Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Bài tập lớn Kinh tế học đại cương Tình hình lạm phát ở Việt Nam năm 2012 và một số giải pháp chủ yếu để kiềm chế lạm phát trong thời gian tới (9đ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.73 KB, 8 trang )

MỞ ĐẦU
Lạm phát như một căn bệnh của nền kinh tế thị trường, nó là vấn đề hết
sức phức tạp đòi hỏi mỗi quốc gia phải có sự đầu tư lớn về thời gian và trí tuệ
mới có thể mong muốn đạt kết quả tốt. Kiểm soát lạm phát là nhịêm vụ hàng đầu
của Chính phủ. Bước sang năm 2012, trước những diễn biến kinh tế vĩ mô phức
tạp trong nước và quốc tế, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nghị quyết số
01/NQ-CP ngày 03/1/2012 về những giải pháp chủ yếu điều hành thực hiện kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2012, trong đó nêu rõ mục tiêu được ưu
tiên hàng đầu là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Chính vì vậy, em xin
chọn đề tài “Tình hình lạm phát ở Việt Nam năm 2012 và một số giải pháp
chủ yếu để kiềm chế lạm phát trong thời gian tới” làm bài tập lớn học kỳ.
NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận
1. Định nghĩa
Có rất nhiều quan niệm về lạm phát nhưng hiện nay, lạm phát được định
nghĩa là sự tăng lên liên tục của mức giá chung hoặc là quá trình đồng tiền liên
tục giảm giá. Điều này không có nghĩa là giá cả của mọi hàng hóa và dịch vụ
đồng thời phải tăng lên theo cùng một tỷ lệ, mà chỉ cần mức giá trung bình tăng
lên. Một nền kinh tế vẫn có thể trải qua lạm phát khi giá của một số hàng hóa
giảm, nếu như giá của các hàng hóa và dịch vụ khác tăng đủ mạnh.
2. Đo lường
Để đo lường mức đô lạm phát mà nền kinh tế trải qua trong một thời kì
nhất định, các nhà thầu kinh tế sử dụng chỉ tiêu tỉ lệ lạm phát được tính bằng
phần trăm thay đổi mức giá chung. Thực tế hầu hết các nước khi đánh giá lạm
phát đều sử dụng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) làm công cụ nền tảng, bởi CPI có

1


những lợi thế riêng như: tính quảng bá tương đối rộng đối với xã hội, được công
bố và tính toán thường xuyên.


3. Nguyên nhân gây ra lạm phát
- Lạm phát cầu kéo: sản lượng đã đạt hoặc vượt quá mức sản lượng tiềm năng.
- Lạm phát chi phí đẩy: sản lượng chưa đạt mức sản lượng tiềm năng.
- Lạm phát tiền tệ.
4. Hậu quả của lạm phát
Lạm phát cao sẽ làm lệch cơ cấu giá cả, kéo theo là nguồn tài nguyên, vốn
và nhân lực không được phân bố một cách hiệu quả làm cho tăng trưởng kinh tế
chậm lại. Giá cả tăng khi có lạm phát làm đời sống kinh tế trở nên khó khăn do
số lượng tiền tệ gia tăng quá nhiều trong khi khối lượng hàng hóa sản xuất ra
không tăng kịp…
II. Tình hình lạm phát ở Việt Nam năm 2012
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2012
tăng 0,27% so với tháng trước, lạm phát năm 2012 được kiềm chế ở mức 6,81%.
Trong năm 2012 có tới 7 tháng CPI chỉ tăng dưới 1% và hầu hết các tháng chỉ
tăng dưới 0,5%”.
Cụ thể, ngoại trừ 2 tháng đầu năm, lạm phát tăng cao do yếu tố mùa vụ
với mức tăng lần lượt là 1% và 1,37% so với tháng trước, chỉ số CPI từ tháng 3
tới tháng 8 chỉ tăng rất chậm. Đặc biệt, trong tháng 6 và tháng 7/2012, lạm phát
đã ở mức âm (với mức tăng CPI lần lượt là -0,26% và -0,29% so với tháng
trước). Qua đó, lạm phát so với cùng kỳ cũng đã giảm nhanh từ 17,27% vào
tháng 1/2012 xuống mức 5,04% trong tháng 8/2012, và tháng 11/2012 ở mức
7%. Tuy nhiên, trong tháng 8 và tháng 9, lạm phát đã đảo chiều hoàn toàn với
mức tăng trong 2 tháng lần lượt là 0,63% và 2,2% so với tháng trước. Đặc biệt,
mức tăng của lạm phát tháng 9 (2,2%) đã vượt ngoài dự báo của nhiều chuyên
gia. Song bước sang tháng 10, lạm phát đã có phần hạ nhiệt với mức tăng CPI
2


của tháng 10 so với tháng trước là 0,85%, tuy nhiên, đây vẫn là mức tăng khá
cao so với các năm trước.

Hầu hết các nhóm hàng trong rổ hàng hóa tính CPI đều có xu hướng tăng
trong quý III, và đặc biệt tăng mạnh vào tháng 9. Trong đó đáng chú ý:
-

Trong 10 tháng đầu năm 2012, nhóm “hàng ăn và dịch vụ ăn uống” có

đóng góp rất nhỏ vào tăng trưởng CPI chung - đây là điểm khác biệt so với các
năm trước. Cụ thể, tính chung 9 tháng đầu năm 2012, nhóm hàng này chỉ đóng
góp 4,05% vào mức tăng CPI chung, thấp hơn so với các nhóm hàng “thuốc và
dịch vụ y tế” (33%), giáo dục (16,23%), nhà ở và vật liệu xây dựng (14,19%). Từ
đầu năm, nhóm hàng này đã trải qua một đợt giảm giá kéo dài trong 6 tháng liên
tiếp (từ tháng 3 đến tháng 8) với mức giảm từ -0,14% tới - 0,83%. Mặc dù, CPI
nhóm lương thực thực phẩm(LTTP) trong nước tháng 9 và tháng 10 đã tăng nhẹ
trở lại so với tháng trước lần lượt là 0,08% và 0,29%, nhưng tỷ trọng đóng góp
của nhóm hàng này vào CPI chung vẫn khá thấp so với những năm trước. Hơn
nữa, Giá LTTP thế giới cũng đã tăng nhẹ vào tháng 9 với mức tăng 1,38% so với
tháng 8/2012 nhưng so với đầu năm 2012, giá LTTP thế giới đã giảm 6,73%. Xu
hướng đó phần nào đã có ảnh hưởng tới diễn biến chỉ số CPI của nhóm hàng
lương thực thực phẩm trong nước trong năm 2012.
-

Đóng góp nhiều nhất vào CPI quý III, đặc biệt là CPI tháng 9, là các

nhóm hàng thuốc và dịch vụ y tế, giáo dục, nhà ở và vật liệu xây dựng, giao
thông:
+ Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng mạnh trong tháng 9 do Chính phủ đã có
quyết định tăng giá vào tháng 4.Tính đến nay, cả nước đã có 32 tỉnh, thành phố
đồng loạt tăng giá dịch vụ y tế với các mức tăng khác nhau. Điều này làm nhóm
thuốc và dịch vụ y tế tăng mạnh 17,02% so với tháng trước trong tháng 9, qua đó
góp phần làm CPI chung tăng khoảng 0,95% (tỷ trọng đóng góp 43,4%). Đây là

nhóm hàng có mức tăng đột biến trong tháng 9. Sang tháng 10, giá nhóm thuốc
3


và dịch vụ y tế có phần dịu bớt khi nhóm hàng này chỉ tăng 5,94% so với tháng
trước và đóng góp 39,2% vào mức tăng CPI chung.
+ Nhóm giao thông có xu hướng tăng trong quý III do các quyết định điều
chỉnh tăng giá xăng dầu của Chính phủ. Trong tháng 9, nhóm giao thông đã tăng
3,83% so với tháng trước, góp phần 0,34% trong mức tăng CPI chung cả nước
(tỷ trọng đóng góp 15,44%), chủ yếu do các quyết định điều chỉnh tăng giá xăng
dầu trong cuối tháng 8. Sang tháng 10, nhóm hàng này chỉ tăng 0,61% so với
tháng 9, tỷ trọng đóng góp qua đó cũng giảm mạnh xuống còn 6,37%. Việc điều
chỉnh giá xăng dầu trong thời gian vừa qua chịu ảnh hưởng bởi sự tăng giá của
nhóm hàng dầu thô và năng lượng trên thế giới – là hai nhóm hàng tăng mạnh
nhất với mức tăng so với quý trước lần lượt là 14% và 17%. Bên cạnh đó, giá
mặt hàng nhiên liệu, năng lượng thế giới tăng cũng làm tăng giá gas, điện trong
nước.
+ Nhóm giáo dục tăng do yếu tố thời vụ (các chi phí liên quan đến giáo
dục đầu năm học mới tăng ở các cấp học). Bước vào năm học mới, cả nước đã có
42 tỉnh, thành phố điều chỉnh đồng loạt tăng học phí ở các cấp học làm nhóm
giáo dục trong tháng 9 tăng 10,54% so với tháng trước, qua đó đóng góp 0,6%
trong mức tăng CPI chung cả nước (tỷ trọng đóng góp 27,4%). Yếu tố mùa vụ
được thể hiện rõ khi trong tháng 10, nhóm hàng này chỉ tăng 1,88% so với tháng
9, tỷ trọng đóng góp giảm mạnh còn 12,65%.
+ Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng cũng tăng mạnh trong 2 tháng cuối
quý III một phần do nhu cầu mua nhà ở thực đang dần khởi sắc, với mức tăng
lần lượt là 2,03% và 2,18%. Bên cạnh đó, việc giá dầu hỏa tăng 6,38%, giá gas
tăng 11,8% cũng phần nào tác động làm giá nhóm hàng này tăng trong quý III.
Như vậy,có thể nhận thấy rằng sự gia tăng của CPI trong quý III nói
chung và tháng 9 nói riêng chủ yếu chịu tác động của việc tăng giá 04 nhóm

hàng thuốc và dịch vụ y tế, giáo dục, nhà ở và vật liệu xây dựng, giao thông. Sự
4


tăng giá ở đây không phản ánh hoàn toàn quan hệ cung cầu hàng hóa mà sự gia
tăng này phần lớn mang tính thời điểm, mùa vụ và phần lớn được điều chỉnh
mạnh trong tháng 9.
Thực tế đó càng được khẳng định khi xét đến những yếu tố khác như
tổng cầu, yếu tố tiền tệ - là những yếu tố thường tạo áp lực tăng lạm phát trong
những năm qua. Có thể nhận thấy, năm 2012, cùng bối cảnh chung của kinh tế
thế giới, tình hình kinh tế trong nước cũng có phần giảm sút, tốc độ tăng trưởng
kinh tế chung đạt mức thấp nhất trong vài năm trở lại đây, nhu cầu tiêu dùng
trong nước tăng thấp hơn so với cùng kỳ, vốn đầu tư chưa có dấu hiệu phục hồi
và hiệu quả sử dụng vốn vẫn là vấn đề đáng quan ngại. Bên cạnh đó, mặc dù lãi
suất tín dụng đã được điều chỉnh giảm phù hợp với với diễn biến của lạm phát
nhằm hỗ trợ cho khu vực sản xuất song tăng trưởng tín dụng qua các tháng vẫn
đạt ở mức thấp.
III. Một số giải pháp chủ yếu để kiềm chế lạm phát trong thời gian tới
1. Tăng cung để khuyến khích phát triển sản xuất
Để kiềm chế lạm phát ở mức hợp lý trong năm 2013, có nhiều biện pháp,
có thể nêu ra biện pháp chủ yếu sau: Về nhóm biện pháp tác động vào quan hệ
cung - cầu: Để cân đối tiền - hàng trong nền kinh tế, có thể thực hiện các giải
pháp làm tăng cung như khuyến khích phát triển sản xuất, khuyến khích cạnh
tranh, mở cửa cho phép hàng hoá bên ngoài vào trong nước (trong nước chưa sản
xuất được hoặc hiệu quả sản xuất chưa cao) gắn chặt với việc thực hiện Cuộc
vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, nâng cao nhịp độ tăng
trưởng của các ngành sản xuất, nhất là các ngành sản xuất hàng hoá thiết yếu và
phục vụ xuất khẩu…
Tuy vậy, việc tăng sản lượng là điều không dễ, đòi hỏi phải có thời gian
dài, trong khi lạm phát luôn ở trạng thái biến động và luôn tạo ra trạng thái cầu

lớn hơn cung. Do đó, không thể thụ động đợi các biện pháp tăng cung từ sản
5


xuất, mặc dù đó là giải pháp cơ bản lâu dài, mà cần sử dụng các biện pháp tình
thế sau: trên cơ sở nâng cao và khai thác tốt các nguồn thu trong các thành phần
kinh tế nhằm đáp ứng những nhu cầu chi thiết yếu, cơ bản và hợp lý, cần xoá bỏ
các khoản bao cấp đối với khu vực sản xuất, kinh doanh không có hiệu quả, giảm
chi ngân sách, bù đắp bội chi bằng cách phát hành công trái, tín phiếu… và tiến
tới chấm dứt bội chi ngân sách; thắt chặt tín dụng, thực hiện đúng những nguyên
tắc lưu thông tín dụng: cho vay phải có vật tư hàng hoá bảo đảm và tiền phải
thường xuyên quay về ngân hàng cả gốc lẫn lợi nhuận, thực hiện nguyên tắc cho
vay bằng nguồn vay, không dùng tiền phát hành để cho vay; sử dụng đúng đắn
và linh hoạt đòn bảy lãi suất tiền gửi và các hình thức huy động khác nhằm
khuyến khích tiết kiệm trong dân chúng, giảm lượng tiền giấy trong lưu thông.
2. Nỗ lực giảm chi phí sản xuất
Muốn khống chế và giảm lạm phát, trong năm 2013 cần có các giải pháp
tác động để giảm chi phí sản xuất, đó là: Thực hiện đa dạng hoá các nguồn cung
ứng vật tư nguyên liệu trên cơ sở lợi thế nhờ quy mô và lợi thế so sánh; xác lập
các định mức tiêu hao vật tư nguyên liệu có căn cứ khoa học, nhằm thực hiện
việc tiết kiệm vật tư nguyên liệu trong quá trình sản xuất. Đẩy mạnh việc đổi
mới công nghệ, cải tiến công nghệ, chuyển giao công nghệ để giảm thiểu tối đa
chi phí các yếu tố đầu vào; khống chế, kiểm soát giá cả và tiền lương, thực hành
tiết kiệm các yếu tố gắn với thị trường đầu vào của sản xuất để giảm chi phí sản
xuất.
3. Các biện pháp khác
Ngoài các nhóm biện pháp trên, cũng cần áp dụng các biện pháp khác
như: trao quyền định giá các mặt hàng không độc quyền cho người sản xuất và
người tiêu dùng; các mặt hàng thiết yếu hoặc vật tư chiến lược, Nhà nước xác
định rõ hơn khung áp giá; kiên quyết áp dụng một tỷ giá ngoại hối thống nhất và

linh hoạt cũng như thực hiện tập trung ngoại tệ bằng cơ chế mua, bán thông qua
6


ngân hàng theo tỷ giá kinh doanh sát với thị trường; đẩy mạnh việc khuyến khích
mang ngoại tệ, vàng, bạc, đá quý vào trong nước (hạn chế hoạt động xuất khẩu
vàng), đồng thời kiểm soát việc mang những thứ đó ra nước ngoài; không cấm
việc kinh doanh vàng, bạc, đá quý của tư nhân, nhưng phải có sự quản lý chặt
chẽ…
Thông thường, tâm lý là một yếu tố liên quan đến lạm phát. Trình độ
của đa số dân trí chưa cao, dễ tin theo tin đồn. Do đó, cần có các giải pháp hữu
hiệu, nhất là công tác tuyên truyền hiệu để tác động đến tâm lý của người sản
xuất cũng như người tiêu dùng. Cần sử dụng hiệu quả hơn phương tiện thông tin
đại chúng để làm cho nhân dân có những thông tin đầy đủ nhất, chính xác, kịp
thời nhất về giá cả và chất lượng hàng hoá. Nhà nước cần công bố kịp thời các
chủ trương, biện pháp tác động đến thị trường, giá cả, lạm phát… trong từng thời
gian để cho nhân dân biết, qua đó mà điều chỉnh tâm lý của họ có lợi cho việc
điều hoà lưu thông tiền tệ.
KẾT LUẬN
Tóm lại, tốc độ lạm phát năm 2012 dưới 7% là yếu tố thuận lợi cho việc
ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, song yếu tố ổn
định của lạm phát còn chưa cao, áp lực lạm phát từ các nhân tố tác động chính
yếu có khả năng giảm nhẹ nhưng có thể “bùng phát” bất kỳ lúc nào nếu như các
chương trình hỗ trợ, kích thích tăng trưởng thông qua chính sách tài khoá và tiền
tệ không hợp lý và hiệu quả. Chính vì thế, cần thiết phải thực hiện hiệu quả các
giải pháp ngắn hạn, đồng thời vẫn phải chú trọng tạo nền tảng vững chắc để thực
hiện các giải pháp trong dài hạn trên cơ sở các nguyên tắc nền tảng đảm bảo mối
quan hệ bền vững giữa tăng trưởng và lạm phát.

7



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình kinh tế học đại cương, Trường Đại học Luật Hà Nội – 2002, Nxb
Công an nhân dân.
2. />ut/p/c4/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os3gDFxNLczdTEwN_Uz8DA09
PjwB_JwszI4MwM_2CbEdFAJvQcMc!/?WCM_GLOBAL_CONTEXT=
%2Fwps%2Fwcm%2Fconnect%2Fsbv_vn%2Fsbv_vn%2Fsbv.vn.vienchienluoc
%2Fsbv.vn.chienluoc.4%2Fcedbac804d74c7c08c32cec38d3a20c4
3. />4. />co_id=30111&cn_id=569357

8



×