Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Thực hiện quy chế dân chủ trong các trường trung học phổ thông thành phố móng cái tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 120 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
––––––––––––––––––

VŨ KHẮC TÙNG

THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ TRONG
CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
THÀNH PHỐ MÓNG CÁI TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
––––––––––––––––––

VŨ KHẮC TÙNG

THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ TRONG
CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
THÀNH PHỐ MÓNG CÁI TỈNH QUẢNG NINH
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60 14 01 14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC


Người hướng dẫn khoa học: GS.TSKH Nguyễn Văn Hộ

THÁI NGUYÊN - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng nội dung của bản luận văn này chƣa đƣợc nộp cho
bất kỳ một chƣơng trình cấp bằng cao học nào cũng nhƣ bất kỳ một chƣơng
trình đào tạo cấp bằng nào khác.
Tôi cũng xin cam kết thêm rằng bản Luận văn này là nỗ lực cá nhân tôi.
Các kết quả, phân tích, kết luận trong luận văn này (ngoài các phần đƣợc trích
dẫn) đều là kết quả làm việc của cá nhân tôi
Người viết luận văn

Vũ Khắc Tùng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, em xin bày tỏ lòng biết ơn và sự kính trọng tới
Lãnh đạo trƣờng Đại học sƣ phạm - Đại học Thái Nguyên, các Thầy giáo Cô
giáo đã tham gia giảng dạy và cung cấp những kiến thức cơ bản, sâu sắc, tạo
điều kiện giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu tại nhà trƣờng.
Đặc biệt, với tấm lòng thành kính, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến
Giáo sƣ- Tiến sĩ khoa học Nguyễn Văn Hộ, ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn khoa
học và tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn

thành luận văn.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn Lãnh đạo UBND, Phòng GD&ĐT, Cán
bộ quản lý và giáo viên các trƣờng THPT thành phố Móng Cái cùng bạn bè,
ngƣời thân đã tạo điều kiện cả về thời gian, vật chất, tinh thần cho tác giả trong
suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, mặc dù bản thân
đã luôn cố gắng nhƣng chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Kính
mong đƣợc sự góp ý, chỉ dẫn của các Thầy, các Cô và các bạn đồng nghiệp.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Quảng Ninh, ngày 08 tháng 8 năm 2014
Tác giả

Vũ Khắc Tùng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................ iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ v

MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................... 1
2. Mục đích ............................................................................................... 3
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu ....................................................... 4
4. Giả thuyết khoa học .............................................................................. 4

5. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................ 4
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ................................................................ 4
7. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................... 5
8. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn ........................................ 6
9. Kết cấu của luận văn ............................................................................. 6
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN
CHỦ TRONG TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ........................ 1
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ............................................................. 1
1.2. Dân chủ, dân chủ cơ sở và dân chủ trong trƣờng học ......................... 4
1.2.1. Dân chủ ........................................................................................... 4
1.2.2. Quy chế dân chủ .............................................................................. 9
1.2.3. Quy chế dân chủ trong trƣờng học ................................................. 10
1.2.4. Quản lý và quản lý nhà trƣờng ...................................................... 13
1.3. Quy chế dân chủ trong trƣờng trung học phổ thông .......................... 16
1.3.1. Nội dung thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trƣờng THPT ........ 16
1.3.2. Trƣờng THPT và quản lý trƣờng THPT ......................................... 23
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

1.3.3. Quản lý quá trình thực hiện quy chế dân chủ trong trƣờng THPT.. 27
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ
CƠ SỞ TRONG CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
THÀNH PHỐ MÓNG CÁI .................................................................... 32
2.1. Vài nét về thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh ............................ 32
2.1.1. Đặc điểm chung ............................................................................. 32
2.1.2. Thực trạng phát triển giáo dục và đào tạo trên địa bàn .................. 33
2.2. Thực trạng thực hiện quy chế dân chủ sở trong các trƣờng THPT
TP Móng Cái ........................................................................................... 36
2.2.1. Thực trạng việc nhận thức quy chế dân chủ .................................. 36

2.2.2. Thực trạng các nội dung thực hiện quy chế dân chủ ...................... 44
2.3. Đánh giá chung về thực trạng thực hiện quy chế dân chủ ở các
trƣờng THPT trên địa bàn TP Móng Cái ................................................. 49
2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc................................................................. 49
2.3.2. Những hạn chế .............................................................................. 51
2.3.3. Nguyên nhân của những kết quả và hạn chế .................................. 53
Chƣơng 3: BIỆN PHÁP THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ CƠ
SỞ TRONG CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ MÓNG CÁI ................................................... 58
3.1. Định hƣớng và các nguyên tắc đề xuất biện pháp ............................. 58
3.1.1. Định hƣớng đề xuất biện pháp ....................................................... 58
3.1.2. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp ................................................. 58
3.2. Các biện pháp cụ thể ........................................................................ 61
3.2.1. Tuyên truyền, giáo dục về quy chế dân chủ trong trƣờng học
cho mọi đối tƣợng liên quan .................................................................... 61
3.2.2. Hoàn thiện các quy định nội bộ đảm bảo cho quá trình dân chủ
hoá đƣợc thực hiện tốt trong mọi hoạt động giáo dục của nhà trƣờng ..... 66

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

3.2.3. Tăng cƣờng vai trò lãnh đạo và quản lý của Hiệu trƣởng trong việc
thực hiện dân chủ ở nhà trƣờng ................................................................. 69
3.2.4. Phối kết hợp tốt hơn nữa các tổ chức, đoàn thể, các lực lƣợng giáo dục
trong việc thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trƣờng..................................... 72
3.2.5. Giáo dục cho học sinh ý thức thực hiện quyền làm chủ của mình
trong nhà trƣờng ...................................................................................... 77
3.2.6. Xây dựng bầu không khí dân chủ, đấu tranh phê và tự phê cùng
với chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, giáo viên ................ 80

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ....................................................... 82
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết, khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất........ 83
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................................................... 90
1. Kết luận ............................................................................................... 90
2. Khuyến nghị ........................................................................................ 92
TÀI LIỆUTHAM KHẢO ...................................................................... 93
PHỤ LỤC

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CBQL

: Cán bộ quản lý

CNV

: Công nhân viên

GV

: Giáo viên

QCDC

: Quy chế dân chủ


THPT

: Trung học phổ thông

TP

: Thành phố

CBGV - CNV

: Cán bộ giáo viên - công nhân viên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Đội ngũ giáo viên THPT của TP Móng Cái ............................. 34
Bảng 2.2. Thống kê chất lƣợng giáo dục THPT của TP Móng Cái .......... 35
Bảng 2.3. Nhận thức của cán bộQL và giáo viên về tầm quan trọng của thực
hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của nhà trƣờng ................... 37
Bảng 2.4. Nhận thức của học sinh về tầm quan trọng của thực hiện quy
chế dân chủ trong các hoạt động của nhà trƣờng ...................... 38
Bảng 2.5. Nhận thức của cha mẹ học sinh về tầm quan trọng của thực
hiện quy chế dân chủ trong trƣờng học ..................................... 39
Bảng 2.6. Nhận thức của CBQL và GV về mục tiêu thực hiện quy chế
dân chủ trong nhà trƣờng (n = 120) .......................................... 40
Bảng 2.7. Quan niệm về các nội dung thực hiện quy chế dân chủ trong
các trƣờng THPT ...................................................................... 41
Bảng 2.8. Nhận thức về mức độ trách nhiệm của Hiệu trƣởng ................. 42

Bảng 2.9. Nhận thức về trách nhiệm của GV, CNV trong thực hiện
QCDC ....................................................................................... 43
Bảng 2.10. Những việc nhà trƣờng đã làm để thực hiện quy chế dân chủ .................. 44
Bảng 2.11. Đánh giá kết quả các nội dung đã thực hiện theo quy chế
dân chủ ..................................................................................... 45
Bảng 2.12. Đánh giá về việc thực hiện nội dung hoạt động ..................... 47
Bảng 2.13. Đánh giá về nguyên nhân dẫn đến thành công trong thực
hiện QCDC trong nhà trƣờng .................................................... 54
Bảng 2.14. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong thực hiện QCDC ........... 55
Bảng 3.1. Kết quả khảo sát tính cần thiết của các biện pháp ................... 84
Bảng 3.2. Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp ...................... 84
Bảng 3.3. Tƣơng quan giữa tính cần thiết và khả thi của các biện pháp .. 87

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cùng với xu hƣớng phát triển thời đại - Xu hƣớng hoà bình, hợp tác
quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới (toàn cầu hoá) đã làm xuất hiện ở
nƣớc ta thời cơ và vận hội lớn để nhân dân ta phấn đấu thực hiện khát
vọng: Đó là xây dựng một nƣớc Việt Nam "Dân giàu nƣớc mạnh xã hội
công bằng dân chủ văn minh" nhân dân ta không chỉ đứng trƣớc những
thời cơ lớn, mà còn phải đối mặt với những thách thức vô cùng khó khăn.
Muốn thực hiện đƣợc mục tiêu xây dựng đất nƣớc, chúng ta phải huy động
đƣợc sức mạnh của toàn dân; phải thục hiện đƣợc lời dạy của Chủ tich Hồ
Chí Minh: "Nƣớc ta là nƣớc dân chủ; Bao nhiêu lợi ích đều vì dân; Bao
nhiêu quyền hạn đều vì dân; Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm
của dân".

Dân chủ trong khuôn khổ pháp luật đƣợc thể chế bằng luật pháp
nhà nƣớc và đƣợc thực thi bằng hệ thống chính trị gọi là chế độ dân chủ.
Hiệu quả dân chủ thể hiện trực tiếp đến nhân dân là ở cấp cơ sở. Đƣờng
lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nƣớc có đi vào cuộc sống hay
không đƣợc thể hiện trực tiếp ở cấp cơ sở.
Quy chế dân chủ ở cơ sở là sự pháp luật hoá phƣơng châm "dân biết, dân
bàn, dân làm, dân kiểm tra". Việc triển khai thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở
theo chỉ thị 30 CT-TW ngày 18/2/1998 của Bộ Chính trị và nghị định số
71/1998/NĐ-CP tháng 9/1998 của chính phủ, ngày 01/3/2000, Bộ trƣởng Bộ
giáo dục và đào tạo đã ban hành quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của
nhà trƣờng. Trong quy chế nêu rõ trách nhiệm của hiệu trƣởng, của giáo viên,
cán bộ, công chức; những việc ngƣời học đƣợc biết và tham gia ý kiến; trách
nhiệm của nhà trƣờng; trách nhiệm của đơn vị, các đoàn thể, tổ chức trong nhà
trƣờng. Quy chế đã đáp ứng đƣợc nguyện vọng của cán bộ, giáo viên, công nhân
viên trong các nhà trƣờng theo phƣơng châm: đƣợc biết, đƣợc bàn, đƣợc tham
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

gia ý kiến, đƣợc giám sát, kiểm tra và mở ra một cuộc vận động thực hiện dân
chủ hoá trong các trƣờng học. Từ lãnh đạo ngành giáo dục đến các cơ sở giáo
dục đều nhận thức đúng tầm quan trọng của việc xây dựng và thực hiện quy chế
dân chủ trong các hoạt động giáo dục và đào tạo. Từ đó đã phát huy quyền làm
chủ của cán bộ, giáo viên, công nhân viên, góp phần xây dựng nhà trƣờng văn
hoá, nhà giáo mẫu mực, học sinh chăm ngoan thanh lịch. Hơn nữa, tăng cƣờng
trách nhiệm của hiệu trƣởng nhà trƣờng cũng nhƣ trách nhiệm của mỗi cán bộ,
giáo viên trong việc thực hiện công tác quản lý giáo dục, công tác giảng dạy và
phục vụ giảng dạy. Mỗi ngƣời của ngành giáo dục đều hiểu rõ, thực hiện quy chế
dân chủ ở trƣờng học là quyền lợi, trách nhiệm của bản thân, góp phần làm cho
sự nghiệp giáo dục của đất nƣớc ngày càng ổn định và phát triển bền vững.

Chúng ta đã và đang đƣợc hƣởng thụ nền giáo dục đang trên đà phát triển. Nền
giáo dục Việt Nam đang có những bƣớc chuyển mình đáng khích lệ. Hiện nay
dƣ luận và báo giới rất quan tâm tới chất lƣợng giáo dục và đào tạo.
Sự nghiệp đổi mới đất nƣớc hiện nay đòi hỏi phải phát huy đƣợc
quyền làm chủ của nhân dân lao động, thu hút nhân dân tham gia quản lý
nhà nƣớc, kiểm soát nhà nƣớc, khắc phục tình trạng suy thoái, quan liêu,
mất dân chủ và nạn tham nhũng. Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban chấp
hành Trung ƣơng Đảng khóa VIII (tháng 6 năm 1997) khẳng định, khâu
quan trọng và cấp bách trƣớc mắt là phát huy quyền làm chủ của nhân dân
ở cơ sở. Bác Hồ nói rất giản dị rằng dân chủ là dân là chủ, dân làm chủ, là
dân tin, dân muốn nói, muốn bàn việc nƣớc và làm việc nƣớc. Thực hành
dân chủ là nhằm phát huy sức sáng tạo, lực lƣợng vật chất và tinh thần của
nhân dân trong công cuộc kiến tạo xã hội mới ấm no, hạnh phúc. Phát huy
quyền làm chủ của nhân dân lao động, mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa
(XHCN) vừa là mục tiêu, vừa là động lực bảo đảm cho thắng lợi của cách
mạng, của công cuộc đổi mới ở Việt Nam. Với tinh thần ấy, Đại hội IX
của Đảng xác định lại một lần nữa vị trí, tầm quan trọng lâu dài và bức
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

thiết của vấn đề dân chủ. Đại hội đã xác định mục tiêu chiến lƣợc của
cách mạng nƣớc ta trong thời kỳ mới là thực hiện dân giàu, nƣớc mạnh, xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh. Tuy nhiên, quyền làm chủ của nhân dân còn
bị vi phạm ở nhiều nơi, trên nhiều lĩnh vực, tệ quan liêu, tham nhũng vẫn còn
nghiêm trọng và chƣa bị đẩy lùi. Tình trạng khiếu kiện, điểm nóng chính trị xã hội còn xảy ra ở nhiều nơi làm giảm lòng tin của nhân dân vào Đảng, Nhà
nƣớc, ảnh hƣởng không tốt đến sản xuất và đời sống.
Trong các trƣờng THPT ở thành phố Móng Cái, việc thực hiện Quy chế dân
chủ ở cơ sở bƣớc đầu đã tạo ra không khí dân chủ trong các trƣờng học, góp phần
vào việc dạy tốt, học tốt. Tuy nhiên cũng giống nhƣ nhiều cơ quan, đơn vị thuộc

nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác, vẫn còn có trƣờng học triển khai chậm hoặc
triển khai hình thức. Có trƣờng do thiếu dân chủ dẫn đến gây mất đoàn kết, khiếu
kiện. Điều đó ảnh hƣởng không tốt tới chất lƣợng dạy và học, đến uy tín của
ngành giáo dục đối với xã hội, đối với nhân dân.
Thực hiện có hiệu quả Quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy đƣợc quyền
làm chủ của cán bộ giáo viên - công nhân viên trong các trƣờng THPT ở thành
phố Móng Cái vẫn là một đòi hỏi, một yêu cầu cấp bách góp phần vào thực hiện
thắng lợi vào Nghị quyết TW lần thứ tám của Ban chấp hành Trung ƣơng khoá XI
" Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo". Vì vậy, việc lựa chọn triển
khai đề tài "Thực hiện Quy chế dân chủ trong các trường trung học phổ thông
trên địa bàn Thành phố Móng Cái, Quảng Ninh " là cần thiết.
2. Mục đích
Trên cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng việc thực hiện Quy chế dân
chủ cơ sở trong các trƣờng THPT ở thành phố Móng Cái hiện nay, đề xuất một
số biện pháp thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở trong các trƣờng THPT của
thành phố đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục THPT của
thành phố.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động quản lý việc thực hiện Qui chế dân chủ cơ sở trong các
trƣờng THPT
3.2. Đối tƣợng nghiên cứu
Các biện pháp triển khai Qui chế dân chủ cơ sở trong các trƣờng
THPT trên địa bàn thành phố Móng Cái tỉnh Quảng Ninh.
4. Giả thuyết khoa học
Việc thực hiện qui chế dân chủ cơ sở ở các trƣờng THPT trên địa bàn

thành phố Móng Cái đã đƣợc quan tâm, bƣớc đầu đã thực hiện khá đầy đủ các
các nội dung và hình thức triển khai. Tuy nhiên, quá trình triển khai còn bộc lộ
một số hạn chế, bất cập. Nếu đề xuất và thực hiện các biện pháp phù hợp với
điều kiện thực tế của mỗi trƣờng thì việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở các
trƣờng sẽ đạt đƣợc kết quả tốt; sẽ phát huy đƣợc vai trò trách nhiệm của mọi
thành viên, chất lƣợng giáo dục của nhà trƣờng sẽ đƣợc cải thiện.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Xác định cơ sở lý luận về dân chủ cơ sở và dân chủ cơ sở trong
trƣờng học và triển khai thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở ở trƣờng THPT;
5.2. Phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở trong các
trƣờng THPT ở thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh những năm qua;
5.3. Đề xuất một số biện pháp triển khai thực hiện Quy chế dân chủ cơ
sở trong các trƣờng THPT ở thành phố Móng Cái đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo
dục hiện nay.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Đề tài đƣợc nghiên cứu việc thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở trong 3
trƣờng: THPT Trần Phú, THPT Lý Thƣờng Kiệt, THPT Chu Văn An (ngoài công
lập) tại thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh từ năm học 2012 đến nay.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

Những ngƣời đƣợc khảo sát: Cán bộ quản lý, giáo viên chủ nhiệm,
giáo viên bộ môn, phụ huynh và học sinh các trƣờng THPT thành phố
Móng Cái tỉnh Quảng Ninh.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp nghiên cứu các tài liệu quản lý, dân chủ cơ sở
và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở các trƣờng THPT. Nghiên cứu các
văn bản quy phạm pháp luật về dân chủ cơ sở và thực hiện quy chế dân

chủ cơ sở trong ngành giáo dục và đào tạo.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phƣơng pháp quan sát: Quan sát các hoạt động của trƣờng khi triển
khai thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở để có thể hiểu rõ hơn tác dụng của
quy chế dân chủ cơ sở đến các hoạt động của nhà trƣờng.
- Phƣơng pháp điều tra bằng phiếu hỏi để nhận định, đánh giá rõ các
mặt mạnh, mặt yếu và tìm ra nguyên nhân của hạn chế, yếu kém về thực
hiện quy chế dân chủ cơ sở ở các trƣờng THPT thành phố Móng Cái; thăm
dò ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên về mức độ cần thiết và
tính khả thi của các biện pháp triển khai thực hiện quy chế dân chủ cơ sở
ở các trƣờng THPT.
- Phƣơng pháp chuyên gia nhằm đánh giá mức độ thực hiện quy chế
dân chủ ở các trƣờng THPT và mức độ tán thành về các biện pháp đề xuất.
- Phƣơng pháp tổng kết kinh nghiệm để tiến hành sƣu tầm, nghiên
cứu, phân tích các kinh nghiệm triển khai Quy chế dân chủ cơ sở ở các
trƣờng THPT thời gian qua.
7.3. Phương pháp xử lý số liệu thu được
Xử lý số liệu thu đƣợc bằng thống kê toán học và phân tích các số
liệu, các thông tin trong quá trình nghiên cứu, điều tra thu thập, phƣơng
pháp này sẽ giúp xác định một cách khách quan về việc triển khai quy chế
dân chủ cơ sở ở các trƣờng THPT.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

8. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn
Góp phần làm sáng tỏ lý luận về Quy chế dân chủ cơ sở và thực hiện
Quy chế dân chỉ cơ sở trong các trƣờng THPT.
Chỉ ra thực trạng thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở các trƣờng THPT
thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh; làm rõ những thành công và hạn chế

cùng những yêu cầu mới về việc thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở trong các
trƣờng THPT ở thành phố Móng Cái theo yêu cầu đổi mới giáo dục.
Đƣa ra các biện pháp và khuyến nghị thực hiện có hiệu quả Quy chế
dân chủ ở cơ sở trong các trƣờng THPT trên địa bàn của thành phố Móng Cái.
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng để tham khảo cho việc
triển khai thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trong các trƣờng THPT trên địa
bàn tỉnh Quảng Ninh.
9. Kết cấu của luận văn
Ngoài mở đầu, kết luận và khuyến nghị, luận văn gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận về thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trƣờng
trung học phổ thông.
Chƣơng 2. Thực trạng thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong các trƣờng
trung học phổ thông thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.
Chƣơng 3. Biện pháp thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong các trƣờng
trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ
TRONG TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Dân chủ, dân chủ ở cơ sở, Quy chế dân chủ ở cơ sở là vấn đề đƣợc nhiều
nhà khoa học, những ngƣời làm công tác lý luận quan tâm ở những góc độ, khía
cạnh khác nhau. Hệ thống chính trị của nƣớc ta dựa trên thiết chế quan
trọng đó là “Đảng lãnh đạo, Nhà nƣớc quản lý, nhân dân làm chủ”.
{19,486} Việc phát huy, thực hiện dân chủ phải đƣợc tiến hành một cách
thực sự có hiệu quả, không tách rời thiết chế trên với sự quyết tâm chính

trị của Đảng Cộng sản Việt nam và hệ thống pháp luật là công cụ quan
trọng nhất để đảm bảo thực thi quyền dân chủ của nhân dân. Nhà nƣớc
cũng quan tâm chú trọng tới việc phát huy dân chủ, bên cạnh đó vai trò
của các tổ chức đoàn thể có vai trò quan trọng trong việc trong việc phát
huy quyền dân chủ ở cơ sở.
Chính phủ nƣớc cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ra Nghị định
số 71/1998/NĐ-CP ngày 8-9-1998, về ban hành Quy chế thực hiện dân
chủ trong hoạt động của cơ quan.
Trên cơ sở Nghị định số 71/1998/NĐ-CP của chính phủ nói trên, Bộ
trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
đã ra Quyết định số 04/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 1-3-2000 về việc ban
hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của trƣờng học. Mục
đích của việc thực hiện dân chủ trong nhà trƣờng là nhằm phát huy quyền
làm chủ và huy động tiềm năng trí tuệ của hiệu trƣởng, nhà giáo, ngƣời
học, đội ngũ cán bộ, công chức trong nhà trƣờng thực hiện nhiệm vụ phát
triển giáo dục phù hợp với đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng và luật pháp
của Nhà nƣớc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

Sau khi ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của
nhà trƣờng, đã có một số bài viết cũng nhƣ công trình nghiên cứu của một
số tác giả đề cập đến vấn đề này, nhƣ: Luận văn Một số biện pháp của
hiệu trưởng nhằm tăng cường việc thực hiện dân chủ trong nội bộ trường
trung học phổ thông; Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài khoa học- công
nghệ cấp cơ sở tại trƣờng Bồi dƣỡng cán bộ Giáo dục và Đào tạo - Hà Nội
năm 2001 của chủ nhiệm đề tài Nguyễn Thị Minh;...Các công trình đã đề
cập đến một số vấn đề lí luận về dân chủ trong nội bộ nhà trƣờng, tìm hiểu

về thực trạng của việc thực hiện dân chủ trong nội bộ trƣờng THPT hiện
nay, nhƣ:
- Làm tốt vai trò quản lý nhà nƣớc của hiệu trƣởng, kết hợp đúng đắn chế
độ thủ trƣởng và nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý nhà trƣờng.
- Phát huy quyền chủ động của nhà trƣờng của nhà trƣờng, thực hiện
dân chủ, công khai trong việc quản lý nhà trƣờng đi đôi với việc giữ vững
nền nếp, kỷ luật, kỷ cƣơng trong nhà trƣờng.
- Nâng cao vai trò của các tổ chức chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã
hội khác trong việc thực hiện dân chủ ở nhà trƣờng và phối hợp cùng nhau
đẩy mạnh phong trào thi đua "dạy tốt - học tốt".
- Xây dựng mô hình "Trƣờng học có đời sống văn hoá tốt". Đẩy
mạnh việc thực hiện xã hội hoá công tác giáo dục ở nhà trƣờng.
Trong luận văn: Một số biện pháp xây dựng phong cách quản lý dân
chủ của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông thành phố Hải
Phòng của tác giả Nguyễn Thị Quỳnh (2004), khoa sƣ phạm- Đại học quốc
gia Hà Nội, đã nghiên cứu cơ sở lí luận và đi sâu tìm hiểu thực trạng
phong cách quản lý của hiệu trƣởng trƣờng THPT thành phố Hải Phòng.
- Tác giả chú trọng đến biện pháp tác động đến nhận thức của hiệu
trƣởng, làm sáng tỏ lí do của sự cần thiết phải có phong cách quản lí dân
chủ trong trƣờng học.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

- Cung cấp công cụ để các hiệu trƣởng tự đánh giá phong cách quản
lí của bản thân. Đặt ra định hƣớng sự rèn luyện của hiệu trƣởng.
- Tổ chức các hoạt động trong nhà trƣờng theo tinh thần dân chủ hoá.
Trong bài viết Thực hiện quy chế dân chủ ở trường học của tác giả
Nguyễn Thị Xuân Mai, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (Tạp chí
Giáo dục, số 100, 11/2004), tác giả đƣa ra một số giải pháp tăng cƣờng

vai trò lãnh đạo của chi bộ Đảng, tính gƣơng mẫu của đảng viên trong các
nhà trƣờng; trách nhiệm của hiệu trƣởng nhà trƣờng trong việc triển khai,
tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Tổ chức công đoàn trong các
trƣờng học thực hiện tốt chức năng của mình trong phối hợp, giám sát,
đôn đốc việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.
Đề tài "Thực hiện Quy chế dân chủ và xây dựng chính quyền cấp xã ở
nước ta hiện nay" do TS. Nguyễn Văn Sáu và GS. Hồ Văn Thông đồng chủ trì. Có
thể tìm hiểu khái quát về công trình nghiên cứu này qua cuốn sách cùng tên do
Nxb Chính trị quốc gia ấn hành năm 2003. Đề tài khoa học độc lập cấp Nhà nƣớc
về "Củng cố và tăng cường hệ thống chính trị ở cơ sở trong sự nghiệp đổi mới và
phát triển của nước ta hiện nay" do PGS.TS Hoàng Chí Bảo - Học viện Chính trị
Quốc gia Hồ Chí Minh làm chủ nhiệm, nghiệm thu 2002. Đề tài "Hệ thống chính
trị cấp cơ sở và dân chủ hóa đời sống xã hội nông thôn miền núi, vùng dân tộc
thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta" - TS. Nguyễn Quốc Phẩm chủ biên,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000. Đề tài "Hệ thống chính trị cơ sở - Đặc điểm,
xu hướng và giải pháp" của TS. Vũ Hoàng Công - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ
Chí Minh, Hà Nội, 2002. "Quy chế thực hiện dân chủ ở cấp xã - Một số vấn đề lý
luận và thực tiễn" của PGS. TS Dƣơng Xuân Ngọc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 2000. Các công trình nghiên cứu kể trên đã đi sâu nghiên cứu về việc thực hiện
Quy chế dân chủ gắn với tăng cƣờng hệ thống chính trị ở cơ sở nói chung, ở
cấp xã nói riêng. Ở đấy, các tác giả cũng chỉ ra phƣơng hƣớng và giải pháp
nhằm đảm bảo thực hiện Quy chế dân chủ ở xã, phƣờng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

Nhƣ vậy, trong các công trình nghiên cứu, những bài viết đã nêu, các
tác giả cũng đã ít nhiều bàn đến việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở,
đƣa ra những biện pháp thực hiện quy chế dân chủ ở các trƣờng học từ
trƣờng mầm non đến trƣờng trung học phổ thông hoặc của một đơn vị sự

nghiệp hay một địa phƣơng nào đó. Nhƣng các công trình nghiên cứu về
thực hiện quy chế dân chủ ở một cơ sở trƣờng học cụ thể thì chƣa nhiều.
Các công trình đi sâu nghiên cứu thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trong các
trƣờng THPT cũng còn rất hạn chế. Vì thế, đề tài nghiên cứu này hy vọng sẽ
góp phần làm sáng tỏ thêm cả về lý luận và thực tiễn vấn đề thực hiện Quy chế
dân chủ ở cơ sở, cơ quan, mà ở đây là ở trƣờng THPT trên địa bàn thành phố
Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn hiện nay.
1.2. Dân chủ, dân chủ cơ sở và dân chủ trong trƣờng học
1.2.1. Dân chủ
1.2.1.1. Khái quát chung về dân chủ
Theo từ điển bách khoa Việt Nam, tập 1, thì: Dân chủ là "hình thức tổ
chức thiết chế chính trị của xã hội dựa trên việc thừa nhận nhân dân là nguồn
gốc của quyền lực, thừa nhận nguyên tắc bình đẳng và tự do. Dân chủ cũng
đƣợc vận dụng vào tổ chức và hoạt động của những tổ chức và thiết chế
chính trị nhất định. Với tƣ cách là hình thức tổ chức chính trị của Nhà nƣớc,
dân chủ xuất hiện cùng với sự xuất hiện của Nhà nƣớc. Khác với các hình
thức khác của thiết chế nhà nƣớc trong thiết chế dân chủ, quyền của đa số,
quyền bình đẳng của công dân, tính tối cao của pháp luật đƣợc chính thức
thừa nhận, những cơ quan cơ bản của nhà nƣớc do bầu cử mà ra"[27].
Nói về dân chủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: dân là chủ và dân
làm chủ. Không thể có dân chủ nếu nhân dân không đƣợc làm chủ. Ngƣời cũng
chỉ ra rõ ràng rằng: Nƣớc ta là nƣớc dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao
nhiêu quyền hạn đều của dân. Công cuộc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của
dân... Nói tóm lại, quyền hành và lực lƣợng đều ở nơi dân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

Dân chủ là vấn đề không riêng một quốc gia hay một nền chính trị

nào quan tâm, nó đƣợc phần lớn các thể chế nhà nƣớc trên thế giới, nghiên
cứu khoa học, vận dụng. Tuy nhiên các thể chế nhà nƣớc có chế độ chính
trị khác nhau lại có những cơ chế dân chủ khác nhau. Dân chủ là một hiện
tƣợng lịch sử xã hội gắn liền với sự tồn tại và phát triển của đời sống con
ngƣời. Dân chủ mang ý nghĩa khởi nguồn là quyền lực thuộc về nhân dân .
Theo từ điển bách khoa-1994: Dân chủ là “Tôn trọng và thực hiện
quyền mọi ngƣời tham gia bàn bạc và quyết định công việc chung” Trong
ngôn ngữ hiện đại: Dân chủ có thể đƣợc hiểu là một hình thức tổ chức quyền
lực nhà nƣớc của một giai cấp, là một nguyên tắc tổ chức và quản lý xã hội, là
tính chất của các mối quan hệ giƣã các cộng đồng ngƣời, là một giá trị xã hội,
một lý tƣởng giải phóng con ngƣời hƣớng tới tự do và thực hiện quyền làm chủ
xã hội, làm chủ nhà nƣớc và làm chủ bản thân mình.
Dân chủ phải gắn liền với các mặt khác của xã hội. Dân chủ phải đi
đôi với văn hoá, dân chủ phải đi đôi với dân trí, dân chủ là tinh hoa của
dân trí. Dân chủ phải đi đôi với pháp luật, dân chủ phải tuân theo các quy
định của Hiến pháp, pháp luật. Dân chủ đƣợc thể hiện trong mọi lĩnh vực
cuộc sống xã hội, dân chủ trong giáo dục và đào tạo cũng đã đƣợc quan
tâm thể hiện qua “Cuộc vận động dân chủ hoá nhà trƣờng”( Chỉ thị số
21/CT-LT ngày 4/10/1989) với hai nội dung cơ bản là dân chủ hoá quá
trình đào tạo và dân chủ hoá quản lý nhà trƣờng. Muốn mở rộng dân chủ
ra mọi mặt của đời sống xã hội chúng ta phải thực hiện dân chủ hóa. Dân
chủ hoá (theo từ điển tiếng Việt 1994) là làm cho trở thành có tính chất
dân chủ. Nghĩa là phải làm cho các lĩnh vực hoạt động xã hội đều đƣợc
dân chủ. Hay nói khác đi, mọi lĩnh vực hoạt động đều đƣợc phát huy tính
dân chủ. Có thể hiểu dân chủ theo hai ghĩa rộng và nghĩa hẹp.
Dân chủ theo nghĩa rộng: Dân chủ đƣợc hiểu nhƣ một mục tiêu
phấn đấu của dân tộc Việt Nam đã đƣợc ghi trong Hiến pháp là “Thực
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>


hiện mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh”{22,177}. Những mục tiêu này đều có mối quan hệ gắn bó với nhau.
Dân có giàu thì nƣớc mới mạnh. Có dân chủ thì mới có công bằng xã hội.
Dân chủ thực sự thì dân mới giàu, quốc gia mới mạnh.
Dân chủ theo nghĩa hẹp: Dân chủ có thể hiểu là một cách thức và
những điều kiện kèm theo để mọi ngƣời dân tham gia bình đẳng vào các
công việc chính trị, kinh tế, xã hội với vai trò là ngƣời làm chủ xã hội.
Hình thức dân chủ có 2 loại: Dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện
- Dân chủ trực tiếp: Là ngƣời dân đƣợc trực tiếp tham gia bàn bạc và
quyết định. Vấn đề dân chủ trực tiếp khó tổ chức một cách tập trung khái
quát, nhƣng lại bao quát hết thực tiễn đời sống cũng nhƣ ý chí nguyện
vọng của các tầng lớp nhân dân.
- Dân chủ đại diện: Ngƣời đại diện cho ý chí nguyện vọng của nhân
dân tham gia bàn bạc và quyết định vấn đề. Dân chủ đại diện dễ tổ chức
thực hiện dễ tập trung thống nhất, nhƣng lại khó bao quát hết thực tiễn đời
sống cũng nhƣ ý chí nguyện vọng của tầng lớp nhân dân. Mặc dù dân chủ
trực tiếp hay dân chủ đaị diện đều phản ánh nguyện vọng ý chí quyền lực
của nhân dân.
1.2.1.2. Quan niệm về dân chủ qua các thời kỳ lịch sử
*Dân chủ trong các hình thái kinh tế xã hội loài người
Khái niệm “ Dân chủ” đã xuất hiện từ thời Hy lạp cổ đại Hêrôđốt
(484-425 trƣớc CN) là ngƣời đầu tiên sử dụng khái niệm này. Ông cho
rằng “Dân chủ” là một thể chế mà quyền lực do nhân dân lao động nắm
giữ thông qua con đƣờng phổ thông đầu phiếu. Do vậy dân chủ là hiện
tƣợng lịch sử xã hội, nó tồn tại và phát triển cùng xã hội loài ngƣời. Dân
chủ là quyền lực thuộc về nhân dân vì nhân dân lao động là ngƣời sáng
tạo ra của cải vật chất, tinh thần là yếu tố hàng đầu tạo ra lực lƣợng sản
xuất là nơi tạo ra mọi nguồn lực của xã hội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


/>

Trong thời kỳ cộng sản nguyên thuỷ khi xã hội chƣa có sự phân chia
giai cấp, mọi ngƣời sống với nhau theo bầy đàn thì chƣa có khái niệm dân
chủ, song lại xuất hiện hình thức dân chủ đầu tiên của loài ngƣời, đó là
mọi ngƣời cùng chung sống và săn thú, cấy trồng chung và sản phẩm thu
đƣợc cùng nhau sử dụng. Thời kỳ này, hình thức dân chủ với tƣ cách là
hình thức sinh hoạt cộng đồng. C.Mác, Ăng ghen đã gọi là nền dân chủ
quân sự là nền dân chủ nguyên thuỷ–dân chủ sơ khai, hình thức dân chủ
đầu tiên của loài ngƣời [9,12].
Chế độ chiếm hữu nô lệ đã có sự phân chia giai cấp, xuất hiện sự
chiếm giữ sở hữu tƣ liệu sản xuất. Giai cấp chủ nô đã thiết lập bộ máy bạo
lực đặc biệt phục vụ cho quyền lợi của chủ nô đó là Nhà nƣớc, dân chủ
đƣợc biểu hiện thông qua chế độ nhà nƣớc, nền dân chủ đó phục vụ cho
giai cấp chủ nô. Mọi quyền lực đều thuộc về giai cấp chủ nô, giai cấp chủ
nô có quyền định đoạt số phận của nô lệ.
Khi nhà nƣớc phong kiến ra đời quyền lực nhà nƣớc nằm trong tay
của vua chúa với phƣơng thức cha truyền con nối “Con vua thì lại làm
vua”. Nền dân chủ chủ nô đƣợc thay thế bằng nền dân chủ phong kiến,
quyền lực đƣợc truyền lại cho con cháu do vậy nhân dân lao động đã
không có cơ hội nắm giữ quyền lực. Những tƣ tƣởng dân chủ tồn tại và
phát triển trong xã hội phong kiến đã tạo cơ sở cho tƣ tƣởng dân chủ tƣ
sản xuất hiện.
Khi chế độ tƣ sản ra đời thì nền dân chủ phong kiến đƣợc thay thế
bằng nền dân chủ tƣ sản, quyền lực nhà nƣớc nằm trong tay của giai cấp
tƣ sản. Nhân dân lao động làm chủ chỉ là hình thức, thực tế không có
quyền lực gì trong xã hội, họ là ngƣời tạo ra giá trị thặng dƣ nhiều nhất
cho các chủ tƣ sản. Nhƣng họ lại bị áp bức bất công nhất họ bị các ông
chủ bóc lột tới tận xƣơng tuỷ. Đã có rất nhiều cuộc đấu tranh sảy ra đòi

hỏi quyền dân chủ cho ngƣời lao động trong thời kỳ này, điển hình là cuộc
đấu tranh công xã Paris.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

Bƣớc sang giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội, khi giai cấp công
nhân đã đứng lên đấu tranh lật đổ chế độ tƣ sản và xây dựng nhà nƣớc dân
chủ do giai cấp công nhân lãnh đạo thì nền dân chủ tƣ sản đã đƣợc thay
thế bằng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Ngƣời dân có quyền quyết định
vận mệnh của đất nƣớc, họ đƣợc quyền tham gia xây dựng nhà nƣớc thông
qua phổ thông đầu phiếu lựa để chọn những con ngƣời đại diện cho giai
cấp mình lãnh đạo đất nƣớc và làm chủ trên các mặt hoạt động kinh tế, xã
hội của đất nƣớc.
*Vấn đề dân chủ ở Việt nam
- Thời kỳ dựng nước và giữ nước
Từ xa xƣa ông cha ta đã biết đoàn kết, biết dựa vào sức mạnh to
lớn đó là sức dân để dựng xây đất nƣớc, hình ảnh nhân dân chung sức
chung lòng rèn vũ khí cho chú bé làng Phù đổng đứng lên đánh giặc cứu
nƣớc, và bao nhiêu cuộc trƣờng trinh giữ nƣớc của ông cha ta đã huy động
toàn dân đứng lên bảo vệ đất nƣớc. Ông cha ta đã nhận thức đƣợc tầm
quan trọng của sức dân trong cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc nhƣ chống
giặc Nguyên, Minh. Điều đó đƣợc thể hiện qua hội nghị Diên Hồng nhà
Trần đã lấy ý kiến của dân để thống nhất ý chí đánh giặc bảo vệ đất nƣớc.
Và tƣ tƣởng “Khoan thƣ dân là kế sâu rễ, bền gốc để giữ yên xã tắc” của
Trần Hƣng Đạo, Nguyễn Trãi đã đề cao việc “lấy dân làm gốc’’, “Việc
nhân nghĩa cốt ở yên dân”... Ông cha ta đã khẳng định sức dân là sức
mạnh cực kỳ to lớn.
*Trong thời kỳ đổi mới
Đất nƣớc thống nhất và bƣớc sang chặng đƣờng mới đầy khó khăn

gian khổ, do tàn dƣ của cơ chế cũ để lại, đã có không ít tệ nạn quan liêu,
gia trƣởng trong một bộ phận cán bộ. Tình trạng mất dân chủ xảy ra làm
ảnh hƣởng đến lòng tin của dân. Công cuộc đổi mới trong gần 20 năm qua
đã giành đƣợc những thành tựu có ý nghĩa quan trọng, Văn kiện Đại hội
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng viết “ Cùng với những thắng lợi
đã giành đƣợc từ trƣớc công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc những
thành tựu to lớn và rất quan trọng của 15 năm đổi mới làm cho thế và lực
của nƣớc ta lớn mạnh lên nhiều. Cơ sở vật chất –kỹ thuật của nền kinh tế
đƣợc tăng cƣờng..Tình hình chính trị –xã hội cơ bản ổn định…” {19,466}.
Trong đó, vấn đề dân chủ, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là mục
tiêu phấn đấu của Đảng và Nhà nƣớc ta. Để phát huy dân chủ thì việc xây
dựng và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, tăng cƣờng pháp chế xã hội chủ
nghĩa và nâng cao trình độ dân trí. Trong tình hình hiện nay khi nƣớc ta
đang trên đƣờng CNH-HĐH vấn đề dân chủ càng phải coi trọng nhằm xây
dựng nhà nƣớc của dân do dân và vì dân, xã hội công bằng, dân chủ và
văn minh.
1.2.2. Quy chế dân chủ
1.2.2.1. Khái niệm quy chế dân chủ
Quy chế theo Từ điển tiếngViệt 1994: là tổng thể nói chung những
điều quy định thành chế độ để mọi ngƣời thực hiện trong những hoạt động
nhất định nào đó.
Quy chế dân chủ là một văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống
các văn bản quản lý nhà nƣớc của Việt Nam, đó là công cụ là phƣơng tiện
để nhân dân thực hiện quyền dân chủ của mình vào việc xây dựng nhà
nƣớc và phát triển kinh tế xã hội (Luật ban hành văn bản quy phạm pháp
luật 12/ 11/1996( sđ & bx )các văn bản hƣớng dẫn thực hiện..). Quy chế

quy định rõ quyền của mọi ngƣời dân đƣợc giáo dục pháp luật, đƣợc tiếp
nhận thông tin về pháp luật, các chủ trƣơng, chính sách của Nhà nƣớc nhất
là những vấn đề có liên quan trực tiếp đến đời sống đến các quyền và lợi
ích hàng ngày của ngƣời dân.
1.2.2.2. Tính tất yếu của quy chế dân chủ
Dân chủ có thể hiểu là một cách thức và những điều kiện kèm theo
để mọi ngƣời dân tham gia bình đẳng vào các công việc chính trị, kinh tế,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

xã hội với vai trò là ngƣời chủ của xã hội, ví dụ ngƣời dân cầm lá phiếu
bầu cử lựa chọn đại biểu của mình... Đồng thời dân chủ còn đƣợc hiểu là
trách nhiệm của chính quyền,của cán bộ, công chức cấp Trung ƣơng và
cấp xã thực hiện quyền hạn của mình một cách chí công vô tƣ.
Dân chủ còn có thể đƣợc hiểu nhƣ một nhu cầu tất yếu, đòi hỏi
đƣơng nhiên của nhân dân cần có đƣợc một vị thế thực sự bình đẳng trong
quan hệ giữa Nhà nƣớc với nhân dân. Bản chất nhà nƣớc ta là nhà nƣớc
của dân do dân và vì dân.
Dân chủ còn đƣợc hiểu nhƣ một mục tiêu phấn đấu của dân tộc Việt
nam đã đƣợc ghi rõ trong Hiến pháp “Thực hiện mục tiêu dân giàu nƣớc
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”{22,177}. Với mục tiêu phấn
đấu nhƣ vậy việc phát huy dân chủ ở cơ sở đƣợc coi là chủ trƣơng, biện
pháp là hành động tất yếu của nhân dân và chính quyền trong quá trình
phát triển của đất nƣớc chúng ta.
1.2.3. Quy chế dân chủ trong trường học
Dân chủ là vấn đề rất lớn bởi nó gắn liền với các yếu tố con ngƣời,
chế độ xã hội, tiến trình phát triển của lịch sử. Dân chủ phải đƣợc thực
hiện từ cơ sở. Cơ sở là nền tảng xã hội, là nơi diễn ra mọi sinh hoạt về
chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội quốc phòng, an ninh một cách sinh

động, liên quan đến đời sống, lợi ích của từng ngƣời dân. Cơ sở là nơi
trực tiếp thực hiện mọi chủ trƣơng chính sách của Đảng và nhà nƣớc, nơi
quyền dân chủ của nhân dân cần đƣợc thực hiện một cách trực tiếp và
rộng rãi nhất nhằm phát huy nguồn lực mạnh mẽ có ý nghĩa quyết định tới
sự phát triển của xã hội.
Dân chủ ở cơ sở là nơi diễn ra các trạng thái dân chủ về chính trị,
về kinh tế, văn hoá, xã hội một cách trực tiếp, sinh động, liên tục đối với
mọi con ngƣời, mọi lứa tuổi. Dân chủ ở cơ sở đƣợc thực hiện thông qua
các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở và trình độ nhận thức đúng
đắn với khả năng thực hiện của mỗi ngƣời. Thực hiện dân chủ xã hội chủ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

×