Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

Bài thi liên môn của học sinh Biển và Hải đảo Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.32 MB, 69 trang )

BÀI DỰ THI
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH
HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC
NĂM HỌC 2015-2016
1. Tên tình huống:
TUYÊN TRUYỀN
VỀ QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA CỦA VIỆT NAM
Trường TH&THCS Đại Dực đang phát động đợt thi đua chào mừng
22/12 - Ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam, trong đó nhà trường có kế
hoạch tổ chức 1 buổi ngoại khóa tuyên truyền về Biển và Hải đảo của Việt Nam
- Cụ thể là tìm hiểu về Giá trị của 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa (Vị trí địa
lý, lịch sử, giá trị về cảnh quan, an ninh quốc phòng, hiện trạng ...).
Một nhóm HS gồm Chìu Móc Cậu lớp 8 và Lằm Móc Chì lớp 8 dự định
tham gia ngoại khóa với bài viết giới thiệu cho các bạn HS toàn trường biết và
hiểu rõ hơn về 2 quần đảo này, bài viết giới thiệu các em sẽ thực hiện phát
thanh măng non cũng như phát tài liệu cho các bạn cùng hiểu, và tham gia
ngoại khóa nhà trường đạt kết quả tốt nhất.
2. Mục tiêu giải quyết tình huống:
- Thứ nhất: Tư liệu về 2 quần đảo này cũng không nhiều, mặt khác do yếu
tố chính trị nhạy cảm nên sự giới thiệu cho các em cụ thể là chưa có. Ngoài ra
việc giáo dục tinh thần yêu nước cho các em HS qua 2 quần đảo này là vô cùng
quan trọng, nhiều học sinh cũng như nhân dân chưa hiểu rõ về hai quần đảo này
nên đây là một tình huống xuất phát từ thực tế cuộc sống.

1


- Thứ hai: Tuyên truyền về lịch sử, phổ biến chủ trương, đường lối của
Đảng, những kiến thức cơ bản về biển, đảo của Nhà nước; những cơ sở pháp lý
khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với các vùng biển và hai quần đảo
Hoàng Sa, Trường Sa. Qua đó giáo dục tinh thần yêu nước, long tự hào dân tộc,


nâng cao ý thức đấu tranh bảo vệ, giữ gìn chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của
Tổ quốc trong đoàn viên thanh thiếu niên.
- Thứ ba: Tuyên truyền cho học sinh về cuộc sống lao động và sự sẵn
sàng chiến đấu của nhân dân và lực lượng vũ trang ở vùng biển và hải đảo của
Tổ quốc. Nâng cao tinh thần, trách nhiệm, tình cảm của mỗi tầng lớp nhân dân
đối với cán bộ, chiến sỹ và nhân dân đang làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển,
đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Đấu tranh với các hành động của nước ngoài xâm
phạm chủ quyền, quyền chủ quyền. quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng
biển, thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam; đấu tranh phản bác
các luận điệu sai trái của các thế lực thù địch; xuyên tạc đường lối, chủ trương
của Đảng và Nhà nước ta trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến chủ
quyền biển, đảo của Việt Nam.
- Thứ tư: Với chúng em khi giải quyết tình huống này, chúng em sẽ được
tìm hiểu sâu, rộng về kiến thức các môn học như Địa lý, Lịch sử, Giáo dục công
dân, Âm nhạc… và từ đó chúng em được rèn luyện thêm kĩ năng vận dụng kiến
thức các môn học vào thực tế đời sống.

2


Hình ảnh khẳng định Trường Sa, Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam

3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống:
Để giải quyết tình huống này, nhóm chúng em đã tìm hiểu và thấy có thể
vận dụng nhiều kiến thức các môn học trong nhà trường để giải quyết cho thấu
đáo, cặn kẽ tình huống mà chúng em đã đưa ra ở trên. Cụ thể là: môn Lịch Sử,
môn Địa Lý, Giáo dục công dân, Tiếng Anh và Ngữ Văn ở các khối lớp mà
chúng em đã được học ví dụ:
- Với môn Tiếng Anh: trong phần nhan đề tình huống (viết dưới hình thức như
một khẩu hiệu song ngữ) và tên quốc tế của các hòn đảo:


TUYÊN TRUYỀN
VỀ QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA CỦA VIỆT NAM
(PROPAGANDIZE VIET NAM’S HOANG SA AND TRUONG SA
ISLANDS)
3


Để hòa cùng chủ trương, không khí xây dựng môi trường học Tiếng Anh ở
trường THCS.
- Với môn Ngữ văn: lối văn nghị luận trong thuyết minh tiến trình giải
quyết tình huống.
Còn các môn học khác chúng em xin trình bày cụ thể trong phần thuyết
minh giải quyết các tình huống dưới đây cùng các tranh ảnh minh họa.
4. Giải pháp giải quyết tình huống:
4.1. Trình bày khái quát những nét cơ bản(về Vị trí địa lí, Địa chất, Tài nguyên
khoáng sản, Hàng hải…) của quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
4.2. Những nét khái quát về lịch sử của 2 quần đảo này từ thế kỉ XVII và quá
trình xâm chiếm một số đảo của một số quốc gia quanh biển Đông, những hành
động xâm phạm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chủ quyền lãnh hải của Việt
Nam.
4.3. Hiện trạng về những hòn đảo, bãi đá mà Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan,
Philippin và Malaysia đang kiểm soát.
4.4. Những bằng chứng lịch sử chứng minh hai quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa là của Việt Nam.
4.5. Hiểu rõ hơn đường lối, chủ trương, chính sách trước sau như một của Đảng
và Nhà nước ta về vấn đề chủ quyền biển, đảo.
4.6. Những hoạt động tuyên truyền, ủng hộ về chủ quyền hai quần đảo của nhân
dân trên khắp cả nước nói chung và của trường TH&THCS Đại Dực nói riêng.
4



4.7. Trách nhiệm của học sinh về bảo vệ chủ quyền lãnh thổ nước ta.
5. Thuyết minh về tiến trình giải quyết tình huống:
Mình giới thiệu cho các bạn nghe đôi nét khái quát về 2 quần đảo Hoàng
Sa và Trường Sa mà mình được nghe cô giáo đã giảng trong tiết Địa Lí nhé:

 Quần đảo Hoàng Sa (Paracel Islands):
+ Quần đảo Hoàng Sa là một quần đảo san hô nằm giữa Biển Đông. Từ
lâu Hoàng Sa cũng như Trường Sa đã thuộc lãnh thổ Việt Nam với tên Bãi Cát
Vàng, Hoàng Sa.
+ Quần đảo Hoàng Sa nằm trong kinh độ 111 0 đến 1130 Đông, vĩ độ
15045’; đến 17015’, ngang với vĩ độ Huế và Đà Nẵng. Hoàng Sa nằm ở phía
Bắc Biển Đông, trên đường biển quốc tế từ Châu Âu đến các nước phía Đông
và Đông Bắc Á và giữa các nước Châu Á với nhau.
5


+ Quần đảo Hoàng Sa gồm trên 30 đảo trong vùng biển rộng khoảng
15.000 km2 chia ra làm 2 nhóm: Nhóm phía Đông có tên là An Vĩnh, gồm
khoảng 12 đảo nhỏ và một số đảo san hô, Trong đó có 2 đảo lớn là Phú Lâm và
Linh Côn, mỗi đảo rộng 1,5km2 ; nhóm phía Tây gồm nhiều đảo xếp vòng cung
nên gọi là nhóm lưỡi liềm, trong đó có các đảo Hoàng Sa (diện tích 1km 2)
Quang Ảnh, Hữu Nhật, Quang Hoà, Duy Mộng, Chim Yến, Tri Tôn…Riêng
đảo Hoàng Sa có trạm khí tượng của Việt Nam hoạt động từ năm 1938 đến
1947, được tổ chức khí tượng quốc tế đặt số hiệu 48-860 (số 48 chỉ khu vực
Việt Nam)
+ Dưới triều Nguyễn, quần đảo Hoàng Sa thuộc phủ Quảng Ngãi, tỉnh
Quảng Nam. Năm 1938 thuộc tỉnh Thừa Thiên. Năm 1961 gọi là xã Định Hải,
quận Hoà Vang tỉnh Quảng Nam. Năm 1982 chính phủ ta quyết định thành lập

huyện Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng. Nay trở thành huyện Hoàng
Sa thuộc thành phố Đà Nẵng.
+ Năm 1956 Trung Quốc chiếm phần phía Đông của quần đảo Hoàng Sa.
Tháng 1/1974, trong lúc quân và dân ta đang tập trung sức tiến hành cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Trung Quốc đã đem quân ra đánh chiếm toàn
bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
 Quần đảo Trường Sa (Spratly Islands)
Nằm về phía đông nam của biển Đông, gồm trên 100 đảo, đá, bãi cạn, cồn
san hô và bãi ngầm, nằm ở khu vực biển trong vĩ độ 6 50' B - 12 00' B và kinh
độ 111 30' Đ - 117 20' Đ trên vùng biển rộng khoảng 180.000 km2, cách Cam
Ranh, Khánh Hòa khoảng 248 hải lý, được chia thành 10 cụm đảo: Song Tử,
Thị Tứ, Loại Ta, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Thám Hiểm, Bãi Vũng Mây,
Bãi Hải Sâm, Bãi Lim. Diện tích toàn bộ phần đất nổi của quần đảo khoảng 10
km2, đảo Ba Bình là đảo lớn nhất khoảng 0,5 km 2, đảo Song Tử Tây là đảo cao
nhất khoảng 4m - 6m.

6


Địa chất của 2 quần đảo chủ yếu là đá vôi, cát và san hô. Trên một số đảo
có đất và nguồn nước, tuy rất hạn chế nhưng có thể trồng được cây lâu năm như
dừa, bàng vuông, phong ba...
Khu vực biển mà 2 quần đảo án ngữ có nhiều tuyến hàng hải, hàng không
quan trọng của thế giới và khu vực, năm trong số mười tuyến đường biển thông
thương lớn nhất trên thế giới liên quan đến biển Đông bao gồm các con đường
từ Tây Âu, Bắc Mỹ qua Địa Trung Hải, kênh đào Xuy-ê, Trung Đông đến Ấn
Độ, Đông Á, Australia, New Zealand, con đường hàng hải Bắc Thái Bình
Dương từ Tây Bắc Mỹ đến Đông Á và Đông Nam Á, con đường từ Đông Á đến
Australia và New Zealand, và từ Đông đến Trung Đông. Nền kinh tế của nhiều
nước trong khu vực Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore... phụ thuộc

sống còn vào các tuyến hàng hải này.
Về tài nguyên thủy sản, tại vùng biển quần đảo Hoàng Sa, do hoàn cảnh
khách quan, ta chưa có điều kiện điều tra, đánh giá. Tại vùng biển Trường Sa,
theo số liệu mới nhất, qua khảo sát bằng lưới rê, các nhà khoa học Việt Nam đã
xác định được 18 họ hải sản với 32 giống và 37 loài và bằng câu vàng, xác định
được 9 họ hải sản với 13 giống và 14 loài cá, trong đó có các họ cá có giá trị
kinh tế cao như cá ngừ vây vàng, cá ngừ mắt to và cá thu ngàng. Cùng với tài
nguyên thủy hải sản, vùng nước quần đảo còn là nơi có trữ lượng san hô lớn, có
thể dùng sản xuất ra các sản phẩm mỹ nghệ và sử dụng trong lĩnh vực y học.
Bên cạnh đó, khu vực đáy biển thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
còn chứa đựng một trữ lượng dầu khí được đánh giá là rất lớn. Theo số liệu
điều tra của Viện Nghiên cứu địa chất của Nga năm 1995 thì khu vực quần đảo
Trường Sa có trữ lượng dầu khoảng 6 tỉ thùng, trong đó khí chiếm khoảng 70%.
 Ngoài ra trong tiết Lịch sử, cô giáo đã nói rằng:
Hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa là lãnh thổ Việt Nam từ lâu đời. Ít
nhất từ thế kỷ XVII. Việt Nam với tư cách Nhà nước đã thực thi chủ quyền của
mình trên hai quần đảo một cách thực sự, hòa bình và liên tục. Theo hiểu biết
7


địa lý lúc bấy giờ, hai quần đảo được thể hiện liền một dải, bao gồm cả Hoàng
Sa và Vạn Lý Trường Sa, ban đầu được người Việt gọi là Bãi Cát Vàng. Vào
nửa đầu thế kỷ XVII, Chúa Nguyễn tổ chức đội "Hoàng Sa" lấy người từ xã An
Vĩnh, huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi ra quần đảo Hoàng Sa thu lượm hàng
hóa, khí cụ trên các tàu mắc nạn và đánh bắt hải sản quý hiếm mang về dâng
nộp. Chúa Nguyễn lại tổ chức thêm đội "Bắc Hải" lấy người thôn Tứ Chính
hoặc xã Cảnh Dương, phủ Bình Thuận, cấp giấy phép ra quần đảo Trường Sa
với cùng nhiệm vụ như đội Hoàng Sa. Cùng với nhiệm vụ khai thác hải sản và
hàng hóa trên quần đảo, nhà Nguyễn còn tổ chức đo đạc, khảo sát, dựng bia,
cắm mốc, trồng cây trong các năm 1834, 1835 và 1836. Thông qua việc khai

thác tài nguyên trên đảo Trường Sa liên tục hàng thế kỷ, trên thực tế cũng như
về pháp lý, nhà Nguyễn đã làm chủ hai quần đảo từ khi chúng chưa thuộc về
lãnh thổ của bất kỳ quốc gia nào, làm cho 2 quần đảo từ vô chủ trở thành bộ
phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam đấy em ạ.

Đại Nam thực lục chính biên quyển XXII vào năm
Gia Long thứ 2 (1838) chép: “ Cai Cơ Võ Văn Phú
làm thủ ngư cửa biển Sa Kỳ, sai mộ dân ngoại tịch
lập làm đội Hoàng Sa”.

Bia chủ quyền của Việt Nam trên đảo Hoàng Sa,
trên bia có khắc dòng chữ tiếng Pháp có nghĩa
"Cộng hóa Pháp - Vương quốc An Nam, quần đảo
Hoàng Sa 1816, đảo Hoàng Sa 1938.

8


Trong thời kì xâm chiếm trở lại Việt Nam (1945-1954), Pháp vẫn làm chủ
Biển Đông và thực thi chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa.
Hiệp định Genève năm 1954 quy định từ vĩ tuyến 17 trở xuống thuộc Chính
quyền phía Nam quản lý. Khi Pháp rút quân tháng 4/1956, xảy ra chiến tranh
lạnh giữa Liên Xô đứng đấu phe Xã hội chủ nghĩa và Mỹ đứng đầu phe Tư bản
chủ nghĩa, Việt Nam bị chia cắt khiến hai chính quyền bị cuốn hút vào sự đối
đầu, không có điều kiện bảo vệ toàn vẹn được chủ quyền để cho Trung Quốc
dần chiếm từng phần rồi toàn thể Hoàng Sa năm 1974, VNCH chỉ trấn giữ quần
đảo Trường Sa song lại để cho Đài Loan chiếm đảo Ba Bình là đảo lớn nhất của
quần đảo Trường Sa vào tháng 10/1956, để cho Philippines chiếm một số đảo,
đá trong đó có Song Tử Đông ở Trường Sa.
Chính vì vậy, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các nước trong khu vực tranh

chấp chủ quyền của Việt Nam cũng như Trung Quốc chiếm giữ trái phép hoàn
toàn Hoàng Sa và Trường Sa trong thời kỳ này chính là những biến động chính
trị ở Việt Nam cũng như trên thế giới, do Mỹ rút quân khỏi Việt Nam, không
còn bảo vệ đồng minh VNCH, để cho Trung Quốc chiếm Hoàng Sa bằng vũ
lực.
Tháng 01 năm 1988, CHND Trung Hoa đã huy động một lực lượng hải
quân gồm nhiều tàu khu trục và tàu tên lửa xuất phát từ Hải Nam tiến xuống
phía Nam, trong đó có 4 chiếc đến khu vực phía Tây Bắc quần đảo Hoàng Sa,
khiêu khích và cản trở hoạt động các tàu vận tải của Việt Nam trong khu vực
biển gần bãi đá Chữ Thập và bãi đá Châu Viên. Lực lượng tàu chiến này đặt
dưới sự chỉ huy của một Bộ Tư lệnh đặc biệt được thành lập để tổ chức triển
khai chiến dịch đánh chiếm một phần quần đảo Trường Sa, bắt đầu từ ngày 14
tháng 3 năm 1988, nấp dưới luận điệu quen thuộc “phản công để tự vệ”. Trong
cuộc xâm chiếm bất hợp pháp của Trung Quốc tại khu vực bãi đá ở Trường Sa,
tính đến ngày 6 tháng 4 năm 1988, Trung Quốc đã chiếm đóng đá Chữ Thập, đá
Châu Viên, đá Ga Ven, đá Tư Nghĩa, đá Gạc Ma, đá Su Bi.
9


Năm 1988, Chính phủ Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã
thông báo cho Liên Hợp quốc, gửi nhiều công hàm phản đối đến Bắc Kinh và
đặc biệt là các công hàm ngày 16, 17, 23 tháng 3 năm 1988 đề nghị hai bên
thương lượng giải quyết vấn đề tranh chấp. Trung Quốc tiếp tục chiếm giữ các
bãi đá đã chiếm được và khước từ thương lượng. Ngày 14 tháng 4 năm 1988,
Bộ Ngoại giao Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam phản đối việc Quốc hội
Trung Quốc sáp nhập hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vào tỉnh Hải Nam
(Nghị quyết ngày 13/4/1988 thành lập tỉnh Hải Nam).
Bên cạnh đó chị còn được cô giáo giới thiệu rất nhiều những hình ảnh về
những hòn đảo mà nước Việt Nam ta đang kiểm soát và cả những hòn đảo, bãi
đá…mà một số quốc gia khác đang chiếm giữ trái phép nữa. Chị đã mượn cô

giáo những hình ảnh này. Thầy giáo dạy môn Tiếng Anh cũng nói rằng ngoài
tên gọi bằng tiếng việt những hòn đảo này chúng ta còn phải biết cả tên gọi
quốc tế bằng tiếng anh đã được quốc tế công nhận nữa, chứ chúng ta không gọi
tên những hòn đảo này bằng tiếng Trung Quốc, tiếng Philippino hay tiếng
Malaysia vì những hòn đảo này là của Việt Nam mà. Hai chị em mình hãy cùng
xem nhé.

NHỮNG HÒN ĐẢO, BÃI ĐÁ QUÂN VÀ DÂN VIỆT NAM
ĐANG SINH SỐNG, KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ
Tổng cộng: 21 thực thể địa lí, gồm 7 đảo san hô/cồn cùng 14 rạn san hô.

1. Đảo An Bang-Amboyna Cay

10


Toạ độ: 7°52′10″B 112°54′10″Đ
Mô tả sơ lược: Là một cồn cát dài 200 m, rộng 20 m và cao 2 m. Điều kiện môi trường tại
đây rất khắc nghiệt.

2. Đảo Nam Yết - Namyit Island

Tọa độ: 10°10′54″B 114°21′36″Đ
Mô tả sơ lược: Là một đảo san hô hình bầu dục, dài 600 m, rộng 125 m với diện tích 0,06
km2 và cách đảo Ba Bình 11 hải lí về phía tây nam. Việt Nam có kế hoạch lập một khu bảo
tồn biển tại đây.

3. Đảo Sinh Tồn - Sin Cowe Island

11



Tọa độ: 9°53′0″B 114°19′0″Đ
Mô tả sơ lược: Là một đảo san hô dài 390 m, rộng 110 m, đất đai khô cằn, hầu như không
trồng được rau xanh nếu không cải tạo đất.

4. Đảo Sinh Tồn Đông - Grierson Reef/Cay, Sin Cowe East Island

Tọa độ: 9°54′18″B 114°33′42″Đ
Mô tả sơ lược: Là một cồn cát nằm cách đảo Sinh Tồn 15 hải lí về phía đông. Cồn này dài
160 m, rộng 60 m, điều kiện khắc nghiệt.

12


5. Đảo Sơn Ca - Sand Cay

Tọa độ: 10°22′36″B 114°28′42″Đ
Mô tả sơ lược: Là một đảo cát nhỏ nằm cách đảo Ba Bình 6,2 hải lí về phía đông. Đảo này
dài 450 m và rộng 130 m; đất đai khá màu mỡ nhờ một lớp mùn phân chim nên đảo có
nhiều cây xanh.

6. Đảo Trường Sa (Biệt danh: Trường Sa Lớn) - Spratly Island

Tọa độ: 8°38′30″B 111°55′55″Đ

13


Mô tả sơ lược: Đảo này có tên gọi chính thức là Trường Sa nhưng nhiều nguồn tin tức và

người tại đây thường dùng biệt danh Trường Sa Lớn. Trường Sa là đảo san hô đứng thứ tư
về diện tích trong quần đảo (0,15 km2) và là trung tâm của thị trấn Trường Sa. Đảo có
nguồn nước lợ, có đường băng, cảng cá, trạm khí tượng, lớp học, trạm xá,…

7. Đảo Song Tử Tây - Southwest Cay

Tọa độ: 11°25′46″B 114°19′54″Đ
Mô tả sơ lược: Song Tử Tây nằm cách Song Tử Đông 1,5 hải lí về phía tây nam và nhỏ hơn
Song Tử Đông một chút. Trên đảo có nhiều cây cối xanh tươi. Đảo có một ngọn đèn biển
quan trọng.

8. Đá Cô Lin - Collins Reef

14


Tọa độ: 9°46′13″B 114°15′25″Đ
Mô tả sơ lược: Là một rạn san hô nằm cách đảo Sinh Tồn 9 hải lí về phía tây nam và cách
đá Gạc Ma 1,9 hải lí về phía tây bắc. Đá Cô Lin chìm ngập dưới nước khi thuỷ triều lên.
Đây là một trong ba địa điểm diễn ra trận Hải chiến Trường Sa vào tháng 3 năm 1988.

9. Đá Đông - East (London) Reef

Tọa độ: 8°49′42″B 112°35′48″Đ
15


Mô tả sơ lược: Là một rạn san hô vòng có diện tích khoảng 36,4 km2 và nằm cách đá Châu
Viên 10 hải lí về phía tây.


10. Đá Lát - Ladd Reef

Tọa độ: 8°40′42″B 111°40′12″Đ
Mô tả sơ lược: Là một rạn san hô vòng có diện tích khoảng 9,9 km2 và nằm cách đảo
Trường Sa 14 hải lí về phía tây. Đá chìm ngập dưới nước khi thuỷ triều lên.

11. Đá Len Đao - Lansdowne Reef

16


Tọa độ: 9°46′48″B 114°22′12″Đ
Mô tả sơ lược: Là một rạn san hô nằm cách đá Gạc Ma khoảng 5,5 hải lí về phía đông bắc.
Đá này chìm ngập dưới nước khi thuỷ triều lên. Đây là một trong ba địa điểm diễn ra trận
Hải chiến Trường Sa vào tháng 3 năm 1988.

12. Đá Lớn - Discovery Great Reef

Tọa độ: 10°03′42″B 113°51′6″Đ

17


Mô tả sơ lược: Là một rạn san hô vòng nằm cách đảo Nam Yết 28 hải lí về phía tây tây
nam.

13. Đá Nam - South Reef

Tọa độ: 11°23′31″B 114°17′54″Đ
Mô tả sơ lược: Là một rạn san hô nằm cách đảo Song Tử Tây 3,5 hải lí về phía tây nam.


14. Đá Núi Thị - Petley Reef

18


Tọa độ: 10°24′42″B 114°34′12″Đ
Mô tả sơ lược: Là một rạn san hô nằm cách đảo Sơn Ca khoảng 6 hải lí về phía đông đông
bắc. Diện tích của thực thể này là 1,72 km2.

15. Đá Núi Le - Cornwallis South Reef

Tọa độ: 8°42′36″B 114°11′6″Đ
Mô tả sơ lược: Là một rạn san hô vòng có diện tích 35 km2.
19


16. Đảo Phan Vinh - Pearson Reef

Tọa độ: 8°58′6″B 113°41′54″Đ
Mô tả sơ lược: Xét theo khái niệm rộng là một rạn san hô vòng (rạn san hô vòng). Nơi
đóng quân chính của hải quân Việt Nam có chiều dài 132 m và chiều rộng 72 m.

17. Đá Tây - West (London) Reef

20


Tọa độ: 8°51′B 112°11′Đ
Mô tả sơ lược: Là một rạn san hô vòng nằm cách đảo Trường Sa 20 hải lí về phía đông bắc.

Tại đây có khu dịch vụ hậu cần nghề cá và tổ hợp nuôi trồng thuỷ sản thí điểm.

18. Đá/Bãi Thuyền Chài - Barque Canada Reef

Tọa độ: 8°10′B 113°18′Đ
Mô tả sơ lược: Là một rạn san hô vòng lớn có chiều dài 17 hải lí và chiều rộng 3 hải lí. Phá
nước dài khoảng 11 km và rộng khoảng 2 km.

19. Đá Tiên Nữ - Tennent Reef

21


Tọa độ: 8°51′18″B 114°39′18″Đ
Mô tả sơ lược: Là một rạn san hô vòng nằm ở cực đông của các thực thể thuộc Trường Sa
đang do Việt Nam kiểm soát. Diện tích của đá khoảng 3,4 km2.

20. Đá Tốc Tan - Alison Reef

Tọa độ: 8°48′42″B 113°59′0″Đ
22


Mô tả sơ lược: Là một rạn san hô vòng với chiều dài khoảng 20 km và chiều rộng khoảng 7
km. Diện tích trung bình là 75 km2.

21. Đảo Trường Sa Đông - Central (London) Reef

Tọa độ: 8°56′6″B 112°20′54″Đ
Mô tả sơ lược: Là một rạn san hô vòng nằm cách đá Tây khoảng 6 hải lí về phía đông bắc

và cách đá Đông khoảng 13 hải lí về phía tây bắc.

Danh sách các đảo bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép ở quần đảo
Trường Sa
(Tổng cộng: 7 thực thể địa lí; tất cả đều là rạn san hô).

1. Đá Châu Viên - Cuarteron Reef

23


Tọa độ: 8°54′B 112°52′Đ
Mô tả sơ lược: Là một rạn san hô vòng đa phần chìm ngập dưới nước, nằm về phía đông
của đá Đông.

2. Đá Chữ Thập - Fiery Cross Reef/Northwest Investigator Reef

Tọa độ: 9°35′B 112°54′Đ
Mô tả sơ lược: Là một rạn san hô lớn nằm tách biệt khỏi các thực thể khác. Tổng diện tích
hơn 110 km2. Đây là trung tâm đồn trú của Trung Quốc tại Trường Sa.

3. Cụm đá Ga Ven - Gaven Reefs
24


Quân Trung Quốc xây dựng nhà nổi công sự kiên cố trên Đá Ga Ven sau khi dùng vũ lực
chiếm đoạt Đá Ga Ven của Việt Nam
Tọa độ: 10°12′B 114°13′Đ
Mô tả sơ lược: Cụm này gồm hai rạn san hô là đá Ga Ven và đá Lạc, lần lượt nằm cách đảo
Nam Yết 8,5 và 7 hải lí về phía tây.


4. Đá Gạc Ma - Johnson South Reef

Tọa độ: 9°42′B 114°17′Đ

25


×