Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Đánh giá chung về thực trạng tình hình thu hút đầu tư trưc tiếp của các công ty đqg vào lãnh thổ việt nam giai đoạn 2008 62013 và thực trạng hoạt động chuyển giá của các công ty đqg trên lãnh thổ việt nam 2008 62013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 46 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
---------***--------

TIỂU LUẬN
TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
Đề tài:
Đánh giá chung về thực trạng tình hình thu hút đầu tư
trực tiếp của các công ty ĐQG vào lãnh thổ Việt Nam giai
đoạn 2008-6/2013 và thực trạng hoạt động “chuyển giá”
của các công ty ĐQG trên lãnh thổ Việt Nam (2008-6/2013)

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : Ph.D Nguyễn Thị Lan
NHÓM 2

GÁY
: TÊN + ĐỀ TÀI + NĂ
Hà Nội, 9/2013


MỤC LỤC
MỤC LỤC................................................................................................................................................2
PHẦN 1: ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM......................................................................2
PHẦN 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG “CHUYỂN GIÁ” CỦA CÁC CÔNG TY ĐA QUỐC GIA TRÊN LÃNH THỔ
VIỆT NAM (2008 – 6/2013)...................................................................................................................23
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................44


MỞ ĐẦU

Hiện nay, trong xu thế toàn cầu hóa, hầu hết các quốc gia đều nhận thấy được


tầm quan trọng của hoạt động đầu tư quốc tế đối với sự phát triển kinh tế. Vì vậy,
trong thời gian gần đây, các nước đều rất tích cực cải thiện môi trường đầu tư để hấp
dẫn, thu hút tối đa nguồn vốn nước ngoài nói chung và FDI nói riêng. Không thể phủ
nhận đối với nhiều nước, đặc biệt là các nước đang và kém phát triển, FDI là một đòn
bẩy kinh tế hữu hiệu giúp tang trưởng kinh tế, giải quyết những vấn đề khó khan và
đưa các nước này thoát khỏi đói nghèo. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực
không thể phủ nhận, có một vấn đề đặt ra là: Làm sao để các quốc gia sử dụng dòng
vốn FDI một cách hiệu quả nhất? Bởi lẽ, FDI cũng có thể là “con dao hai lưỡi”; nếu
như các Chính phủ không có những cơ chế và biện pháp phù hợp, rất có thể FDI sẽ trở
thành công cụ để làm giàu cho các nước phát triển thong qua các hình thức tinh vi, một
trong số đó là hiện tượng chuyển giá. Để nghiên cứu rõ hơn về vấn đề này, chúng em
đã quyết định lựa chọn đề tài tiểu luận “Đánh giá chung về thực trạng tình hình thu
hút đầu tư trực tiếp (vốn FDI) của các công ty đa quốc gia vào lãnh thổ Việt Nam thời
gian qua (2008-6/2013) và thực trạng hoạt động “chuyển giá” của các công ty ĐQG
trên lãnh thổ Việt Nam (2008-6/2013)”.Tiểu luận này gồm ba phần nhỏ:
Phần 1: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
Phần 2: Thực trạng tình hình thu hút vốn FDI của các công ty đa quốc gia vào Việt
Nam giai đoạn 2008 – 6/2013
Phần 3: Thực trạng hoạt động “chuyển giá” của các công ty đa quốc gia tại Việt
Nam giai đoạn 2008 – 6/2013
Thông qua việc nghiên cứu và tìm hiểu đề tài này, chúng em muốn đem đến cho
người đoc một cái nhìn tổng quan về những vấn đề liên quan đến FDI của các công ty
đa quốc gia tại Việt Nam, đặc biệt là hoạt động chuyển giá và từ đó đưa ra một số giải
pháp nhằm giải quyết hiện tượng này. Cũng qua tiểu luận này, chúng em hi vọng
người đọc sẽ có hứng thú và tìm hiểu một cách chuyên sâu hơn, từ đó có thể đem đến
những điểm mới cho vấn đề, góp phần đẩy lùi hiện tượng này, giúp cho kinh tế đất
nước ngày càng phát triển.
Xin cám ơn cô đã tạo điều kiện cho chúng em hoàn thành đề tài!
1



PHẦN 1: ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
1.1: KHÁI NIỆM, ĐẶCĐIỂM, CHỦ THỂ VÀ PHÂN LOẠI FDI
1.1.1: Khái niệm FDI
Theo IMF, FDI là hoạt động nhằm đạt được những lợi ích lâu dài trong một doanh
nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu tư,
mụcđích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp.
Theo OECD: Đầu tư trực tiếp nước ngoài được thực hiện nhằm thiết lập mối quan
hệ kinh tế lâu dài với một doanh nghiệp, đặc biệt là những khoản đầu tư mang lại khả
năng tạo ảnh hưởng đối với việc quản lý doanh nghiệp nói trên bằng cách: (i) Thành
lập hoặc mở rộng một doanh nghiệp hoặc một chi nhánh thuộc toàn quyền quản lý của
chủ đầu tư; (ii) Mua lại toàn bộ doanh nghiệpđã có; (iii) Tham gia vào một doanh
nghiệp mới; (iv) Cấp tín dụng dài hạn (>5 năm).
Còn theo Luật đầu tư Việt Năm (2005), có thể hiểu “FDI là hình thức đầu tư do
nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn đầu tư và tham gia kiếm soát hoạt động đầu tưở nước
ngoài theo qui định của luật này và các qui định khác của pháp luật có liên quan”.
Tóm lại, theo một định nghĩa chung nhất, FDI là “một hình thức đầu tư quốc tế
trong đó chủ đầu tư của một nước đầu tư toàn bộ hay một phần đủ lớn vốn đầu tư cho
một dự án ở nước khác nhằm giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát dự án
đó”.
1.1.2: Đặc điểm của FDI
FDI chủ yếu là đầu tư tư nhân với mục đích hàng đầu là tìm kiếm lợi nhuận: theo
cách phân loại đầu tư nước ngoài của nhiều tài liệu và theo qui định của luât pháp
nhiều nước, FDI là đầu tư tư nhân. Tuy nhiên, luật pháp của một số nươc (ví dụ như
Việt Nam) qui định trong trường hợp đặc biệt FDI có thể có sự tham gia góp vốn của
Nhà nước. Dù chủ thể là tư nhân hay nhà nước, cũng cần khẳng định FDI có mục đích
ưu tiên hàng đầu là lợi nhuận. Các nước nhận đầu tư, nhất là các nước đang phát triển
phải đặc biệt lưu ý diều này khi tiến hành thu hút FDI. Các nước tiếp nhận vốn FDI
cần xây dựng cho mình một hành lang pháp lý đủ mạnh và các chính sách thu hút FDI
hợp lí để hướng FDI vào phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của nước

mình, tránh tình trạng FDI chỉ phục vụ cho mục đích tìm kiếm lợi nhuận của các nhà
đầu tư.
2


Các nhà đầu tư phải đóng góp một tỷ lệ vốn tối thiểu trong vốn pháp định hoặc
vốn điều lệ theo quy định của luật pháp từng nước để giành quyền kiểm soát hoặc
tham gia kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tư. Luật các nước thường quy định không
giống nhau về vấn đề này. Luật Hoa Kỳ quy định tỷ lệ này là 10%, Pháp và Anh là
20%, Việt Nam là 30% và trong những trường hợp đặc biệt có thể giảm nhưng không
dưới 20%, còn theo quy định của OECD (1996) thì tỷ lệ này là 10% các cổ phiếu
thường hoặc quyền biểu quyết của doanh nghiệp - mức được công nhận cho phép nhà
đầu tư nước ngoài tham gia thực sự vào quản lý doanh nghiệp.
Tỷ lệ góp vốn của các nhà đầu tư sẽ quy định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên,
đồng thời lợi nhuận và rủi ro cũng được phân chia dựa vào tỷ lệ này.
Chủ đầu tư quyết định đầu tư, quyết đinh hình thức sản xuất kinh doanh và tự
chịu trách nhiệm về lỗ, lãi. Hình thức này mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao,
không có những ràng buộc về chính trị.
Thu nhập của chủ đầu tư phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mà
họ bỏ vốn đầu tư, nó mang tính chất thu nhập kinh doanh chứ không phải lợi tức.
FDI thường kèm chuyển giao công nghệ cho các nước tiếp nhận đầu tư thông qua
việcđưa máy móc thiết bị, bằng phát minh, sáng chế, bí quyết kĩ thuật, cán bộ quản
lý… vào nước nhận đầu tư để thực hiện dự án.
1.1.3: Phân loại FDI
• Theo cách thức xâm nhập:
Theo tiêu chí này FDI được chia thành 2 hình thức: đầu tư mới (GI) và sáp nhập
và mua lại qua biên giới (M&A cross-border).
• Theo quan hệ về ngành nghề, lĩnh vực giữa chủ đầu tư, lĩnh vực giữa chủ đầu tư
và đối tượng tiếp nhận đầu tư:
Theo tiêu chí này, FDI được chia thành 3 hình thức: FDI theoc hiều dọc, FDI theo

chiều ngang, FDI hỗn hợp.
• Theo định hướng của nước nhận đầu tư:
Theo tiêu chí này, FDI được chia thành 3 hình thức: FDI thay thế nhập khẩu, FDI
tăng cường xuất khẩu, FDI theo các định hướng khác của chính phủ.
3


• Theo định hướng của chủ đầu tư:
Theo tiêu chí này, FDI được chia thành hai hình thức: FDI phát triển và FDI
phòng ngự
• Theo hình thức pháp lý:
Tùy theo quy định của nước nhận đầu tư, FDI có thể được tiến hành dưới nhiều
hình thức pháp lý khác nhau…
1.1.4: Các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Theo quy định pháp lý của Việt Nam, FDI được tiến hành dưới nhiều hình thức
pháp lý chủ yếu là:
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BBC): Văn bản kí kết giữa hai bên hoặc nhiều
bên để tiến hành đầu tư kinh doanh tại Việt Nam trong đó quy định trách nhiệm chia
kết quả kinh doanh cho mỗi bên mà không thành lập pháp nhân mới. Hình thức FDI
này có sự tham gia của cả chủ đầu tư Việt Nam và chủ đầu tư nước ngoài. Điểm đặc
biệt của hình thức này là không hình thành pháp nhân mới (các bên đối tác thực hiện
quyền và nghĩa vụ của hợp đồng với tư cách pháp nhân cũ của mình). Hình thức này
thường áp dụng đối với một số ngành kinh tế đặc biệt như viễn thông, dầu khí… hoặc
chỉ áp dụng khi các chủ đầu tư nước ngoài thâm nhập vào một thị trường mới mà họ
chưa biết rõ.
- Doanh nghiệp liên doanh: là doanh nghiệp được hành lập tại Việt Nam trên cơ sở
hợp đồng liên doanh kí giữa hai bên hoặc nhiều bên, trường hợp đặc biệt có thể được
thành lập trên cơ sở kí kết hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ nước
ngoài để tiến hành đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.
Trong hình thức FDI này, cũng có sự tham gia của cả chủ đầu tư Việt Nam và

nước ngoài. Khác với BBC, liên doanh là hình thức hình thành pháp nhân mới ở Việt
Nam và là pháp nhân Việt Nam.
- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: Là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu
tư nước ngoài, do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam, tự quản lý và chịu
trách nhiệm về kết quả kinh doanh.

4


Khác với hai hình thức trên, hình thức FDI này không có sự tham gia của chủ đầu
tư Việt Nam. Cũng giống như liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài cũng
hình thành pháp nhân mớiở Việt Nam và là pháp nhân Việt Nam.
Ngoài ra, FDI ở Việt Nam còn được tiến hành bằng các hình thức Xây dựng –
Kinh doanh - Chuyển giao (BOT), Xây dựng - Chuyển giao – Kinh doanh (BTO), Xây
dựng - Chuyển giao (BT).
1.2: Chủ thể tham gia FDI:
Công ty đa quốc gia (MNCs) là khái niệm dùng để chỉ các công ty sản xuất hay
cung cấp dịch vụ ở ít nhất hai quốc gia. MNCs có thể ảnh hưởng lớn đến các mối quan
hệ quốc tế và các nền kinh tế của các quốc gia. Các công ty này cũng đóng vai trò
quan trọng trong quá trình qoàn cầu hóa. Một số người cho rằng một dạng mới của
MNC đang hình thành tương ứng với toàn cầu hóa đó là xí nghiệp liên hiệp toàn cầu.
Công ty đa quốc gia là công ty hoạt động và có trú ở tại nhiều nước khác nhau.
1.3: Môi trường pháp lý trong việc thu hút FDI tại Việt Nam
• Luật đầu tư nước ngoài (1987)
Việt Nam bắt đầu mở cửa từ năm 1986 và từ đó, nền kinh tế Việt Nam bắt đầu có
những bước chuyển biến và khởi sắc mới. Luật đầu tư nước ngoài 1987 ra đời, được
đánh giá là tương đối hấp dẫn và có tính khuyến khích đầu tư tại thời điểm đó. Luật
Đầu tư nước ngoài năm 1987 được soạn thảo dựa trên nội dung cơ bản của Điều lệ đầu
tư năm 1977, xuất phát từ thực tiễn Việt nam và có tham khảo kinh nghiệm của các
nước khác trên thế giới. Với một nội dung tương đối hấp dẫn, cấu trúc đơn giản, đầy

đủ và nhìn chung phù hợp với tập quán luật pháp Quốc tế, Luật Đầu tư nước ngoài tại
Việt Nam năm 1987 đã đáp ứng được mong mỏi của các nhà đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên bộ luật này vẫn còn nhiều hạn chế như: hạn chế sự hợp tác của nhà đầu
tư trong nước và nước ngoài, văn bản dưới luật không kịp thời, môi trường pháp lý
còn nhiều bất cập…
Việc cấp phép và quản lý hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài lúc này
hết sức chặt chẽ. Chế độ đối xử giữa nhà đầu tư trong nước và nước ngoài cũng có sự
phân biệt về lĩnh vực đầu tư, về điều kiện cấp phép (tỷ lệ nội địa hóa, tỷ lệ xuất

5


khẩu…), cơ chế 2 giá tỏng quản lý, tiền lương tối thiểu… Văn bản, thủ tục phức tạp,
chồng chéo.
Sau khi Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt nam ra đời năm 1987, đánh dấu mốc lịch
sử hình thành cho đến nay, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt nam đã qua bốn lần sửa
đổi, bổ sung lần thứ nhất vào năm 1990, lần thứ hai vào năm 1992 và đến năm 2000 đã
được thay thế bằng Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt nam mới và luật này cũng đã được
tiếp tục sửa đổi, bổ sung từ năm 2000. Những thời điểm đó đánh dấu những mốc phát
triển và hoàn thiện của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt nam.
• Luật đầu tư nước ngoài sửa đổi 1990:
Bộ luật đã có một số thay đổi: Mở rộng đối tượng đầu tư trong nước hợp tác với
nước ngoài, cam kết hơn nữa trong đảm bảo đầu tư, khuyến khích đầu tư với công
nghệ tiên tiến, sản xuất hang xuất khẩu, thay thế nhập khẩu…
• Luật đầu tư nước ngoài sửa đổi 1992:
Tiếp tục có những thay đổi nhứ: bổ sung đảm bảo về đầu tư, mở rông ngành nghề
lĩnh vực thu hút (lĩnh vực hạ tầng công nghiệp, kinh tế xã hội…), bổ sung các hình
thức BOT-BTO-BT, đầu tư nhiều hơn vào khu công nghiệp khu chế xuất, đối xử bình
đẳng hơn giữa đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước…
• Luật đầu tư sửa đổi 1996:

Bộ luật này đã hoàn thiện pháp lý trong quản lý, cải cách hành chính; qui định ưu
đãi thuế nhằm khuyến khích đầu tư vào ngành, vùng; phân cấp UBND tỉnh, thành phố
ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất cấp phép…Tuy nhiên sửa đổi nhìn
chung thu hẹp các ưu đãi, hạn chế đầu tư vào một số lĩnh vực, nâng giá thuê đất, đền
bù giải tỏa.
• Luật đầu tư nước ngoài sửa đổi năm 2000:
Luật cho phép chuyển đổi hình thức đầu tư thông qua sáp nhập hoặc tách, cho
phép chuyển đổi quyền sở hữu vốn, cho phép thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn,
giảm thuế chuyển lợi nhuận còn 3%, 5%, 7% (tuy nhiên từ đầu 2004 đã bỏ thuế này),
mở rông ưu đãi vào các ngành, vùng khuyến khích đầu tư
• Luật đầu tư 2005:
6


Nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, môi trường pháp lý, tạo sự thống
nhất trong hệ thống pháp luật về đầu tư, tạo "một sân chơi" bình đẳng, không phân biệt
đối xử giữa các nhà đầu tư; đơn giản hoá thủ tục đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để thu
hút và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư; đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc
tế; tăng cường sự quản lý của nhà nước đối với hoạt động đầu tư, năm 2005 Quốc hội
đã ban hành Luật Đầu tư và có hiệu lực từ 1/7/2006, Luật Đầu tư 2005 thay thế Luật
Đầu tư nước ngoài và Luật Khuyến khích đầu tư trong nước.
Bộ luật này xóa bỏ phần lớn phân biệt đối xử trong hoạt động sản xuất kinh doanh
giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Chính phủ đã phân cấp mạnh mẽ hơn
nữa trong công tác cấp giấy phép và quản lý đầu tư cho ủy ban nhân dân các tỉnh,
thành phố, ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kỹ
thuật.
Luật đầu tư 2005 đã góp phần cải thiện môi trường pháp lý ở Việt Nam và khiến
cho Việt Nam trở thành môi trường đầu tư ngày càng hấp dẫn và tiềm năng.
1.4: Tác động của FDI đối với Việt Nam
1.4.1: Tác động tích cực

• Cung cấp nguồn vốn quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội:
+ Tỷ trọng của FDI trong tổng vốn đầu tư biến động mạnh: khoảng 13% năm
1990; 30,4% năm 1995; dao động trong khoangr15-18% từ 2000-2006...
+ Giai đoạn 2007 – 2008 tỷ trọng tăng mạnh (24,3 và 31,4 %)..
• Đóng góp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: Khu vực FDI có tỷ lệ tăng trưởng cao
hơn các khu vực khác, so với tăng trưởng GDP chung, gấp khoảng 1,5 lần.
• Đóng góp quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa (tỷ trọng khu vực FDI trong giá trị sản xuất công nghiệp tăng mạnh
mẽ)

• Tạo ra nhiều ngành công nghiệp mới: 100% sản lượng của một số sản phẩm

công nghiệp (dầu khí, thiết bị máy tính, máy giặt, điều hòa..), 60% cán thép, 33% hàng
điện tử, 76% dụng cụ y tế chính xác, 49% sản phẩm da giày, 55% sản lượng sợi, 25%
hàng may mặc...
• Tác động lan tỏa tới các thành phần kinh tế khác
Góp phần quan trọng trong phát triển công nghệ, đặc biệt các ngành công nghệ
cao
Nâng cao năng lực cạnh tranh, gia tăng xuất khẩu của Việt Nam
1.4.2: Tác động tiêu cực
7


• FDI có tác động làm chuyển dịch cơ cấu theo hướng thay thế nhập khẩu, tập
trung vào các ngành được bảo hộ cao:
• Mất cân đối ngành nghề, vùng, lãnh thổ (lĩnh vực, ngành, dựán có tỷ lệ lợi suất
cao được các nhà đầu tư quan tâm hơn; địa điểm đầu tư thường ở những nơi có cơ sở,
kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội thuận lợi như thành phố lớn, địa phương có cảng biển,
hàng không; các tỉnh miền núi, vùng sâu vùng xa ít có FDI...)
• Chuyển giao công nghệ còn hạn chế (chưa tiếp cận được công nghệ nguồn mà

chỉ là công nghệ thứ hai)
• Quan hệ lao động chưa tuân thủ theo qui định pháp luật
• Tác động tiêu cực tới môi trường
• Lách thuế, trốn thuế, bảo hiểm xã hội

8


PHẦN 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH THU HÚT VỐN CỦA CÁC CÔNG TY
ĐA QUỐC GIA VÀO LÃNH THỔ VIỆT NAM 2008 – 6/2013
2.1 KHÁI NIỆM VÀ MỤC ĐÍCH THÀNH LẬP CÁC CÔNG TY ĐA QUỐC
GIA
2.1.1 Khái niệm
Công ty đa quốc gia là một tập đoàn kinh tế bao gồm nhiểu công ty con hay thực
thể kinh tế được thành lập ở nhiều nước khác nhau và có mối liên kết chặt chẽ với
nhau, chúng ảnh hưởng đến hoạt động của nhau và đặc biệt cũng có chung mục đích là
tối đa hóa lợi nhuận trên phạm vi quốc tế., Trust, Consortium, Concern và
Conglomerate, trong đó Concern và Conglomerate là hai hình thức phổ biến nhất của
công ty ĐQG hiện đại.
Sự hình thành của các công ty đa quốc gia bắt nguồn từ sự tích tụ tập trung, CMH
và hợp tác hóa cao độ trong sản xuất và tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau như:
Cartel, Syndicat
Một số công ty đa quốc gia ở Việt Nam:
MNC
Siemens AG
Honda
Toyota Motor
Corporation
Unilever
Toshiba

Sony
Intel
Google

Lĩnh vực kinh doanh
Tự động hóa và điều khiển, điện lực, vận tải, y tế, thông
tin, liên lạc và chiếu sáng.
Động cơ, xe máy
Sản xuất ô tô
Sản xuất các mặt hàng tiêu dung như mỹ phẩm, hóa chất
giặt tẩy, kem đánh răng, dầu gội, thực phẩm
Sản xuất sản phẩm dạng số, điện thoại dạng số, thiết bị và
thành phần điện tử, dụng cụ điện dùng trong nhà…
Mặt hàng: tivi, máy ảnh, máy tính xách tay và một số đồ
điện và đồ dân dụng khác…
Sản phẩm như chip vi xử lí cho máy tính, bộ mạch chủ, ổ
nhớ flash, cạc mạng và các thiết bị máy tính khác…
Internet, phần mềm máy tính…

2.1.2 Mục đích thành lập

9


Nhu cầu mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm: Các công ty đa quốc gia xuất phát
từ một quốc gia, tức là công ty quốc gia. Công ty quốc gia mang quốc tịch một nước
và vốn đầu tư vào công ty này thuộc quyền sở hữu của nhà tư bản nước sở tại. Khi
công ty quốc gia phát triển kinh doanh thì hàng hóa và dịch vụ mà nó cung ứng càng
nhiều và chất lượng. Lúc này, thị trường các nước lận cận hay các nước có nhu cầu sản
phẩm của công ty trở nên hấp dẫn.

Lợi thế so sánh về chi phí đầu vào: Cùng với nhu cầu phát triển thị trường tiêu thụ,
các công ty tìm được nguồn nguyên liệu, nhân công có chi phí thấp hơn tại quốc gia
mà công ty mang quốc tịch. Bên cạnh đó là các ưu đãi về thuế hay ưu đãi kinh tế từ
phía quốc gia nhập khẩu. Tận dụng những lợi thế ấy, các công ty này sẽ tiến hành xây
dựng chi nhánh, công ty con tại quốc gia sở tại.
2.2 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH FDI TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008 –
6/2013
2.2.1 Khái quát về tăng trưởng FDI từ 1988 – 2007
Từ 1989 – 2007, tình hình đầu tư FDI vào Việt Nam có nhiều biến động nhưng xu
hướng nhìn chung là tăng. Đặc biệt, những năm 2006, 2007 có sự tăng trưởng đột biến
về FDI.

(Số liệu của Tổng cục thống kê)

10


Điểu này được giải thích bằng cụ thể là:
29/12/1987, Luật đầu tư nước ngoài được Quốc hội nước CHXNCN Việt Nam
khóa VIII, kì họp thứ hai thông qua. FDI đã chính thức có mặt ở Việt Nam kể từ năm
1988.
7/1995, Việt Nam ra nhập ASEAN, kí hiệp định khung về hợp tác kinh tế với EU
và bình thường hóa quan hệ với Mĩ. Những sự kiện quan trọng này đã tạo ra những cơ
hội lớn cho lĩnh vực FDI.
7/11/2006, Việt Nam chính thức được kết nạp vào WTO, mở ra những cơ hội
trong thu hút vốn FDI. Năm 2007 chứng kiến sự lớn mạnh ngạc nhiên của đầu tư nước
ngoài vào Việt Nam: số lượng các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam là
1445 dự án, tăng gấp đôi so với năm 2006. Tổng số tiền đầu tư (bao gồm các khoản
đầu tư mới, đầu tư mở rộng) là 20,3 tỷ USD.
Đây là một kết quả ngoài mong đợi với sự có mặt của nhiều công ty đa quốc gia

tại Việt Nam như Coca Cola, Pepsi, Intel, Microsoft, Unilever, P&G, Nestle, Metro,
PWC, Kao, Avon, Mercedes Benz…
2.2.2 Tình hình đầu tư FDI vào Việt Nam từ 2008 – 6/2013
Năm 2008 đánh dấu đỉnh cao tăng trưởng cả về số dự án và quy mô vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam với những số liệu đáng ghi nhận:
Tổng số vốn FDI năm 2008 đạt 64,011 tỷ USD, tăng gấp gần 3 lần so với năm
2007. Tổng số dự án FDI là 1482, trong đó số dự án FDI được cấp mới là 1171 dự án
với tổng số vốn đăng ký đạt 60,217 tỷ USD, tăng 222% so với năm 2007. Số dự án
tăng vốn cũng rất lớn với 311 dự án đăng ký tăng thêm 3,74 tỷ USD. Bình quân số vốn
đăng ký đạt 51,4 triệu USD/dự án, gấp khoảng 4 lần so với năm 2007.

11


Có thể kể đến một số dự án đầu tư FDI lớn nhất năm 2008:
Dự án
Thép của Lion và Vinashin
Thép của Formosa
Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn
Dự án bất động sản New City
Khu du lịch Hồ Tràm
Tổ hợp hóa dầu Long Sơn
Đô thị đại học quốc tế Berjaya
Liên doanh Gtel Mobile
Tổ hợp nghỉ dưỡng Starbay
Khu khách sạn, giải trí Good Choice

Vốn đăng kí (tỉ USD)
9,8
7,8

6,2
4,3
4,2
3,7
3,5
1,8
1,6
1,3

(Theo: Cục đầu tư nước ngoài)

Tuy nhiên, sau 2008, từ 2009, vốn FDI có xu hướng tăng chậm lại so với trước
và tạo thành 1 xu hướng giảm suốt từ đó đến nay
Chỉ tiêu
FDI thực hiện
(tỉ USD)
FDI đăng ký
(tỉ USD)
Cấp mới
Tăng thêm
Số dự án
Cấp mới
(dự án)
Tăng vốn
(lượt dự án)

2009

2010


2011

2012

6/2013

10,000

11,000

11,000

10,460

5.700,00

21,48

18,595

15,356

13,013

10.472,94

16,345
5,137

17,23

1,366

12,101
3,255

7,854
5,159

5.812,67
4.660,86

839

1.155

665

554

215

351

435

217

374

(Theo số liệu của Bộ kế hoạch và Đầu tư)


Theo bảng số liệu trên, có thể rút ra một số nhận xét về tình hình vốn FDI vào Việt
Nam trong 5 năm vừa qua:
Sự suy giảm của FDI vào Việt Nam được nhìn thấy rõ rệt từ 2009 đến 2013, cả về
quy mô vốn FDI và số dự án.
2.2.3 Cơ cấu FDI giai đoạn 2008 – 6/2013
2.2.3.1 Theo lĩnh vực đầu tư
• Lĩnh vực công nghiệp và xây dưng:

12


Từ khi ban hành luật đầu tư nước ngoài, Việt Nam đã chú trọng thu hút FDI vào
lĩnh vực công nghiệp và xây dựng. Trước khi Việt Nam gia nhập WTO, chủ trương
thu hút FDI của chính phủ là ưu đãi các dự án sản xuất sản phẩm thay thế hàng nhập
khẩu, sản xuất hàng xuất khẩu, sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước. Đến giai đoạn
2000 – 2010, đặc biệt là sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đã bãi bỏ các ưu dãi đó.
Trong giai đoạn này, định hướng FDI vào các lĩnh vực công nghiệp xây dựng tuy có
thay đổi về lĩnh vực nhưng cơ bản vẫn theo định hướng khuyến khích sản xuất vật liệu
mới, sản phẩm công nghệ cao, công nghệ thông tin, cơ khí chế tạo… Đây cũng chính
là những dự án mà Việt Nam có khả năng tạo ra giá trị gia tăng cao và có lợi thế so
sánh. Vì vậy, cho đến nay các dự án thuộc lĩnh vực nêu trên, đặc biệt là các dự án
trong lĩnh vực chế biến, chế tạo vẫn giữ vai trò quan trọng, đóng góp cho tăng trưởng
kinh tế, xuất khẩu Việt Nam, tạo ra việc làm và nguồn thu nhập ổn định. Có thể kể đến
các chuyên ngành như: công nghiệp chế biến, chế tạo; sản xuất và phân phối điện, khí
đốt, nước; xây dựng; công nghiệp khai mỏ.

(Số liệu của Tổng cục thống kê)

Tính riêng trong năm 2008, công nghiệp và xây dựng là lĩnh vực hấp dẫn nhất.

Vốn FDI đăng ký mới tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, gồm
572 dự án với tổng vốn đăng ký 32,62 tỷ USD, chiếm 48,85% về số dự án và 54,12%
13


về vốn đầu tư đăng ký. Trong đó, công nghiệp chế biến chế tạo chiếm tỉ trọng lớn với
464 dự án.
• Lĩnh vực dịch vụ:
Nước ta đã có nhiều chủ trương chính sách tạo điều kiện thuân lợi cho hoạt động
kinh doanh và dịch vụ phát triểc từ khi thực hiện luật đầu tư nước ngoài. Nhờ vậy, khu
vực dịch vụ đã có những chuyển biến tích cực, đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu sản xuất
và tiêu dùng, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế.

(Số liệu của Tổng cục Thống kê)

Một số ngành dịch vụ như nhà hàng, khách sạn, các hoạt động kinh doanh tài sản
và dịch vụ, vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc, tài chính tín dụng tăng trưởng nhanh.
Cùng với việc thực hiện lộ trình thương mại dịch vụ trong WTO, Việt Nam đã tiếp tục
đẩy mạnh thu hút FDI phát triển các ngành dịch vụ trực tiếp phục vụ sản xuất và xuất
khẩu như giao thông vận tải…
Một hướng mới của dòng vốn FDI là đầu tư công nghệ cao. Số lượng và tên tuổi
những nhà máy sản xuất theo công nghệ mới, công nghệ cao trên thế giới đã xuất hiện
tại Việt Nam ngày một nhiều hơn. Có thể kể đến hàng loạt các tên tuổi như Fujitsu,
Samsung, Intel… và các dự án công nghệ cao như nhà máy sản xuất màn hình cảm
ứng của Tập đoàn Wintek- Đài Loan, nhà máy sản xuất pin năng lượng mặt trời của
tập đoàn công nghệ First Solar.
• Lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp:
14



Lượng FDI đầu tư vào lĩnh vực nông – lâm – nghư nghiệp chiếm tỉ trong rất nhỏ
so với ngành công nghiệp và dịch vụ.
Theo số liệu của Tổng cục thống kê, tính đến 31/12/2011, có 495 dự án nông –
lâm - ngư nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép với tổng số vốn đầu tư là
3264,5 triệu USD – một con số rất khiêm tốn so với tổng số 13 440 dự án. Trong đó,
phần lớn là các dự án nông lâm nghiệp.
Nguyên nhân của tình trạng này là do Việt Nam chưa có chiến lược, chính sách
thu hút và quy hoạch sử dụng FDI cho phát triển nông nghiệp và nông thôn. Các cơ
quan của ngành cũng chưa phối hợp với địa phương để có cơ chế chọn lựa đề xuất các
dự án FDI ưu tiên trong ngành, mong muốn của ngành chưa thể hiện thành chính sách
ưu đãi. Thêm nữa, sự hạn chế về cơ sở hạ tầng nông thôn cũng khiến các doanh nghiệp
FDI e ngại đầu tư, các doanh nghiệp trong nước lại không đủ năng lực chủ động kêu
gọi đầu tư.

(Theo số liệu của Tổng cục thống kê)

15


Xếp hạng lĩnh vực thu hút FDI nhiều nhất vào Việt Nam từ 2008 - 2012
Năm
Xếp hạng

1

2008

2009

2010


2011

2012

CN và

Dịch vụ lưu

Kinh doanh

CN chế biến,

CN chế biến

xây

trú và ăn

bất động sản chế tạo

chế tạo

dựng

uống
Công

Sản xuất phân


Kinh doanh

phối điện

bất động sản

Xây dựng

Bán buôn,

Kinh doanh
2

bất động sản nghiệp chế
biến, chế tạo

3

Công

SX và phân

nghiệp chế

phối điện,

biến, chế tạo khí, nước,
điều hóa

(Theo số liệu của Tổng cục thống kê)


2.2.3.2 Theo hình thức đầu tư
Dựa vào số liệu của năm 2008:

(Theo số liệu của Tổng cục Thống kê)

16

bán lẻ, sửa
chữa xe


Có thể thấy, sự phân bố nguồn vốn FDI không đồng đều. Cho đến thời điểm hiện
nay, hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài là hình thức chiếm tỉ trọng đầu tư FDI vào
Việt Nam lớn nhất. Xếp sau là hình thức liên doanh. Nguyên nhân là do các chính sách
khuyến khích đầu tư nước ngoài, cho phép nước ngoài đầu tư vào Việt Nam bằng tiền
nước ngoài, mọi thiết bị máy móc nhà xưởng, giá trị quyền sở hữu công nghiệp, bí
quyết kĩ thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ kĩ thuật…
Các công ty cổ phần, công ty mẹ con, công ty theo hình thức hợp đồng BTO, BT,
BOT còn ít, chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong cơ cấu FDI tại Việt Nam. Nguyên nhân là do
Việt Nam chưa hoàn thiện được hệ thống pháp luật chặt chẽ để sử dụng các hình thức
đầu tư trên.
2.2.3.3 Theo các đối tác đầu tư

(Theo số liệu của Tổng cục Thống kê)

Giai đoạn 2008 – 2013 ghi nhận những sự thay đổi trong tỉ trọng FDI đầu tư từ các
đối tác lớn.
Năm 2008 có 50 quốc gia và vùng lãnh thổ đăng ký đầu tư tại Việt Nam, trong đó
có 11 quốc gia và vùng lãnh thổ đăng ký đầu tư vốn trên 1 tỷ USD. Malaysia đứng đầu


17


bảng, với 55 dự án, vốn đăng ký 14,9 tỷ USD. Đài Loan đứng thứ 2, có 132 dự
án.Nhật Bản đứng thứ 3. Tiếp theo đó là Singapore và Bruney ở vị trí thứ 4 và 5.
Năm 2009, có 43 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, các nhà
đầu tư lớn nhất lần lượt là Hoa Kỳ với tổng vốn đăng ký chiếm 45,6% tổng vốn đầu tư
vào Việt Nam, Cayman Islands đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký chiếm 9,4%. Đứng
thứ 3 và 4 là Samoa và Hàn Quốc.
Năm 2010, 5 nước dẫn đầu vốn FDI vào Việt Nam là Singapore, Hàn Quốc, Hà
Lan, Nhật Bản, Hoa Kỳ.
Năm 2011, đối tác đầu tư trong lĩnh vực mua bán hàng hóa rất đa dạng, trong đó
phổ biến là cá quốc gia châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore và
một số quốc gia khác như Ý, Pháp, Đức… Trong đó, Nhật Bản là đối tác đầu tư có số
dự án được cấp phép nhiều nhất.
Năm 2012, Nhật Bản vẫn là nhà đầu tư dẫn đầu, với tổng vốn đầu tư đăng ký
chiếm 34,2% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Đài Loan đứng vị trí thứ hai; Singapore
đứng thứ 3, tiếp theo là Hàn Quốc, Samoa, BritishVirginIslands, Hồng Kông.
Tính đến tháng 6/2013, Nhật Bản vẫn duy trì là đối tác bền vững với vị trí số 1 với
gần 4 tỷ USD. Còn nhà đầu tư Singapore xếp thứ hai với tổng số vốn FDI đầu tư vào
Việt Nam cũng đạt hơn 3,4 tỷ USD. Đứng thứ ba là nhà đầu tư Liên Bang Nga với 7
dự án đăng ký đầu tư, tương ứng hơn 1 tỷ USD.
Có thể thấy, bên cạnh một số đối tác truyền thống như Hàn Quốc, Hồng Kông,
Singapore, Đài Loan từ giai đoạn trước 2008, giai đoạn 2008 – 6/2013 ghi nhận sự gia
tăng đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia của Nhật Bản, British Virgin Islands, Hoa
Kì…
Trong số các công ty nhượng quyền thương mại của Hoa Kỳ đã bắt đầu hiện diện
tại Việt Nam: KFC, Subway, Burger King, Coffee Bean & Tea Leaf, Pizza Hut, Pizza
Domino... nhiều công ty đầu tư Mỹ đã rót dòng vốn gián tiếp vào Việt Nam. Trong số

21 tập đoàn hàng đầu Mỹ vừa đến Việt Nam để tìm kiếm cơ hội đầu tư năm 2012, có
nhiều tên tuổi lớn như Chevron, Coca-Cola, Caterpillar, General Electric (GE). Tháng
7/2012, GE đã ký với Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia hợp đồng cung cấp thiết
bị cho đường dây 500KV Pleiku (Gia Lai) - Phú Lâm (TP. Hồ Chí Minh) dài 500 km
với số tiền 16,5 triệu USD. Đây sẽ là làn sóng đầu tư mới khi mà nhiều tên tuổi lớn
đang và sẽ đổ vốn vào Việt Nam để mở rộng kinh doanh.
2.2.3.4 Theo địa bàn đầu tư

18


Trên thực tế, bắt đầu từ 2010, tất cả 64 tỉnh thành của Việt nam đã thu hút được
lượng vốn đầu tư nhất định. Tuy nhiên, sự phân bố lượng FDI theo tỉnh thành là không
đồng đều. FDI tập trung chủ yếu ở các khu vực trọng điểm kinh tế, đặc biệt là các tỉnh
thành có cơ sở hạ tầng phát triển cũng như lao động có kĩ năng.

(Theo số liệu của Tổng cục Thống kê)

Vùng đồng bằng sông Hồng chiếm 20% tổng số vốn đăng kí của cả nước. Trong
đó, Hà Nội dẫn đầu vùng (chiếm 59% số vốn đăng kí cả vùng), tiếp đến là Hải Phòng,
Hải Dương, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh.
Vùng trọng điểm phía Nam thu hút 47% tổng số vốn đăng kí. Trong đó, TP Hồ
Chí Minh dẫn đầu cả nước.Tiếp đó là Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương. TP
Hồ Chí Minh.Bà Rịa-Vũng Tàu, Quảng Nam, Bình Dương liên tục là địa phương thu
hút nhiều vốn FDI nhất trong các năm từ 2009 – 2012.
Vùng trọng điểm miền Trung nổi lên mạnh mẽ trong 2 năm 2008, 2009; thu hút 1
lượng FDI đột biến. Nếu như năm 2007, FDI của khu vực này chỉ chiếm 6% tổng vốn
đăng kí của cả nước thì đến năm 2009, con số này đã lên tới 27%, trong đó nổi bật là 2
tỉnh Ninh Thuận và Phú Yên.
2.3 THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ VỀ THU HÚT VỐN FDI VÀO LÃNH THỔ

VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008 – 6/2013
2.3.1 Thành tựu về thu hút vốn FDI
Trong thời gian qua, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam đã đạt
được những thành tựu nổi bật:

19


Thứ nhất, dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng gia tăng, góp
phần bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.
Tính đến 31/12/2011, đã có 13440 dự án đầu tư nước ngoài được cấp phép với
tổng vốn đăng kí khoảng 199.078,9 triệu USD. Năm 2008 là năm Việt Nam thu hút
được lượng vốn FDI kỉ lục với tổng số vốn FDI năm 2008 đạt 64,011 tỷ USD, tăng
gấp gần 3 lần so với năm 2007.
Thứ hai, quá trình thu hút đầu tư nước ngoài đóng góp tích cực vào thành công
của cuộc đổi mới trong hơn 20 năm qua. Hiện khu vực đầu tư nước ngoài chiếm
khoảng GDP, đóng góp vào ngân sách Nhà nước; đồng thời thu hút hàng triệu lao
động trực tiếp và gián tiếp.
Thứ ba, đầu tư nước ngoài đã đóng góp tích cực thúc đẩy sự dịch chuyển cơ cấu
kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Về cơ cấu, khu
vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng khoảng 40% giá trị sản xuất công
nghiệp của cả nước; đầu tư nước ngoài tập trung chủ yếu ở các vùng kinh tế trọng
điểm đã góp phần làm cho các vùng này thực sự là vùng kinh tế động lực để lôi kéo sự
phát triển chung và các vùng phụ cận.
Thứ tư, đầu tư nước ngoài là cầu nối quan trọng giữa kinh tế Việt Nam và nền
kinh tế thế giới, thúc đẩy phát triển thương mại, du lịch và tạo điều kiện quan trọng để
Việt Nam hội nhập ngày càng chủ động và sâu hơn vào đời sống kinh tế thế giới.
Thứ năm, đầu tư nước ngoài có tác động đến kinh tế trong nước, thúc đẩy các
doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, đổi mới phương thức quản trị kinh doanh
cũng như phương thức kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Thông qua đầu tư nước ngoài, nhiều nguồn lực trong nước như lao động, đất đai,
lợi thế kinh tế, tài nguyên đã được khai thác và sử dụng hiệu quả hơn.
2.3.2 Hạn chế về thu hút FDI
Mặc dù đã đạt mức tăng trưởng cao nhưng kết quả thu hút FDI từ MNC trong
những năm qua vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Môi trường đầu tư kinh doanh tuy
đã tiếp tục được cải thiện nhưng vẫn có những dự án, sau khi nhà đầu tư khảo sát tại
Việt Nam đã thôi không đầu tư nước hoặc chuyển sang đầu tư nước khác.
Việt Nam là một trong số ít các nước đang phát triển được các nhà đầu tư nước
ngoài đánh giá cao về các lợi thế đầu tư, đặc biệt là trên cả bốn phương diện: sự ổn
định chính trị, địa lí, khả năng khống chế tỉ lệ lạm phát và quản lí tỉ giá. Tuy nhiên,
Việt Nam cũng là một trong số những quốc gia còn yếu trong vấn đề bảo vệ quyền sở
hữu trí tuệ, hiệu quả của các dịch vụ hành chính, cơ sở hạ tầng, hệ thống thuế và khung
pháp luật cho hoạt động đầu tư nước ngoài, một số nhà đầu tư có tâm lí chờ đợi các
20


văn bản hướng dẫn thi hành các luật mới. Ngoài ra, các tình trạng đình công chưa
được ngăn chặn kịp thời; tình trạng tranh chấp kéo dài và triển khai dự án chậm chưa
được giả quyết thỏa đáng cũng gây ảnh hưởng xâu đến môi trường đầu tư.
Tỉ lệ các dự án đầu tư nước ngoài có sử dụng công nghệ cao, công nghệ nguồn đã
tăng trong giai đoạn từ 2008 đến nay, trong số các đối tác đầu tư thì châu Âu và Hoa
Kì là những cái tên được nhắc nhiều hơn trong thời gian gần đây. Song, vốn đầu tư
chưa lớn và cũng chưa tương xứng với tiềm năng của họ.
Nhìn chung, tiến độ dự án thực hiện còn chậm so với luận chứng kinh tế kĩ thuật
của dự án. Nhiều dự án bất động sản vẫn dậm chân tại chỗ do vướng cơ chế chính
sách. Một số dự án gặp vướng mắc kéo dài chưa được xử lí dứt điểm gây ảnh hưởng
xấu đến môi trường đầu tư. Kết quả là chênh lệch giữa vốn đăng kí và vốn thực hiện
còn lớn; tốc độ tăng vốn thực hiện chưa cao.
Một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không thực hiện đúng những quy
định của luật pháp về việc sử dụng lao động là người Việt Nam; như kéo dài thời gian

học nghề, không thực hiện đúng chế độ bảo hiểm xã hội, kéo dài thời gian lao động
trong ngày, thậm chí, có những hành động xử phạt trái pháp luật. Trong khi đó, nhiều
người lao động không nắm được quy định của pháp luật, cộng thâm việc thiếu các tổ
chức công đoàn, các cán bộ của phía ta không bảo vệ được người lao động…, đó là
những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những tranh chấp về lao động trong các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Tỉ lệ các dự án giải thể trước thời hạn vẫn còn ở mức cao.
Việc quản lí đầu tư nước ngoài tại các địa phương chưa thống nhất, cạnh tranh
trong thu hút đầu tư giữa các địa phương còn gây ảnh hưởng đến mục đích chung.
2.4

ĐỊNH HƯỚNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ FDI CỦA CÁC CÔNG TY ĐA

QUỐC GIA VÀO VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN TỚI
2.4.1 Định hướng về lĩnh vực đầu tư
2.4.1.1 Ngành công nghiệp
• Các ngành đặc biệt khuyến khích đầu tư là: công nghệ thông tin, điện tử, vi điện
tử, công nghệ sinh học…
Chú trọng công nghệ nguồn từ các nước phát triển (như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản)
Coi trọng thu hút FDI gắn với nghiên cứu phát triền và chuyển giao công nghệ
• Công nghiệp phụ trợ:
Giảm chi phí đầu vào về nguyên liệu, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của
các sản phẩm sản xuất trong nước.
2.4.1.2 Dịch vụ
Dich vụ là ngành có tiềm năng lớn nhất thu hút FDI cho phát triển kinh tế.
21


Thu hút đầu tư vào các ngành dịch vụ tuân theo lộ trình mở cửa trong cam kết
WTO, bảo vệ doanh nghiệp trong nước và thu hút vốn phát triển kinh tế.

Khuyến khích mạnh đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực y tế, giáo dục đào tạo
Mở cửa theo lộ trình các lĩnh vực “nhạy cảm” như: ngân hàng, tài chính, vận tải,
viễn thông, bán buôn, bán lẻ, văn hóa…
Khuyến khích đầu tư nước ngoài tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng (theo phương
thức hượp đồng BOT, BT, BTO)
2.4.1.3 Nông-Lâm-Ngư nghiệp
Trồng trọt và chế biến nông sản, tập trung dự án vào các vùng trông và chế biến
nông sản xuất khẩu theo hướng thâm canh, nâng cao chất lượng, hạ giá thành, đổi mới
thiết bị chế biến.
Chăn nuôi và chế biến sản phẩm chăn nuôi: tập trung thu hút các dự án sản xuất
giống vật nuôi có chất lượng cao, tiếp tục thu hút đầu tư về sản xuất thức ăn chăn nuôi
chất lượng cao.
Trồng rừng và chế biến gỗ: tập trung vào các dự án sản xuất giống cây chất lượng,
cho năng suất cao nhằm đáp ứng nhu cầu trông rừng nguyên liệu.
2.4.2 Định hướng thu hút vốn đầu tư theo vùng
Vốn FDI sẽ vẫn tập trung chủ yếu vào các địa phương có điều kiện thuận lợi, nhất
là các vùng kinh tế trọng điểm.
Tăng cường thu hút FDI tạo các vùng khó khăn, thu hút bằng ưu đãi và tăng
cường xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng kĩ thuật, giao thông, điện, nước…góp phần
đẩy nhanh thu hẹp khoảng cách giữa các vùng.
Tận dụng đất trống đòi trọc, ít giá trị nông nghiệp để phát triển khu công nghiệp,
xây dựng nhà máy.

22


PHẦN 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG “CHUYỂN GIÁ” CỦA CÁC CÔNG TY
ĐA QUỐC GIA TRÊN LÃNH THỔ VIỆT NAM (2008 – 6/2013)
3.1 KHÁI NIỆM VÀ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT “CHUYỂN GIÁ”
3.1.1 Khái niệm chuyển giá

Chuyển giá được hiểu là việc thực hiện chính sách giá đối với hàng hóa, dịch vụ
và tài sản được chuyển dịch giữa các công ty thành viên của cùng một tập đoàn không
theo giá thị trường nhằm chuyển lợi nhuận từ nước này sang nước khác, tránh nộp thuế
đầy đủ, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của cả tập đoàn.
Đây là hoạt động mang tính chủ quan, cố ý của các tập đoàn đa quốc gia nhằm
thay đổi giá trị trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong quan hệ với các bên liên kết trên
nguyên tắc so sánh mặt bằng thuế ở các nước của công ty con, sau đó điều chuyển thu
nhập từ nơi có mức thuế cao sang nơi có mức thuế thấp hơn nhằm đạt được lợi nhuận
cao nhất. Kết quả của việc chuyển giá là tăng chi phí đầu vào, giảm giá thành đầu ra
thấp hơn giá thị trường, từ đó giảm thu nhập chịu thuế tại các quốc gia có thuế thu
nhập doanh nghiệp cao.
Chuyển giá có đối tượng tác động chính là giá cả. Sở dĩ giá cả có thể được xác
định lại trong những trường hợp giao dịch như vậy xuất phát từ ba lý do:
(i) Xuất phát từ quyền tự do định đoạt trong kinh doanh, các chủ thể hoàn toàn có
quyền quyết định giá cả của một giao dịch. Do đó họ hoàn toàn có quyền mua hay
bán hàng hóa, dịch vụ với giá cả mà họ muốn.
(ii) Xuất phát từ mối quan hệ gắn bó chung về lợi ích giữa nhóm liên kết nên sự khác
biệt về giá giao dịch dược thực hiện giữa các chủ thể kinh doanh có cùng lợi ích
không làm thay đổi lợi ích của toàn cục.
(iii) Việc quyết định chính sác giá giao dịch giữa các thành viên trong nhóm liên kết
không thay đổi tổng lợi ích chung nhưng có thể làm thay đổi tổng nghĩa vụ thuế
của họ. Thông qua việc định giá, nghĩa vụ thuế được chuyển từ nơi bị điều tiết cao
sang nơi bị điều tiết thấp hơn và ngược lại. Mỗi quốc gia có các chính sách kinh tế
- xã hội không đồng nhất, dẫn đến các chính sách thuế và các quy định ưu đãi về
thuế khác nhau. Do đó, chênh lệch mức độ điều tiết thuế vì thế là điều tất yếu.

23



×