Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

chính sách tiền tệ và sự vận dụng của nó ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.71 KB, 9 trang )

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

2

NỘI DUNG

3

A.

CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

Chính sách tiền tệ là gì?

3

Mục tiêu chính sách tiền tệ
1. Ổn định giá trị đồng tiền
2. Tăng công ăn việc làm
3. Tăng trưởng kinh tế

3

B.

3
3
4


SỰ VẬN DỤNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
I.

II.
III.

IV.

3

Vận dụng các công cụ của chính sách tiền tệ đối với
ngân hàng trung gian và thị trường tiền tệ
1. Thay đổi dự trữ bắt buộc với ngân hàng trung gian
2. Thay đổi điều khiện và lãi suất chiết khấu,
tái chiết khấu.
3. Vận dụng chính sách thị trường bỏ ngỏ.
4. Kiểm soát tín dụng chọn lọc.

4

4
5
6
6
6

Chính sách lãi suất tiền vay và lãi suất tiền gửi ngân hàng. 7
Vận dụng các công cụ của chính sách tiền tệ đối với
khu vực tiền tệ đối ngoại.
1. Dự trữ ngoại hối

2. Can thiệp vào thị trường ngoại hối hay
thị trường hối đoái.
3. Chính sách ngoại hối
4. Sử dụng tỷ giá hối đoái như đòn bẩy thực hiện
chính sách tiền tệ

7
7
7
8
8

Vận dụng chính sách tiền tệ đi đôi với chính sách
tài chính.

8

KẾT LUẬN

8

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1

9


MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế, hệ thống ngân hàng của một đất nước đóng vai trò
hết sức quan trọng, như kiểm soát và điều tiết mức cung tiền cũng như các

vấn đề liên quan đến tiền tệ, quản lý hoạt động của các ngân hàng trung
gian, thực hiện nhiều nhiệm vụ của chính phủ, và để thực hiện được vai trò
này, ngân hàng trung ương vận dụng các công cụ của chính sách tiền tệ.
Chính sách tiền tệ là một chính sách vĩ mô. Nó tạo ra những tác động nhằm
định hướng và điều tiết nền kinh tế. Vì vậy để có một nền kinh tế tăng
trưởng phát triển cao và ổn định thì ngân hàng trung ương cần phải xem xét
vận dụng những công cụ gì của chính sách tiền tệ cho thích hợp với từng
giai đoạn phát triển của nền kinh tế. Ở Việt Nam, kể từ khi đổi mới đến nay,
chính sách tiền tệ đã từng bước được hình thành, hoàn thiện và phát huy tác
dụng đưa nước ta thoát khỏi thời kỳ khủng hoảng, phát triển nền kinh tế thị
trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay,
khi mà kinh tế nước ta đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế, tài
chính thế giới thì việc nghiên cứu chính sách tiền tệ và các công cụ của nó
có ý nghĩa đặc biệt quan trọng cả về mặt lý luận và thực tiễn. Nó sẽ góp
phần đưa nền kinh tế nước ta thoát khỏi khủng hoảng,từng bước ổn định và
tiếp tục phát triển vững chắc.
Cũng chính vì tầm quan trọng này mà trong đề tài này em xin đề cập
đến những chính sách tiền tệ và sự vận vụng của nó ở Việt Nam hiện nay.
Nhưng do sự hiểu biết của em còn hạn hẹp nên mong được sự góp ý chỉ bảo
thêm từ thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn!

2


NỘI DUNG
A. CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ.
I. Chính sách tiền tệ là gì?
Chính sách tiền tệ là chính sách do Ngân hàng Trung ướng thực hiện
trên cơ sở tăng hay giảm khối tiền tệ tùy theo tình hình kinh tế nhằm đạt

được những mục tiêu ổn định giá cả, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - như
kiềm chế lạm phát và tạo công ăn việc làm trong xã hội.
Tùy diều kiện các nước, chính sách tiền tệ có thể được xác lập theo hai
hướng: chính ách tiền tệ mở rộng (tăng cung tiền, giảm lãi suất để thúc đẩy
sản xuất kinh doanh, giảm tất ngiệp nhưng lạm phát tăng – chính sách tiền tệ
chống thất nghiệp) hoặc chính sách tiền tệ thắt chặt (giảm cung tiền, tăng lãi
suất làm giảm đầu tư vào sản xuất kinh doanh từ đó làm giảm lạm phát
nhưng thất nghiệp tăng – chính sách tiền tệ ổn định giá trị đồng tiền)
Vị trí chính sách tiền tệ: Trong hệ thống các công cụ đIều tiết vĩ mô
của Nhà nước thì chính sách tiền tệ là một trong những chính sách quan
trọng nhất vì nó tác động trực tiếp vào lĩnh vực lưu thông tiền tệ .Song nó
cũng có quan hệ chặt chẽ với các chính sách kinh tế vĩ mô khác như chính
sách tài khoá,chính sách thu nhập,chính sách kinh tế đối ngoại.
Đối với Ngân hàng trung ương ,việc hoạch định và thực thi chính sách
chính sách tiền tệ là hoạt động cơ bản nhất ,mọi hoạt động của nó đều nhằm
làm cho chính sách tiền tệ quốc gia được thực hiện có hiệu quả hơn.
II. Mục tiêu chính sách tiền tệ
1. Ổn định giá trị đồng tiền
Ngân hàng trung ương thông qua chính sách tiền tệ có thể tác động đến
sự tăng hay giảm giá trị đồng tiền của nước mình. Giá trị đồng tiền ổn định
được xem xét trên hai mặt: Sức mua đối nội của đồng tiền (chỉ số giá cả
hàng hoá và dịch vụ trong nước) và sức mua đối ngoại (tỷ giá của đồng tiền
nước mình so với ngoại tệ). Tuy vậy, chính sách tiền tệ hướng tới ổn định
giá trị đồng tiền không có nghĩa là tỷ lệ lạm phát = 0 vì như vậy nền kinh tế
không thể phát triển được, để có một tỷ lệ lạm phát giảm phảI chấp nhận
một tỷ lệ thất nghiệp tăng lên.

3



Tăng công ăn việc làm
Chính sách tiền tệ mở rộng hay thu hẹp có ảnh hưởng trực tiếp tới việc
sử dụng có hiệu qủa các nguồn lực xã hội,quy mô sản xuất kinh doanh và từ
đó ảnh hưởng tới tỷ lệ thất nghiệp của nền kinh tế. Để có một tỷ lệ thất
nghịêp giảm thì phải chấp nhận một tỷ lệ lạm phát tăng lên. Mặt khác, khi
tăng trưởng kinh tế đạt được do kết quả của cuộc cải tiến kĩ thuật thì việc
làm có thể không tăng mà còn giảm. Theo nhà kinh tế học Arthur Okun thì
khi GNP thực tế giảm 2% so với GNP tiềm năng, thì mức thất nghiệp tăng
1%.
Từ những điều trên cho thấy, vai trò của ngân hàng trung ương khi thực
hiện mục tiêu này : tăng cường đầu tư mở rộng sản xuất – kinh doanh, chống
suy thoái kinh tế theo chu kỳ, tăng trưởng kinh tế ổn định, khống chế tỷ lệ
thất nghiệp không vượt quá tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên.
2.

3.

Tăng trưởng kinh tế:
Tăng trưởng kinh tế luôn là mục tiêu của mọi chính phủ trong việc
hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô của mình, để giữ cho nhịp độ tăng
trưởng đó ổn định, đặc biệt việc ổn định giá trị đồng bản tệ là rất quan trọng,
nó thể hiện lòng tin của dân chúng đối với Chính phủ.
Mục tiêu này chỉ đạt được khi kết quả hai mục tiêu trên đạt được một
cách hài hoà.
Mối quan hệ giữa các mục tiêu : Có mối quan hệ chặt chẽ,hỗ trợ nhau,
không tách rời. Nhưng xem xét trong thời gian ngắn hạn thì các mục tiêu
này có thể mâu thuẫn với nhau thậm chí triệt tiêu lẫn nhau. Vậy để đạt được
các mục tiêu trên một cách hài hoà thì ngân hàng trung ương trong khi thực
hiện chính sách tiền tệ cần phải có sự phối hợp với các chính sách kinh tế vĩ
mô khác.

Mặt khác để biết các mục tiêu cuối cùng trên có thực hiện được không,
thì các ngân hàng trung ương phải chờ thời gian dài (một năm –khi kết thúc
năm tài chính).
B. SỰ VẬN DỤNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.
I.

1.

Vận dụng các công cụ của chính sách tiền tệ đối với ngân hàng trung
gian và thị trường tiền tệ
Thay đổi dự trữ bắt buộc với ngân hàng trung gian

4




Để khuyến khích ngân hàng trung gian mở rộng cho vay và gia tăng
khối tiền tệ, ngân hàng trung ương sẽ quy định lệ dự trữ bắt buộc ở
mức thấp .



Để thực hiện chính sách “thắt chặt” tiền tệ; hạn chế cho vay của
ngân hàng trung gian, ngân hàng trung ương quy định tỷ lệ dự trữ bắt
buộc ở mức cao

Như vậy, việc hạ thấp hay nâng cao tỷ lệ dự trữ bắt book thể hiện chính
sách mở rộng hay thắt chặt tiền tệ của ngân hàng trung ương. Đoi khi ngân
hàng trung ương còn phải vận dụng một cách uyển chuyển hơn bằng cách ấn

định mức tỷ lệ dự trữ bắt book cho từ loại tiền gửi thay vì ấn định chung.
Thay đổi điều khiện và lãi suất chiết khấu, tái chiết khấu.
Điều kiện và lãi suất chiết khấu, tái chiết khấu cũng là một trong
những công cụ để ngân hàng trung ương thực hiện chính sách tiền tệ của
mình đối với ngân hàng trung gian.
• Ngân hàng trung ương có thể đặt ra những điều kiện rộng rãi hay
nghiêm ngặt đối với ngân hàng trung gian trong khi thực hiện chiết
khấu hay tái chiết khấu nhằm để khuyến khích hay hặn chế tín dụng
đối với ngân hàng trung gian.
• Ngân hàng trung ương có thể hạ thấp hay nâng cao mức lãi suất
chiết khấu, tái chiết khấu để khuyến khích ngân hàng trung gian vay
mượn của ngân hàng trung ương.

2.

3. Vận dụng chính sách thị trường bỏ ngỏ.
Trên thị trường bỏ ngỏ, ngân hàng trung ương tham gia với tư cách là
người mua hay người bán các loại trái phiếu.

Bằng cách mua trái phiếu ngân hàng trung ương làm tăng khối dự
trữ của ngân hàng trung gian. Khi đó, ngân hàng trung gian có thể
mở rộng cho vay gấp bộ lần. Hơn nữa, việc ngân hàng trung ương
mua trái phiếu với lãi suất thấp góp phần tăng cung tín dụng từ đó
làm lãi suất tín dụng hạ thấp, kích thích các nhà doanh nghiệp đi
vay. Đây cũng là một cách gia tăng khối tiền tệ.

Bằng cách bán trái phiếu trên thị trường bỏ ngỏ cho bất cứ đối
tượng nào, ngân hàng, doanh nghiệp hay cá nhân, ngân hàng trung
ương thu hút tiền vào làm giảm bớt khối tiền tệ. Kết quả làm cho dự
trữ của ngân hàng trung gian tại ngân hàng trung ương bị giảm

thiếu, từ đó hạn chế khối lượng cấp phát tín dụng của ngân hàng
trung gian.
5


4. Kiểm soát tín dụng chọn lọc.
Trong khi thực hiện chiến lược phát triển kinh tế quốc gia có những
ngành, những hoạt độngcần được ưu tiên phát triển và những hoạt động cần
hạn chế. Chính sách trên làm giảm lãi suất cho vay đối với những ngành cần
ưu tiên phát triển và tăng lãi suất cho vay đối với những ngành cần giới hạn
ngân hàng trung ương góp phần thực hiện chính sách phát triển kinh tế của
nhà nước.
II. Chính sách lãi suất tiền vay và lãi suất tiền gửi ngân hàng.
Nói chung chính sách lãi suất tiền gửi và tiền vay có tác dụng cùng
chiều, vì khi lãi suất tiền gửi được nâng lên thì lãi suất cho vay cũng được
nâng lên. Có hai cách tác động vào lãi suất:
• Tác động gián tiếp: áp dụng ở phần lớn các nước công nghiệp phát
triển. Ngân hàng trung ương tác động vào lãi suất tiền vay và tiền
gửi thông qua lãi suất tái chiết khấu. Căn cứ vào lãi suất tái chiết
khấu ngân hàng trung gian áp dụng lãi suất tiền gửi và cho vay thích
hợp tùy theo tình hình thị trường.


Tác động trực tiếp: áp dụng ở các nước đang phát triển. Ngân hàng
trung ương tác động trực tiếp bằng cách ấn định lãi suất tiền gửi và
lãi suất cho vay tối đa.

III. Vận dụng các công cụ của chính sách tiền tệ đối với khu vực tiền tệ
đối ngoại.
1. Dự trữ ngoại hối

Ngân hàng trung ương được giao nhiệm vụ tạo lập và quản lý dự trữ
ngoại hối nhằm bảo vệ giá trị quốc ngoại của đồng tiền. Thông qua việc tăng
hay giảm dự trữ ngoại hối ngân hàng trung ương làm giảm hay tăng khối
tiền tệ lưu hành.
2. Can thiệp vào thị trường ngoại hối hay thị trường hối đoái.
Thị trường hối đoái là thị trường diễn ra giao dịch mua bán các loại
đồng tiền. Đó là nơi người ta mua bán ngoại hối.




Nguồn ngoại hối bán xuất phát từ các nhà xuất khẩu, những người
cung cấp dịch vụ cho người nước ngoài; du lịch hay đầu tư nước
ngoài,…tạo nên cung ngoại hối.
Nguồn ngoại hối mua xuất phát từ các nhà nhập khẩu trả tiền dich
vụ, trả tiền lời cổ tức hay chuyển ngân ra nước ngoài…tạo nên cầu
ngoại hối.
6


Ngân hàng trung ương với tư cách là một thành phần tham gia vào thị
trường có thể can thiệp bằng cách tác động trực tiếp hay gián tiếp vào quan
hẹ cung cầu ngoại hối. Tác động trực tiếp bằng cách thiết lập quỹ bình ổn
hay điều hòa ngoại hối và sử dụng quỹ này tác động trực tiếp vào cung cấu
ngoại hối. Tác động gián tiếp là thông qua ngân hàng thương mại để tác
động vào việc mua bán ngoại tệ của các nhà doanh nghiệp.
3. Chính sách ngoại hối
Tùy theo tình hình, mỗi nước có thể theo đuổi chính sách ngoại hối
riêng của mình. Nói chung có hai kiểu chính sách ngoại hối khác nhau


Chính sách ngoại hối tự do: những nước áp dụng chính sách này để
cho đơn vị tiền tệ của mình tự do chuyển đổi với mức độ kiểm soát
hạn hẹp.
• Chính sách độc quyền ngoại hối: Những nước áp dụng chính sách
này bắt book các tổ chức, cá nhân có ngoại tệ đều phải bán cho ngân
hàng được nhà nước cho phép kinh doanh ngoại hối, khi có nhu cầu hì
mua ngoại tệ ở ngân hàng theo tỷ lệ do ngân hàng trung ương quy
định.
4. Sử dụng tỷ giá hối đoái như đòn bẩy thực hiện chính sách tiền tệ.
• Tỷ giá thấp có tác dụng khuyến khích nhập khẩu và gây bất lợi cho
xuất khẩu. Vì vậy, chính sách tiền tệ nhằm duy trì tỷ giá thấp có tác
dụng trở ngại cho việ xuất khẩu và bất lợi cho việc chuyển dịch ngoại
tệ từ nước ngoài vào.
• Tỷ giá cao có tác dụng bất lợi cho nhập khẩu nhưng khuyến khích
xuất khẩu vì làm cho hàng nhập khẩu đắt hơn, hàng xuất khẩu rẻ hơn
dễ cạnh tranh trên thị trường thế giới. Vì vậy, chính sách tiền tệ nhằm
duy trì tỷ giá cao khuyến khích xuất khẩu hơn là nhập khẩu.
IV. Vận dụng chính sách tiền tệ đi đôi với chính sách tài chính.
Chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương muốn đạt được những
mục tiêu mong muốn cần vận dụng đồng bộ với chính sách tài chính. Chính
sách tài chính bao gồm 2 chính sách lớn đó là chính sách ngân sách và chính
sách thuế khóa. Lý do phải phối hợp chính sách tiền tệ với chính sách tài
chính vì:


Tác dụng của ngân hàng nhà nước trên toàn bộ hoạt động kinh tế lơn
hay nhỏ tùy theo vào tình hình ngân sách.
7





nếu ngân sách cân bằng ảnh hưởng của nó trên khối tiền tệ không lớn
lắm.



nếu ngân sách thiếu hụt thì sẽ làm tăng khối tiền tệ.



nếu ngân sách thặng dư có tác dụng làm giảm bớt khối tiền tệ.


Chính sách thuế khóa có tác dụng tái phân phối thu nhập làm tăng hay
giảm các yếu tố tiết kiệm, đầu tư, tiêu thụ…từ đó hỗ trợ cho tác dụng
của chính sách tiền tệ.

KẾT LUẬN
Như vậy, chính sách tiền tệ, đặc biệt là các công cụ của nó có vai trò
rất quan trọng trong nền khinh tế thị trường nói chung và nền kinh tế Việt
Nam nói riêng. Việc sử dụng các công cụ đó như thế nào sẽ có ảnh hưởng rất
lớn tới sự phát triển của nền kinh tế ở thời điểm cụ thể.
Ở Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị
trường tì việc áp dụng chính sách tiền tệ luôn đòi hỏi phải có sự phù hợp,
hiệu quả. Trong những năm đầu thời kỳ đổi mới việc áp dụng các công cụ
điều tiết trực tiếp có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc kiềm chế lạm phát
và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy vậy thời gian gần đây chúng đã bộc lộ
những hạn chế khi nền kinh tế bước sang một giai đoạn phát triển mới.
Trong khi đó các công cụ điều chỉnh gián tiếp mới được đưa vào sử dụng và

chưa thực sự phát huy hết, hoặc chưa thể hiện rõ vai trò của nó do nhiều
nguyên nhân gắn với thực lực của nề kinh tế.
Từ đó đòi hỏi chúng ta phải có những định hướng và giải pháp đúng
trong việc hoàn thiện các công cụ đó. Để có được điều này, bên cạnh sự định
hướng đúng đắn của Đảng và Nhà nước, cần phải có sự phat triển đồng bộ
về năng lực Ngân hàng Nhà nước, hệ thống Ngân hàng Thương mại…và
nhiều sự phối hợp đồng bộ khác.
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường ĐH Luật Hà Nội. Giáo trình Kinh tế học đại cương_NXB Công
an Nhân dân_Hà Nội 2002
8


2. Trường ĐH Kinh tế quốc dân. Giáo trình nguyên lí kinh tế vĩ mô_NXB L
Lao động_Hà Nội 2008
3. Bộ giáo dục và đào tạo, Kinh tế học vĩ mô_NXB Giáo dục Việt Nam,1997
- 2009

9



×