Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Thực địanhững thuận lợi và khó khăn trong bảo tồn thiên nhiên tại VQG Ba Bể

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (859.09 KB, 20 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
VQG Ba Bể là một di sản thiên nhiên non nước hữu tình, đẹp vào bậc nhất nước ta
hiện nay. Là một di sản thiên nhiên quý giá, đó là một phức hệ hồ, song, núi đá vôi từ dốc
vừa đến dốc đứng, xen giữa núi đá vôi có nhiều núi đất tạo nên cảnh quan phong phú và
đa dạng. VQG Ba Bể nằm trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, cách Hà Nội 250km về phía Đông
Bắc.
VQG Ba Bể là một trog 31 VQG ở Việt Nam có giá trị cảnh quan độc đáo và tính
đa dạng sinh học cao với nhiều loài đặc hữu. Đây là một VQG với đầy đủ các nét đặc
trưng của một rừng nguyên sinh miền Bắc đồng thời là một hệ sinh thái đất ngập nước
với một hồ nước ngọt bậc nhất cả nước. Vườn được thành lập năm 1992, với nhiệm vụ
bảo tồn các hệ động thực vật, nghiên cứu khoa học và phát triển du lịch sinh thái. VQG
hiện vẫn là nơi sinh sống của một số lượng lớn dân cư thuộc các dân tộc Tày, Mông, Dao
nên dẫn đến việc công tác bảo tồn thiên nhiên gặp nhiều khó khăn.
Để tìm hiểu về công tác bảo tồn thiên nhiên ở VQG Ba Bể gặp những thuận lợi,
khó khăn gì?. Qua chuyến đi thực địa vừa qua, cũng như sự giúp đỡ của các thầy cô giáo
và thông tin của các cán bộ bên VQG Ba Bể cung cấp, tôi đã thực hiện bài tiểu luận về:
“Những thuận lợi và khó khăn trong bảo tồn thiên nhiên tại VQG Ba Bể” . bài làm
còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô để bài tiểu luận được hoàn
chỉnh hơn.


Hình 1. Một góc của VQG Ba Bể
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ VQG BA BỂ
1.1 Lịch sử hình thành
Ngày 01/01/1977, khu rừng cấm Ba Bể được thành lập.
Ngày 13/03/1977, Ba Bể được công nhận là danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử.
Ngày 10/11/1992, VQG Ba Bể chính thức được thành lập.
Tháng 03/1995, được hội nghị quốc tế về hồ nước ngọt tại Mỹ xếp vào danh sách hồ
nước ngọt tự nhiên đẹp nhất thế giới cần bảo vệ và phát triển.
Cuối năm 2004, VQG Ba Bể được công nhận là di sản Asean.
1.2 Điều kiện tự nhiên


1.2.1 Vị trí địa lý


Hình 2. Bản đồ các vùng xung quanh VQG Ba Bể
Vườn Quốc gia Ba Bể cách thành phố Bắc Kạn 70 km và cách Thủ đô Hà Nội 250
km về phí Bắc, thuộc địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Tổng diện tích Vườn 10.048
ha, gồm toàn bộ xã Nam Mẫu và một phần diện tích của các xã Khang Ninh, Cao
Thượng, Cao Trĩ, Quảng Khê, Hoàng Trĩ - huyện Ba Bể, xã Nam cường - huyện Chợ
Đồn; Vườn có tọa độ địa lý như sau:
Từ 220 06’12’’ đến 22008’14’’ Vĩ độ Bắc;
Từ 105009’07’’ đến 105012’22’’ Kinh độ Đông;
Tổng diện tích tự nhiên 7.610 ha, trong đó:
Khu bảo vệ nghiêm ngặt: 3226,2 ha
Khu phục hồi sinh thái: 4083,6 ha 5
Khu hành chính, dịch vụ: 300,2 ha
Vùng đệm: 42100 ha


1.2.2 Địa hình
VQG Ba Bể là một phức hệ hồ, sông, suối núi đá vôi từ dốc vừa đến dốc đứng,
xen giữa núi đá vôi là nhiều núi đất tạo nên một cảnh quan đa dạng và phong phú. Toàn
bộ khu vực VQG Ba Bể là núi đá vôi hiểm trở, một phần nhỏ là các thung lũng núi đất
xen kẽ, nhỏ và hẹp.
VQG Ba Bể nằm trên độ cao từ khoảng 150 đến 1089m so với mặt nước biển. Về
cấu trúc địa chất, chiếm ưu thế là đá vôi với nhiều đỉnh cao lởm chởm, độ phân cắt lớn,
nhiều sườn đồi dốc bao quanh các thung lũng, sông suối. Địa hình núi đá vôi có nhiều
hang động, lớn nhất là động Puông dài 300m, có sông Năng chảy qua, tạo nên cảnh quan
thiên nhiên đầy vẻ ngoạn mục .
VQG Ba Bể có diện tích là 7610ha,trong đó diện tích rừng chiếm 85%, gồm 3
phân khu chức năng, với các hệ sinh thái và cảnh quan thiên nhiên rất đa dang. Trung tâm

vườn là Hồ Ba Bể, mặt hồ rộng gần 500ha, chiều dài 8km, nằm trên độ cao 150m và có
độ sâu 35m. Nối với hồ là hệ thống sông suối bao quanh cùng các khu rừng thường xanh
phủ kín hệ núi đá vôi trùng điệp, tạo nên nét đẹp kỳ vĩ cho khung cảnh thiên nhiên trong
vùng.
1.2.3 Khí hậu, thủy văn
1.2.3.1. Khí hậu
Vườn Quốc gia Ba Bể nằm trong tiểu vùng khí hậu của vùng Đông Bắc Việt Nam.
Một năm chia làm hai mùa rõ rệt (mùa mưa và mùa khô).
- Mùa mưa: từ tháng 4 đến tháng 10.
- Mùa khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau.
- Nhiệt độ trung bình năm: 22 0C (Nhiệt độ tối cao không quá 40 0C; nhiệt độ tối
thấp có thể xuống đến 00C).
- Độ ẩm trung bình khá cao >80%. Lượng mưa không lớn do bị núi che chắn
(trung bình 1.378mm/năm). Các tháng mùa mưu lượng mưa đạt 91%. Điều kiện thời tiết
khác thuận lợi cho việc phát triển của cây rừng. Tuy nhiên thời tiết xuất hiện một số hiện
tượng cực đoan như sương muối vào mùa đông, sạt lở đất vào mùa mưa.


1.2.3.2. Thủy văn
Tổng diện tích mặt nước gần 500 ha bao gồm Hồ Ba Bể và 4 con sông, suối chính
nối với hồ. Phía Nam và Tây Nam có sông Chợ Lèng, suối Bó Lù và Tả Han đổ nước vào
Hồ với diện tích lưu vực là 420 km 2. Nước trong hồ chảy về sông Năng phí Bắc và tiếp
tục chảy về sông Gâm cung cấp nước cho hồ thủy điện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang.
Tổng diện tích lưu vực sông Năng là 1.420km2.
Cả 4 con sông, suối nối trên đều bắt nguồn từ những đỉnh núi cao, địa hình dốc,
thường gây ra lũ lớn vào mùa mưa. Theo kết quả điều tra cơ bản của Viện khoa học thủy
lợi thực hiện trong năm 2002, lưu lượng nước của ba con sông, suối phía Nam khoảng
gần 1.000m3/s đổ vào hồ, sông Năng kết quả đo được vào tháng 8/1971 là 942m/s chảy
qua Hồ.
1.3 Điều kiện kinh tế, xã hội

1.3.1 Dân cư
VQG Ba Bể nằm trong địa giới hành chính huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn, nhưng
phía Tây lại giáp huyện Nà Hang, tỉnh Tuyên Quang, có chung vùng đệm với khu bảo tồn
thiên nhiên Nà Hang( Xã Đà Vị, Huyện Nà Hang). Hiện nay, trong khu bảo vệ nghiêm
ngặt của vườn có 524 hộ, với 3.200 nhân khẩu, số dân sống trong vùng đệm có hơn 6000
nhân khẩu. Các dân tộc sinh sống ở đây có người Tày chiếm 44%, người H’mông chiếm
54%, người Dao, Nùng, Kinh chiếm 2%. Tuy có nhiều dân tộc khác nhau nhưng dân cư ở
đây có tính cộng đồng cao, sống đoàn kết. Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa độc đáo
riêng của mình.
1.3.2 Kinh tế
Với phương thức canh tác chủ yếu là trồng lúa nước, và canh tác nương rẫy, người
dân ở đây chỉ có thu nhập bình quân mỗi năm khoảng 298kg lương thực quy thóc, mức


thiếu lương thực ở các hộ nghèo là từ 2 đến 4 tháng trong năm. Các khoản chi tiêu hàng
ngày của mỗi hộ gia đình đều lấy từ sản phẩm nông nghiệp và bán các sản phẩm khai
thác từ rừng. Khi không còn dựa và nghề rừng như hiện nay, thì các khoản tiền đó lấy từ
thu nhập từ sản xuất nông nghiệp (lúa, hoa màu, sản phẩm phụ), và các thu nhập khác do
nhà nhước trợ cấp( nếu có).
1.3.3 Giáo dục
Trong 7 xã quanh VQG Ba Bể mỗi xã chỉ có 1 trường tiểu học, tuy nhiên cơ sở
vật chất, trang thiết bị đã được đầu tư hiện đại hơn. Số trẻ em đi học đạt 90%. Số ít trẻ
em không đi học là do điều kiện quá khó khăn, bố mẹ không cho đi học.
Quanh VQG chủ yếu là Tày, H’mông, và một cơ số dân tộc Kinh, Nùng sinh sống
nên dân ở đó có trình độ dân trí thấp, những người già không biết viết, nói tiếng phổ
thông, chủ yếu giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ địa phương.
1.3.4 Giao thông:
Hiện đã có đường lớn dải nhựa đi vào VQG Ba Bể. Các đường vào thôn bản cũng
được mở rộng, thuận lợi cho việc đi lại của người dân và khách du lịch.
1.3.5 Du lịch

Đến du lich hồ Ba Bể, du khách sẽ được hòa mình vào một thắng cảnh thiên nhiên
hùng vĩ và đầy hấp dẫn; được đắm mình trong ao Tiên trong lành, mát mẻ mang câu
chuyện cổ tích huyền bí; được thưởng ngoạn suối thác, ăn rau rừng, cá suối, gà đồi...;
khám phá hang động (động Puông, động Hua Mạ) với nhiều hình thù, cột đá độc đáo,
trong động còn có đàn dơi hàng chục vạn con sinh sống và trú ngụ; được chiêm ngưỡng
một thác Đầu Đẳng ngoạn mục của những tảng đá lớn nhỏ xếp chồng lên nhau và đảo bà
1Góa độc đáo nằm giữa lòng hồ… Nước hồ Ba Bể bốn mùa một màu xanh ngắt đầy


quyến rũ, được bao bọc bởi rừng nhiệt đới tạo nên khí hậu nơi đây rất mát mẻ và trong
lành.
Với những nét đặc trưng đó, du lịch hồ Ba Bể không những được xem là một trong
những thế mạnh đặc trưng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của huyện, mà còn
được xác định rõ trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020 và tầm
nhìn đến 2030, trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ đến năm
2020 và định hướng đến năm 2030.

CHƯƠNG 2. HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC
2.1 Hiện trạng rừng và sử dụng đất
Tổng diện tích tự nhiên: 10.048 ha, trong đó:
* Đất lâm nghiệp: 9.025,0 ha.
+ Đất có rừng: 7.724,8 ha (99,6% đất có rừng). độ che phủ đát 75,6%, chất lượng
rừng còn khá tốt.
- Rừng tự nhiên: 7.696,7 ha. Trung bình 61,8% đất có rừng, rừng trên núi đa vôi
chiếm 28,3% đất có rừng, còn lại là rừng hỗn giao, rừng tre nứa, rừng phục hồi, rừng
nghèo… chiếm 10% đất có rừng.
- Rừng trồng: 28,1 ha, chiếm 0,4% đất có rừng.
+ Đất chưa có rừng: 1.301,2 ha.
* Đất ngoài lâm nghiệp: 1.022,0 ha.
2.2 Tài nguyên rừng

2.2.1. Hiện trạng thảm thưc thực vật
Trên cơ sở phân loại thảm thực vật rừng Việt Nam của GS, TS Thái Văn Trừng,
thảm thực vật của Vườn Quốc gia Ba Bể có thể xếp vào các kiểu rừng và thảm tươi như
sau:
- Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới trên núi đá vôi: 2.186,2 ha.


- Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp (>700m): 909.1 ha.
- Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi thấp (<700m): 4.484,6 ha.
- Kiểu phụ rừng hỗn giao tre nứa - cây lá rộng:61,5 ha.
- Kiểu phụ rừng tre nứa: 55,3 ha.
- Kiểu phụ thứ sinh rừng trồng: 28,1 ha.
- Thảm tươi cây bui: 1.301,2 ha.

Hình 2. Rừng tại VQG Ba Bể

2.2. Hệ thực vật, động vật và phân bố của các loài quy hiếm
2.2.1. Tài nguyên thực vật rừng:
Có 909 loài, 517 chi, 149 họ, 5 ngành. Trong đó 26 loài quý, hiếm thuộc 24 chi,
20 họ (16 loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam 2007); 09 loài được ghi trong sách đỏ
của IUCN năm 2009; có 11 loài thuộc Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ. Ngoài
ra trên địa bàn có loài đặc hữu đó là nghiến, lim, trúc Dây thuộc họ cỏ (Poaceae), lớp một
lá mầm thường mọc trên các vách đá ven hồ và dọc sông Năng.


Hình 3. Cây nghiến trăm năm tuổi trong rừng ở VQG Ba Bể
2.2.2. Tài nguyên động vật rừng:
Có khu hệ động vật đa dạng phong phú với nhiều loài quý, hiếm. Năm 2012 điều
tra, thống kê được 316 loài động vật có xương sống trên cạn (40 loài thú, 233 loài chim,
27 loài bò sát) và 16 loài lưỡng cư. Hồ cũng là nơi có nguồn thủy sản phong phú với 107

loài cá thuộc 5 bộ và18 họ.
Trong tổng số các loài hiện thống kê được, đã có 41 loài (30 loài động vật có
xương sống trên cạn, 11 loài cá) được ghi trong sách đỏ Việt Nam năm 2007 là những
loài cần phải bảo vệ nghiêm ngặt như: Voọc đen má trắng, Cầy vằn bắc, Rắn hổ mang
chúa.


Hình 4.
Vooc mũi


Hình 4.


CHƯƠNG 3. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG BẢO TỒN
THIÊN THIÊN TẠI VQG BA BỂ
3.1 Bảo tồn thiên nhiên là gì?
Là sự bảo tồn các tài nguyên sống bao gồm việc duy trì các quá trình sinh thái cơ
bản, giữ gìn tính đa dạng di truyền, sử dụng bền vững các loài và hệ sinh thái. Có thể nói
bảo tồn là sử dụng khôn ngoan và quản lí thận trọng các tài nguyên thiên nhiên, sao cho
từ đó được những lợi ích xã hội có thể có ở mức cao nhất cho các thế hệ hiện tại và tương
lai.
3.2 Mục tiêu của bảo tồn
Mục tiêu trước mắt
Tổ chức tốt việc quản lý, bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, bảo tồn nguồn gen, động
thực vật quý hiếm trên cạn, dưới nước và các cảnh quan thiên nhiên.
Tiến hành quy hoạch lại, tổ chức lại và ổn định đời sống dân cư trong vùng phù
hợp với yêu cầu bảo vệ.
Từng bước phục hồi lại rừng theo chương trình của vườn trong các phân khu chức
năng.

Mục tiêu lâu dài
Đối với phân khu bảo vệ nghiêm ngặt
Bảo vệ và phục hồi toàn bộ diện tích rừng, cảnh quan thiên nhiên, nơi sống của
các loài hoang dã.
Bảo vệ và theo dõi diễn biến của tài nguyên rừng và các nguồn gen động vật
Ngăn chặn mọi tác động đến rừng và động vật hoang dã
Nghiên cứu, đề xuất thực thi phương án di chuyển hoặc ổn định các làng bản sống
trong khu này phù hợp với quy chế rừng và mục tiêu bảo tồn.
Đối với phân khu phục hồi sinh thái:


Thực hiện trồng rừng, tái sinh rừng
Phục hồi nơi cư trú và các nguồn gen động vật hoang dã
Thực hiện chính sách về lâm sinh phù hợp quy chế rừng đặc dụng
Ngăn chặn mọi hành vi xâm phạm đến rừng và động vật hoang dã.
3.3 Những thuận lợi trong bảo tồn thiên nhiên tại VQG Ba Bể
Hiện nay, các khu bảo tồn thiên nhiên được xây dựng bao gồm các phong cảnh
thiên nhiên độc đáo, các hệ thống sinh thái điển hình, rừng nguyên thủy, khu bảo tồn các
sinh vật quí hiếm,... Việc bảo tồn thiên nhiên vừa là nơi bảo vệ hệ thống sinh thái tự
nhiên vừa là thư viện sống về các loài sinh vật hoang dã và bảo vệ một số hệ sinh thái tự
nhiên tiêu biểu, động thực vật quí hiếm, cảnh quan tự nhiên kỳ thú và các di tích lịch sử
nổi tiếng, tránh sự phá hoại của con người, giúp các nhà khoa học có điều kiện nghiên
cứu khoa học và là nơi dạy học, thực tập lý tưởng cho các nhà khoa học trẻ tuổi.
Việc bảo tồn thiên nhiên còn giúp điều hòa không khí, làm cho môi trường không
khí được trong lành.
Thực hiện các công việc mà không làm nguy hại đến hệ sinh thái, các nguồn gen,
không làm tiêu giảm tài nguyên như nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái.
Rừng được bảo vệ: vì tất cả các hoạt động săn bắn động vật quý hiếm, khai thác
gỗ, đốt rừng, khai thác vàng, và đặt bẫy thú rừng đều cấm.
Việc bảo tồn sẽ mang lại cho họ một cuộc sống tốt đẹp hơn với hệ thống cơ sở hạ

tầng hoàn chỉnh hơn, hệ thống cây trồng vật nuôi phong phú hơn, và đặc biệt là có nhiều
cơ hội việc làm cho họ để kiếm nguồn thu nhập (làm công nhân nuôi trồng và bảo vệ
rừng).
3.4 Những khó khăn trong bảo tồn thiên nhiên tại VQG Ba Bể
Bên cạnh những thuận lợi trong việc bảo tồn thiên nhiên, thì việc bảo tồn còn gặp
nhiều khó khăn. Hiện nay, Tổng dân số sinh sống trong và xung quanh khu vực Vườn có


hơn 23.000 người, trong đó dân số sống trong vùng đệm trong (vùng lõi) khoảng 3.500
người. Thành phần dân tộc chủ yếu là người Tày, Dao chiếm 90% dân số;

người

H’mông, Nùng, Kinh, chiếm 10% dân số. Cuộc sống của người dân nơi đây chủ yếu bằng
nông nghiệp (làm ruộng nước, làm nương rẫy, đánh bắt cá .v.v.) trong khi đó lại thiếu đất
canh tác, chất đốt, vật liệu làm nhà và sự gia tăng dân số nên mức sống thấp. Vì vậy, cuộc
sống phụ thuộc và rừng là rất lớn.

Hình 5. Nông sản từ rừng vừa là lương thực, vừa đem lại kinh tế cho người dân
Xung quanh Vườn có hơn 3.000 hộ dân sinh sống, thêm khách du lịch ở các nơi
về tham quan nên việc xử lý rác là điều rất khó. Rác luôn được chồng chất tại một chỗ,
gây bốc mùi hôi thối, nên việc gây ô nhiễm môi trường là điều dễ hiểu.


Hình 6. Rác được chất đống một nơi trên đường vào vườn
Do ảnh hưởng mặt trái của xã hội về nhu cầu sử dụng lâm sản ngày càng lớn, giá
thành cao, đặc biệt là các loài lâm sản quý, hiếm. Vì vậy, tình hình hoạt động khai thác,
tàng trữ, buôn bán lâm sản trái pháp luật đang tiểm ẩn nhiều nguy cơ và diễn biến hết sức
phức tạp


.
Hình 6.Cây nghiến do lâm tặc xẻ gỗ rừng ở Ba Bể


Mặt khác do ảnh hưởng mặt trái của các hoạt động du lịch sinh thái cũng đang
tiểm ẩn ngay co gây ô nhiễm môi trường và sinh thái, cụ thể như: phần lớn là sử dụng
xuồng (động cơ Diezel) để vận chuyển khách du lịch. Vì vậy, lượng dầu máy thải ra gây
ô nhiễm môi trường là rất lớn; Cùng với đó là lượng rác thải sinh hoạt từ các hoạt động
du lịch cũng đang là mối đe dọa ô nhiễm môi trường.
Sử dụng chất nổ trong đánh bắt cá còn xảy ra ở vùng lòng hồ, mỗi tháng từ 1 đến 2
vụ. Nguyên nhân là thiếu sự kết hợp chặt chẽ của lực lượng công an, chính quyền địa
phương, kiểm lâm và quần chúng.
Hiện tượng xói mòn và bồi tụ lòng hồ gia tăng, chưa có biện pháp khắc phục. Hiện
diện tích đất trống đồi trọc đầu nguồn sông Chợ Lèng chiếm 60%, hàng năm bồi tụ lấn hồ
từ 15 đến 20 mét.
Cơ sở hạ tầng vạt chất, trang thiết bị của VQG chưa đáp ứng yêu cầu quản lý bảo
vệ, một số trạm kiểm lâm cần được củng cố, xây dựng lại, nguồn kinh phí hoạt động cho
công tác bảo tồn còn hạn chế.
Sự hạn chế về trình độ, kĩ năng của cán bộ trong công tác quản lý và bảo vệ chưa
đủ điều kiện để mở các lớp tập huấn, tham quan học tập trong và ngoài nước. Chưa xây
dựng cơ sở dữ liệu điều tra, giám sát đa dạng sinh học và tác động của con người đến tài
nguyên rừng , hoạt động điều tra rừng còn mang tính hành chính. Chính quyền cơ sở ít
tham gia vào xây dựng kế hoạch hoạt động chung của Vườn.
Dịch vụ du lịch còn yếu, chưa được tổ chức tốt , hoạt động du lịch gây nhiều tác
động đến VQG. Việc quản lý khách du lịch tập trung chưa tốt, thiếu hợp tác đồng bộ về
quản lý du lịch, gia tăng lượng phương tiện xuồng máy, gây ô nhiễm lòng hồ và quấy
nhiễu động vật hoang dã, vẫn còn du khách vi phạm quy chế bảo vệ cảnh quan thiên
nhiên và tài nguyên trong VQG.



Khó khăn lớn nhất trong bảo tồn là còn nhiều hộ dân sống bên trong và xung
quanh Vườn với đời sống còn nhiều khó khăn, trình độ nhận thức thấp nên nếu sơ hở
trong quản lý là họ sẵn sàng vi phạm lâm luật. Trong thời gian tới cần có biện pháp giúp
đỡ người dân nâng cao nhận thức và tìm cách giúp họ phát triển kinh tế mà không nhờ
vào rừng, và phải di dời dân cư từ vùng lõi ra vùng đệm.
3.5 Một số biện pháp
VQG Ba Bể được đánh giá là một trong những VQG Việt Nam có tính đa dạng
sinh học cao nhưng đối mặt với nhiều khó khăn. Vì vậy dưới đây là một số biện pháp
giúp cho công tác bảo tồn được tốt hơn:
Tổ chức tốt việc xây dựng và triển khai kế hoạch về công tác quản lý, bảo vệ các
hệ sinh thái tự nhiên, các nguồn gen động, thực vật quý hiếm và các cảnh quan thiên
nhiên thuộc phạm vi Vườn quản lý.
Xây dựng và củng cố hạt kiểm lâm, hệ thống các trạm bảo vệ rừng, đội cơ động và
mọi hoạt động của đơn vị này
Phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nước tiến hành điều tra động, thực vật để
có các giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững, đặc biệt là các loài nguy cấp, quý, hiếm.
Thường xuyên tuyên truyền, quảng bá các giá trị của nguồn tài nguyên, thiên
nhiên đa dạng sinh học khu di sản cho cấp cấp, các ngành trong và ngoài tỉnh thông qua
các hội nghị, hội thảo chuyên đề về công tác bảo tồn hoặc các hệ thống bảng biển tuyên
truyền quảng bá.
Tăng cường phổ biến các thể chế pháp luật liên quan đến công tác bảo tồn cho
cộng đồng địa phương và du khách thông qua hình thức họp thôn bản hoặc các ngày lễ
hội lớn của địa phương. nhằm nâng cao nhận thức và thu hút sự tham gia tích cực trong
công tác bảo tồn.


Nâng chất lượng phục vụ, dịch vụ du lịch: nâng cấp cơ sở hạ tầng, xây dựng các
tour, tuyến du lịch kết hợp tuyên truyền giáo dục cộng đồng hướng tới mục tiêu bảo vệ
thiên nhiên và đa dạng sinh học ở VQG.
Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ, đặc biệt cán nộ nghiên cứu

khoa học và kiểm lâm
Tăng cường công tác tuyên truyên nhằm nâng cao nhận thức cho cộng đồng về
bảo vệ môi trường, đặc biệt là thế hệ trẻ. Cụ thể, đã tổ chức tập huấn sự kỹ năng sự dụng
bộ công cụ hỗ trợ hoạt động giáo dục môi trường cho đoàn thanh niên, giáo viên và học
sinh của hai trường THCS xã Nam Mẫu, Khang Ninh; thành lập được hai câu lạc bộ bảo
tồn tại hai trường THCS xã Khang Ninh, Nam Mẫu với 100 thành viên tham gia; thường
xuyên tổ tổ chức thi vẽ tranh về bảo vệ môi trường tại hội xuân Ba Bể cho các em học
sinh từ lớp 3 đến lớp 9 và tổ chức các buổi tọa đàm về môi trường tại các trường học trên
địa bàn.
Tất cả các hoạt động trên đều nhằm phục hồi, xây dựng các sinh cảnh sống phù
hợp, bảo đảm cho các loài hoang dã tồn tại và phát triển lâu dài. Đồng thời ổn định đời
sống của nhân dân thông qua các hoạt động hỗ trợ du lịch sinh thái, khoán quản lý bảo vệ
rừng, khuyến nông, khuyến lâm. Để đạt được mục đích này phải luôn đảm bảo nguyên
tắc mục tiêu bảo tồn phải hài hòa với mục tiêu phát triển.


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
VQG Ba Bể là một khu bảo tồn thiên nhiên có một nền văn hóa lịch sử lâu đời và
chứa đựng nhiều giá trị tiềm năng mang ý nghĩa khoa học. Có một hệ thống động thực
vật phong phú, có nhiều loài đặc hữu của Việt Nam và trên thế giới. Trong những năm
trở lại đây Ban quản lý VQG Ba Bể đã có rất nhiều nỗ lực trong công tác bảo vệ, bảo tồn
tài nguyên thiên nhiên. Đã thực hiện các chủ trương và chính sách giao khoán đất lâm
nghiệp, giao khoán và bảo vệ rừng cho cộng đồng dân cư. Cho nên đời sống của người
dân từng bước đã được cải thiện, người dân có công ăn việc làm, có thu nhập từ việc
trồng rừng. Chính vì vậy mà việc khai thác, đốt nương làm rẫy, việc di cư ngày càng
giảm, và đặc biệt là các hoạt động săn bắn động thực vật đã giảm đi rất nhiều. Điều đó
chứng tỏ cộng đồng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong vấn đề bảo vệ, phát triển
rừng và bảo tồn thiên nhiên của VQG. Tuy nhiên trong công tác quản lý, giao khoán đất
rừng cho người dân vẫn còn nhiều bất cập. Các hoạt động chặt phá rừng, săn bắn động

thực vật của cộng đồng dân cũng như của các lâm tặc vẫn xảy ra.
Kiến nghị
Về kinh tế, trước mắt phải gần như bao cấp, cấp vốn, cho vay vốn, tạo dựng hạ
tầng, tạo tiền đề lâu dài cho dân cư. Phải đảm bảo mức sống cho dân cư và bồi dưỡng,
hướng dẫn, giáo dục cho cộng đồng dân cư làm theo chủ trương chính sách đã vạch ra.
Ban quản lý VQG cần phải làm tốt công tác dân vận, để tuyên truyền, vận động thường
xuyên, liên tục hơn nữa trong những năm tiếp theo, làm cho mọi người có trách nhiệm và
nghĩa vụ, tham gia thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp những nội dung bảo vệ hệ sinh thái,
nguồn gen và phát triển rừng, gắn bó bền vững với diện tích rừng tại địa phương, để gìn
giữ một màu xanh tươi mãi mãi cho VQG Ba Bể.




×