Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

háp luật về quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (526.7 KB, 63 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẰN THƠ
KHỎA LUẬT
Bộ MÔN LUẬT KINH DOANH VÀ THƯƠNG MẠI
m

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Cử Nhân Luật
(Khoá 2007 - 20*11)
V
V

ỳ.

PHÁP LUẬT VÈ QUAN HỆ KẾT
YẾU TÓ NƯỚC NGOÀI



Giảns viên hướns dẫn:

Sinh viên thuc hiên:

ThS. Bùi Thị Mỹ Hương

Huê Duy Nguyên

Bộ môn: Luật kinh doanh và thương mại

MSSV: 5075129
Lớp :Thương mại 2-Khóa 33


Cần Thơ, tháng 04 năm 2011


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU.................................................................................................................3
1.................................................................................................................................... L
í do chọn đề tài............................................................................................................5
2. Phạm vi nghiên cứu..............................................................................................6
3. Mục đích nghiên cứu............................................................................................6
4. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................6
5. Bố cục của đề tài..................... ............................ ....... . .....................................7
CHƯƠNG 1. LÍ LUẬN CHUNG VỀ KẾT HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI......8
1.1. Kết hôn cố yếu tố nước ngoài và pháp luật điều chỉnh kết hôn cố yếu
tế
nước
8
1.1.1. Ket hôn có yếu tố nước ngoài............................................................................8
1.1.1.1. Khái niệm kết hôn........... ..........................................................................8
1.1.1.2....................................................................................................................... K
hái niệm kết hôn có yếu tố nước ngoài.....................................................................8
1.1.2.

Pháp luật điều chỉnh kết hôn có yếu tố nước ngoài....................................9

1.2. Lịch sử phát triển của pháp luật điều chỉnh quan hệ kết hôn cố yếu tố nước ngoài
ở Việt Nam.................................!.......................!......................................................10
1.2.1. Giai đoạn trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945......................................10
1.2.2. Giai đoạn năm 1946 đến năm 1959...............................................................11
1.2.3. Giai đoạn năm 1959 đến năm 1986...............................................................13
1.2.4. Giai đoạn năm 1986 đến năm 2000...............................................................14

1.2.5...................................................... Giai đoạn từ năm 2000 đến nay................
............................................................... ................. ..................y 15
1.3................................................................................................................................. Đ
ối tượng điều chỉnh của pháp luật về quan hệ kết hôn cố yếu tố nước ngoài...............16
1.3.1. Yếu tố chủ thể................................................................................................16
1.3.2. Yeu tố khách thể............................................................................................18
1.3.3. Yếu tố sự kiện pháp lý...................................................................................19
1.4. Phương pháp điều chỉnh.......................................................................................19
1.4.1. Phương pháp xung đột...................................................................................20
1.4.2. Phương pháp thực chất..................................................................................21
1.5. Các nguyên tắc chung điều chỉnh quan hệ kết hôn cố yếu tố nước ngoài...........22
1.5.1. Nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài. 22
1.5.2. Nguyên tắc bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia quan


2.2. Kết hôn có yếu tố nước ngoài theo điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết hoặc
tham gia........................................................................................................................44
2.2.1. Thầm quyền giải quyết việc kết hôn.............................................................44
2.2.2. Pháp luật điều chỉnh việc kết hôn.................................................................44
2.2.2.1.................................................................................................................... v
ề điều kiện kết hôn................................................................................................45
2.2.22. về nghi thức kết hôn...............................................................................45
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG TỒN TẠI
TRONG KÉT HÔN CÓ ỲỂU TỐ NƯỚC NGOÀI........’...............................!.........47
3.1. Thực trạng về kết hôn có yếu tố nước ngoài.......................................................47
3.1.1.......................................................................................................................... T
ác động của kết hôn có yếu tố nước ngoài................................................................47
3.1.2.......................................................................................................................... C
ác yếu tố tác động đến việc kết hôn có yếu tố nước ngoài.......................................48
3.1.2.1 .Ket hôn vì tình yêu chân chính................................................................48

3.1.2.2.................................................................................................................... K
ết hôn vì mục đích kinh tế.....................................................................................49
3.1.2.3.................................................................................................................... K
ết hôn theo phong trào...........................................................................................49
3.1.2.4.................................................................................................................... K
ết hôn do môi giới bất hợp pháp...........................................................................50
3.1.2.5. Kết hôn vì những nguyên nhân khác......................................................50


LỜI NÓI ĐẰU
1. Lí do chọn đề tài
Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hôn nhân giữa công dân Việt
Nam thuộc các dân tộc, các tôn giáo, giữa người theo tôn giáo và người không theo tôn
giáo, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật
bảo vệ. Quan hệ hôn nhân được xây dựng hên nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ
một chồng, vợ chồng bình đẳng.
Ngày nay, cùng với sự hội nhập, hợp tác quốc tế, việc kết hôn cũng đã vượt ra
khỏi phạm vi lãnh thổ quốc gia, vượt ra khỏi phạm vi quốc tịch. Quan hệ hôn nhân
giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, với người Việt Nam định cư ở nước
ngoài ngày càng phổ biến và gia tăng về số lượng. Theo thống kê chưa đầy đủ, hàng
năm có rất nhiều trường hợp công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài và
người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
về mặt quản lí, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản qui phạm pháp luật nhằm
điều chỉnh và đáp ứng nhu cầu kết hôn có yếu tố nước ngoài như: Luật hôn nhân và
gia đình năm 1986, Pháp lệnh hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài năm 1993,
Nghị định 184/CP ngày 30 tháng 11 năm 1994 của Chính phủ qui định về thủ tục kết
hôn, nhận con ngoài giá thú, nuôi con nuôi, nhận đỡ đầu công dân Việt Nam với người
nước ngoài. Tiếp đến là ngày 09 tháng 6 năm 2000, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thay thế Luật
hôn nhân và gia đình năm 1986; Chính phủ ban hành Nghị định số 68/2002/NĐ-CP và

Nghị định số 69/2006/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 qui định chi tiết về quan hệ hôn nhân và gia đình có
yếu tố nước ngoài... Các văn bản trên đây ngày càng góp phần hoàn thiện những qui
định của pháp luật trong việc điều chỉnh các quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài,
đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội và tạo điều kiện cho mọi công dân thực
hiện quyền tự do kết hôn. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật hiện hành vẫn còn tồn tại
những thiếu sót bất cập trong quá trình áp dụng. Từ đó cho thấy, việc không ngừng
hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về kết hôn có yếu tố nước ngoài
nói riêng luôn là nhiệm vụ thường xuyên ở nước ta.
Quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, trên thực tế, đã mang lại nhiều giá trị
và ý nghĩa tích cực trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, vãn hóa, xã hội, góp phần tạo
nên sự giao lưu hội nhập toàn diện trong đời sống quốc tế. Với những giá trị tích cực
như vậy, quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài là một quan hệ bình thường rất được
hoan nghênh từ phía nhà nước và xã hội. Tuy nhiên, kết hôn có yếu tố nước ngoài
cũng đã bộc lộ nhiều hạn chế, tiêu cực trong xã hội. Ket hôn có yếu tố nước ngoài đã
có lúc, có nơi trở thành phong trào, trở thành đối tượng kinh doanh, người phụ nữ trở
thành hàng hóa của cuộc mua bán. Những thành phần mà xã hội gọi là “cò mồi” đã
thừa cơ hội thực hiện hành vi môi giới, lừa đảo, làm mất trật tự xã hội. Nhiều trường
hợp kết hôn rõ ràng là vi phạm đạo đức, trái với truyền thống tốt đẹp của dân tộc;
không nhằm mục đích xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hanh phúc,và bền
vững. Thậm chí, có nhiều trường hợp, phẩm giá và nhân cách của người phụ nữ Việt
Nam bị xâm phạm nghiêm trọng. Tuy những trường họp đó không phải là phổ biến
nhưng đã tạo ra sự phẫn nộ trong dư luận xã hội, xúc phạm lòng tự tôn dân tộc của
người Việt Nam. Thực trạng đó tồn tại và phát triển theo chiều hướng phức tạp, ảnh
hưởng trực tiếp đến đường lối, chủ trương, chính sách đối nội và đối ngoại của Nhà
nước.


Có thể nói, tình hình công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài, đặc biệt
là phụ nữ Việt Nam kết hôn với công dân Đài Loan, Hàn Quốc đang được dư luận xã

hội hết sức quan tâm, có nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau khi đánh giá thực trạng
này, trong sự tác động về mặt xã hội, về khía cạnh pháp lí và đạo đức. Chính điều này
đã đặt ra cho pháp luật và xã hội nhiều vấn đề cần quan tâm giải quyết. Đó là, làm thế
nào để vừa đảm bảo quyền tự do kết hôn của công dân, đảm bảo quan hệ đối ngoại vói
các quốc gia trên thế giơi không bị ảnh hưởng xấu; đồng thời đảm bảo trật tự xã hội
trong nước, hạn chế và ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực trong kết hôn có yếu tố
nước ngoài.
Vì những lí do trên, người viết chọn đề tài “Pháp luật về quan hệ kết hôn có
yếu tố nước ngoài” làm luận văn tốt nghiệp của mình. Đe tài này sẽ đề cập đến tình
trạng kết hôn có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở những thực trạng
nghiên cứu được, đề tài sẽ đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm đóng góp cho
các qui định hiện hành. Thông qua đề tài này, người đọc sẽ nhìn nhận vấn đề kết hôn
có yếu tố nước ngoài một cách bao quát.
2. Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi luận văn này, bên canh việc tập trung nghiên cứu những vấn đề
lí luận chung về kết hôn có yếu tố nước ngoài, người viết còn phân tiến hành phân tích
những qui định của pháp luật Việt Nam hiện hành và những qui định của các điều ước
quốc tế là những Hiệp định tương trợ tư pháp điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố
nước ngoài làm cơ sở pháp lí cho đề tài nghiên cứu. Đồng thòi, trong quá trình thực
hiện đề tài, người viết còn tìm hiểu và phân tích những vấn đề mang tính thực tiễn
xung quanh vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài.
3. Mục đích nghiên cứu
Hiện là sinh viên năm cuối, sắp rời giảng đường đại học, người viết mong muốn
mình có thể hiểu kĩ hơn về kết hôn có yếu tố nước ngoài. Đặc biệt là trong giai đoạn
hiện nay, xu hướng giao lưu dân sự quốc tế đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết.
Vì vậy, mục tiêu nghiên cứu của người viết là nhằm giúp chúng ta có thể hiểu
rõ hơn những qui định của pháp Việt Nam và điều ước quốc tế về kết hôn có yếu tố
nước ngoài trên các phương diện: áp dụng pháp luật, phân định thẩm quyền giải quyết
các vấn đề liên quan đến điều kiện kết hôn, trình tự thủ tục tiến hành đăng kí kết hôn...
Bên cạnh đó, người viết có thể đề xuất phương hướng hoàn thiện pháp luật trong lĩnh

vực này.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, người viết đã sử dụng những phương pháp
nghiên cứu sau:
+ Phương pháp phân tích luật viết: phân tích những qui định của pháp luật hiện
hành điều chỉnh việc kết hôn có yếu tố nước ngoài, sau đó đánh giá, tổng hợp kết hợp
với hệ thống hóa các cơ sở 11 luận để có thể nhìn nhận một cách đầy đủ diễn biến của
quan hệ pháp luật kết hôn có yếu tố nước ngoài.
+ Phương pháp so sánh, đối chiếu: đối chiếu lí luận với thực tiễn, qua đó đúc
kết từ thực tiễn tinh thần chung theo luật và đề ra phương hướng khắc phục những
vướng mắc còn tồn tại trong quá trình thi hành pháp luật.
+ Ngoài ra, khi tiến hành thực hiện luận văn, người viết đã tiến hành thu thập
một số thông tin trên internet, báo chí, sách, giáo trình của một số trường đại học có
liên quan đến vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài. Vì vậy, để cho việc nghiên cứu
một cách nhanh chóng, chính xác, hiệu quả, người viết còn sử dụng một số phương


pháp khác như: phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp liệt kê, phương pháp
diễn dịch, phương pháp qui nạp...
5. Bố cục của đề tài
Đe tài được sắp xếp thành 3 chương. Nội dung chính của các chương được bố
trí như sau:
+ Chương 1. Lí luận chung về kết hôn có yếu tố nước ngoài.
+ Chương 2. Những qui định của pháp luật về kết hôn có yếu tố nước ngoài
+ Chương 3. Thực trạng và giải pháp khắc phục những tồn tại trong kết hôn có
yếu tố nước ngoài.
Thực trạng và giải pháp khắc phục những tồn tại của kết hôn có yếu tố nước
ngoài là một đề tài rộng và phức tạp. Với vốn kiến thức hạn hẹp, nhất là chưa từng trãi
nghiệm thực tế nên chắn chắc người viết sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, khuyết
điểm. Vì vậy người viết kính mong nhận được từ quí thầy cô, nhà chuyên môn, cùng

tất cả những người quan tâm đế vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam
những ý kiến đóng góp, cũng như những lời phê bình, nhận xét để vấn đề này được
nhìn nhận toàn diện hơn.


1 Khoản 6 Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000.
2 Từ điển Từ và ngữ Việt Nam, Nxb. Tp. Hồ Chí Minh, 1998, trang 148.
3 Từ điển Luật học, Nxb Từ điển bách khoa Hà Nội, 1999, trang 244.
CHƯƠNG 1
LÍ LUẬN CHUNG VÈ KẾT HÔN CÓ YẾU TÓ NƯỚC NGOÀI
1.1.

Kết hôn có yếu tố nước ngoài và pháp luật điều chỉnh kết hôn có yếu
tố
nước ngoài
1.1.1.
Kết hôn có yếu tố nước ngoài
1.1.1.1.
Khái niệm kết hôn
Theo quan điểm Mác - Lênin, gia đình được coi là đom vị tổ chức nhỏ nhất của
xã hội, là tế bào của xã hội, có tác động tích cực thúc đẩy xã hội phát triển. Bởi vì gia
đình là đom vị nhỏ nhất của xã hội nên gia đình gắn liền với đời sống, hạnh phúc của
mỗi cá nhân, ghóp phần quan trọng vào sản xuất, đào tạo con người. Tiền đề của gia
đình chính là hôn nhân.
“Hôn nhân là quan hệ vợ chồng sau khi đã kết hôn”1. Như vậy kết hôn là sự
kiện là điểm khởi đầu cho cuộc sống vợ chồng; bắt đầu quá trình lao động, sản xuất
của gia đình và tái sản xuất của con người.
Theo quan điểm truyền thống, kết hôn là việc gia đình hai bên nam, nữ tổ chức
lễ cưói theo phong tục tạp quán, được gia đình, họ hàng thừa nhận. Khi đó, hai bên
nam, nữ chính thức và công khai bắt đầu cuộc sống vợ chồng, tạo lập một gia đình

mới. Từ khi nhà nước điều chỉnh quan hệ hôn nhân bằng pháp luật, việc kết hôn phải
tuân theo những qui định mà pháp luật đặt ra. Vì vậy, dưới những gốc độ khác nhau,
khái niệm kết hôn được hiểu theo nhiều cách khác nhau.
Dưới góc độ xã hội, dân gian, kết hôn được định nghĩa như sau: “Ket hôn là lấy
nhau làm vợ chồng”2. Với cách hiểu này, quan hệ hôn nhân được xác lập theo những
điều kiện, thủ tục do phong tục tạp quán qui định hoặc theo những nghi thức và ảnh
hưởng của tôn giáo, chưa có sự can thiệp và điều chỉnh của nhà nước và pháp luật.
Dưới góc độ Luật học, kết hôn được định nghĩa như sau: “Ket hôn là sự liên kết
giữa một người đàn ông và người đàn bà thành vợ chồng được pháp luật công nhận”3.
Ở đây, quan niệm về kết hôn được nhìn nhận trên cơ sở khoa học pháp lí. Việc kết hôn
trước hết phải là sự liên kết giữa một người đàn ông và một người đàn bà, với mục
đích xác lập quan hệ vợ chồng. Đồng thời quan hệ này phải được pháp luật công nhận,
tức là phải có sự quản lí và điều chỉnh của Nhà nước và pháp luật.
Theo qui định tại khoản 2 Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 định
nghĩa: “Ket hôn là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo qui định của pháp luật
về điều kiện kết hôn và đăng kí kết hôn”. Đây là lần đầu tiên Luật hôn nhân và gia đình
đưa ra định nghĩa chính thức về khái niệm này. Theo đó kết hôn chỉ có thể là sự kết
hợp giữa người nam và người nữ, pháp luật không thừa nhận quan hệ giữa những
người có cùng giới tính. Việc xác lập quan hệ vợ chồng phải tuân thủ đầy đủ các qui
định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đãng kí kết hôn. Các bên có thể tuân thủ
hay không tuân thủ các điều kiện, qui định của phong tục tạp quán hay của tôn giáo
nhưng bắt buộc phải tuân thủ các điều kiện và nghi thức do pháp luật qui định. Như
vậy, kết hôn chính là sự thừa nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc xác
lập quan hệ vợ chồng của những người khác giới, làm phát sinh giữa quyền và nghĩa
vụ pháp lí giữa họ với nhau.
1.1.1.2.
Khái niệm kết hôn có yếu tố nước ngoài


4Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, Trường đại học Luật Hà Nội, Nxb. Công an nhân

dân, 2006, trang 307
5 Giáo
trình
Luật hôn
nhân và gia
Hiện nay, do sự phát triển của các mối quan hệ giao lưu dân sự quốc tế - kết đình Việt
Nam,
quả tất yếu từ quá trình thực hiện chính sách “hòa bình, hữu nghị, mở rộng giao lưu và Trường đại
học Luật Hàhọp tác với tất cả các nước trên thế giới”4 5 của Đảng và Nhà nước ta, các quan hệ hôn Nội, Nxb.
Công
an
nhân
dân,
trangnhân có yếu tố nước ngoài ngày càng phát triển cả về chiều rộng lẫn bề sâu . Lí giải307.
điều này là do hành lang pháp lí ngày càng trở nên thông thoáng để thực hiện chính
sách hội nhập của Đảng và Nhà nước, các chủ thể là người nước ngoài dễ dàng đến
Việt Nam sinh sống và làm ăn. Ở chiều ngược lại, công dân Việt Nam cũng có thể ra
nước ngoài học tập, làm việc. Vì thế, giữa nam và nữ có điều kiện ở gần nhau, từ đó,
tình cảm giữa họ cỏ điều kiện nảy sinh.
Việc điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài nói chung và quan hệ
kết hôn có yếu tố nước ngoài nói riêng, ngày càng trở nên quan trọng và cấp bách
nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ được quyền lợi ích của công dân Việt Nam cũng như
công dân của tất cả các nước tham gia vào mối quan hệ này.
Việc điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài không chỉ phụ thuộc
vào pháp luật trong nước mà còn phụ thuộc vào pháp luật nước ngoài và các điều ước
quốc tế mà các nước kí kết hoặc gia nhập cũng như các tạp quán quốc tế.
Đe điều chỉnh quan hệ này, pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam định
nghĩa thế nào là kết hôn có yếu tố nước ngoài?
Trên cơ sở kế thừa các qui định của pháp luật về hôn nhân và gia đình có yếu tố
nước ngoài, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 có đề cập đến vấn đề kết hôn và

quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài. Theo khoản 2 điều 8 thì Ket hôn là việc nam
và nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo qui định của pháp luật về điều kiện kết hôn VÀ
đãng kỉ kết hôn\ bên cạnh đó, theo khoản 14 điều 8 thì Quan hệ hôn nhân và gia đình
có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình:
a) Giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài;
b) Giữa người nước với nhau thường trú tại Việt Nam
c) Giữa công dân Việt Nam với nhau mà căn cứ để xác lập, thay đoi, chẩm dứt
quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước
ngoài.
Từ những qui định trên đây, có thể biết được kết hôn có yếu tố nước ngoài là
việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo qui định của pháp luật về điều kiện kết
hôn và đăng kí kết hôn thuộc một trong các trường hợp: Giữa công dân Việt Nam và
người nước ngoài; Giữa người nước với nhau thường trú tại Việt Nam; Giữa công dân
Việt Nam với nhau mà căn cứ để xác lập quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài.
1.1.2.
Pháp luật điều chỉnh kết hôn có yếu tố nước ngoài
Quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài chịu sự tác động của hệ thống các qui
phạm pháp luật do nhà nước đặt ra hoặc các qui định của các điều ước quốc tế do quốc
gia kí kết hoặc gia nhập, nhằm đảm bảo cho chúng phát triển phù họp với ý chí và
quyền lợi của mình. Pháp luật với tư cách là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội
luôn tác động và có ảnh hưởng mạnh mẽ tới đời sống xã hội. Cũng như pháp luật điều
chinh các quan hệ xã hội khác, pháp luật điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước
ngoài vừa thể hiện tính giai cấp vừa thể hiện tính xã hội. Tuy nhiên, xuất phát từ đối
tượng điều chỉnh của quan hệ pháp luật này là kết hôn có yếu tố nước ngoài, đã vượt


6 TS. Nông Quốc Bình, TS. Nông Hồng Bắc, Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tó nước ngoài ở
Việt Nam trong thời là hội nhập quốc tế, Nxb. Tư Pháp, 2006, trang 45.
7 TS.
Nông

Quốc Bình,
TS.
Nôngquá phạm vi điều chỉnh của hệ thống luật quốc gia nên pháp luật điều chỉnh quan hệ Hồng Bắc,
Quan hệ hônkết hôn có yếu tố nước ngoài mang những đặc điểm riêng.
nhân và gia
đình có yếu
nước
Khác với pháp luật nói chung, pháp luật điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố tó
ngoài

Việt
Namnước ngoài là pháp luật được lựa chọn để điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội nhất trong thòi
là hội nhậpđịnh - đó là quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài. Pháp luật được lựa chọn này có quốc
tế,
Nxb.
Tưthể là pháp luật quốc gia hoặc có thể là điều ước quốc tế do hai hay nhiều nước kí kết. Pháp, 2006,
trang 139. Đây là những phương tiện để bảo vệ quyền và lợi ích của nhà nước, của xã hội và của
các bên tham gia vào quan hệ pháp luật này. Pháp luật này bao gồm tổng thể các qui
phạm xung đột và qui phạm thực chất. Qui phạm xung đột là qui phạm pháp luật ấn
định luật của nước nào cần phải áp dụng để điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước
ngoài trong tình huống thực tế, còn qui phạm thưc chất là qui phạm qui định cụ thể
quyền và nghĩa vụ của các chủ thể. Trong các qui phạm pháp luật đó, qui phạm xung
đột là loại qui phạm cơ bản điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài.
Từ những phân tích trên, có thể nêu khái niệm về pháp luật điều chỉnh quan hệ
kết hôn có yếu tố nước ngoài như sau: “ Pháp luật điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu
to nước ngoài là tong thế các nguyên tắc, qui phạm pháp luật có moi liên hệ nội tại
thong nhất với nhau được lựa chọn đế điểu chỉnh quan hệ kết hôn có yếu to nước
ngoài phát sinh trong đời sống quốc tế” 6 7.
1.2.
Lịch sử phát triển của pháp luật điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố

nước
ngoài ở Việt Nam
1.2.1.
Giai đoạn trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945.
Trước năm 1945, Việt Nam là một nước thuộc địa nửa phong kiến, quan hệ
pháp luật hôn nhân và gia đình thời kì này được điều chỉnh bởi các qui phạm được qui
định trong một số Bộ luật dân sự, tiêu biểu là hai bộ luật là Quốc triều hình luật và
Hoàng Việt luật lệ.
Quốc triều hình luật hay còn gọi là Bộ Luật Hồng Đức, được ban hành dưới
triều nhà Hậu Lê. Bộ luật Hồng Đức là một công trình luật học vĩ đại đã kế thừa các di
sản pháp luật của các đời vua trước, đồng thời tiếp thu có gạn lọc Bộ luật nhà Đường ở
Trung Quốc, mà vẫn giữ được nét độc đáo của nền luật cổ Việt Nam, giữ được phong
tục tập quán lâu đời và truyền thống văn hóa dân tộc 1.
Hoàng Việt luật lệ, còn gọi là Bộ luật Gia Long, ban hành vào đầu thời nhà
Nguyễn (1815). Tuy nhiên, ngay từ khi ban hành, bộ luật này đã có nhiều qui định lạc
hậu hơn so với Bộ luật Hồng Đức.
Hai bộ luật này qui định khá cụ thể việc điều chỉnh quan hệ pháp luật hôn nhân
gia đình nói chung và quan hệ pháp luật về kết hôn nói riêng.
Dưới thời Pháp thuộc, đất nước ta bị chia cắt thành ba kì là Bắc Kì, Trung Kì và
Nam Kì. Sau khi xâm lược Việt Nam và đặt ách đô hộ ở Nam Kì, thực dân Pháp đã
ban hành Bộ dân luật giản yếu Nam Kì áp dụng ở Nam Kì và ba thành phố lớn ở Việt
Nam là Hà Nội, Hải Phòng và Đà Nang. Bộ dân luật Bắc Kì được ban hành vào ngày
30/03/1931 theo Nghị định của Thống sứ Bắc Kì để thi hành trên toàn Bắc Kì từ ngày
01/07/1931 thay cho Bộ luật Gia Long. Hoàng Việt Trung Kì hộ luật được ban hành
vào năm 1939 thi hành trên toàn Trung Kì. Tuy nhiên, pháp luật dân sự trong thời kì
này có những mặt hạn chế nhất định. Một trong những mặt hạn chế đó là các qui định


8 Chương Hộ Hôn, Quốc triều hình luật, Nxb. Công an nhân dân, 1995, trang 118.
9 TS. Nông Quốc Bình, TS. Nông Hồng Bắc, Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tó nước ngoài ở

Việt
Nam
trong thòi
là hội nhậpvề hôn nhân và gia đình, kết hôn, li hôn... mang nặng tư tưởng phong kiến, đề cao nho quốc
tế,
Nxb.
Tưgiáo, trọng nam khinh nữ.
Pháp, 2006,
trang 143.
Trong thời kì Pháp thuộc, mặc dù có ba Bộ luật điều chỉnh các quan hệ dân sự
nói chung, quan hệ hôn nhân gia đình nói riêng ở cả ba miền Bắc - Trung - Nam
nhưng không có Bộ luật nào có các qui phạm qui định một cách cụ thế quan hệ kết hôn
có yếu tố nước ngoài. Thực tế trong gần một thế kỉ dưới sự đô hộ của thực dân Pháp,
có không ít trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài, đặc biệt là các trường hợp liên
quan đến người Pháp.
Vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài nói riêng, hôn nhân và gia đình nói chung,
trong thời kì Pháp thuộc tại Việt Nam không được qui định trong các Bộ luật dân sự
cũng như các văn bản qui phạm pháp luật khác ở Việt Nam lúc bấy giờ cũng là dễ
hiểu. Bởi vì quyền lợi của công dân Pháp trong quan hệ hôn nhân với dân “xứ An
Nam” được coi là rất quan trọng, mà vấn đề quan trọng thì pháp luật của nước thuộc
địa đương nhiên sẽ không được sử dụng để điều chỉnh.
Như vậy, có thể thấy rằng:
Thứ nhất, trong thời kì phong kiến, xuất phát từ chính sách đối ngoại “bế quan
tỏa cảng, chính sách kinh tế “ức thương” nên các Bộ luật dân sự thời kì này không
thực sự có qui định điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài, hoặc nếu có thì
chỉ là những qui định cấm đoán. Ví dụ như qui định tại điều 71, chương cấm vệ trong
Quốc triều hình luật: “Nếu kết vợ chồng với người nước ngoài phải chịu lưu đi châu
xa, đôi vợ chồng ấy phải li dị và bắt về nước”8.
Thứ hai, trong thời kì Pháp thuộc, nước ta đã manh nha có quan hệ với các
nước như Trung Quốc, các nước Đông Nam Á, các nước phương Tây nhưng “quan hệ

ngoại giao của nước ta vẫn còn bó hẹp, quan hệ ngoại thương cũng rất hạn chế, chưa
có ngoại thương song phương”9. Pháp luật thời kì này bắt đầu có một số qui về vấn đề
hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài nhưng chủ yếu là điều chỉnh vấn đề quốc
tịch.
1.2.2.
Giai đoạn năm 1946 đến năm 1959
Sau khí Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 02/09/1945 Chủ tịch Hồ Chí
Minh đọc bản Tuyên Ngôn Độc Lập tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, khai sinh nước
Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Từ đây, đất nước ta thoát khỏi ách thống trị của thực
dân Pháp.
Trong giai đoạn này, lần đầu tiên văn bản pháp lí có giá trị cao là Hiến pháp đề
cập gián tiếp đến quan hệ kết hôn, đó là bản Hiến pháp 1946. Bản Hiến pháp này được
Quốc Hội nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa thông qua ngày 09/11/1946. Điều 9
Hiến pháp này qui định: “Đàn bà ngang quyên với đàn ông về mọi phương diện”. Mọi
phương diện ở đây được hiểu là tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, từ đây người
phụ nữ Việt Nam ta đã có quyền thực hiện mọi công việc như nam giới, điều mà họ bị
xã hội cũ tước đoạt qua hàng ngàn năm lịch sử. Có thể nói, đây là một nội dung tiến
bộ, thể hiện bản chất tốt đẹp của một xã hội văn minh, xã hội mà trong đó mọi ngưòi
được bình đẳng ở mọi lĩnh vực, trong đó đương nhiên là có quan hệ kết hôn.
Ngày 22/05/1950, Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa kí sắc lệnh 97SL qui định sửa đổi một số qui lệ và chế định dân luật. Sau khi đã đưa ra một số qui
định tiến bộ điều chỉnh các quan hệ dân sự, trong đó có quan hệ hôn nhân và gia đình.
Sắc lệnh số 97-SL đã tuyên bố bãi bỏ việc thi hành các qui định trái với các nguyên tắc


tiến bộ trong quan hệ hôn nhân và gia đình. Điều 14 sắc lệnh 97-SL qui định: “Tất cả
các qui định trong Dân luật Bắc Kì, Dân pháp điển Trung Kì, Pháp qui giản yếu 1883
(Sắc lệnh ngày 3 tháng 10 năm 1883) thi hành ở Nam Kì, và những luật lệ theo sau,
trái với những điều khoản trên này đều bị bãi bỏ”.
Sắc lệnh 97-SL đã đưa ra nhiều qui định khá chi tiết về quan hệ hôn nhân nói
chung, quan hệ kết hôn nói riêng, với những điều khoản rất tiến bộ. Ví dụ như qui định

tại điều 2 Sắc lệnh này: “Người con đã thành niên không bắt buộc phải có cha mẹ bằng
lòng mới kết hôn được”.
Sự ra đời của sắc lệnh số 97-SL đã xóa bỏ những qui định lạc hậu trong ba bộ
Dân luật trước đó, đồng thời ghi nhận những nội dung tiến bộ điều chỉnh quan hệ hôn
nhân nói chung, quan hệ kết hôn nói riêng. Trong giai đoạn này, các vấn đề liên quan
đến kết hôn sẽ tuân theo qui định của sắc lệnh số 97-SL. Tuy nhiên, tất cả các qui
phạm trong văn bản này, không có một điều khoản nào ghi nhận việc điều chỉnh quan
hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài.
Tuy chưa có văn bản riêng điều chỉnh quan hệ hôn nhân gia đình điều chỉnh vấn
đề kết hôn có yếu tố nước ngoài nhưng vấn đề này đã được đề cập trong các văn bản
điều chỉnh những quan hệ pháp luật khác. Ví dụ, trong sắc lệnh số 53-SL ngày
20/10/1945 về Quốc tịch Việt Nam. Điều 5, điều 6 sắc lệnh này đã công nhận một
thực tế khách quan là có tồn tại quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, tức là tồn tại
quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài. Hiến pháp 1959 là cơ sở pháp lí quan trọng để
điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình nói chung, quan hệ kết hôn nói riêng, trong
thời kì này thời kì này. Tuy vậy, vẫn chưa có qui định cụ thể điều chỉnh trực tiếp quan
hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài. Nhìn chung, pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân
nói chung, quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài nói riêng trong giai đoạn này có các
những đặc điểm sau:
Thứ nhất, pháp luật trong nước về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài còn
đơn giản, chưa được tập hợp thành hệ thống, chưa điều chỉnh đầy đủ các quan hệ đó.
Ngoài các văn bản hướng dẫn về đường lối xét xử của tòa án nhân dân tối cao đối vói
các vụ việc có yếu tố nước ngoài, nhà nước ta chủ trương chưa ban hành văn bản pháp
luật riêng để điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nươc ngoài mà chỉ điều chỉnh
quan hệ hôn nhân trong nước theo Hiến pháp 1946 - Hiến pháp đã ghi nhận nam nữ
bình đẳng với nhau về mọi mặt. Đó là cơ sở pháp lí quan trọng để xây dựng chế độ
hôn nhân mới, dân chủ và tiến bộ ở ta. Ngoài ra, trong thòi kì này quan hệ hôn nhân
còn được điều chỉnh theo một số sắc lệnh. Các sắc lệnh đã xóa bỏ những qui định lạc
hậu về kết hôn của chế độ thực dân phong kiến, ghóp phần giải phóng phụ nữ, thúc
đẩy xã hộ phát triển.

Thứ hai, quan hệ hợp tác giữa nước ta thời kì này và các nước xã hội chủ nghĩa
khác mới bắt đầu kiến lập và dần được cũng cố. Bên cạnh sự giúp đỡ về chính trị, kinh
tế và khoa học kĩ thuật, các nước còn tiếp nhận đào tạo nhiều công dân Việt Nam ở
nhiều ngành nghề khác nhau. Thòi kì này, Việt Nam bắt đầu gửi sang Liên Xô và các
nước Đông Âu nhiều công dân để học tập, nghiên cứu. Đồng thòi, Việt Nam cũng tiếp
nhận nhiều chuyên gia, cán bộ của các nước đến cộng tác, giúp đỡ và huấn luyện cho
cán bộ Việt Nam. Trong bối cảnh đó, các quan hệ có yếu tố nước ngoài phát sinh, đòi
hỏi phải được pháp luật điều chỉnh. Mặc dù vậy, vấn đề điều chỉnh quan hệ hôn nhân
có yếu tố nước ngoài cũng chưa thật sự là một vấn đề cấp bách. Nhưng chính nhờ đó


10 TS. Nông Quốc Bình, TS. Nông Hồng Bắc, Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài ở

đã nảy sinh khả năng tiềm tàng cho sự phát triển tiếp tục các xu hướng điều chỉnh
quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài trong các giai đoạn sau 10.
1.2.3.
Giai đoạn năm 1959 đến năm 1986
Trong giai đoạn này, bản Hiến pháp mới của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng
Hòa đã được Quốc hội thông qua tại kì họp thứ 11, ngày 31/12/1959 tiếp tục khẳng
định và ghi nhận quyền bình đẳng giữa nam và nữ. Xuất phát từ tình hình quan hệ hôn
nhân và gia đình trong thời kì mới, Luật hôn nhân và gia đình đã được Quốc hội thông
qua tại kì họp thứ 11, ngày 29/12/1959 và được Chủ tịch nước kí sắc lệnh số 02/SL
công bố ngày 13/01/1960. về quan hệ hôn nhân, luật đã điều chỉnh quyền và nghĩa vụ
giữa vợ chồng. Tuy nhiên, luật hôn nhân gia đình năm 1959 không có qui phạm điều
chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài.
Pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài trong
giai đoạn này có sự phát triển nhất định so với giai đoạn trước, biếu hiện ở một số nội
dung sau:
+ Pháp luật trong nước đã điều chỉnh một số quan hệ hôn nhân và gia đình có
yếu tố nước ngoài.

Ở Miền Bắc, trong năm 1961 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 04 ngày
16/01/1961 kèm theo điều lệ về đãng kí hộ tịch, trong đó qui định các vấn đề sinh, tử,
kết hôn. Ngày 21/06/1961, Bộ Nội vụ ban hành thông tư 05/NV hướng dẫn thi hành
Điều lệ đăng kí hộ tịch nói trên. Tuy nhiên, trong văn bản pháp luật này chưa điều
chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài đầy đủ nhưng những qui định đó sẽ là
nền tảng cở bản để giải quyết quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài.
Ở Miền Nam, dưới sự cai trị của chế độ Ngụy quyền miền Nam, các quan hệ
dân sự nói chung và quan hệ hôn nhân nói riêng trong thời kì này vẫn chịu sự điều
chỉnh của Pháp qui giản yếu 1883 cho đến năm 1959. Dưới sự cai trị của chính quyền
Ngô Đình Diệm, ngày 02/01/1959, Luật gia đình của chính quyền họ Ngô được ban
hành, về mặt pháp lí, luật gia đình này đã chấm dứt sự điều chỉnh của Pháp qui giản
yếu 1883 đối với các quan hệ hôn nhân trong khu vực tạm thời nằm trong sự cai trị của
chính quyền Ngụy quyền ở Miền Nam.
Tháng 11/1963 chính quyền họ Ngô bị lật đổ, chính quyền bù nhìn mới lên thay
đã ban hành sắc luật số 15/64 thay cho luật gia đình 1959.
Ngày 20/12/1972 Bộ dân luật được ban hành. Bộ luật này đã thay thế sắc luật
15/64 cùng những vãn bản sửa đổi bổ sung sắc luật này trước đó.
về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, Bộ dân luật qui định tại
điều 125 như sau: “Trong trường họp hôn thú lập ở ngoại quốc, trong vòng ba tháng
sau khi trở về lãnh tho Việt Nam, người có quốc tịch Việt Nam phải xuất trình một bản
sao chủng thư hôn thủ cũ nhất là ba tháng gửi cho biện lí tòa án nơi trú ngụ. Biện lí sẽ
ra lệnh đãng kí vào so giá thú đương nhiên và ghi chú vào lề chứng thư khai sinh của
đương sự, ở so chánh cũng như so kép ”.
Nhìn chung các văn bản pháp luật dưới chế độ ngụy quân, ngụy quyền miền
Nam là các văn bản có nội dung đi ngược lại với lợi ích của quốc gia và dân tộc. Mặc
dù đã xóa bỏ chế độ đa thê nhưng vẫn thể hiện nguyên tắc bất bình đẳng giữa vợ và
chồng, giữa các con trong và ngoài giá thú, cấm vợ chồng li hôn.
Sau khi đã thống nhất đất nước, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các nước
ngày càng được mở rộng. Trong bối cảnh có nhiều công dân Việt Nam ra nước ngoài
học tập nghiên cứu, học tập và làm việc, cũng như có nhiều chuyên gia nước ngoài vào

Việt Nam trong thòi là hội nhập quốc tế, Nxb. Tư Pháp, 2006, trang 148.


11 TS. Nông Quốc Bình, TS. Nông Hồng Bắc, Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài ở

Việt Nam đã làm phát sinh ngày càng nhiều các quan hệ xã hội, trong đó có quan hệ
kết hôn có yếu tố nước ngoài, đòi hỏi phải có pháp luật điều chỉnh. Đe xử 11 vấn đề
này, nước ta đã kí kết nhiều Hiệp định tương trợ tư pháp (HĐTTTP) với các nước như
Cộng Hòa Dân Chủ Đức (1980), Liên Xô (1981), Tiệp Khắc (1982), Cu Ba (1984),
Hungari (1985), Bungari (1986). Các Hiệp định này đã tạo lập một khung pháp lí khá
hoàn chỉnh để điều chỉnh các quan hệ hôn nhân có liên quan giữa hai nước kí kết vói
nhau. Song song với việc kí kết các HĐTTTP, nhà nước cũng ban hành một số văn
bản để điều chỉnh một số vấn đề hôn nhân có yếu tố nước ngoài riêng lẻ u.
+ Đã kí kết các hiệp định tương trợ tư pháp với một số nước. Ngoài quan hệ
hợp tác quốc tế với các nước Xã Hội Chủ Nghĩa, Việt Nam đã dần mở rộng quan hệ
với các nước khác, quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài cũng dần phức tạp hơn. Tuy
vậy trong giai đoạn này, các HĐTTTP chỉ được kí kết giữa các nước Xã Hội Chủ
Nghĩa, có nội dung cơ bản giống nhau. Các HĐTTTP này đã điều chỉnh khá toàn diện
các vấn đề về quan hệ hôn nhân như: quan hệ kết hôn, quan hệ li hôn... vấn đề xung
đột pháp luật và xung đột thẩm quyền được giải quyết khá cụ thể. Việc thiết lập quan
hệ điều ước quốc tế như vậy cũng đặt ra khả năng đàm phán và kí kết với các nước
khác những hiệp định tương tự và cũng đặt ra yêu cầu cần thiết hoàn thiện hệ thống
pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài trong những
giai đoạn sau.
1.2.4.
Giai đoạn năm 1986 đến năm 2000
Sau đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nước ta
bước sang một thời kì mới, chuyển dần sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa. Trước những thay đổi to lớn của đất nước, Nhà nước ta đã kịp thời ban
hành nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh những quan hệ mới phát sinh.

Ngày 29/12/1986, Luật hôn nhân và gia đình đã được Quốc hội thông qua. Luật
này có nhiều qui định phù hợp với sự phát triển của đất nước. Luật đã dành riêng một
chương để điều chỉnh về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, về phần kết hôn
được qui định với nội dung như sau:
Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên tuân theo
những qui định của pháp luật nước mình về kết hôn. Neu việc kết hôn giữa công dân
Việt Nam vói người nước ngoài được tiến hành ở Viêt Nam thì người nước ngoài còn
phải tuân theo những qui định tại điều 5, điều 6, điều 7 Luật Hôn nhân và gia đình Việt
Nam. Trường họp đã có hiệp định tương trợ tư pháp về hôn nhân và gia đình giữa Việt
Nam và nước ngoài thì tuân theo những qui định đó.
Có thể nói việc dành riêng một chương trong Luật hôn nhân và gia đình năm
1986 để qui định về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là một bước
phát triển quan trọng trong công tác lập pháp ở nước ta về lĩnh vực này. Nó không
những thể hiện sự quan tâm của nhà nước đến vấn đề hôn nhân có yếu tố nước ngoài,
mà còn thể hiện một xu thế thời đại là qui định của pháp luật Việt Nam đã bước đầu có
những nội dung phù họp với pháp luật quốc tế và tạp quán quốc tế trong quan hệ hôn
nhân.
Năm 1993 Pháp lệnh hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với người
nước ngoài được ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 02/12/1993 và có hiệu
lực thi hành ngày 01/03/1994. Đây là văn bản riêng biệt đầu tiên điều chỉnh một phần
quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. Trong đó lần đầu tiên qui định áp

Việt Nam trong thòi là hội nhập quốc tế, Nxb. Tư Pháp, 2006, trang 154.


dụng tạp quán quốc tế để điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước
ngoài.
Để qui định chi tiết việc thi hành Pháp lệnh hôn nhân và gia đình có yếu tố
nước ngoài 1993, Chính phủ đã ban hành Nghị định 184-CP ngày 30/11/1994 về thủ
tục kêt hôn, nuôi con nuôi, nhận đỡ đầu giữa công dân Việt Nam với người nước

ngoài. Việc ban hành Nghị định 184-CP đã tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan
chức năng trong việc thực hiện tốt công việc của mình.
Bên cạnh sự ra đời của các văn bản pháp luật nêu trên, trong giai đoạn 19932000 một số văn bản pháp luật khác điều chỉnh lĩnh vực này cũng được ban hành. Đó
là Pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án
nước ngoài có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/1993, Pháp lệnh Thi hành án dân sự
được ủy ban thường vụ Quốc hội thông quan ngày 21/04/1993, Bộ luật dân sự năm
1995, Luật quốc tịch Việt Nam năm 1998, Nghị định số 83/1998/NĐ-CP ngày
10/10/1998 của Chính phủ về đăng lá hộ tịch.
Khi nghiên cứu pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài ở
Việt Nam trong giai đoạn 1986-2000 có những nhận xét sau:
Việt Nam đã xây dựn được hệ thống pháp luật khá đầy đủ, đồng bộ, qui định
tương đối chi tiết điều chỉnh các vấn đề thuộc quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài.
Các văn bản này đã ghóp phần quan trọng vào việc thực hiện chính sách đối ngoại mở
rộng của nhà nước ta trong thời kì mới, tăng cường cũng cố các mối quan hệ hữu nghị,
ổn định các mối quan hệ xã hội phát sinh hết sức đa dạng và phức tạp trong thời kì mở
cửa.
về mặt quản lí nhà nước, các văn bản pháp lí này đã định ra cơ chế phối hợp chặt chẽ
giữa Bộ Tư pháp với ủy ban nhân dân tỉnh trong giải quyết quan hệ kết hôn có yếu tố
nước ngoài, đưa công tác này vào nền nếp, khắc phục những bất cập trước đây.
1.2.5.
Giai đoạn từ năm 2000 đến nay
Trước thực tế khách quan của các quan hệ xã hội nói chung và quan hệ kết hôn
có yếu tố nước ngoài nói riêng phát sinh ngày càng đa dạng và phức tạp, Luật hôn
nhân và gia đình năm 2000 được ban hành để điều chỉnh các quan hệ đó. Luật hôn
nhân và gia đình năm 2000 đã thay thế cho Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986, Pháp
lệnh Hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài năm 1993,
Nghị định 184/CP và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 cũng dành một chương để qui định về
quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. Chương này gồm có 7 điều từ
Điều 100 đến Điều 106. Các điều luật đã xác định rõ các nguyên tắc, cách giải quyết

các xung đột pháp luật và xung đột thẩm quyền trong quan hệ hôn nhân và gia đình có
yếu tố nước ngoài. Sự ra đời của Luật Hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài đã
đáp ứng được yêu cầu thực tế trong việc giải quyết các vấn đề hôn nhân và gia đình có
yếu tố nước ngoài. Nó có phạm vi điều chỉnh rộng hơn so với Luật Hôn nhân và gia
đình năm 1986, Pháp lệnh Hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với người
nước ngoài năm 1993. Cụ thể là việc điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình giữa
người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam. Đặt biệt, Luật hôn nhân và gia
đình 2000 có đề cập đến việc có qui định riêng áp dụng cho vùng biên giới trong quan
hệ pháp luật này (Điều 102 Luật hôn nhân và gia đình 2000).
Điểm chung nhất của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 trong điều chỉnh
quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là xu hướng áp dụng pháp luật Việt
Nam để giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, thẩm quyền
giải quyết các việc về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài cũng có tính rõ ràng


12 TS. Nông Quốc Bình, TS. Nông Hồng Bắc, Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài ở

và tính khả thi hơn so với luật hôn nhân và gia đình năm 1986 và Pháp lệnh năm 1993.
Đe qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn
nhân có yếu tố nước ngoài, cần phải ban hành nghị định mới thay thế nghị định số
184/NĐ-CP, bởi vì qua 6 năm thi hành nghị định này đã bộc lộ một số tồn tại bất cập,
đó là:
+ Thời điểm xây dựng nghị định chúng ta chưa có điều kiện khảo sát, so sánh
pháp luật pháp luật về thủ tục với các nước, mà chỉ mới xuất pháp từ thực tiển trong
nước, trong khi đó đối tượng điều chỉnh của Nghị định 184/NĐ-CP/ rất rộng, chủ thể
nước ngoài tham gia vào quan hệ hôn nhân và gia đình với công dân Việt Nam rất đa
dạng, đến từ nhiều nước. Điểm này đưa đến tình trạng khi áp dụng pháp luật phát sinh
vướng mắc pháp lí do sự khác biệt về hệ thống pháp luật giữa Việt Nam và nước có
liên quan.
+ Các qui định trong của Nghị định 184/CP chưa mang tính dự liệu cao 12.

Nhiều qui định của Nghị định này còn chung chung, đòi hỏi các bộ, ngành có liên
quan phải ban hành các thông tư liên tịch để hướng dẫn áp dụng một cách thống nhất.
Ngoài ra, trong quá trình tổ chức, thực hiện ở một số tinh có hiện tượng buông
lỏng quản lí, tạo điều kiện cho các hành vi vi pham pháp luật phát sinh.
Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ qui định chi tiết
thi hành một số điều của Luật hôn nhân và gia đình 2000 về quan hệ hôn nhân và gia
đình có yếu tố nước ngoài được thông qua. Ngàỵ 16/12/2002, Bộ Tư pháp ra Thông tư
số 07/2002/TT-BTP hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐCP. Các văn bản pháp lí này đã tạo điều kiện cho việc áp dụng dễ dàng và thống nhất
các qui định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000.
Như vậy, cùng với sự phát triển của cách mạng Việt Nam, pháp luật điều chỉnh
quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài đã được hình thành và phát triển
qua từng giai đoạn lịch sử. Sự phát triển của quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố
nước ngoài đã phản ánh khách quan xu thế đối ngoại của nhà nước ta trong lĩnh vực
này. Các quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài được điều chỉnh bằng các
văn bản pháp luật có giá trị pháp lí cao, đó là Luật hôn nhân và gia đình năm 1986,
tiếp đó là Luật hôn nhân và gia tình năm 2000. Ngoài ra, các quan hệ này còn được
điều chỉnh bằng các hiệp định song phương mà Nhà nước ta kí kết với các nước. Các
hiệp định này đã đánh dấu những bước phát triển mới trong quan hệ quốc tế giữa nước
ta vói các nước liên quan trong nhiều lĩnh vực, ghóp phần mở rộng quan hệ pháp lí
quốc tế, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của công dân, tạo môi trường pháp lí thuận lọi
trong việc hợp tác giải quyết nhiều vấn đề pháp lí phục tạp và đa dạng, trong đó có
quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài.
1.3.
Đối tượng điều chỉnh của pháp luật về quan hệ kết hôn có yếu tố
nước ngoài
Thực tiễn cho thấy, yếu tố nước ngoài trong quan hệ kết hôn đã làm cho việc
điều chỉnh mối quan hệ này có khác so với việc điều chỉnh quan hệ kết hôn trong
nước thuần túy, cụ thể là quan hệ pháp luật này bị phức tạp hóa bởi yếu tố nước ngoài.
Vì vậy, cần phải xác định yếu tố nước ngoài trong mối quan hệ dân sự này. Thực tế ở
các nước, người ta dựa vào một trong ba dấu hiệu sau đây để xác định yếu tố nước

ngoài. Các dấu hiệu đó là: yếu tố chủ thể, yếu tố khách thể, yếu tố sự kiện pháp lí làm
phát sinh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài.
1.3.1.
Yếu tố chủ thể
Việt Nam trong thòi là hội nhập quốc tế, Nxb. Tư Pháp, 2006, trang 169.


Khi nói đến vấn đề xác định tư cách chủ thể trong quan hệ kết hôn có yếu tố
nước ngoài, trong thực tiễn pháp luật Việt Nam thường căn cứ vào hệ thuộc luật nhân
thân của đương sự, tức là dựa vào yếu tố cư trú của đương sự hoặc dựa vào yếu tố
quốc tịch của đương sự. vấn đề này được xác định như sau:
Theo khoản 14 Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thì chủ thể trong
quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài là: công dân Việt Nam (bao gồm công dân Việt
Nam ở trong nước và cư trú ở nước ngoài) và người nước ngoài (người nước ngoài
bao gồm công dân nước ngoài và ngưòi không quốc tịch). Căn cứ theo qui định này thì
yếu tố chủ thể cỏ thể được chia thành hai trường họp như sau:
Trường hợp thứ nhất, chủ thể là công dân Việt Nam
Chủ thể là công dân Việt Nam được xác định như sau: Theo qui định tại Điều
49 Hiến pháp năm 1992 thì “Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
người có quốc tịch Việt Nam”. Như vậy có thể thấy được, một trong những cơ sở pháp
lí quan trọng để xác định tư cách chủ thể trong quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài
là quốc tịch của các bên chủ thể tham gia vào quan hệ kết hôn. Bởi vì, quốc tịch thể
hiện sự lệ thuộc của một cá nhân vào một nhà nước, là tiền đề pháp lí bắt buộc để cá
nhân đó được hưởng các quyền và thực hiện nghĩa vụ công dân của mình đối với nhà
nước, đồng thời, cá nhân đó phải chịu sự chi phối, quản lí, tác động về mọi mặt của
nhà nước mà mình mang quốc tịch. Ở Việt Nam, vấn đề quốc tịch qui định trong Luật
quốc tịch Việt Nam được ban hành ngày 28/11/2008. Theo qui định của Luật này thì
người mang quốc tịch Việt Nam là người: được sinh ra mà có cha mẹ đều là công dân
Việt Nam, không kể người đó sinh ra trong hay ngoài lãnh thổ Việt Nam (Điều 15); là
người được sinh ra trong hay ngoài lãnh thổ Việt Nam mà có cha hoặc mẹ là công dân

Việt Nam, còn người kia là người không quốc tịch hoặc có mẹ là công dân Việt Nam
còn ngưòi kia không rõ là ai (khoản 1 Điều 16); là người được sinh ra có cha hoặc mẹ
là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài thì có quốc tịch Việt
Nam, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng ký khai sinh
cho con. Trường họp người được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không
thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con thì người đó có quốc tịch Việt Nam
(khoản 2 Điều 16); là người được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha
mẹ đều là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam thì có quốc
tịch Việt Nam (khoản 1 Điều 17); là người được sinh ra hên lãnh thổ Việt Nam mà khi
sinh ra có mẹ là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam, còn cha
không rõ là ai thì có quốc tịch Việt Nam (khoản 2 Điều 17); là người dưới 15 tuổi bị
bỏ rơi được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai thì có quốc tịch
Việt Nam ( Điều 18). Ngoài ra, theo qui định của Luật Quốc tịch Việt Nam 2008, xác
định quốc tịch Việt Nam còn có những căn cứ sau:
+ Các trường họp được nhập quốc tịch Việt Nam, điều này thể hiện trong Luật
quốc tịch Việt Nam 2008, từ Điều 18 đến Điều 22;
+ Các trường họp được hở lại quốc tịch Việt Nam, điều này thể hiện trong Luật
quốc tịch Việt Nam 2008, từ Điều 23 đến Điều 25;
+ Các trường họp căn cứ theo Luật quốc tịch Việt Nam 2008, tại Điều 35, Điều
37;
+ Các trường họp căn cứ theo Điều ước quốc tế mà Cộng Hòa Xã Hội Chủ
Nghĩa Việt Nam kí kết hoặc tham gia.
Khi tham gia vào quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài, trước tiên công dân
Việt Nam cần phải có năng lực chủ thể theo pháp luật Việt Nam. Nói đến năng lực chủ
thể tức là nói đến năng lực pháp luật và năng lực hành vi được xác định trên cơ sở


pháp luật dân sự Việt Nam. Đây là những thuộc tính pháp lí, là những đặc trưng không
thể thiếu của các chủ thể pháp luật. Năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân
sự được xác định tại Điều 14, Điều 17 Bộ luật dân sự 2005.

Trường hợp thư hai, chủ thể là người nước ngoài.
Ngoài công dân Việt Nam là chủ thể cơ bản của quan hệ kết hôn có yếu tố nước
ngoài thì người nước ngoài cũng là chủ thể cơ bản trong quan hệ này. Khái niệm người
nước ngoài được sử dụng trong nhiều vãn bản khác nhau của nhà nước ta. Ở Việt
Nam, người nước ngoài được hiểu là người không có quốc tịch Việt Nam, bao gồm
người có quốc tịch nước ngoài và người không quốc tịch.. Theo giải thích thuật ngữ
“quốc tịch nước ngoài” tại khoản 1, Điều 3 Luật quốc tịch Việt Nam 2008 thì “Quốc
tịch nước ngoài là quốc tịch của một nước khác không phải là quốc tịch Việt Nam”.
Theo đó, người có quốc tịch nước ngoài là người có quốc tịch của một nước khác mà
không phải là quốc tịch Việt Nam. Khái niệm người nước ngoài còn được qui định tại
Điều 9 Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của chính phủ qui định chi tiết
thi hành một số điều của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 về quan hệ hôn nhân và
gia đình có yếu tố nước ngoài như sau: “Người nước ngoài là người không cỏ quốc
tịch Việt Nam, bao gom công dân nước ngoài và người không quốc tịch”. Theo qui
định này thì người nước ngoài còn bao gồm người không quốc tịch. Theo khoản 2
Điều 3, Luật quốc tịch Việt Nam 2008 thì: “Người không quốc tịch là người không có
quôc tịch Việt Nam và cũng không cố quốc tịch nước ngoài”. Giống như chủ thể là
công dân Việt Nam thì chủ thể là người nước ngoài khi tham gia vào quan hệ kết hôn
với công dân Việt Nam thì người nước ngoài đó phải có năng pháp luật và năng lực
hành vi dân sự. Theo điều 761 Bộ luật dân sự 2005 thì năng lực pháp luật dân sự của
cá nhân là người nước ngoài thì được xác định theo pháp luật của nước mà người đó
mang quốc tịch, người nước ngoài có năng lực pháp luật dân sự tại Việt Nam như công
dân Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có qui định khác. Theo điều 762 Bộ
luật dân sự 2005 thì năng lực hành vi dân sự của cá nhân là người nước ngoài được
xác định thep pháp luật của nước mà người đó là công dân, trừ trường hợp pháp luật
Việt Nam có qui định khác. Khi người nước ngoài thực hiện, xác lập các giao dịch dân
sự tại Việt Nam thì năng lực chủ thể của người đó được xác định theo pháp luật của
nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Pháp luật Việt Nam luôn tôn trọng và
bảo vệ các giao dịch dân sự của người nước ngoài, trong đó có quan hệ hôn nhân, khi
người nước ngoài đó có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi theo qui định

của pháp luật Việt Nam. Qua đó, có thể thấy rằng, Việt Nam sử dụng nguyên tắc luật
quốc tịch để xác định năng lực pháp lực và năng lực hành vi của chủ thể. Bên cạnh đó,
năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài, trong một số trường hợp còn được xác
định theo pháp luật Việt Nam.
1.3.2.
Yếu tố khách thể
Trong quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài, quyền nhân thân của các đương sự
tham gia vào mối quan hệ này chính là khách thể.
Quyền nhân thân trong quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài thì là khách thể
không thể thiếu. Trong quan hệ đó, yếu tố tình cảm giữa các bên là nét đặc trưng và
trong nhiều trường hợp, đây là yếu tố quyết định để đi đến xác lập quan hệ kết hôn,
đảm bảo cho hôn nhân sau này tồn tại lâu bền. Quyền nhân thân giữa các đương sự
tham gia vào quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài chiếm vị trí hàng đầu trong hệ
thống pháp luật điều chỉnh mối quan hệ đó. Vì vây, khi nói đến khách thể của quan hệ
kết hôn có yếu tố nước ngoài cần nhấn manh đến quyền nhân thân của các đương sự.


13 PGS.TS Lê Minh Tâm, Giáo trinh lý luận nhà nước và pháp luật, Trường Đại học Luật Hà Nội,
NXB Tư Pháp, 2004, trang 447.
Trong pháp luật Việt Nam, xung đột pháp luật phát sinh đối với quyền nhân
thân của các đương sự tham gia vào quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài thường
được giải quyết theo nguyên tắc luật nhân thân (lex personalis) của đương sự. Ở Việt
Nam, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà pháp luật Việt Nam cho phép lựa chọn áp
dụng luật quốc tịch (lex patriae) hay áp dụng luật nơi cư trú (lex domicile) của chủ thể
để giải quyết. Việc lựa chọn luật nào điều chỉnh xung đột pháp luật về quyền nhân
thân của các chủ thể trong quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài phải xuất phát từ thực
tế ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, đồng thời phải bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của các chủ thể.
Ngoài ra, xung đột pháp luật về quyền nhân thân của các đương sự tham gia
vào quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài còn được điều chỉnh theo nguyên tắc luật

nơi thực hiện hành vi (lex loci actus). Nghiên cứu các qui phạm xung đột của Việt
Nam điều chỉnh quyền nhân thân giữa các chủ thể tham gia vào quan hệ kết hôn có
yếu tố nước ngoài ở Việt Nam cho thấy, xung đột pháp luật về quyền nhân thân giữa
các chủ thể phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam được điều chỉnh bởi pháp luật Việt Nam
(ví dụ khoản 3 Điều 102 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000). Tranh chấp về quyền
nhân thân giữa các chủ thể mà một bên là công dân Việt Nam còn bên kia là công dân
nước ngoài mà Việt Nam dãn kí kết điều ước quốc tế sẽ được điều chỉnh theo qui
phạm được ghi nhận trong các điều ước quốc tế đó.
1.3.3.
Yếu tố sự kiện pháp lý
Theo lí luận về nhà nước và pháp luật thì “sự kiện pháp lý là những sự kiện
thực tế mà sự xuất hiện hay mất đi của chúng được pháp luật gắn với việc hình thành,
thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật. Sự kiện pháp lí có thể coi là cầu nối giữa
qui phạm pháp luật và quan hệ pháp luật”13.
Sự kiện pháp lí trong quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài phải là sự kiện
pháp 11 xảy ra ở nước ngoài. Nó có thể là sự kiện, hành vi phù hợp với pháp luật Việt
Nam hoặc pháp luật nước ngoài. Trong quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, sự
kiện pháp lí có thể là một sự biến hay một hành vi làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm
dứt quan hệ này. Trong kết hôn có yếu to nước ngoài, sự kiện pháp lí chính là sự kiện
làm xác lập quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài.
Có thể nêu ví dụ trường hợp hai công dân Việt Nam kết hôn với nhau ở nước
ngoài, trước cơ quan thẩm quyền của nước ngoài. Trong trường hợp này, pháp luật
được áp dụng để giải quyết các vấn đề pháp lí liên quan như xác định điều kiện kết
hôn và nghi thức kết hôn của các bên sẽ là pháp luật Việt Nam và pháp luật nước
ngoài. Thông thường, pháp luật Việt Nam sẽ điều chỉnh điều kiện kết hôn đối với công
dân Việt Nam dựa trên dấu hiệu quốc tịch của họ, còn pháp luật nước ngoài sẽ điều
chỉnh nghi thức kết hôn dựa trên nguyên tắc chọn pháp luật nơi tiến hành kết hôn. Hôn
nhân này được coi là hợp pháp khi các bên chủ thể đủ điều kiện kết hôn theo luật pháp
của nước mà mình mang quốc tịch, đồng thời nghi thức kết hôn của hôn nhân này phù
hợp với pháp luật của nơi tiến hành kết hôn.

1.4.
Phương pháp điều chỉnh
Phương pháp điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài là phương pháp
xung đột và phương pháp thực chất. Hai phương pháp này được kết hợp hài hòa và tác
động tương hỗ nhau trong điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài nhằm đảm
bảo một trật tự pháp lí dân sự quốc tế ổn định trong điều kiện hội nhập hiện nay.


14 Hoàng Phước Hiệp và Lê Hồng Sơn, Các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, Nhà xuất
1.4.1.
Phương pháp xung đột
Phương pháp xung đột là phương pháp điều chỉnh gián tiếp, chủ yếu dựa vào
các qui tắc được ấn định để áp dụng pháp luật của một nước được chỉ định nhằm giải
quyết quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài phát sinh thông qua các qui phạm xung
đột pháp luật14. Phương pháp xung đột được hình thành và phát triển trên nền tảng hệ
thống các qui phạm xung đột của quốc gia và các qui phạm xung đột trong các điều
ước quốc tế mà quốc gia đó là thành viên. Qui phạm xung đột là qui phạm pháp luật ấn
định luật của nước nào cần phải áp dụng để điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước
ngoài trong tình huống thực tế.
Như vậy, các qui phạm xung đột không trực tiếp qui định quan hệ dân sự có
yếu tố nước ngoài này sẽ được điều chỉnh như thế nào mà chỉ qui định pháp luật của
nước nào cần được áp dụng để điều chỉnh quan hệ cụ thể đó. Vì vậy, có thể nói qui
phạm xung đột là là loại qui phạm dẫn chiếu. Theo sự dẫn chiếu của qui phạm xung
đột, các cơ quan có thẩm quyền chọn được hệ thống pháp luật tối ưu để điều chỉnh
quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
Ví dụ đoạn 1 khoản 1 Điều 103 Luật hôn nhân và gia đình 2000 qui định:
“Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, moi bên phải tuân
theo pháp luật nước mình về điều kiện kết hôn”.
Nội dung của qui định trên đây không điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của các
chủ thể trong việc kết hôn mà chỉ qui định chọn pháp luật để áp dụng. Theo qui định

này, mỗi bên phải tuân theo pháp luật nước mình về điều kiện kết hôn; trong trường
hợp kết hôn trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước
ngoài còn phải tuân theo pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn.
Từ ví dụ trên đây, chúng ta có thể thấy được tính gián tiếp của phương pháp
xung đột được thể hiện ở việc dẫn chiếu đến hệ thống pháp luật áp dụng, còn việc điều
chỉnh cụ thể ra sao thì hoàn toàn phụ thuộc vào nội dung pháp luật của nước mà được
qui phạm xung đột dẫn chiếu đến.
Qui phạm xung đột có cơ cấu khác với các qui phạm pháp luật thường gặp
khác. Qui phạm pháp luật phổ biến thường được cấu thành từ ba bộ phận là giả định,
qui định, chế tài. Tuy nhiên, qui phạm xung đột chỉ được cấu thành từ hai bộ phận là:
phần phạm vi (tương đương với phần giả định) và phần hệ thuộc (tương đương phần
qui định). Đe giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực kết hôn có yếu tố nước
ngoài, các nước thường sử dụng một số kiểu hệ thuộc (qui tắc lựa chọn pháp luật) cơ
bản sau: hệ thuộc luật nhân thân (lex personalis) gồm hai biến dạng là hệ thuộc luật
quốc tịch (lex patriae) và hệ thuộc luật nơi cư trú (lex domicili); hệ thuộc luật noi thực
hiện hành vi (lex loci astus)... Một điểm đặc biệt là không có qui phạm xung đột nào
có phần chế tài.
Trong khoa học pháp lí các nước phân chia qui phạm xung đột thành các loại
khác nhau. Xét về mặt kĩ thuật xây dựng qui phạm, qui phạm xung đột được phân chia
thành hai loại: đó là qui phạm xung đột một bên (là qui phạm chỉ ra quan hệ dân sự
chỉ áp dụng pháp luật của một nước cụ thể) và qui phạm xung đột hai bên (là qui phạm
định ra nguyên tắc chung để cơ quan tư pháp có quyền lựa chọn luật của một nước nào
đó sẽ áp dụng để điều chỉnh quan hệ tương ứng).
Qui phạm xung đột còn được phân thành các loại: qui phạm xung đột trong
nước và qui phạm xung đột trong điều ước quốc tế hoặc được phân loại theo các nhóm
quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh hoặc dựa theo tính chất của qui phạm xung đột.
bản chính trị quốc gia, 2001,tr. 233.


15 Hoàng Phước Hiệp và Lê Hồng Sơn, Các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, Nhà xuất

Qui phạm xung đột được ghi nhận trước hết trong các vãn bản pháp luật của
từng quốc gia. Ở Việt Nam, qui phạm xung đột được ghi nhận trong Luật hôn nhân và
gia đình năm 2000 và một số văn bản pháp luật khác. Ngoài ra, qui phạm xung đột còn
được ghi nhận trong các Hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam và các nước đã kí
kết.
Phương pháp xung đột được áp dụng khá phổ biến để điều chỉnh quan hệ kết
hôn có yếu tố nước ngoài. Phương pháp này áp dụng thông qua phương pháp xung đột.
Qui phạm xung đột là qui phạm pháp luật đặc biệt, nó không qui định trực tiếp quyền
và nghĩa vụ của chủ thể tham gia quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài mà nó chỉ ra
pháp luật của nước nào được áp dụng để điều chỉnh mối quan hệ này.
1.4.2.
Phương pháp thực chất
Phương pháp thực chất là phương pháp điều chỉnh trực tiếp, chủ yếu dựa vào
việc sử dụng các qui phạm thực chất để giải quyết quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có
yếu tố nước ngoài trong pháp luật của từng nước, qui định rõ quyền và nghĩa vụ cụ thể
cho các chủ thể trong quan hệ này, bằng cách định ra các qui phạm thực chất thống
nhất15. Qui phạm thưc chất là qui phạm qui định cụ thể quyền và nghĩa vụ của các chủ
thể. Qui phạm này được áp dụng để giải quyết quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài
theo hai trường hợp sau:
Một là, khi qui phạm thực chất được pháp luật qui định áp dụng để điều chỉnh
quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài thì các qui định điều chỉnh về quyền và nghĩa vụ
của công dân Việt Nam cũng sẽ được áp dụng cho người nước ngoài tại Việt Nam.
Hai là, trong trường hợp có qui phạm xung đột dẫn chiếu đến, mà khi phát sinh
quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài thì vấn đề chọn luật điều chỉnh được đặt ra. Việc
chọn pháp luật áp dụng sẽ được tiến hành dựa vào nội dung của qui phạm xung đột.
Neu qui phạm xung đột dẫn chiếu đến pháp luật của nước nào thì pháp luật của nước
đó sẽ được áp dụng. Khi áp dụng pháp luật của nước dẫn chiếu thì thực chất là áp dụng
các qui phạm trong pháp luật nước đó mà chủ yếu là áp dụng qui phạm thực chất.
Việc dẫn chiếu của qui phạm xung đột để chọn pháp luật áp dụng bao gồm cả
dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ ba. Trường hợp dẫn chiếu

ngược xảy ra khi qui phạm xung đột của pháp luật nước thứ nhất dẫn chiếu đến pháp
luật nước thứ hai, trong khi đó pháp luật của nước thứ hai lại có qui phạm xung đột
dẫn chiếu ngược lại pháp luật nước thứ nhất, thì pháp luật của nước thứ nhất được áp
dụng. Trường hợp dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ ba xảy ra khi pháp luật của
nước thứ nhất có qui phạm xung đột dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ hai, trong
khi đó pháp luật nước thứ hai lại có qui phạm xung đột dẫn chiếu đến pháp luật của
nước thứ ba thì pháp luật của nước thứ ba được áp dụng. Trong các trường hợp dẫn
chiếu ngược và dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ ba thì qui phạm pháp luật qui
định trong pháp luật được qui phạm xung đột dẫn chiếu đến để điều chỉnh quan hệ hôn
nhân có yếu tố nước ngoài là các qui phạm thực chất.
Qui phạm thực chất có thể được xây dựng trong các điều ước quốc tế gọi là qui
phạm thực chất thống nhất. Việc xây dựng các qui định thực chất trong các điều ước
quốc tế điều chỉnh các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng là hết sức cần thiết. Nó làm hài
hòa sự khác biệt trong pháp luật của các quốc gia và có tính chất đơn giản hóa, hữu
hiệu hóa trong điều chỉnh các quan hệ dân sự nói chung và quan hệ kết hôn có yếu tố
nước ngoài nói riêng. Khi các quốc gia kí kết với nhau về các điều ước quốc tế, trong
đó có qui phạm thực chất thống nhất, cơ quan có thẩm quyền sẽ chiếu theo đó để xem
bản chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 233.


xét và giải quyết thực chất vấn đề trên cơ sở áp dụng ngay qui phạm đó. Việc áp dụng
các qui phạm thực chất sẽ loại trừ vấn đề phải chọn luật và cả vấn đề áp dụng pháp
luật nước ngoài.
Qui phạm thực chất còn được xây dựng trong luật quốc gia. Loại qui phạm này
gọi là qui phạm thực chất thông thường. Qui phạm thực chất của từng quốc gia trực
tiếp điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài không chỉ có trong pháp luật
Việt Nam mà ngay cả trong pháp luật nước ngoài cũng có loại qui phạm này.
Như vậy, để điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài, các quốc gia
thường sử dụng phương pháp xung đột và phương pháp thực chất, với các qui phạm
xung đột (bao gồm qui phạm xung đột thống nhất, qui phạm xung đột thông thường)

và qui phạm thực chất (bao gồm qui phạm thực chất thống nhất, qui phạm thực chất
thông thường). Các loại qui phạm này cùng tồn tại, hỗ trợ cho nhau, với những chức
năng khác nhau điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài. Có thể nói, sự
thống nhất trong cơ cấu hệ thống các qui phạm xung đột và qui phạm thực chất là nền
tảng cần thiết của hai phương pháp điều chỉnh để giải quyết một loại quan hệ pháp luật
đó là quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài.
1.5.
Các nguyên tắc chung điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước
ngoài
Các nguyên tắc chung điều chinh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài là
những nguyên lí, tư tưởng chỉ đạo các qui phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ kết hôn
có yếu tố nước ngoài. Ở Việt Nam, các nguyên tắc này được qui định trong Hiến pháp,
các văn bản qui phạm pháp luật, đặc biệt là Luật hôn nhân và gia đình 2000. Ngoài các
nguyên tắc được qui định tại Điều 2 Luật hôn nhân và gia đình 2000 còn có các
nguyên tắc chung điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài sau:
1.5.1.
Nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ quan hệ hôn nhân có yếu tố nước
ngoài
Theo nguyên tắc này, việc các bên chủ thể tham gia vào quan hệ hôn nhân có
yếu tố nước ngoài là quyền dân sự. Do vậy, quyền này sẽ được tôn trọng và bảo vệ.
Điều này được qui định rõ ở khoản 1 Điều 100 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000:
“Ớ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tổ
nước ngoài được tôn trọng và bảo vệ phù hợp với các qui định của pháp luật Việt Nam
và các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam kí kết hoặc tham
gia”. Thực tế, các biện pháp bảo vệ quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước
ngoài được qui định trong Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009. Bộ luật này
dành cả chương XV (từ Điều 146 đến Điều 152) qui định về các tội xâm phạm chế độ
hôn nhân và gia đình. Theo đó, các hành vi vi phạm sẽ tùy theo mức độ nghiêm trọng
mà bị xử lí với những tội danh có những khung hình phạt khác nhau. Việc áp dụng các
tội danh với các cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình là hết

sức quan trọng, đảm bảo cho các qui định của pháp luật về hôn nhân và gia đình được
thực thi một cách nghiêm chỉnh.
Ngoài các biện pháp xử 11 hình sự, thì Nghị định số 87/2001/NĐ-CP ngày
21/11/2001 của Chính phủ qui định về Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn
nhân và gia đình. Đây là các qui định cần thiết nhằm triển khai thi hành luật hôn nhân
và gia đình. Nghị định này đã qui định cụ thể các hành vi vi phạm pháp luật, hình thức
xử phạt, mức xử phạt và người có thẩm quyền xử phạt nhằm phân định rõ ranh giới
giữa vi phạm hành chính và phạm tội hình sự. Việc xác định rõ ranh giới này rất quan
trọng, có tác dụng tránh được tình trạng bỏ sót các hành vi vi phạm pháp luật mà
không bị xử lí, đồng thời cũng không hình sự hóa đối với các quan hệ hôn nhân và gia


Do đó, các chủ thể khi tham gia vào quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài nếu
bị vi phạm thì chủ thể đó có thể sử dụng các biện pháp bảo vệ mà pháp luật cho phép
như yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền lợi cho mình. Các biện
pháp bảo vệ quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài phải là các biện pháp phù họp với
pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết hoặc tham gia. Một
điểm cần chú ý, điều ước quốc tế có giá trị ưu tiên hơn so với pháp luật trong nước,
tức là trong trường họp điều ước quốc tế mà Việt Nam có kí kết hoặc tham gia qui
định khác với pháp luật Việt Nam thì qui định của điều ước quốc tế đó được áp dụng.
1.5.2.
Nguyên tắc bảo hộ quyền và lọi ích họp pháp của các bên tham gia
quan
hệ
kết hôn có yếu tố nước nẹoài
Nguyên tắc này xuất phát từ qui định tại Điều 100 Luật Hôn nhân và gia đình
năm 2000:
“1. Ớ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quan hệ hôn nhân và gia đình
có yếu tố nước ngoài được tôn trọng và bảo vệ phù họp với các quy định của pháp luật
Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam kỷ kết hoặc

tham gia.
2. Trong quan hệ hôn nhân và gia đình với công dân Việt Nam, người nước
ngoài tại Việt Nam được hưởng các quyền và có nghĩa vụ như công dân Việt Nam, trừ
trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác.
3. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ quyền, lợi ích hợp
pháp của công dân Việt Nam ở nước ngoài trong quan hệ hôn nhân và gia đình phù
họp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước sở tại, pháp luật và tập quản quốc tế.
4. Các quy định của Chương này cũng được áp dụng đổi với quan hệ hôn nhân
và gia đình giữa công dãn Việt Nam với nhau mà một bên hoặc cả hai bên định cư ở
nướcngoàr.
Qui định này vừa có ý nghĩa như một tuyên ngôn của Nhà nước Việt Nam trong
việc bảo về quyền và lợi ích của các bên trong quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài,
vừa là cơ sở pháp 11 để tòa án vận dụng nhằm giải quyết các vụ việc cụ thể khi cần
thiết. Nội dung của qui phạm này có một số điểm quan trọng sau:
Thủ nhất, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuyên bố thừa nhận,
tôn trọng và bảo vệ các quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài trên cơ sở pháp luật Việt
Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết hoặc gia nhập. Như vậy:
+ Quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài không bị hạn
chế, ngăn cản hay cấm đoán dưới bất kì hình thức nào, mà được nhà nước tôn trọng,
thừa nhận và bảo vệ bằng nhiều biện pháp thích họp.
+ Quan hệ hôn nhân giữa người nước ngoài với nhau trên lãnh thổ Việt Nam
cũng được Nhà nước Việt Nam tôn ừọng và bảo vệ, phù họp với pháp luật Việt Nam
và điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết hoặc tham gia. Tuy nhiên, xuất phát từ mục
tiêu bảo đảm trật tự an toàn xã hội, Nhà nước Việt Nam không thừa nhận các quan hệ
hôn nhân của người nước ngoài tại Việt Nam nếu các quan hệ đó trái với các nguyên
tắc của pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam.
Thủ hai, trong quan hệ kết hôn với công dân Việt Nam, người nước ngoài tại
Việt Nam được hưởng các quyền và có những nghĩa vụ như công dân Việt Nam, trừ
trường họp Việt Nam có qui định khác. Đây là tuyên bố của nhà nước Việt Nam về
việc áp dụng chế độ đãi ngộ như công dân Việt Nam với người nước ngoài trong quan

hệ kết hôn với công dân Việt Nam. Như vậy, về nguyên tắc, có thể nói trong quan hệ
kết hôn, người nước ngoài ở Việt Nam được hưởng những quyền và gánh chịu nghĩa


16 Theo từ điển Bách khoa toàn thư Wiklpedia, [ngày truy nhập
vụ tương đối ngang bằng với công dân Việt Nam, trừ trường hợp văn bản pháp luật
của Việt Nam có qui định khác.
Trong một số trường hợp liên quan đến chính sách của Đảng, lợi ích của Nhà
nước hoặc để bảo đảm vấn đề an ninh quốc gia mà người nước ngoài tại Việt Nam
không được hưởng các quyền và lợi ích ngang bằng với công dân Việt Nam trong
quan hệ kết hôn.
Thứ ba, bên cạnh việc thừa nhận và bảo hộ quyền lợi của công dân nước ngoài,
Nhà nước tuyên bố bảo hộ quyền lợi của công dân Việt Nam trong quan hệ kết hôn có
yếu tố nước ngoài phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật nước sở tại và điều ước
quốc tế mà Việt Nam kí kết hoặc tham gia.
Qui định này có ý nghĩa rất quan trọng, nó tạo cơ sở pháp 11 thống nhất để Nhà
nước tiến hành bảo hộ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam trong
quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài. Hiện nay có khoảng 3 triệu người Việt đang
sinh sống ở nước ngoài, định cư trên 80 quốc gia trên thế giới16 ,vì nhiều nguyên nhân
khác nhau, như học tập, làm ăn...Đa số họ đều giữ quốc tịch Việt Nam nhưng cũng
nhập tịch nước ngoài. Địa vị pháp 11 của người Việt Nam định cư ở nước ngoài do
nước sở tại qui định. Ngoài ra, địa vị pháp 11 của họ còn được qui định trong pháp luật
Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết hoặc tham gia hoặc kí kết. Việc
bảo vệ quyền lợi của công dân định cư ở nước ngoài được thực hiện thông qua cơ quan
đại diện ngoại giao, là cơ quan đại diện của nước ta ở nước ngoài.
Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Điều này được ghi nhận trong Hiến pháp Việt Nam 1992 sửa đổi bổ sung năm 2000.
Điều 75 Hiến pháp này qui định như sau: “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ
phận của cộng đong dân tộc Việt Nam. Nhà nước bảo hộ quyền lợi chỉnh đảng của
người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Nhà nước khuyến khích và tạo điầi kiện đế

người Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ gìn bản sắc vãn hoá dân tộc Việt Nam, giữ
quan hệ gắn bỏ với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng quê hương, đất nước ”.
Và khái niệm “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài” cũng được giải thích rõ trong
Luật quốc tịch Việt Nam 2008. Căn cứ theo Điều 3 của Luật này thì: “ Người Việt
Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh
song lâu dài ở nước ngoài. Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người Việt
Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định
theo nguyên tẳc huyết thong và con, cháu của họ đang cư trú, sinh song lâu dài ở nước
ngoài”. Đối với người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, Nhà nước Việt Nam có
chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để họ giữ được mối quan hệ gắn bó
với gia đình và quê hương, ghóp phần xây dựng đất nước, đồng thời Nhà nước cũng có
chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho người mất quốc tịch Việt Nam được trở lại quốc
tịch Việt Nam. Khi công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia vào quan hệ kết
hôn có yếu tố nước ngoài, quyền và lợi ích hợp pháp của họ được pháp luật Việt Nam
bảo hộ. Trong quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài, vấn đề bảo vệ quyền lợi hợp
pháp của công dân Việt Nam ở nước ngoài được thực hiện tại cơ đại diện ngoại giao
đã được pháp luật về hôn nhân và gia đình nước ta ghi nhân. Cụ thể, khoản 2 Điều 102
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 qui định như sau: “Cơ quan đại diện ngoại giao,
Cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài thực hiện việc đãng kỷ kết hôn, giải quyết
các việc về nuôi con nuôi và giám hộ cỏ yếu tố nước ngoài theo quy định của Luật
này, các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam và điầi ước quốc tế mà
11/01/2011]


Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam kỷ kết hoặc tham gia, nếu việc đăng kỷ, giải
quyết đỏ không trái với pháp luật của nước sở tại; cỏ trách nhiệm thực hiện việc bảo
hộ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam trong quan hệ hôn nhân và gia
đình có yếu tổ nước ngoài”.
Như vậy, trong quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, Nhà nước Việt Nam
luôn tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, dù họ là người Việt

Nam hay là người nước ngoài. Việc thực hiện quyền lợi của các bên đều được thực
hiện trên cơ sở các qui định của pháp luật về hôn nhân và gia đình của Việt Nam, và
các điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết hoặc tham gia. Việt Nam cũng bày tỏ thái độ
kiên quyết đấu tranh chống các hành vi lợi dụng quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngòa
nhằm mục đích ngoài hôn nhân, như mua bán, bốc lột sức lao động, xâm phạm tình
dục đối với phụ nữ hoặc vì các mục đích trục lợi khác.
1.5.3.
Nguyên tắc áp dụng pháp luật nước ngoài
Theo nguyên tắc này, thì việc áp dụng pháp luật nước ngoài trong vấn đề kết
hôn có yếu tố nước ngoài phải không trái với pháp luật Việt Nam.
Điều 101 Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam qui định như sau: “Trong trường
hợp Luật này, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam cỏ quy định hoặc điầi ước
quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia viện dẫn thì
pháp luật nước ngoài được áp dụng, nếu việc áp dụng đỏ không trái với các nguyên
tắc quy định trong Luật này”.
Đe điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, các quốc gia cần phải
xây dựng qui phạm xung đột trong hệ thống pháp luật nước mình và trong các điều
ước quốc tế mà nước đó là thành viên. Khi có qui phạm xung đột dẫn chiếu đến hệ
thống pháp luật nước ngoài để điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài thì cơ
quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam sẽ áp dụng hệ thống pháp luật của nước
được viện dẫn để điều chỉnh quan hệ kết hôn này. Việc áp dụng pháp luật nước ngoài
để giải quyết quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài là hết sức cần thiết. Bởi vì nó sẽ
đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các bên đương sự.
Căn cứ theo qui định của điều 101 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, thì
pháp luật nước ngoài sẽ được áp dụng để điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước
ngoài khi:
Một là, được Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam hoặc các văn bản pháp luật
khác của Việt Nam (Pháp lệnh, nghị định,...) qui định. Chẳng hạn, theo qui định tại
điều 103 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì “trong việc kết hôn giữa công dân
Việt Nam với người nước ngoài, moi bên phải tuân theo pháp luật nước mình về điều

kiện kết hôn”. Như vậy, trong quan hệ kết hôn giữa công dân Việt Nam với người
nước ngoài, thì pháp luật nước ngoài mà người đó là công dân sẽ được áp dụng để xem
xét điều kiện kết hôn của công dân nước đó.
Hai là, khi điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết hoặc tham gia viện dẫn. Các
điều ước quốc tế đó có thể là điều ước song phương hoặc đa phương. Trong các điều
ước quốc tế thường qui định những qui phạm thống nhất làm cơ sở cho việc lựa chọn
pháp luật áp dụng để giải quyết các quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài. Thực tiễn
cho thấy, các qui phạm được qui định trong điều ước quốc tế có giá trị pháp lí cao hơn
pháp luật của quốc gia. Vì vậy, trong trường hợp mà điều ước quốc tế mà Việt Nam kí
kết hoặc tham gia có qui định khác với qui định của Luật Hôn nhân và gia đình và các
văn bản pháp luật khác của Việt Nam thì qui định của điều ước quốc tế đó sẽ được áp
dụng.


Ba là, pháp luật nước ngoài chỉ được áp dụng nếu việc áp dụng hoặc hậu quả
của việc áp dụng không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. Đây là
qui định có tính nguyên tắc trong việc áp dụng pháp luật nước ngoài, nhằm đảm bảo
việc áp dụng pháp luật nước ngoài không ảnh hưởng xấu đến đạo đức, thuần phong mỹ
tục, đến chế độ hôn nhân và gia đình... trong xã hội Việt Nam. Nguyên tắc này thường
được gọi là “bảo lưu trật tự công cộng” trong khoa học luật Tư pháp quốc tế. Nguyên
tắc này được các quốc gia áp dụng nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp cầm quyền và trật
tự xã hội của quốc gia đó. Nguyên tắc này thực chất đã hạn chế hiệu lực của các qui
phạm xung đột dẫn chiếu đến luật nước ngoài cần áp dụng.
Ngoài những vấn đề nêu trên, trong nguyên tắc áp dụng pháp luật nước ngoài,
Việt Nam cũng ghi nhận trường hợp pháp luật nước ngoài dẫn chiếu ngược trở lại
pháp luật Việt Nam. Điều 101 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 qui định: “Trong
trường hợp pháp luật nước ngoài dẫn chiếu trở lại pháp luật Việt Nam thì áp dụng
pháp luật về hôn nhân và gia đinh Việt Nam”. Như vậy, pháp luật Việt Nam đã chấp
nhận trường hợp dẫn chiếu ngược trở lại. Điều này có nghĩa là khi ta áp dụng pháp luật
nước ngoài, thì sẽ phải chấp nhận áp dụng toàn bộ pháp luật của nước được viện dẫn,

kể cả luật nội dung cũng như luật xung đột. Cũng từ đây, có thể nói khi pháp luật
nước ngoài dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ ba, thì pháp nước thứ ba đó cũng sẽ
được áp dụng.
1.5.4.
Nguyên tắc áp dụng pháp luật Việt Nam
Nguyên tắc này được ghi nhận tại khoản 1 Điều 7 Luật Hôn nhân và gia đình
năm 2000 vói nội dung như sau: “Các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình
của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được áp dụng đổi với quan hệ hôn nhân vò
gia đình có yếu to nước ngoài, trừ trường hợp Luật này có quy định khác”. Như vậy,
theo qui định này nếu trong chương XI không có qui định để điều chỉnh quan hệ kết
hôn có yếu tố nước ngoài thì sẽ áp dụng các qui định của Luật Hôn nhân và gia đình
Việt Nam để điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài.
Ngoài ra, các qui định của Bộ luật dân sự liên quan đến quan hệ hôn nhân cũng
được áp dụng đối với quan hệ hôn nhân trong trường hợp pháp luật về hôn nhân và gia
đình không có qui định. Phương pháp này được đặt ra trong trường hợp hệ thống pháp
luật chưa hoàn chỉnh, các nước hữu quan chưa kí kết được các điều ước quốc tế, trong
hệ thống pháp luật trong nước chưa có qui phạm thực chất cũng như không có qui
phạm xung đột để chọn luật.
Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của quá trình giao lưu dân sự quốc tế, quan hệ
trong hôn nhân có yếu tố nước ngoài trở nên phức tạp hơn. Chính vì vậy, đôi khi có
những quan hệ không có qui phạm pháp luật nào giải quyết trực tiếp hoặc hướng dẫn
chọn luật để điều chỉnh, vì không phải trường hợp nào nhà làm luật cũng dự liệu được
hết mọi khả năng mà sự việc đó có thể diễn biến đến. Neu trong trường hợp mà quan
hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài xảy ra mà không có qui phạm pháp luật nào điều
chỉnh thì việc điều chỉnh quan hệ này được thực hiện theo nguyên tắc “áp dụng tạp
quán và qui định tương tự pháp luật”. Theo điều 3 Bộ luật dân sự 2005 việc áp dụng
tạp quán và qui định tương tự pháp luật được ghi nhận như sau: “Trong trường hợp
pháp luật không quy định vò các bên không có thỏa thuận thì có thể áp dụng tập quản;
nếu không có tập quản thì áp dụng quy định tưong tự của pháp luật. Tập quản và quy
định tương tự của pháp luật không được trái với những nguyên tắc quy định trong Bộ

luật này”.
1.6.
Các nguyên tắc chuyên biệt


×