Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Thực trạng, nguyên nhân của lạm hát ở Việt Nam năm 2011, và một số giải pháp chủ yếu để kiềm chế lạm phát trong thời gian tới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.95 KB, 9 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia trên thế giới và Việt
Nam, lạm phát nổi lên là 1 vấn đề đáng quan tâm về vai trò của nó đối với sự
phát triển kinh tế. Nghiên cứu lạm phát, kiềm chế và chống lạm phát được
thực hiện ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Nguyên nhân của nó cũng ngày
càng phức tạp. Trong sự nghiệp phát triển kinh tế thị trường ở nước ta theo
định hướng XHCN, việc nghiên cứu về lạm phát cũng như nguyên nhân, giải
pháp chống lạm phát là vô cũng quan trọng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này,
em xin giải quyết đề bài “ Thực trạng, nguyên nhân của lạm hát ở Việt Nam
năm 2011, và một số giải pháp chủ yếu để kiềm chế lạm phát trong thời gian
tới”.

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.

Lạm phát là gì?

Trong kinh tế học, lạm phát là sự gia tăng liên tục theo thời gian của
mức giá chung của nền kinh tế. Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất
giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền.
Lạm phát được đo lường bằng cách theo dõi sự thay đổi trong giá cả của
một lượng lớn các hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế. Giá cả của các
loại hàng hóa và dịch vụ được tổ hợp với nhau để đưa ra một "mức giá cả
trung bình", gọi là mức giá trung bình của một tập hợp các sản phẩm. Chỉ số
giá cả là tỷ lệ mức giá trung bình ở thời điểm hiện tại đối với mức giá trung
bình của nhóm hàng tương ứng ở thời điểm gốc. Tỷ lệ lạm phát thể hiện
qua chỉ số giá cả là tỷ lệ phần trăm mức tăng của mức giá trung bình hiện tại
so với mức giá trung bình ở thời điểm gốc.
Để đo lường lạm phát, người ta thường dùng các phép đo sau:

1




-

Hệ số giảm lạm phát GDP được tính trên cơ sở so sánh giá trị GDP

tính theo giá hiện hành và GDP tính theo giá kỳ trước.
-

Chỉ số giá tiêu dùng hay chỉ số giá cả CPI: được tính theo bình quân

gia quyền của một nhóm hàng hóa thiết yếu.
-

Chỉ số giá sinh hoạt (viết tắt tiếng Anh: CLI) là sự tăng trên lý thuyết

giá cả sinh hoạt của một cá nhân so với thu nhập, trong đó các chỉ số giá tiêu
dùng (CPI) được giả định một cách xấp xỉ. Các nhà kinh tế học tranh luận
với nhau là có hay không việc một CPI có thể cao hơn hay thấp hơn so với
CLI dự tính. Điều này được xem như là "sự thiên lệch" trong phạm vi CPI.
CLI có thể được điều chỉnh bởi "sự ngang giá sức mua" để phản ánh những
khác biệt trong giá cả của đất đai hay các hàng hóa khác trong khu vực
(chúng dao động một cách rất lớn từ giá cả thế giới nói chung).
-

Chỉ số giá sản xuất (PPI) đo mức giá mà các nhà sản xuất nhận được

không tính đến giá bổ sung qua đại lý hoặc thuế doanh thu. Nó khác với CPI
là sự trợ cấp giá, lợi nhuận và thuế có thể sinh ra một điều là giá trị nhận
được bởi các nhà sản xuất là không bằng với những gì người tiêu dùng đã

thanh toán.
II. Thực trạng lạm phát ở Việt Nam trong năm 2011.
Diễn biến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong năm 2011 nổi trội ở hai đột
biến, đến từ các mức tăng kỷ lục trong tháng 4 và tháng 7.
Diễn biến được quan tâm nhiều nhất trong năm 2011 là sự mất giá của
tiền Đồng. Tính đến hết tháng 12, tốc độ tăng trưởng CPI của Việt Nam
trong cả năm là 18,12% cáo hơn rất nhiều so với mục tiêu ban đầu của Quốc
hội và Chính phủ đề ra hổi đầu năm này(7%). Nhìn lại khoảng 10 năm trở lại
đây, sự mất giá của tiền đồng năm 2011 chỉ còn thua năm 2008 chút ít và
cao hơn đáng kể so với các năm còn lại.
1. Đột biến thứ nhất: Tăng sau Tết.
2


Liên tiếp tăng và đạt đỉnh vào cuối năm 2010, chỉ số giá tiêu dùng tháng
1/2011 bất ngờ giảm nhẹ xuống mức tăng 1,71% so với tháng trước. Thị
trường chứng khoán đón thông tin tích cực, VN-Index tăng điểm liên tục và
đạt đỉnh của năm vào ngày 9/2, ở mốc hơn 522 điểm vào lúc đóng cửa, cũng
là mức cao nhất kể từ tháng 5/2010. Nhưng trong các tháng sau đó, Cục
Quản lý giá ( Bộ tài chính) trong một báo cáo phục vụ họp Tổ điều hành thị
trường trong tháng 1/2011 “thừa nhận”, việc chỉ số giá tiêu dùng tháng 1 phá
vỡ xu hướng tăng tốc chỉ là điều chỉnh trong ngắn hạn.
Sức mua của tầng lớ p dân cư trong dịp Tết Tân Mão tăng khoảng 20%25% so với cùng kỳ năm ngoái.
Sang tháng 2, CPI ngay lậ p tức đảo chiều tăng 2,09% so với tháng trước
đó. Thị trường chứng khoán đón tin sớm, từ giữa tháng 2 đã tụt dốc và lập
đáy đầu tiên trong năm ở mức VN-Index khoảng 452 điểm vào ngày 3/3.
Những tháng sau đó, tình trạng lạm phát ở tình trạng cấ p bách. Lạm
phát liên tục bị đẩy lên, CPI theo tháng tăng 2,715 vào tháng 3. Chưa kị p hết
ngỡ ngàng về sự gia tốc sau Tết Nguyên đán, CPI lập tức đạt đỉnh vào tháng
4 ở mức 3,32%, cao nhất trong 3 năm trở lại đây. Đến lúc này CPI đã tăng

9,64%, vượt xa mục tiêu 7% mà Chính phủ đã đề ra.
Dù giảm đôi chút ở tháng sau đó, nhưng con số CPI trong tháng 5 tăng
2,21% thực sự làm biến động mạnh trên thị trường chứng khoán. Phản ứng
lại trước các điều chỉnh, CPI hạ nhiệt, xuống mức tăng 1,09%, khép lại nửa
năm sóng gió.
2. Đột biến thứ hai: Điểm nút cho khởi đầu ổn định.
Tại thời điểm giữa năm, sức căng của nền kinh tế bắt đầu bộc lộ. Tiếp
bước trong quý 3, CPI so với cùng kỳ đạt tới đỉnh 23,02% vào tháng 8. Kể
từ đầu tháng 7, bắt đầu cho sự điều chỉnh trên thị trường ngân hàng. Từ

3


trạng thái liên tục hút ròng trước đó, tháng đầu quý 2 trên OMO đã có những
tuần cân bằng giữa bơm tiền và hút tiền, đến tháng 9 bắt đầu có bơm ròng.
Khi mà sản xuất tồn kho lớn, các kênh đầu cơ không thể hút nổi dòng
tiền đang quay lưng trước các cơ hội đầu tư đầy rủi ro, việc đổ thêm tiền
dường như đã chuyển ngược lên thị trường tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ thiết
yếu. Ngay lập tức, lạm phát “ đáp trả”. Đầu tháng 7, giá thịt gia súc, gia cầm,
thủy sản và rau xanh tại Hà Nội tăng đột biến, có nhiều loại gấp rưỡi, gấp
đôi chỉ trong ít ngày. Sau đó CPI tháng 7 cũng rẽ ngoặt tăng mới 1,17%.
Tuy nhiên, trong thời gian này chỉ số giá tiêu dùng bắt đầu đi xuống rõ
rệt. Hỗ trợ xu hướng giá này, tổng mức bán lẻ đã loại trừ yếu tố giá trong
năm nay tăng 4-5%, mức khá thấp so với các năm trước đây. Nhưng những
cú sốc đến từ tăng học phí trong tháng 9, hay vàng tháng 10 khiến đôi lúc
khoảng lặng của lạm phát không tạo được ổn định cho tâm lý thị trường .Sự
lạc quan của nhà đầu tư dường như chỉ được thổi lên trong giai đoạn đầu tiên
khi CPI phá vỡ mức cản tăng 1% ở tháng 8. Vn-Index vọt lên trong khoảng
thời gian tính CPI tháng 9, tăng từ 384-467 điểm, còn lại đa phần là giảm
điểm

Tại thời điểm này nhìn lại, tăng trưởng GDP theo giá thực tế ước tính
khoảng 24-25%, cho thấy tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán, tín dụng
có hỗ trợ giảm tổng cầu. Nhưng chi ngân sách so với năm trước, nếu không
tính thu chuyển nguồn như quy định cho năm nay, tăng tới 27,5% so với
thực hiện năm 2010, không cho thấy nỗ lực tiết giảm chi tiêu công.
Chưa thể nhất quán trong hệ thống chính trị về nhiệm vụ kiểm soát lạm
phát, thị trường chưa thể an tâm với con số CPI tháng 12 tăng 0,53%. Tuy là
khá thấp nhưng lạm phát đang có xu hướng tăng trở lại. Giá điện vừa tăng
5%, tính toán sơ bộ cho thấy tác động tăng CPI 0,3%, làm giảm GDP 0,04%
và điều chỉnh này sẽ dồn cả vào năm tới.
4


III.

Nguyên nhân của thực trạng lạm phát năm 2011.

Lạm phát trong năm 2011, ở mức cao đáng báo động. Theo các cuộc
khảo sát và nghiên cứu, tình trạng lạm phát này do những nguyên nhân chủ
yếu sau:
Nguyên nhân sau xa, bao trùm và cơ bản nhất của thực trạng lạm phát
hiện nay bắt nguồn từ mô hình tăng trưởng và cách thức mà chúng ta sử
dụng để đạt được những mục đích tăng trưởng. Tăng trưởng cho chúng ta
đến nay chủ yếu dựa vào mở rộng đầu tư, nhưng đầu ta nhìn chung lại kém
hiệu quả, nhất là đầu tư nhà nước. Tổng đầu tư xã hội nhiều năm liền luôn ở
mức cao từ 40-42% GDP, hệ số sinh lời từ đồng vốn đầu tư(viết tắt là ICOR)
cao. Đóng góp của yếu tố vốn vào tăng trưởng trong giai đoạn nói trên
chiếm 65%, các yếu tố khác như đổi mới công nghệ, tri thức và kĩ năng,
phương thức tổ chức quản lý chỉ góp phần không đáng kể. Do đó, tốc độ
tăng trưởng tín dụng, tổng phương diện thanh toán, thâm hụt tài khóa gia

tăng, thâm hụt cán cân thanh toán gia tăng… tất cả những điều đó là nguyên
nhân mang tính nội tại làm cho lạm phát của nước ta luôn ở mức cao và cao
hơn nhiều so với cả nước.
Sự thiên lệch trong việc phân bổ vốn ở khu vực doanh nghiệp (khu
vực thị trường) cũng là một nguyên nhân. Nhìn vào nền kinh tế sẽ thấy rằng
các doanh nghiệp nhà nước và một số doanh nghiệp tư nhân lớn có nhiều
quan hệ đang là đối tượng dành được sự ưu ái trong việc phân bổ vốn. Câu
chuyện của Vinashin đã chi tiêu hoang phí khoảng 4 tỷ đô la trong thời gian
qua và hiện vẫn được khoanh nợ và tiếp tục vay vốn là một ví dụ rất điển
hình của sự ưu ái dành cho các doanh nghiệp nhà nước. Đối với một số
doanh nghiệp tư nhân lớn, chúng ta thấy rằng, không ít trong số họ chủ yếu
tập trung vào các hoạt động kinh doanh (nói đúng hơn là đầu cơ) các loại tài
sản (bất động sản, chứng khoán ...) hay tìm kiếm tài nguyên quốc gia chứ
5


không phải tập trung vào các hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra nhiều giá
trị gia tăng cho nền kinh tế, điều nay có tinhd đầu cơ gây rủi ro rất cao cho
nên kinh tế hơn là tạo ra giá trị gia tăng.
Dĩ nhiên, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đối tượng chính giải quyết việc
làm và là động lực tăng trưởng của Việt Nam trong thời gian qua đã, đang và
sẽ bị chèn lấn và khó tiếp cận vốn hơn nên có thể phải thu hẹp sản xuất hay
chỉ cầm cự cho qua ngày.

.

Bên cạnh đó là việc theo đuổi chính sách ổn định tỷ giá đồng tiền trong
bối cảnh lạm phát luôn tăng cao làm giảm sức cạnh tranh của các doanh
nghiệp Việt Nam. Bởi vì khi lạm phát cao mà tỷ giá cứng nhắc sẽ làm cho
hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam (kể cả tiêu thụ trong nước và xuất

khẩu) trở nên đắt đỏ hơn so với hàng nhập khẩu. Điều này làm cho một
lượng hàng hóa ít hơn sẽ được sản xuất ra trong nền kinh tế Việt Nam và sức
cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ bị giảm sút.
Sự lãng phí tham nhũng trong đầu tư công cũng như sự phân bổ vốn
thiệc lệch như trên còn dẫn đến một hệ lụy khác là nhiều người giàu lên bất
thường có nhu cầu chi tiêu các hàng hóa xa xỉ nhập ngoại cộng với việc định
giá cao đồng tiền làm cho tình trạng nhập siêu ngày một căng thẳng hơn
IV. Các giải pháp chủ yếu để kiềm chế lạm phát trong thời gian tới.
Để thực hiện được kiềm chế lạm phát cần thực hiện đồng bộ các giải
pháp sau:
Thứ nhất, thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, kiểm soát chặt chẽ
tổng phương tiện thanh toán và tổng dư nợ tín dụng ngay từ đầu năm, chủ
động linh hoạt sử dụng hợp lí các công cụ chính sách tiền tệ theo nguyên tắc
thị trường. Đặc biệt kiên quyết thắt chặt tiền tệ, bảo đảm tính thanh khoản
của nền kinh tế và hoạt động của các ngân hang, tổ chức tín dụng.

6


Thứ 2, cắt giảm đầu tư công và chi phí thường xuyên của các cơ quan
sử dụng ngân sách, kiểm soát chặt chẽ đầu tư của các doanh nghiệp nhà
nước, cố gắng giảm tỷ lệ thâm hụt ngân sách
Thứ 3, tập trung phát triển sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, khắc
phục nhanh hậu quả của thời tiết và dịch bệnh để tăng sản lượng lương thực
thực phẩm.
Thứ 4, bảo đảm cân đối cung cầu về hang hóa, đẩy mạnh xuất khẩu,
giảm nhập siêu. Cân đối cung cầu về hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết
yếu cho sản xuất và đời sống nhân dân, đây sẽ là tiền đề quyết định để
không gây ra đột biến về giá và ngăn chặn đầu cơ.
Thứ 5, triệt để tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng, cắt giảm chi tiêu

hành chính, các doanh nghiệp phải rà soát tất cả các khoản chi nhằm hạ giá
thành và phí lưu thông, mọi người mọi nhà triệt để tiết kiệm tiêu dùng, nhất
là nhiên liệu năng lượng. Đây là giải pháp vừa có tác dụng giảm sức ép về
cầu, giảm nhập siêu, vừa góp phần nâng cao hiệu quả của cả nền sản xuất xã
hội.
Thứ 6, tăng cường công tác quản lý thị trường, kiểm soát việc chấp
hành pháp luật nhà nước về giá.
Cuối cùng, mở rộng thực hiện các chính sách về an sinh xã hội, tăng
mức lương cho người lao động.

KẾT LUẬN
Năm 2011 vừa qua là một năm đầy sóng gió với kinh tế của nước ta khi
mà lam phát luôn ở mức cao và đáng báo động. Điều này đã gây ảnh hưởng
lớn đến việc sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân. Với các giải pháp
nêu trên cùng sự nỗ lực của Chính phủ, các doanh nghiệp và ý thức tiêu
dùng của mỗi người dân , rất hi vọng năm 2012 kinh tế Việt Nam có thế phát
triển ổn định.
7


Danh mục tài liệu tham khảo .
1. Giáo trình Kinh tế học đại cương, trường Đại học luật Hà Nội, NXB
Công an nhân dân.
2. Tạp chí kinh tế.
Các website.
1. www.wikipedia.org
8


2. www.nghiencuukinhtehoc.com

3. www.tailieu.vn

.

9



×