Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

Pháp luật về bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực lao động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (332.8 KB, 51 trang )

1 184. [truy cập ngày 18/3/2011]
2
184. [truy cập ngày 18/3/2011]

ĐÀU
TRƯỜNGLỜI
ĐẠIMỞ
HỌC
CẦN THƠ
KHOA LUẬT
'ỈS1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, không chỉ ở Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới lao động trẻ
em là một hiện tượng xã hội phổ biến. Tuy nhiên, trong số những lao động trẻ em
đó có nhiều em phải lao động nặng nhọc trong điều kiện làm việc độc hại, nguy
hiểm và bị bóc lột sức lao động. Theo những số liệu mới nhất của Tổ chức Lao
động quốc tế (ILO), có ít nhất 218 triệu1 lao động trẻ em trong độ tuổi từ 5 đến
17 tuổi và hầu hết tập trung
ở cácVÃN
nướcTỐT
đang NGHIỆP
phát triển. Trẻ em lao động ở nhiều
LUẬN
loại hình, lĩnh vực công việcKHOÁ
và những
hại đe doạ lao động trẻ em thay
33 mối
(2007nguy
- 2011)
đổi tuỳ thuộc vào loại hình lao động, điều kiện lao động và để lại những hậu quả
nghiêm trọng cho sự phát triển bình thường của trẻ.


LUẬT
VÈsốBẢO
VỆ khoảng
TRẺ EM
Việt Nam là PHÁP
quốc gia
có dân
trẻ với
31% tổng dân số có độ
tuổi từ 0 tuổi đến 17 tuổi, năm 20092. Trong gần hai thập niên qua, tốc độ phát
TRONG
vực LAO
triển kinh tế của Việt Nam
tương LĨNH
đối nhanh
và ổn ĐỘNG
định, đi cùng với đó là sự phát
triển nhanh chóng của các loại hình kinh tế, đặc biệt là sự ra đời và phát triển
mạnh mẽ của khu vực kinh tế tư nhân với các loại hình doanh nghiệp, cơ sở sản
xuất kinh doanh có quy mô vừa và nhỏ cùng với loại hình kinh tế hộ gia đình đã
tạo
ra nhiều
việc làm
mới trong xã hội. Tuy
nhiên,
đó là tình trạng sử
Giảng
viên huống
dẫn:
Sinh

viên kéo
thưctheo
hiên:
dụng lao động trẻ em ngày càng phổ biến và trở thành vấn đề quan tâm của toàn
xã hội.
VõLao
Hoàng
Thịđề
cẩm
độngYến
trẻ em ở Việt Nam đang Lê
là vấn
gâyHằng
bức xúc trong xã hội, đã
và đang nhận được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Nhà nước đã
Luậtnhiều
thưong
1 K33
ban nhiều văn bản pháp luật để bảo vệ trẻLóp:
em trên
lĩnhmại
vực,
trong đó có
lĩnh vực lao động. Tuy nhiên, Bộ luật Lao động hiện hành chỉ đề cập đến người
lao động là người chưa thành niên mà chưa có những quy định cụ thể dành riêng
cho người lao động là trẻ em. Từ đó cho thấy, việc nghiên cứu các quy định của
pháp luật về bảo vệ trẻ em trong lũih vực lao động là một việc cần thiết, nhằm
Thơ,
giải thích, phân tích các quyCần
định

củatháng
pháp04/2011
luật một cách thấu đáo. Đồng thời,


động trẻ em. Vì những lý do trên, người viết chọn đề tài “Pháp luật về bảo vệ
trẻ em trong lĩnh vực lao động” để làm đề tài nghiên cứu.

2. Phạm vi nghiên cứu
Đe tài được nghiên cứu trong phạm vi của pháp luật lao động hiện hành
về lao động dưới 18 tuổi theo Công ước quốc tế và pháp luật lao động Việt Nam.

3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu cặn kẽ các quy định của pháp
luật cỏ liên quan đến vấn đề bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực lao động. Qua đó, phân
tích đánh giá những điểm phù họp cũng như chưa phù họp của các quy định hiện
hành. Từ đó, đưa ra những đề xuất, giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện hơn nữa
những quy định của pháp luật về bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực lao động.

4. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu người viết vận dụng có kết hợp các
phương pháp: tổng họp, phân tích, thu thập số liệu, so sánh ... và đặc biệt là
phương pháp phân tích luật để giải quyết các vấn đề được đặt ra một cách tổng
quan và toàn diện.

5. Kết cấu của đề tài
Ngoài Lời mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Danh mục tài liệu kham khảo,
đề tài được kết cấu gồm hai chương. Cụ thể như sau:
Chương 1: Khái quát chung về lao động trẻ em và những quy định
của pháp luật về lao động trẻ em. Trong chương này, người viết nêu một cách

khái quát về trẻ em, lao động trẻ em, vai trò của pháp luật lao động đối với lao
động trẻ em và những quy định của pháp luật trong việc bảo vệ lao động trẻ em.
Chương 2: Tình hình thực hiện pháp luật lao động về lao động trẻ
em và một số giải pháp. Trong chương này, tác giả viết về tình hình thực thi pháp
luật lao động đối với lao động trẻ em, một số tồn tại của việc thực thi pháp luật


và các bạn để người viết củng cố và bổ sung thêm kiến thức đồng thời điều chỉnh
lại luận văn hoàn chỉnh hom.


3
4
5
6

Xem thêm Điều 1 Cồng ước về quyền trẻ em 1989.
Xem thêm Điều 18 BLDS 2005.
Xem thêm Điều 119 Bộ luật Lao động 1994.
Xem thêm Điều
CHƯƠNG 1
động 1994.
7 Xem thêm Điều
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LAỌ ĐỘNG TRẺ ẸM VÀ NHỮNG
luật Lao động
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VÈ LAO ĐỘNG TRẺ EM
'ỉs.EQl^Ễỉ'

1.1. Khái niệm trẻ em
Trẻ em là một chủ thể đặc biệt trong pháp luật lao động, là đối tượng

được xã hội đặc biệt quan tâm trong thời gian qua. Khái niệm trẻ em được các
quốc gia xây dựng khác nhau, điều đó tùy thuộc vào hoàn cảnh của mỗi quốc gia.
Trong đó Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em 1989 (sau đây viết tắt là
Công ước về quyền trẻ em 1989) xây dựng một khái niệm chung về trẻ em: ‘Trẻ
em là mọi người dưới 18 tuối, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó
quỉ định tuổi thành niên sớm hơn”3 hay trong Điều 2 Công ước 182 của Tổ chức
lao động quốc tế (ILO) về loại bỏ những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất
(sau đây viết tắt là Công ước 182) qui định: “vì mục đích của công ước này, thuật
ngữ “trẻ em” sẽ được áp dụng cho tất cả những ai dưới 18 tuối”.
Theo quy định tại Điều 18 Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005 (sau đây
viết tắt là BLDS 2005) thì: “người chưa đủ mười tám tuối là người chưa thành
niên”4 và theo qui định tại Điều 119 của Bộ Luật lao động Việt Nam năm 1994,
được sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006, 2007 (viết tắt là Bộ luật Lao động 1994)
thì: “ người lao động chưa thành niên là người lao động dưới 18 tuổi”5. Từ hai
quy định trên, kết hợp với quy định trẻ em là người dưới 16 tuổi tại Điều 1 Luật
Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam năm 2004 (viết tắt là Luật Bảo
vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004), có thể đưa ra kết luận: theo pháp luật Việt
Nam người chưa thành niên là người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi và trẻ em là
người dưới 16 tuổi, lao động trẻ em là người lao động dưới 16 tuổi. Ngoài ra,
pháp luật lao động quy định: “người lao động là người ít nhất đủ 15 tuối, có khả
năng lao động và có giao kết hợp đòng lao động”6 và “cấm nhận trẻ em dưới 15

6 Bộ luật Lao
121 của Bộ
1994.


8Xem thêm “Pháp luật lao động đối với việc bảo vệ quyền lợi của người lao động cỏ hoàn cảnh đặc
biệt", [truy cập ngày 20/01/2011]
trẻ em (15 tuổi). Tuy nhiên, Bộ luật Lao động hiện hành chỉ có những quy định

dành riêng cho người lao động chưa thảnh niên mà chưa có quy định riêng biệt
về người lao động là trẻ em. Vì vậy, trong nghiên cứu này, người viết dựa trên
các quy định của pháp luật hiện hành về lao động chưa thành niên để phân tích
áp dụng cho người lao động là trẻ em.

1.2. Lao động trẻ em - chủ thể lao động đặc biệt
Trẻ em là chủ thể lao động đặc biệt bởi các yếu tố sau:8
Lao động hẻ em là người chưa đến tuổi trưởng thành, thể lực, trí
lực chưa phát triển toàn diện. Vì thế khả năng chịu đựng trong điều kiện lao động
nguy hiểm, nặng nhọc, độc hại còn kém, các em chưa thể tự bảo vệ được chính
mình.
Trẻ em thường chưa có sự định hình về nhân cách, dễ thay đổi và
chịu ảnh hưởng của môi trường xung quanh. Trong môi trường có những tác
động tích cực về giáo dục, người lao động sẽ có nhân cách tốt. Ngược lại, làm
việc trong một môi trường có những tác nhân tiêu cực, nhân cách của họ rất dễ
chuyển biến theo chiều hướng tiêu cực.
Lao động hẻ em là người dễ bị lợi dụng, dễ bị bóc lột vì thiếu kiến
thức xã hội, thiếu kinh nghiệm sống, trong những trường họp đặc biệt, trẻ em cần
đến sự giám hộ hoặc đại diện hợp pháp của một người khác để đảm bảo việc
tham gia các quan hệ pháp luật, trong đó có quan hệ pháp luật lao động.

1.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến lao động trẻ em

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc trẻ em tham gia lao động như: các
quan niệm truyền thống về việc trẻ em nên sớm tham gia lao động để phụ giúp
gia đình, nguyên nhân kinh tế, nguyên nhân từ phía các em muốn tham gia lao
động để tự kiếm thêm thu nhập phục vụ cho các nhu cầu cá nhân... Tuy nhiên


1.3.1. Các quan niệm truyền thống


9 Xem thêm “ILO cảnh báo về tình trạng lao động trẻ em”, vov, [truy cập 20-4-2011].
Trong xã hội Việt Nam lâu nay, trẻ em tham gia lao động không phải là
hiện tượng mới lạ. Ở nông thôn, trẻ em là nguồn lao động quan trọng trong gia
đình. Các công việc mà các em thường làm như: trông em, lo cơm nước, chăn
trâu, cắt cỏ... và tham gia các công việc đồng áng là những công việc thường
ngày của trẻ em ở nông thôn. Ngoài ra, trẻ em còn là những lao động chính trong
những gia đình có nghề phụ. Bên canh việc trẻ em lao động để phụ giúp gia đình
thì lao động được xem là một cách thức giúp các em trưởng thành, vững vàng, có
thêm kỹ năng và kiến thức nghề nghiệp, chuẩn bị cho cuộc sống ngày mai. Tham
gia lao động làm cho các em thêm lòng tin, sự tự trọng và giúp các em thêm hòa
nhập, gắn bó với cộng đồng. Vì vậy việc trẻ em tham gia lao động từ lâu đã được
coi là một chuẩn mực đạo đức để đánh giá hành vi, nhân cách của các em.

1.3.2. Sự phát triển kinh tế
Khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường sức lao động trở thành
hàng hóa thì trẻ em trở thành mục tiêu bóc lột của những kẻ trục lợi bằng sức lao
động của người khác, bởi vì tiền công trả cho lao động trẻ em thấp hơn nhiều so
với những người lao động khác. Theo Bà Constance Thomas, Giám đốc Chương
trình Quốc tế về loại bỏ lao động trẻ em của Tổ chức Lao động Quốc tế, cho biết:
“hầu hết lao động trẻ em có nguyên nhân gốc rễ từ đói nghèo”9. Ở Việt Nam, do
hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn nên ngày càng có nhiều trẻ em ở nông thôn
ra các vùng đô thị kiếm sống bằng nhiều nghề khác nhau mà chủ yếu là ở Hà
Nội, thành phố Hồ Chí Minh và xu hướng này đang gia tăng trong mỗi năm qua.
Hầu hết các em kiếm sống với nhiều cách như: làm phụ hồ, làm gạch, khuân vác,
bán vé số, hàng rong, bán báo, đánh giầy, lượm nhặt đồ phế liệu...

1.4. Vai trò của pháp luật lao động trong việc bảo vệ lao động trẻ em

Gia đình là yếu tố quan trọng đóng vai trò quyết định đến sự phát triển
của trẻ em. Trẻ em lớn lên bằng sự yêu thương và đùm bọc của gia đình, nếu gia
đình bảo vệ trẻ em bằng tình yêu thương, che chở thì xã hội bảo vệ trẻ em bằng


10 Mặc dù quy định tại Mục I Chương IX Bộ luật Lao động 1994 là quy định dành riêng cho lao động là
người chưa thành niên. Tuy nhiên, Bộ luật này chấp nhận trẻ em (15 tuổi) cũng được quyển tham gia lao
động và pháp luật lao động không quy định như thế nào là lao động trẻ em. Do đó, có thể hiểu rằng, các
quy định của
pháp luật lao
động đối với lao
động là người
chưa
thành
niên cũng bao
hàm trong đó
lao
động là trẻ em
1.4.1. Pháp luật lao động là hành lang pháp lý vững chắc bảo yệ trẻ em Từ những lý
trcn, ngưci viết
sử dụng các
trong quan hệ lao động
quy định của
pháp luật lao
động đối vói lao
Bảo vệ người lao động trong đó có lao động trẻ em là một trong những
động
chưa
thành niên đề
qui

tắc

bản
của
pháp
luật
lao
động.

tưởng
bảo
vệ
người
lao
động
xuất
phát
phân tích, áp
dụng cho lao
động là trỏ em từ quan điểm coi mục tiêu và động lực chính của sự phát triển là vì con người,
phát huy nhân tố con người, trong đó ừẻ em là mầm non của đất nước, là lực
lượng lao động non nớt, các em chưa thể bảo vệ được chính mình. Vì thế, đòi hỏi
pháp luật phải bảo vệ trẻ em, bảo vệ chủ thể của quan hệ lao động. Sự bảo vệ này
không chỉ bảo vệ sức lao động mà còn bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của trẻ
em. Pháp luật lao động bảo vệ quyền của trẻ em thông qua các qui định về: việc
làm, nghề nghiệp, thu nhập, tính mạng, chế độ nghỉ ngơi, nâng cao tay nghề...
bằng việc ban hành Bộ luật lao động 1994 với một mục riêng (Mục I Chương IX)
qui định đối với lao động chưa thành niên và ban hành các văn bản khác.10

1.4.2. Tạo ra sự công bằng trong việc bảo vệ lao động trẻ em

Đói nghèo và các yếu tố khác đang đẩy nhanh số lượng trẻ em tham gia
lao động. Sự tăng trưởng kinh tế, hội nhập quốc tế và xu hướng toàn cầu hóa tạo
điều kiện cho các công ty, xí nghiệp được thành lập, vì thế sự cạnh tranh thị
trường ngày càng gay gắt. Lao động là thành phần tăng thêm lợi nhuận mà các
công ty, xí nghiệp cần đến nhiều nhất. Chính vì điều đó, lao động trẻ em là lực
lượng dồi dào và rẻ mà các công ty, xí nghiệp đều hướng tới. Với thành phần lao
động đông đảo và được trả tiền công rất rẻ, sức lao động của trẻ em bị lạm dụng
và bóc lột không chút sót thương. Điều này tạo ra sự bất bình đẳng trong mối
quan hệ lao động. Vì thế, yêu cầu pháp luật phải bảo vệ trẻ em tạo ra sự công
bằng, bình đẳng trong xã hội.
Trong thành phần lao động trẻ em, thì thành phần nữ lao động chưa
thành niên cũng cần được tạo ra sự công bằng và bình đẳng. Lao động nữ chưa


phần lao động nữ là hẻ em. Bên cạnh đó, pháp luật lao động cũng tạo ra những
qui định nhằm khuyến khích đối với các trẻ em bị khuyết tật khi tham gia quan
hệ lao động.

1.4.3. Pháp luật lao động hình thành ý thức xã hội trong việc bảo vệ
lao động trẻ em
Pháp luật lao động hình thành trong tiềm thức của mỗi chúng ta ý thức
về việc bảo vệ trẻ em. Điều này có nghĩa là không phải chỉ có những nơi nào có
trẻ em hoặc tiếp xúc với trẻ em chúng ta mới cần có ý thức bảo vệ trẻ em, mà ý
thức này hình thành ngay cả khi chúng ta không tiếp xúc với trẻ em. Đó là một
trong những vai trò quan trọng của pháp luật. Không chỉ có những giá trị đạo đức
mới đánh thức lòng trắc ẩn của chúng ta khi nhìn thấy cảnh một trẻ em đang lao
động vất vả, hay bị lạm dụng, bóc lột sức lao động, mà pháp luật cũng góp phần
đánh thức lòng trắc ẩn đó và hơn nữa nó còn đánh thức sự lên tiếng bảo vệ lẽ
phải, bảo vệ trẻ em trong lao động.
Với quyền lực của mình, Nhà nuớc sử dụng pháp luật nhu là một công

cụ để xác định các tiêu chuẩn lao động nhằm bảo vệ và bảo đảm cho quyền lợi
của trẻ em trong quá trình lao động.

1.5. Lịch sử qui địuh của pháp luật lao động về lao động trẻ em
Vấn đề lao động trẻ em cũng được quan tâm, chú ý và đề cập bong nhiều
văn bản luật và dưới luật được ban hành từ trước tới nay ở Việt Nam. sắc lệnh số
29/SL ngày 12 tháng 3 năm 1947 của Chủ tịch nước quy định các xưởng kỹ
nghệ, hầm mỏ không được mượn (sử dụng) ưẻ em dưới 12 tuổi vào làm việc. Sở
lao động có quyền yêu càu người chủ phải thay đổi hoặc thôi không cho trẻ em từ
12 đến dưới 18 tuổi vào làm những công việc quá sức mình sau khi có sự xem
xét của thầy thuốc, Nhà nước nghiêm cấm trẻ em trai dưới 15 tuổi và phụ nữ ở
bất kỳ độ tuổi nào làm những công việc dưới hầm mỏ hoặc công việc độc hại
nguy hiểm mà Nhà nước đã quy định; không được sử dụng bẻ em làm ca đêm,
thời gian nghỉ đêm của lao động dưới 18 tuổi ít nhất là 11 giờ liên tiếp... đó là
những quy định đầu bên quan bọng của pháp luật Việt Nam, vừa góp phần bảo
vệ người lao động chưa thảnh niên bong các xí nghiệp thời bấy giờ, vừa là cơ sở
để nhà nước tiếp tục hoàn thiện chế độ này.
Những văn bản pháp luật lao động đã ban hành bong những năm qua


11 Xem thêm Điều 4 Nghi định 233-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về việc ban hành quy chế lao động
đối voi các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
ảnh hưởng xấu đến thể lực trí lực của họ (Điều 19), Nghị định số 233-HĐBT
ngày 22 tháng 6 năm 1990 của Hội đồng Bộ trưởng về việc ban hành quy chế lao
động đối với các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, quy định cấm sử dựng
người chưa đủ 18 tuổi làm những nghề và công việc độc hại, nặng nhọc, nguy
hiểm, đồng thời quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động trong quá trình
sử dụng lao động chưa thành niên, nhất là trong lĩnh vực an toàn lao động, vệ
sinh lao động, thời gian làm việc và nghỉ ngơi11.
Trong giai đoạn này, năm 1990 nước ta đã kí kết và phê chuẩn Công ước

quốc tế về quyền trẻ em năm 1989. Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
năm 1991 quy định là các quyền của trẻ em phải được tôn trọng và thực hiện.
Mọi hành vi vi phạm quyền của trẻ em, làm tổn hại đến sự phát triển b ình thường
của trẻ em đều bị nghiêm trị (Điều 4). Luật phổ cập giáo dục tiểu học năm 1991
quy định các quyền cơ bản của trẻ em được học tập và những biện pháp cụ thể
làm cơ sở pháp lý để các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và mọi công dân
thực hiện chính sách phổ cập giáo dục tiểu học bắt buộc đối với mọi trẻ em Việt
Nam ở độ tuổi từ 6 đến 14 tuổi. Đây cũng là một biện pháp cơ bản và quan trọng
trong việc xóa bỏ lao động trẻ em.
Bộ luật Lao động năm 1994 đến nay đã qua ba lần sửa đổi, bổ sung
(2002, 2006, 2007) có những quy định về lao động chưa đủ 18 tuổi (trong các
Điều 22, 119, 120 và 122), đặc biệt là liên quan đến nhiều vấn đề xung quanh
mối quan hệ xuyên suốt Bộ luật giữa người sử dụng lao động và người lao động,
trong đỏ có người lao động chưa đủ 18 tuổi. Cùng với sự ra đời của Bộ luật Lao
động là việc ban hành các văn bản dưới luật như: Thông tư liên bộ số 09/TT-LB
ngày 13/4/1995 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế quy định
các điều kiện lao động có hại và các công việc cấm sử dụng lao động chưa thành
niên, Thông tư số 03/TT-LB ngày 28/01/1994 của Bộ Lao động Thương binh và
Xã hội và Bộ Y tế còn qui định các điều kiện có hại không được sử dụng lao
động nữ chưa thành niên, Thông tư số 21/1999/TT-BLĐTBXH ngày 11/9/1999
của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, quy định danh mục nghề, công việc
và các điều kiện được nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi, Nghị định 47/2010/NĐ-CP
quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động... đã cụ thể
hóa một số quy định của pháp luật lao động về lao động trẻ em nhằm bảo vệ
quyền trẻ em trong quan hệ lao động.


Trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến 2007 Việt Nam đã phê chuẩn
một số Công ước liên quan đến lao động trẻ em như: năm 2000, phê chuẩn Công
ước số 182 của ILO về cấm ngay lập tức và xóa bỏ những hình thức lao động trẻ

em tồi tệ nhất năm 1999; năm 2003, phê chuẩn Công ước 183 quy định về tuổi
lao động tối thiểu của ILO năm 1973; năm 2007, phê chuẩn Công ước 29 về lao
động cưỡng bức hoặc bắt buộc của ILO năm 1930.

1.6. Những quy định của pháp luật về bảo vệ trẻ em trong Gnh vực
lao động
Vấn đề lao động trẻ em cũng được quan tâm, chú ý và đề cập trong nhiều
vãn bản luật và dưới luật hiện hành của pháp luật Việt Nam nhằm bảo đảm quyền
và lợi ích họp pháp của của người lao động trong đó có lao động trẻ em.

1.6.1. Quy định về độ tuổi lao động tối thiểu
Tùy theo pháp luật của mỗi quốc gia quy định về đội tuổi lao động tối
thiểu là khác nhau. Theo quy định của Công ước số 138 về Độ tuổi lao động tối
thiểu của ILO (gọi tắt là Công ước 138) quy định rằng, tuổi tối thiểu được nhận
vào làm việc sẽ không dưới độ tuổi hoàn thành giáo dục bắt buộc và trong bất kỳ
trường họp nào cũng không dưới 15 tuổi (Khoản 3 Điều 2). Phù họp với quy
định của Công ước pháp luật của nhiều quốc gia như Hàn Quốc, Philipine... thì
tuổi lao động tối thiểu của trẻ em thường là từ 15 tuổi trở lên. Theo pháp luật
Việt Nam tại Điều 6 của Bộ luật Lao động năm 1994: người lao động là người ít
nhất đủ 15 tuổi, có khả năng giao kết họp đòng lao động. So với quy định của
các quốc gia như trên thì mức tuổi tối thiểu để làm việc này là phù họp với Công
ước 138. Sở dĩ, việc quy định độ tuổi lao động tối thiểu là 15 tuổi trở lên theo
quy định của pháp luật lao động Việt Nam là vì: quy định này phù họp với sự
phát triển của trẻ em, để trẻ em có thể bước đầu tiếp xúc, làm quen với những
công việc nhẹ nhàng mà không ảnh hưởng đến sự phát triển về trí lực và thể lực
của trẻ em. Đây là độ tuổi tối thiểu để một người có thể có đủ năng lực chủ thể để
tham gia quan hệ lao động, có thể tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong
lao động. Việc quy định này còn căn cứ váo điều kiện kinh tế, xã hội về số lượng
và cơ cấu của lực lượng lao động xã hội, mối quan hệ giữa cung và cầu trên thị
trường lao động, cơ cấu và nhu cầu giải quyết việc làm của lao động xã hội. Bên



12 Xem thêm Điều 3 Công ước 182.

1.6.2. Qui định về việc làm và học nghề đối với lao động trẻ em
I.6.2.I. Qui định về việc làm
Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải vật
chất và và các giá trị tinh thần của xã hội.
Lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao là nhân tố quyết định
sự phát triển của đất nước. Vì thế, pháp luật lao động luôn có sự bảo vệ quyền và
lợi ích của người lao động trong đó có lao động chưa thành niên, tuy nhiên việc
bảo vệ quyền lợi của người lao động là không đom giản nhất là đối với lao động
trẻ em. Xuất phát từ việc bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực lao động, ILO đã thông
qua Công ước 182 về loại bỏ những hình thức lao động ưẻ em tòi tệ nhất, cụ thể
như: “mọi hình thức nô lệ hay tương tự nô lệ như buôn bán trẻ em, gán nợ, lao
động khố sai, lao động cưỡng bức, bao gom. tuyển mộ cưỡng bức hoặc bắt buộc
trẻ em để phục vụ trong các xung đột vũ trang. Sử dụng, dụ dỗ hoặc lôi kéo trẻ
em làm mại dâm, tham gia sản xuất văn hoả phẩm khiêu dâm hoặc biểu diễn
khiêu dâm. Sử dụng, dụ dỗ hoặc lôi kéo trẻ em tham gia các hoạt động bất hợp
pháp, đặc biệt là hoạt động sản xuất và buôn bán các chất ma tưỷ như đã được
xác định trong các điều ước quốc tế có liên quan. Sử dụng trẻ em trong những
công việc mà tính chất và hoàn cảnh làm việc có thể xâm hại đến sức khoẻ, sự an
toàn và đạo đức của trẻ em”12. Công ước này cũng xác định rõ, khi tham gia thì
cơ quan có thẩm quyền của quốc gia phải xác định những nơi tồn tại các công
việc nguy hại sau khi tham khảo ý kiến của các tổ chức người lao động và người
sử dụng lao động có liên quan và phải định kỳ xem xét, sửa đổi danh mục các
công việc nguy hại khi cần thiết. Khuyến nghị 190 của ILO về loại bỏ những
hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất, qui định cụ thể những hình thức của công
việc nói trên như sau: Công việc khiến trẻ em lâm vào tình trạng dễ bị lạm dụng
về mặt thể chất tâm lý hay tình dục, công việc dưới mặt đất, ở các độ cao nguy

hiểm hay trong các khoảng không gian bị tù hãm...
Phù họp với pháp luật quốc tế một số nước đã quy định các công việc
không được sử dụng lao động trẻ em. Ví dụ như: Lệnh số 04 của Philipine có hẳn
một danh mục nghề nguy hiểm (trong đó có nêu cả điều kiện) cấm sử dụng người
lao động dưới 18 tuổi: đánh cá, săn bắt, khai thác gỗ và nghề có liên quan hầm mỏ,


nghề, công việc trên, Luật công số 7610 của Philipine năm 1992 còn quy định
thêm về cấm tuyển dụng các em trong việc quảng cáo tiêu thụ rượu bia, nước
uống có cồn, thuốc lá và các sản phẩm mang tính bạo lực.
So với cách thức quy định của các nước khác, ta thấy việc quy định những
ngành nghề, công việc cụ thể cấm sử dụng lao động dưới 18 tuổi của Philipine sẽ
rất dễ áp dụng trong thực tế. Người sử dụng lao động hoặc những người thực thi
pháp luật chỉ cần nhìn vào danh mục đó là sẽ biết công việc mà các em làm có hợp
pháp hay không. Tuy nhiên, cách thức quy định như vậy cũng càn phải thực hiện
thêm hoạt động thường xuyên cập nhật danh mục những ngành nghề, công việc
cấm sử dụng lao động dưới 18 tuổi. Điều này cũng phù họp với tinh thần của điểm
3 Điều 4 Công ước số 182 về việc yêu cầu các nước thành viên tham gia Công ước
cần định kỳ xem xét và chỉnh sửa về danh mục công việc cấm sử dụng lao động
dưới 18 tuổi.
Ngoài những quy định trên, pháp luật của một số nước (như Trung Quốc)
còn đề cập đến trách nhiệm của cả các tổ chức, cá nhân, cơ quan trong việc để
người lao động dưới 18 tuổi bị sử dụng trái phép. Theo Điều 12 Luật về cấm lao
động trẻ em của Trung Quốc, thì các cơ quan, quan chức quản lý của Nhà nước
sẽ phải chịu hình phạt như kỷ luật, giáng chức; trong trường họp nặng sẽ bị tước
quyền hoặc sa thải; trong trường họp có liên quan đến tội phạm, họ sẽ bị truy cứu
trách nhiệm hình sự theo quy định của luật hình sự về tội phạm có liên quan đối
với các hành vi: thanh tra mà phát hiện ra việc sử dụng lao động trẻ em, nhưng
không cho dừng, khắc phục hoặc xử lý trường họp đó; cảnh sát phục vụ trong các
cơ quan an ninh công cộng mà có lỗi hoặc vi phạm quy định về việc kiểm soát,

xác minh độ tuổi, căn cước của người lao động; quan chức từ các cơ quan có
thẩm quyền quản lý các vấn đề thương mại và ngành nghề mà cấp phép cho cá
nhân kinh doanh khi thấy rằng họ có sử dụng người vị thành niên dưới 16 tuổi
trái phép.
Đây là những quy định mới, quy định ngay trong một văn bản luật
chuyên ngành cụ thể về trách nhiệm của cá nhân, cơ quan trong việc để xảy ra
tình trạng sử dụng lao động trẻ em trái phép. Điều đó sẽ giúp cho việc áp dụng dễ
dàng, ít phải viện dẫn từ những văn bản khác. Ngoài ra, nó cũng giúp nâng cao
trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, cơ quan trong công tác bảo vệ người lao động
dưới 18 tuổi.
So với quy định của các quốc gia nói trên quy định của Luật lao động
Việt Nam cũng tương tự như pháp luật Philipine. Tại Điều 121 Bộ luật Lao động


13 Kinh tế phi kết cấu còn gọi là kinh tế phi hình thức, phi chính thức, phi chính quy hoặc kinh tế vỉa hè.
Theo quan điểm của Tổ chức Lao động Quốc tế và các công trình nghiên cứu của Viện Nghiên cứu quàn
lý kinh tế Trung ương, khu vực phi kết cấu được xác định là những đơn vị sản xuất kinh doanh có dưới 10
lao động, hoạt
động
hợp
pháp nhưng có1994 quy định: nghiêm cấm việc lạm dụng sức lao động của người chưa thành thể
không
đăng ký, đa sốniên vào những cộng việc độc hại, nặng nhọc, nguy hiểm, làm việc quá sức. là các doanh
nghiệp
mang
tính gia đình
hoặc có thuêNgười sử dụng lao động chỉ được sử dụng các em làm những cộng việc phù hợp một ít lao
động bên ngoài,với sức khỏe nhằm đảm bảo sự phát triển bình thường về thể lực, tri lực vừa tạo lao động ít
qua đào tạo
chính

quy,
điều kiện để các em học tập, nâng cao hiểu biết nghề nghiệp, ý thức kỉ luật lao
vốn ít (xem
thêm
“Lao
động. Theo qui định của Thông tư liên bộ số 09/TT-LB ngày 13/4/1995 của Bộ
động
khu vực phi kết Lao động Thưomg binh và Xã hội và Bộ Y tế qui định các điều kiện lao động có cấu rất cần
nghiệp đoàn”,
.v hại và các công việc cấm sử dụng lao động chưa thành niên có 13 điều kiện có n/44166P0C1
010/lao-dong- hại và 81 công việc (Xem phụ lục I). Ngoài ra, theo qui định của Thông tư liên khu-vuc-phikettịch 21/2004/TTLT-BLĐTB&XH-BYT ngày 09/12/2004 của Bộ Lao động - nghiepcau-rat-candoan.htm, [truyThương binh và Xã hội và Bộ Y tế quy định danh mục chỗ làm việc, công việc cập
20-42011].
không được sử dụng lao động dưới 18 tuổi tại các cơ sở dịch vụ lưu trú: khách
sạn, nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ, biệt thự kinh doanh du lịch, căn hộ cho thuê và
cơ sở lưu trú khác gồm: quầy bar, lễ tân, bộ phận phục vụ buồng, các công việc
bảo vệ...
Bên cạnh đó, theo Pháp lệnh phòng, chống mại dâm năm 2003 cũng quy
định: không sử dụng người lao động dưới 18 tuổi làm những công việc ảnh
hưởng xấu đến sự phát triển thể lực, trí lực và nhân cách của họ. Tuy nhiên, so
với nội dung danh mục lĩnh vực, ngành nghề, công việc cấm sử dụng lao động
dưới 18 tuổi của một số nước trên thì trong pháp luật của Việt Nam còn nhiều
lĩnh vực, ngành, nghề chưa được nêu như: sản xuất bia rượu, xà phòng, sản xuất
gạch, kính, đồ sứ, vận chuyển chất độc, chất dễ cháy, các công việc liên quan đến
các sản phẩm năng lượng từ khí ga, dầu mỏ, dệt, nhuộm, thuộc da, nhặt rác, cưỡi
ngựa... điều này cho thấy công tác cập nhật, bổ sung định kỳ vào danh mục cấm
lao động trẻ em những ngành, nghề mới còn chưa kịp thời và hầu như từ khi ban
hành cho đến nay, danh mục đó chưa được bổ sung, sửa đổi. Không có văn bản
điều chỉnh cụ thể cho lao động trẻ em làm việc ở những khu vực như: khu vực
phi kết cấu13, khu vực nông thôn. Đây là những khu vực sử dụng nhiều lao động
trẻ em.



14Xem Thông tư số 21/1999/TT-BLĐTBXH ngày 11/9/1999 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
quy định danh mục nghề, công việc và các điều kiện được nhận trỏ em chưa đủ 15 tuổi.
Bên canh đó, theo quy định tại Điều 120 Bộ luật lao động 1994 quy định
“cấm nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc, trừ một số nghề và công việc do
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định”. Việc qui định này nhằm bảo
đảm yêu càu phù hợp với các tiêu chuẩn lao động quốc tế, phù hợp với pháp luật
lao động vì người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi. Để đáp ứng nhu cầu thị
trường lao động trong nước đối vói một số nghề, công việc cần đến lao động trẻ
em, pháp luật lao động cho phép người sử dụng lao động sử dụng lao động ưẻ em
trong một số nghề, công việc theo quy định của pháp luật phải thỏa một số điều
kiện.
- Đó là những nghề, công việc nhẹ nhàng hoặc công việc cần đặc trưng
riêng, cần thiết và có thể sử dụng lao động nhỏ tuổi hoặc trong những trường hợp
khác có mục đích đào tạo nghề, tập nghề cho các em. Những nghề và công việc
có thể sử dụng lao động dưới 15 tuổi theo những điều kiện trên đây nhất thiết
phải được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội qui định.
- Phải có sự đồng ý và theo dõi của cha mẹ hoặc người đỡ đầu.
Qui định này của pháp luật lao động không vi phạm Công ước số 138
của ILO về tuổi tối thiểu được đi làm việc, theo Điều 2 Công ước thì “Pháp luật
có thể cho phép sử dụng lao động của người từ đủ 13 tuổi đến 15 tuổi trong
những công việc nhẹ nhàng, không có khả năng tác hại đến sức khỏe hoặc sự
phát triển của các em, không phương hại đến việc học tập...”
Có thể nói, các qui định về việc làm của pháp luật lao động đối với lao
động ưẻ em đảm bảo được quyền có được việc làm cho người lao động, đảm bảo
được sức khỏe của lao động trẻ em bằng việc qui định các công việc cấm sử dụng
lao động chưa thành niên làm việc ở những môi trường nguy hiểm, độc hại và
cho phép lao động trẻ em được làm ở những công việc nhẹ nhàng an toàn tạo
điều kiện để các em có thêm thu nhập để đảm bảo cho cuộc sống. Tuy nhiên,

pháp luật chưa xác định cụ thể trách nhiệm cho từng cá nhân, tổ chức có thẩm
quyền trong vấn đề tạo việc làm và kiểm soát việc làm cho lao động trẻ em nhằm
tránh tình trạng lợi dụng sức lao động của trẻ em trong điều kiện trẻ em lao động
ngày càng tăng. 14


15 Xem Điều 22 Bộ luật Lao động 1994.

1.6.2.2. Qui định về học nghề
Mọi người có quyền tự do lựa chọn học nghề và nơi học nghề phù hợp
với nhu càu việc làm của mình. Điều kiện để người học nghề ở cơ sở dạy nghề
theo qui định của pháp luật ít nhất là 13 tuổi trù một số ngành nghề do Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội qui định và phải có đủ sức khỏe phù hợp với yêu
cầu của nghề theo học15. Tuy nhiên, khi đối chiếu quy định trên với qui định của
Bộ luật Lao động 1994 về người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi, giữa hai
quy định trên có một điểm bất cập. Điểm bất cập này được minh chứng qua ví dụ
sau:
Em A, 13 tuổi, học nghề sửa xe ô tô ở một cơ sở đào tạo nghề, sau một
năm học nghề A đã tốt nghiệp và thành thạo mọi công việc. A đến các xưởng sửa
chữa xe ô tô để xin việc. Tuy nhiên, lúc này A chỉ mới 14 tuổi, mà pháp luật lao
động lại quy định độ tuổi lao động tối thiểu là 15 tuổi và nghề sửa xe ô tô không
nằm trong Danh mục quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về các
ngành, nghề có thể sử dụng lao động dưới 15 tuổi. Vậy kết quả là, sau khi học
nghề xong A vẫn không thể xin được việc làm trong thời hạn một năm, trong một
năm không xin được việc đó, A sẽ làm việc gì. Từ kết quả trên có thể dẫn đến
tình trạng là tay nghề của A sẽ không còn được thành thạo do đã không làm việc
trong một khoảng thời gian khá dài và như vậy, nếu A muốn xin được việc thì
phải tham gia các khóa đào tạo lại, điều này gây lãng phí cả thời gian và tiền bạc
của người lao động. Bất cập này còn lớn hơn khi thời gian đào tạo nghề chỉ trong
khoảng từ 03 đến 06 tháng, khi đỏ mặc dù đã có tay nghề thành thạo nhưng

những trẻ em đó vẫn không thể tham gia lao động sản xuất mà phải chờ đến khi
đủ 15 tuổi. Tình trạng này, không những có tác động không tốt đến bản thân và
gia đình các em, vì bị lãng phí thời gian và tiền của, mà còn làm giảm sản lượng
sản xuất của cải vật chất của nền kinh tế.
Bên cạnh việc học nghề pháp luật còn qui đinh trách nhiệm và quyền của
người học nghề. Cụ thể, thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình,
kế hoạch giáo dục của nhà trường, cơ sở giáo dục khác; tôn trọng nhà giáo, cán
bộ và nhân viên của nhà trường, cơ sở giáo dục khác; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau
trong học tập, rèn luyện; thực hiện nội quy, điều lệ nhà trường; chấp hành pháp
luật của Nhà nước; tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi


16 Xem Điều 63 Luật Dạy nghề 2006.

nhà trường, cơ sở giáo dục khác; góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền
thống của nhà trường, cơ sở giáo dục khác16. Song song đó, người học nghề có
các quyền như: được nhà trường, cơ sở giáo dục khác tôn trọng và đối xử bình
đẳng, được cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình; được
học trước tuổi, học vượt lớp, học rút ngắn thời gian thực hiện chương trình, học ở
tuổi cao hơn tuổi quy định, học kéo dài thời gian, học lưu ban; được cấp văn
bằng, chứng chỉ sau khi tốt nghiệp cấp học, trình độ đào tạo theo quy định; được
tham gia hoạt động của các đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường, cơ sở giáo
dục khác theo quy định của pháp luật; được sử dụng trang thiết bị, phương tiện
phục vụ các hoạt động học tập, văn hóa, thể dục, thể thao của nhà trường, cơ sở
giáo dục khác; được trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp của mình kiến
nghị với nhà trường, cơ sở giáo dục khác các giải pháp góp phần xây dựng nhà
trường, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người học; được hưởng chính sách
ưu tiên của Nhà nước trong tuyển dụng vào các cơ quan nhà nước nếu tốt nghiệp
loại giỏi và có đạo đức tốt.
Việc học nghề phải có họp đồng học nghề bằng văn bản hoặc bằng

miệng giữa người học nghề và người dạy nghề hoặc đại diện cơ sở dạy nghề. Nếu
kí kết họp đồng dạy nghề bằng văn bản, thì phải làm thành hai bản mỗi bên giữ
một bản. Nội dung của họp đồng phải bao gồm: mục tiêu đào tạo, địa điểm học,
mức học phí, thời gian học, mức bồi thường khi vi phạm họp đồng. Pháp luật
nghiêm cấm mọi doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân lợi dụng danh nghĩa dạy
nghề, truyền nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc dụ dỗ, ép buộc người học
nghề, tập nghề vào những hoạt động trái pháp luật.
Tuy nhiên, pháp luật lao động chưa đưa ra các quy định về thanh tra,
kiểm tra trong việc dạy nghề cho lao động trẻ em, điều này đã làm cho việc quy
định các điều cấm trong việc dạy nghề cho lao động trẻ em không được thực thi.
Các vi phạm về dạy nghề đối với lao động trẻ em vẫn xảy ra khi không có sự
kiểm tra của cơ quan nhà nước, lao động trẻ em vẫn bị lợi dụng và bóc lột sức lao
động.
Ngoài ra, pháp luật còn quy định về việc dạy nghề và chính sách khuyến
khích trong việc học nghề đối với người tàn tật. Theo đó, trẻ em tàn tật được Nhà
nước, và các cơ sở dạy nghề, các tổ chức kinh tế tạo điều kiện thuận lợi để lựa


17 Xem thêm Chương VII Luật Dạy nghề năm 2006.
18 Xem Điềul2 Nghị định 81/CP ngày 23-11-1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của bộ luật lao động về lao động là người tàn tật (sau đây viết tắt là Nghị định 81/CP ngày
23-11-1995) và
Nghi
định
116/2004/NĐ- chọn nghề, học nghề, tự tạo việc làm hoặc làm việc tại nhà phù hợp với sức khỏe CP
ngày
23/4/2004 củavà khả năng lao động của mình.17
Chính phủ về
việc sửa đổi, bổ
sung một

19 Xem thêm Điều
Trẻ em tàn tật học nghề, bổ túc nghề tại các cơ sở dạy nghề do nhà nước 120 Bộ luật
Lao động 1994.
quản lý được hưởng các chế độ sau18: được giảm 50% mức học phí đối với người
mà khả năng lao động bị suy giảm từ 31 % đến 40%; được miễn nộp học phí đối
với người mà khả năng lao động bị suy giảm từ 41% trở lên. Trong thời gian học
nghề, bổ túc nghề, người tàn tật bị suy giảm khả năng lao động từ 41% trở lên
nếu không hưởng lương, sinh hoạt phí hoặc học bổng thì hàng tháng được hưởng
trợ cấp xã hội từ Ngân sách Nhà nước là 100.000 đồng.

1.6.3. Qui định về tuyển dụng lao động là trẻ em
Theo qui định của pháp luật lao động, việc tuyển dụng lao động là người
chưa thành niên phải thông qua hình thức là hợp đồng lao động.
Bộ luật lao động 1994 quy định đối với ngành nghề và công việc được
nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc, học nghề, tập nghề thì việc nhận và sử
dụng trẻ em này phải có sự đồng ý và theo dỗi của cha mẹ hoặc người đỡ đầu19,
đối với lao động từ đủ 15 tuổi trở lên có thể tự mình tham gia kí kết họp đồng lao
động. Tuy nhiên, người sử dụng lao động chỉ được sử dụng lao động này vào
những công việc phù hợp với sức khỏe để đảm bảo sự phát triển về thể lực, trí
lực, nhân cách và có trách nhiệm quan tâm, chăm sóc về sức khỏe, tiền lương
trong quá trình lao động. Qui định này, đã đảm bảo quyền được bảo vệ trẻ em
khỏi bị bóc lột về sức lao động và kinh tế trong quá trình lao động. Nhưng trong
trường họp cha mẹ hoặc người đỡ đầu ký họp đồng với người sử dụng lao động
bằng việc ép buộc hay dụ dỗ trẻ em vào làm việc trái với ý muốn của các em thì
họp đồng này có giá trị pháp lý hay không? Trên thực tế, vấn đề này khi được
thanh tra kiểm tra thì người sử dụng lao động xuất trình họp đồng lao động và có
sự đồng ý của cha mẹ của các em. Chính vì điều đó mà khi phát hiện vi phạm rất
khó xử lý.

số điều của Nghị định 81/CP ngày 23-11-1995.



Bên cạnh đó, pháp luật còn qui định thêm trách nhiệm của người sử dụng
lao động là: phải lập sổ theo dõi riêng, ghi đầy đủ họ tên, kết quả những lần kiểm
tra sức khỏe định kì và xuất trình khi thanh tra viên lao động yêu cầu; không
được lạm dụng sức lao động của người lao động là trẻ em, người chưa thành
niên, không được sử dụng lao động trẻ em làm những công việc nặng nhọc, nguy
hiểm, không được yêu cầu lao động chưa thành niên, lao động trẻ em làm thêm
giờ, đối với lao động dưới 15 tuổi, người sử dụng lao động ngoài việc lập sổ theo
dõi riêng còn phải đăng kí với Sở Lao động - Thưcmg binh và Xã hội khi sử
dụng các em làm việc tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh.
Để bảo vệ trẻ em lao động trong vấn đề về tuyển dụng, pháp luật cũng
qui định mức xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp trên theo quy định tại
Điều 13 Nghị định số 47/2010/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2010 cuả Chính phủ
qui định xử phạt hành chình về hành vi vi phạm pháp luật lao động. Theo đó,
phạt tiền từ 300.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một
trong những hành vi sau đây: không lập sổ theo dõi; kiểm ưa sức khỏe định kỳ;
lạm dụng sức lao động của người lao động chưa thành niên; không xuất trình sổ
theo dõi. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng
lao động có một ưong những hành vi sau đây: sử dụng lao động chưa thành niên
làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại
hoặc chỗ làm việc; công việc ảnh hưởng xấu tới nhân cách của người lao động
chưa thành niên theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ
Y tế ban hành. Ngoài ra, người sử dụng lao động bị truy cứu ưách nhiệm hình sự
khi sử dụng ưẻ em làm những công việc nặng nhọc, tiếp xúc với các chất độc hại
mà gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà
còn vi phạm. Theo đó người sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền từ năm triệu đến
năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba
tháng đến 2 năm.


1.6.4. Qui định về tiền lưomg đối vói lao động trẻ em
Tiền lương là một phần thu nhập để ổn định cuộc sống của người lao
động ưong đó có ưẻ em lao động. Nó là một phần công sức lao động mà các em
nhận được từ người sử dụng lao động. Đối với một số ưẻ em có cuộc sống vật
chất đầy đủ thì các em không suy nghĩ đến vấn đề lao động để kiếm sống, mà các
em quan tâm nhiều hơn đến việc học tập, vui chơi và giải trí, còn đối với một bộ
phận ưẻ em nghèo nếu muốn kiếm được tiền thì phải lao động. Các em bán tuổi


lại sự sống cho mình và cho cả gia đình, vấn đề tiền lương được pháp luật qui
định nhằm tạo ra sự công bằng trong quan hệ lao động, qua đó đảm bảo được
quyền và lợi ít của người lao động nói chung và trẻ em nói riêng.
Theo qui định của pháp luật, vấn đề tiền lương của người lao động và
người sử dụng lao động do hai bên thỏa thuận trong họp đồng và được trả theo
năng suất lao động, chất lượng và hệ quả của công việc. Mức lương của người
lao động không thấp hơn mức lương tối thiểu chung do nhà nước qui định. Đây
vấn đề qui định chung đối với người lao động trong đó có lao động trẻ em.
Theo qui định tại Điều 19 của Nghị định 114/2002/ND-CP ngày
31/12/2002 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Bộ luật lao động về vần đề tiền lương: lao động chưa thành niên quy định tại
Điều 121 của Bộ luật Lao động, nếu cùng làm công việc như lao động thành
niên, thì được trả lương như nhau.
Bên cạnh đó, tại Điều 121 Bộ luật lao động năm 1994 qui định: người sử
dụng lao động chỉ được sử dụng người lao động chưa thành niên vào những công
việc phù hợp với sức khỏe để đảm bảo sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách và
có trách nhiệm quan tâm, chăm sóc người lao động chưa thành niên về các mặt
lao động, tiền lương, sức khỏe, học tập trong quá trình lao động. Ở đây, trách
nhiệm quan tâm của người sử dụng lao động đối với lao động trẻ em là như thế
nào? Quan tâm đến đâu? Những vấn đề này chưa được các cơ quan có thẩm
quyền hướng dẫn cụ thể. Trong trường họp người sử dụng lao động không quan

tâm thì xử lý như thế nào, không có qui định về chế tài cho người sử dụng lao
động trong vấn đề này và pháp luật cũng không qui định chế độ kiểm tra giám sát
việc người sử dụng lao động có quan tâm đến người lao động trẻ em hay không.
Pháp luật chỉ qui định vấn đề quan tâm đến lao động trẻ em phụ thuộc vào ý chí
của người sử dụng lao động mà không có sự quản lý của nhà nước. Chính vì vậy,
trẻ em rất dễ bị bóc lột sức lao động. Vì thế, pháp luật lao động cần phải có
khung pháp lý vững chắc nhằm bảo vệ trẻ em khỏi sự bóc lột, đảm bảo chế độ
tiền lương công bằng để lao động trẻ em có cuộc sống tốt hơn.


20 Thạc sĩ Diệp Thành Nguyên, “Giáo trình Luật Lao động Việt Nam phần 1 ”, Khoa Luật, Trường Đại
học Cần Thơ, trang 70
21 Xem Khoản 1 Điều 122 Bộ luật lao động năm 1994
22 Xem Thông tư
15/2003/TrBLĐTBXH
ngày
03/6/2003 của
Bộ Lao động Thương binh và
Xã hội về
việc hướng dẫn
làm thêm giờ
1.6.5. Quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngoi
23 Xem thêm Mục
n Thông tư
21/1999/TTBLĐTBXH.
I.6.5.I. Thòi giờ làm việc
Thòi giờ làm việc là độ dài thời gian mà người lao động phải tiến hành
lao động theo qui định cuả pháp luật, theo thỏa ước lao động tập thể hoặc theo
hợp đồng lao động.20
Thòi giờ làm việc của lao động chưa thảnh niên, lao động hẻ em không

không quá 7 giờ một ngày hoặc 42 giờ một tuần.21
Như vậy, thời giờ làm việc của người lao động chưa thành niên (từ đủ 16
tuổi đến dưới 18 tuổi) được rút ngắn hom so với người lao động bình thường khác
một giờ mỗi ngày hoặc sáu giờ mỗi tuần. Qui định này phù họp với đặc điểm về
thể lực và trí lực của người lao động chưa thành niên nhưng chưa phù hợp với
đặc điểm thể chất, tâm sinh lý của lao động trẻ em (từ đủ 15 tuổi đến dưới 16
tuổi). Vì vậy, pháp luật lao động cần có sự bổ sung quy định về thời giờ làm việc
của lao động trẻ em cho phù họp với đặc điểm thể chất và tâm sinh lý của chủ thể
lao động đặc biệt này, nhằm đảm bảo cho sự phát triển bình thường về thể lực và
trí lực của các em. Trong trường họp, người sử dụng lao động muốn huy động
lao động trẻ em làm thêm giờ phải thỏa mãn các điều kiện chung của việc làm
thêm giờ và chỉ trong một số ngành nghề và công việc do pháp luật qui định.22
Đối với trẻ em dưới 15 tuổi được nhận vào làm việc theo những ngành,
nghề theo qui định của thông tư số 21/1999/TT-BLDTBXH ngày 11-9-1999 của
Bộ Lao động - Thưomg binh và Xã hội quy định danh mục nghề, công việc và các
điều kiện được nhận hẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc (sau đây viết tắt là
Thông tư 22/1999/TT-BLĐTBXH) thì thời gian làm việc không được quá 4 giờ
một ngày hoặc 24 giờ một tuần và không được sử dụng trẻ em làm thêm giờ vào
ban đêm23. Vói thời giờ làm việc như vậy phù hợp với khả năng lao động của trẻ


24 Thạc sĩ Diệp Thành Nguyên, “Giáo trình Luật Lao động Việt Nam phần 1 ”, Khoa Luật, Trường Đại
học Cần Thơ, trang 92.
vào ban đêm, theo như qui định của pháp luật có thể được sử dụng lao động trẻ
em làm thêm giờ vào ban ngày nhưng cấm làm thêm giờ vào ban đêm nhằm
tránh tình trạng “vắt” sức lao động của trẻ em.

I.6.5.2. Thòi giờ nghỉ ngoi
Bộ luật Lao động không có quy định riêng về thời giờ nghỉ ngơi cho đối
tượng lao động là trẻ em, cho nên chúng ta có thể hiểu rằng, thời giờ nghỉ ngơi

của lao động trẻ em sẽ áp dụng giống như các lao động khác.
Ngoài ra, trong những trường hợp cần nghỉ thêm ngoài những thời gian
nghỉ theo qui định của pháp luật, người lao động trẻ em có thể thỏa thuận với
người sử dụng lao động nghỉ không hưởng lương, hết thời gian nghỉ thỏa thuận,
người lao động được bảo đảm chỗ làm việc. Thời gian được nghỉ không hưởng
lương và việc đảm bảo chỗ làm việc phụ thuộc vào kết quả thương lượng của hai
bên.
Ngoài việc qui định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. Pháp luật
lao động còn bảo vệ lao động trẻ em thông qua các qui định xử phạt người sử
dụng lao động khi có một trong các hành vi vi phạm các qui định về thời gian
làm việc theo tiêu chuẩn của Bộ luật lao động. Theo đó, tại Điều 11 Nghị định số
47/2010/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định xử phạt
hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động đã qui định hình thức xử phạt
hành chính về hành vi vi phạm những quy định về thời giờ làm việc, thời giờ
nghỉ ngơi. Theo đó, phạt từ 300.000 đồng đến 20.000000 đồng tùy theo mức độ
vi phạm. Tuy nhiên, do không kiểm soát được tình hình làm việc của trẻ em
trong lao động nên việc xử phạt hành chính đối với các chủ sử dụng lao động là
rất khó khăn, bởi vì trẻ em thường làm những công việc khó kiểm soát được thời
gian như: làm ở quán ăn, giúp việc nhà, làm ở các công trình xây dựng, làm ở
nhà hàng.. .Vì vậy, tình trạng trẻ em bị lạm dụng sức lao động ngày càng gia tăng
mà pháp luật không thể kiểm soát nổi.

1.6.6. Qui định về an toàn lao động, vệ sinh lao động


Vệ sinh lao động là chỉ việc ngăn ngừa bệnh tật do những chất độc hại
tiếp xúc trong quá trình lao động gây ra đối với nội tạng hoặc gây tử vong cho
người lao động.
An toàn lao động và vệ sinh lao động là những chế định của luật lao
động bao gồm những quy phạm pháp luật quy định việc đảm bảo an toàn lao

động, vệ sinh lao động nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người lao động,
đồng thời duy trì khả năng làm việc lâu dài của người lao động.
Đối với lao động hẻ em, đây là những người lao động có năng lực hành
vi lao động hạn chế vì trí lực và thể lực của họ chưa phát triển hoàn toàn đày đủ.
Xuất phát từ nhu cầu việc làm và giải quyết nhu cầu của thị trường lao động mà
việc sử dụng lao động tre em là một tất yếu. Vì vậy, pháp luật một mặt thừa nhận
quyền được tham gia quan hệ lao động của lao động trẻ em, mặt khác, để đảm
bảo sự phát triển bình thường về thể lực, trí lực cho lao động trẻ em, pháp luật
lao động có những qui định nhằm bảo vệ họ. Việc bảo đảm an toàn lao động, vệ
sinh lao động của người lao động tre em cũng giống như những lao động khác.
Theo qui định tại chưomg IX Bộ luật lao động năm 1994; Nghị định số 06/CP
ngày 20/01/1995 và Nghị định số 110/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 của Chính
phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều cuả Nghị định số 06/CP ngày
20/01/1995 của Chính phủ qui định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về
an toàn lao động, vệ sinh lao động thì:
- Trong quá trình lao động sản xuất, người sử dụng lao động có trách
nhiệm hang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động, bảo đảm an toàn lao động,vệ
sinh lao động và cải thiện điều kiện lao động cho người lao động.
- Người sử dụng lao động phải đảm bảo nơi làm việc đạt tiêu chuẩn về
không gian, độ thoáng, độ sáng, đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép về bụi, khí độc,
phóng xạ, điện từ trường, nống, ẩm, ồn, rung và các yếu tố có hại khác. Người sử
dụng lao động phải định kì kiểm tra, tu sửa máy, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng
theo chuẩn an toàn lao động, vệ sinh lao động; phải bố trí đề phòng sự cố, có bản
chỉ dẫn về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
- Người lao động có quyền từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi lảm
việc khi thấy rõ nguy cơ xảy ra tay nạn lao động và phải báo ngay với người phụ
trách trực tiếp.


25 Xem Thông tư số 21/1999/TT-BLĐTBXH ngày 11/9/1999 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

quy định danh mục nghề, công việc và các điều kiện được nhận trỏ em chưa đủ 15 tuổi
26 Xem Điều 122 Bộ luật Lao động 1994
- Trước khi nhận việc, người lao động, kể cả người học nghề, tập nghề
phải được hướng dẫn, huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động. Pháp
luật nghiêm cấm việc sử dụng người lao động chưa được huấn luyện và chưa cấp
được thẻ an toàn làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động và
vệ sinh lao động.
Bên cạnh đó pháp luật cũng dành riêng cho lao động một số quy định
khác. Theo qui định tại Khoản 1 Điều 119 Bộ luật Lao động 1994, thì nơi sử
dụng lao động phải lập sổ theo dõi riêng, ghi đày đủ họ tên, ngày sinh, công việc
đang làm, kết quả những lần kiểm tra khám sức khỏe định kỳ và xuất trình khi
thanh tra viên lao động yêu càu. Trong quá trình làm việc người sử dụng lao
động có trách nhiệm quan tâm, chăm sóc đối với lao động trẻ em về mặt sức
khỏe và chỉ được sử dụng lao động trẻ em làm những công việc mà pháp luật
không cấm. Khác với lao động đủ trên 15 tuổi đối với lao động dưới 15 tuổi khi
tham gia quan hệ lao động phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ hoặc
người đỡ đầu, người lao động không những lập sổ theo dõi riêng mà phải kiểm
tra sức khỏe trước khi tuyển dụng25. Bên cạnh đó, người sử dụng lao động còn
phải kiểm tra sức khỏe định kì, ít nhất 6 tháng một lần cho lao động dưới 15 tuổi,
chịu trách nhiệm an toàn và sức khỏe trong quá trình làm việc. Ngoài ra, để đảm
bảo sức khỏe cho lao động chưa thành niên pháp luật lao động rút ngắn thời gian
làm việc không quá 7 giờ một ngày hoặc 42 giờ một tuần và chỉ được phép sử
dụng lao động chưa thành niên làm việc ban đêm, làm thêm giờ trong một số
nghề, công việc nhất định theo qui định của pháp luật26.

1.6.7. Quy định về xử lỷ kỷ luật và giải quyết tranh chấp liên quan
đến lao động trẻ em
I.6.7.I. Xử lý kỷ luật lao động
Khi tham gia quan hệ lao động, người lao động chưa thành niên phải
thực hiện các nghĩa vụ giống như những người lao động khác như: thực hiện

đứng và đầy đủ họp đồng, thỏa ước lao động tập thể; chấp hành kỷ luật lao động,
nội quy lao động; thực hiện về các quy định an toàn lao động, vệ sinh lao động;


27 Xem Điều 84 Bộ luật lao động năm 1994
28 Thạc sĩ Diệp Thành Nguyên, “Giáo trình Luật Lao động Việt Nam phần 1 ”, Khoa Luật, Trường Đại
học Cần Thơ, trang 85 - 87.
phạm kỷ luật lao động, tù theo mức độ phạm lỗi, người lao động có thể bị xử lý
theo một trong những hình thức sau:27
- Khiển trách;
Áp dụng với người phạm lỗi lần đầu nhưng ở mức độ nhẹ (đây là biện
pháp nhằm tác động về mặt tinh thần đến người vi phạm). Việc khiển trách ngưới
lao động có thể bằng miệng hoặc bằng văn bản.
- Kéo dài thời hạn nâng lưomg không quá 06 tháng hoặc chuyển làm công
việc khác có mức lương thấp hom trong thời hạn tối đa 06 tháng hoặc cách chức;
Hình thức xử lý này áp dụng đối với người lao động đã bị khiển trách
bằng văn bản mà tái phạm trong thời gian 03 tháng kể từ ngày bị khiển trách
hoặc có những hành vi vi phạm đã được quy định trong nội quy lao động.
Hết thời hạn nêu trên (06 tháng) thì người sử dụng lao động phải bố trí
công việc cũ. Neu trong thời hạn chịu kỷ luật lao động mà người lao động có
hành vi cải tạo tốt thì sẽ giảm thời hạn này.
- Sa thải (hình thức này chỉ được áp dụng trong những trường họp được
qui định tại Điều 85 Bộ luật lao động 1994).
Việc xử lý kỷ luật lao động phải tuân thủ theo các qui đỊnh Chương III
của Bộ luật lao động 1994, Nghị định số 41/1995/ND-CP ngày 7/7/1995 của
Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về kỷ luật trách
nhiệm vật chất và Nghị định số 33/2003/ND-CP ngày 2/4/2003 của Chính phủ
sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 41/1995/ND-CP.
Như vậy có thể nói ba hình thức xử lý kỷ luật trên tương ứng với ba loại
chế tài về mặt lý thuyết28:

+ Chế tài thuần về tinh thần: khiển trách, bao gồm nhắc nhở và cảnh
cáo...
+ Chế tài ảnh hưởng nhẹ đến trình độ nghề nghiệp và chức năng của
người phạm lỗi: chuyển công tác khác có mức lương thấp hơn trong thời hạn tối
đa nhất định, có thể bao gồm hoãn nâng bậc lương, giáng cấp một thời gian.


29Xcm Khoản 2 Điều 84 Bộ luật lao động năm 1994
30Xem Điều 7 Nghị định số 41/1995/NĐ-CP ngày 07/7/1995 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều
của Bộ luật lao động về kỷ luật trách nhiệm vật chất
31 Xem Điểm c
khoản 1 Điều
11 Nghị định số
+ Chế tài ảnh hưởng đến quyền lợi, sa thải và do đó mức trợ cấp thôi 41/1995/NĐCP
ngày
07/7/1995 của
Chính phủ quyviệc, ảnh hưởng đến thâm niên hưởng bảo hiểm xã hội.
định
chi tiết một số
Nói chung tùy theo mức độ vi phạm và mức đọ phạm lỗi mà người sử điều của Bộ
luật lao động về
kỷ luật trách
nhiệm vật chất dụng lao động quyết định áp dụng hình thức xử lý kỷ luật phù họp. Đồng thời,
người sử dụng lao động chỉ có quyền xử lý kỷ luật lao động theo các hình thức đã
được luật lao động và các văn bản liên quan qui định cho các đối tượng. Mọi
trường họp xử lý kỷ luật theo các hình thức khác với quy định đều là hành vi vi
phạm pháp luật.
Trong việc xử lý kỷ luật lao động pháp luật cấm không được áp dụng
nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao
động của người lao động29. Khi một người lao động có nhiều hành vi vi phạm kỷ

luật lao động đồng thời thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với
hành vi vi phạm nặng nhất30.
Bên cạnh đó, để đảm bảo quyền cho người lao động chưa thành niên,
pháp luật quy định khi tiến hành xử lý kỷ luật lao động, đối với người dưới 15
tuổi bắt buộc phải có sự tham gia của cha mẹ hoặc người đỡ đầu hợp pháp của
đương sự31.

1.6.7.2. Giải quyết tranh chấp liên quan đến lao động trẻ em
Việc giải quyết tranh chấp lao động (gồm những tranh chấp về quyền và
lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động
khác, về thực hiện họp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và trong quá
trình học nghề) giữa lao động trẻ em và người sử dụng lao động tuân theo những
nguyên tắc, trình tự chung như việc giải quyết các tranh chấp lao động đối với
người lao động khác được quy định tại Chương xrv Bộ luật Lao động 1994 và
Bộ luật Tố tụng dân sự 2004.
Để bảo vệ quyền lợi cho lao động trẻ em pháp luật quy định trẻ em chưa
đủ 15 tuổi thực hiện quyền, nghĩa vụ của đương sự trong tố tụng thông qua người
đại diện. Người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể tự mình tham gia


×