chỉ sau TP.HCM.
23
Theo thống kê của Sở VHTT&DL tỉnh BR-VT năm 1996, BR-VT có khoảng
200 di tích lịch sử, văn hóa, trong đó có 31 di tích được xếp hạng cấp q uốc gia, 20
di tích khác đang đề nghị xếp hạng cấp quốc gia và 47 di tích đề nghị xếp hạng cấp
tỉnh. Ngồi các di tích, cịn có hơn 15 nghìn hiện vật, cổ vật được sưu tầm đang
trưng bày tại các bảo tàng tỉnh hoặc lưu trữ trong kho. BR-VT cịn có hàng trăm
đình, chùa nằm rải rác ở các khu dân cư trên khắp các địa bàn trong tỉnh. Số lượng
di tích khá nhiều, nhưng quan trọng hơn ở đây cịn có đầy đủ, phong phú nhiều
chủng loại tài nguyên du lịch nhân văn, bao gồm các di tích lịch sử, văn hóa, các lễ
hội, các dạng tài nguyên du lịch nhân văn gắn với vấn đề dân tộc học và dạng tài
nguyên gắn với các hoạt động kinh tế, văn hóa, thể thao và các hoạt động nhận thức
khác có giá trị cao đối với phát triển du lịch
Các di tích lịch sử-văn hóa ở tỉnh BR-VT có tính chất vùng, miền độc đáo,
có nội dung phong phú, đa dạng, nó vừa chứa đựng những nét văn hóa chung của
Đơng Nam Bộ, vừa có những tính chất rất riêng của BR-VT, nơi có q trình hội tụ,
giao lưu văn hóa diễn ra mạnh mẽ. Những địa điểm Bưng Bạc, Bưng Thơm, Gò Cá
Sỏi, Giồng Lớn, Hòn Cau, Cồn Hải Đăng, Cồn Miếu Bà,…là những bằng chứng về
làng cổ sầm uất thời tiền sử, cách ngày nay hàng ngàn năm trước ở BR-VT. Những
địa danh nổi tiếng như nhà tù Cơn Đảo, Chiến trường Bình Giã, chiến thắng Long
Tân, địa đạo Long Phước, căn cứ Minh Đạm, căn cứ Núi Dinh,… là niềm tự hào
truyền thống đấu tranh cách mạng của nhân dân BR-VT trong cuộc đấu tranh, giải
phóng quê hương. Chùa Long Bàn, Niết Bàn Tịnh xá, Nhà lớn Long Sơn, Bạch
Dinh,… là những di tích lịch sử-văn hóa tiêu biểu chứa những giá trị đặc sắc về
kiến trúc nghệ thuật. Đình Thắng Tam, đình Long Phượng, đình Long Hương là
niềm tự hào về tính kết cấu cộng đồng và ký ức về một thời kỳ khai phá mở đất của
cha ơng. Di sản văn hóa phi vật thể mang đặc thù của một tỉnh vùng biển thể hiện rõ
nét qua các lễ hội Nghinh Ông ở đình Thắng Tam, lễ hội Cầu Ngư ở đình Thắng
Nhì,… chưa kể đến hàng ngàn các di sản quý giá khác tại bảo tàng, phòng trưng
bày, nhà truyền thống cơ sở của tỉnh. (Xem bảng 2.1.b)
Lễ hội cũng là một điểm nhấn trong du lịch của tỉnh BR-VT. Bên cạnh lễ hội
truyền thống thờ các vị tiền hiền có cơng với đất nước và quê hương, các lễ hội nơi
24
đây cịn phản ánh những nét văn hóa truyền thống của những ngư dân vùng ven
biển. Có thể điểm qua một vài lễ hội có quy mơ lớn, thu hút nhiều khách hành
hương:
Lễ hội Nghinh Cô ở Long Hải (ngày 10-12/2 âm lịch)
Lễ hội Trùng Cửu ở Long Sơn-Vũng Tàu (ngày 9/9 âm lịch)
Lễ hội Miếu Bà Ngũ Hành (ngày 16-18/10 âm lịch) ở Vũng Tàu
Lễ hội Nghinh Ông (ngày 16-18/8 âm lịch)
Lễ hội đình thần Thắng Tam (16-18/2 âm lịch)
Lễ hội chùa Long Bàn (ở Long Điền)
Lễ hội Yang Vri của người Chơro (ở các huyện Tân Thành, Châu Đức,
Xuyên Mộc)
Các lễ hội ở các làng quê (thờ các ông Tổ của nghề, của làng)
………………………
Bên cạnh các lễ hội mang tín ngưỡng, tâm linh, BR-VT cịn có khá nhiều lễ
hội tôn thờ các vị Thần, các anh hùng dân tộc như lễ hội Đức Thánh Trần, lễ hội giỗ
Tổ Hùng Vương ở Vũng Tàu,... Điều này cho thấy mức độ phong phú của các loại
lễ hội và bản sắc văn hóa độc đáo của các vùng cư dân địa phương trong tỉnh [7; 16]
Các di tích tập trung nhiều nhất ở thành phố Vũng Tàu, Côn Đảo, Long
Đất…Đặc biệt, sự hòa quyện giữa cảnh quan thiên nhiên sơn thủy hữu tình với các
di sản văn hóa ở Vũng Tàu và Côn Đảo đã tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt đối với du
khách. Tài nguyên du lịch văn hóa vật thể và phi vật thể cùng với cảnh quan tự
nhiên phong phú, đa dạng chính là lợi thế so sánh, hấp dẫn du khách đến BR-VT và
cũng là điều kiện tốt để phát triển loại hình DL MICE.
2.1.3 Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật , lưu trú và khu du lịch phục vụ
du lịch tốt
BR-VT nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có tài nguyên thiên
nhiên (đặc biệt là dầu khí và cảng biển là 2 ưu thế rất mạnh của tỉnh) nên ngay từ
sau năm 1975, cả nước đã dồn sức người, sức của đầu tư vào đây để khai thác “vàng
đen” cho tổ quốc, đồng thời quy hoạch xây dựng các cảng biển lớn thông thương
với quốc tế và với các địa phương khác cho cả khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên.
Tài nguyên tự nhiên cùng với vị thế là cửa ngõ thông thương quốc tế và khu vực đã
25
giúp cho tỉnh BR-VT có một hệ thống giao thơng phát triển đồng bộ và được đầu tư
một cách rất bài bản. Các tuyến đường liên xã, huyện được đánh giá là tốt nhất cả
nước. Hệ thống điện, đường, trường trạm, hệ thống viễn thơng, thơng tin liên lạc
hồn chỉnh và hiện đại, thuận tiện chính là cơ sở quan trọng cho sự phát triển DL
MICE tại tỉnh BR-VT.
Từ BR-VT có thể đi đến các tỉnh miền Đơng Nam Bộ, Tây Nam Bộ thông
qua hệ thống đường bộ, đường sông và đường biển, đường hàng không:
Đường bộ: so với nhiều địa phương khác trong cả nước thì BR-VT có hệ
thống đường bộ tương đối khá và đồng bộ với tổng chiều dài là 2700km. so với cả
nước thì mật độ giao thông tỉnh tương đối cao (2,25km/1000 dân), 100% số xã có
đường trải nhựa. Hiện nay tỉnh vẫn đang đầu tư mở rộng các tuyến đ ường chính.
Quốc lộ 51: 4 làn xe, lộ giới 25,5m
Quốc lộ 55: đi Xuyên Mộc, Hàm Tân, Phan Thiết đã nâng cấp với tổng chiều
dài 56,2km và sẽ tiếp tục mở rộng trong thời gian tới. Đây là tuyến đường quan
trọng trong việc giao lưu khu vực ven biển nối vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
và các tỉnh Nam Trung Bộ.
Quốc lộ 56: dài 32km đã được nâng cấp và sẽ tiếp tục mở rộng trong thời
gian tới.
Đường cao tốc Vũng Tàu-Biên Hòa: khi hoàn thành sẽ phá thế độc quyền
của quốc lộ 51. Dự án đang được thực hiện và sẽ hoàn t hành trong thời gian tới( quy
mô với 4 làn xe, lộ giới 23m)
Tỉnh lộ 44A: là đường du lịch ven biển đang được đầu tư mở rộng. Các tuyến
đường Phước Bửu-Hồ Tràm, Mỹ Xn-Ngãi Giao-Hịa Bình-Bình Châu đã được
nâng cấp và tiếp tục mở rộng trong tương lai. Đường Láng Cái-Long Sơn: đã hoàn
thành với lộ giới 40,5m
Hiện trong thành phố có một bến xe liên tỉnh với quy mô 2ha, vận chuyển
hành khách đạt 13,8 triệu hành khách/năm. Phương tiện vận tải gồm 1184 xe ôtô
chở khách, 67 tàu và 44 thuyền gỗ. Ngồi ra cịn có bến xe bus công cộng, bến xe
thành phố
Đường sắt: Hiện đang nghiên cứu xây dựng tuyến đường sắt Biên Hòa –
Vũng Tàu.