Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

thiết kế giáo án điện tử môn vật lí lớp 10 nâng cao sử dụng microsoft powerpoint và adobe presenter 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.97 MB, 80 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƢ PHẠM
BỘ MÔN VẬT LÝ

THIẾT KẾ GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ MÔN VẬT LÍ LỚP 10
NÂNG CAO SỬ DỤNG MICROSOFT POWERPOINT
VÀ ADOBE PRESENTER 7
Luận văn tốt nghiệp
Ngành: SƢ PHẠM VẬT LÝ – CÔNG NGHỆ

GV hƣớng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

Vƣơng Tấn Sĩ

Huỳnh Công Hà
Mã số sv: 1117586
Lớp: TL1192A1
Khóa: 37

Cần Thơ, ngày 27 tháng 04 năm 2015


LỜI CẢM ƠN

Sau những cố gắng và nỗ lực, cuối cùng em đã hoàn thành luận
văn tốt nghiệp đại học. Để đạt đƣợc thành quả nhƣ ngày hôm nay, em
đã nhận đƣợc sự ủng hộ và giúp đỡ của nhiều ngƣời.
Em xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến thầy Vƣơng Tấn Sĩ,
ngƣời đã hết lòng chỉ dạy, hƣớng dẫn, đóng góp những ý kiến quý báu


cũng nhƣ đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp em có thể hoàn thành tốt
đề tài luận văn.
Tiếp theo, em xin gửi lời cảm ơn đến Ba Mẹ, những ngƣời thân
trong gia đình và bạn bè đã luôn ủng hộ và động viên em trong suốt
thời gian khó khăn nhất của 4 năm đại học.
Sau cùng, em xin chúc quý thầy cô của trƣờng Đại học Cần
Thơ, đặc biệt quý thầy cô của Khoa Sƣ Phạm đƣợc nhiều sức khỏe và
thành công trong cuộc sống.
Em xin chân thành cảm ơn!
Trân trọng kính chào.
Cần Thơ, ngày 27 tháng 04 năm 2015
Sinh viên thực hiện

Huỳnh Công Hà


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện. Các số liệu, kết
quả phân tích trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ
công trình nghiên cứu nào trƣớc đây.
Mọi tham khảo, trích dẫn đều đƣợc chỉ rõ nguồn trong danh mục tài liệu tham khảo của
luận văn.
Cần Thơ, ngày 27 tháng 04 năm 2015
Tác giả

Huỳnh Công Hà


Luận Văn Tốt Nghiệp


GVHD: Vƣơng Tấn Sĩ

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................ 1
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: ........................................................................................................... 1
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ................................................................................................... 1
III. HẠN CHẾ TỒN TẠI CỦA ĐỀ TÀI ...................................................................................... 1
IV. PHƢƠNG PHÁP VÀ PHƢƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU ..................................................... 2
1. Phƣơng pháp nghiên cứu: ................................................................................................. 2
2. Phƣơng tiện nghiên cứu:................................................................................................... 2
V. CÁC GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI ........................................................................... 2

PHẦN NỘI DUNG .................................................................... 3
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ ................................................................. 3
I. KHÁI QUÁT VỀ GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ ................................................................................ 3
1. Khái niệm về giáo án điện tử. ........................................................................................... 3
2. Quy trình thiết kế giáo án điện tử ..................................................................................... 3
2.1. Xác định mục tiêu bài học ......................................................................................... 4
2.2. Lựa chọn kiến thức cơ bản của bài dạy, xác định đúng những nội dung trọng tâm,
trọng điểm của bài cấu trúc các kiến thức cơ bản theo ý định bài học. .............................. 5
2.3. Multimedia hóa kiến thức .......................................................................................... 6
2.4. Xây dựng các thƣ viện tƣ liệu .................................................................................... 7
2.5. Lựa chọn ngôn ngữ hoặc các phần mềm trình diễn để xây dựng tiến trình dạy học
thông qua các hoạt động cụ thể ......................................................................................... 7
2.6. Chạy thử chƣơng trình, sửa chữa và hoàn thiện.......................................................... 7
II. CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ ......................................................... 7
1. Mục đích chính của việc xây dựng bài giảng điện tử......................................................... 7
2. Kỹ năng trình bày ............................................................................................................. 7
3. Kỹ năng giảng bày ........................................................................................................... 8
4. Đáp ứng tiêu chí tự học .................................................................................................... 8

5. Kỹ năng Multimedia ........................................................................................................ 8
6. Soạn câu hỏi..................................................................................................................... 8
7. Nguồn tƣ liệu ................................................................................................................... 8
8. Từ khóa............................................................................................................................ 8
CHƢƠNG II: THIẾT KẾ GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ SỬ DỤNG ......................................................... 9
MICROSOFT POWERPOINT 2003............................................................................................ 9
I. CHUẨN BỊ .......................................................................................................................... 9
1. Mở trình xử lý tiếng Việt (Unikey): .................................................................................. 9
2. Mở chƣơng trình Powerpoint: .......................................................................................... 9
3. Lƣu file: ......................................................................................................................... 10
II. THỰC HIỆN NỘI DUNG ................................................................................................. 10
1. Chọn định dạng trang thích hợp cho nội dung đƣa vào ................................................... 10
2. Đƣa nội dung vào slide ................................................................................................... 11
3. Thêm vào các slide mới .................................................................................................. 11
4. Chèn ngày và giờ (Date and time), số thứ tự trang (Page Number), Header, Footer. ....... 12
III. ĐỊNH DẠNG NỀN TRANG ............................................................................................ 12
1. Màu: Chọn More Colors................................................................................................. 13
2. Fill Effects (Gradient, Texture, Pattern, Picture). ............................................................ 13
IV. TẠO KỸ XẢO CHO TRANG VÀ CÁC ĐỐI TƢỢNG TRONG TRANG ....................... 14
i


Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: Vƣơng Tấn Sĩ

1. Lƣu file dƣới dạng *.pps. Ví dụ: bai 19. Luc dan hoi.pps. Trong thƣ mục D:\GIAO AN
DIEN TU ........................................................................................................................... 16
2. Đóng gói ........................................................................................................................ 16
VI. CÁC TIÊU CHUẨN CỦA GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ ............................................................. 18

1. Quy cách thiết kế ........................................................................................................... 18
2. Kết xuất giáo án theo chuẩn E – Learning ...................................................................... 18
3. Một số yếu tố cần thiết khi giảng bài dùng giáo án điện tử.............................................. 18
CHƢƠNG III : THIẾT KẾ GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ SỬ DỤNG POWERPOINT & ADOBE
PRESENTER 7.......................................................................................................................... 19
I. MỞ ĐẦU ........................................................................................................................... 19
II. QUY TRÌNH XÂY DỰNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ DÙNG ADOBE PRESENTER 7 ...... 19
III. HƢỚNG DẪN SỬ DỤNG ADOBE PRESENTER .......................................................... 20
1. Cài đặt Adobe Presenter ................................................................................................. 20
2. Sử dụng phần mềm Adobe Presenter .............................................................................. 21
2.1. Thiết lập ban đầu cho bài giảng điện tử.................................................................... 21
2.2. Thiết lập các thông tin giáo viên .............................................................................. 23
2.3. Ghi âm bài giảng, đƣa âm thanh vào bài giảng ......................................................... 25
2.3.1. Cách ghi âm lời giảng và đƣa vào bài giảng ...................................................... 26
2.3.2. Đƣa âm thanh (dƣới dạng file) vào bài giảng .................................................... 27
2.3.3. Đồng bộ âm thanh với các slide trình chiếu: ...................................................... 27
2.4. Chèn hình ảnh ......................................................................................................... 28
2.5. Chèn câu hỏi trắc nghiệm, tƣơng tác, vấn đáp (Quiz) ............................................... 29
2.5.1. Add Question: để thêm câu hỏi trắc nghiệm với nhiều dạng khác nhau. Click vào
Add Question, ta có các dạng câu hỏi đánh giá nhƣ sau: ............................................. 30
2.5.2. Add Quiz: bổ sung thêm loại câu hỏi và xử lý cách làm bài của học sinh. ......... 30
2.6. Các dạng câu hỏi trắc nghiệm .................................................................................. 32
2.6.1. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn (Multiple choice) ...................................... 32
2.6.2. Câu hỏi dạng Đúng – Sai (True – False) ........................................................... 34
2.6.3. Câu hỏi dạng điền khuyết (Fill-in-the-blank)..................................................... 35
2.6.4. Câu hỏi có câu trả lời ngắn với ý kiến của mình (Short answer) ........................ 36
2.6.5. Câu hỏi dạng ghép đôi (Matching) .................................................................... 36
2.6.6. Loại câu hỏi điều tra, thăm dò, đánh giá mức độ tiếp thu – Linker .................... 36
2.7. Cài đặt kết quả hiển thị ............................................................................................ 37
Hình 2.7 ......................................................................................................................... 37

2.8. Cài đặt các kiểu thống kê ......................................................................................... 37
2.9. Việt hóa các thông tin, nút lệnh trong bài trình chiếu ............................................... 38
3. Xuất trình bài giảng điện tử lên mạng ................................................................................. 39
IV. CÁC THIẾT BỊ HỖ TRỢ ................................................................................................... 40
Hình 4.2. Bút trình chiếu............................................................................................................ 41
Hình 4.3. Bút anten .................................................................................................................... 41
Hình 4.4. Máy quayCHƢƠNG IV: ỨNG DỤNG THIẾT KẾ MỘT SỐ GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ
MÔN VẬT LÍ LỚP 10............................................................................................................... 41
CHƢƠNG IV: ỨNG DỤNG THIẾT KẾ MỘT SỐ GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ MÔN VẬT LÍ LỚP 10
.................................................................................................................................................. 42
I. Giáo án điện tử bài “ Chuyển động cơ ” (sách giáo khoa vật lí 10 nâng cao) ....................... 42
II. Giáo án điện tử bài “ Lực. Tổng hợp và phân tích lực” (SGK Vật Lí 10 NC) .................... 52
CHƢƠNG V: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM .............................................................................. 72
1. Mục đích thực nghiệm ....................................................................................................... 72
ii


Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: Vƣơng Tấn Sĩ

2. Đối tƣợng thực nghiệm ...................................................................................................... 72
3. Phƣơng pháp đánh giá thực nghiệm sƣ phạm ..................................................................... 72
4. Tiến hành thực nghiệm sƣ phạm......................................................................................... 72

PHẦN KẾT LUẬN .................................................................. 73
I. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................... 73
II. NHỮNG HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................... 73
III. NHỮNG DỰ ĐỊNH TRONG TƢƠNG LAI ..................................................................... 73


TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 74

iii


Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: Vƣơng Tấn Sĩ

PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Đổi mới phƣơng pháp dạy học đang là vấn đề hết sức cấp bách hiện nay, nền kinh tế
tri thức đòi hỏi ngành giáo dục phải đào tạo ra những con ngƣời năng động sáng tạo, có
khả năng tự học tự đánh giá, biết cách cộng tác với mọi ngƣời để phát triển cá nhân hòa
hợp với sự phát triển của cộng đồng. Do đó từ chỗ áp dụng các phƣơng pháp dạy học mà
ngƣời thầy đóng vai trò trung tâm, thì chúng ta phải chuyển sang hƣớng dạy học lấy học
sinh làm trung tâm, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của ngƣời học.
Thực tế cho thấy chất lƣợng giáo dục và đào tạo trong nhà trƣờng phổ thông ở nƣớc
ta đang từng bƣớc đƣợc nâng cao. Việc cải cách sách giáo khoa là một bƣớc tiến rõ rệt
của nền giáo dục Việt Nam. Tuy nhiên, nền giáo dục nƣớc ta vẫn còn kém phát triển so
với xu thế tiến bộ của thời đại. Do cơ sở vật chất trang thiết bị ở trƣờng phổ thông chƣa
đáp ứng hết nhu cầu của sách giáo khoa làm hạn chế các ƣu điểm của sách giáo khoa
mới. Đặc biệt là đối với chƣơng trình sách giáo khoa vật lí mới hiện nay, tuy nội dung
phong phú và hiện đại hơn, mang tính khoa học và sát thực tế hơn. Nhƣng vẫn chƣa đủ
để việc dạy và học đạt hiệu quả cao nên cần áp dụng phƣơng pháp tiên tiến và các
phƣơng tiện hiện đại. [6]
Nhìn chung xã hội phát triển đã đặt ra yêu cầu đổi mới cho ngành giáo dục thì cũng
mang lại cho ngành giáo dục nhiều phƣơng tiện mới để thực hiện nhiệm vụ của mình. Ở
đây tôi muốn nói đến sự phát triển nhƣ vũ bão của ngành công nghệ thông tin; với máy vi
tính, máy chiếu, mạng internet và các phần mềm ứng dụng…Trong đó phù hợp nhất với

mức độ phát triển của nƣớc ta hiện nay là việc sử dụng phần mềm Microsoft PowerPoint
và một số phần mềm khác để thiết kế giáo án điện tử phục vụ cho giảng dạy. Nếu giáo
viên có một hệ thống giáo án điện tử đƣợc thiết kế hay, theo hƣớng dạy học tích cực thì
chắc chắn việc giảng dạy sẽ có hiệu quả cao hơn.
Đối với tôi, bản thân là một sinh viên sƣ phạm thì tôi thấy đây là một công việc hết
sức thiết thực của ngƣời giáo viên, đó là hành trang là cơ sở vững chắc để tôi bƣớc vào
sự nghiệp giảng dạy sau này. Và đây cũng chính là động lực để tôi quyết định thực hiện
đề tài nghiên cứu “ Thiết kế giáo án điện tử môn Vật Lí lớp 10 nâng cao sử dụng Microsoft PowerPoint và Adobe Presenter 7” với mong muốn công trình này sẽ góp phần
thiết thực vào việc đổi mới phƣơng pháp dạy học hiện nay.

II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Thiết kế giáo án điện tử Vật Lí lớp 10 nâng cao nhằm phục vụ nhu cầu tự học, tự
nghiên cứu của các học sinh ngày càng lớn ở nƣớc ta, đồng thời là tài liệu tham khảo cho
các giáo viên ở trƣờng trung học phổ thông. Sử dụng phần mềm Microsoft PowerPoint và
Adobe Presenter 7 để thiết kế giáo án điện tử đƣợc xây dựng theo nội dung sách giáo
khoa lớp 10 nâng cao, nhằm góp một phần nhỏ trong công cuộc đổi mới phƣơng pháp
dạy học ở nƣớc ta hiện nay.

III. HẠN CHẾ TỒN TẠI CỦA ĐỀ TÀI
Do thời gian thực hiện đề tài có giới hạn, trong quá trình thực hiện gặp nhiều khó
khăn, vƣớng mắc nên việc thiết kế giáo án điện tử đƣa vào luận văn còn hạn chế. Hình
1


Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: Vƣơng Tấn Sĩ

ảnh minh họa, flash nhúng vào bài giảng chƣa phong phú, đa dạng. Mặc khác, việc
nghiên cứu và tìm hiểu các phần mềm hỗ trợ, trang thiết bị hiện đại phục vụ cho việc

thiết kế giáo án điện tử còn hạn chế nên việc hoàn thành luận văn còn gặp nhiều khó
khăn, thiếu sót.

IV. PHƢƠNG PHÁP VÀ PHƢƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU
1. Phƣơng pháp nghiên cứu:
- Tìm hiểu chung các phần mềm xây dựng giáo án điện tử thông qua sách, giáo trình,
Internet và thông qua các thầy cô, bạn bè.
- Tìm hiểu phần mềm Microsoft PowerPoint và Adobe Presenter 7.
- Nghiên cứu sách giáo khoa Vật Lí 10 hiện hành.
- Tiến hành thiết kế giáo án điện tử sử dụng Microsoft PowerPoint 2003, chuyển hóa
thành giáo án điện tử trực tuyến thông qua phần mềm Adobe Presenter đƣợc tích hợp
trên Microsoft PowerPoint 2003.

2. Phƣơng tiện nghiên cứu:
- Máy vi tính, phần mềm Microsoft PowerPoint 2003 và phần mềm Adobe Presenter
7.
- Sách giáo khoa Vật Lí lớp 10 nâng cao.
- Một số phần mềm hỗ trợ thực hiện đề tài: Snagit 10, Quick Time, Total Video
Converter.

V. CÁC GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
- Nhận đề tài từ GVHD.
- Nghiên cứu các tài liệu có liên quan và khai thác các nguồn tài nguyên có trên Internet.
- Lập đề cƣơng chi tiết.
- Tiến hành viết lý thuyết nộp GVHD chỉnh sửa, bổ sung.
- Thiết kế giáo án điện tử sử dụng phần mềm Microsoft PowerPoint & Adobe Presenter 7.
- Hoàn thành luận văn.
- Bảo vệ luận văn tốt nghiệp.[9]
* Các chữ viết tắt trong đề tài:
Học sinh: HS

Giáo viên: GV
Sách giáo khoa: SGK
Trung học phổ thông: THPT
Công nghệ thông tin: CNTT
Dạy học: DH
Học tập: HT

Thí nghiệm: TN
Giáo dục: GD
Phƣơng pháp: PP
Sách giáo viên: SGV
Phƣơng pháp dạy học: PPDH
Vật lí: VL
Trung học cơ sở: THCS

2


Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: Vƣơng Tấn Sĩ

PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ
I. KHÁI QUÁT VỀ GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ
Trong thời gian gần đây, giáo án điện tử đƣợc sử dụng tƣơng đối phổ biến ở nhiều bộ
môn. Giáo án điện tử có thể thiết kế với bất kỳ ngôn ngữ lập trình nào tùy theo trình độ
có đƣợc về công nghệ thông tin của ngƣời viết hoặc dựa vào các phần mềm trình diễn có
sẵn nhƣ Frontpage, Publisher, PowerPoint… Trong đó thiết kế bài giảng với phần mềm
Microsoft PowerPoint là đơn giản và dễ sử dụng nhất đối với đa số các giáo viên ở nƣớc

ta hiện nay.

1. Khái niệm về giáo án điện tử.
Giáo án điện tử là một hình thức tổ chức bài lên lớp mà ở đó toàn bộ kế hoạch dạy học
đều thực hiện thông qua môi trƣờng multimedia do máy tính tạo ra. [5]
Multimedia đƣợc hiểu là đa phƣơng tiện, đa môi trƣờng và đa truyền thông. Trong
môi trƣờng multimedia, thông tin đƣợc truyền dƣới dạng: văn bản (text), đồ họa (graphics), ảnh động (animation), ảnh tĩnh (image), âm thanh (audio) và phim video (video
clip).[5]
Đặc trƣng cơ bản nhất của giáo án điện tử là toàn bộ kiến thức bài học, mọi hoạt động
điều khiển của giáo viên đều đƣợc multimedia hóa.
Cần phân biệt khái niệm sách giáo khoa điện tử, giáo trình điện tử, giáo án điện tử và
bài giảng điện tử.
Sách giáo khoa hay giáo trình điện tử là tài liệu giáo khoa, mà trong đó kiến thức đƣợc
trình bày với nhiều kênh thông tin khác nhau nhƣ bản đồ, đồ họa, hình ảnh động, hình
ảnh tĩnh, âm thanh,… Đặc điểm quan trọng của sách giáo khoa điện tử là kiến thức đƣợc
khai thác theo nhiều phƣơng án khác nhau: trọng tâm, đơn giản hoặc chi tiết… thuận tiện
cho ngƣời học tra cứu và tìm kiếm thông tin nhanh. Ngày nay, sách giáo khoa điện tử còn
cho phép kết nối cập nhật thêm các thông tin mới từ các trang Web mà địa chỉ đã có sẵn
trong sách giáo khoa điện tử.
Giáo án điện tử là bản thiết kế toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học của giáo viên trên
giờ lên lớp, toàn bộ hoạt động dạy học đó đã đƣợc multimedia hóa một cách chi tiết, có
cấu trúc chặt chẽ và logic đƣợc quy định bởi cấu trúc của bài học. Giáo án điện tử là sản
phẩm của hoạt động thiết kế bài dạy đƣợc thể hiện bằng vật chất trƣớc khi bài dạy đƣợc
tiến hành. Giáo án điện tử chính là bản thiết kế của bài giảng điện tử, chính vì vậy xây
dựng giáo án điện tử hay thiết kế bài giảng điện tử là cách gọi khác nhau cho một hoạt
động cụ thể để có đƣợc bài giảng điện tử.

2. Quy trình thiết kế giáo án điện tử
Giáo án điện tử có thể đƣợc xây dựng theo quy trình gồm 6 bƣớc:
- Xác định mục tiêu bài học.

- Lựa chọn kiến thức cơ bản, xác định đúng những nội dung trọng tâm.
- Multimedia hóa từng đơn vị kiến thức.
- Xây dựng thƣ viện tƣ liệu.
- Lựa chọn ngôn ngữ hoặc phần mềm dễ trình diễn để xây dựng tiến trình dạy học
thông qua các hoạt động cụ thể.
- Chạy thử chƣơng trình, sửa chữa và hoàn thiện.
Dƣới đây là nội dung cụ thể của từng bƣớc:
3


Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: Vƣơng Tấn Sĩ

2.1. Xác định mục tiêu bài học
Mục tiêu là cái đích cần phải đạt đƣợc sau mỗi bài học, do chính giáo viên đề ra để
định hƣớng hoạt động dạy học. Mục tiêu giống mục đích ở chỗ đều là cái đề ra nhằm đạt
đến, nhƣng chúng khác nhau cơ bản:
- Mục đích (aim) là mục tiêu khái quát, dài hạn.
Ví dụ: mục đích của chƣơng trình trung học phổ thông.
- Mục tiêu (objective) là mục đích ngắn hạn, cụ thể.
Ví dụ: mục tiêu của một bài dạy học.
Nhƣ vậy, mục đích quy định mục tiêu. Mục đích chung của chƣơng trình quy định
mục tiêu cụ thể của các chƣơng, các bài cụ thể ở lớp.
Xác định mục tiêu đúng, cụ thể mới có căn cứ để tổ chức hoạt động dạy học khoa học
và đánh giá khách quan, lƣợng hóa kết quả dạy học. Trong dạy học, hƣớng tập trung vào
học sinh, thông thƣờng mục tiêu phải chỉ rõ học xong bài, học sinh đạt đƣợc cái gì. Ở đây
là mục tiêu học tập (Learning objectives) chứ không phải mục tiêu dạy học (Teaching objectives).
Mỗi mục tiêu cụ thể nên diễn đạt bằng một động từ để xác định rõ mức độ học sinh
cần đạt đƣợc bằng hành động, tránh viết chung chung nhƣ “nắm đƣợc”, “hiểu đƣợc”…

Để viết mục tiêu cụ thể nên dùng các động từ nhƣ: phân tích, so sánh, liên hệ, tổng hợp,
chứng minh, đo đạc, tính toán, quan sát, lập đƣợc, vẽ đƣợc, thu thập, áp dụng,…
Mục tiêu đƣợc đề ra nhằm vào việc đảm bảo thực hiện nhiệm vụ. Liên quan đến 3
nhiệm vụ cơ bản của lý luận dạy học, bài học thƣờng có các mục tiêu và kiến thức, kỹ
năng, thái độ.
Theo Bloom, nhóm mục tiêu nhận thức có 6 nhóm từ thấp đến cao: [3]
- Biết: nhận biết, ghi nhớ, tái hiện, định nghĩa khái niệm.
- Hiểu: thông báo, thuyết minh, tóm tắt, thông tin, giải thích, suy rộng.
- Vận dụng: vận dụng kiến thức vào tình huống mới.
- Phân tích: nhận biết các bộ phận của một tổng thể, so sánh, phân tích, đối chiếu,
phân loại.
- Tổng hợp: tập trung các bộ phận thành một thể thống nhất, lập kế hoạch, dự đoán.
- Đánh giá: khả năng đƣa ra ý kiến một vấn đề

4


Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: Vƣơng Tấn Sĩ

Đánh giá
Tổng hợp
Phân tích
Vận dụng
Hiểu
Biết
2.2. Lựa chọn kiến thức cơ bản của bài dạy, xác định đúng những nội dung trọng
tâm, trọng điểm của bài cấu trúc các kiến thức cơ bản theo ý định bài học.
Những nội dung đƣa vào chƣơng trình và sách giáo khoa phổ thông đƣợc chọn lọc từ

khối lƣợng tri thức đồ sộ của khoa học bộ môn, sắp xếp theo logic khoa học và logic sƣ
phạm, đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn, tính giáo dục, tính phổ thông của chƣơng
trình. Tuy nhiên trong thực tế quá trình dạy học, đã có nhiều mâu thuẫn xuất hiện giữa:
- Khối lƣợng tri thức phong phú và thời gian tiết lên lớp có hạn (45 phút) với nhiều
nhiệm vụ đa dạng.
- Yêu cầu đảm bảo tính khoa học và đảm bảo tính vừa sức đối với học sinh.
- Yêu cầu đảm bảo sự lĩnh hội kiến thức vững chắc với sự phát triển những năng
lực nhận thức của học sinh.
Nhiều giáo viên đã rơi vào hai cực của việc dạy học: một số tham lam ôm đồm kiến
thức, làm cho tiết học nặng nề đối với học sinh, ngƣợc lại một số khác rơi vào cực kia
quá “tóm lƣợc” sách giáo khoa, không đảm bảo truyền thụ đầy đủ kiến thức cần thiết cho
học sinh. Kiến thức cơ bản là những kiến thức chƣa vạch ra đƣợc bản chất của sự vật hiện
tƣợng.[3]
Chọn đúng các kiến thức cơ bản của một bài dạy học là một công việc khó, phức tạp.
Để chọn đúng kiến thức cơ bản của một bài dạy học, cần phải quan tâm đến các điểm
sau:
- Nắm vững đối tƣợng và nhiệm vụ nghiên cứu của bộ môn. Do tính tổng hợp cao
của khoa học bộ môn mà nội dung tri thức liên quan đến hàng loạt ngành khoa học khác.
- Bám sát vào chƣơng trình dạy học và sách giáo khoa bộ môn. Đây là điều bắt
buộc tất yếu vì sách giáo khoa là tài liệu dạy học và học tập chủ yếu; chƣơng trình pháp
lệnh cần phải tuân theo. Căn cứ vào đó để lựa chọn kiến thức cơ bản là nhằm đảm bảo
5


Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: Vƣơng Tấn Sĩ

tính thống nhất của nội dung dạy học trong toàn quốc. Mặt khác, các kiến thức trong sách
giáo khoa đã đƣợc quy định để dạy cho học sinh. Do đó, chọn kiến thức cơ bản là kiến

thức ở trong đó chứ không phải là ở tài liệu nào khác.
Nắm vững chƣơng trình và sách giáo khoa, ngoài nắm vững nội dung từng chƣơng,
từng bài, giáo viên cần có cái nhìn tổng quát chung toàn bộ chƣơng trình và mối liên hệ “
móc xích” giữa chúng để thấy tất cả các mối liên quan và sự kế tiếp. Do đó mới xác định
đƣợc đúng đắn những vấn đề, khái niệm… cần giảng kỹ, cần đi sâu, cần bổ sung vào và
giảm bớt đi đƣợc mà không có hại đến toàn bộ hệ thống kiến thức, trên cơ sở đó chọn lọc
các kiến thức cơ bản.
Tuy nhiên, để xác định đúng kiến thức cơ bản mỗi bài thì cần phải đọc thêm tài liệu,
sách báo tham khảo để mở rộng hiểu biết về vấn đề cần dạy học và tạo khả năng chọn
đúng kiến thức cơ bản. Đồng thời “ muốn chọn lọc cái không nhiều, cái quan trọng
thƣờng phải học tập rất nhiều (hầu nhƣ tất cả mọi thứ) và không phải chỉ học tập mà còn
phải hiểu biết khá sâu sắc nữa”. Điều đáng chú ý là khi nghiên cứu nội dung sách giáo
khoa, giáo viên không chỉ dừng lại ở nội dung bài khóa mà phải nghiên cứu các bảng số
liệu thống kê, tranh ảnh, câu hỏi và bài tập trong sách giáo khoa với tƣ cách là một thành
phần của nội dung bài giảng.
Phải hết sức quan tâm đến trình độ học sinh (tức là chú ý đến đối tƣợng dạy học). Cần
phải biết học sinh đã nắm vững cái gì, dựa vào kiến thức của các em để cân nhắc lựa
chọn kiến thức cơ bản của bài giảng, xem kiến thức nào cần bổ sung, cải tạo hoặc cần
phát triển, đi sâu hơn.
Việc chọn lọc kiến thức cơ bản của bài dạy học có thể gắn kết với việc sắp xếp lại cấu
trúc của bài để làm nổi bật các mối liên hệ giữa các phần kiến thức của bài, từ đó làm rõ
thêm các trọng tâm, trọng điểm của bài. Việc làm này thật sự cần thiết, tuy nhiên không
phải ở bài nào cũng có thể áp dụng đƣợc. Cũng cần chú ý cấu trúc lại nội dung bài phải
tuân thủ nguyên tắc không làm biến đổi tinh thần cơ bản của bài học mà các tác giả sách
giáo khoa đã dày công xây dựng.
2.3. Multimedia hóa kiến thức
Đây là bƣớc quan trọng nhất cho việc thiết kế bài giảng điện tử, là nét đặc trƣng cơ
bản của bài giảng điện tử để phân biệt với các bài giảng truyền thống hoặc các bài giảng
có sự hỗ trợ một phần của máy vi tính. Việc multimedia hóa kiến thức đƣợc thực hiện
qua các bƣớc: [5]

- Dữ liệu hóa thông tin kiến thức.
- Phân loại kiến thức đƣợc khai thác dƣới dạng văn bản, bản đồ, đồ họa, ảnh tĩnh,
phim, âm thanh… Kiến thức cho một bài lên lớp thƣờng rất nhiều, hình thức tổ chức hoạt
động dạy học rất phong phú và đa dạng. Giáo viên cần chọn một nội dung kiến thức nào
đƣợc trình bày dƣới dạng văn bản, sơ đồ, tranh ảnh, video clip…những hình ảnh, sơ đồ,
video clip đó đƣợc trình bày dƣới dạng nguồn tri thức hỗ trợ cho học sinh hoạt động học
tập chứ không chỉ minh họa đơn thuần.
- Tiến hành sƣu tập hoặc xây dựng mới nguồn tƣ liệu sẽ sử dụng trong bài học.
Nguồn tƣ liệu này thƣờng đƣợc lấy từ một phần mềm dạy học nào đó hoặc từ Internet,
Encarta…hoặc đƣợc xây dựng mới bằng đồ họa, hoặc ảnh quét, ảnh chụp, quay video,
bằng các phần mềm đồ họa chuyên dụng nhƣ Macromedia Flash…
- Chọn lựa các phần mềm dạy học có sẵn cần dùng đến trong bài học để đặt liên
kết.
- Xử lý các tƣ liệu thu đƣợc để nâng cao chất lƣợng về hình ảnh, âm thanh. Khi sử
dụng các đoạn phim, hình ảnh, âm thanh cần phải đảm bảo các yêu cầu về mặt nội dung,
phƣơng pháp, thẩm mỹ và ý đồ sƣ phạm.
6


Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: Vƣơng Tấn Sĩ

2.4. Xây dựng các thƣ viện tƣ liệu
Sau khi có đƣợc đầy đủ tƣ liệu cần dùng cho bài giảng điện tử, phải tiến hành sắp xếp
lại thành thƣ viện tƣ liệu, tức là tạo đƣợc cây thƣ mục hợp lý. Cây thƣ mục hợp lý sẽ tạo
điều kiện tìm kiếm thông tin nhanh chóng và giữ đƣợc các liên kết trong bài giảng đến
các tập tin âm thanh, video clip khi sao chép bài giảng từ ổ đĩa này sang ổ đĩa khác, từ
máy này sang máy khác.
2.5. Lựa chọn ngôn ngữ hoặc các phần mềm trình diễn để xây dựng tiến trình dạy

học thông qua các hoạt động cụ thể
Sau khi đã có các thƣ viện tƣ liệu, giáo viên cần lựa chọn các ngôn ngữ hoặc các phần
mềm trình diễn thông dụng để tiến hành xây dựng giáo án điện tử.
Trƣớc hết cần chia quá trình dạy học trong giờ lên lớp thành các hoạt động nhận thức
cụ thể. Dựa vào các hoạt động đó để định ra các slide (trong PowerPoint) hoặc các trang
Frontpage. Sau đó xây dựng nội dung cho các trang (các slide). Tùy theo nội dung cụ thể
mà thông tin trên mỗi trang/slide có thể là văn bản, đồ họa, tranh ảnh, âm thanh, video
clip…
Văn bản trình bày ngắn gọn cô động, chủ yếu là các tiêu đề và dàn ý cơ bản. Nên dùng
một loại font chữ phổ biến, đơn giản, màu chữ đƣợc dùng thống nhất tùy theo mục đích
sử dụng của văn bản nhƣ câu hỏi gợi mở, dẫn dắt hoặc giảng giải, giải thích, ghi nhớ, câu
trả lời… Khi trình bày nên sử dụng sơ đồ khối để học sinh thấy ngay đƣợc cấu trúc logic
của những nội dung trình bày.
Đối với mỗi bài dạy nên dùng khung, màu nền (background) thống nhất cho tất cả các
trang/slide, hạn chế sử dụng các màu quá chói hoặc quá tƣơng phản nhau.
Không nên lạm dụng các hiệu ứng biểu diễn theo kiểu “bay nhảy” thu hút sự tò mò
không cần thiết của học sinh, làm phân tán chú ý trong học tập, mà cần chú ý đến làm nổi
bật các nội dung trọng tâm, khai thác triệt để các ý tƣởng tiềm ẩn bên trong các đối tƣợng
trình diễn thông qua việc nêu vấn đề, hƣớng dẫn, tổ chức hoạt động nhận thức nhằm phát
triển tƣ duy của học sinh. Cái quan trọng là đối tƣợng trình diễn không chỉ để thầy tƣơng
tác với máy tính mà chính sự hỗ trợ một cách hiệu quả sự tƣơng tác thầy – trò, trò – thầy.
Cuối cùng là thực hiện các liên kết (hyperlink) hợp lý, logic giữa các đối tƣợng trong
bài giảng. Đây chính là ƣu điểm nổi bật trong bài giảng điện tử nên cần khai thác tối đa
khả năng liên kết. Nhờ sự liên kết này mà bài giảng đƣợc tổ chức một cách linh hoạt,
thông tin đƣợc truy xuất kịp thời, học sinh dễ tiếp thu.
2.6. Chạy thử chƣơng trình, sửa chữa và hoàn thiện
Sau khi thiết kế xong phải tiến hành chạy thử chƣơng trình, kiểm tra các sai sót đặc
biệt là các liên kết để tiến hành sửa chữa và hoàn thiện. Kinh nghiệm cho thấy không nên
chạy thử từng phần trong khi thiết kế.


II. CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ
1. Mục đích chính của việc xây dựng bài giảng điện tử
a. Giúp ngƣời học hiểu bài dễ hơn, chính xác hơn.
b. Đề cao tính tự học nhờ bài giảng điện tử, đáp ứng tính cá thể trong học tập.
c. Giúp ngƣời học có thể tự học ở mọi nơi, mọi lúc, trên mọi thiết bị.

2. Kỹ năng trình bày
a. Màu sắc không lòe loẹt.
b. Không có âm thanh ồn ào.
c. Chữ đủ to, rõ, không quá nhỏ.
7


Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: Vƣơng Tấn Sĩ

d. Không ghi nhiều chữ chi chít.
e. Mỗi slide nên có chủ đề (title).
f. Có slide ngăn cách khi chuyển chủ đề lớn.

3. Kỹ năng giảng bày
a. Tránh không thao thao bất tuyệt từ đầu đến cuối.
b. Hãy đặt câu hỏi trao đổi, khuyến khích ngƣời học phát biểu.
c. Trƣớc khi giảng bài, cần tìm hiểu đối tƣợng nghe giảng, tâm lý và mong muốn của
họ, cố gắng hãy nói cái họ cần hơn là cái mình có.

4. Đáp ứng tiêu chí tự học
a. Có nội dung phù hợp.
b. Có tính sƣ phạm.


5. Kỹ năng Multimedia
a. Có âm thanh.
b. Có video giáo viên giảng bài.
c. Có hình ảnh, video clips minh họa về chủ đề đang giảng.
d. Công nghệ: Chuẩn SCORM, AICC, công cụ dễ dùng, có thể online hay offline…(giải quyết vấn đề mọi lúc, mọi nơi).

6. Soạn câu hỏi
Các câu hỏi ở đây không phải để thi cử, lấy điểm. Các câu hỏi đƣợc xây dựng nhằm
kích thích tính động não của ngƣời học, thực hiện phƣơng châm lấy ngƣời học làm trung
tâm, chú trọng tính chủ động. Có những nội dung không nên giảng luôn, mà chuyển sang
thảo luận, trả lời câu hỏi gợi ý.

7. Nguồn tƣ liệu
Có nguồn tƣ liệu phong phú liên quan đến bài học. Tài liệu, website tham khảo để
ngƣời học tự chủ học thêm. Tuy nhiên cũng tránh việc trích dẫn tràn lan.

8. Từ khóa
Để gợi ý ngƣời học đặt từ khóa để tìm trên mạng. Tốt nhất có cả tiếng Anh và tiếng
Việt. Ví dụ: làm thế nào để biết cách tách âm thanh ra khỏi đĩa CD, DVD? Mấu chốt nằm
ở chỗ từ khóa: Ripper.

8


Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: Vƣơng Tấn Sĩ

CHƢƠNG II: THIẾT KẾ GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ SỬ DỤNG

MICROSOFT POWERPOINT 2003
Microsoft PowerPoint giúp tạo ra một loạt các công cụ trình diễn có minh họa, nhờ đó
có thể thiết kế các mẫu chủ yếu cho bài báo cáo, bài giảng với các trang tiêu đề, văn bản,
các biểu bảng, biểu đồ, các hình họa, ảnh chụp đƣợc quét vào máy tính, các hoạt hình,
các phim video và âm thanh. Với các khả năng đó, nhiều giáo viên đã tận dụng PowerPoint để thiết kế giáo án điện tử. [9]
Sử dụng PowerPoint để soạn thảo giáo án điện tử cho phép tạo ra một tập các slide theo
cấu trúc logic của bài giảng. Mỗi một slide thƣờng chứa đựng trên đó một đơn vị kiến
thức cần truyền thụ của bài giảng. Các slide đƣợc liên kết với nhau trong một file và lần
lƣợt xuất hiện theo một trật tự đƣợc quy định bởi ngƣời soạn.
Việc xây dựng giáo án điện tử trên máy tính không chỉ cho phép lƣu trữ hệ thống các
bài giảng của từng môn học theo từng chức năng mà còn cho phép cập nhật, sửa đổi để
nâng cao chất lƣợng của bài giảng theo thời gian. Trong PowerPoint, số lƣợng các Slide
cũng nhƣ mỗi liên kết giữa chúng là hoàn toàn tùy ý.
Đặc điểm nổi bật của các trình ứng dụng trên Windows là chúng có thể phát huy cao
độ những khả năng đồ họa của máy tính. Cũng nhƣ vậy, PowerPoint cho phép tạo ra các
Slide với những dáng vẻ khác nhau (màu nền, kiểu chữ, màu chữ) rất đa dạng và phong
phú, nhờ đó đã tăng cƣờng đƣợc sự chú ý, kích thích hứng thú, tránh đƣợc tâm lý buồn
chán, mỏi mệt khi phải làm việc chỉ với bảng đen và phấn trắng.
Việc liên kết các file dữ liệu hầu hết các chƣơng trình trên Windows đã cho PowerPoint khả năng sử dụng thêm các công cụ khác để phục vụ cho tiến trình dạy học nhƣ: vẽ
các biểu bảng, biểu đồ, đồ thị, xử lý các bảng số liệu…
Các hiệu ứng tác động lên các đối tƣợng trên các Slide nhƣ hiệu ứng xuất hiện các
dòng văn bản, các hình vẽ, ảnh chụp,…khả năng trình diễn các hoạt ảnh, phim video, ghi
âm lời thuyết minh không chỉ đã làm cho hoạt động dạy học diễn ra phù hợp với logic
của quá trình nhận thức mà còn có tác dụng làm cho thế giới khách quan đƣợc tái tạo lại
một cách có chọn lọc và sinh động, kích thích hứng thú, tăng cƣờng sự chú ý và niềm tin
của học sinh trong quá trình dạy học nhận thức.
Việc trình bày các slide theo thời gian có thể đƣợc thực hiện ở ba chế độ tự động, có
định thời gian hoặc không theo thời gian. Biết cách sử dụng hợp lý ba chế độ này sẽ cho
phép giám sát và khống chế đƣợc thời gian trình bày. Nhờ vậy, bài giảng luôn đƣợc thực
hiện đúng theo tiến độ đã đƣợc định sẵn.

Với chức năng Pointer Option, Powerpoint cung cấp một công cụ viết hoặc vẽ trên
nền các slide để đánh dấu các điểm trọng yếu trong nội dung trình bày và có thể dễ dàng
xóa đi mà không làm ảnh hƣởng đến các đối tƣợng đã đƣợc tạo ra trƣớc đó trên slide.
Đây là một chức năng rất ƣu việt, thƣờng đƣợc dùng để nhấn mạnh nội dung kiến thức
nào đó trong khi giảng dạy. [4]
Để thực hiện một bài giảng dùng Powerpoint, ta làm theo thứ tự các bƣớc sau:

I. CHUẨN BỊ
1. Mở trình xử lý tiếng Việt (Unikey):
Chọn bảng mã Unicode, kiểu gõ tiếng Việt (Telex, vini…).

2. Mở chƣơng trình Powerpoint:
a/ Chọn font chữ sẽ sử dụng trong slide, mặc định là Arial.
b/ Chọn định dạng cho slide phù hợp với nội dung muốn trình bày.
9


Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: Vƣơng Tấn Sĩ

- Vào menu Format/Slide Layout
Các định dạng trang: Text Layouts, Content Layouts, Text and Content.

Hình 2

3. Lƣu file:
Vào menu File/ Save as, đặt tên file ví dụ: bài 1.ppt

II. THỰC HIỆN NỘI DUNG

1. Chọn định dạng trang thích hợp cho nội dung đƣa vào
- Nhƣ tiêu đề, đoạn văn bản, hình, phim, bảng tính, biểu đồ…

Hình 1a

Hình 1b

10


Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: Vƣơng Tấn Sĩ

Hình 1c

Hình 1d

2. Đƣa nội dung vào slide
2.1. Văn bản
- Trực tiếp gõ vào hay copy từ tài liệu dán vào ( nhớ mở Text Box và chọn canh lề là
Justify). Các tiêu đề phải chọn định dạng Bold.
2.2. Hình, audio, video, flash.
- Vào menu Insert/ Picture, Movies and Sounds, Flash Movie,…

Hình 2.2a

Hình 2.2b

3. Thêm vào các slide mới

- Vào Insert/ New Slide (Ctrl + M).
- Nếu muốn thêm 1 Slide mới có cùng định dạng ta chọn Insert/ Duplicate Slide.

11


Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: Vƣơng Tấn Sĩ

Hình 3a

Hình 3b

4. Chèn ngày và giờ (Date and time), số thứ tự trang (Page Number), Header,
Footer.
-Vào menu Insert/ Slide Number, Date and Time.

Hình 4

III. ĐỊNH DẠNG NỀN TRANG
Trang trí cho nền của trang trình chiếu vào menu Format/ Background, ta có 2
định dạng:

12


Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: Vƣơng Tấn Sĩ


1. Màu: Chọn More Colors.

Hình 1a

Hình 1b

2. Fill Effects (Gradient, Texture, Pattern, Picture).

Hình 2a

Hình 2b

13


Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: Vƣơng Tấn Sĩ

Hình 2c

Hình 2d

Chú ý khi chọn Background cho Slide:
- Nếu màu chữ đậm thì background phải có màu nhạt và ngƣợc lại.
- Các trang nội dung bài giảng (văn bản và công thức) nên chọn nền trang màu trắng.
 Thực hiện trình chiếu (F5):

IV. TẠO KỸ XẢO CHO TRANG VÀ CÁC ĐỐI TƢỢNG TRONG

TRANG
- Vào menu Slide Show/ Slide Transition – Custom Animation: để tạo kỹ xảo cho
slide khi chuyển trình chiếu từ slide này sang slide khác – kỹ xảo cho các đối tƣợng trong
trang.
* Kỹ xảo trang
* Kỹ xảo cho các đối tƣợng trong trang

14


Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: Vƣơng Tấn Sĩ

Hình 1a

Hình 1b

Hình 1c

Hình 1d

Hình 1e

Hình 1f

V. ĐÓNG GÓI

15



Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: Vƣơng Tấn Sĩ

1. Lƣu file dƣới dạng *.pps. Ví dụ: bai 19. Luc dan hoi.pps. Trong thƣ mục D:\GIAO
AN DIEN TU

Hình 1

2. Đóng gói
2.1. Chọn File > Package for CD để mở cửa sổ Package for CD, đặt tên: GIAO
AN DIEN TU.

Hình 2.1a
Hình 2.1b
2.2. Click Option và chọn Embedded True Type font để mang theo font chữ đã dùng
trong file trình chiếu.

16


Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: Vƣơng Tấn Sĩ

Hình 2.2
- Để bảo vệ file đóng gói có thể đặt thêm Password. Click OK.
2.3. Chọn vị trí để lƣu tập tin đóng gói:


Hình 2.3a
- Nếu muốn lƣu trên đĩa CD, chọn Copy to CD và đặt đĩa CD trắng vào.
- Nếu muốn lƣu trên ỗ đĩa cứng, chọn Copy to Folder và Click nút Browse để chọn ỗ
đĩa hay thƣ mục muốn ghi. Click OK.

Hình 2.3b

17


Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: Vƣơng Tấn Sĩ

VI. CÁC TIÊU CHUẨN CỦA GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ
1. Quy cách thiết kế
- Tiêu đề: chọn size 44.
- Nội dung: chọn size 28 – 32.
- Font: chọn font Arial (loại font chữ không chân).
- Mỗi Slide chỉ khoảng 7 dòng hoặc 5 bullet.
- Màu nền của Slide và màu nền của Text phải tƣơng phản (nên chọn nền màu
sáng, màu của Text thƣờng là màu xanh dƣơng, xanh lá, cam nhạt, vàng…).
- Thống nhất cách trình bày nội dung nên chọn định dạng cho các Slide là Slide
Master.
- Từ khóa.
- Chèn hình, video để minh họa sinh động nội dung.
- Slide tóm tắt các ý trên bài giảng.
* Các điều nên tránh:
- Các Slide chỉ có tiêu đề mà không có nội dung.
- Quá nhiều dòng Text trên cùng một Slide (tránh copy toàn bộ trang Word đƣa

vào).
- Sử dụng quá nhiều hiệu ứng.
- Sử dụng quá nhiều Slide khi trình bày một chủ đề.

2. Kết xuất giáo án theo chuẩn E – Learning
Giáo án thiết kế từ Powerpoint có thể đƣợc dùng trong dạy và học ở nhiều hình
thức nhƣ để giảng bài trên lớp, để học tập trực tuyến, hay cũng có thể dùng cho HS tự
học ở nhà. Thông qua việc kết hợp với các phần mềm Lecturemaker, Adobe Presenter
cho phép kết xuất bài giảng ra nhiều định dạng khác nhau theo tiêu chuẩn SCO (Sharable
Content Object), SCORM (Sharable Content Object Reference Model) để phục vụ cho
các hệ thống học tập trực tuyến (LMS) ở mức độ cao.

3. Một số yếu tố cần thiết khi giảng bài dùng giáo án điện tử
- Hấp dẫn.
- Gây ấn tƣợng với học sinh.
- Cùng với một số thủ thuật để tạo tình huống bất ngờ khi trình chiếu.
* Các điều nên tránh:
- Khi giảng bài đọc lại toàn bộ nội dung trên Slide.
- Đứng che màn hình trình chiếu.
- Không giảng đƣợc bài dùng phấn bảng khi cúp điện.
* Sử dụng phím tắt [4]
Để hỗ trợ bài giảng điện tử linh hoạt, cần sử dụng các phím tắt sau đây:
- Shift + F5: trình chiếu.
- ESC: dừng trình chiếu.
- Ctrl + P: lấy bút mực vẽ, khoanh tròn ý.
- E: xóa đƣờng gạch chân, dấu khoanh tròn.
- ESC: cất bút màu đi.
- Ctrl + H: che dấu chuột và nút.
- Dấu “=”: hiển thị hay che dấu chuột.
- B/W: Chuyển nền trang sang Đen/Trắng khi đối tác với học sinh, hay nghỉ giải

lao.
18


Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: Vƣơng Tấn Sĩ

- Sang trang kế tiếp: phím Space, N, phím mũi tên
chuột trái.
- Về trang trƣớc: phím BackSpace, P, phím mũi tên
- Chọn trang: phím số + Enter.

,
,

, phím Enter, PgUp,
, phím PgUp.

CHƢƠNG III : THIẾT KẾ GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ SỬ DỤNG POWERPOINT & ADOBE PRESENTER 7
I. MỞ ĐẦU
PowerPoint thuần túy là để trình chiếu, cần phải có ngƣời dẫn chƣơng trình và thuyết
minh. Powerpoint rất mạnh và mềm dẻo trong việc soạn thảo.[5]
Adobe Presenter là một add-in tích hợp với Microsoft Powerpoint giúp chuyển đổi các
bài trình chiếu Powerpoint sang dạng tƣơng tác multimedia, có lời thuyết minh (narration), có câu hỏi tƣơng tác (quiz) và khảo sát (surveys), tạo hoạt động điều khiển dẫn dắt
chƣơng trình (animation), và tạo mô phỏng (simulation) một cách chuyên nghiệp. [5]
Adobe Presenter đã biến Powerpoint thành công cụ soạn bài giảng E – Learning, có
thể tạo bài giảng để học sinh tự học, ghi lại lời giảng, hình ảnh của giáo viên đang giảng
bài, chèn các câu hỏi tƣơng tác, các bảng flash, chèn các hoạt động ghi lại từ bất cứ phần
mềm nào khác qua flash và có thể đƣa bài giảng lên giảng trực tuyến…

Bài giảng trực tuyến E – Learning đƣợc đƣa trực tiếp vào hệ thống Moodle (mã nguồn
mở) quản lý tài nguyên và quản lý học tập.
Ngoài Adobe Presenter ra, còn có các phần mềm soạn bài giảng điện tử khác nhƣ:
Lecturemaker, Adobe Captivate, Adobe Authoware, Camtasia, Microsoft Producer và
LCDS.
Điều khẳng định là Adobe Presenter tạo ra bài giảng điện tử tƣơng thích với chuẩn
quốc tế về E – Learning là AICC, SCORM 1.2 and SCORM 2004. Nếu kết hợp với
Adobe Connect, là phần mềm họp và học ảo, bạn có thể tạo ra môi trƣờng học tập mọi
nơi, mọi lúc (any where, any time), trên mọi thiết bị (any devices) miễn là thiết bị có nối
mạng với trình duyệt web và phải có phần mềm Flash player.
Vì thế Adobe Presenter đáp ứng đƣợc các tiêu chí của cục CNTT – Bộ GD & ĐT đặt
ra trong việc thiết kế bài giảng. (Vì vậy, họ khuyến khích nên sử dụng).
Đây là phần mềm có bản quyền của hãng Adobe, mọi ngƣời đều có thể tải bản dùng
thử 30 ngày tại địa chỉ hoặc cũng có thể tìm từ
những nguồn cung cấp khác bằng cách sử dụng tìm kiếm Google với từ khóa Adobe Presenter (có kèm theo key). Tuy nhiên không khuyến khích vì có thể nhiễm vi rút.

II. QUY TRÌNH XÂY DỰNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ DÙNG
ADOBE PRESENTER 7
Công đoạn 1: Thiết kế bài giảng trên Powerpoint.
Sử dụng Powerpoint tạo bài trình chiếu và nội dung bài giảng. Có thể dùng các bài
giảng Powerpoint đã có sẵn để tiết kiệm thời gian và chỉnh sửa lại cho phù hợp với quan
điểm của ngƣời dạy.

Công đoạn 2: Biên tập bài giảng sử dụng các công cụ của Presenter.
Đƣa multimedia vào bài giảng: cụ thể là video, âm thanh, thuyết minh bài giảng; đƣa
các file flash; đƣa các câu hỏi tƣơng tác (quizze), câu hỏi khảo sát và có thể đƣa file âm
thanh đã ghi sẵn sao cho phù hợp với đúng hoạt hình.

Công đoạn 3: Xem lại bài giảng và công bố trên mạng.
19



×