Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Vận dụng kiến thức đã học về cung cầu hãy phân tích thị trường nhà ở cho những người có thu nhập thấp ở Việt Nam thực trạng, nguyên nhân và những giải pháp chủ yếu để phát triển thị trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.53 KB, 8 trang )

MỤC LỤC
Mục lục………………………………………………………………………………………1
Mở đầu……………………………………………………………………………………….2
Nội dung……………………………………………………………………………………..2
I.
Cơ sở lý luận về cung, cầu………………………………………………………...2
II.
Phân tích thị trường nhà ở cho những người
có thu nhập thấp ở Việt Nam………………………………………………………2
1) Thực trạng……………………………………………………………………...2
2) Nguyên nhân…………………………………………………………………...5
3) Giải pháp để phát triển thị trường nhà ở cho người có thu nhập
thấp……………………………………………………………………………..6
Kết luận………………………………………………………………………………………7
Danh mục tài liệu tham khảo………………………………………………………………...8

MỞ ĐẦU
1


Thị trường bất động sản với hàng hóa chủ yếu là nhà ở các loại có diễn biến phức tạp
với những bước thăng trầm, với mức cung - cầu tương ứng của chủ đầu tư với người có nhu
cầu về nhà ở ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế và cơ cấu tổ chức đô thị. Trong đó, một
vấn đề đáng lưu ý đó là vấn đề nhà ở cho người có thu nhập thấp của nước ta đã và đang
làm mức cung - cầu có sự dịch chuyển rõ rệt. Nghiên cứu vấn đề này, nhóm chúng em quyết
định lựa chọn đề tài : “Vận dụng kiến thức đã học về cung - cầu hãy phân tích thị trường
nhà ở cho những người có thu nhập thấp ở Việt Nam: thực trạng, nguyên nhân và những
giải pháp chủ yếu để phát triển thị trường này ”.
NỘI DUNG
I. Cở sở lý luận về cung, cầu.
Cầu là nhu cầu cộng với khả năng thanh toán cho nhu cầu đó; là sự cần thiết của một cá


thể về một hàng hóa hay dịch vụ nào đó mà cá thể sẵn sàng có khả năng thanh toán cho
hàng hóa hay dịch vụ đó. Khi cầu của toàn thể các cá thể đối với một mặt hàng trong một
nền kinh tế gộp lại, ta có cầu thị trường.
Thực chất, cầu là một thuật ngữ dùng để diễn đạt thái độ của người mua và khả năng
mua về một loại hàng hóa. Cầu xoay quanh hai yếu tố: ý muốn sẵn sàng mua và khả năng
tài chính mà ta có. Lưu ý rằng số lượng cầu hàng hóa tùy thuộc vào hai yếu tố kể trên mà
còn tùy thuộc vào thời giá nữa, vì nếu giá cả thay đổi thì khối lượng hàng hóa cầu cũng sẽ
thay đổi.
Cung ứng, trong kinh tế học, chỉ việc chào bán hàng hóa hay dịch vụ nào đó. Lượng của
một mặt hàng được chào bán với một mức giá cả thị trường hiện hành, ở mức giá nhất định
của các yếu tố sản xuất và trình độ kỹ thuật nhất định, với những quy chế nhất định của
chính phủ, kì vọng về giá, thời tiết gọi là lượng cung ứng, hay lượng cung
Nguyên lý cung - cầu, hay quy luật cung cầu, phát biểu rằng thông qua sự điều chỉnh
của thị trường, một mức giá cân bằng(còn gọi là mức giá thị trường) và một lượng giao dịch
hàng cân bằng sẽ được xác định. Mức giá và lượng hàng đó tương ứng với giao điểm của
đường cung và đường cầu. Ở trạng thái cân bằng, sẽ không có dư cung (lượng cung lớn hơn
lượng cầu) hay dư cầu(lượng cầu lớn hơn lượng cung). Vậy cung và cầu tác động như thế
nào đến thị trường nhà đất nói chung và thị trường nhà ở cho những người có thu nhập thấp
ở Việt Nam nói riêng. Trên cở sở này nhóm chúng em sẽ đi nghiên cứu và phân tích thị
trường nhà ở cho những người có thu nhập thấp ở Việt Nam.
II. Phân tích thị trường nhà ở cho những người có thu nhập thấp ở Việt Nam
1. Thực trạng.
a) Tại Hà Nội.
Trong cuộc sống với việc chạy đua với bão giá trên thị trường, vấn đề nhà ở cũng là mối
quan tâm hết sức đối với người dân, nhất là những người có thu nhập thấp của cả nước. Để
xem xét thực trạng thị trường nhà ở cho những người có thu nhập thấp ở nước ta hiện nay,
2


nhóm chúng em tập trung nghiên cứu thực trạng thị trường nhà ở cho những người có thu

nhập thấp tại Hà Nội vì đây là nơi có thể nói tập trung đông dân với đủ các tầng lớp cư dân
sinh sống: giàu, nghèo…và đây cũng là trung tâm thể hiện các biểu hiện kinh tế của cả
nước.
Theo số liệu của Sở Địa chính – Nhà đất Hà Nội thì vào đầu năm 2002 tổng quỹ nhà ở
toàn Thành phố chỉ có 348.743 căn nhà (trong đó 153.000 căn thuộc sở hữu nhà nước và
195.743 căn thuộc sở hữu tư nhân), tức chỉ bằng non một nửa số nhà cần thiết để đáp ứng
nhu cầu mỗi hộ gia đình được sống riêng trong 1 căn nhà. Nói cách khác, hiện tại ở Hà Nội,
mỗi căn nhà dù thuộc sở hữu nhà nước hay tư nhân thì trung bình cũng có hơn 2 hộ gia đình
đang sinh sống.
Theo số liệu của Sở Quy hoạch – kiến trúc Thành phố Hà Nội, hiện nay bình quân nhà
ở theo đầu người chỉ đạt khoảng 7m2/người, trong đó có tới 30% dân số nội thành ở dưới
4m2/người; về chất lượng nhà ở tới 60% xuống cấp cần cải tạo nâng cấp cả ngôi nhà và tiện
nghi… Hà Nội hiện đang thiếu nhà ở nghiêm trọng, nhất là nhà cho người có thu nhập trung
bình và thấp, và trước mắt cần ít nhất tới 7 triệu m2 nhà ở, tương đương 120.000 căn hộ cho
các đối tượng có nhu cầu bức xúc về nhà ở trên địa bàn.
Theo báo cáo của Sở Tài nguyên môi trường và nhà đất, thì chỉ riêng năm 2006 – 2007,
Thành phố cần khoảng 7.700 căn hộ quỹ nhà tái định cư phục vụ các dự án lớn của Thành
phố, song Thành phố mới chỉ lo được khoảng 5.000 căn. Thậm chí, đến năm 2010, 80 dự án
xây dựng nhà tái định cư của Thành phố dù được hoàn thành với tổng số 29.400 căn hộ, thì
Thành phố vẫn thiếu tới 13.000 căn hộ.
Theo điều tra của tổ chức JICA (Nhật Bản), thì nhu cầu nhà ở cho thuê, thuê mua của
các đối tượng là cán bộ, công chức, công nhân… vào khoảng 18.000 căn hộ, trong đó nhà ở
cho các hộ có hoàn cảnh khó khăn, bức xúc cần cải thiện điều kiện chỗ ở chiếm 30%.
Theo Cục Thống kê Hà Nội, hiện tại ở Hà Nội có đến 70% hộ gia đình (số tuyệt đối là
560.000 hộ) có thu nhập dưới mức trung bình 825.000 đồng/ người/tháng – tức xấp xỉ 10
triệu đồng/người/năm. Còn nếu xét theo mức chuẩn nghèo mà UBND Thành phố Hà Nội
ban hành năm 2005 để áp dụng cho giai đoạn 2006-2010 là 350.000đồng/người/tháng đối
với khu vực thành thị và 270.000đồng/người/tháng đối với khu vực nông thôn, thì năm
2004 Hà Nội có tới 10,6% dân số có thu nhập dưới mức nghèo này (trong đó thành thị là
4,3% và nông thôn là 25,3% – tỷ lệ dân số nông thôn/thành thị của Hà Nội năm 2003 là

7/8). Về tổng quát, có thể khẳng định, các hộ gia đình có thu nhập thấp đang chiếm đa số
trong dân cư Thành phố, ít nhất 70% số hộ gia đình ở Hà Nội (trong đó khoảng 50% số hộ
công nhân viên chức Thành phố) không có khả năng tích lũy từ thu nhập tiền lương của
mình để mua nhà, xây nhà mới cho mình nếu không có sự hỗ trợ tài chính từ bên ngoài.
Về con số tuyệt đối, theo ước tính của Sở Tài nguyên – Môi trường – Nhà Đất Hà Nội
thì có tới 10.000 hộ gia đình ở Hà Nội đang thực sự bức xúc về nhà ở và Thành phố cũng
chỉ mới có giải pháp cho khoảng 30% số này. Nói cách khác, một lượng tổng cầu khổng lồ
trên thị trường tài chính nhà ở cho người có thu nhập thấp đã, đang và sẽ vẫn tiếp tục hiện
3


hữu và mở rộng trên địa bàn Thủ đô Hà Nội. Cùng với sự gia tăng dân số và tách hộ do lấy
vợ, lấy chồng, cũng như do nhu cầu nhà cho giải phóng mặt bằng triển khai các dự án đô thị
hóa và phát triển kinh tế, và do sự xuống cấp của Quỹ nhà hiện có (nhất là nhà do nhà nước
sở hữu, nhà chung cư) v.v… thì nhu cầu về nhà ở sẽ càng trở nên gay gắt hơn cho những
người dân Thủ đô. Các khu nhà thu nhập thấp xây dựng thí điểm B4, B5 Cầu Diễn hay 9
tầng Xuân Đỉnh thì mới chỉ đầu tư được ngôi nhà, cũng không khác mấy căn hộ gia đình
hiện nay. Đối tượng sử dụng hiện nay cũng chưa xác định được đúng thành phần như chủ
trương ban đầu mà chuyển thành nhà ở tạm cư cho các hộ dân tại khu nhà Gỗ ở ngoài đê
sông Hồng và phục vụ giải phóng mặt bằng, tái định cư. Như vậy mục đích cho xây dựng
nhà cho người thu nhập thấp vẫn chưa thực hiện được.
Hơn nữa, giá bán nhà cho người có thu nhập thấp chưa được quy định và ban hành. Các
giá bán hiện nay là quá cao so với thu nhập của người dân nói chung và người thu nhập thấp
nói riêng, đồng thời chưa có chính sách hỗ trợ khi người có thu nhập thấp vay tiền để xây
nhà.
b) Tại TP. Hồ Chí Minh.
Ngoài ở Hà Nội, tình trạng nhà ở cho những người có thu nhập thấp cũng gặp rất nhiều
khó khăn.
Theo điều tra của Sở Xây dựng (SXD) TP HCM, nhu cầu nhà ở có mức giá vừa phải từ 300
-500 triệu đồng/căn rất lớn. Đặc biệt 20% số người có TNT sau quá trình tích lũy đã đủ để

mua nhà với mức giá trung bình nhưng nguồn cung ứng vẫn còn hạn chế. Tiêu chí nhà dành
cho người TNT là những căn hộ có diện tích khoảng 35-40 m2 và người dân có thể mua trả
góp với số tiền trả trước khoảng 100-150 triệu đồng, sau đó chủ đầu tư dự án sẽ bảo lãnh
cho người mua vay ngân hàng số còn lại.
Nhằm giải quyết nhu cầu bức thiết về nhà ở cho người TNT, Sở XD đã triển khai dự án xây
dựng xây thêm 70.000 căn hộ chung cư và 18.000 phòng ở cho thuê và mua trả góp đến
năm 2010 với tổng vốn đầu tư lên tới 15.000 tỷ đồng.
Trong điều kiện nguồn tài chính dành cho phát triển các dự án nhà bán trả chậm gặp khó
khăn, nhiều DN đã tập trung đầu tư vào các dự án nhà ở có mức giá vừa phải. Cụ thể, dự án
chung cư E-Home 300 căn tại phường Phước Long B, quận 9, dành cho đối tượng là công
nhân viên chức của Cty CP đầu tư Nam Long. Với mức giá khoảng 10,2 triệu/m2, cán bộ
hưởng lương từ ngân sách thành phố trả trước 30% giá trị, phần còn lại có thể vay từ Quỹ
phát triển nhà TP HCM trong thời gian 15 năm, lãi suất khoảng 6%/ năm... Cty địa ốc Đất
Lành lại chọn hướng đi xây dựng căn hộ thô để bán trả chậm cho các đối tượng có thu nhập
thấp. Hơn 800 đối tượng có thu nhập thấp và trung bình đã chọn mua được căn hộ với thời
gian trả chậm 15 năm, sau khi trả trước 30% căn hộ. Ông Nguyễn Văn Đực - PGĐ Cty CP
địa ốc Đất Lành cho biết: Nhu cầu mua nhà trả chậm trên địa bàn TP HCM còn nhiều nên
Cty tập trung xây dựng khu dân cư Thái An, có diện tích 4 ha với tổng vốn đầu tư 800 tỷ
đồng, gồm 3 khối chung cư, với khoảng 800 căn hộ có diện tích từ 30 - 40 m2. Dự kiến, dự
án sẽ được khởi công vào đầu tháng 9 tới và sẽ hoàn thành sau 2 năm xây dựng. Mỗi căn hộ
4


sẽ được bán với giá từ 240-300 triệu đồng và người mua có thể trả góp từ 5-10 năm. Còn dự
án 200 căn hộ trên diện tích 4.000 m2 tại quận Gò Vấp cũng sẽ được Cty triển khai xây
dựng sau khi hoàn thành các thủ tục trong năm 2008.
2. Nguyên nhân.
Nguyên nhân chính chủ đạo dẫn tới tình trạng việc xây dựng nhà cho người thu nhập
thấp chính là sự hạn chế về các nguồn lực đặc biệt là vốn và nguồn đất. Hiện cả nước đang
có hơn 40 dự án nhà thu nhập thấp với tổng mức đầu tư gần 7.000 tỉ đồng. Tuy nhiên, số

lượng dự án đăng ký nhiều song một số dự án mới chỉ là ý tưởng, chưa có quỹ đất, quy
hoạch, thiết kế, nguồn vốn.Thời gian tới, việc triển khai các dự án sẽ có nhiều khó khăn
hơn. Vấn đề lớn nhất đó là quỹ đất. Gần một năm qua các dự án đều được triển khai khá
thuận lợi khi các địa phương ưu tiên dành cho các quỹ đất sạch, quỹ đất 20% ở các khu đô
thị mới. Vấn đề đặt ra cho thời gian tới là phải đặt vào quy hoạch sử dụng đất của các địa
phương quỹ đất cho nhà ở xã hội và nhà ở cho người có thu nhập thấp. Quỹ đất này sẽ
không nhỏ bởi nhu cầu nhà ở của các đối tượng này là rất lớn, đòi hỏi một quá trình lâu dài,
bền bỉ. Hơn nữa công việc này lại được triển khai nơi vốn đã đất trật người đông.
Thủ tục đầu tư tuy đã giảm một số khâu nhưng vẫn còn phức tạp.Phần lớn các khu trung
cư cho người thu nhập tập chung ở khu vực đô thị là chủ yếu. Có một thực tế là ở các đô thị
lớn với giá đất cao như hiện nay, để hình thành một chung cư giá rẻ là một rào cản rất khó
vượt qua . Đây chính là sự khan hiếm của nguồn lực.Mặc dù Nhà nước đã có chính sách
khuyến khích ghi rõ: doanh nghiệp được ưu tiên vay vốn, hỗ trợ lãi suất… nhưng thực tế
chưa bố trí được nguồn vốn hỗ trợ và ngân hàng cho vay ưu đãi. Theo báo cáo mới nhất của
Ngân hàng Phát triển (VDB), trong số 11 dự án tại Hà Nội thì mới chỉ có duy nhất một dự
án tiếp cận được với nguồn vốn vay ưu đãi. Đặc biệt, điều này diễn ra không chỉ riêng với
Hà Nội mà là tình trạng chung của các dự án. Nguyên nhân là do chủ đầu tư các dự án nhà
xã hội không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên không thể dùng làm tài sản thế
chấp để cho vay, không đăng ký được giao dịch đảm bảo. Do vậy, doanh nghiệp tham gia
xây dựng nhà ở xã hội sẽ gặp nhiều khó khăn và giá thành sản phẩm có thể sẽ bị đẩy lên
cao.
Thêm nữa là lợi nhuận từ mảng thị trường này không nhiều (tối đa 10%) và thu hồi vốn
chậm, không như nhà ở thương mại. Vì vậy mà các dự án nhà ở xã hội chưa thực sự thu hút
được sự quan tâm của các nhà đầu tư. Đây chính là điểm hạn chế làm cho cung về hoạt
động này còn nhiều thiếu hụt
Mục đích chính của nhà thu nhập thấp là dành cho người nghèo, những người chưa có
nhà và có mức thu nhập trung bình, nhưng có một vấn đề nữa khiến không ít người có thu
nhập thấp, không nói là rất thấp không thể mua được căn hộ xã hội với giá tối thiểu .Bởi vì
thời gian qua, có nhiều ý kiến về việc có một số dự án nhà ở xã hội ở địa bàn Hà Nội đưa
mức giá khá cao (trên 700 - 800 triệu đồng/1 căn hộ).Như đã biết người có thu nhập thấp thì

không thể có mức thu cao được ( chủ yếu là cán bộ công nhân viên chức với mức thu từ 2-3
triệu đồng / tháng) thì không thể có số tiền lớn đến như vậy để có thể sở hữu những can nhà
5


lên tới tỉ bạc như vậy. Đây chính là biểu hiên ở tỉ lệ nghịch giữa giá của hàng hoá và cầu về
hàng hoá đó
Một nguyên nhân quan trong nữa chính nằm ở khâu quản lí của nhà nước trong hoạt
động này. Nhiều ngôi nhà đáng lẽ cho người nghèo với mức gia thấp đã được độn lên rồi tự
ý giao bán thu lợi cho những người cóp nhu cầu với mức thu nhập cao hơn. Theo quy chế,
những người được mua nhà loại này phải là người chưa có nhà hoặc nhà ở quá chật hẹp,
phải là người có thu nhập thấp. Nhà loại này người mua không được mua đi bán lại, nếu bán
thì phải bán cho chủ đầu tư, cho cơ quan quản lý để rồi sẽ bán lại cho các đối tượng có thu
nhập thấp khác. Một loạt các quy định này thức sự đã hạn chế rất nhiều cơ hội có được ngôi
nhà trung cư giá rẻ của những người thu nhập thấp. Sự đe doạ nếu vi phạm sẽ bị tịch thu
nhà thực sự còn gây hoang mang cho người dân, lỡ có chuyện gì thì sống ở đâu khi mà toàn
bộ tiền đã dốc vào mua nhà mất rồi.Hơn nữa điều này còn tạo cho những kẻ có quyền lợi
dụng để thu lợi. Lại một lần nữa nhà nước lại sai trên chính những quy định của mình. Có
thể minh chứng qua một ví dụ cụ thể: đó là trường hợp xây dưng nhà thu nhập thấp ở xã đại
mỗ huyện Từ Liêm( Hà Nội) khi mà người dân vẫn không thể mua nhà thu nhập thấp dù dự
án Viglacera nằm ngay trên địa bàn xã này cũng như dự án nhà thu nhập thấp tại huyện
Đặng Xá tỉnh Gia Lâm người dân cũng rơi vào tình cảnh tương tự khi không thể mua nhà
chỉ vì hộ khẩu ở huyện.
Một nguyên nhân cũng rất đáng chú ý đó là chất lượng của các ngôi nhà chung cư cũng
rất thấp. Nhiều ngôi nhà ngay cả hệ thống điện ,nước cũng không thể đảm bảo được. Điều
này gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lí người dân trong việc tiếp cận chính sách này của
nhà nước.
3. Giải pháp để phát triển thị trường nhà ở cho người có thu nhập thấp.
Để đáp ứng nhu cầu cho những người có thu nhập thấp có nhà ở sạch sẽ, giá rẻ do hiện
nay đã có nhiều diễn biến của nền kinh tế trong thời gian qua tạo ra một xu hướng mới cho

thị trường nhà ở, cụ thể là sự chuyển hướng sang đầu tư nhà giá thấp. Thị trường nhà ở có
nhiều biến động xong còn gặp nhiều khó khăn sau đây là một số giải pháp để phát triển thị
trường này : Miễn thuế, rút ngắn thủ tục Để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư nhà ở
giá thấp theo ông Lê Hoàng Châu, chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, trước hết cần
cải cách thật mạnh thủ tục vì chỉ có rút ngắn thủ tục mới giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi
phí đầu tư và giúp người dân có thể mua nhà với giá thấp nhất.
Mặt khác, Nhà nước cũng cần có chính sách miễn, giảm tiền sử dụng đất, thuế thu nhập
doanh nghiệp cho các doanh nghiệp đầu tư nhà ở xã hội, nhà ở giá thấp, đồng thời bỏ các
quy định khống chế, giao cho địa phương tự quyết định quy mô căn hộ theo nhu cầu thực tế.
Hạ chi phí giao dịch, nâng cao tính minh bạch của thị trường nhà đất: Hiện nay việc nghiên
cứu, ban hành các cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển thị trường nhà ở cho người thu
nhập thấp là vấn đề rất bức thiết với Hà Nội.
Việc hình thành nền tảng tài chính cho thị trường BĐS nhà ở đóng vai trò then chốt
trong việc thu hút các nguồn lực trong và ngoài nước vào phát triển nhà ở cho người thu
6


nhập thấp. Đây cũng là công cụ để thông qua đó Nhà nước điều tiết thị trường BĐS và xây
dựng chính sách nhà ở phù hợp với cơ chế thị trường. Đối với thị trường BĐS nhà ở, nhất là
nhà ở cho người thu nhập thấp, nhu cầu về vốn cho cả DN và người mua nhà đều rất lớn và
dài hạn. Do đó, cần thiết lập các kênh dẫn vốn dài hạn cho thị trường BĐS nhà ở thông qua
thị trường vốn và các định chế như: Quỹ Nhà ở Quốc gia và Quỹ Nhà ở Thành phố, để hạn
chế và chia sẻ rủi ro và tạo kênh dẫn giữa thị trường nhà ở với thị trường BĐS nhà ở; các
Quỹ đầu tư và Tín thác BĐS, Quỹ đầu tư Phát triển Thành phố, Ngân hàng phát triển nhà…
hướng vào nhiệm vụ giải quyết nhà ở cho người thu nhập thấp; đặc biệt, thu hút vốn vay ưu
đãi và giá rẻ của các định chế tài chính quốc tế là vô cùng quan trọng (vốn ODA của ADB,
WB…).
Việt Nam và Hà Nội đang cần một loại thuế BĐS lũy tiến thay thế cho thuế nhà đất hiện
hành. Sắc thuế này cần hướng vào những người sử dụng quá mức trần diện tích nhà ở dân
dụng, nghĩa là những người càng có nhiều BĐS càng phải đóng thuế nhiều.

KẾT LUẬN
Như vậy, thông qua việc tìm hiểu và phân tích thị trường nhà ở cho những người có thu
nhập thấp ở Việt Nam mà điển hình là ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, chúng ta có thể
thấy được thực trạng cũng như nguyên nhân của loại thị trường này thông qua tác động
cung – cầu giữ người mua và người bán để từ đó đề ra những giải pháp tối ưu nhất nhằm
khắc phục những tình thế trước mắt là đảm bảo nhu cầu về nhà ở cho những người có thu
nhập thấp.

1.
2.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
Giáo trình kinh tế học đại cương.
/>sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=2&cad=rja&ved=0CDMQFjAB&url=htt
p%3A%2F%2Fwww.doko.vn%2Fluan-van%2FThuc-trang-nha-o-cho-nguoi-co-thunhap-thap-trong-giai-doan-hien-nay-56825&ei=-

7


3.

4.

PlQUemUDMzQkwWFnYDYDw&usg=AFQjCNFuxkxVv4OtT0vmsDSUWgQwY
lizNQ&sig2=A4PQLZMc7h1GKGt9gWcXQA&bvm=bv.44158598,d.dGI
/>sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=3&cad=rja&ved=0CDoQFjAC&url=http
%3A%2F%2Ftailieu.vn%2Fxem-tai-lieu%2Fluan-van-thuc-trang-va-mot-so-giaiphap-nang-cao-hieu-qua-dau-tu-vao-nha-o-cho-nguoi-co-thunhap-.225148.html&ei=PlQUemUDMzQkwWFnYDYDw&usg=AFQjCNGzAPmNwpmTjbI5p8w07o3Xi0
Cggw&sig2=gos_zPUdRVmexanOP1N7pg&bvm=bv.44158598,d.dGI
/>sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=4&cad=rja&ved=0CEEQFjAD&url=http
%3A%2F%2Fkhotailieu.com%2Ftai-lieu%2Fkinh-te%2Fkinh-doanh-bat-dong-san

%2Fthuc-trang-nha-o-cho-nguoi-co-thu-nhap-thap-trong-giai-doan-hiennay.html&ei=PlQUemUDMzQkwWFnYDYDw&usg=AFQjCNHIk4NRB82DQE9OT3eW_vrdS
YGNHw&sig2=Cq_VfJtY0ZUO_cO57QHiLQ&bvm=bv.44158598,d.dGI

8



×