Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý, xử lý nước thải chế biến bột dong tại xã Tứ Dân huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.82 MB, 85 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG
---------------------------------------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ,
XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN BỘT DONG TẠI XÃ TỨ DÂN
HUYỆN KHOÁI CHÂU TỈNH HƯNG YÊN

Người thực hiện

: Đỗ Thị Huyền

Lớp

: MTA

Khóa

: 56

Chuyên ngành

: Môi trường

Giáo viên hướng dẫn

: PGS.TS Hoàng Thái Đại


Địa điểm thực tập :xã Tứ Dân, huyện Khoái Châu,tỉnh Hưng Yên
Hà Nội – 2015


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã
nhận được rất nhiều sự giúp đỡ tận tình từ các thầy cô giáo trong Khoa Môi trường
và các cán bộ cũng như người dân của làng nghề chế biến bột dong riềng xã Tứ
Dân – Khoái Châu – Hưng Yên
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám đốc Học Viện
Nông nghiệp Việt Nam, Khoa Môi trường, Bộ môn Công nghệ môi trường; cảm ơn
các thầy giáo, cô giáo đã truyền đạt cho tôi những kiến thức và những kinh nghiệm
quý báu trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu trên giảng đường đại học vừa
qua.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS Hoàng Thái Đại người đã dành nhiều thời gian, tạo điều kiện thuận lợi, hướng dẫn tôi tận tình về
phương pháp nghiên cứu và cách thức thực hiện các nội dung của đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ và người dân làng nghề xã Tứ Dân,
Khoái Châu, Hưng Yên đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thực tập, cung cấp
thông tin, số liệu cần thiết phục vụ cho quá trình thực hiện và hoàn thiện đề tài này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã luôn giúp đỡ, chia
sẻ, động viên và khích lệ tôi trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trường
Học Viện Nông nghiệp Hà Nội.
Trong quá trình thực hiện đề tài, do điều kiện về thời gian, tài chính và trình
độ nghiên cứu của bản thân còn nhiều hạn chế nên khi thực hiện đề tài khó tránh
khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến
của các thầy cô giáo và các bạn để Khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày … tháng ... năm 2015
SV.Đỗ THị Huyền


i


Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Là một trong những nước phương Đông có truyền thống văn hóa hàng
nghìn năm, Việt nam được biết đến với nhiều làng nghề truyền thống.Theo số
liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Môi trường được tổng hợp từ báo cáo
chính thức của Ủy ban nhân dân (UBND), Sở Tài nguyên và Môi trường
(TN&MT) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tính đến tháng 7 năm
2011,tổng số làng nghề và làng có nghề trên toàn quốc là 3.355 làng, trong đó
có 1.318 làng nghề đã được công nhận và 2.037 làng có nghề chưa được
công nhận. Đi kèm với sự nâng cao thu nhập cho người dân, giải quyết công
ăn việc làm cho xã hội, cải thiện cuộc sống cho nông dân thì kéo theo đó là
sự xuống cấp của môi trường nước trầm trọng do nước thải từ hoạt động sản
xuất, chế biến không qua xử lý.
Mặc dù các ngành, các cấp đã có nhiều văn bản chính sách quản lý để
bảo vệ môi trường, giảm ô nhiễm môi trường nước nhưng hiện trạng môi
trường nước mặt quanh làng nghề ngày càng ô nhiễm do việc xả thải nước
thải trực tiếp mà không qua một hệ thống xử lý nước thải. Vì vậy đòi hỏi sự
quan tâm của các chức năng tổ chức cộng đồng để có chính sách phù hợp với
từng làng nghề.
Hưng Yên với tổng số 66 làng nghề trong đó UBND tỉnh ra quyết
định công nhận đạt tiêu chuẩn làng nghề là 32. Theo kết quả khảo sát môi
trường làng nghề tỉnh Hưng Yên ( năm 2012 – Trần Duy Khánh ) nước thải
từ làng nghề tái chế nhựa Minh Khai thì BOD5 vượt TCCP 1.5 lần, nước
thải có màu xám đen, Cadimi vượt 2,87 lần. Môi trường nước tại làng nghề
chạm bạc Huệ Lai đã bị ô nhiễm, tổng chất rắn hòa tan (TDS) vượt TCCP tới

ii



7 lần, BOD vượt 1,5 lần. Từ đó ta thấy môi trường làng nghề của tỉnh Hưng
Yên đang có nguy cơ ô nhiễm trầm trọng.
Làng nghề chế biến bột dong riềng tại xã Tứ Dân là một trong những
làng nghề phát triển khá lâu. Các cơ sở sản xuất trong làng nghề hầu như
chưa có hệ thống xử lý nước thải nên xuất hiện tình trạng nước thải chưa
qua xử lý thải thẳng ra ao hồ, kênh mương xung quanh. Vấn đề ô nhiễm môi
trường nước tại làng nghề ngày càng trở nên trầm trọng, ảnh hưởng rất lớn
đến môi trường sinh thái, sức khỏe và đời sống của nhân dân cảnh quan nông
thôn.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn sinh viên tiến hành thực hiện đề tài:
“Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý, xử lý nước thải chế
biến bột dong tại xã Tứ Dân huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đánh giá hiện trạng xả thải của hoạt động sản xuất chế biến củ dong và đề
xuất biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý, xử lý nước thải tại làng nghề xã Tứ
Dân.

iii


PHẦN 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1.Tổng quan về làng nghề ở Việt Nam
2.1.1.Tình hình phát triển tại các làng nghề
Làng nghề Việt Nam, làng nghề thủ công, làng nghề truyền thống hoặc
làng nghề cổ truyền thường được gọi ngắn gọn là làng nghề, là những làng
mà tại đây hầu hết dân cư tập trung vào làm một nghề duy nhất nào đó, nghề
của họ làm thường có tính chuyên sâu cao và mang lại nguồn thu nhập cho
dân làng.

Làng nghề là một thiết chế kinh tế - xã hội ở nông thôn, được tạo bởi
hai yếu tố làng và nghề, tồn tại trong một không gian địa lý nhất định, trong
đó bao gồm nhiều hộ gia đình sinh sống từ nguồn thu chủ yếu từ nghề thủ
công, giữa họ có mối lên kết về kinh tế, xã hội và văn hóa.
Làng nghề Việt Nam có thể hiểu làng nghề “là làng nông thôn Việt
Nam có ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, phi nông nghiệp chiếm ưu thế về
số lao động và thu nhập so với nghề nông”[Đặng Kim Chi, 2005].
Theo Báo cáo môi trường quốc gia năm 2008, tiêu chí công nhận làng
nghề gồm có 3 tiêu chí sau:
- Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động
ngành nghề nông thôn.
- Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời
điểm đề nghị công nhận.
-

Chấp

hành

tốt

chính

sách

Pháp

luật

của


Nhà

nước

[www.isge.monre.gov.vn].
Cùng với sự phát triển của nền văn minh nông nghiệp, nhiều nghề thủ công
cũng đã ra đời tại các vùng nông thôn Việt Nam, ban đầu là những công việc
phụ tranh thủ làm lúc nông nhàn, phát triển lên thành nhu cầu trao đổi hàng
hóa và tìm kiếm thu nhập ngoài nghề nông. Đa số các làng nghề đã trải qua

1


lịch sử phát triển hàng trăm năm. Ví dụ, như làng đúc đồng Đại Bái (Bắc
Ninh) với hơn 900 năm phát triển, làng nghề gốm Bát Tràng (Hà Nội) có gần
500 năm tồn tại, nghề chạm bạc ở Đồng Xâm (Thái Bình) hay nghề điêu khắc
đá mỹ nghệ Non Nước (Thành phố Đà Nẵng) cũng đã hình thành cách đây
hơn 400 năm, … (Báo cáo môi trường quốc gia, 2008).
Lời người xưa dạy: “Phi công bất phú, phi thương bất hoạt và phi
nông bất ổn” càng trở nên rõ ràng cộng với nhiều chủ trương chính sách mới
của Ðảng đã được vận dụng một cách nhanh chóng và sáng tạo hơn trên mặt
trận nông nghiệp đã góp phần làm thay đổi bộ mặt làng quê.
Tuy làng nghề phát triển theo xu hướng tất yếu của thời kỳ công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, bộ mặt mới của làng quê ngày một thay đổi, sự
phân bố và phát triển các làng nghề trên cả nước không đồng đểu, có một
thực tế là đã và đang có sự pha tạp giữa làng nghề thực sự mang tính chất
thủ công, truyền thống và làng nghề mà thực chất là sự phát triển công
nghiệp nhỏ ở khu vực nông thôn, tạo nên một bức tranh hỗn độn của làng
nghề Việt Nam.

2.1.2.Phân loại làng nghề
Dựa trên các tiêu chí khác nhau, có thể phân loại làng nghề theo một số
dạng như sau:
Theo làng nghề truyền thống và làng nghề mới.
Theo ngành sản xuất, loại hình sản phẩm.
Theo quy mô sản xuất, theo quy trình công nghệ.
Theo nguồn thải và mức độ ô nhiễm.
Theo mức độ sử dụng nguyên/nhiên liệu.
Theo thị trường tiêu thụ sản phẩm, tiềm năng tồn tại và phát triển.
Mỗi cách phân loại nêu trên có những đặc thù riêng và tùy theo mục
đích mà có thể lựa chọn cách phân loại phù hợp. Trên cơ sở tiếp cận vấn đề
môi trường làng nghề, cách phân loại theo ngành sản xuất và loại hình sản
phẩm là phù hợp hơn cả, gồm 6 nhóm ngành chính (Hình 2.1. )

2


Nguồn: Tổng cục Môi trường , 2008
Hình 2.1. Phân loại làng nghề Việt Nam theo ngành nghề sản xuất
Làng nghề chế biền lương thực thực phẩm chăn nuôi và giết mổ phân bố khá
đều trên cả nước, phần nhiểu sử dụng lao động lúc nông nhàn, không yêu cầu
trình độ cao, hình thức sản xuất thủ công, ít thay đổi qui trình so với thời
điểm hình thành nghề.
2.1.3.Những đóng góp tích cực của làng nghề tới kinh tế- xã hội
Cơ cấu các ngành nghề cũng đa dạng hơn, có sự chuyển dịch đáng kể,
tăng tỷ trọng các ngành chế biến lương thực, thực phẩm và cơ khí, giảm tỷ
trọng các ngành sản xuất vật liệu. Các sản phẩm đã và đang dần bám sát nhu
cầu và thị hiếu của thị trường. Nhiều làng nghề mới được thành lập, nhiều
làng nghề cũ đã đầu tư cải tiến kỹ thuật, nâng cao tay nghề… Do đó giá trị
sản lượng cũng như chất lượng sản phẩm không ngừng tăng lên, dần xâm

nhập các thị trường khó tính trên thế giới.
(1) Chủ trương phát triển làng nghề

3


Một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn 2006 - 2015 của bộ
NN&PTNT là thực hiện chơng trình Mi mt lng ngh, với mục tiêu khôi
phục và phát triển làng nghề nông thôn để tạo việc làm, tạo thu nhập từ phi nông
nghiệp với các hoạt động nh: hỗ trợ phát triển làng nghề nông thôn, khuyến
khích các hộ gia đình, t nhân, HTX, doanh nghiệp vừa và nhỏ, đào tạo nghề và
hỗ trợ chuyển lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp, xây dựng cơ chế
quản lý chất thải làng nghề.
(2) Làng nghề với sự phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông thôn
Điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật là một yếu tố cực kỳ quan trọng hỗ trợ
phát triển các làng nghề. Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật tốt sẽ góp phần mục
tiêu nâng cao chất lợng cuộc sống của ngời dân, tạo việc làm, xoá đói giảm
nghèo ở nớc ta thông qua việc phát triển các ngành nghề tại các làng nghề.
Ngợc lại, sự phát triển kinh tế của các làng nghề cũng góp phần đổi mới bộ
mặt nông thôn, cải thiện và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại đây.

(Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu t, 2010)
Hỡnh 2.2: T l cỏc lng ngh cú dch v xó hi so vi
tng cỏc lng ngh trong kho sỏt
(3) Làng nghề và xoá đói giảm nghèo ở nông thôn
Tại nhiều làng nghề, trong cơ cấu kinh tế địa phơng, tỷ trọng ngành công nghiệp
và dịch vụ đạt 60 - 80% và ngành nông nghiệp chỉ đạt 20 - 40%. Trong những
năm gần đây, số hộ và cơ sở ngành nghề ở nông thôn đang ngày một tăng lên với
tốc độ bình quân từ 8,8 - 9,8%/năm, kim ngạch xuất khẩu từ các sản phẩm làng
nghề không ngừng gia tăng (biểu đồ 2.3). Chính vì vậy, có thể thấy, làng nghề

đóng vai trò rất quan trọng, trực tiếp giải quyết việc làm cho ngời lao động trong
lúc nông nhàn, góp phần tăng thu nhập, nâng cao chất lợng cuộc sống cho ngời
lao động ở khu vực nông thôn.

4


Đơn vị tính: triệu USD

(Ngun: B NN&PTNT - 2010)
Hỡnh 2.3: Kim ngch giỏ tr xut khu cỏc sn phm ca lng ngh
(4) Làng nghề truyền thống và hoạt động phát triển du lịch
Nhận thức đợc tiềm năng phát triển du lịch tại làng nghề sẽ góp phần gia
tăng tỷ trọng của nhóm ngành công nghiệp hoặc dịch vụ ở địa phơng, đồng thời
tăng thêm cơ hội cho các cơ sở sản xuất thông qua các hoạt động giới thiệu và
bán sản phẩm truyền thống, nâng cao đời sống của ngời dân thông qua các dịch
vụ phụ trợ ..., điển hình nh các tỉnh Hà Tây (trớc đây), Hoà Bình, Bắc Ninh,
Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng ..., đã và đang phát triển mạnh mẽ loại hình du lịch
làng nghề. ây là điểm đến của nhiều tuyến du lịch lữ hành của khách tham
quan trong nớc đồng thời thu hút nhiều khách du lịch.
2.2.Hin trng ụ nhim mụi trng ti cỏc lng ngh ch bin lng thc
thc phm Vit Nam
2.2.1.ễ nhim mụi trng ti cỏc lng ngh ch bin lng thc thc
phm Vit Nam
Vit Nam cú 197 lng ngh ch bin nụng sn thc phm, ch yu tp
trung min Bc l 142 lng, min Trung 42 lng v 21 lng min Nam.
Cỏc h gia ỡnh thng cú tõm lý v thúi quen sn xut trờn quy mụ nh,
khộp kớn, t phỏt nờn hn ch u t trang thit b, i mi cụng ngh dn
n hiu qu sn xut khụng cao, tiờu tn ngun nhiờn liu ng thi thi ra
mụi trng lng ln cht thi c bit l cht thi hu c. i vi mụi

trng khụng khớ, c trng nht l mựi hụi thi ca nguyờn vt liu tn ng
5


lâu ngày và do sự phân huỷ của các hợp chất hưu cơ trong chất thải rắn và
chất thải từ cống rãnh kênh mương.
• Ô nhiễm môi trường nước
Theo kết quả phân tích của Viện Khoa Học Công Nghệ Môi Trường
(Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội, 2010) thì 100% nước thải từ các làng nghề
đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép, nước mặt, nước ngầm đều có dấu hiệu ô
nhiễm. Ở các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm nước thải làng nghề
này có đặc tính chung là rất giàu chất hữu cơ, dễ phân hủy sinh học. Ví dụ
nước thải của sản xuất tinh bột sắn có hàm lượng ô nhiễm rất cao, COD =
13.300 - 20.000 (mg/l), BOD5 = 5.500- 125.000 (mg/l).

Bảng 2.1 : Đặc trưng nước thải một số làng nghề chế biến
lương thực thực phẩm
Tiêu
Chỉ tiêu

chuẩn
cho phép

pH
SS(mg/l)
COD(mg/l)
BOD5(mg/l)
SN(mg/l)
SP(mg/l)


5.5-9
100
100
50
60
6

Nước
Tinh bột

Bún

mắm

Bình Minh

Phú Đô

Hải

6.1
414
2.967
1.850
20,9
2,79

Thanh
9,59
10

597
250
9,26
0,034

4.6
926
1.858
743
145,6
27,5

6

Rượu

Đậu phụ

Tân

Quang

Đô

Bình

12
266
3.868
1.700

1.002
44,2

5.1
1.764
1.271
1.080
67
23


Nguồn: Báo cáo môi trường, 2008
Lưu lượng nước thải các làng nghề CBLTTP khá lớn, ví dụ làng nghề
CBLTTP Yên Viên – Gia Lâm toàn thôn thải ra một lượng nước thải là
800m3/ngày, có một số làng nghề lượng nước thải lên tới 7000 m3/ngày.
Nước ngầm ở tầng nông tại các làng nghề CBLTTP đều có dấu hiệu ô nhiễm
với hàm lượng COD, TS, NH4+…làng nghề sản xuất tinh bột Dương Liễu
hàm lượng NH+4 trong nước lên tới 18,46 mg/l, làng nghề Tân Phú Đông –
Đồng Tháp hàm lượng NH4+ lên tới 28,40 mg/l.
Nguồn nước mặt bị ô nhiễm trầm trọng, có hàm lượng BOD 5, COD, lượng
SS, Nitots , Photpho ts rất cao. Đặc biệt nước thải từ khâu tách bã, tách bột của
quá trình sản xuất tinh bột sắn và dong có pH thấp, BOD 5, COD có thể vượt
TCVN 5945 – 2005 mức B trên 200 lần. ( Tổng cục môi trường, 2008). Làng
nghề bún Phong Lộc – Nam Định, nước cống của làng nghề đều có hàm
lượng Colifrom lên tới 370.000MPN/100ml. Nước ngâm gạo ít ô nhiễm hơn
nhưng COD vẫn cao (COD = 1.000 –2.000mg/l). [ Trần Duy Khánh, 2012].

• Ô nhiễm môi trường không khí
Đặc trưng nhất đối với môi trường không khí là mùi hôi thối của nguyên vật
liệu tồn đọng lâu ngày và do sự phân huỷ của các hợp chất hữu cơ trong chất

thải rắn và chất thải từ cống rãnh kênh mương. Quá trình phân giải yếm khí
các chất hữu cơ sinh ra khí độc như CH 4, NH3+ , H2S.. ảnh hưởng rất xấu đến
sức khỏe của người dân. Hay ô nhiễm tại “làng xương” ở xã Hoà Bình,
Thường Tín, Hà Tây: mỗi ngày làng nhập về khoảng 30 tấn xương các loại
sau đó thải hàng tấn mẩu phế thải ra bờ mương hoặc ngoài đồng vì chưa có
bãi tập kết gây mùi hôi thối trên toàn xã.
Không những vậy việc sử dụng các chất đốt, nhiên liệu (than củi) trong quá
trình sản xuất phát sinh các khí SO 2, NOx, CH4+ gây ô nhiễm không khí cùng

7


với mùi hôi tanh, khó chịu từ các nghề phơi cá, sản xuất nước mắm( làng
mắm Diễn Vạn, Diễn Ngọc – Nghệ An).
Một nguồn gây ô nhiễm không khí đó là bụi nguyên liệu, việc phát tán bụi
trong không gây không ít bệnh cho con người. Bụi trà tại các làng chế biến
trà hương, bụi tinh bột sắn, củ dong riềng trong quá trình sản xuất gây ra
bệnh về hô hấp, về mắt.

• Ô nhiễm do chất thải rắn
Chất thải rắn ở hầu hết các làng nghề chưa được thu gom và xử lý triệt để,
nhiều làng nghề xả thải bừa bãi gây tác động xấu tới cảnh quan môi trường,
gây ô nhiễm môi trường không khí, nước và đất. Đối với các làng nghề chế
biến lương thực, thực phẩm, chất thải rắn giàu chất hữu cơ dễ bị phân hủy
sinh học gây mùi xú uế. Do sản xuất manh mún, hầu hết việc xử lý chất thải
rắn chưa được quan tâm, phần không được tận thu được đổ tràn lan trên các
kênh mương, bãi đất trống, ... là nơi phát sinh ruồi muỗi, bốc mùi hôi thối
khó chịu, môi trường sống cho các sinh vật có hại, mất cảnh quan văn hóa
làng nghề. Bên cạnh đó một số làng nghề đổ thải trực tiếp chất thải rắn trên
các lề đường gây ảnh hưởng tới giao thông.

Các làng nghề CBLTTP có nhu cầu nhiên liệu rất cao, nên lượng xỉ than đổ
ra môi trường là rất lớn .
Bảng 2.2: Nhu cầu nhiên liệu và lượng xỉ của một số ngành nghề chế biến
lương thực thực phẩm (đơn vị : tấn/năm)
Làng nghề
Tinh Bột Dương Liễu
Bún Bánh Vũ Hội
Bún Phương Hoa
Đường An Cự
Bún Phú Đô
Bún Ninh Hồng

Sảnlượng sản phẩm

Nhu

66.000
3.100
1.580
760
10.200
4.380

than
34.000
7.200
4.200
1.500
5.250
5.500


cầu

Khối lượng xỉ
6.181
1.440
840
300
1.050
1.100

( Tổng cục môi trường, 2008)
8


Sản xuất tinh bột sắn, dong riềng tạo ra khối lượng lớn chất thải rắn bã thải
có độ ẩm cao và chiếm tới 50% nguyên liệu, chưa chủ yếu là xơ với 10%,
tinh bột khoảng 4- 5%. Với sản lượng 52.000 tấn tinh bột/năm, làng nghề
Dương Liễu phát sinh tới 105.768 tấn bã thải, phần không nhỏ cuốn theo
nước thải gây bồi lắng hệ thống thu gom, các ao hồ trong khu vực và gây ô
nhiễm nghiêm trọng nước mặt, nước dưới đất. Ngoài ra, việc đốt than làm
nhiên liệu cũng tạo ra lượng lớn xỉ. [Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2008].
2.2.1.Những tồn tại trong phát triển làng nghề chế biến lương thực thực
phẩm ở Việt Nam
- Quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, chủ yếu tồn tại ở quy mô hộ gia đình
Qui mô sản hộ gia đình chủ yếu tận dụng mặt bằng tại nơi ở làm nơi sản xuất
nên diện tích còn chật hẹp, sự xen kẽ với khu vực sinh hoạt nên hoạt động
sản xuất khó phát triển.
- Nếp sống của chủ sản xuất vẫn còn nét dân giã đã ảnh hưởng tới sản xuất
làng nghề, tăng mức độ ô nhiễm môi trường

Nếp sống còn mang nét cổ truyền, xa xưa nên có phần bảo thủ chưa nhận
thức được tác hại của ô nhiễm, chỉ quan tâm tới lợi nhuận trước mắt. Bên
cạnh đo một số cơ sở sản xuất nhằm hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi thế cạnh
tranh, tăng lợi nhuận mà sử dụng các nguyên liệu rẻ tiền, hóa chất độc hại.
Không có sự đầu tư trang bị an toàn lao động, làm việc ở môi trường ô
nhiễm.
- Quan hệ gia đình mang tính truyền thống gia đình, dòng tộc, làng xã
Các làng nghề chế biến truyền thống, sử dụng lao động có tính truyền thống
“cha truyền con nối ”, giữ bí mật trong dòng họ để có được sản phẩm thương
hiệu mang riêng mình nên cản trở về việc áp dụng các kỹ thuật mới, không
khuyến khích sáng tạo mang tính bảo vệ môi trường.
- Công nghệ sản xuất và thiết bị mang tính cổ truyền, còn lạc hậu, chắp vá

9


Công nghệ sản xuất còn cũ, lạc hậu chưa có sự đổi mới, kiến thức tay nghề
không toàn diện. Trình độ kỹ thuật ở các làng nghề còn chủ yếu là thủ công,
bán cơ khí, chưa có làng nghề nào áp dụng tự động hóa.
- Vốn dầu tư cho các cơ sở sản xuất tại các làng nghề còn thấp, khó có điều
kiện phát triển thay đổi công nghệ hiện đại thân thiện với môi trường
Sản xuất mang tính tự phát, không có kế hoạch lâu dài,nguồn kinh phí hộ gia
đình tự cung tự cấp nên còn eo hẹp, khó có điều kiện để đầu tư, đổi mới các
trang, thiết bị cho sản xuất lại càng không thể đầu tư cho xử lý môi trường.
- Trình đô lao động chủ yếu là thủ công , văn hóa còn thấp, nhận thức trong
việc bảo vệ môi trường còn chưa cao
Nhận thấy lao động có trình độ học vấn không cao, chủ yếu mới tốt nghiệp
cấp I và cấp II (chiếm trên 60%) mặt khác có nguồn gốc nông dân nên chỉ
cần có công ăn việc làm ổn định, thu nhập cao hoặc bổ sung nguồn thu nhập
trong lúc nông nhàn nên ngại học hỏi, không quan tâm tới môi trường.

- Giá trị kinh tế của sản phẩm còn chưa cao, sản xuất mang tính mùa vụ
CBLTTP mang tính mùa vụ chỉ sản xuất nguyên liệu theo mùa vụ nên việc
áp dụng các ký thuật công nghệ mới không được thực hiện, việc xử lý ô
nhiễm không được chú ý đến.
2.2.2.Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường làng nghề chế biến lương thực
thực phẩm ở Việt Nam đến đời sống
• Ảnh hưởng tới sức khỏe
Yếu tố gây bệnh tại các làng nghề này là bức xạ nhiệt, vi sinh vật gây bệnh,
bụi, hơi hóa chất độc hại, đặc biệt là nước thải có chứa một lượng lớn chất
hữu cơ, và mật độ vi khuẩn coliform cao, chính vì vậy các bệnh phổ biến
làng nghề này là bệnh ngoài da, viên mạc, bệnh về đường hô hấp. Theo kết
quả điều tra bệnh ngoài da chủ yếu là bệnh viêm quanh móng, nấm kẽ, nấm
móng, dày sừng gan bàn chân, viêm chân tóc, viêm nang lông...

10


Làng nghề chế biến lương thực xã Dương Liễu - Hà Tây: Bệnh hay gặp nhất
là toét chân tay chiếm 19,7%, ngoài da các bệnh về đường tieu hóa 1,62%
chủ yếu là rối loạn tiêu hóa, đau bụng, bệnh hô hấp chiếm 9,43%, về mắt
chiếm 0,86%. Bệnh mãn tính thường gặp là bệnh tiêu hóa chiếm tỷ lệ cao
nhất 4,28% (bệnh về loét dạ dày tá tràng, sau đó là bệnh đại tràng).
Vào mùa mưa lụt lội thường xuất hiện các bệnh sốt xuất huyết, đau mắt đỏ,
đa mắt hột, viêm đường ruột, và một số dịch sốt không rõ nguyên nhân. Ví dụ
làng nghề bánh đa nem Vân Hà- Bắc Giang và làng nghề Phúc Lâm – Bắc
Giang. Tỷ lệ mắc bệnh ngoài da làng nghề Vân Hà 68,5%, bệnh đường ruột
là 58,8%. Tại làng nghề Phúc Lâm, từ năm 2003 – 2005 cả thôn có 19 ca tử
vong, trong đó có 13 trường hợp mắc bệnh hiểm nghèo chủ yếu là ung thư
phổi, bệnh về máu.
Bên cạnh đó, viêc không đảm bảo an toàn lao động trong sản xuất đã dẫn tới

các tai nạn lao động đáng tiếc xảy ra. Tại làng nghề Vũ Hội – Thái Bình tai
nạn trong sản xuất là 70% , tai nạn chủ yếu là bỏng.
Kéo theo đó là tăng chi phí khám chữa bệnh, làm giảm năng suất lao động,
mất ngày công lao động do nghỉ ốm đau.
• Ảnh hưởng tới môi trường và nông nghiệp
Không những gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người mà nước thải , chất thải
rắn gây ảnh hưởng nhỏ tới môi trường sống của sinh vật trong tự nhiên. Nước
thải không xử lý đổ trực tiếp ra ao, kênh mương, sông gây ô nhiễm nước,
chết các loài sinh vật, cá, tôm,ảnh hưởng tới nuôi trồng thủy sản. Hàm lượng
chất hữu cơ lớn gây hiện tượng phú dưỡng nguồn nước, nước có mầu đen và
có mùi hôi. Việc đổ tràn lan bã thải tại bãi đất trống làm ảnh hưởng tới sinh
vật sống trong đất đặc biệt các sinh vật có ích trong đất( giun đất), thay đổi
cấu trúc vật lý hóa học của đất, làm bạc màu, thoái hóa đất, ảnh hưởng tới
trồng trọt, giảm năng suất cây trồng, ảnh hưởng tới nông nghiệp. Khí thải từ

11


các lò nung gạch ngói, nung vôi thủ công làm giảm năng suất nông nghiệp,
vườn tược xung quanh, nhất là trong thời kỳ ra hoa, kết quả.
Ô nhiễm môi trường làm giảm sức thu hút du lịch, giảm khách du lịch làng
nghề dẫn tới các thiệt hại kinh tế.
2.3.Hiện trạng công tác quản lý chất thải tại các làng nghề chế biến
lương thực thực phẩm của Việt Nam
2.3.1.Các văn bản có liên quan đến công tác quản lý chất thải làng nghề
chế biến lương thực thực phẩm ở Việt Nam
Hiện tại chưa có văn bản cụ thể nào đối với việc quản lý và xử lý chất thải
làng nghề chế biến lương thực thực phẩm, việc ban hành các văn bản được sử
dụng chung cho các làng nghề trên cả nước hiện nay.
2.3.1.1.Các văn bản cấp trung ương

Cùng với việc gia tăng phát triển cả về số lượng làng nghề và loại ngành
nghề, ô nhiễm môi trường cũng ngày càng tăng, nhiều nơi vượt quá tầm kiểm
soát của các cấp chính quyền. Nhận thức được vấn đề đó, bảo vệ môi trường
làng nghề đã được đề cập tại nhiều văn bản của Đảng, Nhà nước, ví dụ như:
Điều 38 Luật BVMT năm 2005 đã quy định về BVMT làng nghề như sau:
“Việc quy hoạch, xây dựng, cải tạo và phát triển làng nghề phải gắn liền
BVNT; UBND cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thống kê, đánh giá
mức độ ô nhiễm của các làng nghề trên địa bàn và có kế hoạch giải quyết tình
trạng ô nhiễm môi trường của làng nghề; Cơ sở sản xuất trong các KCN,
CCN và làng nghề phải thực hiện các yêu cầu về BVMT: xử lý nước thải; thu
gom và vận chuyển chất thải rắn; quản lý chất thải nguy hại và đóng góp kinh
phí xây dựng kết cấu hạ tầng về BVMT, nộp đầy đủ các phí BVMT”.
Các văn bản hướng dẫn thi hành Luật BVMT: Đến nay, các văn bản hướng
dẫn thực hiện Luật BVMT đã được xây dựng để áp dụng cho mọi đối tượng
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, không phân biệt nằm trong khu vực nông thôn,
làng nghề, khu đô thị, công nghiệp hay các khu vực khác.
12


Các văn bản có liên quan:
Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định
số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/07/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề
nông thôn.
Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 113/2006/TT-BTC ngày
20/12/2006 về việc hướng dẫn một số nội dung về ngân sách nhà nước hộ trợ
phát triển ngành nghề nông thôn theo Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày
07/07/2006 của Chính phủ trong đó có quy định một trong các nội dung được
hưởng hỗ trợ.
Thông tư số 46/2011/TT-BTNMT quy định về bảo vệ môi trường làng

nghề.
Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/04/2011 của Bộ TN&MT
quy định về quản lý chất thải nguy hại.
Chiến lược BVMT Quốc gia đến năm 2010, định hướng đến năm 2030.
Ngày 2/9/2012 Phó Thủ tường Chính phủ Hoàng Trung Hải đã ký Quyết định
số 1206/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia khắc phục ô
nhiễm và cải thiện môi trường giai đoạn 2012 – 2015: Chính phủ đã quyết
định dành 5.863 tỷ đồng cho Chương trình mục tiêu quốc gia khắc phục ô
nhiễm và cải thiện môi trường trong giai đoạn 2012 – 2015. Trong đó, 2.420
tỷ đồng dành cho dự án khắc phục ô nhiễm ở 47 làng nghề (ngân sách trung
ương chi 1.420 tỷ đồng, ngân sách địa phương đóng góp 700 tỷ đồng, huy
động từ các tổ chức, cá nhân 300 tỷ đồng) (Quyết định số 1206/QĐ-TTg).
2.3.1.2.Cấp địa phương
Một số địa phương có làng nghề cũng đã chú ý đến việc ban hành các văn
bản liên quan đến làng nghề nhằm cụ thể hóa đường lối chính sách của Đảng
và Chính phủ ở địa phương, cụ thể:

13


Quyết định số 554/QĐ-UBND ngày 27 tháng 01 năm 2011 của UBND thành
phố Hà Nội phê duyệt đề án bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề Hà Nội
giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2020.
Quyết định số 22/2008/QĐ-UBND ngày 02 tháng 5 năm 2008 của UBND
thành phố Hà Nội ban hành “Quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển
nghề và làng nghề Hà Nội”.
Quyết định 03/2008/QĐ- UBND ngày 16/1/2008 về quy định bảo vệ môi
trường trên địa bàn tỉnh Hà Nam, trong giải pháp giải quyết ô nhiễm môi
trường các khu vực làng nghề.
Quy chế BVMT làng nghề tỉnh Bắc Ninh và đề án giảm thiểu ô nhiễm môi

trường làng nghề tỉnh Bắc Ninh.
Quyết định 58/2006/ QĐ – UBND ngày 19/9/2006 về quy hoạch phát triển
công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, trong đó có quy
hoạch phát triển tiểu thủ công nghiệp- làng nghề tơi năm 2020.
2.3.2.Các cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm quản lý chất thải làng nghề
chế biến lương thực thực phẩm ở Việt Nam
Chức năng quản lý nhà nước về phát triển làng nghề có 2 bộ được Chính Phủ
phân công là Bộ NN&PTNT (Cục chế biến Thương mại Nông lâm thủy sản
và Nghề Muối, và Bộ Công Thương (Cục công nghiệp địa phương ) quản lý
cụng công nghiệp ở huyện và địa phương. Quản lý môi trường tổng thể có Bộ
TNMT (Tổng cục môi trường).
Nghị định số 66/2006/NĐCP quy định: Bộ NN &PTNT xây dựng quy hoạch
tổng thể phát triển ngành nghề nông htoon tòn quốc từ nay đến năm 2020.
Nghị định số 189/ 2007/ NĐCP ngày 27/ 12/ 2007 qui định : Bộ Công
Thương”quản lý các cụm, điểm công nghiệp ở cấp huyện và các doanh
nghiệp công nghiệp địa phương’’.
Quyết định số 132/ 2008/ QĐ – TTG ngày 30/9/2008 quy định nhiệm vụ của
Tổng cục môi trường (thuộc BTNMT ) về kiểm soát ô nhiễm “kiểm soát chất
14


lượng môi trường tại các đô thị, nông thôn, miền núi, lưu vực sông và vùng
ven biển, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế,
cụm công nghiệp, làng nghề...theo qui định pháp luật.
Tình trạng chồng chéo trong quản lý, trách nhiệm trong vấn đề BVMT làng
nghề giữa các Bộ/ngành và giữa Bộ/ngành với địa phương chưa được cụ thể
hoá dẫn đến việc thiếu các hướng dẫn, định hướng và hỗ trợ trong sản xuất
tại các làng nghề theo hướng thân thiện môi trường. Thiếu sự phối hợp chặt
chẽ từ cấp Trung ương tới địa phương nên các giải pháp phòng ngừa, xử lý ô
nhiễm cũng như BVMT làng nghề khó thực thi và đạt hiệu quả mong muốn

tới cấp cơ sở.
2.4.Hiện trạng công tác xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề.
2.4.1.Tổng quan hệ thống xử lý nước thải tập trung tại làng nghề chế biến
nông sản thực phẩm
- Đặc điểm của nước thải làng nghề chế biến lương thực là thường chứa các
tạp chất hữu cơ ở dạng hòa tan hoặc lơ lửng, trong đó chủ yếu là các hợp chất
hydrat cácbon như tinh bột, đường, các loại axit hữu cơ (lactic)... có khả năng
phân hủy sinh học. Bằng phương pháp sinh học có thể xử lý nước thải làng
nghề chế biến lương thực thực phẩm đạt qui chuẩn và được phép xả thải vào
dòng thải chung.
Trên thực tế 1 số làng nghề đã áp dụng các biện pháp xử lý sinh học với nha.
Vì vậy hạn chế được nhược điểm của từng biện pháp riêng lẻ mà đạt tiêu
chuẩn qui định.


Hệ thống xử lý nước thải bằng phương pháp lọc sinh học ngập nước.

15


Hình 2.4: Hệ thống xử lý bằng phương pháp lọc sinh học ngập nước
-

Nước thải sẽ được lắng sơ bộ ở bể lắng (1) trước khi bơm vào cột kỵ

khí.
-

Cột kỵ khí: nước thải sẽ từ từ dâng lên ngập lớp vật liệu lọc và tiếp xúc


với lớp vật liệu lọc mang vi sinh vật kị khí, các tạp chất hữu cơ có trong nước
thải sẽ bị phân hủy, phần bùn cặn được lắng xuống đáy cột.
Cột lọc hiếu khí từ phía dưới lên theo nguyên tắc bình thông nhau. Ở
đây nước thải được trộn với dòng không khí thổi cùng chiều từ dưới lên bởi
máy thổi khí qua dàn phân phối khí. Khi đó quá trình phân hủy sinh học hiếu
khí các tạp chất hữu cơ xảy ra, phần bùn được lắng xuống đáy cột.
Nếu chưa đạt các chỉ tiêu cho phép của nước thải công nghiệp theo tiêu
chuẩn Việt Nam (TCVN 5945 - 1995) thì lại cho chảy tuần hoàn trở lại qua
(2) cột lọc kị khí và hiếu khí như trên cho đến khi đạt tiêu chuẩn cho phép về
nước thải công nghiệp.
Bảng 2.3: Kết quả xử lý nước thải sản xuất bún bằng
phương pháp lọc sinh học:
Thời gian
(ngày)

pH

Độ đục
(NTU)

COD (mg/L) NH4+ (mg/L)

16

NO2(mg/L)


0
4
8

10
24
28

7.05
7.84
8.1
8.25
8.24
8.07

131
40.2
28.9
20.5
4.50
2.70

1357.5
795.4
207.5
181.5
31.8
26.2

15.42
9.36
7.67
5.23
1.11

0.36

0.36
0.57
0.41
0.32
0.08
0.05

Nguồn: Đề tài nghiên cứu xử lý nước thải sản xuất bún, 2014
Ưu điểm:
Chiếm ít diện tích.
Bể lọc đơn giản.
Không phải rửa lọc.
Dễ dàng tự động hóa.
Phù hợp với nước thải pha loãng.
Nhược điểm
Làm tăng tổn thất tải lượng, giảm lưu lượng nước thu hồi.
Tổn thất cấp khí cho quá trình.
Phun khí mạnh tạo nên dòng chuyển động xoáy làm giảm khả năng giữ
huyền phù.

Mô hình xử lý nước thải sản xuất bún

Hình 2.5: Mô hình xử lý nước thải bằng bể lọc kị khí
kết hợp đĩa quay sinh học.
+ Mô hình bể lọc kị khí
- Vật liệu lọc: xỉ than là vật liệu được lựa chọn trong quá trình nghiên cứu.
- Mô hình bể lọc kị khí: cấu tạo của bể lọc kị khí là thùng nhựa dung tích
17



V = 50 lít được đậy kín, bên trong chứa vật liệu lọc, bên dưới có một tấm đỡ
vật liệu lọc. Nước thải được đi vào bể lọc kị khí theo đường ống dẫn từ trên
bể cao vị xuống. Nước thải sau khi được lọc tại bể kị khí được dẫn sang bể
đĩa quay sinh học theo đường ống dẫn phía dưới đáy của bể kị khí.
+ Mô hình thiết bị đĩa quay sinh học
- Các đĩa quay sinh học: diện tích bề mặt lớn và độ nhám để vi sinh vật có thể
bám dính trong quá trình phân hủy chất hữu cơ.
- Trục quay: các đĩa được lắp trên trục quay.
- Bể xử lý: làm bằng tôn được sơn chống gỉ, với dung tích 60lít.
- Hệ thống động cơ: động cơ được sử dụng trong mô hình là động cơ giảm
tốc. Hệ thống bánh đai truyền động được sử dụng để giảm giảm tốc độ xuống
khoảng 3 vòng/phút (tỉ lệ khoảng 1:5).
=>Kết quả thí nghiệm
Kết quả xử lý nước thải sản xuất bún bằng bể lọc kị khí kết hợp đĩa quay
sinh học cho hiệu suất xử lý cao đối với các thông số đã nghiên cứu COD, SS
và NH4+. Sau 24h xử lý tại bể lọc kị khí với tốc độ dòng tối ưu và 32h tại bể
hiếu khí RBC, hiệu suất xử lý đạt lớn nhất đối với các thông số COD, SS và
NH4+ lần lượt là 97.48; 91.35 và 92.33%. Nước thải sản xuất bún sau khi xử
lý 2 giai đoạn kết hợp thì các chỉ tiêu SS và NH4+ đạt tiêu chuẩn nước thải
công nghiệp loại A, chỉ tiêu COD đạt tiêu chuẩn nước thải công nghiệp loại
B theo QCVN 40/2011-BTNMT.
Ưu điểm:
- Tự động vận hành không yêu cầu lao động có trình độ cao.
- Không gây mùi, thiết kế theo đơn nguyên.
- Tiết kiệm sử dụng mặt bằng, không yêu cầu tuần hoàn bùn.
- Thiết bị làm việc đạt hiêu quả xử lý chất hữu cơ trên 90%, chất dinh dưỡng
N, P đạt 35%.
- Không yêu cầu cấp khí cưỡng bức

- Hoạt động ổn định, ít nhạy cảm với sự biến đổi lưu lượng đột ngột và tác
nhân độc với sinh vật
18


- Thời gian xử lý diễn ra nhanh hơn, các chất ô nhiễm được phân hủy triệt để,
có thể xử lý được một khối lượng lớn nước thải với nồng độ chất ô nhiễm cao
Nhược điểm:
- Chi phí xây dựng, lắp đặt thiết bị và vận hành cao.
2.4.2.Đánh giá công tác xử lý nước thải làng nghề chế biến nông sản thực
phẩm
- Dù trong những năm gần đây môi trường làng nghề được nhiều nghiên cứu
khoa học quan tâm, nhiều ban, bộ ngành, đã có những hướng nghiên cứu,
chuyển giao kỹ thuật và một số biện pháp mở rông trong xử lý ô chất thải
làng nghề nhưng các công nghệ xử lý nước thải tại các làng nghề còn phụ
thuộc vào từng loại, qui mô sản xuất, điều kiện củ vùng sản xuất mà áp dụng.
Việc áp dụng công nghệ xử lý nước thải ở các làng nghề còn gặp nhiều khó
khăn :
- Hầu hết các cơ sở sản xuất đều ở qui mô hộ gia đình, sản xuất nhỏ lẻ manh
mún không tập trung, xen kẽ với các khu dân cư nên việc xử lý gặp nhiều khó
khăn.
- Lực lượng cán bộ môi trường còn chưa có kinh nghiệm và trình độ. Theo số
liệu, BTN và MT có khoẳng 1200 công chức, trong đó có 8% là trình độ tiến
sỹ, 23% thạc sỹ, 61% đại học. Độ ngũ công chức ngành MT khoẳng 34.000,
trung cấp chuyên nghiệp chiếm 48,1%, đại học và sau đại học là 15%, chưa
qua đào tạo 26,1%.
- Các hệ thống xử lý đều đắt tiền, chi phí vận hành cao, đòi hỏi trình độ, việc
xây dựng lại khó khăn nên không có nguồn kinh phí xây dựng, hơn nữa một
số công nghệ xử lý không hiệu quả cao mà đắt đỏ.
- Các biện pháp xử lý chỉ mang tính tạm thời, không xử lý triệt để.

2.5.Tổng quan về môi trường làng nghề truyền thống tỉnh Hưng Yên

19


2.5.1.Tình hình phát triển các làng nghề truyền thống tỉnh Hưng Yên
Hưng Yên với tổng số 66 làng nghề trong đó UBND tỉnh ra quyết định công
nhận đạt tiêu chuẩn làng nghề là 32, 2 làng nghề được UBND tỉnh công nhận
là ngừng hoạt động [báo cáo môi trường tỉnh hưng yên, 2012]
Các làng nghề ở hưng yên sản xuất các loại sản phẩm khác nhau được phân
theo bốn nhóm : làng nghề chế biến nông lâm thủy sản với 21 làng nghề tập
trung ở các huyện Văn Lâm, Tiên Lữ, Khoái Châu. Nghề sản xuất vật liệu
xây dựng, cơ khí nhỏ dệt may, với 9 làng nghề tập trung Văn Lâm, Phù Cừ,
Yên Mỹ. Sản xuất thủ công mỹ nghệ có 25 làng nghề tập trung ở Khoái
Châu, Tiên Lữ , Mỹ Hào. Còn lại là làng nghề vận tải và các dịch vụ khác
[ báo Nhân Dân - 2014]. Một số làng nghề sản phẩm đã có thương hiệu lớn
trên thị trường được tiêu thụ rộng : tương Bần, long Nhãn, hương thôn
Cao...Một số làng nghề trên địa bàn huyện Khoái Châu như chế biến mứt táo,
quất, long nhãn ở Bình Minh , thêu ren ở Bình Kiều chưa được công nhận
nhưng hoạt động ổn định và có hiệu quả kinh tế cao, giải quyết công ăn việc
làm cho hàng trăm lao động.
Giá trị sản phẩm của làng nghề khá cao so với giá trị sản phẩm nông nghiệp.
Theo báo cáo của huyện khoái châu giá trị sản xuất trên 53 tỷ đồng, giải
quyết trên 2000 lao động, tạo thu nhập 2 triệu đồng/ tháng.
Tuy nhiên nhiều làng nghề ở Hưng Yên đang gặp khó khăn về mặt bằng sản
xuất, ô nhiễm môi trường.
2.5.2.Thực trạng môi trường làng nghề chế biến lương thực thực phẩm
tỉnh Hưng Yên
Vấn đề ô nhiễm ở các làng nghề ngày càng trở nên trầm trọng, ảnh hưởng
rất lớn đến môi trường sinh thái sức khỏe và đời sống của nhân dân. Các cơ

sở sản xuất trong làng nghề hầu như chưa có hệ thống xử lý nước thải, khí
thải và thu gom, xử lý chất thải rắn; nên xuất hiện tình trạng nước thải chưa
qua xử lý thải thẳng ra ao hồ, kênh mương xung quanh; chất thải rắn đổ tràn
20


lan, không đúng nơi quy định, gây ô nhiễm môi trường và cảnh quan nông
thôn. Trong những năm gần đây được sự quan tâm của nhà nước, UBND tỉnh
Hưng Yên đã đầu tư xây dựng các cụm công nghiệp, khuyến khích di dời các
làng nghề vào các khu công nghiệp để tập trung phát triển bền vững, giảm tác
động của các làng nghề tới môi trường và con người.
Làng nghề chế biến lương thực thực phẩm Xuân Lôi, Đình Dù. Kết quả
báocáo cho thấy,trong môi trường nước Coliform vượt TCCP xấp xỉ 1,4 lần;
TDS vượt 8,0 lần; BOD5 vượt 1,3 lần; COD vượt 1,2 lần. Kết quả phân tích
chất lượng môi trường không khí làng nghề chế biến lương thực Xuân Lôi
có hàm lượng khí NO2- vượt quá giới hạn cho phép xấp xỉ 3 lần, hàm lượng
bụi PM10 vượt 1,4 lần.
2.5.3.Những tồn tại cần giải quyết trong công tác quản lý chất thải làng
nghề chế biến lương thực thực phẩm tại tỉnh Hưng Yên
- Nguồn kinh phí đầu tư cho hoạt động quản lý làng nghề còn hạn chế, nhất là
trong đầu tư nguyên liệu máy móc sản xuất và các công trình xử lý bảo vệ
môi trường
- Chuyển dịch lao động nông thôn vào các khu công nghiệp nên chưa có tay
nghề cao, kỹ thuật công nghệ đang sử dụng tại các làng nghề còn cổ truyền ,
mức độ cơ giới hóa thấp.
- Năng lực kinh nghiệm trong quản lý sản xuất, kinh doanh của các chủ hộ,
cơ sở sản xuất, trình độ ý thức, tay nghề của người lao động trong các làng
nghề còn hạn chế..
- Môi trường một số làng nghề đang bị ô nhiễm do sự tự phát triển và sử
dụng những công nghệ sản xuất lạc hậu. Bên cạnh đó nguồn chất thải và

nước thải ra trong quá trình sản xuất hầu như không được qua xử lý, có tình
trạng ô nhiễm nặng nề ở một số khu vực sản xuất tập trung dân cư.
- Chi phí cho sự khắc phục ô nhiễm làng nghề là một vấn đề đặt ra, các cơ sở
sản xuất thủ công, cơ khí lạc hậu và trình độ khoa học công nghệ thấp sẽ dẫn
21


×