Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

hoạt động cấp tín dụng cho học sinh, sinh viên của ngân hàng chính sách xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (444.5 KB, 87 trang )

LỜI CẢM ƠN
Kính dâng

Mẹ tôi suốt đời tận tụy vì tương lai và sự nghiệp của con.
Chân thành cám ơn

Quý thầy cô khoa Luật Trường Đại Học cần Thơ đã tận tình truyền đạt cho em
những kiến thức và kinh nghiệm vô cùng quý báu trên giảng đường cũng như ngoài thực
tế. Những kiến thức hữu ích đó sẽ trở thành hành trang giúp em có thể vượt qua những
khó khăn, thử thách trong công việc cũng như trong cuộc sống sau này.
Đặc biệt, em xin chân thành cám ơn Cô Thạc sỹ Lê Huỳnh Phương Chinh đã tận

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên em trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành
luận văn
Đề này.
tài:
Tập thể các cô chú, anh chị đang công tác tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã

HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG
HỌC
SINH
SINH
cũng như tạo điều CHO
kiện cho em
trong suốt
quá trình
thực tậpVIÊN
giúp em có thể tiếp xúc với
CỦA


NGÂN
CHÍNH
SÁCH

HỘI
thực tiễn,
mở rộng
thêm kiếnHÀNG
thức của mình
bên cạnh những
kiến thức
được
trang bị trên

hội thị xã Ngã Bảy đã cung cấp cho em những kiến thức quý báu từ kinh nghiệm thực tế

ghế nhà trường.
Các bạn lớp Luật Thương mại 2 k34 đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập.
CÁN Bộ HƯỚNG DẪN
SINH VIÊN THựC HIỆN
ThS.
Lêlời
Huỳnh
Phương
Chỉnh
Nguyễn
LộcThơ,
MSSV:
Cuối
em kính

chúc quý
thầy cô Trường
ĐạiXuân
học cần
đặc5086049
biệt là quý thầy
Bộ Môn: Luật Kinh doanhcô Khoa Luật, Cô Lê Huỳnh Phương Chinh, tập
thể cácmại
cô chú, anh chị đang
Thương
Khóacông
34 tác tại
NHCSXH thị xã Ngã Bảy, các bạn lớp Luật Thương mại 2 k34 lời chúc sức khỏe và
thành công.

Ngã Bảy, ngày.. ,tháng..năm 2012
Sinh
hiện
Trang 2

viên

thực


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Trang 3



NHPVNg

Ngân hàng Phục vụ người nghèo

NHNT

Ngân hàng
Ngoại
thương
NHẬN
XÉT
CỦA
VIÊNVIẾT
PHẢN
BIỆN
DANH
MỤCGIÁO
CÁC CHỮ
TẮT

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

HSSV

Học sinh sinh viên

Tổ TK&VV


TÔ Tiêt kiệm và vay von

Bộ LĐ-TB-XH

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Bộ GD&ĐT

Bộ Giáo dục và đào tạo

UBND

ủy ban nhân dân

NHNNVN

Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam

NHNo&PTNT VN

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát hiển Nông thôn Việt
Nam

NHCSXHVN

Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam

NHTM

Ngân hàng thương mại


Trang
Trang
4 5


MỤC LỤC

Trang
LỜI NÓI ĐẦU...................................................................................................1
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHCSXH VÀ HOẠT ĐỘNG CẤP
TÍN DỤNG CHO HSSV CỦA NHCSXH..........................................................4

1.1........................................................................................................................... G
IỚI THIỆU CHUNG VÈ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI.............4

1.1.1. Quá trình hình thành Ngân hàng Chính sách xã hội...............................4

1.1.2.......................................................................................................................... K
hái niệm về Ngân hàng Chính sách xã hội............................................................6

1.1.3.......................................................................................................................... Đ
ặc điểm của Ngân hàng Chính sách xã hội........................................................... 7

1.1.4. So sánh Ngân hàng Chính sách xã hội vói Ngân hàng Thưong mại........9
1.2.

GIỚI THIỆU VỀ HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG CHO HSSV CỦA

NHCSXH............................................................................................................11


1.2.1.......................................................................................................................... G

Trang 6


KẾT LUẬN CHƯƠNG I..................................................................................19
CHƯƠNG 2.......................................................................................................20
2.1............QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THẨM QUYỀN CỦA CÁC cơ
QUAN
LIÊN QUAN TRONG HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG CHO HỌC
SINH
SINH VIÊN CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI...................20

2.1.1. Thẩm quyền của cơ quan ban hành văn bản............................................20
2.1.1.1. Chính phủ..................................................................................................20
2.1.1.2. Thủ tướng Chính phủ................................................................................21
2.1.2.3. Các Bộ có liên quan..................................................................................22
2.1.2.

Thẩm quyền của các cơ quan thực hiện và phổi họp thực hiện

hoạt
động cấp tín dụng cho học sinh sinh viên của NHCSXH...............................24
2.1.2.1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam...................................................................24
2.1.2.2.......................................................................................................................... N
gân hàng Chính sách xã hội Việt Nam.......................................................................25
2.1.2.3.......................................................................................................................... C
ác hội ban ngành đoàn thể có liên quan......................................................................25
2.2.


QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÈ HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG CHO

HỌC SINH SINH VIÊN CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI.......27
2.2.1. Quy định pháp luật về điều kiện để học sinh sinh viên được Ngân
hàng Chính sách xã hội cấp tín dụng (cho vay)..............................................27
Trang 7


của Ngân hàng Chính sách xã hội......................................................................32
2.2.2.1....................................................................................................................... Cấ
p tín dụng cho HSSV dưới hình thức thông qua hộ gia đình..................................33
2.2.22. Cấp tín dụng cho HSSV dưới hình thức vay vốn trực tiếp.........................35
2.2.2.3. Thủ tục bổ sung khi cấp tín dụng cho HSSV trong trường họp đặc biệt ...36
2.3.3. Quy định pháp luật về thủ tục giải ngân cho HSSV................................40
2.3.3.1. Thủ tục giải ngân các chương trình tín dụng bằng tiền mặt.....................41
2.3.3.2....................................................................................................................... Th
ủ tục giải ngân qua thẻ.............................................................................................42
2.3.4. Quy định pháp luật về vốn vay và lãi suất cho vay trong hoạt động

cấp tín dụng cho HSSV của NHCSXH..............................................................44
2.3.4.1. Quy định pháp luật về mức vốn cho vay..................................................44
2.3.4.2. Quy định pháp luật về lãi suất cho vay.....................................................45
2.3.5. Quy định pháp luật về việc trả nợ vay trong chương trình tín dụng
HSSV của NHCSXH............................................................................................46
2.3.5.1. Quy định pháp luật về thời hạn cho vay trong hoạt động cấp tín dụng
cho HSSV của NHCSXH...............................................................................................46
2.3.5.2. Quy định pháp luật về việc gia hạn nợ trong hoạt động cấp tín dụng
cho HSSV của NHCSXH...............................................................................................49
2.3.5.3. Quy định pháp luật về rủi ro tín dụng trong hoạt động cấp tín dụng

cho HSSV của NHCSXH...............................................................................................49
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..................................................................................53

Trang 8


ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT.................................................................................54
3.1.

NHẬN XÉT THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ

CẤP TÍN DỤNG CHO HSSV CỦA NHCSXH...............................................54
3.1.1. Những thành tựu đã đạt được trong hoạt động cấp tín dụng cho học
sinh sinh viên của Ngân hàng Chính sách xã hội............................................54
3.1.1.1....................................................................................................................... T
hực tiễn hoạt động cấp tín dụng cho HSSV củaNHCSXH.....................................54
3.1.1.2. Đánh giá về mặt kinh tế-xã hội của hoạt động cấp tín dụng cho HSSV
của NHCSXH..................................................................................................................55
3.1.1.3. Phân tích nguyên nhân có được những thành tựu trong hoạt động cấp
tín dụng cho HSSV của NHCSXH.................................................................................57
3.1.1.3.1. Do sự chỉ đạo, phối hợp giữa NHCSXH với các cơ quan, tổ chức
có liên quan
57
3.1.1.3..................................................................................................................... 2.
về phía Ngân hàng Chính sách xã hội...................................................................59
3.1.1.3.3.;................................................................................................................ về
việc mở rộng đối tượng, phương thức cấp tín dụng..............................................61
3.1.2. Những tồn tại trong hoạt động cấp tín dụng cho học sinh sinh viên
của Ngân hàng Chính sách xã hội......................................................................62
3.1.2.1. Tồn tại trong công tác quản lý tổ chức và thực hiện hoạt động cấp tín

dụng cho HSSV của NHCSXH......................................................................................62
3.1.2.2. Khó khăn về nội dung hoạt động cấp tín dụng cho HSSV của
NHCSXH........................................................................................................................64

Trang 9


cấp tín dụng cho HSSV của NHCSXH...........................................................67
3.2.2.. Định hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật về hoạt động cấp
tín dụng cho HSSV của NHCSXH...................................................................68

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..................................................................................71

KẾT LUẬN CHUNG........................................................................................72

Trang

10


LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

So với những năm đầu thời kỳ đổi mới thì hiện nay nước ta đã và đang trên đà hội
nhập nền kinh tế thế giới, kinh tế trong nước từng bước phát triển, đời sống của người dân
ngày càng được nâng cao, toàn cục xã hội đã thay đổi rất nhiều. Tuy nhiên, để có thể thực
hiện tốt những nhiệm vụ những đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước đã đặt ra
trong thời gian tới đòi hỏi Việt Nam cần có một đội ngũ lao động có tri thức, có trình độ
tay nghề phục vụ nhu cầu của xã hội. Chính vì vậy trong những năm qua công tác chăm lo
cho giáo dục, chăm lo đào tạo nghề luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt, và nó luôn là

nhiệm vụ hàng đầu của Nhà nước và Chính phủ ta. Hoạt động cấp tín dụng cho HSSV của
NHCSXH đã nói lên phần nào công tác chăm lo ấy. Với mong muốn hoạt động này sẽ trở
thành điểm tựa vững chắc cho những HSSV có hoàn cảnh khó khăn có thể tiếp tục con
đường học vấn, thực hiện những khát khao hoài bão của bản thân góp phần chăm lo cho
công cuộc xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp. Hoạt động cấp tín dụng cho
HSSV của NHCSXH không phải là một vấn đề mới trong pháp luật ngân hàng Việt Nam
vì nó gắn liền với sự ra đời của NHCSXH nhưng hoạt động này chỉ được đông đảo quần
chúng nhân dân biết đến với sự ra đời của Quyết định 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên và sau đó là rất nhiều các văn bản
hướng dẫn thực hiện. Tuy vậy, trên thực tế việc áp dụng các quy định pháp luật của hoạt
động này vẫn còn nhiều trở ngại dẫn đến hiệu quả mang lại chưa thực sự thuyết phục nên
việc xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật về hoạt động cấp tín dụng cho HSSV
của NHCSXH đang là một vấn đề được xã hội quan tâm và chú ý. Chính vì thế tác giả
quyết định chọn đề tài “hoạt động cấp tín dụng cho học sinh, sinh viên của Ngân hàng
Chính sách xã hội” làm đề tài luận vãn tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu của việc nghiên cứu

_______________________________________ Trang __________________________________________

11


động của NHCSXH, khái niệm và những quy định pháp luật về hình tự, thủ tục của hoạt
động cấp tín dụng cho HSSV của NHCSXH, ý nghĩa của hoạt động, xem xét phân tích
các quy định của pháp luật về hoạt động này và đánh giá tình hình thực tiễn từ khi Quyết
định 157 có hiệu lực tới hiện nay, rút ra những mặt tích cực của kết quả đạt đuợc, tồn tại
những bất cập cần phải khắc phục.
Thông qua đó, tác giả đề xuất một số định huớng để hoàn thiện các quy định pháp
luật về hoạt động cấp tín dụng cho HSSV của NHCSXH, đồng thời đua ra một số giải
pháp góp phần nâng cao hiệu quả cho hoạt động cấp tín dụng đối với HSSV của

NHCSXH.
3. Phạm vỉ nghiên cứu

Phạm vi luận văn nghiên cứu một số nội dung cơ bản trong hoạt động cấp tín dụng
cho HSSV của NHCSXH nhu công tác quản lý, tổ chức và thực hiện trên cơ sở áp dụng
các quy định pháp luật từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt
động này.
4. Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu nguời viết đã sử dụng các phuơng pháp: nghiên cứu
trên tài liệu, sách vở; phuơng pháp nghiên cứu và phân tích luật viết; phuơng pháp sưu
tầm số liệu thực tế và phuơng pháp tổng hợp các thông tin từ các bài viết, các vãn bản
pháp luật có liên quan, một số sách, các công trình nghiên cứu có giá trị và pháp lí chuyên
ngành.
5. Kết cấu của luận văn.

Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo đề tài gồm 3 chuông:
_______________________________________ Trang __________________________________________

12


sinh viên của Ngân hàng Chính sách xã hội.
Chương 3: Thực tiễn hoạt động cấp tín dụng cho học sinh, sinh viên của Ngân
hàng Chính sách xã hội và một số định hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật.
Đề tài nghiên cứu về “hoạt động cấp tín dụng cho HSSV cuả NHCSXH” là vấn đề
khá phức tạp, nó đòi hỏi người nghiên cứu phải có kiến thức sâu rộng cả về lí luận và thực
tiễn về pháp luật ngân hàng. Ngoài ra, nó còn đòi hỏi tác giả phải biết nắm bắt được
những vấn đề cốt lõi, những tồn tại và vướng mắc còn gặp phải, để từ đó đề xuất giải
pháp giải quyết. Là một sinh viên năm cuối, lần đầu tiên làm quen với một đề tài nghiên

cứu khoa học mà thời gian nghiên cứu còn hạn chế cũng như vốn kiến thức hiểu biết có
giới hạn. Vì vậy, có những thiếu sót, khiếm khuyết hay sai lầm trong đề tài nghiên cứu
này là điều không thể tránh khỏi. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến đánh
giá, phê bình của thầy cô và các bạn sinh viên.

Trang
13


1

bai=7&nam=2005

CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VÀ HOẠT
ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG CHO HỌC SINH SINH VIÊN CỦA NGÂN HÀNG
CHÍNH SÁCH XÃ HỘI.

1.1) GIỚI THIỆU CHUNG VÈ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

1.1.1 Quá trình hình thành Ngân hàng Chính sách xã hội.
Đe biết được quá trình hình thành Ngân hàng Chính sách xã hội cần biết thêm tiền
thân của nó là Ngân hàng Phục vụ người nghèo (NHPVNg).
Lược sử ra đời NHPVNg 1
Năm 1986 nền kinh tế Việt Nam từ chế độ Nhà nước bao tiêu tự cung tự cấp
chuyển sang nền kinh tế thị trường đa thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Bước
đầu những năm 90 nền kinh tế hàng hóa đã mang lại nhiều thành tựu đáng kể, tỉ lệ lạm
phát được kiềm chế, mức tăng trưởng kinh tế từng năm không ngừng gia tăng, đời sống
vật chất người dân từng bước được cải thiện. Cùng với sự phát triển ấy, một bộ phận
người dân có tri thức, có vốn, nhạy bén nhanh chóng thích ứng với cơ chế thị trường và

trở thành tầng lớp giàu có. Tuy nhiên bộ phận dân cư còn lại do thiểu vốn, kiến thức kinh
nghiệm sản xuất, nên càng lúc càng khó khăn và trở thành tầng lớp nghèo khó trong xã
hội. Càng lúc xã hội có sự phân hóa giàu nghèo càng gay gắt.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân
hàng cũng có những bước thay đổi đáng kể. Các Ngân hàng hoạt động trên nguyên tắc
độc lập tự chủ về vốn, tự chịu trách nhiệm trong vấn đề tài chính, hoạt động tín dụng chủ
yếu là huy động vốn vay sau đó cho vay lại và hưởng phần chênh lệch lãi suất. Vì thế để
nguồn vốn được an toàn hầu hết các Ngân hàng thường sử dụng biện pháp cho vay có tài
sản thế chấp chỉ riêng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NHNo&PTNT)

_______________________________________ Trang __________________________________________
14


không có tài sản thế chấp thì không được vay vốn từ Ngân hàng. Muốn duy trì lao động
và sản xuất nhiều nhà phải đi vay bên ngoài với mức lãi suất rất cao thậm chí cầm cố
mộng đất... đời sống càng khó khăn hơn. Nhiều trẻ em không được cắp sách đến trường.
Trước tình hình đó, tháng 4/1995 NHNo&PTNT Việt Nam cùng Ngân hàng Nhà
nước (NHNN) Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương (NHNT) Việt Nam góp vốn xây dựng
quỹ cho vay ưu đãi hộ nghèo với nguồn vốn ban đầu 432 tỷ đồng (NHNN Việt Nam 100
tỷ đồng, NHNT Việt Nam 200 tỷ đồng, NHNo&PTNT Việt Nam 132 tỷ đồng) giao cho
NHNo&PTNT Việt Nam quản lý và cho hộ nghèo vay không đòi hỏi tài sản thế chấp, lãi
suất cho vay ưu đãi với mong muốn mỗi năm từ 300 đến 400 ngàn hộ nghèo thiếu vốn
được vay vốn tín dụng ưu đãi đầu tư phát hiển sản xuất. Sau 5 tháng hiển khai thực hiện
chương trình gặp nhiều khó khăn do nguồn vốn quá ít số hộ cần vay vốn lên đến trên 4
triệu hộ trung bình mỗi hộ chỉ được vay khoảng 200.000 đồng không đủ cho việc đầu tư
sản xuất.
Để giải quyết tình trạng trên ngày 31/08/1995 Thủ tướng chính ký Quyết định số
525/ QĐ-TTg cho phép thành lập Ngân hàng Phục vụ người nghèo (NHPVNg). Chính
thức hoạt động từ 01/01/1996 với vốn điều lệ 500 tỷ đồng, sau 7 năm hoạt động (1996 2002), đến 31/12/2002 tổng nguồn vốn hoạt động của của NHPVNg đã lên tới 7083 tỷ

đồng, hơn hai triệu hộ nghèo đã được vay vốn đầu tư phát triển sản xuất với tổng dư nợ
5700 tỷ đồng, gần 1 triệu hộ đã vươn lên thoát nghèo, hàng chục ngàn hộ khác được nhận
nguồn vốn vay sản xuất.
Cuối năm 2002, trước yêu cầu của tiến trình hội nhập, đòi hỏi phải cơ cấu lại hệ
thống ngân hàng, từng bước tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại chuẩn
bị cho tiến trình hội nhập thương mại khu vực và quốc tế.
Ngày 4/10/2002, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 78/2002/NĐ-CP
về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, đồng thời ra Quyết
định số 131/2002/QĐ-TTg chính thức thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội

Trang
15


2

Điều 17 Luật các Tổ chức tín dụng 2010

(NHCSXH) trên cơ sở tổ chức lại NHPVNg để thực hiện Nghị định 78 nhằm tập trung
các nguồn vốn ngân sách tài trợ cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác vào
một mối là NHCSXH, cụ thể là nguồn vốn cho vay hộ nghèo, tạo việc làm, cho vay học
sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, cho vay nhà trả chậm khu vực đồng bằng sông Cửu
Long và Tây nguyên...
Từ những yêu cầu thành lập, Ngân hàng Chính sách xã hội đã ra đời trên cơ sở tổ
chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo với mục đích tách tín dụng chính sách thành
một mảng riêng biệt. Điều này không những tạo điều kiện cho tín dụng thương mại phát
triển mà còn làm cho tín dụng chính sách được tập trung mạnh mẽ và chuyên sâu hơn.
Ngân hàng chính thức đi vào hoạt động ngày 01 tháng 01 năm 2003. Với tên gọi là
Ngân hàng Chính sách xã hội viết tắt là NHCSXH tên dùng trong giao dịch quốc tế là
Vietnam bank for Social Policies (VBSP). Ngân hàng Chính sách xã hội có tư cách pháp

nhân có con dấu và tài khoản riêng mở tại NHNN, Kho bạc Nhà nước và các ngân hàng
trong và ngoài nước với số vốn điều lệ 5000 tỷ đồng, đến nay Ngân hàng Chính sách xã
hội đã mở được hệ thống chi nhánh ở tất cả các tỉnh thành trên cả nước.
1.1.2 Khái niệm về Ngân hàng Chính sách xã hội2

Ngân hàng Chính sách xã hội, viết tắt là NHCSXH, tên giao dịch quốc tế là
Vietnam bank for Social Policies. Được hiểu như một ngân hàng sở hữu Nhà nước, do
Chính phủ thành lập, quy định về tổ chức và hoạt động nhằm thực hiện các nhiệm vụ do
nhà nước đặt ra như xóa đói giảm nghèo, sống chung với lũ, thúc đẩy xuất khẩu lao động..
Như vậy, Ngân hàng Chính sách xã hội hoạt động trên cơ sở thực hiện các chính sách
kinh tế-xã hội của Nhà nước không vì mục tiêu lợi nhuận.
Ngân hàng Chính sách xã hội được thành lập theo Quyết định 131/2002/QĐ-TTg
ngày 4 tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng
Trang 31 Tập bài giảng luật Ngân hàng của Trường Đại học cần Thơ- Thạc sỹ. Lê Huỳnh Phương Chinh.

_______________________________________ Trang __________________________________________
16


năm 1995 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngân hàng Chính sách xã hội
có bộ máy quản lý và điều hành thống nhất trong phạm vi cả nước, với vốn điều lệ ban
đầu là 5 nghìn tỷ đồng và được cấp bổ sung phù hợp với yêu cầu hoạt động từng thời kỳ.
Thời hạn hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội là 99 năm. NHCSXH hoạt động
không vì mục đích lợi nhuận, được nhà nước bảo đảm khả năng thanh toán, tỷ lệ dự trữ
bắt buộc bằng 0%(không phần trăm), không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được miễn
thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước nhằm phục vụ người nghèo và các đối
tượng chính sách khác.
Từ yếu sự thành lập, co cấu tổ chức và hoạt động có thể đưa ra khái niệm về Ngân
hàng Chính sách xã hội như sau:
Ngân hàng Chính sách xã hội là một tổ chức tín dụng thuộc loại hình Tổ chức tín

dụng là ngân hàng thuộc sở hữu Nhà nước. Theo đó được thực hiện hầu hết các hoạt động
ngân hàng bao gồm toàn bộ các hình thức kinh doanh, cung ứng nghiệp vụ như: Nhận tiền
gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản. Phạm vi thực hiện các hoạt
động của NHCSXH do Chính phủ quy định.
1.1.3 Đặc điểm của Ngân hàng Chính sách xã hội.

Theo Điều 17 Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010 thì “Ngân hàng
Chỉnh sách xã hội do chỉnh phủ thành lập và quy định về tổ chức và hoạt động” như vậy
khác với các Tổ chức tín dụng khác NHCSXH ngoài việc tuân thủ các quy định chung
của Luật các Tổ chức tín dụng còn phải tuân thủ các nguyên tắc do Chính phủ lập ra. Là
một tổ chức tín dụng Nhà nước, NHCSXH hoạt động vì mục tiêu chủ yếu là xoá đói giảm
nghèo, thực hiện các hoạt động cho vay với lãi suất và những điều kiện ưu đãi vì vậy
Ngân hàng Chính sách xã hội có những đặc điểm sau:
Xóa đói giảm nghèo, thực hiện an sinh xã hội đó là nhiệm vụ chính yếu của
Ngân hàng Chính sách xã hội đã được Chính phủ giao cho. Ngân hàng Chính sách xã hội
hoạt động “không vì mục tiêu lợi nhuận” và “được Nhà nước đảm bảo khả năng thanh
Trang
17


toán ” nên trong phạm vi thực hiện hoạt động của mình, NHCSXH thực hiện việc cho vay
với lãi suất thấp, thấp hơn lãi suất cho vay của Ngân hàng Thuơng mại và các Tổ chức tín
dụng khác rất nhiều (hiện nay là từ 0% đến 0,9%/tháng tùy từng chuông trình và do
Chính phủ công bố theo từng thời kỳ). Ngoài ra để tạo thêm nguồn vốn phục vụ cho
nghiệp vụ cấp tín dụng NHCSXH còn thực hiện hoạt động nhận tiền gửi từ các cơ quan,
tổ chức, cá nhân khác và để tăng tính cạnh tranh NHCSXH phải áp dụng mức lãi suất huy
động ngang bằng với lãi suất huy động của các Tổ chức tín dụng khác (khoảng
12%/triệu/năm) những tổn thất trong cho vay do sự chênh lệch, lãi suất huy động và lãi
suất cho vay sau khi bù đắp bằng quĩ dự phòng và chi phí hoạt động của NHCSXH sẽ
đuợc Bộ Tài chính cấp. Nhu vậy, đây là tổ chức tín dụng thực hiện hoạt động ngân hàng

(huy động và cho vay) tuy nhiên lại dựa vào nguồn chi ngân sách hàng năm, tức là Nhà
nuớc thực hiện hỗ trợ một phần cho hoạt động của NHCSXH.
Là một ngân hàng sở hữu Nhà nuớc hoạt động theo những quy định của
Chính phủ, NHCSXH đuợc tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc thống nhất toàn hệ
thống có 3 cấp quản lý (Trung uơng, tỉnh, huyện) đặt duới sự chỉ đạo trực tiếp có hiệu lực
của UBND các cấp. Quyền quyết định cao nhất thuộc về Hội đồng quản trị, gồm các
thành viên kiêm nhiệm và chuyên trách thuộc các cơ quan của Chính phủ và một số tổ
chức chính trị xã hội (Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh), tại các tỉnh, thành phố, quận, huyện, có Ban đại diện Hội đồng
quản trị do Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch UBND làm truởng ban. Việc cho vay của
NHCSXH đuợc thực hiện theo phương thức ủy thác qua các tổ chức tín dụng, các tổ chức
chính trị - xã hội theo hợp đồng ủy thác hoặc trực tiếp cho vay đến người vay. Đối với hộ
nghèo NHCSXH thực hiện cho vay căn cứ vào kết quả bình xét của Tổ TK&VV. Tổ
TK&VV là tổ chức do các tổ chức chính trị - xã hội hoặc cộng đồng dân cư tự nguyện
thành lập trên địa bàn hành chính của Xã được UBND Xã chấp thuận bằng vãn bản. Hoạt
động của Tổ TK&VV do NHCSXH hướng dẫn.
Nhìn chung về cơ cấu tổ chức của NHCSXH gắn liền với tổ chức và hoạt động của
hệ thống cơ quan quản lý hành chính Nhà nước điều này cũng là một ưu thế của

_______________________________________ Trang __________________________________________
18


NHCSXH vì dựa vào kết quả quản lý đời sống kinh tế của dân cu trên địa bàn mà
NHCSXH thực hiện hoạt động cho vay một cách hiệu quả. Đối với các hoạt động cho vay
liên quan đến đối tuợng là hộ nghèo NHCSXH căn cứ vào kết quả bình xét của Tổ
TK&VV để quyết định cấp tín dụng là một hoạt động thể hiện tính công khai dân chủ là
một ưu điểm cần tiếp tục phát huy.
Đối tuợng phục vụ của NHCSXH chủ yếu là hộ nghèo, học sinh, sinh viên
có hoàn cảnh khó khăn, các đối tuợng chính sách cần vay vốn để giải quyết việc làm, đi

lao động có thời hạn ở nuớc ngoài và các tổ chức kinh tế, cá nhân hộ sản xuất, kinh doanh
thuộc các xã đặc biệt khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, khu vực II và III (vùng nông
thôn sâu), họ không đủ điều kiện để đuợc vay vốn từ các Ngân hàng Thuơng mại nên cần
có đuợc sự trợ giúp từ Chính phủ. NHCSXH sẽ sử dụng các nguồn tài chính do Nhà nuớc
huy động cho các đối tuợng trên vay iru đãi với mức lãi suất rất thấp tạo điều kiện cho họ
gia tăng sản xuất, tạo việc làm, cải thiện đời sống và thu nhập.
Cho vay không có đảm bảo là hình thức cho vay phổ biến và chủ yếu của
NHCSXH. Đây là một đặc điểm khá nổi bật của NHCSXH so với các Tổ chức tín dụng
khác thay vì dùng một tài sản đảm bảo khả năng trả nợ của khách hàng NHCSXH thực
hiện đảm bảo khả năng trả nợ của khách hàng bằng hoạt động tín chấp (nghĩa là dùng uy
tín của co quan, tổ chức, cá nhân để đảm bảo cho việc hoàn trả nợ vay), thuờng là của Tổ
TK&VV thông qua sự bảo trợ của các tổ chức Hội và Đoàn thể như Hội Cựu chiến binh,
Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh...
1.1.4 So sánh Ngân hàng Chính sách xã hội vói Ngân hàng Thương mại.

về cơ chế thành lập. Tuy cùng nằm trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam.

NHCSXH và NHTM có những điểm tương đồng như đều là tổ chức tín dụng loại hình
ngân hàng, có con dấu, có tài sản riêng, có tư cách pháp nhân cùng thực hiện các hoạt
động kinh doanh tiền tệ trong lĩnh vực tài chính ngân hàng nhưng cơ chế thành lập của
NHCSXH và NHTM có nhiều điểm khác biệt đáng kể. Theo Điều 17 Luật các Tổ chức
_______________________________________ Trang __________________________________________
19


Chỉnh phủ quyết định” với quy định này NHCSXH được thành lập và hoạt động trong
phạm vi mà Chính phủ cho phép và chịu trách nhiệm trước Chính phủ. Cũng theo các quy
định trong luật này thì NHTM được thành lập theo những quy định chung về việc thành
lập một tổ chức tín dụng trong đó NHNNVN thực hiện việc cấp giấy phép thành lập cho
các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện luật định để trở thành chủ sở hữu của NHTM.

về tính chất và mục tiêu hoạt động. Xuất phát từ cơ chế thành lập khác nhau nên

tính chất và mục tiêu hoạt động của 2 loại ngân hàng này cũng có nhiều điểm khác nhau.
Cùng thực hiện vai trò là định chế tài chính trung gian giữa chủ thể cho vay và đi vay,
NHTM và NHCSXH thông qua các hoạt động ngân hàng và những hoạt động nghiệp vụ
khác được pháp luật cho phép giúp điều chuyển nguồn vốn trong nền kinh tế thu hút các
khoản tiền nhàn rỗi của xã hội từ các cá nhân, tổ chức và sử dụng khoản tiền đó để cho
vay lại đối với những chủ thể có nhu cầu về vốn. Tuy nhiên với nhiệm vụ hoạt động nhằm
thực hiện các chính sách kinh tế-xã hội của Nhà nước không vì mục tiêu lợi nhuận
NHCSXH có thể thực hiện các hoạt động huy động vốn và cho vay ở mức âm lãi suất
nghĩa là lãi suất cho vay thấp hơn lãi suất huy động và phần tổn thất sẽ được Bộ Tài chính
cấp bù như vậy thực chất hoạt động cho vay của NHCSXH là hoạt động hỗ trợ vốn đối
với các đối tượng vay vì các đối tượng này đều thuộc diện ưu đãi của Nhà nước. Lợi
nhuận là tiêu chí được đặt lên hàng đầu và là yểu tố tồn tại cơ bản của mình. Ngân hàng
Thương mại thực hiện việc huy động vốn và cho vay để hưởng phần chênh lệch lãi suất.
Các đối tượng vay vốn đều có khả năng về kinh tế và có thể hoàn trả cả gốc lẫn lãi. Hơn
nữa nhằm hạn chế thấp nhất những rủi ro tín dụng hầu hết các hợp đồng cho vay của
NHTM đều là họp đồng cho vay có đảm bảo bằng tài sản. Khác biệt hoàn toàn với hợp
đồng cho vay tín chấp (không đảm bảo bằng tài sản) của NHCSXH.
về phạm vi thực hiện các hoạt động ngân hàng. Tuy NHTM và NHCSXH cùng

được xếp là loại hình tổ chức tín dụng với phạm vi hoạt động mở rộng theo đó nhóm ngân
hàng này sẽ thực hiện được hầu hết các hoạt động ngân hàng như nhận tiền gửi của các cá
nhân tổ chức trong và ngoài nước, thực hiện hoạt động cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ
thanh hoán và ngân quỹ, dịch vụ ngoại hối và các dịch vụ khác.. .nhưng trên thực tế phạm

_______________________________________ Trang __________________________________________

20



3

Điều 4 Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội ban hành kèm Quyết đinh 16/2003/QĐTTg ngày 22/01/2003

vi hoạt động của NHTM có phần rộng rãi và đa dang hon NHCSXH thể hiện qua hoạt
động cấp tín dụng chủ yếu của NHCSXH là cho vay trong khi NHTM còn có thể thực
hiện việc cấp tín dụng bằng các hoạt động chiết khấu tái chiết khấu công cụ chuyển
nhuợng và giấy tờ có giá...
1.2 ) GIỚI THIỆU VÈ HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG CHO HỌC SINH
SINH VIÊN CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI.
Ngân hàng Chính sách xã hội là một ngân hàng phục vụ cho việc thực hiện các
chính sách của Nhà nuớc về xóa đói giảm nghèo nên trong tất cả các hoạt động ngân hàng
đuợc quy định trong Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010 thì cấp tín dụng là một trong
những hoạt động cơ bản và chủ yếu nhất của NHCSXH trong đó hoạt động được tiến
hành với nhiều đối tượng (bao gồm đối tượng là học sinh sinh viên). Để có cái nhìn toàn
diện hơn tác giả sẽ giới thiệu khái quát về hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội nói
chung, trong đó bao gồm hoạt động cấp tín dụng cho HSSV của NHCSXH.
1.2.1 Giói thiệu các hoạt động chung của Ngân hàng Chính sách xã hội:
Là một tổ chức tín dụng thuộc loại hình ngân hàng nên NHCSXH được thực
hiện phần lớn các hoạt động ngân hàng như huy động vốn, cấp tín dụng và cung úng các
dịch vụ thanh toán và ngân quỹ.
1.2.1.1 Hoạt động huy động vốn của NHCSXH:3
Huy động vốn là toàn bộ những hoạt động mang tính nghiệp vụ của tổ chức tín
dụng theo đó tổ chức tín dụng sẽ đưa ra điều kiện thuận lợi từ việc nhận tiền gửi của
khách hàng và qua đó sẽ nhận được các nguồn vốn từ tổ chức, cá nhân khác làm nguồn
vốn thực hiện các hoạt động khác. Pháp luật quy định các hoạt động huy động vốn của
NHCSXH được phép thực hiện bao gồm: Huy động vốn từ nguồn chi ngân sách Nhà
nước, huy động vốn từ việc nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước,
phát hành trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá khác, ngoài ra NHCSXH còn


_______________________________________ Trang __________________________________________

21


4

Khoản 2 Điều 2 và Điểm c Khoản 2 Điều 4 Luật Ngân sách Nhà nước năm 2002

5

Khoản 2 Điều 4 Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội ban hành kèm Quyết định
16/2003/QĐ-có thể đi vay từ các tổ chức kinh tế khác.
TT g ngày
22/01/2003.
4

- Huy động vốn từ nguồn chi ngân sách Nhà nuớc.

Ở trung ương nguồn chi ngân sách Nhà nước mà Chính phủ thực hiện việc cấp tạo
vốn cho NHCSXH nằm trong phần chi phát hiển kinh tế-xã hội bao gồm: vốn cho vay
xóa đói giảm nghèo, vốn cho vay tạo việc làm và thực hiện chính sách xã hội khác và vốn
ODA (Offĩcial Development Assistant) nghĩa là Viện trợ phát hiển chính thức. ODA là
nguồn vốn hỗ trợ chính thức từ bên ngoài bao gồm các khoản viện trợ và cho vay với điều
kiện ưu đãi từ các tổ chức mang tính chất quốc tế dành cho các nước đang và kém phát
hiển.
Ở địa phương ngân sách Nhà nước mà Ngân hàng Chính sách xã hội được cấp là
những khoản vốn được trích từ một phần từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách
các cấp để tăng nguồn vốn cho vay trên địa bàn tỉnh, huyện.

Như vậy, việc huy động vốn từ ngân sách Nhà nước của NHCSXH là một hoạt động
mang tính đặc biệt, khi Chính phủ xét thấy cần thiết sẽ cấp vốn trực tiếp NHCSXH bằng
nguồn chi ngân sách ở trung ương và địa phương cho NHCSXH duy trì hoạt động.
Huy động vốn từ hoạt động nhận tiền gửi.5
Giống như các NHTM và các tổ chức tín dụng khác NHCSXH cũng thực hiện việc
huy động vốn bằng cách nhận tiền gửi của các tổ chức trong và ngoài nước. Pháp luật quy
định các nguồn mà NHCSXH có thể huy động được bao gồm 2 loại tiền gửi có trả lãi và
tiền gửi không trả lãi:
Các khoản tiền gửi có trả lãi bao gồm:
+ Tiền gửi có trả lãi của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
+ Tiền gửi của các tổ chức tín dụng Nhà nước bằng 2% số dư nguồn vốn

_______________________________________ Trang __________________________________________

22


huy động bằng đồng Việt Nam có trả lãi theo thoả thuận.
+ Tiền thu đuợc từ hoạt động phát hành các loại giấy tờ có giá nhu trái
phiếu đuợc Chính phủ bảo lãnh, chứng chỉ tiền gửi...
+ Tiền tiết kiệm của nguời nghèo là khoản tiền khi thực hiện cho vay đối
với hộ nghèo NHCSXH thực hiện việc thu tiết kiệm có tính lãi hàng tháng, số tiền này
không những có ý nghĩa ở việc huy động vốn mà còn giúp NHCSXH thực hiện tốt việc
theo dõi tình hình sử dụng vốn của đối tuợng vay vốn.
Các khoản tiền gửi không có trả lãi:
+ Tiền gửi tự nguyện không lấy lãi của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài
nuớc.
- Huy động vốn từ việc đi vay các tổ chức kinh tế khác để làm vốn thực hiện các
hoạt động ngân hàng theo Khoản 3 Điều 4 Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng
Chính sách xã hội ban hành kèm Quyết định 16/2003/QĐ-TTg ngày 22/01/2003 quy định

thì đây cũng là một phuơng thức huy động vốn của NHCSXH. NHCSXH có thể đi vay từ
các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nuớc, vay Tiết kiệm Buu điện, Bảo hiểm Xã
hội Việt Nam và vay từ Ngân hàng Nhà nuớc Việt Nam.
Ngoài ra do tính chất của NHCSXH là ngân hàng phục vụ cho những đối tuợng
có hoàn cảnh tuơng đối khó khăn nên đây cũng là điều kiện thúc đẩy cho việc huy động
vốn từ những nguồn vốn đóng góp tự nguyện không hoàn trả của các cá nhân, các tổ chức
kinh tế, tổ chức tài chính, tín dụng và các tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, các hội,
các tổ chức phi Chính phủ trong và ngoài nuớc.
1.2.1.2 Giới thiệu hoạt động cấp tín dụng của NHCSXH.
Theo Điều 4 Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010 thì “ ngân hàng” là loại hình tổ
chức tín dụng có thể thực hiện đuợc hầu hết các hoạt động ngân hàng và cấp tín dụng là
một trong những hoạt động ngân hàng mà các tổ chức tín dụng thuộc loại hình ngân hàng

Trang
23


6

Khoản 10 Điều 20 Luật Các Tổ chức tín dụng 1997

7

Khoản 14 Điều 4 Luật Các Tổ chức tín dụng 2010.

như NHCSXH được phép thực hiện.
Trước đây, Luật Các Tổ chức tín dụng năm 1997 (sửa đổi bổ sung năm 2004)
cũng có phần định nghĩa về hoạt động cấp tín dụng như sau:
“Cấp tín dụng là việc tổ chức tín dụng thoả thuận để khách hàng sử dụng một
khoản tiền với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khẩu, cho thuê

tài chỉnh, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác”.6
Theo pháp luật Ngân hàng Việt Nam hiện nay:
“Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền
hoặc cam kểt cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp
vụ cho vay, chiết khẩu, cho thuê tài chỉnh, bao thanh toán, bảo lãnh Ngân hàng và các
nghiệp vụ cẩp tín dụng khác. ”7
Như vậy, so với quy định cũ khái niệm “cấp tín dụng” trong luật mới được mở
rộng và đa dạng hon.
Thứ nhất cấp tín dụng không chỉ là việc tổ chức cá nhân được sử dụng
tiền trực tiếp từ Tổ chức tín dụng mà bao hàm luôn việc cam kết cho phép sử dụng một
khoản tiền nghĩa là chỉ cần Tổ chức tín dụng cam kết cho tổ chức cá nhân được phép sử
dụng một khoản tiền trong tương lai.
Thứ hai bao thanh toán là một hoạt động mới được quy định trong Luật
Các Tổ chức tín dụng 2010 và được công nhận là một hình thức cấp tín dụng của các Tổ
chức tín dụng. Hoạt động bao thanh toán được định nghĩa trong luật như sau: “Bao thanh
toán là hình thức cấp tín dụng cho bên bán hàng hoặc bên mua hàng thông qua việc mua
lại có bảo lưu quyền truy đòi các khoản phải thu hoặc các khoản phải trả phát sinh từ việc

Trang
24


8

Khoản 17 Điều 4 Luật Các Tổ chức tín dụng 2010

9

Điều 5, 7, 8,
11,12,13,

mua,
lệ về tổ chức
động
củavụ”.8
hàng Chính
hội
ban
kèm Quyết
định

bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo hợp đồng mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch 14 Điều

Nghiệp vụ cấp tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội chủ yếu là thực hiện

hoạt động cho vay. Nhu vậy, hoạt động cho vay của NHCSXH đuợc hiểu là một quan hệ
chuyển giao để sử dụng vốn theo thỏa thuận giữa hai bên, theo đó bên cho vay
(NHCSXH) giao hoặc cam kết giao cho khách hàng (bên cho vay) một khoản tiền để sử
dụng vào mục đích xác định trong một khoản thời gian nhất định với nguyên tắc có hoàn
trả cả gốc và lãi, đuợc thể hiện thông qua hình thức là một họp đồng tín dụng, trong đó
đối tuợng của họp đồng là một luợng tiền tệ hoặc một luợng tài sản nhất định.
Nội dung các hoạt động cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội huớng đến
những nhóm đối tuợng nhu:

9

Hộ nghèo; Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn

đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và học nghề; Các đối tuợng cần
vay vốn để giải quyết việc làm theo Nghị quyết số 120/HĐBT ngày 11 tháng 4 năm
1992 của Hội đồng Bộ truởng (nay Chính phủ) nhu Bộ đội xuất ngũ, học sinh đã tốt

nghiệp các truờng lớp đào tạo, thanh niên đến tuổi lao động, nguời đi lao động ở nuóc
ngoài về; Các đối tuợng chính sách đi lao động có thời hạn ở nuớc ngoài; Các tổ chức
kinh tế và hộ sản xuất, kinh doanh thuộc hải đảo, thuộc khu vực II, III miền núi và thuộc
Chuông trình phát hiển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu,
vùng xa (sau đây gọi là Chuông trình 135).
Các nhóm đối tuợng trên đều là những nhóm đối tuợng gặp rất nhiều khó khăn về
mặt tài chính trong đời sống nên cần có sự trợ giúp của Nhà nuớc. Tuy về hình thức là
hoạt động cho vay nhưng hên thực tế đó là hình thức giúp đõ vốn tạo điều kiện cho họ
có thể thực hiện việc tăng gia sản xuất, tạo công ăn việc làm. Chính vì thế nguyên tắc sử
dụng vổn vay đúng mục đích được quy định tại Điều 15 Nghị định 78/2002/NĐ-CP của
Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác là nguyên
16/2003/QĐ-TTg ngày 22/01/2003.

Trang
25

và hoạt
Ngân
sách xã
hành


10

Điều 15, 16 Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội ban hành kèm Quyết
định16/2003/QĐ-TT g ngày 22/01/2003.

tắc quan trọng nhất trong toàn bộ các hoạt động cho vay đối với các nhóm đối tượng trên
của NHCSXH. Việc sử dụng vốn vay đúng mục đích không những ảnh hưởng trực tiếp
đến cuộc sống và hoàn cảnh của đối tượng vay vốn, liên quan đến hoạt động của

NHCSXH mà còn quyết định tính hiệu quả của việc thực hiện các chính sách xóa đói
giảm nghèo, ổn định xã hội của Nhà nước ta. Đối với nguyên tắc người vay phải trả nợ
đúng hạn cả gốc lẫn lãi cùng quy định tại Điều 15 Nghị định này một phần đảm bảo tính
chất của khái niệm ngân hàng và cho vay của NHCSXH nghĩa là ngân hàng cho vay thì
phải thu lại lãi suất và nợ vay một phần tạo áp lực buộc các nhóm đối tượng vay vốn
phải sử dụng vốn vay một cách có hiệu quả.
Lãi suất cho vay trong hoạt động cấp tín dụng của NHCSXH do Thủ tướng Chính
phủ quyết định cho từng thời kỳ theo đề nghị của Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính
sách xã hội, thống nhất một mức trong phạm vi cả nước, trừ các tổ chức kinh tế thuộc đối
tượng được quy định tại khoản 3, khoản 5 Điều 2 Nghị định78 về tín dụng đối với người
nghèo và các đối tượng chính sách khác do Hội đồng quản trị quyết định có phân biệt lãi
suất giữa vùng nông thôn và vùng nông thôn sâu. Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng
130% lãi suất khi cho vay.
1.2.1.3 Hoạt động thanh toán và ngân quỹ.10
Tính chất ngân hàng của NHCSXH được thể hiện ở việc NHCSXH được phép
thực hiện các hoạt động ngân hàng như hoạt động tahnh toán và ngân quỹ.
Hoạt động thanh toán là việc mở tài khoản, thực hiện dịch vụ thanh toán, tổ chức
và tham gia các hệ thống thanh toán của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và việc
mở tài khoản, sử dụng dịch vụ thanh toán của các chủ thể sử dụng dịch vụ thanh toán.
Ngân hàng Chính sách xã hội được mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước, Kho
bạc Nhà nước và các Ngân hàng khác trong nước nơi gần nhất theo địa giới hành chính để
thuận tiện cho việc giải ngân và thanh toán, được mở tài khoản tiền gửi cho khách hàng

Trang 24 Tập bài giảng luật Ngân hàng của Trường Đại học cần Thơ- Thạc sỹ. Lê Huỳnh Phương Chinh.

_______________________________________ Trang __________________________________________
26


11


Trang 48- 49 Tập bài giảng luật Ngân hàng của Trường Đại học cần Thơ- Thạc sỹ. Lê Huỳnh Phương Chinh.

trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Ngoài ra NHCSXH đuợc mở tài khoản
ngoại tệ tại nuớc ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà nuớc để phục vụ hoạt động của
ngân hàng.
NHCSXH có hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán liên ngân
hàng trong nuớc, thực hiện các dịch vụ ngân hàng về thanh toán và ngân quỹ nhu: cung
ứng các phuơng tiện thanh toán, thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nuớc, thực hiện
các dịch vụ thu hộ, chi hộ bằng tiền mặt và không bằng tiền mặt và các dịch vụ khác theo
quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nuớc.
Ngoài ra Ngân hàng Chính sách xã hội đuợc thực hiện các nghiệp vụ về ngoại hối và
kinh doanh ngoại hối, nhận ủy thác cho vay ưu đãi của chính quyền địa phương, các tổ
chức kinh tế, tổ chức chính t r ị - x ã hội, các hiệp hội, các tổ chức phi Chính phủ, các cá
nhân trong và ngoài nước.
Các dịch vụ trên được thực hiện từng bước phù hợp với điều kiện, khả năng và yêu
cầu thực tế của NHCSXH.
1.2.2 Hoạt động cấp tín dụng cho học sinh, sinh viên của Ngân hàng
Chính sách xã hội.

1.2.2.1 Khái niệm hoạt động cấp tín dụng cho học sinh, sinh viên của
Ngân hàng Chính sách xã hội.11
Hoạt động cấp tín dụng cho học sinh, sinh viên của Ngân hàng Chính sách xã hội
thực chất là một nghiệp vụ của hoạt động tín dụng ngân hàng theo đó Ngân hàng Chính
sách xã hội sẽ thực hiện cho vay đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn với
mức lãi suất ưu đãi bằng một hợp đồng tín dụng ngân hàng theo dạng họp đồng vay.
Trước đây do tình hình nền kinh tế nước ta còn nhiều yếu kém, đại bộ phận người
dân còn nghèo túng rất nhiều gia đình khó khăn mặc dù đã cần cù, chịu khó quanh năm

_______________________________________ Trang _____________________________________

27


×