Đề bài:
Hiện nay nước ta đang có tình trạng “Chảy máu chất xám”. Nhiều bạn trẻ
cho rằng, ở Việt Nam không có điều kiện để cho họ phát triển năng lực nên đã
ra nước ngoài học tập và làm việc. Dưới góc độ tâm lí học, anh chị cho biết các
điều kiện để hình thành phát triển năng lực của cá nhân? Hãy đề xuất một số
giải pháp để thu hút và phát triển tài năng cho địa phương mình./.
BÀI LÀM
“Chảy máu chất xám” là một hiện tượng xã hội đang diễn ra không chỉ
ở Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia khác trên thế giới, đặc biệt là các nước
đang phát triển. Hiện tượng này có cả những ảnh hưỡng tốt và cả những ảnh
hướng xấu. Tuy nhiên để tận dụng được những mặt tích cực cũng như hạn
chế tối đa ảnh hưởng xấu mà “Chảy máu chất xám” đem lại cần phải có
những giải pháp và hành động phù hợp. Vì vậy, với đề bài này em xin phân
tích các điều kiện để hình thành phát triển năng lực cá nhân và từ đó đề xuất
một số giải pháp nhằm thu hút, bồi dưỡng tài năng cho địa phương mình.
1. Thế nào là chảy máu chất xám, đặc điểm của chảy máu chất xám.
Chảy máu chất xám là sự di chuyển quy mô lớn (từ vùng này
sang vùng khác, từ quốc gia này sang quốc gia khác) của của đội ngũ
nhân lực có tri thức và trình độ cao để làm việc, nghiên cứu và học tập.
Đó có thể là các sinh viên tài năng, các kĩ sư, nhà khoa học hoặc văn
nghệ sĩ…
Việc di chuyển của họ nhằm tìm đến một mội trường làm việc phù hợp,
nơi có thu nhập, mức sống cao, chế độ đãi ngộ và chính sách ưu đãi
tương xứng.
Hiện tượng chảy máu chất xám có thể được xem xét dưới hai
hình thức là chảy máu chất xám “nội” và chảy máu chất xám “ngoại”:
1.1. Chảy máu chất xám “nội”: là sự suy giảm chất xám hay mất dần
chất xám. Người lao động không làm hết năng lực, không cống
hiến hết khả năng hoặc làm việc trái ngành, trái nghề. Hiện
tượng này diễn ra phổ biến ở những vùng kinh tế khó khăn như
nông thôn, miền núi, hải đảo hoặc ở những doanh nghiệp nhỏ. Ở
đây, mặc dù chất xám không “chảy” đi đâu cả, bề ngoài thì vẫn
giữ nguyên, nhưng thực chất là đã bị suy thoái do chuyên môn
của người lao động không được sử dụng vào đúng mục đích.
1
Chảy máu chất xám “ngoại”: là việc nhân viên rời khỏi doanh
nghiệp để làm việc cho doanh nghiệp khác; hoặc chảy máu chất
xám ra nước ngoài: người Việt Nam ra nước ngoài học tập,
nghiên cứu (tự túc hay kinh phí Nhà nước). Hiện trạng này được
biểu hiện như sau:
Những trí thức có khả năng, có năng lực, được đào tạo bài bản,
đang công tác tại các cơ quan đầu não nhà nước, chuyển ra làm việc
cho các công ty ngoài quốc doanh, công ty 100% vốn nước ngoài.
Một số cán bộ tại các vụ, viện, trung tâm nghiên cứu, các cơ quan
nhà nước nhưng lại làm bán thời gian cho các tổ chức, các công ty
nước ngoài.
Chảy máu chất xám diễn ra ở đối tượng sinh viên cao đẳng và đại
học. Những sinh viên giỏi không chấp nhận ở lại trường làm công
tác nghiên cứu và giảng dạy.
Một số trí thức công tác tại các cơ quan khoa học đầu nào được cử
đi công tác ở nước ngoài, nhưng sau đó lại ở lại nước đó làm việc
theo đúng chuyên môn đã được đào tạo.
1.2.
-
-
-
-
Hiện tượng mất mát nguồn nhân lực giỏi, có trình độ gây những
thiệt hại không nhỏ, ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế. Tuy
nhiên, những người Việt Nam định cư, làm việc ở nước ngoài lại là lực
lượng đóng gọp lượng kiều hối lớn cho đất nước trong nhiều năm trở
lại đây.
2. Năng lực. Đặc điểm của năng lực. Các điều kiện để hình thành và
phát triển năng lực của cá nhân
2.1. Khái niệm năng lực
Năng lực là tổng hợp những thuộc tính tâm lý độc đáo của cá nhân
phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định,
nhằm đảm bảo cho hoạt động đó diễn ra có kết quả.
Năng lực có 5 mức độ biểu hiện: tư chất, thiên hướng, năng khiếu,
tài năng, thiên tài.
- Tư chất là những đặc điểm giải phẫu – sinh lý của con người, quan
trọng là những đặc điểm của hệ thần kinh, nó mang tính chất bẩm
sinh – di truyền và là cơ sở tự nhiên, tiền đề vật chất của năng lực.
Tư chất là một trong những điều kiện bên trong không thể thiếu
được cho sự xuất hiện năng lực.
2
- Thiên hướng là những phẩm chất đầu tiên của năng lực được bộc lộ
trong hoạt động trên cơ sở của những yếu tố nhất định. Tư chất gặp
những điều kiện hoạt động phù hợp sẽ phát triển thành thiên
hướng.
- Năng khiếu là toàn bộ những phẩm chất làm cho hoạt động của con
người trong một hoặc một vài lĩnh vực đạt được kết quả đặc biệt,
làm cho họ nổi bật lên so với những người khác cùng học tập, cùng
hoạt động trong điều kiện như nhau. Năng khiếu được bộc lộ trong
hoạt động mang tính chất nghề nghiệp.
- Tài năng là toàn bộ những phẩm chất cho phép con người hoạt
động đạt được kết quả độc đáo và mới mẻ, có sự hoàn thiện cao và
có ý thức xã hội lớn. Đặc điểm của tài năng là ở trình độ sáng tạo
cao khi thực hiện một hoạt động nào đó.
- Thiên tài là trình độ phát triển cao nhất của tài năng, cho phép con
người tạo ra một cái gì mới mẻ về nguyên tắc trong một lĩnh vực
hoạt động mang ý nghĩa lịch sử toàn xã hội và mở ra một thời đại
mới trong lĩnh vực hoạt động đó.
Năng lực là sự tổng hợp, kết hợp các thuộc tính theo một cấu trúc
nhất định, cấu trúc năng lực bao gồm ba thành phần: những thuộc tính
chủ đạo; những thuộc tính làm chỗ dựa; những thuộc tính nền.
2.2. Phân loại năng lực
Có nhiều cách phân loại năng lực khác nhau. Xét về xu hướng
chuyên môn hóa có thể chia thành năng lực chung và năng lực riêng:
- Năng lực chung: là những phẩm chất tâm lý cá nhân đảm bảo cho
mọi lĩnh vực hoạt động nhanh chóng, thành thạo và đạt hiệu quả
cao. Đó là năng lực cần thiết cho nhiều ngành hoạt động khác nhau
chẳng hạn như trí nhớ tốt, tư duy linh hoạt, sâu sắc, óc tưởng tượng
sáng tạo. Năng lực chung còn có thể được phân chia thành năng lực
sơ đẳng và năng lực phức tạp.
- Năng lực riêng: là hệ thống các thuộc tính đảm bảo cho con người
hoạt động có kết quả cao trong nhận thức sáng tạo về các lĩnh vực
hoạt động chuyên môn. Năng lực riêng lại chia thành hai loại: năng
lực cơ sở riêng và năng lực phức tạp riêng.
Năng lực chung và năng lực riêng có quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo
điều kiện cho nhau phát triển.
3
Ngoài ra có thể phân chia năng lực theo hình thức phát sinh như
sau:
- Năng lực tự nhiên là năng lực có nguồn gốc sinh vật, có mối liên hệ
trực tiếp với các yếu tố bẩm sinh di truyền, tư chất.
- Năng lực xã hội được hình thành và phát triển trong quá trình sinh
hoạt xã hội và chỉ có con người với có. Như năng lực lao động, năng
lực ngôn ngữ, năng lực học tập.
2.3. Các điều kiện hình thành và phát triển năng lực của cá
nhân.
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng, tác động đến sự hình thành và
phát triển năng lực của cá nhân như: tư chất, di truyền, tri thức, xã hội,
môi trường giáo dục.
2.3.1. Yếu tố tư chất
Tư chất là đặc điểm riêng của cá nhân về giải phẫu sinh lý và
những chức năng của chúng được biểu hiện trong những hoạt động
đầu tiên của con người. Muốn tạo điều kiện phát triển năng lực
trong cuộc sống có tri thức, kỹ năng, kỹ xảo trong lĩnh vực hoạt
động đó.
Sinh lí bẩm sinh của bộ não, của hệ thần kinh, của cơ quan phân
tích, tạo nên sự khác biệt giữa con người với nhau.
Là một trong những điều kiện hình thành năng lực nhưng không
quy định trước sự phát triển của năng lực. Tư chất là điều kiện cần
nhưng không là điều kiện đủ của sự phát triển năng lực.
Ngoài các yếu tố bẩm sinh, di truyền, tư chất còn chứa đựng sự
tự tạo trong cuộc sống, điều này có được bảo tồn và thể hiện ở thế
hệ sau hay không, ở mức độ nào còn phụ thuộc vào hoàn cảnh sống
của mỗi cá nhân.
2.3.2. Yếu tố di truyền
Di truyền và đặc điểm cá nhân là yếu tố ảnh hưởng đến năng lực
của cá nhân, đặc biệt là năng lực sáng tạo. Di truyền là hiện tượng
chuyển những tính trạng của cha mẹ cho con cái thông qua gen của
của bố mẹ. Trong sinh học, di truyền chuyển những đặc trưng sinh
học từ một sinh vật cha mẹ đến con cái và nó đồng nghĩa với di
chuyển gen, gen thừa nhận mang thông tin sinh học (hay thông tin
di truyền). Ngoài ra các đặc điểm về năng lực (nhận thức tư duy)
4
hay tính cách của con cái có thể được tiếp nhận từ bố mẹ thông qua
môi trường sinh hoạt gia đình. Những nghiên cứu khoa học mới đây
đã chỉ ra rằng, có tới 40% trí thông minh của trẻ là do di truyền từ
bố mẹ, điều đó cho thấy yếu tố di truyền có vai trò rất quan trọng,
quyết định đến năng lực sáng tạo của mỗi cá nhân.
2.3.3. Yếu tố tri thức
Tri thức là toàn bộ những hiểu biết của con người, là kết quả của
quá trình nhận thức, là sự tái tạo lại hình ảnh của đối tượng dưới
dạng các loại ngôn ngữ.
Ví dụ: kiến thức đã được học in sâu trong đầu óc.
Tri thức có được thông qua các quá trình nhận thức phức tạp:
quá trình tri giác, quá trình học tập, quá trình tiếp thu, quá trình
giao tiếp, quá trình tranh luận, qua trình lý luận hay kết hợp các
quá trình này với nhau.
Có một tri thức tốt cá nhân sẽ có một năng lực đáng kể.
2.3.4. Yếu tố xã hội và giáo dục
Năng lực ngoài chịu sự tác động của một số yếu tố nội tại như
gen, não, tính cách, giá trị, kỹ năng nhận thức, tâm lí, động lực bên
trong thì còn chịu tác động của các yếu tố bên ngoài như giáo dục,
xã hội, việc làm, kinh tế, văn hóa, công nghệ… Các yếu tố bên trong
và các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng lẫn nhau và cùng tác động đến
sự hình hình thành, phát triển năng lực của cá nhân. Học tập ảnh
hưởng đến cả yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài của sự hình
thành năng lực. Cá nhân liên tục học hỏi, phát triển cảm xúc, trí
tưởng tưởng, kinh nghiệm của họ trong môi trường của họ.
Yếu tố xã hội góp phần không nhỏ trong việc hình thành, phát
triển năng lực của cá nhân. Tuy nhiên, tính chất và mức độ ảnh
hưởng của môi trường với sự hình thành và phát triển nhân cách
còn tùy thuộc vào lập trường, quan điểm, thái độ của cá nhân với
các ảnh hưởng đó. Nếu một người sinh sống, học tập và làm việc
trong điều kiện phù hợp, năng lực của cá nhân họ sẽ được rèn luyện,
phát huy một cách mạnh mẽ, ngược lại nếu ở trong những điều kiện
5
hạn chế, không phù hợp thì cá nhân sẽ khó để thể hiện và phát triển
năng lực của mình.
Bên cạnh ảnh hưởng của xã hội, môi trường sống. Giáo dục là
yếu tố chủ đạo giúp phát triển năng lực của cá nhân. Sở dĩ như vậy
vì giáo dục là sự tác động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch nhằm
thực hiện có hiệu quả các mục đích đề ra. Giáo dục sẽ mang lại
những tiến bộ mà những nhân tố khác như bẩm sinh – di truyền
hoặc môi trường, hoàn cảnh không thể có được. Giáo dục sẽ giúp
con người phát huy, cải thiện, rèn giũa khả năng của mình.
3. Một số giải pháp để thu hút và phát triển tài năng cho địa
phương mình
3.1. Một số giải pháp trong việc phát triển tài năng cho địa phương.
Bắc Ninh là một trong những tỉnh có diện tích nhỏ và số dân thấp
nhất cả nước, chính vì vậy chính sách phát triển tài năng của tỉnh Bắc
Ninh cần có những điểm riêng:
- Trước hết phải tìm tòi, phát hiện nhân tài trên tất cả các lĩnh vực từ
khoa học tự nhiên, khoa học xã hội đến văn hóa nghệ thuật, giải trí,
thể thao. Việc tìm kiếm tài năng cần được tiến hành thống nhất và
rộng khắp trong phạm vi cả tỉnh, bắt đầu từ việc tìm kiếm các học
sinh, sinh viên tài năng, xuất sắc trong các trường tại địa bàn tỉnh.
Quá trình này cũng đòi hỏi phải có sự chọn lọc rất kĩ càng.
- Khi đã phát hiện được những nhân tài cần có những chính sách đào
tạo đặc biệt cho họ, có thể tập trung những người giỏi trong các lĩnh
vực lại với nhau, mở trường, lớp, chuyên gia giỏi để bồi dưỡng tài
năng. Tạo điều kiện, môi trường phát triển tốt nhất cho họ, có thể tổ
chức các cuộc thi để họ giao lưu, học hỏi, cọ sát, nâng cao trình độ (đặc biệt là đối với những nhân tài trong lĩnh vực thể dục thể thao
và văn hóa nghệ thuật).
- Đầu tư cho những học sinh giỏi ở tất cả các môn học để họ có thể
tham gia các kỳ thi Olympic Quốc gia, Quốc tế.
- Do Bắc Ninh đang thực hiện việc công nghiệp hóa, trên địa bàn tỉnh
có nhiều khu công nghiệp nên cần chú trọng tới công tác đào tạo,
bồi dưỡng, nâng cao tay nghề cho những lao động giỏi.
3.2. Một số giải pháp trong việc thu hút tài năng cho địa phương.
- Để thu hút được nhiều nhân tài, mỗi địa phương trong cả nước,
cũng như tỉnh Bắc Ninh nói riêng cần có những chính sách “chiêu
6
-
-
-
-
hiền đãi sĩ”, phải xây dựng chiến lược, cơ chế quy hoạch, sử dụng
nhân tài.
Cần phải học tập cái địa phương khác, như các tỉnh Bạc Liêu, Quảng
Ngãi đã “trải thảm đỏ” thu hút nhân tài bằng cách đón các giáo sư,
tiến sĩ về công tác tại địa phương với mức hỗ trợ kinh phí một lần
khi nhận nhiệm vụ là 500 triệu đồng/giáo sư về Bạc Liêu và 350
triệu đồng/giáo sư về Quảng Ngãi.
Ngoài các ưu đãi về thu nhập, tài chính, nơi ăn chốn ở, tỉnh Bắc Ninh
cần phải xây dựng, tạo lập được một môi trường làm việc tốt nhất
cho người tài, khuyến khích họ đề ra sáng kiến, phát huy hết chuyên
môn, phân công công tác phù hợp và tránh để diễn ra tình trạng
“Chảy máu chất xám”.
Có chế độ khuyến khích, động viên cả về vật chất lẫn tinh thần đối
với nguồn nhân lực, nhân tài đáp ứng tốt công việc được giao.
Sớm phát hiện những tồn tại, lệch lạc và tác hại của việc sử dụng
nguồn nhân lực, nhân tài không hợp lí.
Tiếp tục sửa đổi, bổ sung một số chế độ, chính sách nhằm thu hút
nhân tài làm việc trong cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh. Xây dựng
quy định, điều kiện tiêu chuẩn, mức độ hỗ trợ đối với từng đối tượng.
Học tập, áp dụng cách làm tiên tiến về sử dụng nguồn nhân lực, nhân
tài cho phát triển xã hội của những nước phát triển trong khu vực và
trên thế giới vào địa phương.
KẾT LUẬN
Việc nghiên cứu những điều kiện để hình thành và phát triển năng
lực của cá nhân có ý nghĩa thực tế rất lớn. Nó có thể được vận dụng triệt
để trong việc đề ra những giải pháp nhằm nâng cao năng lực của con
người cũng như thu hút, bồi dưỡng và phát triển tài năng./.
7
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đại học Luật Hà Nội – Giáo trình Tâm lí học đại cương
2. Luận văn thạc sĩ: Giải pháp phát triển môi trường khuyến khích dạy học
sáng tạo của hiệu trưởng trường THCS TP Hải Dương - Vũ Thị Thùy
Hương – Đại học Sư phạm Hà Nội.
3. />4. />%94_trong_doi_ngu_tri_thuc_nuoc_ta.html
5. />6. />7. />8. />9. />10. />%C3%A3%20h%E1%BB%99i.aspx?u=detail&rid=311&chm=Ch
%C3%ADnh%20s%C3%A1ch%20thu%20h%C3%BAt
11. />option=com_content&view=article&id=353:-nhan-tai-la-nguyen-khi-qucgia&catid=1:tin-hoat-dong&Itemid=60
12. />13. />option=com_content&view=article&id=691:phat-hin-bi-dng-va-s-dngngun-nhan-lc-nhan-tai-cho-phat-trin-xa-hi&catid=39:vusta&Itemid=66
8