Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

HIỆN TRẠNG QUẢN lý tài NGUYÊN SINH học tại vườn QUỐC GIA bến EN HUYỆN NHƯ THANH, TỈNH THANH hóa đến năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (479.71 KB, 65 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------

NGUYỄN THỊ TÂM
Tên đề tài:
“HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN SINH HỌC TẠI VƯỜN QUỐC GIA
BẾN EN HUYỆN NHƯ THANH, TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2014”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

:

Chính quy

Chuyên ngành

:

Địa chính môi trường

Khoa

:

Quản lí Tài nguyên

Khóa học


:

2011 - 2015

Giảng viên hướng dẫn

:

Th.S Nguyễn Minh Cảnh

Khoa Quản lí Tài nguyên - Trường Đại học Nông Lâm

Thái Nguyên - 2015


1`DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

TỪ VIẾT TẮT

Ý NGHĨA

15

BQL

Ban quản lý

12


CP

Chính phủ

8

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

1

ĐDSH

Đa dạng sinh học

4

ĐNN

Đất nghập nước

3

HST

Hệ sinh thái

7


IUCN

Tổ chúc bảo tồn thiên nhiên thế giới

5

KBT

Khu bảo tồn

11

KTXH

Kinh tế xã hội

14

PCCCR

Phòng cháy chữa cháy rừng

13

QLBVR

Quản lý bảo vệ rừng

6


TNTN

Tài nguyên thiên nhiên

10

UBND

Ủy ban nhân dân

2

VQG

Vườn quốc gia

9

WWF

Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên


MỤC LỤC
PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1
1.2 Mục đích yêu cầu ..................................................................................................2
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................2
1.2.2 Yêu cầu...............................................................................................................2
1.2.3. Ý nghĩa của đề tài ..............................................................................................2

1.2.3.1. Ý nghĩa trong học tập, nghiên cứu khoa học .................................................2
1.2.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................2
PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU .........................................................................3
2.1. Tài nguyên sinh học tại Việt Nam .......................................................................3
2.1.1. Một số khái niệm ..............................................................................................3
2.1.1.1. Khái niệm đa dạng sinh học ..........................................................................3
2.1.1.2. Bảo tồn ĐDSH ...............................................................................................3
2.1.1.3. Quản lý ĐDSH...............................................................................................5
2.2. Hiện trạng bảo tồn đa dạng sinh học trên Thế Giới và ở Việt Nam ....................6
2.2.1. Hiện trạng bảo tồn đa dạng sinh học trên Thế giới ...........................................6
2.2.2. Hiện trạng tài nguyên sinh học tại Việt Nam ....................................................8
2.3. Hiện trạng quản lý và bảo tồn tài nguyên sinh học ..............................................9
2.3.1. Hiện trạng quản lý và bảo tồn tài nguyên sinh học trên thế giới .....................9
2.3.2. Hiện trạng quản lý và bảo tồn tại Việt Nam ...................................................10
2.3.2.1. Các chiến lược, chính sách quản lý và bảo tồn ............................................10
2.3.2.2. Ảnh hưởng của người dân vùng đệm và vùng lõi đến tài nguyên sinh học .11
2.3.2.3. Ảnh hưởng của hoạt động du lịch sinh thái đến tài nguyên sinh học ..........12
PHẦN III NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................14
3.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................14
3.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................14
3.3. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................14
3.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................14
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu ..........................................................................14


3.4.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: ........................................................14
3.4.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: .........................................................14
3.4.1.2. Phương pháp chuyên gia: .............................................................................15
3.4.1.3. Phương pháp xử lý số liệu: ..........................................................................15
PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................16

4.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của Vườn quốc gia Bến En ......................16
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ..........................................................................................16
4.1.1.1. Vị trí địa lý ...................................................................................................16
4.1.1.2. Địa chất .......................................................................................................16
4.1.1.3. Khí hậu .........................................................................................................16
4.1.1.4. Thủy văn.......................................................................................................17
4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội .................................................................................17
4.1.2.1. Dân số ...........................................................................................................17
4.1.2.2. Thực trạng một số ngành sản xuất kinh tế ...................................................18
4.1.2.4. Cơ sở hạ tầng ...............................................................................................18
4.2. Hiện trạng nguồn tài nguyên sinh học tại vườn quốc gia Bến En .....................19
4.2.1. Tài nguyên thực vật .........................................................................................19
4.2.1.1. Đa dạng các kiểu thảm thực vật ...................................................................21
4.2.1.2. Đa dạng hệ sinh thái .....................................................................................23
4.2.1.3. Các loài thực vật có giá trị bảo tồn ..............................................................27
4.2.1.4. Giá trị sử dụng của các loài thực vật ...........................................................30
4.2.2. Tài nguyên động vật ........................................................................................32
4.3. Nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học tại VQG Bến En ........................36
4.3.1. Ảnh hưởng của người dân vùng đệm và vùng lõi đến tài nguyên sinh học ....36
4.2.2 Ảnh hưởng của hoạt động du lịch sinh thái đến tài nguyên sinh học ..............40
4.2.3.

Ảnh hưởng của pháp luật đến công tác quản lý bảo vệ rừng .....................41

4.4. Thực trạng công tác quản lý và bảo tồn tài nguyên sinh học tại VQG Bến En ........43
4.4.1. Hệ thống cơ cấu tổ chức, nguồn lực và cơ sở hạ tầng ....................................43
4.4.2. Công tác đào tạo phát triển du lịch sinh thái và giáo dục nhận thức ..............46


4.5. Đề xuất các giải pháp quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia

Bến En .......................................................................................................................48
4.5.1. Các giải pháp hạn chế tối đa ảnh hưởng của người dân đến sự đe doạ tính đa
dạng sinh học tại VQG ..............................................................................................48
4.5.2. Các giải pháp phát huy và bảo tồn nguồn gen ................................................50
4.5.3. Giải pháp đối với hệ thống chính sách,cơ chế quản lý ...................................50
4.5.4 Giải pháp đối với hoạt động du lịch .................................................................51
PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................52
5.1 Kết luận ...............................................................................................................52
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................54


DANH SÁCH BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Thực vật có số lượng loài còn nhiều trên Thế giới.....................................7
Bảng 4.1: Hiện trạng rừng và đất Lâm nghiệp VQG Bến En ...................................19
Bảng 4.2: Sự phân bố thành phần hệ thực vật VQG Bến En ....................................25
Bảng 4.3: Thống kê số lượng họ, chi, loài trong ngành hạt kín VQG Bến En .........26
Bảng 4.4 Mười họ thực vật phổ biến nhất ở VQG ....................................................26
Bảng 4.5 Thành phần loài thực vật của VQG Bến En với một số Vườn quốc gia và
khu BTTN khu vực phía Bắc............................................................................27
Bảng 4.6: Một số loài thực vật nguy cấp, quý hiếm trong VQG ..............................29
Bảng 4.7 Các nhóm công dụng của thực vật trong khu vực nghiên cứu ..................30
Bảng 4.8 Mười loài thú nguy cấp, quý hiếm tại VQG ..............................................32
Bảng 4.9 Một số loài chim quý hiếm tại VQG trong sách đỏ Việt Nam ....................33
Bảng 4.10 Danh sách các loài bò sát, ếch nhái quý hiếm tại VQG ..........................35
Bảng 4.11 Các loại gỗ thường được người dân khai thác .........................................37
Bảng 4.12: Tình trạng săn bắt và sử dụng động vật hoang dã của người dân .................38
Bảng 4.13 Các loài lâm sản ngoài gỗ được người dân sử dụng thường xuyên.........39
Bảng 4.14 Tổng hợp thực thi pháp luật ở VQG ........................................................42
Bảng 4.15 Tổng hợp nguồn lực cán bộ công nhân viên trong VQG ........................44

Bảng 4.16: Số lượng khách thăm quan qua các năm..................................................47


MỤC LỤC
PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1
1.2 Mục đích yêu cầu ..................................................................................................2
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................2
1.2.2 Yêu cầu...............................................................................................................2
1.2.3. Ý nghĩa của đề tài ..............................................................................................2
1.2.3.1. Ý nghĩa trong học tập, nghiên cứu khoa học .................................................2
1.2.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................2
PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU .........................................................................3
2.1. Tài nguyên sinh học tại Việt Nam .......................................................................3
2.1.1. Một số khái niệm ..............................................................................................3
2.1.1.1. Khái niệm đa dạng sinh học ..........................................................................3
2.1.1.2. Bảo tồn ĐDSH ...............................................................................................3
2.1.1.3. Quản lý ĐDSH...............................................................................................5
2.2. Hiện trạng bảo tồn đa dạng sinh học trên Thế Giới và ở Việt Nam ....................6
2.2.1. Hiện trạng bảo tồn đa dạng sinh học trên Thế giới ...........................................6
2.2.2. Hiện trạng tài nguyên sinh học tại Việt Nam ....................................................8
2.3. Hiện trạng quản lý và bảo tồn tài nguyên sinh học ..............................................9
2.3.1. Hiện trạng quản lý và bảo tồn tài nguyên sinh học trên thế giới .....................9
2.3.2. Hiện trạng quản lý và bảo tồn tại Việt Nam ...................................................10
2.3.2.1. Các chiến lược, chính sách quản lý và bảo tồn ............................................10
2.3.2.2. Ảnh hưởng của người dân vùng đệm và vùng lõi đến tài nguyên sinh học .11
2.3.2.3. Ảnh hưởng của hoạt động du lịch sinh thái đến tài nguyên sinh học ..........12
PHẦN III NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................14
3.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................14
3.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................14

3.3. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................14
3.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................14
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu ..........................................................................14


PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Đa dạng sinh học có vai trò rất quan trọng đối với việc duy trì các chu trình
tự nhiên và cân bằng sinh thái. Đó là cơ sở của sự sống còn và thịnh vượng của loài
người và sự bền vững của thiên nhiên trên trái đất. Trong những năm gần đây,
trước xu thế ngày càng giảm về số lượng của các loài động, thực vật quý hiếm . Các
quốc gia và các tổ chức phi chính phủ đã và đang rất nỗ lực hành động để bảo tồn
các nguồn gen quý hiếm của trái đất.
Việt Nam là một nước có nguồn tài nguyên sinh vật đa dạng và phong phú
nhưng sự tác động khai thác của con người đang ảnh hưởng lớn đến suy giảm tính
đa dạng sinh học, đa dạng các loài động, thực vật, nhất là các loài thú quý, hiếm đã
dần biến mất.Theo thống kê Việt Nam là một trong 16 nước có tính đa dạng sinh
học cao trên thế giới . Với 7.500 loài chủng vi sinh vật; khoảng 20.000 loài thực vật
bậc cao trên cạn và dưới nước. Đối với Việt Nam nguồn tài nguyên đa dạng sinh
học trong các ngành Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thủy sản hàng năm cung cấp cho
đất nước khoảng 2 tỷ đô la.
Vườn quốc gia Bến En là một trong những VQG có tính đa dạng sinh học
cao và có nhiều loài động thực vật quý hiếm. Đây là một vùng rừng núi, sông hồ
rộng khoảng hơn 16.000 ha còn mang vẻ hoang dã với hệ động thực vật đa dạng và
phong phú. Có nhiều loại động thực vật quý hiếm như: voi, gấu, hổ, vọoc má trắng,
lim, lát hoa, chò chỉ ... có cây Lim xanh đã tồn tại cả ngàn năm tuổi. Bến En còn có
cả hơn 4.000 ha mặt hồ với 21 hòn đảo lớn nhỏ tạo nên cảnh quan thiên nhiên vô
cùng quyến rũ. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm
khoa Quản Lý Tài Nguyên và dưới sự hướng dẫn của thầy giáo Th.S Nguyễn Minh

Cảnh tôi tiến hành nghiên để tài.“Hiện trạng quản lý tài nguyên sinh học tại vườn
quốc gia Bến En huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2014”.

1


1.2 Mục đích yêu cầu
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu hiện trạng nguồn tài nguyên sinh học tại vườn quốc gia Bến En.
- Tìm hiểu tác động của con người đến tài nguyên sinh học tại VQG.
- Thực trạng công tác quản lý tài nguyên tại VQG.
1.2.2 Yêu cầu
- Điều tra được điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội vườn quốc gia Bến En.
- Điều tra được hiện trạng tài nguyên sinh học tại vườn quốc gia Bến En
-Đánh giá được nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học tại vườn quốc gia
- Điều tra được thực trạng công tác quản lý và bảo tồn tài nguyên sinh học tại
vườn quốc gia Bến En.
- Đề xuất giải pháp quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học tại VQG Bến En.
1.2.3. Ý nghĩa của đề tài
1.2.3.1. Ý nghĩa trong học tập, nghiên cứu khoa học
- Nâng cao kiến thức kỹ năng và rút ra những kinh nghiệm thực tế phục vụ
cho công tác sau này.
- Vận dụng và phát huy các kiến thức đã học tập và nghiên cứu rèn luyện về
kỹ năng tổng hợp và phân tích số liệu.
- Là tài liệu phục vụ cho công tác quản lý môi trường ở cấp cơ sở.
1.2.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đánh giá vấn đề thực tế và vai trò của công tác quản lý đối với Vườn quốc gia.
- Từ việc đánh giá hiện trạng, đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm đáp
ứng nhu cầu bảo tồn đa dạng sinh học và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân
tại khu vực.


2


PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tài nguyên sinh học tại Việt Nam
2.1.1. Một số khái niệm
2.1.1.1. Khái niệm đa dạng sinh học
Năm 1989, Quỹ Bảo vệ thiên nhiên Quốc tế (WWF) đã định nghĩa: “ĐDSH là
sự phồn thịnh của sự sống trên trái đất, là hàng triệu loài thực vật, động vật và vi
sinh vật, là những gen chứa đựng trong các loài và là những HST vô cùng phức tạp
cùng tồn tại trong môi trường’’.
ĐDSH bao gồm 3 cấp độ: Đa dạng nguồn gen, đa dạng loài và đa dạng HST.
Trong đó, đa dạng loài bao gồm toàn bộ các loài sinh vật sống trên Trái đất, từ vi
khuẩn đến các loài động vật, thực vật và các loài nấm. Ở mức độ vi mô hơn, ĐDSH
bao gồm sự khác biệt về gen giữa các loài, khác biệt về gen giữa các cá thể cùng
chung sống trong một quần thể. ĐDSH còn bao gồm cả sự khác biệt giữa các quần
xã mà trong đó các loài sinh sống, và cả sự khác biệt của mối tương tác giữa chúng
với nhau.
Theo Công ước đa dạng sinh học thì ĐDSH là sự phong phú các sinh vật
sống gồm các hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái biển, các hệ sinh thái nước ngọt, và
tập hợp các HST mà sinh vật chỉ là một bộ phận. ĐDSH bao gồm sự đa dạng trong
một loài hay còn gọi là đa dạng di truyền, sự đa dạng giữa các loài và sự đa dạng hệ
sinh thái. Nói cách khác ĐDSH là sự đa dạng của sự sống ở các cấp độ và các tổ
hợp.(Đa dạng sinh học và bảo tồn,2004) [2]
ĐDSH là sự phong phú của tất cả các sinh vật sống trong tự nhiên trên trái
đất, từ các sinh vật nhỏ bé nhất đến những sinh vật lớn nhất, từ Vi sinh vật, Nấm,
thực vật, động vật, các hệ sinh thái và môi trường chúng sinh sống. (Đa dạng sinh
học và bảo tồn,2004) [2]

2.1.1.2. Bảo tồn ĐDSH
Bảo tồn đa dạng sinh học là quá trình quản lý mối tác động qua lại giữa con
người với các gen, các loài và các HST nhằm mang lại lợi ích lớn nhất cho thế hệ
hiện tại và vẫn duy trì tiềm năng để đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau. Có nhiều

3


phương pháp và công cụ để quản lý bảo tồn ĐDSH. Một số phương pháp và công
cụ được sử dụng để phục hồi một số loài quan trọng, các dòng di truyền hay các
sinh cảnh. Một số khác được sử dụng để sản xuất một cách bền vững các sản phẩm
hàng hóa và dịch vụ từ các tài nguyên sinh vật,….(Báo cáo hiện trạng môi trường
Quốc gia- Chuyên đề ĐDSH,2005) [3] Có thể phân chia thành các nhóm như sau:
- Bảo tồn nội vi (in-situ conservation):
Bảo tồn tại chỗ bao gồm các phương pháp và công cụ nhằm mục đích bảo vệ
các loài, các chủng và các sinh cảnh, các HST trong điều kiện tự nhiên. Tùy theo
đối tượng bảo tồn mà các hành động quản lý thay đổi. Thông thường bảo tồn tại chỗ
được thực hiện bằng cách thành lập các khu bảo tồn và áp dụng các biện pháp quản
lý phù hợp.(Báo cáo hiện trạng môi trường Quốc gia- Chuyên đề ĐDSH,2005)[3]
- Bảo tồn ngoại vi (ex-situ conservation):
Bảo tồn chuyển chỗ bao gồm các biện pháp di dời các loài cây, con và các sinh
vật ra khỏi môi trường sống tự nhiên của chúng. Mục đích của việc di dời này là để
nhân giống, lưu giữ, nhân nuôi vô tính hay cứu hộ trong trường hợp: nơi sống bị suy
thoái hay hủy hoại không thể lưu giữ lâu hơn các loài nói trên hoặc dùng để làm vật
liệu cho nghiên cứu, thực nghiệm và phát triển sản phẩm mới, để nâng cao kiến thức
cho cộng đồng. Bảo tồn chuyển chỗ bao gồm các vườn thực vật, vườn động vật, các
bể nuôi thủy hải sản, các ngân hàng giống….(Báo cáo hiện trạng môi trường Quốc
gia- Chuyên đề ĐDSH,2005)[3]
- Bảo tồn đa dạng sinh học dựa vào cộng đồng:
Đây là một trong những biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học trên quan điểm

sinh thái nhân văn, mang tính chất kinh tế xã hội cao. Áp dụng hình thức bảo tồn này
có thể đem lại hiệu quả về các mặt: Giải quyết được các mối quan hệ giữa con người
và thiên nhiên bao gồm cả đa dạng sinh học; quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên
thiên nhiên; hạn chế mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế xã hội và bảo tồn thiên nhiên;
giảm thiểu các tác động tới đa dạng sinh học và môi trường sống tự nhiên; giảm thiểu
mức đầu tư cho công tác bảo tồn thiên nhiên….(Báo cáo hiện trạng môi trường Quốc
gia- Chuyên đề ĐDSH, 2005) [3]

4


3.4.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: ........................................................14
3.4.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: .........................................................14
3.4.1.2. Phương pháp chuyên gia: .............................................................................15
3.4.1.3. Phương pháp xử lý số liệu: ..........................................................................15
PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................16
4.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của Vườn quốc gia Bến En ......................16
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ..........................................................................................16
4.1.1.1. Vị trí địa lý ...................................................................................................16
4.1.1.2. Địa chất .......................................................................................................16
4.1.1.3. Khí hậu .........................................................................................................16
4.1.1.4. Thủy văn.......................................................................................................17
4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội .................................................................................17
4.1.2.1. Dân số ...........................................................................................................17
4.1.2.2. Thực trạng một số ngành sản xuất kinh tế ...................................................18
4.1.2.4. Cơ sở hạ tầng ...............................................................................................18
4.2. Hiện trạng nguồn tài nguyên sinh học tại vườn quốc gia Bến En .....................19
4.2.1. Tài nguyên thực vật .........................................................................................19
4.2.1.1. Đa dạng các kiểu thảm thực vật ...................................................................21
4.2.1.2. Đa dạng hệ sinh thái .....................................................................................23

4.2.1.3. Các loài thực vật có giá trị bảo tồn ..............................................................27
4.2.1.4. Giá trị sử dụng của các loài thực vật ...........................................................30
4.2.2. Tài nguyên động vật ........................................................................................32
4.3. Nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học tại VQG Bến En ........................36
4.3.1. Ảnh hưởng của người dân vùng đệm và vùng lõi đến tài nguyên sinh học ....36
4.2.2 Ảnh hưởng của hoạt động du lịch sinh thái đến tài nguyên sinh học ..............40
4.2.3.

Ảnh hưởng của pháp luật đến công tác quản lý bảo vệ rừng .....................41

4.4. Thực trạng công tác quản lý và bảo tồn tài nguyên sinh học tại VQG Bến En ........43
4.4.1. Hệ thống cơ cấu tổ chức, nguồn lực và cơ sở hạ tầng ....................................43
4.4.2. Công tác đào tạo phát triển du lịch sinh thái và giáo dục nhận thức ..............46


vào Công ước CITES. Để đáp ứng yêu cầu quốc tế về tầm quan trọng của các loài
hoang dã và vai trò của Việt Nam trong hoạt động buôn bán động thực vật hoang dã
tại Đông Dương, Việt Nam đã tham gia vào Công ước CITES và trở thành thành
viên chính thức (Số 121) vào ngày 20 tháng 01 năm 1994. Khi nhận thức được là
“mỗi nhà nước chính là người bảo vệ tốt nhất động thực vật hoang dã của chính
nước mình”, Công ước CITES sẽ giúp thúc đẩy hợp tác quốc tế trong khuôn khổ
luật pháp quốc tế. Việt Nam tham gia đầy đủ vào các Hội nghị các nước thành viên
được tổ chức hai năm một lần để quyết định những vấn đề chính về thực hiện Công
ước và duy trì liên lạc thường xuyên với Ban Thư ký Công ước CITES và với nhiều
nước thành viên khác. Năm 2004, Việt Nam đã ban hành Kế hoạch hành động quốc
gia về tăng cường kiểm soát, buôn bán động vật, thực vật hoang dã đến năm 2010,
tiếp đó là nhiều văn bản pháp luật có liên quan.
c. Đồng quản lý tài nguyên thiên nhiên
Đồng quản lý tài nguyên thiên nhiên là một thỏa thuận đối tác bởi hai hay
nhiều bên, các bên tham gia có vai trò ngang nhau trong thương thảo, cam kết và đi

đến một chương trình thực thi hành động, chia sẻ quyền lực và lợi ích, đồng thời có
trách nhiệm quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên. Người sử dụng tài nguyên và
các chính quyền địa phương cùng nhau đàm phán thỏa thuận đối tượng nào? để làm
gì? ở đâu? khi nào? bằng cách nào? và mất bao nhiêu? trên một diện tích tài nguyên
cụ thể được thực hiện và giám sát bởi chính những người sử dụng tài nguyên.
Đồng quản lý là một biện pháp hiệu quả để duy trì và tăng cường chức năng
của rừng và đồng thời cung cấp sinh kế cho các cộng đồng địa phương. Để đồng quản
lý TNTN hiệu quả , điều chủ yếu là có sự hỗ trợ toàn diện của chính quyền tất cả các
cấp (tỉnh, huyện, xã), có sự tuân thủ quy tắc có “sự tham gia” và sự thỏa thuận của tất
cả các bên liên quan và ban quản trị nhiều thành phần.
2.2. Hiện trạng bảo tồn đa dạng sinh học trên Thế Giới và ở Việt Nam
2.2.1. Hiện trạng bảo tồn đa dạng sinh học trên Thế giới
Đa dạng sinh học là sự phong phú và đa dạng của sự sống, có vai trò sống
còn đối với Trái đất. Đa dạng sinh học có nhiều giá trị to lớn, tập trung vào 3 nhóm:
giá trị kinh tế, giá trị nhân văn và giá trị sinh thái. Giá trị kinh tế là cung cấp nguồn

6


lương thực, thực phẩm duy nhất cho con người. Theo tính toán của các nhà khoa
học trên thế giới, hàng năm ĐDSH cung cấp cho con người một lượng sản phẩm trị
giá khoảng 33.000 tỷ USD. Giá trị nhân văn của ĐDSH là tính phong phú, vẻ đẹp
muôn màu của thiên nhiên, cung cấp giá trị thẩm mỹ. Giá trị sinh thái là vai trò duy
trì cân bằng sinh học, bảo vệ các nguồn tài nguyên, điều hoà khí hậu và phát triển
bền vững.
Khí hậu thay đổi dẫn tới môi trường sống thay đổi và các loài động thực vật
cũng phải thay đổi chu kì sinh trưởng và các đặc điểm cơ thể hoặc thay đổi đường
di cư để thích nghi với môi trường mới, làm mất ĐDSH. Theo một nghiên cứu mới
đây về ĐDSH quốc tế, các nhà khoa học cảnh báo, hơn một phần ba loài động vật
trên thế giới có nguy cơ tuyệt chủng và các nhà thực vật học dự đoán số loài thực

vật bậc cao hiện có trên thế giới vào khoảng 500.000 - 600.000 loài.
Bảng 2.1: Thực vật có số lượng loài còn nhiều trên Thế giới
Thực vật

Số lượng

Thực vật có hoa

281.821

Thực vật hạt trần

1.021

Dương xỉ

12.000

Rêu

16.236

Tảo đỏ, Tảo lục

10.134

Các loài khác

Số lượng


Địa y

17.000

Nấm

31.496

Tảo nâu

3.067

Tổng số

312.212

Tổng số
51.563

(Nguồn:Báo cáo hiện trạng môi trường Quốc gia-Chuyên đề ĐDSH)
Thế giới đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất của tình
trạng tuyệt chủng và suy giảm về loài. Theo số liệu thống kê mới nhất của IUCN, có
17.291 trong tổng số 47.677 loài trên thế giới đang bị đe dọa tuyệt chủng. Trong đó
gồm 21% động vật có vú, 30% động vật lưỡng cư, 35% động vật không xương sống
và 70% loài thực vật. Các nhà khoa học cảnh báo, thế giới không những lo ngại số
loài vật có nguy cơ tuyệt chủng cao mà còn bị đe dọa phá vỡ hoàn toàn hệ sinh thái.

7



Trước sự suy giảm nhanh của đa dạng sinh học các nhà khoa học đã nghiên
cứu và đưa ra các phương thức bảo tồn đa dạng sinh. Trong số những phương thức
bảo tồn đó có hai phương thức được sử dung chủ yếu là: bảo tồn tại chỗ (In-situ) và
bảo tồn chuyển vị (Ex-situ).Trong khi phương thức bảo tồn tại chỗ là nhằm bảo tồn
các hệ sinh thái và các sinh cảnh tự nhiên để duy trì và khôi phục quần thể các loài
trong môi trường tự nhiên của chúng, phương thức bảo tồn chuyển vị bao gồm các
hoạt động nhằm bảo tồn các loài mục tiêu bên ngoài nơi phân bố hay môi trường tự
nhiên của chúng như xây dựng các vườn thú, bể nuôi,vườn thực vật và vườn ươm.
Hai phương thức bảo tồn này có tính chất bổ sung cho nhau. Những cá thể từ
các quần thể dược bảo tồn Ex-situ có thể được đưa vào thiên nhiên nơi có phân bố
tự nhiên của chúng để tăng cường cho các quần thể đang được bảo tồn In-situ và
việc nghiên cứu các quần thể được bảo tồn Ex-situ có thể cung cấp cho chúng ta
những hiểu biết về các đặc tính sinh học của loài và từ đó hỗ trợ cho việc hình thành
các chiến lược bảo tồn hiệu quả hơn cho các quần thể được bảo tồn In-situ.
Tuy nhiên, dưới áp lực ngày càng tăng của sự thay đổi khá nhanh các điều
kiện môi trường, đặc biệt do sự nóng lên toàn cầu, mục tiêu của một chiến lược bảo
tồn nguồn gen thực vật là không chỉ bảo tồn các khác biệt di truyền hiện có mà còn
tạo ra các điều kiện phù hợp cho việc tăng sự thích nghi và sự tiến hóa tương lai của
loài. Vì vậy, các nhà khoa học bảo tồn đã đề xuất khái niệm bảo tồn nguồn gen
động cho thực vật. Điều cốt lỏi của khái niệm này là khuyến khích tính thích nghi
của loài bằng cách đặt các quần thể bảo tồn trong quá trình chọn lọc tự nhiên và rồi
trong quá trình tiến hóa theo các hướng khác biệt để đa dạng hóa nguồn gien của
loài, chuẩn bị cho việc thích nghi rộng hơn của loài đối với các điều kiện môi
trường khác nhau. Theo cách thức bảo tồn này, nguồn gen của các loài thực vật sẽ
được bảo tồn trong một quá trình động thay vì chỉ được duy trì như đúng tình trạng
di truyền mà chúng vốn có.
2.2.2. Hiện trạng tài nguyên sinh học tại Việt Nam
Việt Nam với sự khác biệt lớn về khí hậu từ vùng cận xích đạo đến giáp cận
nhiệt đới, cùng với sự đa dạng về địa hình, địa mạo đã tạo ra sự phong phú về cảnh
quan và tính đa dạng sinh học cao. Với nhiều kiểu rừng, đầm lầy, sông suối tạo nên


8


môi trường sống cho khoảng 10% tổng số loài chim và thú hoang dã trên thế giới.
Việt Nam đã được quỹ bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) có hơn 3 trong số 200
vùng sinh thái toàn cầu, tổ chức bảo tồn chim quốc tế công nhận là một trong 5 vùng
chim đặc hữu trên toàn thế giới, tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) công
nhận có 6 trung tâm đa dạng sinh học về thực vật… Tuy nhiên, số lượng ngày càng
tăng những loài sinh vật được xếp ở mức độ bị đe dọa tuyệt chủng và các mức nguy
cấp trong Sách đỏ Việt Nam và Danh sách Đỏ của IUCN đang là một trong những
vấn đề rất đáng quan tâm.(Báo cáo hiện trạng môi trường Quốc gia- Chuyên đề
ĐDSH, 2010) [4]
2.3. Hiện trạng quản lý và bảo tồn tài nguyên sinh học
2.3.1. Hiện trạng quản lý và bảo tồn tài nguyên sinh học trên thế giới
Bảo tồn ngày càng được chú trọng, mở đầu là việc tổ chức Hội nghị Thế giới
các VQG lần thứ nhất từ những năm 60 của thế kỷ XX; vấn đề đào tạo chuyên sâu
về quản lý động thực vật hoang dã cũng đã được quan tâm; các giải pháp bảo tồn
ĐDSH, các chương trình hỗ trợ bảo tồn bằng nhiều hình thức khác nhau như hưởng
lợi từ động vật hoang dã, con người và sinh quyển cũng đã được triển khai. Điều
đặc biệt quan trọng là cứ 10 năm một lần, hội nghị các VQG và KBT được tổ chức,
bắt đầu từ việc hỗ trợ các KBT đến việc chú ý nhiều đến các KBT ở những vùng
nhiệt đới, việc gặp gỡ của các tổ chức bảo tồn và các Chính phủ tại các hội nghị đã
rút ra được nhiều kinh nghiệm từ thực tế cũng như cơ hội để các nước có tiếng nói
chung về vấn đề bảo tồn. Càng về sau, hội nghị càng chú trọng nhiều đến tình hình
thực tiễn của hoạt động bảo tồn, cụ thể là tại hội nghị lần V hiệp ước Durban về
biến đổi khí hậu toàn cầu và kế hoạch hành động được thông qua. (Hội nghị Durban
được thỏa thuận lịch sử về khí hậu toàn cầu, 2011) [16]
Nhằm đảm bảo phát triển bền vững, nhiều ngành, nhiều tổ chức liên quan
đến sử dụng tài nguyên thiên nhiên đang hình thành và xây dựng những phương

thức tiếp cận mới về quản lý, (Pirot,J. - Y., Meynell P. J. and Elder D. ,2000;
Posingham, H. P. and Wilson, K. A., 2005) đó là: (1) Quản lý hệ sinh thái, (2) Quản
lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng, (3) Đồng quản lý tài nguyên thiên
nhiên, (4) Bảo tồn và phát triển tổng hợp, (5) Phát triển bền vững. Các phương thức

9


4.5. Đề xuất các giải pháp quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia
Bến En .......................................................................................................................48
4.5.1. Các giải pháp hạn chế tối đa ảnh hưởng của người dân đến sự đe doạ tính đa
dạng sinh học tại VQG ..............................................................................................48
4.5.2. Các giải pháp phát huy và bảo tồn nguồn gen ................................................50
4.5.3. Giải pháp đối với hệ thống chính sách,cơ chế quản lý ...................................50
4.5.4 Giải pháp đối với hoạt động du lịch .................................................................51
PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................52
5.1 Kết luận ...............................................................................................................52
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................54


Ngoài ra Việt Nam còn tham gia ký kết nhiều công ước quốc tế về môi
trường có liên quan đặc biệt là: Công ước Ramsar về đất ngập nước (1975), công
ước ĐDSH (1993) và Công ước CITES về buôn bán quốc tế các loài động thực vật
hoang dã nguy cấp (1994).
Các quy hoạch, kế hoạch hành động quốc gia về bảo tồn ĐDSH đã được ban
hành và tổ chức thực hiện đặc biệt là kế hoạch hành động Quốc gia về ĐDSH đến
năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại
Quyết định số 79/2007/QĐ-TTg ngày 31 tháng 5 năm 2007. (Báo cáo hiện trạng môi
trường Quốc gia- Chuyên đề ĐDSH, 2010) [4]

Bên cạnh đó các cấp, các ngành vẫn đang tổ chức thực hiện các kế hoạch,
chiến lược về ĐDSH đã được phê duyệt trước năm 2010 như: Chiến lược phát triển
lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 –2020”, Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai
đoạn 2011 – 2020.
Hệ thống các văn bản quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến bảo vệ
ĐDSH tuy đã được hình thành nhưng còn có nhiều khiếm khuyết và bất cập. Việt
Nam là thành viên của Công ước ĐDSH nhưng cho đến nay, chưa có văn bản quy
phạm pháp luật nào hoàn chỉnh để đảm bảo thực hiện Công ước này. Các văn bản
hiện hành mới chỉ tập trung vào việc bảo tồn ĐDSH, trong khi đó, Công ước ĐDSH
nêu ra ba mục tiêu: (1) Bảo tồn đa dạng sinh học; (2) Sử dụng bền vững tài nguyên;
(3) Chia sẻ trung thực và công bằng lợi ích có được từ việc sử dụng tài nguyên gen.
(Đa dạng sinh học và bảo tồn, 2004) [2]
2.3.2.2. Ảnh hưởng của người dân vùng đệm và vùng lõi đến tài nguyên sinh học
Phần lớn các VQG và KBT đã và đang được xây dựng thường nằm giữa khu
vực có dân cư sinh sống nên chịu sức ép hết sức nặng nề. Cộng đồng địa phương,
những người sống trong, hay gần các khu bảo tồn đã nhiều đời có mối liên quan trực
tiếp với thiên nhiên các vùng đó, cuộc sống của họ lệ thuộc phần lớn vào việc khai
thác TNTN. Tuy nhiên, công cuộc bảo tồn ngày nay thường bỏ qua những yêu cầu
thiết yếu của họ và đồng thời cũng ít lưu ý đến các giá trị văn hoá, các phong tục tập
quán, những hiểu biết của họ về thiên nhiên, về các loài mà họ rất quen thuộc, cách
thức tổ chức bảo tồn thiên nhiên mà cộng đồng đã đúc rút từ nhiều đời nay.

11


Mỗi khi xây dựng một khu bảo tồn, người dân sống ở quanh hoặc trong KBT
buộc phải hy sinh quyền lợi riêng của mình, họ không được khai thác tài nguyên như
trước vì lợi ích của quốc gia và các thế hệ mai sau. (Báo cáo triển vọng ĐDSH toàn
cầu lần thứ 3,2010) [7]
2.3.2.3. Ảnh hưởng của hoạt động du lịch sinh thái đến tài nguyên sinh học

a. Các tác động tích cực
Bảo tồn thiên nhiên: Du lịch góp phần khẳng định giá trị và góp phần vào
việc bảo tồn các diện tích tự nhiên quan trọng, phát triển các Khu Bảo tồn và Vườn
Quốc gia.
Tăng cường chất lượng môi trường: Du lịch có thể cung cấp những sáng
kiến cho việc làm sạch môi trường thông qua kiểm soát chất lượng không khí, nước,
đất, ô nhiễm tiếng ồn, thải rác và các vấn đề môi trường khác thông qua các chương
trình quy hoạch cảnh quan, thiết kế xây dựng và duy tu bảo dưỡng các công trình
kiến trúc.
Cải thiện hạ tầng cơ sở: Các cơ sở hạ tầng của địa phương như sân bay,
đường sá, hệ thống cấp thoát nước, xử lý chất thải, thông tin liên lạc sẽ được chú
trọng hơn để đảm bảo môi trường và thu hút khách du lịch. Qua đó, cơ sở hạ tầng
tại địa điểm du lịch sinh thái dần được cải thiện.
Tăng cường hiểu biết về môi trường: Qua việc du lịch sinh thái du khách
cũng như người dân địa phương sẽ có điều kiện để trao đổi và học tập kiến thức với
nhau, qua hoạt động du lịch sinh thái kết hợp tuyên truyền nâng cao kiến thức về
môi trường cho người dân bản địa và khách tham quan.
b. Các tác động tiêu cực đến môi trường sinh học
Các yếu tố gây ô nhiễm như rác thải, nước thải do tập trung nhiều tại một điểm tỷ
lệ theo sự gia tăng lượng khách du lịch và không được xử lý đúng quy cách sẽ gây ảnh
hưởng trực tiếp đến các hệ sinh thái, đặc biệt là các hệ sinh thái dưới nước.
Trong các khu bảo tồn tự nhiên, rác thải không được thu gom kịp thời gây
khó khăn cho công tác bảo tồn vì ngoài việc gây ô nhiễm đến các thành phần môi
trường khác, các chất phế thải sẽ thu hút các loài động vật như linh cẩu, kền kền, cò,
khỉ đầu chó… Thêm nữa, rác thải là nguy cơ làm lây lan bệnh dịch, ảnh hưởng xấu

12


đến sức khoẻ của nhiều loài động vật được bảo tồn, của nhân viên khu bảo tồn và

cả du khách.
Các hoạt động du lịch tại các khu vực có mặt nước (như đi thuyền máy tham
quan, đua mô tô nước…) đều có khả năng huỷ hoại các loài thủy sinh. Việc phát
triển hoạt động du lịch săn bắn nếu không được quản lý chặt chẽ cũng có thể là
nguyên nhân làm giảm đi nhiều loại sinh vật đang bị đe dọa diệt vong. Việc sử dụng
đất không hợp lý cho phát triển du lịch, đặc biệt là trong các khu bảo tồn có thể ảnh
hưởng xấu đến môi trường sống của nhiều loài động vật và thực vật do nhiều loài
rất nhạy cảm với các biến động môi trường khi bị xâm lấn hoặc trạng thái ồn ào, ô
nhiễm môi trường thành phần..., vì vậy các loài động vật sẽ thay đổi tập tính trong
quá trình sinh trưởng, và nhiều loài động vật nhỏ có nguy cơ bị đè, giẫm...
Những hoạt động của khách du lịch như giẫm đạp lên cỏ, hái hoa quả bừa
bãi, chặt cây lấy củi đốt lửa trại, leo núi ồ ạt làm cho nhiều thực vật bị mất dần.

13


PHẦN III
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Hiện trạng quản lý tài nguyên sinh học tại VQG Bến En.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Vườn quốc gia Bến En huyện Như Thanh tỉnh Thanh Hóa.
- Thời gian: 20/1-5/4/2015.
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội vườn quốc gia Bến En.
- Hiện trạng tài nguyên sinh học tại vườn quốc gia Bến En
- Nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học tại vườn quốc gia
- Thực trạng công tác quản lý và bảo tồn tài nguyên sinh học tại vườn quốc
gia Bến En.
- Đề xuất giải pháp quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học tại VQG Bến En.

3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu
3.4.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp:
Thu thập tài liệu về nguồn tài nguyên sinh học tại VQG, hệ thống quản lý và
các biện pháp bảo tồn tại VQG. Tham khảo những số liệu ĐDSH, về dân tộc, hiện
trạng sử dụng đất nông nghiệp và lâm nghiệp, tình hình sản xuất nông lâm nghiệp,
tình hình đói nghèo, hiện trạng sử dụng tài nguyên và những khó khăn, thuận lợi
trong phát triển kinh tế và công tác bảo tồn tại các xã trong khu vực nghiên cứu từ
phòng Tài nguyên và môi trường huyện Như Thanh, Ban quản lý VQG Bến En,
phòng Kế hoạch và đầu tư, các xã nằm trong khu vực nghiên cứu
3.4.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp:
Quan sát, chụp ảnh: Quan sát hiện trạng tài nguyên trong khu vực để mô tả
cấu trúc rừng, thu thập mẫu lá, hoa,…. Đối với động vật, thu thập số liệu và mẫu vật
thực địa bằng cách quan sát trực tiếp vào ban ngày (dùng máy ảnh, nghe tiếng kêu,
tiếng hót, quan sát bằng mắt thường); hoặc dựa theo kinh nghiệm của chuyên gia và
người dân địa phương thông thạo địa hình, tập tính của các đối tượng nghiên cứu.

14


DANH SÁCH BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Thực vật có số lượng loài còn nhiều trên Thế giới.....................................7
Bảng 4.1: Hiện trạng rừng và đất Lâm nghiệp VQG Bến En ...................................19
Bảng 4.2: Sự phân bố thành phần hệ thực vật VQG Bến En ....................................25
Bảng 4.3: Thống kê số lượng họ, chi, loài trong ngành hạt kín VQG Bến En .........26
Bảng 4.4 Mười họ thực vật phổ biến nhất ở VQG ....................................................26
Bảng 4.5 Thành phần loài thực vật của VQG Bến En với một số Vườn quốc gia và
khu BTTN khu vực phía Bắc............................................................................27
Bảng 4.6: Một số loài thực vật nguy cấp, quý hiếm trong VQG ..............................29
Bảng 4.7 Các nhóm công dụng của thực vật trong khu vực nghiên cứu ..................30

Bảng 4.8 Mười loài thú nguy cấp, quý hiếm tại VQG ..............................................32
Bảng 4.9 Một số loài chim quý hiếm tại VQG trong sách đỏ Việt Nam ....................33
Bảng 4.10 Danh sách các loài bò sát, ếch nhái quý hiếm tại VQG ..........................35
Bảng 4.11 Các loại gỗ thường được người dân khai thác .........................................37
Bảng 4.12: Tình trạng săn bắt và sử dụng động vật hoang dã của người dân .................38
Bảng 4.13 Các loài lâm sản ngoài gỗ được người dân sử dụng thường xuyên.........39
Bảng 4.14 Tổng hợp thực thi pháp luật ở VQG ........................................................42
Bảng 4.15 Tổng hợp nguồn lực cán bộ công nhân viên trong VQG ........................44
Bảng 4.16: Số lượng khách thăm quan qua các năm..................................................47


PHẦN IV
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của Vườn quốc gia Bến En
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Vườn Quốc gia Bến En có tổng diện tích tự nhiên 14.734,67 ha, gồm 18 tiểu
khu: 603, 610, 611, 612, 614, 615, 616, 617, 619, 620, 622, 625, 626, 628 633,
634A, 634B và 636, nằm trên địa giới hành chính 02 huyện Như Thanh và Như
Xuân, cách thành phố Thanh Hóa 45 km về phía Tây – Nam.
Địa hình của Vườn là sự kết hợp của đồi, núi, sông và hồ. Khu vực giữa là hồ
Sông Mực với các đảo nổi được bao phủ bởi rừng và nhiều sông suối. Rừng núi đá
vôi nằm ở phía Tây Nam chiếm một tỷ lệ nhỏ trong VQG, những khu rừng núi đá
còn lại chủ yếu nằm ở vùng đệm, vị trí cao nhất trong khu vực đạt 497m, độ dốc
trung bình 20 - 25o.
4.1.1.2. Địa chất
Khu vực Vườn Quốc gia Bến En có 4 loại đất chính: Đất phù sa sông suối
(đất vàng, nâu) có diện tích khoảng 310 ha. Đất Feralit màu nâu vàng phát triển trên
nhóm đá sét có diện tích khoảng 11.438 ha. Đất Feralit màu vàng nhạt phát triển
trên nhóm đá cát có diện tích khoảng 1.240 ha. Đất phong hóa trên núi đá vôi có

diện tích khoảng 1.077 ha.
Nhìn chung, đất khu vực Bến En có độ phì tương đối cao, tầng đất từ trung
bình đến dày, đây là điều kiện thuận lợi cho các loài thực vật sinh trưởng và phát
triển, tạo nên tính đa dạng về thực vật cho khu vực [4].
4.1.1.3. Khí hậu
Theo số liệu quan trắc của trạm khí tượng Như Thanh cho thấy: Nhiệt độ
trung bình hàng năm là 23,3 0C; Tổng lượng mưa cả năm 1.790 mm; Độ ẩm trung
bình hàng năm 85%; Tổng nhiệt cả năm 8.500 0C.
Khu vực Vườn Quốc gia Bến En có gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến
tháng 3 năm sau, gió Tây Nam từ tháng 4 đến tháng 10. Đôi khi có các đợt gió Lào
khô nóng vào tháng 6 hoặc tháng 7 hàng năm.

16


Lượng mưa trong vùng khá cao và phân làm hai mùa rõ rệt: Mùa mưa từ
tháng 5 tới tháng 11 chiếm 90 % tổng lượng mưa trong năm thường gây nên những
trận lũ lớn. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau chỉ chiếm 10% tổng lượng
mưa hàng năm nhưng thường có mưa phùn và bốc hơi từ hồ Bến En nên giữ được
độ ẩm cho cây cối trong vùng.
4.1.1.4. Thủy văn
Khu vực Vườn Quốc gia Bến En có hệ thống sông chính là Sông Mực với
thủy vực gồm 4 suối lớn:
- Suối Hận, dài khoảng 16 km, bắt nguồn từ núi Bao Cù và Bao Trè;
- Suối Thổ dài 20 km, bắt nguồn từ Núi Cọ chảy qua Làng Quảng;
- Suối Cốc dài khoảng 11 km, bắt nguồn từ núi Voi qua Làng Cốc;
- Suối Tây Toọn dài 15 km, bắt nguồn từ dãy núi Tèo Heo, Roọc Khoan chảy
qua Bình Lương, Làng Yên.
- Hồ Bến En có dung tích biến động từ 250-400 triệu m3 nước, là thủy vực của
4 suối chính ở trên, diện tích hồ ở mức nước trung bình là 2.333 ha đóng vai trò quan

trọng trong việc cung cấp nước cho nông nghiệp 4 huyện Như Thanh, Như Xuân,
Nông Cống và Tỉnh Gia, cũng như việc phát triển nuôi trồng thủy sản.
Nước ngầm: Là kho dự trữ nước điều tiết cho các dòng chảy về mùa khô,
phụ thuộc vào độ dày phong hóa và lượng mưa hàng năm. Qua khảo sát cho thấy
một số khu vực chỉ cần khoan 1-2 m đã có nước, khu vực sâu nhất 7-8m, mức độ
chênh lệch mực nước ngầm trong năm lớn 1-2m.
4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
4.1.2.1. Dân số
Vườn Quốc gia Bến En nằm trên 2 huyện Như Thanh và Như Xuân bao gồm
13 xã và 2 thị trấn (cả vùng lõi và vùng đệm). Theo số liệu từ niên giám thống kê 2
huyện năm 2011, kết hợp số liệu thu thập tại các xã, dân số trong toàn vùng hiện
nay là 12.369 hộ, 56.143 nhân khẩu. Hiện tại vùng lõi VQG Bến En vẫn còn người
dân thuộc 9 thôn sinh sống thuộc 3 xã: Tân Bình; Xuân Quỳ; Hóa Quỳ với mật độ
dân số khá cao, có 440 hộ với 1.813 nhân khẩu.

17


4.1.2.2. Thực trạng một số ngành sản xuất kinh tế
Sản xuất nông nghiệp:
Cây lương thực: Cây trồng chủ yếu như: lúa nước, ngô, khoai, sắn,...quá
trình canh tác còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, chưa áp dụng các tiến bộ khoa
học kỹ thuật vào sản xuất, do vậy năng suất còn thấp, không đảm bảo được an ninh
lương thực cho người dân trong vùng.
Cây công nghiệp ngắn ngày: Cây công nghiệp ngắn ngày được trồng tại khu
vực VQG Bến En chủ yếu là cây mía; cao su, diện tích chủ yếu tại khu vực vùng
đệm, và một phần đất vùng lõi VQG, năng suất mía bình quân đạt khoảng 41,2
tấn/ha. Trong những năm vừa qua diện tích trồng mía được mở rộng phục vụ nhu
cầu nguyên liệu nhà máy đường Lam Sơn, điều này dẫn đến không ít diện tích đất
rừng của Vườn bị xâm lấn phục vụ trồng cây công nghiệp.

Sản xuất lâm nghiệp:
Công tác trồng rừng trên địa bàn được thực hiện nhiều năm nay. Những năm
gần đây được sự đầu tư của các Dự án 327, dự án 661, Dự án trồng rừng sản xuất...,
diện tích rừng trồng được nâng lên rõ rệt. Đến nay, toàn vùng đã có 1.254 ha rừng
trồng, gồm các loài cây Keo, Mỡ, Luồng... ngoài ra, trong khu vực vùng đệm VQG
Bến En trên địa bàn các xã còn một số diện tích trồng cao su đến nay bắt đầu cho
thu hoạch mủ.
4.1.2.4. Cơ sở hạ tầng
- Giao thông: Cơ bản các tuyến đường liên xã, liên thôn trong vùng đã được
quan tâm đầu tư xây dựng, giao thông đi lại giữa các thôn, xã tương đối thuận lợi.
Trên toàn vùng hầu hết các tuyến đường tỉnh lộ và liên huyện đã được rải nhựa,
ngoài ra còn có một số tuyến đường liên xã và liên thôn đã được bê tông hóa.
- Thuỷ lợi: Ở một số thôn (bản) đã được đầu tư xây dựng kiên cố đập chứa
nước, kênh mương dẫn nước phục vụ tưới tiêu cho nông nghiệp. Với 27 hồ đập lớn
nhỏ cùng với 71,86 km kênh mương chiều dài đã đáp ứng năng lực tưới cho 492,5
ha đất nông nghiệp.
- Điện: Trong những năm gần đây được sự hỗ trợ của nhiều chương trình, dự
án, mạng điện lưới trong vùng được mở rộng đáng kể. Hiện nay trong vùng có 25

18


×