Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Đề cương ôn tập môn kinh tế chính trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.64 KB, 21 trang )

Đề cương ôn tập môn kinh tế chính trị
Câu 1: + Lượng giá trị của hàng hóa là do lượng lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa đó quyết
định.
Thước đo lượng giá trị hàng hóa được tính bằng thời gian lao động xã hội cần thiết.Thời gian
lao động xã hội cần thiết là thời gian cần thiết để sản xuất ra một hàng hóa trong điều kiện bình
thường của xã hội,tức là với 1 trình độ kỹ thuật trung bình, trình độ khéo léo trung bình và cường độ
lao động trung bình so với hoàn cảnh xã hội nhất định.
+ Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa:
Thứ nhất là năng suất lao động : Năng suất lao động là năng lực sản xuất của lao động, nó
được tính bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc số lượng thời gian cần
thiết để sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm. Năng suất lao động tăng lên tức là thời gian lao động cần thiết
để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm giảm xuống, tức là giá trị của một đơn vị hàng hoá giảm và ngược
lại. Vậy, giá trị của hàng hoá tỷ lệ nghịch với năng suất lao động. Mặt khác, năng suất lao động lai phụ
thuộc vào nhiều yếu tố khác như trình độ khéo léo của người lao động, sự phát triển của khoa học kỹ
thuật và trình độ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, sự kết hợp xã hội của sản xuất, hiệu quả của
tư liệu sản xuất, điều kiện tự nhiên...nên để tăng năng suất lao động phải hoàn thiện các yếu tố trên.
Thứ hai là cường độ lao động: Cường độ lao động phản ánh mức độ hao phí lao động trong một
đơn vị thời gian. Nó cho thấy mức độ khẩn trương, nặng nhọc hay căng thăng của lao động. Cường độ
lao động tăng lên thì số lượng (hoặc khối lượng) hàng hoá sản xuất ra tăng lên và sức lao động hao phí
cũng tăng lên tương ứng. Do đó, giá trị của một đơn vị hàng hoá là không đổi vì thực chất tăng cường
độ lao động chính là việc kéo dài thời gian lao động. Cường độ lao động phụ thuộc vào trình độ tổ chức
quản lý, quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất và đặc biệt là thể chất và tinh thần của người lao
động. Chính vì vậy mà tăng cường độ lao động không có ý nghĩa tích cực với sự phát triển kinh tế bằng
việc tăng năng suất lao động..
Thứ ba là mức độ phức tạp của lao động. Theo đó, ta có thể chia lao động thành hai loại là lao
động giản đơn và lao động phức tạp. Lao động giản đơn là lao động mà bất kỳ một người lao động bình
thường nào không cần phải trải qua đào tạo cũng có thể thực hiện được. Còn lao động phức tạp là lao
động đòi hỏi phải được đào tạo, huấn luyện thành lao động chuyên môn lành nghề nhất định mới có thể
thực hiện được. Trong cùng một thời gian lao động thì lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn lao
động giản đơn bởi vì thực chất lao động phức tạp là lao động giản đơn được nhân lên. Trong quá trinh
trao đổi mua bán, lao động phức tạp được quy đổi thành lao động giản đơn trung bình một cách tự phát


+ Khẳng định: Giảm lượng giá trị hàng hóa để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm
mở
rộng thị trường thu được giá trị thặng dư siêu ngạch- mục tiêu của các chủ thể kinh tế và của tất cả các
quốc gia khi mà họ tham gia vào nền kinh tế thị trường.Vì vậy để giảm lượng giá trị hàng hóa thì chúng
ta cần tập trung giải quyết 2 vấn đề là tăng năng suất lao động và tăng lao động phức tạp.
+ Liên hệ ở Việt Nam: Tăng năng lực cạnh tranh về giá các doanh nghiệp ở nước ta hiện
nay.
Các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước những thách thức và cơ hội to lớn, đòi hỏi phải đáp ứng
yêu cầu ngày càng gay gắt của cơ chế kinh tế thị trường và sức ép hội nhập quốc tế. Nhằm nâng cao
năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập, các doanh
nghiệp cần phải giải quyết một số vấn đề sau:


_ Đầu tiên là tăng năng suất lao động: * Xét trên thực trạng của các doanh nghiệp Việt Nam:
Năng suất lao động thấp, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cao làm yếu khả năng cạnh tranh của
các doanh nghiệp Việt. So sánh giữa sản phẩm trong nước với các nước như Trung Quốc, Thái Lan,
Malaysia, Philipines, … thì các sản phẩm sản xuất của các doanh nghiệp Việt có giá thành cao hơn từ
1.58 đến 9.25 lần mặc dù giá nhân công lao động thuộc lại thấp so với các nước trong khu vực.
Thiết bị kỹ thuật – công nghệ nước ta lạc hậu từ 20 đến 30 năm, cá biệt có trường hợp 50 năm so với
nhiều nước trong khu vực và trên thê giới. Chỉ có 10% các nhà nghiên cứu Việt Nam được tiếp cận với
thiết bị thí nghiệm có trình độ tương đương với các quốc gia Đông Nam Á khác, cơ cấu tuổi cán bộ
nghiên cứu cao, trung bình là 55 – 60 tuổi. Hiệu suất sử dụng thiết bị thấp, chỉ khoảng 25 – 30 %, …
Công nghệ lạc hậu dẫn đến chi phí nhân công cao mà giá trị gia tăng của sản phẩm lại thấp. ặt khác, lao
động dư thừa về số lượng, song lại yếu về chất lượng.
Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh:
+ Cải tiến khoa học kĩ thuật.
Nâng cao nhận thức của mọi thành viên trong từng doanh nghiệp, không chỉ từ đội ngũ lãnh đạo, quản
lý mà ngay cả đội ngũ người lao động về ý nghĩa sống còn của việc giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành
sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm, thực hành tiết kiệm trong doanh nghiệp.
Khơi dậy khả năng sang tạo, phát huy trí tuệ của từng cá nhân và tập thể nhằm tìm cách tối thiểu hóa

chi phí sản xuất, đặc biệt là chi phí nguyên liệu, chi phí quản lý doanh nghiệp …
Với hiện trạng công nghệ và thiết bị sản xuất lạc hậu như hiện này của các doanh nghiệp Việt Nam dẫn
tới tình trạng định mức tiêu hao chi phí nguyên vật liệu lớn và phát sinh thêm nhiều chi phí cho sửa
chữa, bảo dưỡng. Do đó, trước mắt cần đẩy mạnh đầu tư và thay thế một số loại thiết bị, máy móc sản
xuất quá lạc hậu, cho năng suất thấp và tiêu hao năng lượng lớn. Tuy nhiên, trong điều kiện nhiều
doanh nghiệp cũng thiếu vốn, tiềm lực tài chính chưa đủ mạnh để đầu tư đồng bộ công nghệ và thiết bị,
thì các doanh nghiệp này cần chủ động trong việc liên kết, hợp tác kinh doanh với nhau. Sự hợp tác liên
kết giữa các doanh nghiệp thuộc các ngành khác nhau sẽ giúp các doanh nghiệp giảm thiểu những khó
khăn về tài chính, công nghệ, vốn, thị trường, … và đẩy mạnh nội lực phát triển cho doanh nghiệp.
Ngoài ra nhà nước nên có thêm những biện pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp phát triển, như tổ chức
một cơ quan hỗ trợ tư vấn về thiết bị, công nghệ mới, hiện đại, thích hợp và cung cấp thông tin công
nghệ, thị trường cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo lập và phát triển thị trường công nghệ, tạo điều
kiện để các doanh nghiệp này tăng cường cạnh tranh sản xuất, tạo ra nhiều loại sản phẩm. Từ đó, nhà
nước đã giúp cho các doanh nghiệp nâng cao được năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, có thêm
một tiềm lực mới trong công cuộc hội nhập quốc tế.
+ Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp.
Để có được đội ngũ lao động đủ khả năng đáp ứng được yêu cầu kinh doanh trong môi trường cạnh
tranh ngày càng gay gắt của thị trường mở cửa, cần tập trung thực hiện các giải pháp sau:
Tiến hành sắp xếp bố trí hợp lý đội ngũ cán bộ quản lý và lao động hiện có ở các doanh nghiệp. Cần
phát hiện người có năng lực, bố trí họ vào những công việc phù hợp với ngành nghề, trình độ và năng
lực sở trường. Bổ sung những cán bộ, lao động đủ tiêu chuẩn, có triển vọng phát triển, đồng thời thay
thế những cán bộ, nhân viên không đủ năng lực, không đủ tiêu chuẩn, vi phạm pháp luật và đạo đức.
Đây là giải pháp quan trọng để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả công tác của đội ngũ cán bộ
hiện có mà chưa cần đến việc đào tạo, bồi dưỡng.
Tạo sự gắn bó về quyền lợi và trách nhiệm của người lao động với doanh nghiệp bằng các chính sách
như: đầu tư cho đào tạo, bảo đảm công ăn việc làm ổn định cho người lao động kể cả khi có biến động,
xây dựng chế độ tiền lương và thưởng theo hướng khuyến khích người lao động có những đóng góp
tích cực cho sự phát triển của doanh nghiệp. Đa dạng hóa các kỹ năng và đảm bảo khả năng thích ứng
của người lao động khi cần có sự điều chỉnh lao động trong nội bộ doanh nghiệp. Biện pháp này sẽ
giúp các doanh nghiệp có thể dễ dàng điều chỉnh lao động khi có những biến động, giảm được chi phí

để tuyển dụng hay thuyên chuyển lao động.
Tiêu chuẩn hóa cán bộ, lao động trong doanh nghiệp. Ở mỗi ngành nghề, vị trí công tác, cung bậc công
việc đòi hỏi kiến thức, kỹ năng về chuyên môn khác nhau. Do đó tiêu chuẩn hóa cán bộ phải cụ thể hóa
đối với từng ngành nghề, từng loại công việc và phải phù hợp, đáp ứng được yêu cầu phát triển trong


từng thời kỳ. Khi xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, cần phải tham khảo điều kiện khu vực và đặc thù của
Việt Nam, tôn trọng tính văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp.
Áp dụng cơ chế bổ sung và đào thải nhân lực để duy trì đội ngũ cán bộ quản lý kinh doanh, nhân viên
tinh thông nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh của thị trường. Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ,
lao động để có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, sử dụng thành thạo vi tính, am hiểu thị
trường thế giới và luật lệ buôn bán quốc tế.
Bên cạnh đó, nguồn nhân lực của các doanh nghiệp cần được nâng cao tay nghề, tăng sự phức tạp trong
lao động, … có thể, doanh nghiệp sẽ tổ chức đào tạo, bổ sung kiến thức cơ bản cho người lao động, …
từ đó mới tăng được sức cạnh tranh.
+ Sự phù hợp xã hội của sản xuất
+ Sản xuất phải phù hợp với điều kiện tự nhiên
_ Tiếp theo là tăng lao động phức tạp: Lao động ở Việt Nam chủ yếu là lao động giản đơn, người lao
động không có kiến thức nền tảng mà chủ yếu làm việc theo kinh nghiệm, … . Đây chính là nguyên
nhân cơ bản làm cho giá thành nhân công Việt Nam rẻ hơn rất nhiều lần so với các nước trong khu vực
hay trên thế giới. Sau đây là một số giải pháp nhằm nâng cao trình độ tay nghề của người lao động, qua
đó mà sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp được nâng lên.
+ Một là, Kích thích người lao động chủ động tham gia vào quá trình đào tạo: Mở rộng đào tạo là
biện pháp quan trọng và là con đường cơ bản để nâng cao tốt nhất cho người lao động. Việc người lao
động chủ động tham gia đào tạo có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả đào tạo, từ đó hình thành tính chủ
động và tự giác trong việc tham gia đào tạo. Từ đó, tác động trực tiếp đến nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực, mở rộng tri thức, khả năng sáng tạo, phát minh, óc tưởng tượng và các kỹ năng thực hành
nghề nghiệp của từng nhân viên.
+ Hai là, nội dung đào tạo phải gắn liền với chiến lược phát triển Kinh tế – Xã hội trong xu thế
hội nhập. Xác lập và thực thi phương án đào tạo, cần suy xét tình hình phát triển đào tạo phải theo

hướng chuyên sâu nhằm đáp ứng được mong muốn của người lao động và nhà tuyển dụng.
+ Ba là, Chính phủ phải tăng cường chi phí đầu tư cho giáo dục theo hướng đào tạo trọng điểm.
Tăng cường đầu tư ngân sách nhà nước cho giáo dục cả về số lượng tuyệt đối và tỷ trọng: Gia tăng đầu
tư trang thiết bị, phòng thí nghiệm, phương tiện giảng dạy cho các trường đại học và cao đẳng trong
toàn vùng.
Triển khai mô hình liên kết giữa giáo dục và đào tạo với doanh nghiệp, giữa các trường nghề với các
trường đại học, cao đẳng trong nước. Đây là mô hình đào tạo có hiệu quả nhằm khắc phục tình trạng:
Nội dung, chương trình, quy mô và cơ cấu đào tạo xa rời với thực tế. Mô hình này sẽ thỏa mãn nhu cầu
nguồn nhân lực cho doanh nghiệp, thông qua đào tạo doanh nghiệp đánh giá được chất lượng đào tạo
và có ý kiến phản hồi để điều chỉnh nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo. Sự tham gia của
doanh nghiệp trong đào tạo là cơ sở để quán triệt nguyên lý giáo dục “Học đi đôi với hành”, “Nhà
trường gắn liền với lao động sản xuất” có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực .
Khai thác tối đa các nguồn đầu tư khác bằng phương thức “Xã hội hóa giáo dục”, nhằm đẩy nhanh đầu
tư cơ sở vật chất và trang thiết bị xây dựng các trường đạt chuẩn quốc gia. Tạo điều kiện và khuyến
khích mở các trường cao đẳng cộng đồng ở các tỉnh có sự hỗ trợ của các đại học ngoài vùng để mở các
phân hiệu đào tạo nguồn nhân lực. Chẳng hạn: Muốn đào tạo được 1 Kỹ sư nông nghiệp thì điều đầu
tiên là chúng ta phải định hướng rõ ràng cho người học hiểu sẽ được học cái gì? Học môn gì? Những
môn học đó sẽ giúp ích được gì và sẽ bổ trợ cho những môn học nào khác và khi học xong thì các Kỹ
sư tương lai này sẽ làm được những việc gì để phát triển kinh tế – xã hội? Tránh tình trạng người đào
tạo của Việt Nam cái gì cũng biết, cái gì cũng hay nhưng cuối cùng thì chẳng có gì là giỏi.
Vì vậy, phải đổi mới phương pháp giảng dạy, nghĩa là không dạy theo kiểu tổng quát chung chung mà
phải đi sâu vào từng khía cạnh, từng lĩnh vực cụ thể để tránh tình trạng đào tạo xa vời thực tế. Thay đổi
phương pháp đào tạo ngay từ đầu là một việc làm thật sự cần thiết và quan trọng, có như vậy mới hy
vọng nâng cao chất lượng đào tạo và đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp.
Bên cạnh đó tăng cường đào tạo lại lao động, bồi dưỡng tay nghề, kỹ năng với những tiêu chuẩn chất
lượng mới được quy định nhằm nâng cao chất lượng lao động. Với điều kiện là các cơ sở dạy nghề phải
được đăng ký chính thức, đạt được những chỉ tiêu chất lượng và những văn bằng chứng chỉ do các cơ


sở này cấp phải được cơ quan quản lý nhà nước công nhận.

+ Bốn là, Xây dựng chiến lược hợp tác quốc tế về đào tạo nhân lực khoa học có trình độ cao. Nhận
thức được vai trò quan trọng của hợp tác quốc tế, các quốc gia đi đầu trong ASEAN đều coi trọng hợp
tác quốc tế và đẩy nhanh hội nhập trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Trên cơ sở so sánh
những mặt mạnh, mặt yếu về tiềm lực khoa học với các đối tác nước ngoài mà đề ra các chương trình
hợp tác về đào tạo. Tập trung đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, có chuyên môn và trình độ
quản lý phục vụ cho các doanh nghiệp. Khẩn trương đào tạo đội ngũ giảng viên cho các trường dạy
nghề. Trước mắt, chú trọng đào tạo ngắn hạn với tạo nguồn phát triển lâu dài, cân đối phát triển giáo
dục đào tạo với tăng cường dạy nghề. Bên cạnh việc xây dựng hệ thống trường dạy nghề, cần xây dựng
và mở rộng hệ thống trường Cao đẳng cộng đồng ở tất cả các tỉnh, thành trong vùng theo hình thức đào
tạo từng học phần khác nhau, cũng như thiết kế chương trình học và thời gian học theo nhu cầu, phù
hợp đối với tình hình phát triển Kinh tế – Xã hội.
+ Năm là, Có chế độ đãi ngộ đặc biệt để phát triển đội ngũ giảng viên nhằm khuyến khích họ
tham gia tích cực vào sự nghiệp giáo dục đào tạo nhân tài. Áp dụng hàng loạt các chính sách cải
thiện đời sống và điều kiện làm việc của Giảng viên như: Chế độ tiền lương; tiền thưởng; xây dựng cư
xá giảng viên; tăng kinh phí cho việc thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, ứng dụng, kiểm nghiệm
lý thuyết; áp dụng chế độ đãi ngộ đặc biệt đối với những giảng viên là Giáo sư, Tiến sỹ… nhằm giúp
họ yên tâm gắn bó lâu dài với nghề.
+ Sáu là, Đa dạng hóa các hình thức đào tạo: Đào tạo ở nước ngoài, đào tạo tại chỗ, mời chuyên gia
sang giảng dạy, xây dựng các dự án quốc tế về đào tạo nhân lực có trình độ cao nhằm đáp ứng kịp thời
cho nhu cầu nguồn nhân lực phục vụ phát triển Kinh tế – Xã hội.
+ Nâng cao tay nghề cho người lao động.
Câu 2: + Khái niệm chu chuyển tư bản: Sự tuần hoàn của tư bản, nếu xét nó với tư cách là một quá
trình định kỳ đổi mới và thường xuyên lặp đi lặp lại, thì gọi là chu chuyển tư bản.Thời gian chu chuyển
của tư bản bao gồm thời gian sản xuất và thời gian lưu thông
_ Thời gian sản xuất là thời gian tư bản nằm ở lĩnh vực sản xuất
_ Thời gian lưu thông là thời gian tư bản nằm trong lĩnh vực lưu thông
+ Tác dụng việc tăng tốc độ chu chuyển tư bản: Tốc độ chu chuyển của tư bản là số
vòng( lần) chu chuyển của tư bản trong một năm.Tốc độ chu chuyển tư bản có liên quan đến hiệu quả
của tư bản nên phải không ngừng nâng cao tốc độ chu chuyển tư bản
_ tăng tốc độ chu chuyển của tư bản cố định sẽ tiết kiệm được chi phí bảo quản, chi phí sửa chữa

TSCĐ;giảm được hao mòn hữu hình và vô hình, cho phép đổi mới nhanh chóng thiết bị
_ có thể sử dụng quỹ khấu hao làm quỹ dự trữ sản xuất để mở rộng sản xuất mà không cần tư bản phụ
thêm.
_ tăng tốc độ chu chuyển tư bản lưu động sẽ cho phép tiết kiệm được tư bản ứng trước khi quy mô sản
xuất như cũ hay có thể mở rộng sản xuất mà không cần có tư bản phụ thêm.
_ tăng tốc độ chu chuyển tư bản lưu động khả biến làm cho tỷ suất giá trị thặng dư và khối lượng giá
trị thặng dư hàng năm tăng lên.
+ Biện pháp nâng cao tốc độ chu chuyển tư bản:
_ rút ngắn thời gian sản xuất: Dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động, rút ngắn thời gian gián đoạn
bằng biện pháp ứng dụng công nghệ mới.
Thời gian sản xuất phụ thuộc vào các yếu tố sau: đặc điểm của từng ngành sản xuất, trình độ
tiến bộ của khoa học kỹ thuật công nghệ khi ứng dụng vào quy trình sản xuất;trình độ tổ chức phân
công lao động, trình độ dịch vụ,các yếu tố gắn với đầu vào của sản xuất.Những tác động của cuộc cách
mạng khoa học kỹ thuật công nghệ hiện đại và nền kinh tế thị trường…đã rút ngắn đáng kể thời gian
gián đoạn lao động, thời kỳ dự trữ sản xuất, tăng thời kỳ lao động làm tăng hiệu quả kinh doanh.
_ Rút ngắn thời gian lưu thông:Thời gian mua hàng, thời gian bán hàng bằng cách nghiên cứu nắm bắt
thị trường, các biện pháp xúc tiến thị trường, vận chuyển hợp lý.
Thời gian lưu thông phụ thuộc vào những nhân tố sau: tình hình thị trường( cung, cầu, giá cả…),
khoảng cách từ sản xuất đến thị trường xa hay gần, trình độ phát triển giao thông vận tải.Rút ngắn thời


gian lưu thông sẽ làm cho tư bản trong lĩnh vực lưu thông giảm xuống,tăng lượng tư bản đầu tư cho sản
xuất, tạo ra nhiều giá trị và giá trị thặng dư, tăng hiệu quả hoạt động của tư bản.
 Tìm biện pháp nâng cao tốc độ chu chuyển của tư bản nhằm tăng lợi nhuận, tăng hiệu quả sử
dụng vốn đầu tư.
+ Thực trạng thời gian sản xuất và thời gian lưu thông ở nước ta hiện nay:
Thực trạng tốc độ chu chuyển tư bản ở Việt Nam hiện nay còn kém, thời gian sản xuất và thời gian lưu
thông dài, ứng dụng khoa học vào sản xuất và cơ sở hạ tầng kém .Hiệu quả sử dụng vốn tại các doanh
nghiệp ở Việt Nam còn nhiều bất cập: trình độ sử dụng vốn còn nhiều hạn chế, không đảm bảo nguồn
vốn cho tái sản xuất,vay vốn với lãi suất cao còn ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh,năng suất lao động

thấp, máy móc thiết bị công nghệ chính cho quá trình sản xuất còn lạc hậu cần đổi mới, quá trình đầu
tư chưa có sự quản lý hiệu quá, dẫn tới thất thoát, lãng phí nhiều , trình độ cán bộ quản lý còn hạn chế
làm thất thoát nguồn vốn…
+ Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp:
_ Một là tập trung đảm bảo nguồn vốn cho nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty,đầu
tư các công trình trọng điểm lớn.Mặt khác hình thành đồng bộ các thị trường huy động vốn đáp ứng
nhu cầu SXKD của các doanh nghiệp,nhất là thị trường chứng khoán đang phát triển mạnh mẽ ở nước
ta hiện nay.
_ Hai là tích cực tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả SXKD và sức cạnh tranh của các doanh
nghiệp.Do hao mòn hữu hình và vô hình máy móc, trang thiết bị sản xuất sẽ trở nên lạc hậu, hỏng hóc
cần phải được sửa chữa, bảo dưỡng.Vì vậy phải tiết kiệm chi phí do các loại hao mòn này gây ra bằng
cách nâng cao ý thức người lao động, tăng cường sử dụng hết công suất thiết kế để thu hồi vốn nhanh
và thu được nhiều lợi nhuận trong thời gian sớm nhất.
_ Ba là tăng tốc độ chu chuyển vốn trong doanh nghiệp.
• Các giải pháp rút ngắn thời gian sản xuất các doanh nghiệp đưa ra
o áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại để tăng năng suất lao động.Bên cạnh nhập khẩu
1 số dây chuyền sản xuất hiện đại của các doanh nghiệp không nên bỏ qua những dây chuyển có khả
năng sử dụng bằng cách bán lại cho những doanh nghiệp cần nó.
o mở rộng quan hệ để liên doanh, liên kết.Việt Nam là một trong những nước nghèo
nhất trên thế giới.Do đó liên doanh, liên kết là con đường ngắn nhất để bắt kịp với sự tiến bộ của thế
giới.
o Cải tiến bộ máy tổ chức và quản lý lao động.Hiện nay một số doanh nghiệp nhà
nước có cơ cấu tổ chức cồng kềnh, dẫn đến việc giải quyết công việc chậm chạp,chồng chéo lên nhau,
vi phạm quyền hạn và trách nhiệm của người này với người khác.Vì vậy các doanh nghiệp cần phải
tinh giản tối đa cơ cấu hành chính.Còn đối với người lao động trực tiếp phải bố trí thời gian làm việc
hợp lý 40 giờ một tuần đồng thời trả lương và những phần thưởng xứng đáng cho người lao động để họ
có thời gian và vật chất để cải thiện đời sống,khiến họ làm việc có năng suất và hiệu quả hơn.
• Các giải pháp rút ngắn thời gian lưu thông:
o các doanh nghiệp phải thường xuyên nghiên cứu thị trường,nắm bắt được tâm lý,
nhu cầu của người tiêu dung để từ đó quyết định mở rộng hay thu hẹp sản xuất mặt hàng của doanh

nghiệp trên thị trường.
o Thường xuyên cải tiến mặt hàng, làm phong phú các chủng loại, phù hợp với mọi đối
tượng, độ tuổi, giới tính.Sự đa dạng của hàng hóa đem lại lợi ích rất lớn: không những thỏa mãn tối đa
nhu cầu của người tiêu dùng mà còn tận dụng những tư liệu sản xuất chưa dùng đến và giảm thiểu rủi
ro trong kinh doanh.
o áp dụng các hình thức thanh toán linh hoạt, xác định các thị trường để phân phối
các hàng hóa sao cho thích hợp nhất.
Câu 3: + Khái niệm: CNTB độc quyền là CNTB trong đó ở hầu hết các ngành, các lĩnh vực của nền
kinh tế còn tồn tại các tổ chức tư bản độc quyền và chúng chi phối sự phát triển của toàn bộ nền kinh
tế. Sự ra đời của CNTB độc quyền vẫn không làm thay đổi được bản chất của CNTB.Bản thân quy luật
lợi nhuận độc quyền cũng chỉ là một hình thái biến tướng của quy luật giá trị thặng dư.


+ Đặc điểm kinh tế cơ bản của CNTB độc quyền:
_ Tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền: Tổ chức độc quyền là tổ chức liên minh giữa các nhà
tư bản để tập trung vào trong tay phần lớn việc sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng hóa nào đó nhằm
mục đích thu được lợi nhuận độc quyền cao.Những hình thức độc quyền cơ bản là cacten, Xanhddica,
torot, congxooxiom, conggolomerat.Giá cả độc quyền: nhờ vị trí thống trị mà các tổ chức độc quyền
chi phối giá cả thị trường-bán hàng hóa với giá độc quyền cao và mua hàng hóa với độc quyền thấp.
_ Tư bản tài chính và bọn đầu sỏ tài chính: Là sự thâm nhập và dung hợp vào nhau giữa tư bản độc
quyền trong ngân hàng và độc quyền trong công nghiệp.Sự phát triển của tư bản tài chính-sự hình
thành 1 nhóm nhỏ độc quyền chi phối toàn bộ đời sống kinh tế chính trị của toàn xã hội tư bản gọi là
bọn đầu sỏ tài chính.Thông qua chế độ tham dự tư bản tài chính và bọn đầu sỏ tài chính thống trị về
kinh tế, chính trị, đối nội, đối ngoại của các quốc gia tư bản.
_ Xuất khẩu tư bản: là xuất khẩu giá trị ra nước ngoài nhằm mục đích chiếm đoạt giá trị thặng dư và
các nguồn lợi khác nhau ở các nước nhâp khẩu tư bản.Hai hình thức xuất khẩu tư bản chủ yếu: +
XKTB trực tiếp: đưa tư bản ra nước ngoài để trực tiếp kinh doanh thu lợi nhuận( FDI); + XKTB gián
tiếp: là hình thức xuất khẩu cho vay để thu lợi tức ( ODA); mục đích: mở rộng quan hệ sản xuất với
nước ngoài.Là công cụ chủ yếu để bành trướng sự thống trị của tb tài chính trên phạm vi toàn thế giới
_ Sự phân chia thế giới về kinh tế giữa các tổ chức độc quyền: Sự tích tụ, tập trung tư bản tăng,

XKTB phát triển dẫn đến sự phân chia thị trường thế giới.Sự cạnh tranh khốc liệt dẫn đến thỏa hiệp
hình thành các liên minh độc quyền quốc tế.
_ Sự phân chia thế giới và lãnh thổ giữa các cường quốc đế quốc:Sự phân chia thế giới được củng cố
và tăng cường bằng việc phân chia thế giới về lãnh thổ.Điều này làm cho các cường quốc đế quốc ra
sức xâm chiếm thuộc địa.Việc phân chia thế giới về lãnh thổ không đều dẫn đến các cuộc chiến tranh
đòi chia lại thị trường.
 Năm đặc điểm kinh tế của chủ nghĩa đế quốc có liên quan chặt chẽ với nhau, nói lên bản chất
của CNĐQ về mặt kinh tế là sự thống trị của chủ nghĩa tư bản độc quyền, về mặt chính trị là
hiếu chiến, xâm lược.
+ Trong 5 đặc điểm kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền thì đặc điểm 1: "tập trung sản xuất và t
các tổ chức độc quyền" là quan trọng nhất vì: đặc điểm chính là đặc điểm bản chất của chủ nghĩa tư
bản độc quyền, nó chi phối và là một trong nguyên nhân dẫn đến các đặc điểm tiếp theo của nó, nói
cách khác, các đặc điểm còn lại chỉ là phái sinh từ đặc điểm này.
Khi các tổ chức độc quyền ra đời một cách phổ biến và trở thành thống trị trong nền kinh tế tư
bản chủ nghĩa, trước hết là độc quyền trong sản xuất, lưu thông... nó làm cho cơ cấu sản xuất phình to
ra, nhu cầu về, tư liệu sản xuất, sức lao động cũng tăng theo kéo theo nhu cầu về tư bản tăng lên. Để
đáp ứng nhu cầu tư bản (vôn cho các nhà sản xuất kinh doanh các ngân hàng nhỏ không còn đáp ứng
nổi, đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của độc quyền ngân hàng, sự dung hợp giữa
độc quyền ngân hàng và độc quyền công nghiệp làm xuất hiện một loại tư bản mới và tầng lớp đại diện
cho loại tư bản mới này - Tư bàn tài chính và bọn đầu sỏ tài chính. (đặc điểm 2)
Khi tư bản tài chính ra đời, nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức độc
quyên tăng lên làm cho nó càng phát triển cả về qui mô, trình độ và trở nên thống trị thị trường trong
nước, nhưng với không gian sử dụng vốn ở trong nước chật hẹp so với sức phát triển làm xuất hiện một
lượng tư bản thừa (tương đố so tham vọng về lợi nhuận của các tổ chức độc quyền) chính vì vậy xuất
hiện Xuất khẩu tư bản - Đặc điểm 3) để giải quyết lượng tư bản thừa.
Việc xuất khầu tư bản, ban đầu chỉ diễn ra ở một số nước, một số tổ chức độc quyền tư nhân có
tiềm năng lớn nhưng theo đà phát triển nó dần trở thành phổ biến của các nước tư bản. Khi trên thị
trưởng của các nước nhập khẩu tư bản có sự hiện diện của nhiều tổ chức độc quyền thuộc nhiều quốc
gia khác nhau dẫn đến sự đụng độ về lợi ích là không tránh khỏi - điều này dẫn đến sự cạnh tranh giữa
các tổ chức độc quyền để phân chia lại thị trường thế giới - Đặc điểm 4.

Khi sự phân chia thị trường thế giới được hoàn tất, nhưng do quy luật phát triển không đều của chủ
nghĩa tư bản, các nước tư bản ra đời sau, đi sau không được hưởng lợi từ sự phân chia này đã phát động
chiến tranh để phân chia lại lãnh thổ thế giới. - đặc điểm 5
Như vậy rõ ràng ta thấy tất cả các nguyên nhân 2 - 5 đều là phái sinh từ nguyên nhân 1.


Câu 4: + Quy luật giá trị là quy luật kinh tế căn bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa, ở đâu có sản
xuất và trao đổi hàng hóa ở đó có sự tồn tại và phát huy tác dụng của quy luật giá trị. Theo quy luật giá
trị việc sản xuất hàng hoá và trao đổi hàng hoá phải dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết,
trao đổi phải dựa trên cơ sở ngang giá.
+ Tác động của quy luật giá trị:
_ Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa: Trên thực tế hàng hoá bao giờ cũng vận động từ nơi giá
thấp đến nơi giá cao. Quy luật giá trị có tác dụng điều tiết sự vận động đó, phân phối các nguồn hàng
hoá một cách hợp lý hơn giữa các vùng, giữa cung và cầu đối với các loại hàng hoá
trong xã hội.
_ Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất,tăng năng suất lao động, thúc đẩy lực lượng sản
xuất xã hội phát triển: Trong sản xuất hàng hoá để thu nhiều lợi nhuận , người sản xuất hàng hoá phải
thường xuyên thay đổi, cải tiến chất lượng mẫu mã hàng hoá cho phù hợp nhu cầu thị hiếu người tiêu
dùng, cải tiến các biện pháp lưu thông, bán hàng để tiết kiệm chi phí lưu thông và tiêu thụ sản phẩm
nhanh hơn.
_ thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hóa người sản xuất hàng hóa thành người giàu, người nghèo:
Dưới tác động của quy luật giá trị và các quy luật khác tất yếu dẫn đến kết quả : những người có điều
kiện sản xuất thuận lợi, có trình độ cao, … sẽ phát tài làm giàu. Ngược lại, những người không có điều
kiện trên hoặc gặp rủi ro tai nạn sẽ bị mất hết vốn, phá sản. Tác dụng này của quy luật giá trị một mặt
đào thải các yếu kém, kích thích các nhân tố tích cực phát triển .
 Ý nghĩa hết sức to lớn: một mặt quy luật giá trị chi phối sự lựa chọn tự nhiên, đào thải các yếu kém
, kích thích các nhân tố tích cực phát triển; mặt khác phân hóa xã hội thành kẻ giàu người nghèo, tạo sự
bất bình đẳng trong xã hội.
+ Tác động của quy luật giá trị đến Việt Nam:
• Tính tất yếu khách quan của Quy luật giá trị trong nền Kinh tế thị trường định hướng Xã

hội chủ nghĩa ở nước ta:
Là một nước vừa bước ra từ chiến tranh và sự trì trệ của nền kinh tế, chúng ta phải xác định đúng đắn
về con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Đây chính là con đường
phát triển “rút ngắn” lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Về chính trị, chúng ta bỏ qua chế độ tư bản là bỏ
qua giai đoạn thống trị của giai cấp tư bản. Về kinh tế, chúng ta bỏ qua sự thống trị của quan hệ sản
xuất tư bản chủ nghĩa. Nhưng cần phải biết tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được
dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt là về khoa học và công nghệ để phát triển nhanh về lực lượng
sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại. Đó chính là sự rút ngắn thời gian thực hiện quá trình xã hội
hóa sản xuất tư bản chủ nghĩa bằng con đường phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tức rút
ngắn một cách đáng kể quá trình phát triển lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Chủ nghĩa tư bản có vai trò
lịch sử là phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, xã hội hóa lao động dựa trên nền tảng chế độ tư hữu
tư bản chủ nghĩa. Quá trình này diễn ra một cách tự phát, tuần tự, kéo dài hàng thế kỷ cùng với những
đau khổ của con người. Ngày nay, trong những điều kiện lịch sử mới, chúng ta có thể đi con đường rút
ngắn, phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tránh cho nhân dân những đau khổ của con đường
tư bản chủ nghĩa. Sự rút ngắn này được thực hiện thông qua biện pháp kế hoạch hóa đồng thời với việc
sử dụng biện pháp thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa trên cơ sở
xây dựng, phát triển kinh tế Nhà nước vững mạnh đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Sự
rút ngắn này chỉ có thể thành công với điều kiện chính quyền thuộc về tay nhân dân dưới sự lãnh đạo
của Đảng cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “tiến lên chủ nghĩa xã
hội, không thể một sớm một chiều. Đó là cả một công tác tổ chức và giáo dục”, tức “Chủ nghĩa xã hội
không thể làm mau được mà phải làm dần dần”.
Đang ta cũng chỉ rõ: trong thời kỳ tiến lên xã hộ chủ nghĩa do tồn tại ba loại quan hệ sản xuất hàng hoá
nên quy luật giá trị tồn tại trong cả ba loại hình sản xuất đó, tuy nhiên cách thức biểu hiện lại khác
nhau, trong sản xuất hàng hoá giản đơn quy luật giá trị có yêu cầu là bảo đảm lợi ích cá nhân người lao
ủoọng riêng biệt, trong sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa quy luật giá trị có yêu cầu mang lại giá trị
thặng dư càng nhiều càng tốt cho nhà tư bản. Trong sản xuất hàng hoá xã hội chủ nghĩa quy luật giá trị
bảo đảm sự thống nhất hài hoà giữa các lụùi ích xã hội, lợi ích tập thể và lợi ích người lao động làm


chủ xã hội. Gắn liền với cuộc đấu tranh giữa ba loại hình sản xuất hàng hoá có cuộc đấu tranh giữa các

quy luật giá trị. Đó là cuộc đấu tranh về giá cả trên thị trường đã làm nảy sinh hai khuynh hướng phát
triển: ổn định và rối loạn, có kế hoạch và vô chính phủ, xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa. Vấn đề
đặt ra cho nước ta hiện nay là phải vận dụng quy luật giá trị trong kinh tế xã hội chủ nghúa, hạn chế và
hướng dẫn quy luật giá trị trong hai thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa. Đảng ta nêu rõ : “ trong
giai đoạn hiện nay ở nước ta kinh tế xã hội chủ nghĩa không chỉ chịu tác động của quy luật kinh tế xã
hội chủ nghĩa mà còn chịu tác động của các quy luật giá trị trong các thành phần kinh tế không xã hội
chủ nghĩa thể hiện ở việc một số xí nghiệp chạy theo giá cả thị trường không tổ chức , bán sản phẩm
của mình với giá cao hơn giá quy định để thu về chênh lệch giá ,cho lợi ích riêng của xí nghiệp”. Điều
đó cho thấy Đảng và nhà nước đã đánh giá được toàn bộ tầm quan trọng của quy luật giá trị trong nền
kinh tế của nước ta hiện nay.

Những tác động tích cực của quy luật giá trị:
Áp dụng Quy luật giá trị vào nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa, chúng ta thấy được
những thế mạnh của nó khi tác động vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, đó là:
_ Quy luật giá trị góp phần điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa:
Trong sản xuất, nếu như một mặt hàng nào đó có giả cả cao hơn giá trị, hàng hoá bán chạy và lợi cao,
những người sản xuất sẽ mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư thêm tư liệu sản xuất và sức lao động. Mặt
khác, những người sản xuất hàng hoá khác cũng có thể chuyển sang sản xuất mặt hàng này, do đó, tư
liệu sản xuất và sức lao động ở ngành này tăng lên, quy mô sản xuất càng được mở rộng. Còn nếu như
một mặt hàng nào đó có giá cả thấp hơn giá trị, sẽ bị lỗ vốn. Tình hình đó buộc người sản xuất phải thu
hẹp việc sản xuất mặt hàng này hoặc chuyển sang sản xuất mặt hàng khác, làm cho tư liệu sản xuất và
sức lao động ở ngành này giảm đi ở ngành khác lại có thể tăng lên. Trường hợp còn lại, mặt hàng nào
đó giá cả bằng giá trị thỡ người sản xuất có thể tiếp tục sản xuất mặt hàng này. Như vậy, quy luật giá trị
đó tự động điều tiết tỷ lệ phân chia tư liệu sản xuất và sức lao động vào các ngành sản xuất khác nhau,
đáp ứng nhu cầu của xã hội. Tốc động điều tiết lưu thông hàng hoá của quy luật giá trị thể hiện ở chỗ
nó thu hút hàng hoá từ nơi có giá cả thấp đến nơi có giá cả cao, và do đó, góp phần làm cho hàng hoá
giữa các vùng có sự cân bằng nhất định.
_ Quy luật giá trị kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng xuất lao động, hạ giá
thành sản phẩm:
Các hàng hoá được sản xuất ra trong những điều kiện khác nhau, do đó, có mức hao phí lao động cá

biệt khác nhau, nhưng trên thị trường thì các hàng hóa đều phải được trao đổi theo mức hao phí lao
động xã hội cần thiết. Vì vậy người sản xuất hàng hoá nào mà có mức hao phí lao động thấp hơn mức
hao phí lao động xã hội cần thiết, thì sẽ thu được nhiều lợi và càng thấp hơn càng lãi. Điều đó kích
thích những người sản xuất hàng hoá cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, cải tiến tổ chức quản lý,
thực hiện tiết kiệm... nhằm tăng năng suất lao động, hạ chi phí sản xuất. Sự cạnh tranh quyết liệt càng
làm cho quá trình này diễn ra mạnh mẽ hơn. Nếu người sản xuất nào cũng làm như vậy thì cuối cùng sẽ
dẫn đến toàn bộ năng suất lao động xã hội không ngừng tăng lên, chi phí sản xuất xã hội không ngừng
giảm xuống. Trong thực tiễn, chúng ta đã cải tiến không ngừng trong các khâu thực hiện:
Ÿ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa:
Đảng ta xác định “Phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hóa đất nước theo hướng hiện đại là
nhiệm vụ trọng tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Trên thế giới đang diễn ra
cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. Các nước phát triển đã bắt đầu chuyển từ nền kinh tế
công nghiệp sang nền kinh tế tri thức. Vì vậy, chúng ta cần phải tranh thủ ứng dụng những thành tựu
của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, tiếp cận kinh tế tri thức để hiện đại hóa những ngành,
những khâu, những lĩnh vực có điều kiện nhảy vọt.
Công nghiệp hóa là tất yếu với các nước chậm phát triển. Ở nước ta, công nghiệp hóa còn nhằm xây
dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, tăng cường sức mạnh để bảo vệ nền độc lập vì
công nghiệp hóa trong điều kiện chiến lược kinh tế mở có thể đi nhanh nếu chúng ta biết tận dụng,
tranh thủ được thành tựu của thế giới và sự giúp đỡ quốc tế. Song chúng ta cũng gặp trở ngại do “trật
tư” của nền kinh thế thế giới mà các nước tư bản thiết lập không có lợi cho các nước nghèo, lạc hậu. Vì


thế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải bảo đảm xây dựng nền kinh tế nước ta là một nền kinh tế độc
lập, tự chủ.
Ÿ Huy động nguồn vốn và sử dụng chúng hiệu quả:
Công nghiệp hóa và hiện đại hóa đòi hỏi nguồn vốn rất lớn. Trong đó, nguồn vốn trong nước được tích
lũy từ nội bộ nền kinh tế quốc dân trên cơ sở hiệu quả sản xuất. Nguồn vốn trong nước giữ vai trò
quyến định vì đó là nhân tố bên trong đảm bảo cho xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ. Và để thoát ra
cái vòng luẩn quẩn: vì nghèo nên tích lũy thấp, tích lũy thấp thì tăng trưởng nền kinh tế chậm và khó
thoát khỏi đói nghèo, chúng ta cần tận dụng mọi khả năng để thu hút nguồn vốn bên ngoài. Đây là

nguồn vốn quan trọng vì nó không những giúp các nước lạc hậu thoát khỏi đòi nghèo mà còn góp phần
nâng cao trình độ quản lý và công nghệ, tạo việc làm cho người lao động. Song, khi sử dụng nguồn vốn
nước ngoài, chúng ta phải chấp nhận bị bóc lột, tài nguyên bị khai thác, nợ nước ngoài tăng lên…Vì
vậy, cũng cần phải cân nhắc và sử dụng hợp lý nguồn vốn nước ngoài.
Ÿ Đào tạo nguồn nhân lực:
“ Nguồn lực con người là nguồn lực của mọi nguồn lực, là tài nguyên của mọi tài nguyên”. Trong
"Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xó hội" Đảng ta đó chỉ rõ: Phương
hướng lớn của chính sách xã hội. Phát huy nhân tố con người trên cơ sở đảm bảo công bằng, bình đẳng
về nghĩa vụ và quyền lợi công dân kết hợp tốt tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội, giữa đời sống vật
chất và đời sống tinh thần, giữa đáp ứng các nhu cầu trước mắt với chăm lo lợi ích lâu dài giữa cá nhân
với tập thể và cộng đồng xã hội. Phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa không thể không
xuất phát từ tinh thần nhân văn sâu sắc, không thể không phát triển con người Việt Nam toàn diện để
lấy đó làm động lực xây dựng xã hội ta thành một xã hội "công bằng, nhân ái", "tốt đẹp và toàn diện"
để bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ, nhất thiết phải từng bước
hiện đại hoá đất nước và đời sống xã hội và chúng ta "tăng trưởng nguồn lực con người khi quá hiện
đại hoá các ngành giáo dục, văn hoá, văn nghệ, bảo vệ sức khoẻ, dân số và kế hoạch hoá gia đình gắn
liền với việc kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống và bản sắc dân tộc" chỉ có trên cơ sở đó khi
phát triển nền kinh tế hàng hoá theo cơ chế thị trường chúng ta mới có thể tránh được nguy cơ tha hoá,
không xa rời những giá trị truyền thống, không đánh mất bản sắc dân tộc, đánh mất bản thân mình trở
thành cái bóng của người khác.
Ÿ Mở rộng và nâng cao hiệu quả Kinh tế đối ngoại:
Sau thời kỳ khá dài vì đóng cửa, hiện nay, mở cửa nền kinh tế là nhu cầu cấp bách đối với nền kinh tế
nước ta. Trong mở cửa hội nhập, phải đẩy mạnh xuất khẩu, coi xuất khẩu là hướng ưu tiên và là trọng
điểm nhằm thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa. Việt Nam gia nhập WTO là dấu mốc quan trọng
trong nền kinh tế thị trường của nước ta, đẩy việc sản xuất và kinh doanh lên một tầm cao mới mà
chính những người trong cuộc cần phải năng động và linh hoạt lên rất nhiều. Tuy nhiên, chúng ta luôn
phải tự nhắc nhở chính mình lời kêu gọi của Chính phủ: “Hòa nhập nhưng không hòa tan”

Những hạn chế của quy luật giá trị:
_Sự phân hóa xã hội giữa giàu – nghèo:

Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp, chênh lệch giàu, nghèo không lớn do việc phân phối
mang tính bình quân bao cấp hiện vật. Khi chuyển sang cơ chế thị trường, kinh tế có điều kiện tăng
trưởng, đồng thời cũng tất yếu dẫn đến chênh lệch giàu nghèo gia tăng. Việt Nam tiến hành đổi mới,
chấp nhận cơ chế thị trường, thì cũng không thể duy trì cơ chế phân phối bao cấp hiện vật mang tính
bình quân và do đó cũng không tránh khỏi việc gia tăng chênh lệch giàu, nghèo.
Một đại bộ phận nhân dân vẫn còn sống trong điều kiện khó khăn chi phí sinh hoạt – tiêu dùng còn hạn
chế trong khi có không ít người “vung tay” để chi trả cho cuộc sống “cao cấp”. Tuy nhiên, kinh tế thị
trường mà Việt Nam lựa chọn là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Định hướng này đòi
hỏi phải kiềm chế sự gia tăng bất hợp lý của chênh lệch giàu, nghèo.
_ Vấn nạn ô nhiễm môi trường:
Việt Nam vẫn còn thiếu những chính sách và quy định bảo vệ môi trường nghiêm ngặt và do đang thu
hút mạnh các nguồn vốn đầu tư để phát triển nên dễ mắc vào "cạm bẫy": trở thành nơi tiếp nhận nhiều
ngành công nghiệp "bẩn". Ví như, ngành cán thép làm tốn nhiều tài nguyên như đất, nước, năng
lượng... nguy hại đến môi trường. Trong khi lĩnh vực này lại không mang lại giá trị gia tăng cao,


chuyển giao công nghệ hiện đại, môi trường làm việc gây nhiều độc hại cho người lao động. Tương tự
như vậy, vừa qua các nhà máy sản xuất xi măng cũng ồ ạt ra đời, dư thừa lớn, sử dụng lãng phí nguồn
tài nguyên đá vôi, trong khi đá vôi là phễu lọc cho nguồn nước ngầm.
Kết quả nghiên cứu mới đây của Viện Nghiên cứu Chiến lược - Chính sách công nghiệp về nhu cầu
bảo vệ môi trường tại 18 ngành và lĩnh vực kinh tế cho thấy: các ngành sản xuất tác động lớn đến môi
trường nước gồm rượu - bia - nước giải khát, thủy sản, giấy, dệt may...; ảnh hưởng đến môi trường
không khí như xây dựng, cơ khí, giao thông, điện và khai thác khoáng sản...; thải ra nhiều chất thải rắn
như y tế, đóng tàu, xi măng... nếu không được kiểm soát kỹ về công nghệ, vận hành trong quá trình sản
xuất thì sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Và việc các công ty như VEDAN, MIWON vi phạm
nghiêm trọng những quy định bảo vệ môi trường, gây hậu quả nghiêm trọng, là tiếng chuông thức tỉnh
cho cộng đồng phải quan tâm đến môi trường.
_ Cạn kiệt tài nguyên:
Với một lãnh thổ trải dài lên nhiều cao độ và vĩ tuyến, tạo hóa đã ban cho dân tộc Việt Nam một hệ
sinh thái đa dạng và nhiều kho tàng tích sinh học hiếm quý. Chiến tranh đã hủy hoại đất nước và đày

đọa nhiều thế hệ; ngày nay, để phát triển kinh tế trong hòa bình, lâm sản, khoáng sản và thủy sản đã bị
khai thác kiệt quệ và nạn ô nhiễm đã lan tràn ra không khí, sông hồ, kinh rạch và đất đai. Môi sinh bị
đặt dưới áp lực nặng nề của dân số gia tăng và chính sách khai thác tài nguyên ráo riết để xuất cảng
trong tình trạng quản lý thiếu kỹ thuật và thẩm quyền.
Khai thác đã lấn lên rừng già để làm than lấy gỗ, xuống vùng ngập mặn phá tràm lấy chỗ nuôi tôm, lên
cao xẻ núi lấy đá, đào sâu tìm giếng, khai mỏ, hút dầu, và hàng ngày hàng triệu mét khối nước thải và
chất thải đang chảy thẳng vào sông hồ kinh rạch không hề xử lý. Thậm chí các chất thải và rác rước
còn để ứ đọng ngay trong các thành phố chật chội đông đúc, để những trận lụt lội mang các nguồn bệnh
tật rải rộng khắp nơi.
Mặt trái của Quy luật giá trị – Cạnh tranh:
Dễ thấy, cạnh tranh là một quy luật kinh tế của sản xuất hàng hoá bởi thực chất nó xuất phát từ
quy luật giá trị của sản xuất hàng hoá. Trong sản xuất hàng hoá, sự tách biệt tương đối giữa những
người sản xuất, sự phân công lao động XH tất yếu dẫn đến sự cạnh tranh để giành được những điều
kiện thuận lợi hơn như gần nguồn nguyên liệu, nhân công rẻ, gần thị trường tiêu thụ, giao thông vận tải
tốt, khoa học kỹ thuật phát triển... nhằm giảm mức hao phí lao động cá biệt thấp hơn mức hao phí lao
động XH cần thiết để thu được nhiều lãi. Khi còn sản xuất hàng hoá, còn phân công lao động thì còn có
cạnh trạnh.
Cạnh tranh cũng là sự ganh đua về kinh tế giữa những chủ thể trong nền sản xuất hàng hoá
nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất, tiêu thụ hoặc tiêu dùng hàng hoá để từ đó thu
được nhiều lợi ích nhất cho mình.Cạnh tranh có thể xảy ra giữa người sản xuất với người tiêu dùng
(Người sản xuất muốn bán đắt, người tiêu dùng muốn mua rẻ); giữa người tiêu dùng với nhau để mua
được hàng rẻ hơn, tốt hơn; giữa những người sản xuất để có những điều kiện tốt hơn trong sản xuất và
tiêu thụ. Có nhiều biện pháp cạn tranh: cạnh tranh giá cả (giảm giá...) hoặc phi giá cả (quảng cáo...).
Cạnh tranh có vai trò rất quan trọng và là một trong những động lực mạnh mẽ nhất thúc đẩy sản
xuất phát triển. Nó buộc người sản xuất phải năng động, nhạy bén, tích cực nâng cao tay nghề, cải tiến
kỹ thuật, áp dụng khoa học kỹ thuật, hoàn thiện tổ chức quản lý để nâng cao năng suất lao động, hiệu
quả kinh tế. Đó chính là cạnh tranh lành mạnh. Ở đâu thiếu cạnh tranh hoặc có biểu hiện độc quyền thì
thường trì trệ, kém phát triển.
Bên cạnh mặt tích cực, cạnh tranh cũng có những tác dụng tiêu cực thể hiện ở cạnh tranh không
lành mạnh như những hành động vi phạm đạo đức hay vi phạm pháp luật (buôn lậu, trốn thuế, tung tin

phá hoại...) hoặc những hành vi cạnh tranh làm phân hoá giàu nghèo, tổn hại môi trường sinh thái.Cạnh
tranh không lành mạnh dẫn đến hậu quả là nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ bị phá sản.
Câu 5: + Địa tô TBCN là phần giá trị thặng dư còn lại sau khi đã khấu trừ đi phần lợi nhuận bình quân
mà các nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp phải nộp cho địa chủ. Thực chất địa tô tư bản chủ nghĩa là
một hình thức chuyển hóa của giá trị thặng dư siêu ngạch hay lợi nhuận siêu ngạch.
+ Các hình thức địa tô TBCN :


_ Địa tô chênh lệch là phần địa tô thu được ở trên những mảnh ruộng đất có lợi thế về điều kiện sản
xuất.Nó là số chênh lệch giữa giá cả sản xuất chung ( được quy định bởi điều kiện sản xuất trên ruộng
đất xấu nhất) và giá cả sản xuất cá biệt. Thực chất của địa tô chênh lệch là lợi nhuận siêu ngạch.Có 2
loại địa tô chênh lệch là địa tô chênh lệch(I) và địa tô chênh lệch ( II).Địa tô chênh lệch ( I) là địa tô
chênh lệch trên những ruộng đất có độ màu mỡ tự nhiên thuộc loại trung bình và tốt, có vị trí gần thị
trường hoặc gần đường giao thông; Địa tô chênh lệch( II) là địa tô chênh lệch thu được do thâm canh
mà có.
_ Địa tô tuyệt đối là lợi nhuận siêu ngạch dôi ra ngoài lợi nhuận bình quân , được hình thành do cấu tạo
hữu cơ của tư bản trong nông nghiệp luôn thấp hơn cấu tạo hữu cơ của tư bản trong công nghiệp, nó là
số chênh lệch giữa giá trị nông sản phẩm và giá cả sản xuất chung.
_ Giá cả ruộng đất: là hình thức địa tô tư bản hóa.Gía cả ruộng đất chỉ là giá mua quyền thu địa tô do
ruộng đất mang lại theo tỷ suất lợi tức hiện hành.
+ Vì sao Đảng và Nhà nước ta lại giao đất giao rừng cho người dân trong thời gian dài:
_ mục tiêu xây dựng đất nước của CNXH: Đất đai là một tài nguyên vô cùng quí giá , là tư liệu sản xuất
đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống là địa bàn phân bố các khu dân cư ,
xây dựng các cơ sở kinh tế ,văn hoá , xã hội , an ninh và quốc phòng.
_ Chính sách khoan thư sức dân: thể hiện trong các điều khoản của luật đất đai do Nhà nước ban hành.
_ Khuyến khích người lao động tích cực trong lao động: người dân có quyền sử dụng đất lâu dài để
trồng trọt, chăn nuôi… làm giàu cho cá nhân người sử dụng đất và nạp thuế sử dụng đất cho Nhà nước
và đất đai cũng được thâm canh, ngày càng màu mỡ là chính sách có lợi cho cả hai bên.
_ Khai thác đất đai một cách có hiệu quả: người dân có chính sách đầu tư vào đất để làm lợi về kinh tế
nhưng ko được phép bán đất.

_ Tăng cường đầu tư canh tác để nâng cao khối lượng sản phẩm:
 Giải thích: Giao đất giao rừng đến tay người dân để họ trực tiếp sử dụng đất rừng đó, vì vậy họ sẽ
có trách nhiệm với phần đất được giao. Bởi vì đất rừng cũng có đất xấu, đất tốt, việc sử dụng và
khai thác cũng có nơi thuận lợi, nơi khó khăn vì thế để đạt được mục đích sử dụng tối đa mỗi người
dân cũng cần có những biện pháp thích hợp để có thể cải tạo và sử dụng phần đất được giao có hiệu
quả nhất và thu được lãi để phục vụ cuộc sống sinh hoạt của mình. Đó chính là thu được “địa tô
chênh lệch (II)” và “ địa tô tuyệt đối” lớn nhất. Nếu như người sử dụng có biện pháp chăm sóc,
thâm canh, xen canh hợp lý thì sẽ thu được hiệu quả cao. Cũng như nếu những sản phẩm chế biến
từ gỗ rừng hoặc các sản phẩm khác từ rừng như: Cây thuốc, động vật quý… có chất lượng tốt thì sẽ
bán được với giá cao vì nông sản phẩm được bán ra theo giá trị, từ đó người sử dụng đất sẽ thu
được nhiều lợi nhuận. Còn địa tô chênh lệch (I) thì phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên chỉ có một số
người nhất định mới có được và phần này rất nhỏ bởi vì rừng chủ yếu ở những vùng xa đường giao
thông xa thị trường tiêu thụ. Vì vậy “giao đất giao rừng” cho người dân sẽ phát huy được khả năng
của từng người dân, nâng cao trách nhiệm cũng như nghĩa vụ bảo vệ rừng “ lá phổi xanh” của Trái
Đất của từng người dân…Giao đất giao rừng và thực hiện miễn thuế nông nghiệp là dựa trên cơ sở
lý luận địa tô tư bản chủ nghĩa. Chính sách miễn thuế nông nghiệp là để khuyến khích người dân
trồng trọt, chăn nuôi, tránh để đất trống, lãng phí đất trong khi đất nông nghiệp là rất quan trọng và
cần có nhân lực để cải tạo và canh tác đất, tránh để đất bị bạc màu.
Câu 6: + Quan niệm của Mac-lenin về dân chủ:
_ Dân chủ là quyền lực của nhân dân, dân chủ là sự phản ánh những giá trị nhân văn, là kết quả của
cuộc đấu tranh lâu dài của nhân dân chống lại áp bức, bóc lột, tấn công.
_ Dân chủ là một phạm trù chính trị gắn với một kiểu nhà nước và một giai cấp cầm quyền
_ Dân chủ là một hệ giá trị phản ánh trình độ phát triển cá nhân và cộng đồng xã hội trong quá trình
giải phóng xã hội, chống áp bức, bóc lột và nô dịch để tiến tới tự do, bình đẳng.
 Chế độ dân chủ là một hình thức nhà nước, một trong những hình thái của nhà nước.Chế độ dân
chủ là việc thi hành có tổ chức, có hệ thống sự cưỡng bức đối với người ta.Nền dân chủ luôn gắn
với nhà nước như là có chế để thực thi dân chủ và mang bản chất của giai cấp thống trị.
+ So sánh nền dân chủ XHCN và nền dân chủ tư sản:
o Giống nhau:



_ Đều thừa nhận về mặt Nhà nước là quyền lực thuộc về nhân dân
_ Đều có chế độ bầu cử và bãi miễn các thành viên của nhà nước
_ Đều quản lý Nhà nước bằng pháp luật
_ Đều có sự kế thừa tinh hoa của các nền dân chủ trước đó và phát triển lên một tầm cao mới hơn
o Khác nhau:
Đây là hai trong số ba nền dân chủ tồn tại trong lịch sử loài người. Dân chủ xã hội chủ nghĩa ra đời có
sự kế thừa một cách chọn lọc những thành tựu của các nền dân chủ trước đó, nhất là dân chủ tư sản.
Tuy nhiên hai nền dân chủ này có sự khác nhau về chất.
- Dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ cho đại đa số nhân dân lao động, phục vụ lợi ích cho đại đa
số; còn dân chủ tư sản là nền dân chủ cho thiểu số, phục vụ lợi ích cho thiểu số 1.
- Dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ mang bản chất của giai cấp công nhân nhưng nó phục vụ lợi
ích cho đa số, bởi vì lợi ích của giai cấp công nhân phù hợp với lợi ích của nhân dân lao động và toàn
dân tộc; còn dân chủ tư sản mang bản chất của giai cấp tư sản, lợi ích của giai cấp tư sản đối lập với
lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
- Dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ do Đảng cộng sản lãnh đạo, nhất nguyên về chính trị; còn
dân chủ tư sản do các đảng của giai cấp tư sản thay nhau lãnh đạo và thực hiện chế độ đa đảng.
- Dân chủ xã hội chủ nghĩa được thực hiện thông qua nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (có sự
thống nhất giữa ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp); còn dân chủ tư sản được thực hiện thông
quanhà nước pháp quyền tư sản (tam quyền phân lập).
- Dân chủ xã hội chủ nghĩa được thực hiện trên cơ sở kinh tế làcông hữu hoá các tư liệu sản xuất chủ
yếu; còn dân chủ tư sản được thực hiện trên cơ sở kinh tế tư hữu hoá các tư liệu sản xuất chủ yếu
_ Về văn hóa- xã hội: dân chủ XHCN thực hiện trên hệ tư tưởng Mac-Lenin; Dân chủ tư sản là ý thức
hệ phi giai cấp, văn hóa đồi trụy.
Câu 7: + Tính tất yếu, quy luật ra đời của Đảng cộng sản: Sự ra đời của Đảng Cộng Sản là tất yếu
khách quan. Đảng Cộng Sản là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác Lê-nin với phong trào công
nhân và là nhân tố quyết định thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản. “Vai trò, sứ
mệnh lịch sử của giai cấp vô sản” luôn là vấn đề trung tâm trong suốt một cuộc đấu tranh chính trị - tư
tưởng lâu dài và quyết liệt từ khi chủ nghĩa Mác Lê-nin ra đời và các giai đoạn phát triển sau đó. Trong
thực tế lịch sử, mặc dù phong trào công nhân có thể phát triển về số lượng và quy mô, cuộc đấu tranh

có thể được mở rộng nhưng cuối cùng đều bị thất bại vì thiếu một lý luận khoa học và cách mạng soi
đường. Chỉ khi nào giai cấp công nhân đạt đến trình độ tự giác bằng cách giác ngộ chính trị để đề ra
được mục tiêu, con đường, biện pháp giải phóng mình và giải phóng xã hội thì khi ấy phong trào mới
thật sự mang tính chất chính trị.
Đảng Cộng sản ra đời đã trang bị cho giai cấp công nhân lý luận tiền phong, đó là chủ nghĩa Mác. Khi
chủ nghĩa Mác thâm nhập vào phong trào công nhân đã dẫn đến hình thành chính đảng của giai cấp
công nhân.
Đảng Cộng sản là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác Lê-nin và phong trào công nhân.
Đảng Cộng sản là nhân tố chủ quan hàng đầu của giai cấp công nhân, lãnh đạo và tổ chức quá trình
thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, giữ vai trò quyết định nhất bảo đảm cho giai cấp
công nhân hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình là giải phóng xã hội, giải phóng con người và tổ chức
xây dựng xã hội mới về mọi mặt.
+ tính tất yếu và quy luật ra đời của đảng cộng sản việt nam:
Đảng cộng sản việt nam ra đời ngày 03/02/1930.Do hoàn cảnh của việt nam là 1 nước thuộc địa nửa
phong kiến.ĐCS VN ra đời là sản phẩm cảu sự kết hợp của chủ nghĩa mác lênin với phong trào công
nhân và phong trào yêu nước của ở nước ta.ĐCS việt nam đã đem lại yếu tố tự giác vào phong trào
công nhân,làm cho phong trào cách mạng nước ta có 1 bước nhảy vọt về chất,lên 1 tầng cao mới.
ĐCS việt nam là một đội tiên phong của giai cấp công nhân việt nam.đại biểu trung thành của lợi ích
của giai cấp công nhân,nhân dân lao động và của dân tộc việt nam.ĐCS VN lấy chủ nghĩa mác leenin
và tư tưởng hồ chí minh làm nền tảng tư tưởng,kim chỉ nam cho hành động,lây nguyên tắc tập trung


dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản,lấy sự nghiệp giải phóng dân tộc,giải phóng giai cấp cong nhân
và nhân dân lao động làm mục đích tối cao của mình.
_ Với truyền thống yêu nước nồng nàn, nhân dân ta đã liên tiếp đứng lên chống thực dân Pháp xâm
lược và bọn phong kiến tay sai ở khắp mọi nơi, dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu và các nhà yêu nước
đương thời theo nhiều khuynh hướng khác nhau. Song các phong trào đấu tranh đó đều thất bại, nguyên
nhân chủ yếu là chưa tìm được con đường cứu nước đúng đắn, chưa có một lực lượng xã hội, một giai
cấp tiên tiến và một tổ chức cách mạng chặt chẽ đủ sức lãnh đạo phong trào. Cách mạng Việt Nam
đứng trước sự bế tắc và khủng hoảng về đường lối cứu nước.

_ Sự kết hợp giữa phong trào công nhân và phong trào yêu nước:Khi đề cập đến sự ra đời của Đảng
Cộng sản Việt Nam, bên cạnh hai yếu tố là chủ nghĩa Mác – Lênin và phong trào công nhân, Hồ Chí
Minh còn kể đến yếu tố thứ ba, đó là phong trào yêu nước. Đây là một quan điểm quan trọng của Hồ
Chí Minh về sự hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam, là sự phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin
trên cơ sở thực tiễn cách mạng Việt Nam. Công nhân là lực lượng lãnh đạo cách mạng.
- Hồ Chí Minh thấy rõ vai trò to lớn của chủ nghĩa Mác – Lênin đối với quá trình hình thành của
Đảng Cộng sản Việt Nam. Đồng thời Người cũng đánh giá rất cao vai trò của giai cấp công nhân
Việt Nam. Nhưng Người nêu thêm yếu tố phong trào yêu nước, coi nó là một trong ba yếu tố kết
hợp dẫn đến việc hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam là vì:
+ Phong trào yêu nước có vị trí, vai trò cực kỳ to lớn trong quá trình phát triển của dân tộc Việt Nam.
Là giá trị văn hoá trường tồn trong văn hoá Việt Nam.
+ Phong trào công nhân kết hợp được với phong trào yêu nước bởi vì hai phong trào đó đếu có mục
tiêu chung: giải phóng dân tộc, làm cho Việt Nam được hoàn toàn độc lập, xây dựng đất nước hùng
cường. Hơn nữa, phong trào yêu nước có trước phong trào công nhân, phong trào công nhân xét về
nghĩa nào đó nó lại là phong trào yêu nước.
+ Phong trào nông dân kết hợp với phong trào công nhân. Nói đến phong trào yêu nước Việt Nam
phải kể đến phong trào nông dân. Do đó giữa phong trào công nhân và phong trào yêu nước có mối
quan hệ mật thiết với nhau.
_ Vai trò của nguyễn ái quốc trong việc truyền bá CNMLN vào phong trào cách mạng ở VN 
tạo sự biến đổi về chất.
Câu 8: + Khái niệm GCCN: " GCCN là một tập đoàn xã hội ổn định, hình thành và phát triển
cùng với quá trình phát triển của nền công nghiệp hiện đại, với nhịp độ phát triển của lực lượng sản
xuất có tính chất xã hội hoá ngày càng cao; là lực lượng lao động cơ bản tiên tiến trong các quy
trình công nghệ, dịch vụ công nghiệp, trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, tái
sản xuất ra của cải vật chất và cải tạo các quan hệ xã hội; đại biểu cho lực lượng sản xuất và
phương thức sản xuất tiên tiến trong thời đại hiện nay.”
+ Nội dung sứ mệnh lịch sử của GCCN: Theo quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin, sứ
mệnh lịch sử của giai cấp công nhân được diễn đạt khái quát là tiến hành nền sản xuất hiện đại và đấu
tranh cách mạng để giải phóng con người. Sứ mệnh lịch sử đó được thể hiện qua những nội dung cơ
bản sau:

Một là: Thường xuyên và trực tiếp nhất gắn với quá trình tổ chức, phát triển sản xuất xã hội với
trình độ khoa học kỹ thuật ngày càng hiện đại. Nếu tách rời khỏi sản xuất hiện đại thì giai cấp công
nhân sẽ không còn sứ mệnh lịch sử với những nội dung tiếp theo.
Hai là: Thông qua Đảng tiên phong của mình giai cấp công nhân lãnh đạo và tổ chức quá trình
giành chính quyền về tay mình và nhân dân lao động, xoá bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa (và các chế độ tư
hữu, bóc lột) xoá bỏ giai cấp tư sản (và các giai cấp bóc lột) giải tán chính quyền của các chế độ cũ,
thành lập chính quyền mới của giai cấp công nhân và nhân dân lao động do Đảng của giai cấp công
nhân lãnh đạo.
Ba là: Giai cấp công nhân thông qua đảng của mình, lãnh đạo, tổ chức thực hiện quá trình củng
cố, bảo vệ đất nước, đồng thời tổ chức xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa trên mọi
-


lĩnh vực của đời sống xã hội để từng bước hình thành xã hội - xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa ở
mỗi nước và trên toàn cầu.
 GCCN có vai trò vô cùng quan trọng trong lịch sử toàn nhân loại. Họ chính là lực lượng lãnh
đạo các sự nghiệp: sự nghiệp giải phóng giai cấp; sự nghiệp giải phóng xã hội và dân tộc; sự
nghiệp giải phóng người lao động và sự nghiệp giải phóng con người. Do đó sứ mệnh lịch sử
của GCCN phải được thực hiện trên toàn thế giới.
+ Phê phán quan điểm phủ nhận sứ mệnh lịch sử của GCCN:
Từ khi ra đời cho đến nay TH MLN luÔn là một đối thủ nặng ký đối với hệ tư tưởng của GC
TS. Trong TH Mác Lenin ở lĩnh vực xã hội các học giả tư sản tìm cách phủ định hình thái KT-XH, ở
lĩnh vực KTCT tập trung phủ định học thuyết GTTD, và đặc biệt trong lĩnh vực CNXHKH các học giả
tư sản điên cuồng xuyên tạc đưa ra các luận điểm phủ nhận sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Là
một sinh viên khoa GDCT thấm nhuần CNMLN chúng ta phải đứng vững trên nền tảng CNMLN phê
phán những quan điểm phủ nhận quan điểm phủ nhận sứ mệnh lịch sử của GC CN hiện nay.
Đầu tiên chúng ta nên biết được sứ mệnh lịch sử của GC CN. GCCN là Gc tiên tiến nhất, cách
mạng nhất, là giai cấp duy nhất có khả năng thủ tiêu chế độ người bóc lột người để giải phóng cho
mình và giai cấp lao động khác trở thành Gc nắm quyền lãnh đạo. trong tác phẩm tuyên ngôn của ĐCS
Mác đã từng khẳng định rằng GCCN chính là người đào huyệt chon GCTS. Và đến ngày hôm nay

GCCN hiện đại vẫn có những điều kiện thuận lợi thực hiện sứ mệnh lịch sử của GC mình đó là thủ tiêu
GC TS. Chính vì vậy GCTS nhận ra mối nguy hiểm của mình, đối thủ đáng gờm một mất một còn đó
chính là sứ mệnh lịch sử của GCCN.trong giai đoạn hiện nay khi CNTB hiện đại có nhiều nét khác biệt
so với CNTB tự do cạnh tranh, từ đó GCTS đưa ra nhiều luận điệu nhằm phủ nhận sứ mệnh lịch sử của
GCCN trong giai đoạn hiện nay.
Luận điệu 1: trong thời đại ngày nay CMKH-CN diễn ra như vũ bảo. KH đã trở thành LLSX trực tiếp.
do đó, trí thức chứ không phải là GCCN là lực lượng tiên phong cách mạng.
Việc đề cao vai trò của trí thức đến mức phủ nhận sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân như trên là
một sai lầm, một cách nhìn phiến diện. bởi vì:
Trí thức chỉ là một tầng lớp xh bao gồm những người lao động trí óc phức tạp và sáng tạo, họ xuất thân
từ nhiều giai cấp, nghề nghiệp chính của họ là sx ra giá trị tinh thần. ví dụ như nhà khoa học, giáo viên,
lãnh đạo, quản lý.
Va trí thức không thể nào thay thế GCCN lãnh đạo xã hội vì:
Tầng lớp trí thức không phải là một lực lượng kinh tế chính trị độc lập. họ không có hệ tư tưởng độc
lập.
Tầng lớp trí thức luôn gắn chặt lợi ích của mình với lợi ích giai cấp thống trị nen họ dễ thỏa hiệp với
GCTS, họ không cách mạng.
Xét trong xh sản xuất vật chất bao giờ cũng quyết định tồn tại xã hội. mà ta biết rằng trong xã hội thì
GCCN mới là người sàn xuất ra của cải vật chất. ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của KHKT CN
củng được nâng cao về trình độ, tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ,…hàm lượng chất xám trong sản
phẩm ngày càng cao.
GCCN vẫn là GC tiên tiến nhất, cách mạng nhất,triệt để nhất, kỷ luật nhất, đoàn kết quốc tế nhất. nên
tầng lớp trí thức không bao giờ có thể thay thế được vị trí lãnh đạo của GCCN.
Tuy nhiên chúng ta phải lưu ý rằng, mặc dù không thừa nhận tầng lớp trí thức là lực lượng lãnh đạo
cuộc cách mạng xh nhằm xóa bỏ áp bức bóc lột, nhưng CNM luôn khẳng định trí thưc giữ vai trò quan
trọng trong tiến trình ccah1 mạng XHCN, nhất là trong giai đoạn hiện nay. Điều đó thể hiện rõ trong tư
tưởng của Mác, Ăngghen, Lenin về lien minh xã hội của giai cấp CN.
Luận điệu 2: ngày nay GCCN đã được cải thiện, điều kiện sinh hoạt vật chất, tinh thần đang được thỏa
mãn nhu cầu nên mất đi những xung đột cách mạng, tính chất cách mạng của họ đã tan biến. họ đang
hòa nhập vào xã hội tư bản.

Quan điểm rằng trong điều kiện CNTB hiện đại GCCN hết nghèo khổ là một quan điểm sai sự thật.
nhiều công trình nghiên cứu xã hội ở các nước TB phát triển đã thừa nhận là hàng triệu công nhân vẫn
đang sống trong cảnh nghèo khổ. Và bộ phận công nhân khác tuy có được cải thiện điều kiện sinh hoạt


vật chất nhưng họ vẫn bị bóc lột nặng nề. những điều kiện cần thiết cho sự phát triển về tinh thần và
đảm bảo về vật chất không được thực hiện. vả lại, tính chất này của GCCN không phải do sự nghèo
khổ của họ quy định. GCCN trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng bởi vì nó đại diện cho LLSX mới,
có khả năng xây dựng một PTSX tiến bộ hơn PTSX TBCN.
Luận điệu 3: ở các nước tư bản phát triển, CN có cổ phần trong các công ty TB, được chia lợi nhuận.
đời sống CN được cải thiện. như vậy, GCCN đã không còn là GC không có TLSX. Họ không còn bị
bóc lột nữa. họ không còn là GCCN như C.Mác đã chỉ ra nên họ cũng không có sứ mệnh lịch sử như
quan niệm của CN Mác phát hiện.
Đây là một lập luận hoàn toàn sai lầm. một số CN ở các nước TB phát triển có cổ phần trong các công
ty TB, nhưng số công nhân ấy là rất ít so với toàn bộ GCCN. Hơn nữa số cổ phần của các công nhân
chiếm tỷ lệ rất ít.Ví dụ Mỹ là nươc thực hiện chia cổ phần cho công nhân sớm nhất trên thế giới nhưng
cho đến hiện nay chỉ có hơn 10% CN mỹ có cổ phần trong công ty TB. Như vậy dù mức sống có cao
hơn trước, dù công nhân có được tham gia quản lý thông qua đại biểu trong hội đồng xí nghiệp theo
chế độ tham dự và chế độ ủy nhiệm nhưng họ vẫn là những người làm thuê bá sức lao động, ý chí của
CNTB vẫn là quyền lực chi phối, tầng lớp nhà quản lý vẫn chỉ là kẻ phụ thuộc vào giới chủ. Người chủ
thực sự đối với TLSX vẫn là nhà TB. GCCN vẫn là giai cấp không có hay về cơ bản là không có
TLSX.
Thật sai lầm khi nói rằng GCCN không còn bị bóc lột nữa bởi vì bản chất của TB là bóc lột GTTD, mà
ngày nay các hình thức bóc lột áy ngày càng tinh vi hơn, mà chủ yếu là bóc lột chất xám.
GCCN vẫn luôn là LLSX cơ bản và trực tiếp, vẫn là GC tiên tiến trong xã hội. sứ mệnh lịch sử của
GCCN không thể chuyển vào tay GC hay tầng lớp xã hội nào khác.
Luận điệu 4: ở các nước TB phát triển nền sản xuất ngày càng mang tính tự động hóa, như vậy GCCN
ở đây sẽ ngày càng ít đi, là đến một ngày nào đó nó sẽ không còn nữa.
Lấy hai tiêu chí về nghề nghiệp và vị trí trong QHSX để xem xét thì không thể phủ nhận sự tồn tại của
GCCN trong điều kiện CNTB hiện nay. Bởi lẽ:

Thứ nhất vẫn tồn tại giai cấp của những người trực tiếp vận hành sản xuất nền công nghiệp.
Thứ hai vẫn luôn tồn tại giai cấp những người làm thuê cho các nhà tư bản. và do đó vẫn bị bóc lột
GTTD.
Nền sản xuất tự động với hàng loạt dây chuyền, trang thiết bị hiện đại tự hỏi chúng từ đâu mà ra, tất cả
đều phải do bàn tay sản xuất của CN. Những trang thiết bị hiện đại ấy muốn vận hành được phải có
người công nhân điều chỉnh, phải có người bảo trì, chăm sóc, sửa chữa…chính như vậy không thể thiếu
được hình bong của GCCN.
Như vậy khi nói rằng đến một lúc nào đó GCCN sẽ khôn tồn tại nữa là một điều hoàn toàn sai lầm. từ
sự phân tích ở trên ta rút ra một số nhận định như sau:
Một là trong bối cảnh hiện nay cuộc đấu tranh thực hiện sứ mệnh lịch sử của GCCN đòi hỏi GCCN và
Đảng của nó phải có sự trưởng thành vượt bậc về tư ưởng chính trị và tổ chức.
Hai là đấu tranh và hợp tác để phát triển CNXH đang là mục tiêu, phương thức hành động chủ yếu của
GCCN và các nước do ĐCS lãnh đạo.
Ba là GCCN thực hiện sứ mệnh và mục tiêu đấu tranh của mình trong bối cảnh hiện nay phỉa rất kiên
định về nguyên tắc chiến lược., mục tiêu XHCN nhưng phải linh hoạt, mềm dẻo, đa dạng về hình thức
và bước đi, biện pháp, sách lược. đối với nước ta GCCN phải đi đầu trong việc góp phần ổn định chính
trị, phát triển kinh tế, giải phóng LLSX và tinh thần xã hội. xây dựng Đảng và đổi mới hệ thống chính
trị nhằm xây dựng nền dân chủ XHCN mà cốt lõi là xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì
dân, mở cửa và hợp tác với các nước…theo luật pháp quốc tế cùng có lợi.
Tóm lại những luận điểm của GCTS đưa ra để phủ nhận sứ mệnh lịch sử của GCCN chỉ là những luận
điệu sai lầm, thiếu căn cứ kha học với mục đích xuyên tạc. như vậy chúng ta phải luôn tin tưởng vào sứ
mệnh lịch sử của GCCN, góp phần xây dựng đất nước tiến lên CNXH, xây dựng cuộc sống ấm no hạnh
phúc cho toàn nhân dân.
Câu 9: Phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo và mê tín dị đoan? Những hoạt động này ở Việt Nam?
Chúng ta cần làm gì để chống mê tín dị đoan?


+Tôn giáo là một hiện tượng xã hội ra đời rất sớm trong lịch sử nhân loại và tồn tại phổ biến ở hầu hết
các cộng đồng người trong lịch sử hàng ngàn năm qua. Tôn giáo là sản phẩm của con người, gắn với
những điều kiện tự nhiên và lịch sử cụ thể, xác định. Tôn giáo chứa đựng một số giá trị phù hợp với

đạo đức, đạo lí con người, có tác dụng điểu chỉnh con người như khuyên làm điều tốt, răn bỏ điều ác.
Tuy nhiên cũng có một số ngươi quá tin vào những điêu không có thực và trở thành mê tín dị đoan.
Chúng ta cần phải có một cách nhìn rõ ràng và cụ thể về hai phạm trù này.
+Giống nhau: Tín ngưỡng, tôn giáo và mê tín dị đoan đều là niềm tin của con người vào những hiện
tượng, những lực lượng siêu nhiên, thần bí, hư ảo và không có thực.
Trong xã hội hiện nay vẫn còn những hiện tượng tự nhiên, xã hội và của con người mà khoa học chưa
lí giải được, trong khi đó trình độ dân trí lại chưa được nâng cao. Do đó, trước những sức mạnh tự phát
của giới tự nhiên và xã hội mà con người vẫn chưa thể nhận thức và chế ngự được đã khiến cho một bộ
phận nhân dân đi tìm sự an ủi, che chở và lí giải chúng từ sức mạnh của thần linh.
Bên cạnh đó, trong xã hội lại có sự bất bình đẳng về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội diễn ra, sự cách
biệt khá lớn về đời sống vật chất, tinh thần giữa các nhóm dân cư còn tồn tại phổ biến. Do đó, những
yếu tố may rủi, ngẫu nhiên vẫn tác động mạnh mẽ đến con người, làm cho con ngưới dễ trở nên thụ
động với tư tưởng nhờ cậy, cầu mong vào những lực lượng siêu nhiên. Chính ví thế mà con người luôn
có nhiều niềm tin vào các lực lượng siêu nhiên này để giải toả được những bất trắc trong cược sống.
Khác nhau: Hai phạm trù này khác nhau ở mức độ biểu hiện của niềm tin.
Về tín ngưỡng, tôn giáo nó mang tính chất là niềm tin, là lối sống, là phong tục tập quán, tình cảm của
con người qua nhiều thế hệ. Niềm tin của con người vào tín ngưỡng, tôn giáo như là một nhu cầu tinh
thần tốt đẹp, nó mang tính chất bền vững trong đời sống tinh thần của xã hội. Đó còn là những giá trị
đạo đức, văn hoá với tinh thần nhân đạo, hướng thiện làm trong sáng hơn tâm hồn con người.
Còn mê tín dị đoan là niềm tin cuồng vọng của con người vào các thế lực siêu nhiên đến mức mê muội,
có những hành vi cực đoan, thái quá và phản văn hoá. Một số người đã lợi dụng niềm tin này để tư lợi
riêng, buôn thần bán phật gây ra nhiều hậu quả xấu đến xã hội.
Việt nam là một nước Á Đông vì thế như một lẽ đương nhiên, nước ta có một nền văn hoá, một phong
tục tập quán đậm sắc Á Đông. Trong đó, tín ngưỡng tôn giáo là một điển hình.
Tín ngưỡng tôn giáo đã tồn tại lâu đời trong lịch sử của chúng ta, đã trở thành niềm tin, thành phong
tục, tình cảm của nhân dân qua nhiều thế hệ. Hiện nay, tín ngưỡng đó được thể hiện qua một nét phong
tục lưu truyền bao đời nay đó là tục thờ cúng tổ tiên, giỗ chạp…. Trong mỗi gia đình người Việt đều có
một bàn thờ, thờ tổ tiên, thờ những người đã khuất để thể hiện sự biết ơn của con cháu. Ngoài ra, người
Việt còn tổ chức với quy mô lớn ngày giỗ tổ Hùng Vương và đó được coi là quốc lễ của dân tộc. Ngoài
ra, vào các ngày rằm, mùng một nhiều người còn đến đền, chùa để cầu phúc, cầu bình an cho bản thân

và gia đình. Không chỉ có vậy, rất nhiều những ngôi chùa lớn hàng năm thương tổ chức lễ hội thu hút
rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan. Nó thể hiện nét đẹp trong tín ngưỡng văn hoá
của Việt Nam chúng ta.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại rất nhiều những hoạt động mê tín dị đoan. Hiện tượng này phổ
biến ở rất nhiều, con người trở nên mù quáng, mất đi sức mạnh ý chí, phó mặc số phận vào các thế lực,
thần thánh, không còn biết đến đấu tranh khi có áp bức. Điều này làm cho xã hội không phát triển
được, rơi vào tình trạng trì trệ, mông muội với những hủ tục bảo thủ, lạc hậu. Hiện nay ở nước ta có hai
tôn giáo lớn, phat triển đó là Phật giáo và Thiên chúa giáo. Hai tôn giáo này phát triển rất mạnh mẽ và
ảnh hưởng sâu rộng tới xã hội, tích cực cũng có mà tiêu cực cũng có.
Việt Nam đang bước vào thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đây là thời kì có sự đấu tranh gay gắt
giữa cái cũ và cái mới; có những thứ đã ăn sâu vào tiềm thức của con người. Điều này lí giải cho những
hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo và cả mê tín dị đoan đang ngày càng gia tăng. Đảng và nhà nước ta cần
phải có những chính sách thích hợp và triệt để để chống mê tín dị đoan.
+ Nhà nước cần có những biện pháp hợp lí để phòng chống mê tín dị đoan như:
_Tuyên truyền và giáo dục nhân dân triển khai thực hiện tốt pháp lệnh tôn giáo, thực hiện quyền tự do
tín ngưỡng tôn giáo và tự do không tín ngưỡng tôn giáo.
_Vận động, hướng dẫn các tôn giáo thực hiện hành đạo theo đúng quy định của pháp luật, đoàn kết
giữa các tôn giáo, phát huy những giá trị văn hóa đạo đức của tôn giáo phù hợp với giai đoạn mới theo


phương châm sống “Tốt đời, đẹp đạo”, tham gia các hoạt động từ thiện, nhân đạo.
_Vận động nhân dân bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống về văn hóa, đạo đức, lối sống tốt
đẹp, xây dựng nếp sống văn minh, bài trừ các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan.
_Nâng cao trình độ dân trí và hướng dẫn sâu rộng trong nhân dân về sự khác nhau của tôn giáo và mê
tín dị đoan. Cần có những hình thức xử phạt với những người hành nghề mê tín dị đoan, tàng trữ mua
bán các ấn phẩm mê tín dị đoan. Công an và cơ quan văn hóa cần làm tốt nhiệm vụ quản lí của mình để
giảm thiểu các hoạt động mê tín dị đoan, ngoài ra ngành văn hóa thông tin cần có trách nhiệm xây dựng
và hướng dẫn nhân dân những nghi thức phù hợp trong tín ngưỡng.
_Phát động phong trào quần chúng rộng rãi, nêu cao vai trò làm chủ, ý thức tự giác của nhân dân, xây
dựng các tiêu chuẩn về nếp sống văn minh, gia đình văn hóa trong đó có bài trừ mê tín dị đoan. Tóm

lại, nếu có sự quản lí chặt chẽ của nhà nước kết hợp với ý thức của nhân dân cùng với sự đồng lòng,
đoàn kết thì mê tín dị đoan nhất định sẽ bị loại bỏ.
Câu 10:+ Tính tất yếu của liên minh công nông trí thức: Khi tổng kết thực tiễn phong trào công
nhân ở châu Âu, nhất là ở Anh, Pháp cuối thế kỷ XIX, C. Mác và Ph. Ăngghen đã khái quát thành lý
luận về liên minh công, nông và các tầng lớp lao động khác. Các ông đã chỉ ra nguyên nhân chủ yếu
của thất bại trong các cuộc đấu tranh là do giai cấp công nhân không tổ chức được mối liên minh với
"người bạn đồng minh tự nhiên" của mình là giai cấp nông dân. Do vậy, trong các cuộc đấu tranh này,
giai cấp công nhân luôn đơn độc và cuộc cách mạng vô sản này đã trở thành "bài ca ai điếu".
Trong điều kiện đã phát triển cao của chủ nghĩa tư bản (chủ nghĩa đế quốc), V.I. Lênin đã vận
dụng và phát triển lý luận của C.Mác, Ph.Ăngghen về tổ chức liên minh công, nông và các tầng lớp lao
động khác trong Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga (1917). Trong thời kỳ đầu của thời kỳ
quá độ, không chỉ có liên minh công, nông mà còn liên minh với các tầng lớp lao động khác. Ngay cả
trong chuyên chính vô sản, V.I. Lênin khẳng định: "Chuyên chính vô sản là một hình thức đặc biệt của
liên minh giai cấp giữa giai cấp vô sản, đội tiên phong của những người lao động, với đông đảo những
tầng lớp lao động không phải vô sản (tiểu tư sản, tiểu chủ, nông dân, trí thức, v.v.)"1. Chủ nghĩa Mác Lênin xác định trong thời kỳ quá độ không chỉ liên minh giữa các giai cấp mà bỏ qua các tầng lớp lao
động khác mà ngược lại, rất cần phải liên minh với họ để thực hiện mục tiêu chung do giai cấp công
nhân lãnh đạo.
Trong một nước nông nghiệp đại đa số dân cư là nông dân thì vấn đề giai cấp công nhân liên
minh với họ là điều tất yếu. V.I. Lênin đặc biệt lưu ý mối liên minh công, nông trong các giai đoạn xây
dựng chủ nghĩa xã hội: "Nguyên tắc cao nhất của chuyên chính là duy trì khối liên minh giữa giai cấp
vô sản và nông dân để giai cấp vô sản có thể giữ được vai trò lãnh đạo và chính quyền nhà nước"2. Qua
mối liên minh này, lực lượng đông đảo nhất trong xã hội là nông dân, công nhân được tập hợp về mục
tiêu chung là xây dựng chủ nghĩa xã hội, vì lợi ích của toàn thể dân tộc. Đây là điều kiện để giai cấp
công nhân giữ vai trò lãnh đạo. Đó chính là tính tất yếu về mặt chính trị - xã hội, là yếu tố tiên quyết.
Liên minh công - nông - trí thức là nhu cầu giữ vững vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân,
nhu cầu tự giải phóng của nông dân và nhu cầu phát triển của trí thức.
+ Tính tất yếu liên minh công nông trí thức ở Việt Nam:
Đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam:
Ngoài những đặc điểm chung của giai cấp công nhân quốc tế, giai cấp công nhân Việt Nam còn có
những đặc điểm riêng:

+ Giai cấp công nhân Việt Nam tuy ra đời chậm và chiếm tỷ lệ thấp trong thành phần dân cư, nhưng do
kế thừa truyền thống đấu tranh anh dũng kiên cường của dân tộc mà giai cấp công nhân nước ta luôn tỏ
rõ là một giai cấp kiên cường, bất khuất.
+ Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời trong nỗi nhục mất nước cộng với nỗi khổ vì ách áp bức bóc lột
của giai cấp tư sản đế quốc làm cho lợi ích giai cấp và lợi dân tộc kết hợp làm một, khiến động cơ cách
mạng, nghị lực cách mạng và tính triệt để cách mạng của giai cấp công nhân được nhân lên gấp bội.
+ Giai cấp công nhân Việt nam ra đời trước giai cấp tư sản Việt Nam, lại có đảng lãnh đạo nên luôn giữ
được sự đoàn kết thống nhất và giữ vững vai trò lãnh đạo của mình.
+ Giai cấp công nhân Việt Nam đa số xuất thân từ nông dân, có mối lien hệ máu thịt với nhân dân. Đó
là điều kiện hết sức thuận lợi để thực hiện sự lien minh giai cấp, trước hết là đối với giai cấp nông dân.


Ngày nay, trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nông thôn, sẽ có nhiều nhiều người nông dân
vào làm việc ở các cơ sở công nghiệp và trở thành công nhân ở ngay chính trên quê hương mình…..
Tuy vậy, số lượng công nhân nước ta còn ít, trình độ văn hóa, tay nghề, khoa học kỹ thuật còn thấp,
cách thức làm việc có nơi, có chỗ còn tỏ ra tùy tiện, manh mún. Do vậy, để đảm đương được sứ mệnh
lịch sử của mình, một trong những điều kiện quan trọng là giai cấp công nhân Việt Namphải liên minh
được với giai cấp nông dân. Tầng lớp trí thức và tầng lớp nhân dân lao động khác.
- Đặc điểm của giai cấp nông dân Việt Nam:
+ Giai cấp nông dân là giai cấp của những người lao động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp bao
gồm: Trồng trọt , chăn nuôi, lâm nghiệp, ngư nghiệp….
+ Giai cấp nông dân có nhiều ưu điểm như: Lao động rất cần cù, chịu khó, tạo ra lương thực, thực
phẩm nuôi sống con người, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và hàng xuất khẩu. Là lực lượng
chiếm số đông trong xã hội, và gắn bó lâu đời với cội nguồn của dân tộc nên có nhiều công lao đóng
góp trong sự nghiệp to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Trong xã hội cũ, nông dân bị
áp bức, bóc lột nặng nề nhất nên họ có tinh thần phản kháng chống áp bức, bóc lột và bất công.
Về hạn chế: Giai cấp nông dân là những người tư hữu nhỏ, tuy nhiên tư hữu của nông dân không đồng
nhất với tư hữu của giai cấp bóc lột. Do phương thức sản xuất phân tán nên nông dân không có sự liên
kết chặt chẽ cả về kinh tế, tư tưởng và tổ chức. Giai cấp nông dân không có hệ tư tưởng độc lập mà tư
tưởng của họ phụ thuộc vào hệ tư tưởng của giai cấp thống trị xã hội. Nên nông dân không thể tự mình

giải phóng mình. Muốn được giải phóng, nông dân phải tham gia vào khối liên minh và chịu sự lãnh
đạo của giai cấp nông dân.
- Đặc điểm của tầng lớp trí thức:
+ Trí thức là một tầng lớp xã hội đặc biệt của một bộ phận lao động trí óc, phức tạp và sáng tạo. Sản
phẩm lao động trực tiếp của họ là những tri thức khoa học, những giá trị về tinh thần, được tạo ra trong
quá trình nghiên cứu, sáng tạo, phát minh, giảng dạy, quản lý có tác dụng định hướng cho nhận thức và
hành động thực tiễn trên mọi lĩnh vực.
+ Trí thức là những người có trình độ học vấn cao, am hiểu sâu trong lĩnh vực công việc của mình. Các
sản phẩm do trí thức tao ra được áp dụng vào mọi mặt của dời sống xã hội, nhất là trong sản xuất làm
tăng năng suất, chất lượng và hiểu quả. Ngày nay, cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại
đã và đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì Trí thức ngày càng có vai trò quan trọng trong quá
trình xây dựng CNXH và hội nhập khu vực, quốc tế. Trong các chế độ xã hội cũ, phần lớn trí thức là
những người lao động, họ cũng bị áp bức, bóc lột, bất công nên họ cũng có tinh thần đấu tranh chống
áp bức, bóc lột, đòi hòa bình độc lập dân tộc và tự chủ. Trí thức không có phương thức sản xuất riêng
và địa vị kinh tế, xã hội độc lập nên trí thức cũng không có hệ tư tưởng độc lập. Mặc dù vậy, trí thức
luôn giúp giai cấp thống trị khái quát về lý luận để hình thành hệ tư tưởng của giai cấp thống trị xã hội.
Trí thức tuy có tinh thần đấu tranh chống áp bức, bóc lột nhưng lại thiếu kiên quyết, triệt để. Vì vậy,
Trí thức muốn được giải phóng phải chịu sự lãnh đạo của giai cấp công nhân và tham gia vào khối liên
minh
tính tất yếu của lien minh công – nông - tri thức trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
- Xuất phát từ những quan điểm lý luận của chủ nghĩa Mác- Lenin về tính tất yếu của liên minh công –
nông – trí thức trong xây dựng chủ nghĩa xã hội, và xuất phát từ đặc điểm của nước ta là từ một nước
nông nghiệp, đại đa số dân cư là nông dân, trong quá trình cách mạng, đòi hỏi đảng ta phải đặc biệt
quan tâm đến vấn đề lien minh giai cấp. Liên minh giai cấp ở nước ta cũng là một tất yếu khách quan,
bởi cả ba giai tầng đều cùng cùng cảnh ngộ mất nước, đều bị áp bức, bóc lột và cùng chung một mục
tiêu giải phóng. Quan điểm, đường lối của đảng ta về tính tất yếu của liên minh công – nông –trí thức
được thể hiện từ văn kiện đại hội II của đảng lao động Việt Nam (1951): “ Chính quyền của nước Việt
Nam dân chủ cộng hòa là chính quyền dân chủ của nhân dân…Lấy liên minh công nhân, nông dân và
lao động trí thức làm nền tảng do giai cấp công nhân lãnh đạo” (Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện
Đảng toàn tập, NXB. Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, 2001, tập 12, tr. 437).

Trong “cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” và trong chỉ đạo thực
tiễn, đảng ta đặc biệt quan trọng mối liên minh này và coi đó là nền tảng của nhà nước của dân, do dân
và vì dân.


Đến đại hội lần thứ IX, Đảng ta tiếp tục khẳng định tính tất yếu và còn đặc biệt coi trọng vấn đề này
khi đẩy mạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đại hội chỉ rõ :” Động lực chủ yếu để phát triển
đất nước là đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở lien minh giữa công nhân với nông dân và tầng lớp trí thức
do đảng lãnh đạo” (Đảng cộng sản Việt Nam : Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,
NXB.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr.86)
+ những thuận lợi, khó khăn trong việc thực hiện liên minh giữa giai cấp công nhân và giai cấp
nông dân và các tầng lớp lao động khác trong cách mạng XHCN.
Ở nước ta, Đảng ta đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào con đường đấu tranh cách mạng.
Từ ngày đầu khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã thành lập klm trong mặt trận dân tộc. Đảng khẳng
định: lực lượng cách mạng chủ chốt là công nhân, nông dân, nhưng cách mạng cũng cần có lực lượng
trí thức… công nhân, nông dân, trí thức cần phải đoàn kết thành một khối. Với những đặc trưng cơ bản
trong xã hội Việt Nam, liên minh công - nông - trí thức có nhiều thuận lợi đem đến tiền để cho sự phát
triển.
Giai cấp công nhân là một tập đoàn xã hội ổn định hình thành và phát triển cùng với quá trình phát
triển của nền công nghiệp hiện đại , với nhịp độ phát triển của lưc lượng sản xuất cơ bản,tiên tiến, trực
tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất ra của cải vật chất và cải tạo các quan hệ xã hội , là
lực lượng chủ yếu của tình hình lịch sử quá độ từ CNTB lên CNXH ở các nước TBCN , giai cấp công
nhân là những người không có hoặc về cơ bản không có tư liệu sản xuất phải làm thuê cho giai cấp tư
bản và bị tư bản bóc lột về giá trị thặng dư , ở những nước XHCN họ là người đứng cùng nhân dân làm
chủ được những tư liệu sản xuât và chủ yếu cùng nhau hợp tác lao động vì lợi ích chung của toàn xã
hội trong đó có lợi ích chính đáng của bản thân họ .
Giai câp nông dân là những người sản xuất nhỏ chủ yếu làm nông nghiệp tự cung tự cấp, họ sinh sống
trong các làng xã .Họ có số lượng đong đúc ,chịu sự áp bức nặng nề của giai cấp tư sản , nên họ có tinh
thần cách mạng cao .
Các tầng lớp khác: Tri thức là những người lao động trí óc có trình độ hoc vấn cao về lĩnh vực chuyên

môn nhất định có năng lực tư duy ,độc lập sáng tạo truyền bá và làm giàu tri thức, tạo ra những sản
phẩm tinh thân và vật chất có giá trị đối với gia đình và xã hội .
Tính tất yếu và liên minh khách quan công – nông và các tầng lớp lao động trong cách mạng
XHCN :
• Xuất phát từ thực tiến đấu tranh giai cấp ở châu âu
• Sự ra đời của công xã Paris.
• Công nhân ,nhân dân và các tầng lớp lao động khác đều bị bóc lột
Do đó tất yếu liên minh giai cấp công nhân , nhân dân và tầng lớp nhân dân lao động khac trong
CM XHCN
+ Họ đều là những người lao động bị áp bức bóc lột
+ công nhân tạo ra những sản phẩm phục vụ cho nông nghiệp ,nông nghiệp tạo ra lương thực thực
phẩm phục vụ cho toàn xã hội và tạo ra nông sản phục vụ cho công nghiệp dẫn đến liên minh phát
triển
+ Giai cấp công-nông và các tầng lớp lao động khác là lực lượng chính trị to lớn trong việc xây dựng
chính quyền nha nước xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc


Những thuận lợi:
_ Trong XH TBCN giai cấp công nhân giai cấp nông dân cũng như nhiều tầng lớp lao động khác đều là
những người lao động dễ bị áp bức bóc lột ,những con người kiên trung giàu lòng yêu nước.
_ Xét về mặt chính trị- xã hội , giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác là
lực lượng chính trị to lớn trong xây dựng bảo vệ chính quyền nhà nước , trong xây dựng khối đại đoàn
kết đân tộc .Vì vậy có thể nói giai cấp nông dân và các tầng lớp khác trở thành những người bạn tự
nhiên, tất yếu của giai cấp công nhân.
_ Họ có chung một lập trường tư tưởng chính trị mục tiêu đấu tranh giành chính quyền là nhằm dành
lấy chính quyền về tay giai cấp công nhân cùng với nhân dân lao động,xây dựng CNXH , vì lợi ích
toàn thể dân tộc.
Những khó khăn :
_ Giai cấp công nhân và nông dân là các chủ thể kinh tế khác nhau ,giai cấp công nhân đại diện cho
phương thức sản xuất mới cộng sản chủ nghĩa ,giai cấp nông dân gắn với chế độ tư hữu nhỏ. Mà chế độ

tư hữu nhỏ thì mâu thuẫn với phương thức cộng sản chủ nghĩa là xóa bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản
xuất.
_ Các thế lực thù địch không ngừng chống phá ,gây chia rẽ ,mất đoàn kết giữa các giai cấp ,các dân
tộc .
_ Giai cấp công nhân sớm trưởng thành giác ngộ nên có hệ tư tưởng ,lập trường vững chắc các giai cấp
khác ( Một bộ phận không nhỏ tiểu tư sản …) tư tưởng chưa thực sự kiên định đễ bị rủ rê ,lôi kéo .
Ở Việt Nam hiện nay có nhiều kẻ thù chống lại các dường lối chính sách của Đảng và nhà nước
,bôi nhọ thanh danh của Đảng vì vậy cần liên minh các tầng lớp trong xã hội để dập tan kẻ thù
chống phá lại Đảng và nhà nước để đưa nước ta phát triển về mọi mặt.
Tính tất yếu khách quan về sự liên minh của giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng
lớp trí thức trong thời kỳ quá độ lên CNXH, không phải xuất phát từ ý chí chủ quan của các nhà
kinh điển hay của các ĐCS mà nó đặt trên cơ sở chín muồi của những yếu tố, điều kiện khách
quan.
Công cuộc xây dựng xã hội mới trong thời kỳ quá độ lên CNXH là công việc hoàn toàn mới, đầy
khó khăn gian khổ, phức tạp, lâu dài, diễn ra trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, vì sự nghiệp
giải phóng không chỉ cho giai cấp công nhân, mà cho toàn xã hội. Trong cơ cấu xã hội của thời kỳ
quá độ còn tồn tại nhiều giai cấp tầng lớp, trong đó nông dân còn chiếm đa số, tầng lớp trí thức
có xu hướng ngày càng phát triển. Mỗi giai cấp tầng lớp còn có những đặc điểm, vị trí kinh tế xã hội, vai trò khác nhau. Để thực hiện được vai trò lãnh đạo tiên phong của mình, giai cấp công
nhân mà đứng đầu là ĐCS phải tổ chức tập hợp được mọi lực lượng xã hội, trong đó chủ yếu là
nông dân, trí thức. Muốn thế phải nắm bắt được đặc điểm, vai trò, nhu cầu của các giai cấp tầng
lớp.




×