MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Từ lâu truyện tranh luôn là món ăn tinh thần được đông đảo giới
trẻ đón nhận. Nó không những đáp ứng được nhu cầu của giới trẻ về những
vấn đề trong cuộc sống mà còn giáo dục cho họ đạo đức, lối sống, cách cư
xử với mọi người xung quanh. Nó còn phát huy được những giá trị đạo đức
truyền thống của dân tộc như tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn, ăn
quả nhớ kẻ trồng cây… Vì vậy, việc xuất bản những truyện tranh này góp
phần đáng kể trong việc giữ gìn đậm đà bản sắc dân tộc, tinh hoa văn hóa
nhân loại.
Nhưng nhìn lại thấy thật đáng buồn khi dư luận đang xôn xao,
quản lý Nhà Nước lập tức ban hành chỉ thị, phụ huynh lo lắng. Đó là hệ quả
từ những phát hiện của báo chí về việc xuất hiện hàng loạt truyện tranh đồi
trụy đang lưu thông trên thị trường sách hiện nay. Những cuốn truyện tranh
đầy những cảnh đấm đá, ghen tuông, tình cảm của các đôi nam nữ hiện rõ
qua những hình ảnh minh họa hiện đại, thậm chí nhiều truyện còn được in
trên giấy bóng với đầy đủ màu sắc hấp dẫn, những hình ảnh không lành
mạnh đã và đang gây ảnh hưởng không tốt tới suy nghĩ và nhận thức của
bạn đọc, đặc biệt là trẻ vị thành niên. Mặt khác, tranh vẽ trong truyện
không phù hợp với lứa tuổi trong sáng dễ làm vẩn đục tới suy nghĩ, cách
tiếp cận cuộc sống của trẻ.
Không những vậy, trên mạng Internet thực trạng này còn ghê gớm
hơn cả về quy mô và mức độ, nhiều truyện tranh sex được vẽ chi tiết, có
cốt truyện rõ ràng và dĩ nhiên càng trở nên độc hại hơn với bạn đọc ở lứa
tuổi vị thành niên. Thậm chí còn có cả truyện tranh sex do người Việt Nam
sáng tác với bối cảnh Việt Nam. Nhiều người cho rằng loại truyện tranh
này trên mạng ít được chú ý. Thực tế thì ngược lại không chỉ những trang
web đen mới có loại truyện này mà nhiều diễn đàn, trang web thường, kể
cả blog của các bạn trẻ cũng không thể thiếu các loại truyện tranh nêu trên.
Việc hàng loạt truyện tranh “phản giáo gợi dục” dành cho giới trẻ,
nhất là học sinh cấp ba bị phát hiện đã gióng lên hồi chuông cảnh báo đối
với các bậc phụ huynh hiện nay. Một phần là do họ ít quan tâm, chăm lo tới
1
con em mình, không định hướng tuyên truyền, giáo dục để con em mình
phân biệt truyện nào nên đọc, truyện nào không nên đọc. Bên cạnh đó, các
nhà xuất bản (NXB) luôn xem truyện tranh là “cần câu cơm” hữu hiệu nhất
vì chắc chắn rằng số tiền thu được từ việc xuất bản các cuốn sách về khoa
học, tiểu thuyết… còn lâu mới theo kịp những bộ truyện tranh đang được
lứa tuổi vị thành niên ưa chuộng. Mặt khác, các NXB cũng ít chú tâm tới
việc phát hành những cuốn truyện tranh vừa hấp dẫn về hình thức, vừa có
giá trị nội dung mà chỉ chú ý tới việc in những bộ truyện tranh mang nội
dung không lành mạnh hay những cốn truyện tranh nước ngoài, “câu
khách” nhằm tăng số lượng phát hành để thu lợi nhuận cho mình mà không
bận tâm đến tác hại của nó như thế nào. Chính vì nguồn lợi nhuận đó mà
không NXB đã bỏ quên trách nhiệm chân chính của mình là mang đến cho
lứa tuổi thanh thiếu niên những bộ truyện tranh bổ ích, giàu tính giáo dục
và nhân văn, miễn sao phục vụ cho lợi ích của họ là: xem truyện tranh như
một lối thoát cho thu nhập.
Trước thực trạng này, những người gần gũi nhất như: cha, mẹ,
thầy cô, bạn bè và xã hội cần hiểu rõ hiểm họa của truyện tranh đồi trụy,
quan tâm một cách cụ thể, tích cực hơn trong việc giúp con em mình có
những giây phút thư giãn lành mạnh thay vì cho tiền rồi bỏ mặc chúng với
những phương tiện, công cụ giải trí hiện đại. Mong sao một ngày gần đây
các nhà xuất bản sẽ thật sự đem đến cho độc giả nhỏ tuổi những tri thức có
giá trị và là nơi giải trí lành mạnh với những cuốn truyện hay, có nội dung
và tính giáo dục cao góp phần xây dựng nên nguồn nhân lực cho đất nước
trong tương lai có đầy đủ cả tài lẫn đức. Vì vậy tác giả mạnh dạn chọn đề
tài “ Tác động của truyện tranh đồi trụy đối với sự hình thành nhân
cách trẻ vị thành niên và một số ý kiến đề xuất trong công tác quản lý ”.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
- Làm rõ tác động của truyện tranh đồi trụy đối với sự hình thành
nhân cách trẻ vị thành niên.
- Đề xuất một số ý kiến trong công tác quản lý nhằm ngăn chặn
việc phát hành truyện tranh đồi trụy gây ảnh hưởng đến trẻ vị thành niên
trong thời gian tới.
2
3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
Tác động của truyện tranh đồi trụy đối với sự hình thành nhân
cách trẻ vị thành niên.
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
- Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu truyện tranh dưới dạng sách và
trên Internet.
- Phạm vi về không gian: Từ năm 2007 đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài:
Việc nghiên cứu đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác_Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Ngoài ra còn dựa trên một số
phương pháp như:
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp thu thập tài liệu.
- Phương pháp tổng hợp.
- Phương pháp thống kê, so sánh…
6. Bố cục nghiên cứu của đề tài:
Chương 1: Tác động của truyện tranh đồi trụy đối với sự hình
thành nhân cách trẻ vị thành niên.
Chương 2: Dự báo và một số ý kiến đề xuất trong công tác quản
lý.
3
Chương 1
TÁC ĐỘNG CỦA TRUYỆN TRANH ĐỒI TRỤY ĐỐI VỚI SỰ HÌNH
THÀNH NHÂN CÁCH TRẺ VỊ THÀNH NIÊN
1.1. Nhận thức chung về nhân cách
1.1.1. Khái niệm về nhân cách và nhân cách trẻ vị thành niên
Nhân cách
Ngày nay, vấn đề nhân cách được nhiều nhà khoa học quan tâm
nghiên cứu. Trong quá trình phát triển của khoa học, đặc biệt là các khoa
học xã hội đòi hỏi phải nghiên cứu nhân cách bởi nghiên cứu nhân cách sẽ
tạo thuận lợi cho các khoa học có liên quan đến con người: triết học, xã hội
học, đạo đức học … vì vậy nhân cách là đối tượng nghiên cứu của các khoa
học đó. Chính tầm quan trọng về mặt lý luận và thực tiễn của nhân cách đòi
hỏi mọi người phải góp phần xây dựng khái niệm nhân cách.
Khi xem xét con người với tư cách là một thành viên của một xã
hội nhất định, là chủ thể của các mối quan hệ con người, của hoạt động có
ý thức và giao tiếp thì chúng ta nói đến nhân cách của họ.
Chúng ta chỉ có thể nói đến con người như là một nhân cách, bắt
đầu từ một thời kì nào đó trong quá trình phát triển của nó. Chẳng hạn,
không ai nói nhân cách của một đứa trẻ khi đứa trẻ đó còn một hai tuổi. Nói
cách khác, không phải mọi cá thể người, với cá tính của mình đều là nhân
cách cả. Trong lịch sử nhân loại đã có rất nhiều quan điểm và học thuyết về
nhân cách như:
Quan điểm sinh vật hóa nhân cách (đại diện là S.Freud) coi bản
chất của nhân cách nằm trong các đặc điểm hình thể, góc mặt, thể tạng, bản
năng vô thức…
Quan điểm cho rằng bản chất nhân cách là nhân tính con người.
Đại diện cho quan điểm này là C.Rogers, R.may …họ cho rằng nhân cách
là động cơ tự động điều hành, là nhu cầu, là tương tác xã hội. Họ quan tâm
tới giá trị tiềm năng bẩm sinh của con người, đến đặc tính riêng của mỗi
người, những kinh nghiệm của con người, đề cao tính chất tự nhiên sinh vật
của con người, phủ nhận bản chất xã hội của nhân cách.
Quan điểm đồng nhất nhân cách với khái niệm con người.
4
K.Platôn cho rằng nhân cách là con người có ý thức, nhân cách là con
người có lí trí, có ngôn ngữ, lao động. Quan điểm này nói về cái chung, đặc
trưng nhất của con người mà không chú ý tới cái đặc thù riêng của nhân
cách.
Các nhà tâm lý học khoa học cho rằng khái niệm nhân cách là một
phạm trù xã hội , có bản chất xã hội lịch sử. Nội dung của nhân cách là nội
dung của những điều kiện lịch sử - xã hội cụ thể được chuyển vào mỗi con
người. Do vậy họ đưa ra về nhân cách như sau:
Nhân cách là một cá nhân có ý thức, chiếm một vị trí nhất định
trong xã hội và đang được thực hiện một vai trò xã hội nhất định
(A.G.Coovaliôp).
Nhân cách là con người với tư cách là kẻ mang toàn bộ thuộc tính
và phẩm chất tâm lý, quy định hình thức của hoạt động và hành vi có ý
nghĩa xã hội (E.V.Sôrôkhôva).
Nhân cách là tổ hợp những đặc điểm, thuộc tính tâm lý của cá
nhân quy định hành vi xã hội và giá trị xã hội của cá nhân đó.
Theo quan điểm khoa học thì nhân cách không phải là tất cả những
đặc điểm của con người mà chỉ bao hàm những đặc điểm quy định con
người như là một thành viên của xã hội, nói lên bộ mặt tâm lý, giá trị và cốt
cách làm người của mỗi cá nhân. Nhân cách cũng không phải một nét, một
phẩm chất tâm lý riêng lẻ mà là một cấu tạo tâm lý mới. Do đó con người
vừa mới sinh ra chưa có nhân cách. Nhân cách được hình thành trong quá
trình tham gia các mối quan hệ của con người, nó quy định bản sắc, cái
riêng của cá nhân trong sự thống nhất biện chứng với cái chung, cái phổ
biến của cộng đồng mà cá nhân đó là đại biểu.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mácxít, muốn tìm hiểu nhân cách
trước hết phải làm rõ khái niệm con người, không đồng nhất khái niệm
nhân cách với khái niệm con người. C.Mác và Lênin đều coi con người là
một tồn tại tự nhiên, một tồn tại sống hiện thực, có tư duy, có ngôn ngữ,
xem xét con người như là một thực thể xã hội, như là sản phẩm của các mối
quan hệ xã hội, xem bản chất xã hội và chức năng xã hội là đặc trưng cơ
bản của nhân cách. Con người là một tồn tại tự nhiên song ở mức độ cao
5
nhất của sự tiến hoá sinh vật. Con người không những là thực thể của tự
nhiên mà còn là một thực thể của xã hội. Cuộc sống xã hội và lao động làm
xuất hiện ý thức con người. Trong khi coi nhân cách là bản chất của con
người C.Mác đã định nghĩa nhân cách như sau: “Bản chất của con người
không phải là cái gì trừu tượng, tồn tại với từng cá nhân riêng biệt, trong
tính hiện thực của mình, nó là tổng hoà của các quan hệ xã hội…”. Trong
quá trình sống của mình, con người làm biến đổi các phẩm chất tự nhiên
của mình, nhưng những biến đổi đó không tạo ra nhân cách. Nhân cách
được hình thành và phát triển như những quan hệ xã hội mà trong đó cá
nhân đang lớn lên và đang được biến đổi, bắt đầu quá trình hoạt động sống
của mình. Nhân cách là một con người, nhưng là con người có ý thức,
chiếm một vị trí nhất định trong xã hội và đang thực hiện một vai trò xã hội
nhất định. Nhân cách có khả năng nhận thức được bản chất của thế giới
khách quan, nhận thức được chính bản thân mình, biết xử sự, hành động
một cách có lý, có tình, biết tác động vào hiện thực cũng như bản thân,
nhằm cải tạo hiện thực và hoàn thiện bản thân mình. Chính trong quá trình
hình thành và phát triển nhân cách của con người, các đặc điểm của họ với
tư cách là cá tính được biến đổi trở thành những đặc điểm mang tính người
đích thực, tính xã hội - đạo đức. Nói cách khác, không phải sự biến đổi các
đặc điểm cá thể tự nhiên của con người là nguyên nhân của sự hình thành
con người như là một nhân cách mà ngược lại sự hình thành con người như
là một nguyên nhân của sự biến đổi và phát triển các đặc điểm cơ thể con
người.
Như vậy, dưới góc độ tâm lý học, nhân cách được hiểu là toàn bộ
các đặc điểm tâm lý ổn định của con người. Những đặc điểm này quy định
hành vi và giá trị xã hội của cá nhân. Nó vừa biểu thị sắc thái riêng của cá
nhân, vừa biểu thị những đặc trưng chung của một nhóm người mà nó đại
diện. Hay nói cách khác, nhân cách là tổ hợp những thuộc tính tâm lý của
một cá nhân hay một con người biểu thị ở sắc thái và giá trị xã hội của cá
nhân hay con người ấy.
Nhân cách trẻ vị thành niên
6
Tuổi vị thành niên là lứa tuổi bùng nổ muốn khẳng định cái tôi. Ở
độ tuổi này trẻ đề cao cảm xúc tình bạn, đề cao giá trị cá nhân hơn quan hệ
khác, các em hướng tới các trào lưu được tiếp cận từ bên ngoài. Bởi vậy, dễ
xung đột với giá trị mà người lớn áp đặt. Tuổi vị thành niên được định
nghĩa là giai đoạn chuyển tiếp của sự tăng trưởng và phát triển từ cuối tuổi
trẻ em đến bắt đầu tuổi trưởng thành, đại để là từ 12 đến 18 tuổi. Tuổi vị
thành niên nói chung có thể chia thành ba giai đoạn: bắt đầu, trung gian và
cuối. Suốt lứa tuổi vị thành niên có nhiều thay đổi quan trọng về mặt thể
chất cảm xúc và xã hội diễn ra ở mỗi cá nhân. Những thay đổi này diễn ra
đồng thời hoặc từng đợt nối tiếp nhau trong tất cả ba lĩnh vực nói trên.
Những thay đổi đó liên quan tới nhau và ảnh hưởng lẫn nhau.
Xét về thời gian ở tuổi vị thành niên đó chính là nhu cầu hướng
tới tương lai, vị thành niên phải phát huy được sự thỏa mãn trước mắt để
dành khoái cảm nhiều hơn trong tương lai, năng lực này là một biện pháp
thích nghi của người trưởng thành.
Tuổi vị thành niên là một trong những giai đoạn thích nghi khó
khăn nhất trong cuộc sống của chúng ta. Đứa trẻ đã học để sống một cách
thoải mái trong thế giới của những người lớn và đã có được cuộc sống khá
tốt khi đột ngột đến tuổi vị thành niên, để phải chờ đợi có những thay đổi to
lớn về tất cả các phương diện của cuộc sống. Người vị thành niên phải hình
thành ý thức đồng nhất của mình để xác định: Mình là ai? Mình có thể làm
được gì? Và ở đâu thì thích hợp cho những quan hệ với người khác? Tính
đồng nhất được định nghĩa là “ ý thức về sự đồng nhất kiên trì trong nội
tâm và sự chia sẻ kiên trì một tính cách cốt lõi nào đó với người khác”.
Tuổi vị thành niên là thời kì thử nghiệm hết thảy những gì đã học
cho đến lúc ấy về việc thỏa mãn các nhu cầu của mình bằng cách có thể
chấp nhận được và giải tỏa những lo hãi do thiếu thành công. Tại mỗi giai
đoạn của cuộc đời đòi hỏi lứa tuổi vị thành niên phải làm chủ được một số
nhiệm vụ giai đoạn phát triển đó. Như ta đã biết tại mỗi giai đoạn phát
triển, con người phải đương đầu với một cuộc sống “ khủng hoảng”, một
bước ngoặt mà nếu làm chủ được thì con người sẽ có thêm sức mạnh và tài
năng. Với sự nảy sinh mỗi ý thức hoặc viễn cảnh về cuộc sống, tuổi trẻ vị
7
thành niên lại có thêm các yếu tố cho sự phát triển nhân cách. Nền tảng
quan trọng nhất nhất là ý thức về lòng tin cơ bản, nó nảy sinh trước tất cả
các ý thức khác và bắt đầu ở tuổi bế bồng. Nếu không có ý thức về lòng tin
cơ bản này nơi bản thân và người khác sẽ không có ý thức về các mối quan
hệ. Trong thời kỳ đầu của trẻ vị thành niên, chúng phải có được ý thức tự
chủ - chúng biết được bản thân mình là một con người riêng biệt với những
năng lực của chính mình, chúng bắt đầu có kinh nghiệm sơ khai về tính độc
lập, bắt đầu có những suy nghĩ trong hành động và trong cuộc sống - đó
cũng là mấu chốt của sự hình thành nhân cách trẻ.
Trong xã hội ngày nay, trẻ em được mong đợi sẽ lớn lên, rời tổ
ấm và khởi sự thành lập gia đình riêng - gia đình hạt nhân. Để làm được
như vậy, người vị thành niên phải được tự do thoát khỏi sự che chở và điều
khiển của cha mẹ, học cách tự đưa ra quyết định, suy nghĩ cho bản thân và
có trách nhiệm về các hành động của mình. Giai đoạn vị thành niên đầy rẫy
những mơ hồ, hụt hẫng và mâu thuẫn, và khi vượt qua các rối loạn này thì
phải trở thành một người lớn độc lập, có khả năng cho và cộng tác. Đồng
thời với sự từ bỏ tuổi thơ, phấn đấu cho sự độc lập và tính đồng nhất, vị
thành niên cần có tình thương yêu, sự an ủi và hướng dẫn của cha mẹ. Vị
thành niên thường chịu ảnh hưởng bởi những cảm nghĩ và các quan hệ của
cha mẹ với nhau, với con cái và với người khác. Vị thành niên đặc biệt
nhạy cảm với tình cảm của cha mẹ đối với họ và giữa cha mẹ với nhau. Do
những cảm xúc mãnh liệt của người vị thành niên nên đôi khi chỉ một lời
chỉ trích bóng gió nào đó thôi cũng đủ gây tác hại và ảnh hưởng không nhỏ
tới sự hình thành và phát triển nhân cách.
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành nhân cách trẻ vị
thành niên
Nhân cách không có sẵn bằng cách bộc lộ dần bản năng nguyên
thủy mà nhân cách là một cấu trúc tâm lý mới được hình thành và phát
triển trong họat động và giao tiếp. A.N.Lêônchiev đã chỉ ra rằng: nhân cách
con người không phải được đẻ ra mà được hình thành. Quá trình hình thành
và phát triển nhân cách chịu sự chi phối ảnh hưởng của nhiều yếu tố như:
môi trường sống, bẩm sinh - di truyền, hoàn cảnh, giáo dục, vai trò của
8
hoạt động cá nhân, vai trò của hoạt động giao tiếp, vai trò của tập thể…
Mỗi yếu tố đều có vai trò đặc trưng riêng của nó.
Yếu tố môi trường sống:
Tâm lý học Mác xít khẳng định: Môi trường sống có vai trò quy
định nội dung và phẩm chất tâm lý cá nhân. Môi trường sống có hai dạng
đó là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, nói cách khác môi trường
sống bao gồm tất cả những yếu tố, điều kiện tự nhiên và xã hội có tác động,
ảnh hưởng đến quá trình sống và hoạt động của cá nhân. Những yếu tố,
điều kiện tự nhiên với tư cách là một bộ phận của môi trường sống có tác
động, ảnh hưởng đến sự hình thành, phát triển nhân cách con người nói
chung, trẻ vị thành niên nói riêng. Bao chứa trong môi trường sống của mỗi
cá nhân là tất cả các mối quan hệ xã hội như: mối quan hệ giữa cá nhân với
cá nhân, cá nhân với các nhóm xã hội (gia đình, nhà trường, đoàn thể, dân
tộc, giai cấp,…). Chính các mối quan hệ đó đã quy định nội dung phẩm
chất, nhân cách của trẻ. Việc xác lập và vận hành các mối quan hệ xã hội
đối với trẻ vị thành niên chính là sự tác động của môi trường sống để hình
thành nội dung, phẩm chất tâm lý, nhân cách cho mình. Như vậy, vai trò
của môi trường đối với sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ vị thành
niên là rất to lớn. Có thể khẳng định rằng không có môi trường sống đặc
biệt là môi trường sống xã hội thì không thể có sự hình thành và phát triển
nhân cách của trẻ vị thành niên.
Yếu tố giáo dục:
Giáo dục là một hiện tượng xã hội phức tạp, xuất hiện và phát triển
cùng với sự ra đời và phát triển của xã hội loài người. Tâm lý học định
nghĩa: Giáo dục là sự tác động tự giác của môi trường sống đến cá nhân
theo những chương trình, nội dung kế hoạch, phương hướng và hình thức
nhất định nhằm mục đích hình thành phát triển hoặc cải tạo những đặc
điểm tâm lý của cá nhân theo những chuẩn mực và yêu cầu của xã hội.
Đối với trẻ ở lứa tuổi vị thành niên, trong quá trình hình thành và
phát triển nhân cách, giáo dục giữ vai trò chủ đạo, điều này được thể hiện:
Giáo dục vạch ra nội dung và chiều hướng của sự phát triển nhân cách và
tổ chức cho nhân cách phát triển theo nội dung và chiều hướng đã vạch ra;
9
giáo dục là con đường thuận lợi nhất để trẻ tiếp thu kinh nghiệm lịch sử xã hội để tạo ra sự phát triển nhân cách; giáo dục còn có thể phát huy
những mặt ưu điểm và khắc phục, bù đắp những khiếm khuyết của các yếu
tố khác. Ví dụ: Bồi dưỡng trẻ có năng khiếu thành tài năng, giáo dục cho
trẻ mù, thiếu trí tuệ, người có hoàn cảnh khó khăn… Bên cạnh đó giáo dục
còn uốn nắn những sai lệch của nhân cách cho phù hợp với yêu cầu, với
chuẩn mực của xã hội để từ đó góp phần xây dựng, cải tạo, hoàn thiện nhân
cách trẻ vị thành niên.
Môi trường giáo dục xây dựng mô hình nhân cách nhất định theo
những yêu cầu của xã hội, đào tạo những con người được giáo dục, trước
hết là thế hệ trẻ để chúng trở thành những con người ưu tú, có đủ năng lực,
phẩm chất, có khả năng hòa nhập và thích ứng, năng động, sáng tạo với
cuộc sống đang đổi mới toàn diện, sâu sắc theo định hướng xã hội chủ
nghĩa, phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Yếu tố bẩm sinh – di truyền:
Là toàn bộ những đặc điểm sinh lý giải phẫu của cơ thể nói chung
và hệ thần kinh nói riêng có sẵn khi con người mới sinh ra di truyền từ thế
hệ này sang thế hệ khác. Sự phát triển không bình thường của cơ thể con
người ảnh hưởng tới sự phát triển tâm lý nhân cách. Điều đó chúng ta có
thể thấy được trong cuộc sống hằng ngày như việc một đứa trẻ bị dị tật
thường không thích thể hiện mình ở đám đông hay tự ti…
Tuy nhiên chúng ta cũng phải nhận thấy rằng yếu tố di truyền
không giữ vai trò quy định trong việc hình thành và phát triển nhân cách
mà chỉ là điều kiện cho sự hình thành và phát triển nhân cách mà thôi. Bất
cứ một chức năng tâm lý nào có tính chất con người của nhân cách chỉ
được hình thành và phát triển trong quá trình hoạt động của cá nhân trong
điều kiện xã hội loài người.
Vai trò của hoạt động cá nhân:
Mọi tác động của giáo dục đều trở nên vô nghĩa nếu thiếu hoạt
động của cá nhân. Vì vậy hoạt động của cá nhân có vai trò quyết định trực
tiếp sự hình thành và phát triển nhân cách. Hoạt động của con người luôn
có tính mục đích, tính xã hội, được thực hiện bằng những thao tác và công
10
cụ nhất định. Mỗi loại hoạt động đều có những yêu cầu về phẩm chất và
năng lực nhất định của con người. Vì vậy quá trình hoạt động làm cho con
người phát triển các phẩm chất và năng lực đó. Thông qua hai quá trình của
hoạt động (xuất tâm và nhập tâm), một mặt con người lĩnh hội những kinh
nghiệm lịch sử - xã hội để phát triển nhân cách, một mặt con người bộc lộ
nhân cách của mình. Trong công tác giáo dục người ta thường thông qua tổ
chức các loại hình hoạt động để tác động đến học sinh góp phần quan trọng
trong việc hình thành nhân cách.
Vai trò của giao tiếp:
Cùng với hoạt động, giao tiếp cũng là động lực cơ bản thúc đẩy sự
hình thành và phát triển nhân cách. Giao tiếp là điều kiện tồn tại của xã hội
loài người. Không thể có xã hội nếu không có giao tiếp. Đối với mỗi người
giao tiếp vừa là điều kiện tồn tại vừa là yếu tố thúc đẩy sự phát triển tâm lý,
ý thức của họ. C.Mác chỉ ra rằng: sự phát triển của một cá nhân được quy
định bởi sự phát triển của tất cả các cá nhân khác mà nó trực tiếp hay gián
tiếp giao lưu. Trong giao tiếp con người sẽ tiếp thu kinh nghiệm lịch sử xã
hội của nhau để tồn tại và phát triển. Giao tiếp không chỉ là điều kiện cho
sự phát triển mà nó con đường để hình thành nên nhân cách con người đặc
biệt là nhân cách trẻ vị thành niên. Bằng giao tiếp trẻ ở lứa tuổi này thiết
lập các mối quan hệ xã hội, từ đó nhận thức được người khác, nhận được
các mối quan hệ xã hội, nhận thức chính bản thân để phát triển ý thức và tự
ý thức.
Vai trò của tập thể:
Nhân cách được hình thành, phát triển trong môi trường xã hội,
môi trường xã hội cụ thể là các nhóm mà cá nhân là thành viên như: gia
đình, làng xóm,… trong đó tập thể là môi trường quan trọng. Tập thể là
một nhóm người, một bộ phận của xã hội được thống nhất lại theo mục
đích chung, phục tùng mục đích xã hội. Tập thể có vai trò to lớn trong sự
hình thành và phát triển nhân cách trẻ vị thành niên. Chẳng hạn một tập thể
toàn là những học sinh, nếu tập thể đó học tập tốt, sinh hoạt lành mạnh thì
sẽ góp phần hình thành nhân cách, phẩm chất cao đẹp ở mỗi cá nhân; còn
nếu tập thể không đoàn kết, mạnh ai nấy làm, một vài cá nhân có biểu hiện
11
tiêu cực thì chắc chắn tập thể đó sẽ không bền vững, nhân cách mỗi người
sẽ bị sai lệch làm ảnh hưởng đến xã hội. Sống trong tập thể, trẻ vị thành
niên mới có điều kiện thỏa mãn nhu cầu hoạt động và giao tiếp, thể hiện và
hình thành những năng khiếu, năng lực, phẩm chất, nhân cách của riêng
mình.
1.2. Tác động của truyện tranh đồi trụy đối với sự hình thành
nhân cách trẻ vị thành niên
1.2.1. Thực trạng xuất bản truyện tranh đồi trụy ở Việt Nam
Trong những năm qua, các nhà xuất bản trên toàn quốc đã thu về
cho ngân sách nhà nước hàng chục tỷ đồng, đáp ứng nhu cầu thông tin,
văn hóa của đông đảo quần chúng nhân dân. Quan trọng hơn, các nhà
xuất bản đã phát hành hàng loạt những bộ truyện tranh có tính chất giáo
dục dành cho lứa tuổi vị thành niên, góp phần đào tạo nên nguồn nhân
lực trẻ cho đất nước, nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng nền văn hóa tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực trên thì hoạt động xuất
bản, phát hành truyện tranh cũng còn nhiều hạn chế cần phải khắc phục, đó
là:
- Theo đánh giá của một số chuyên gia thì nếu xét cả ngành xuất
bản bao gồm rất nhiều yếu tố thì chúng ta đang còn một khoảng cách xa so
với các nước khác: Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc… Nhiều hội chợ sách
quốc tế, hầu như truyện tranh Việt Nam còn vắng bóng; trong làng xuất bản
thế giới, truyện tranh Việt Nam hầu như chưa có một chỗ đứng.
- Một điểm đáng lưu ý là trong những năm qua tình trạng vi phạm
bản quyền tác giả không giảm mà còn diễn ra trầm trọng hơn những năm
trước.
- Việc xuất bản truyện tranh còn nhiều vi phạm, nhất là nội dung
bao gồm những hình ảnh dung tục, không phù hợp với lứa tuổi. Nhiều loại
truyện được biên soạn cóp nhặt, không có nguồn gốc rõ ràng, mang tính mê
tín, giật gân, bạo lực, khiêu dâm…
Một thực tế không thể chối cãi là truyện tranh nước ngoài rất hay
và hấp dẫn vì được đầu tư rất kỹ lưỡng về kịch bản và họa sĩ thể hiện
12
nhưng truyện tranh nước ta lại bất lực. Tại sao truyện tranh của ta không
được như vậy? Nêu lên vấn đề này là quả thật bức xúc, bởi lẽ các NXB có
thèm để ý đến vấn đề này đâu, họ chỉ việc chạy theo lợi nhuận, truyện tranh
nước ngoài họ chỉ việc phocoppy, dịch lời rồi đem in đâu cần phải vẽ vời gì
thêm. Thậm chí ngay cả cái bìa cũng bê nguyên xi, tung ra bộ này đến bộ
khác mà chẳng thèm đếm xỉa đến đội ngũ họa sĩ kế thừa cho truyện tranh
mai sau, nhiều lúc chẳng cần biết hay, dở hoặc có yếu tố giáo dục trong
truyện hay không? Chỉ cần hấp dẫn độc giả là được, lời thoại ra sao thì cứ y
chang như thế, lời lẽ ngô nghê, thậm chí khó hiểu nữa là đằng khác. Đặc
biệt những cảnh hun hít, ân ái lăng nhăng, đấm đá ì xèo cứ bày ra mà phải
chăng tác giả nào thèm để ý, cắt bỏ vì cắt bỏ thì sẽ thiếu trang, ai sẽ vẽ lại
bây giờ ?
Hoạt động xuất bản, phát hành của các doanh nghiệp trong nước
còn tồn tại không ít những bất cập, nhiều vấn đề nảy sinh. Trong đó, truyện
tranh có nội dung không lành mạnh nổi lên như là một vấn đề nóng bỏng,
gây bức xúc trong dư luận quần chúng nhân dân. Thời gian qua, qua công
tác kiểm tra của các đoàn liên ngành (thường là Thanh tra Sở Thông tin và
Truyền thông và Phòng An ninh văn hóa tư tưởng Công an các tỉnh…) đã
phát hiện tình trạng truyện tranh có nội dung đồi trụy đã xuất hiện ở nhiều
địa phương trong cả nước. Điển hình như tại Đồng Nai đã phát hiện 379
xuất bản phẩm vi phạm từ các nhà xuất bản khác như: nhà xuất bản Trẻ,
nhà xuất bản Thanh Hóa, nhà xuất bản Văn hóa Thông tin… Tại Thừa
Thiên Huế cũng phát hiện, thu giữ gần 100 quyển truyện tranh trẻ em có
nội dung đồi trụy và 450 kilôgam sách in sao không bản quyền, phát hiện
19 quầy kinh doanh truyện có gần 100 quyển truyện tranh dịch từ nước
ngoài có hình ảnh phản cảm, gợi dục. Một số địa phương khác như Hà Nội,
thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng cũng phát xảy ra tình trạng tương tự.
Ngoài những bộ sách được các em đọc trong những năm 90 thế kỷ
trước còn có nhiều điều bổ ích về tinh thần như “Đô Rê Mon”, “Siêu quậy
Téppi”, “Thủy thủ mặt trăng”, “ Bảy viên ngọc rồng”... Còn sau đó là một
sự bùng nổ với hàng trăm bộ sách rất lộn xộn chiếm lĩnh thị trường và tạo
nên một thế giới với những siêu nhân giả tưởng cùng với các hình ảnh của
13
xã hội đen làm băng hoại cảm xúc của thế giới tinh thần trẻ thơ. Dường
như, gần 30 nhà xuất bản quen thuộc, đặc biệt tập trung từ miền Trung trở
vào, đua nhau xuất bản hàng loạt bộ truyện tranh với sự chọn lọc ồ ạt bất
thường nhằm kiếm lợi nhuận càng nhiều càng tốt. Họ có biết đâu những
độc giả nhỏ tuổi đã bị ám ảnh với những hình ảnh nhảm nhí đầy bạo lực
như “Vụt, “Soạt”, “Bịch”, “Phập”, “Xoẹt”, “Á...Á”. Đến nay không gia
đình nào không có những bộ truyện tranh để cho các em đọc. Những người
cha, người mẹ cứ vô tư mua cho về con mình không hề kiểm tra nội dung
như thế nào và luôn nghĩ rằng đó chỉ là truyện trẻ con. Nhưng họ có biết
đâu nhiều bộ truyện tranh đã là cẩm nang cho những hành vi ứng xử vô
luân và tàn bạo… của con trẻ. Đâu đâu cũng thấy “Bảy viên ngọc rồng”,
“Gia đình võ thuật”, “Thủy thủ mặt trăng”, “Thám tử lừng danh Connan”,
“Chú bé Rồng”, “Hot Grim”... Các bộ truyện tranh này đã đổ bộ vào từng
nhà tạo nên cơn sốt không những cho các em nhỏ tuổi mà còn thu hút
những thiếu niên ở tuổi mới lớn. Bên cạnh đó những hình ảnh yêu đương
trụy lạc, nội dung không lành mạnh và các hành vi bạo lực trong truyện
đang dần trở nên quen thuộc với mọi lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng ở nước
ta.
Có thể thấy, tình trạng lưu trữ, phát hành truyện tranh có nội dung
đồi trụy đã xuất hiện mang tính tràn lan, phạm vi rộng trong cả nước, đã trở
thành hiểm họa cho xã hội mà nạn nhân trực tiếp là lứa tuổi vị thành niên.
Qua quá trình nghiên cứu, tác giả nhận thấy tính đồi trụy của
những tác phẩm truyện tranh thể hiện trên các khía cạnh sau:
Những chuyện tình cảm, quan hệ nam nữ được đề cập liên tục,
hình ảnh, lời thoại dung tục được thể hiện trong hầu hết các tác
phẩm; thể loại thể hiện phong phú.
Nội dung trong truyện không những không mang tính giáo dục,
tính nhân văn mà hầu như “giáo” ít, “dục” nhiều. Hai tập truyện tranh
“Chàng trai trong truyện tranh” do nhà xuất bản (NXB) Thanh Hóa cấp
phép có lẽ là bộ truyện gây ra nhiều phản ứng nhất trong dư luận thời gian
gần đây vì tính “gợi dục” nhằm vào đối tượng độc giả lứa tuổi mới lớn.
Được cấp phép từ tháng 3/2008, đến thời điểm này, bộ sách trên đã tràn lan
14
trên thị trường, các quầy bán sách nhỏ, các cửa hàng cho thuê sách truyện
thiếu nhi đều đã “cập nhật” bộ truyện tranh này vì nó được rất nhiều độc
giả nhí hiếu kỳ tìm đọc. Không khó để tìm được 2 tập “Chàng trai trong
truyện tranh” trong một cửa hàng sách cũ. Tuy sách vẫn đề là NXB Thanh
Hóa nhưng dễ dàng nhận thấy đây không còn là sách nguyên bản của NXB
này mà là sách in sao lậu. Nhân vật chính trong truyện là Luki - nữ sinh 16
tuổi luôn tự giới thiệu mình “rất thích các anh chàng đẹp trai”. Mẹ của cô
bé được xây dựng là một người đàn bà 34 tuổi nhưng đã 9 lần ly hôn. Câu
chuyện phát triển theo một hướng oái oăm là bà mẹ thấy con mình đã 16
tuổi nhưng chưa có bạn trai nên bà cho một số nam thanh niên vào ở trong
nhà mình. Cả cuốn truyện cứ xoay quanh chuyện Luki gặp gỡ một bạn trai
với những tình huống như người lớn và cả chuyện quan hệ yêu đương mùi
mẫn với những hành động có lẽ chỉ có ở người lớn.
Hình ảnh không mang tính giáo dục không chỉ được thể hiện trong
những truyện tranh có nội dung tình cảm yêu đương phức tạp, éo le, lâm ly,
kiểu phim bộ Hàn Quốc (ví dụ như "Tuổi mộng mơ" - truyện dành cho lứa
tuổi 17 của NXB Thanh Hóa với 4 nhân vật chính đó là Mary, David, Jen,
Eric. Trong khi Mary yêu thầm Eric, thì David lại yêu Mary, Jen thì luôn
tìm cách phá hoại chuyện tình của Mary. Trong truyện, những cảnh các
nhân vật hôn nhau được lặp thường xuyên, rồi có cả cảnh nóng giữa Mary
và Eric...) mà ngay cả những truyện có nội dung bạo lực cũng được tận
dụng (như truyện “Tam Nữ Hiệp” của NXB Thanh Hóa, phát hành quý 3
năm 2008. Tuy nội dung tập truyện này chỉ xoay quanh những pha xung
đột, đánh nhau của cô bé Mikazuki nhưng khai thác tối đa các nét vẽ cận
cảnh cơ thể không mặc quần áo, đặc tả những bộ phận nhạy cảm trên cơ
thể, trên bìa còn in hẳn hình một thiếu nữ đang tự vạch áo liền quần để lộ
những bộ phận cơ thể trông rất phản cảm). Hay những truyện đội lốt giáo
dục giới tính, giải đáp những thắc mắc giới tính của học sinh tiểu học (lớp
5), bằng cách mô tả tập thể học sinh nam nhìn trộm phòng thay đồ của học
sinh nữ, sau đó chấm điểm dựa trên gương mặt và đường cong cơ thể như
truyện “Thiếu nữ” của NXB Đồng Nai).
15
Bên cạnh hình ảnh thì lời thoại trong truyện cũng là điều đáng
quan tâm. Ví dụ như "Lời thề sao băng" của NXB Kim Đồng cũng có
những lời thoại kiểu như “anh muốn được ngủ cùng em đến sáng”. Tương
tự, tập 2 truyện “Lilim kiss” của NXB Văn Hóa Thông Tin cũng gây chú ý
từ đầu truyện bằng lời thoại rất bất thường của nhân vật chính: “Mình quên
mặc áo trong, cứ tưởng được khoe áo mới” và nhóm bạn: “Không, chúng
tớ sẽ vui hơn nếu cậu không có nó”. Tệ hơn, tập 1 bộ truyện cùng tên cũng
trình diễn một pha gây sốc ngay những hình ảnh đầu tiên: một người bạn
hỏi Saiki: “Ngực cô là thật hả?”, cô này bảo: “Đây”, và thế là người này
chộp lấy bộ ngực người kia để… xem thử! Rõ ràng những lời thoại như
trên là không thể dành cho tuổi vị thành niên được.
“Chàng quản gia”, “Thiếu nữ”, “Công tử học đường”, “Người yêu
cận thị”, “Malisa Lin”, “Lãng tử Midori”, “Thục nữ yêu kiều”, “Kim cương
bạc”, “Yêu hoặc chết”, “Cám dỗ”, “Cô gái bí ẩn”, “Chàng trai trong truyện
tranh”, “Crazy Kiss”... Ghé mắt vào, ai ai cũng giật mình vì những câu nói
sống sượng, những hình vẽ dung tục. Còn nội dung chỉ đi sâu khai thác
những rung động đầu đời một cách hời hợt, minh hoạ bằng những bức
tranh làm người lớn cũng phải đỏ mặt.
Hình ảnh minh họa quá phô diễn không mang tính nghệ thuật và
cũng không phù hợp với lứa tuổi vị thành niên.
Các tác phẩm truyện tranh không chỉ chứa đựng nội dung đồi
trụy mà cả hình thức, ngay cả trang bìa cũng được phô diễn bởi những
hình ảnh không thể chấp nhận.
Truyện "Thục nữ yêu kiều" của nhà xuất bản Đồng Nai chẳng hạn
với cảnh chàng trai và cô gái ôm hôn, âu yếm nhau vẫn được bày bán công
khai. Có những truyện còn có những nét vẽ táo bạo hơn như “Onegai
teacher” với những cảnh mà người lớn đứng đắn xem cũng phải đỏ mặt,
ngạc nhiên. Hay như trong truyện "Malisa Lin", với khá nhiều cảnh nhân vật
chính vụng về tụt váy của người bạn học cùng lớp xinh đẹp. Truyện “Chàng
quản gia” NXB Đồng Nai với tình yêu tương tư, những cảnh tắm với chiếc
khăn che nửa kín nửa hở.
16
Tập truyện “Ichigo – kỷ niệm xanh” cũng của NXB Thanh Hóa
phát hành quý 2/2008 thì ngay từ hình vẽ đầu tiên đã giới thiệu hình ảnh
nhân vật với những hành động “không bình thường”, và suốt tập truyện là
các hình ảnh cũng rất đáng phê phán. Những tình huống phản văn hóa,
thậm chí dung tục như vào phòng khi có người đang thay quần áo, đôi nam
nữ bị ướt mưa và vào phòng ngủ cùng nhau được khai thác tối đa bằng
những nét vẽ cận cảnh và lời văn kích động.
Trên thị trường cũng xuất hiện một bộ truyện khá ăn khách mang
tên “Love Hani” (Hani dễ thương) đầy những cảnh nóng. Truyện viết về
Keitaro, một người đang ôn thi đại học, trọ cùng nhà với 5 cô gái, từ đó mà
nhiều tình huống nhạy cảm xảy ra như cảnh thay đồ, tắm chung giữa các cô
gái được vẽ rất tự nhiên.
Truyện tranh không những ăn nhập vào trẻ vị thành niên qua con
đường sách báo mà còn qua con đường Internet - con đường khó bề kiểm
soát. Hầu như những truyện có và không có trên thị trường sách đều có thể
tìm thấy trên mạng, ở đó còn có cả những truyện đang xuất bản tại Nhật và
được cập nhật hằng tuần. Vì vậy truyện tranh trên mạng lúc nào cũng có
bản mới để đọc. Nguồn thư viện khổng lồ ấy tạo điều kiện để giới teen (đặc
biệt là vị thành niên) tha hồ lựa chọn, say sưa, ngập ngụa trong thế giới của
những nhân vật hình họa. Đáng chú ý, có không gian diễn đàn, những thần
dân của Manga (truyện tranh của Nhật) và Manhwa (truyện tranh của Hàn
Quốc) còn tham gia bình luận trên mạng mà không sợ ba mẹ hay thầy cô
kiểm soát. Chính vì thế mới nảy sinh tình trạng giới teen bắt đầu tiếp cận
những truyện cấm.
Các quán net công cộng tưng bừng từ sáng đến tối mọc lên như
nấm sau mưa là nơi hội tụ tốt nhất cho các em nhỏ chơi game, chat, xem
phim sex, đọc truyện tranh sex… Mặc dù là nơi công cộng, nhưng vì sự
đồng thuận giữa các em và chủ quán nên những trang web chứa đầy những
truyện tranh sex như thienduongmanga, thanhdiamanga, truyentranh.com…
luôn được tìm tòi, khám phá và mở ra để cùng nhau xem, đọc và bình luận.
Lướt qua các trang web này, bạn thật sự “sốc” bởi mức độ phong
phú, đa dạng và số lượng nhiều của tất cả các loại truyện tranh sex. Những
17
người quản lý trang web này đã “dày công” phân chia chúng ra thành nhiều
mục mà mới nhìn vào người đọc sẽ phát hoảng như “đồng tính”, “loạn
luân”, “bài học ái ân”… Và cùng với tốc độ rất nhanh, những trang truyện
khi mở ra lập tức đã đập vào mắt người xem những cảnh không quần áo,
những hình vẽ cận cảnh các bộ phận sinh dục và hành vi sinh hoạt nam nữ,
những cảnh nóng vẽ cận cảnh và rất chi tiết như cận cảnh tắm khỏa thân
của các cô gái hay các cô gái trong bộ bikini với cách vẽ đặc biệt nhấn
mạnh bộ ngực và đôi chân dài hay những cảnh nam nữ gần gũi rất “tình
cờ” như cùng trú mưa trong ngôi nhà hoang trong khi cởi hết quần áo để
phơi khô hay xô cửa vào nhà tắm khi cô gái (chàng trai) không còn mảnh
vải che thân.
Chưa hết, nội dung của các truyện này đều là những chuyện “động
trời” như sinh hoạt tình dục tập thể của thầy cô giáo và học trò, mẹ và con,
anh chị và em với ngôn ngữ cực kì tục tĩu ngoài mức tưởng tượng. Ngoài
ra, các truyện tranh kiểu “hồn Trương Ba, da hàng thịt” nhái các truyện
tranh nổi tiếng của Nhật như Bảy viên ngọc rồng, “Naruto”, “Connan” và
cả “Doremon” cũng được các trang web này và đưa lên. Các nhân vật trong
truyện vẫn là các nhân vật quen thuộc mà bạn đọc từng biết, chỉ có điều
hành vi, cử chỉ và nội dung đều đã bị “sex hóa”. “Bat man”, “The Hulk”,
“Superman”, “X - man” là các truyện tranh nổi tiếng của phương Tây cũng
đều có “phiên bản sex” và được đưa lên. Thậm chí, “Điêu Thuyền” một
trong tứ đại mỹ nhân của Trung Hoa cũng bị “chế tác” thành “Điêu Thuyền
ngoại truyện” dày những cảnh dâm loạn…Hiện nay các fan truyện tranh
trên mạng đang “săn lùng” bộ Futari Ecchi, là câu chuyện kể về cặp vợ
chồng mới cưới nhưng sau đó phát hiện họ “còn nguyên” và không hề có
chút kinh nghiệm trong tình dục. Trong từng phần của bộ truyện, những
chuyện phòng the liên tục được đề cập. Đây thực chất là cẩm nang hướng
dẫn chuyện phòng the trong khi những cậu bé, cô bé lại là người tìm đọc
chủ yếu.
Sự phát triển của mạng Internet mang lại nhiều lợi ích, hệ thống
kết nối điện tử toàn cầu đã góp phần mang tri thức nhân loại đến với mọi
người, vượt qua các rào cản địa lý. Thế nhưng, bên cạnh ích lợi nó cũng
18
đem đến những liều thuốc độc mà tính chất khiêu dâm, đồi trụy là một
phần không thiếu trong đó. Từ lúc manh nha, mạng Internet đã có các loại
truyện sex, đến khi mạng có tốc độ phát triển cao, rộng rãi thì truyện sex,
tranh sex càng hoành hành hơn cả về quy mô lẫn mức độ. Nhiều sản phẩm
từng được xem là của độc giả nhỏ tuổi cũng tràn ngập thú tính.
Sự lan tràn của truyện sex, hình ảnh đồi trụy đã cho thấy việc ngăn
chặn bằng biện pháp quản lý khó phát huy hiệu quả. Hiện nay, khi điều
kiện kỹ thuật ngày càng hiện đại hơn, phương tiện nằm gọn trong lòng bàn
tay và có thể kết nối đến mọi nơi, mọi lúc thì việc ngăn chặn bằng quản lý,
bằng kỹ thuật càng trở nên gian nan hơn. Bên cạnh đó, các cửa hàng
Internet công cộng không được quản lý chặt chẽ và cả việc các bậc phụ
huynh không kiểm soát để trẻ em tự do sử dụng mạng máy tính cá nhân
trong gia đình cũng là một nguy cơ tai hại dẫn đến việc truyền bá những
trang web đen đến con em mình.
Như vậy, có thể nói chính những hình ảnh phản cảm, nội dung
không lành mạnh trong truyện đã kích thích, thu hút sự tò mò của các em
nhỏ đặc biệt là lứa tuổi vị thành niên, đây chính là một trong các yếu tố làm
cho truyện tranh có nội dung đồi trụy phát triển mạnh mẽ trong lớp trẻ. Mặt
nữa, nó cũng làm mất đi nét đặc thù của truyện tranh, hủy hoại sự hồn
nhiên, tính giáo dục của truyện tranh - một trong những yếu tố đã tồn tại
lâu nay.
1.2.2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng truyện tranh đồi trụy
phát hành tràn lan trong thời gian qua
Hiện nay, truyện tranh có nội dung đồi trụy có một tầm ảnh hưởng
rất lớn đối với trẻ vị thành niên. Đó là hậu quả của việc truyện tranh có nội
dung đồi trụy đã tồn tại một thời gian dài trong xã hội. Sở dĩ xảy ra tình
trạng trên là do các nguyên nhân sau:
Hoạt động sáng tác truyện tranh trong nước còn quá yếu, chưa
đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước cả về số lượng và
chất lượng.
Trong khi truyện tranh thế giới đã ghi nhận những thành công
rực rỡ, ngày càng khẳng định vị thế và tỏ ra không hề thua kém các
19
hình thức xuất bản khác trong việc chinh phục độc giả ở mọi lứa tuổi
thì ở Việt Nam, cho đến nay vẫn chưa có nhiều người sáng tác truyện
tranh một cách chuyên nghiệp. Theo đánh giá của giới chuyên môn
quốc tế, chúng ta chưa có một truyện tranh nào đích thực là truyện
tranh cả. Đối với thế giới, cái mà các tác giả Việt Nam làm ra chỉ là
truyện minh họa, nghĩa là tranh có lời dẫn truyện hoặc câu chuyện có
hình ảnh minh họa bên cạnh. Có chăng, chỉ có thể coi đó là truyện tranh
theo cách hiểu của người Việt Nam mà thôi. Phần lớn tác giả của truyện
tranh Việt Nam là các họa sĩ tay trái, họ được nhà xuất bản giao cho
kịch bản hoặc cốt truyện, họa sĩ dựa vào đó mà vẽ tranh theo cốt truyện,
thể hiện các ý tưởng của kịch bản bằng tranh chứ không thể tự mình
vừa sáng tác cốt truyện vừa thể hiện cốt truyện qua tranh. Điều này dẫn
đến rất nhiều hạn chế trong quá trình sáng tạo tác phẩm. Tác phẩm vì
thế mà thường sơ sài về nội dung, kết cấu thiếu chặt chẽ, tình tiết không
hấp dẫn, thậm chí nhiều khi phần truyện và phần tranh không ăn khớp,
không hòa hợp được với nhau.
Khi hoạt động sáng tác của các tác giả trong nước còn yếu thì bắt
buộc các nhà xuất bản phải tìm cho mình một hướng đi mới, vừa để đáp
ứng nhu cầu của thị trường, vừa tạo thu nhập cho đơn vị, cho cá nhân mình.
Chính vì sự thiếu thốn các tác phẩm trong nước ấy (thiếu cả về số lượng và
sự thu hút về nội dung) đã khiến các độc giả tìm đến với truyện tranh có
nguồn gốc nước ngoài, trong đó có truyện tranh có nội dung đồi trụy. Đó là
một trong những nguyên nhân khiến truyện tranh có nội dung đồi trụy
xuất hiện ồ ạt trên thị trường trong những năm qua.
Ảnh hưởng của mặt trái nền cơ chế thị trường, các nhà xuất bản
chạy theo lợi nhuận mà không chú ý tới trách nhiệm của mình đối với xã
hội nói chung, đối với trẻ vị thành niên nói riêng.
Các nhà xuất bản luôn xem truyện tranh là “cần câu cơm” hữu
hiệu nhất vì chắc chắn là số tiền thu được từ việc xuất bản các cuốn sách
về khoa học, các cuốn tiểu thuyết… không thể nào theo kịp các bộ
truyện tranh đang được lứa tuổi thanh thiếu niên ưa chuộng. Chính vì
nguồn lợi nhuận đó mà không ít NXB đã bỏ quên trách nhiệm chân
20
chính của mình là mang đến cho lứa tuổi thiếu niên những bộ tranh
truyện bổ ích, giàu tính giáo dục và nhân văn. Qua công tác kiểm tra liên
ngành đã phát hiện một số lượng không ít các nhà xuất bản vi phạm, có
thể kể tên như: nhà xuất bản Thanh Hóa, nhà xuất bản Đà Nẵng , nhà
xuất bản Đồng Nai, nhà xuất bản Văn hóa thông tin… Điều đáng nói là
có một số các NXB Nhà nước cũng tham gia xuất bản truyện tranh
không lành mạnh đã gây nên những bất bình trong dư luận xã hội. Và
trên thực tế, không ít đơn vị đã thừa nhận sự thiếu sót của mình trong
khâu kiểm duyệt. Theo biên tập viên Nguyễn Kim Huy (NXB Đà Nẵng)
cho biết: “Chúng tôi không thể kiểm tra nguồn truyện vì việc đó có đối
tác lo. Truyện tranh nếu đối tác không in ở nhà xuất bản này sẽ in ở một
nhà xuất bản khác”.
Nhiều NXB than rằng phía tác giả chặt chẽ, yêu cầu không cắt bỏ,
hoặc đòi thông qua bản chỉnh sửa, không vừa ý là đòi in lại… Đây là một
ví dụ tiêu biểu của câu chuyện xuất bản phẩm trong thời hội nhập, đòi hỏi
phải có thỏa thuận rõ ràng. Nhưng cũng không thể dựa vào điều ấy mà cho
qua, hoặc để lọt những hình ảnh mang nặng yếu tố hấp dẫn người đọc mà
xem nhẹ tác động ngược lại của chúng.
Hiện nay, các ngả đường tại các quận nội thành ở các thành phố
lớn hầu hết đều có cửa hàng cho thuê truyện tranh. Nhưng đây chỉ là một
trong những mắt xích cuối cùng đưa truyện tranh đến tay người đọc. Những
người chủ tiệm cho thuê truyện cũng không có khả năng phân biệt loại
truyện nào có nội dung gì, bằng chứng là các loại truyện đều được cho thuê
với giá bằng nhau, không phân loại giữa truyện có nội dung đồi trụy và các
loại truyện khác.
Trước kia, việc xuất bản, in, phát hành được phân định minh bạch.
Nhà xuất bản hoàn tất bản thảo, đưa sang nhà in, khi thành sách, chuyển
giao công ty phát hành tiêu thụ. Một dây chuyền gồm các công đoạn độc
lập và nối kết liên hoàn, luôn luôn gắn bó, mang tính thống nhất và khép
kín là đặc điểm nổi trội trong hoạt động xuất bản sách, không có những va
chạm, tranh chấp, bon chen. Sách độc hại, sách thiếu lành mạnh không thể
len lỏi và có chỗ đứng được; chỉ có sách in đúng số lượng, không thấy sách
21
in lậu, in nhái; sách được phân bố đều đến miền núi, hải đảo, vùng sâu,
vùng xa nông thôn… Bước vào thời kỳ đổi mới, xuất bản sách có những
biến chuyển để thích ứng. Nhu cầu sách tăng lên, đòi hỏi sách đa dạng
chủng loại, cung cấp nhiều mặt tri thức và có hình thức đẹp hơn. Xuất bản
sách có cơ hội chuyển biến và mở rộng quy mô. Nhà xuất bản không còn là
đơn vị hành chính - sự nghiệp, in và phát hành sách không chỉ có doanh
nghiệp quốc doanh. Xuất bản và phát hành dứt dần chuyên ngành, xâm
nhập và lấn lướt nhau, sự gắn bó sẵn có lu mờ, rạn nứt.
Công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực xuất bản, phát hành
truyện tranh chưa chặt chẽ, còn nhiều kẽ hở
Qua vụ việc trên có thể nhận thấy, các cơ quan chức năng quản lý
đã lơi lỏng, lúc phát hiện ra thì đã có một số lượng khổng lồ những ấn
phẩm không lành mạnh lưu hành trên thị trường trong nhiều tháng qua.
Công tác kiểm duyệt chưa được thực hiện một cách nghiêm túc,
nhiều tác phẩm có nội dung đồi trụy vẫn được xuất bản, phát hành một
cách rộng rãi trên thị trường. Ngoài ra, khi xảy ra tình trạng truyện tranh có
nội dung đồi trụy xuất hiện trên thị trường thì công tác thanh tra, phát hiện
cũng được tiến hành một cách chậm chạp, các biện pháp khắc phục hậu quả
cũng chỉ được tiến hành một cách tạm thời (chủ yếu là tịch thu số ấn phẩm
đang có tại điểm kiểm tra) mà không được tiến hành đồng bộ và không có
kế hoạch cụ thể.
Về xử lý các vi phạm, do cộng quản, cho nên phải bàn bạc, trao
đổi để các bên liên quan nhất trí, làm như vậy rất mất thời gian và không
đạt hiệu quả. Xử phạt hành chính và tịch thu, cấm lưu hành, tiêu hủy sách
phạm luật chỉ có thể kịp thời mà thôi. Ở mức đình chỉ hoạt động của NXB,
việc in, phát hành và khởi tố các bị can có hành động sai phạm nghiêm
trọng phải theo trình tự các thủ tục, sự đồng thuận của cơ quan chủ quản và
các cơ quan hành pháp, nhiều vụ dây dưa, không dứt điểm. Thêm nữa là có
tình trạng hữu khuynh, nể nang, né tránh. Mặt khác, Sở Văn hóa - Thông
tin một số địa phương cũng không làm tròn chức năng, bỏ lọt những vi
phạm xuất bản sách. Chính sự thiếu nghiêm túc, gượng nhẹ, nể nang đã làm
giảm hiệu lực pháp luật, mất hiệu nghiệm răn đe và cảnh tỉnh.
22
Truyện tranh đồi trụy kích thích trí tò mò, tìm hiểu của trẻ vị thành
niên.
Truyện tranh có nội dung đồi trụy có một đặc điểm chung là rất
phô diễn những nội dung mang tính giới tính, quan hệ nam nữ. Trong khi
đó, lứa tuổi vị thành niên với tâm lý ham học hỏi, thích khám phá sẽ càng
kích thích trí tò mò của chúng. Những vấn đề thầm kín, mang tính bí mật
đã thúc đẩy các em tò mò, tìm hiểu, khám phá.
Truyện tranh đi vào đời sống tuổi vị thành niên bằng nhiều cách:
các sạp báo gần trường học, nhà sách khắp các ngả đường, những cửa hàng
cho thuê truyện và cả trên mạng Internet. Với giá cho thuê từ 1.000 đồng 1.500 đồng/ngày/quyển (khách lạ đặt cọc “giữ chân” 25.000 đồng/quyển),
học sinh độ tuổi phổ thông hoàn toàn dễ dàng tiếp cận các loại sản phẩm
này.
Những cuốn sách này còn được lợi thế là vì nó được bán một cách
đàng hoàng với sự bảo trợ của một NXB và các độc giả nhí chắc chắn sẽ dễ
dàng được các phụ huynh chấp nhận cho mua mà không phải lén lút như
các loại truyện được gọi là ngoài luồng khác. Và thế giới truyện tranh cũng
thuần túy là các nhân vật có độ tuổi tương đương độc giả. Sự tương đồng
về độ tuổi cũng là một yếu tố khiến truyện tranh đồi trụy có một thị trường
tiêu thụ, và thu về một khoản lợi nhuận tương đối lớn cho các nhà xuất bản.
1.2.3. Hậu quả, tác hại của truyện tranh đồi trụy đối với sự hình
thành nhân cách trẻ vị thành niên
Truyện tranh đồi trụy là một trong những vấn đề tiêu cực, chắc
chắc nó sẽ ảnh hưởng đến đời sống xã hội mà trong đó đối tượng trực tiếp
là trẻ vị thành niên. Nó được biểu hiện như sau:
Truyện tranh đồi trụy tác động tới tư tưởng và tâm hồn của trẻ vị
thành niên
Truyện tranh tác động tiêu cực tới tư tưởng của thế hệ trẻ Việt
Nam trong đó có trẻ vị thành niên, làm đảo lộn giá trị văn hóa truyền thống
của dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói “trẻ em như búp trên cành;
biết ăn biết ngủ, biết học hành là ngoan”. Tâm hồn trẻ như tờ giấy trắng,
chính cuộc sống, môi trường xung quanh, những người lớn sẽ vẽ nên
23
những nét vẽ trong tâm hồn các em. Thông qua nhà trường, các kênh thông
tin truyền hình, báo chí sẽ làm cho suy nghĩ của các em thêm hoàn thiện,
những tri thức về cuộc sống sẽ ngày một sâu thêm. Thế nhưng, khi bộ
truyện được phát hành và đến tay người đọc, những tác động của nó đã đi
ngược lại mục đích giáo dục, có thể nói đã làm hoen ố tâm hồn của trẻ, ảnh
hưởng tiêu cực tới sự hình thành nhân cách. Chúng ta phải nhìn nhận vấn
đề ở nhiều khía cạnh, không thể phủ nhận sự cần thiết của yêu cầu giáo dục
giới tính cho thế hệ trẻ, giúp các em có những hành trang cần thiết để vào
đời, tránh những vấp ngã trong cuộc sống. Tuy nhiên, liệu có quá sớm khi
đề cập đến những vấn đề nhạy cảm như trên, và cách tiếp cận như thế là đã
hợp lý, hay tất cả chỉ vì mục đích chạy theo lợi nhuận - đó chính là những
vấn đề mà dư luận quan tâm trong suốt thời gian qua và cũng là vấn đề để
toàn xã hội suy nghĩ.
Truyện tranh đồi trụy kích thích sự tò mò, khám phá; làm cho trẻ
vị thành niên có thái độ tích cực, hăng say khi đọc các loại truyện này
Trong chừng mực nào đó, tất cả những bộ sách ngoài bìa truyện
có những dòng chữ đã cảnh báo: “Truyện dành cho lứa tuổi 18+”(tức là
dành cho người 18 tuổi trở lên), “Truyện dành cho tuổi trưởng thành”…
Tuy nhiên, trên thực tế thì hầu hết những tác phẩm đó đều được những
em học sinh từ 12 đến 14 tuổi, những em đang trong độ tuổi phát triển
về tâm sinh lý, hình thành nhân cách đón đọc một cách say mê, cuồng
nhiệt. Nếu xem xét kỹ vấn đề, thậm chí những dòng cảnh báo đó càng
thu hút sự tò mò tìm hiểu, khám phá của các em. Cá biệt hơn có những
em học sinh cấp tiểu học cũng nhiệt tình chăm chú đọc những đầu sách
trên. Đây cũng là một trong những bước đệm làm cho các em tò mò, tìm
đến để khám phá những cái lạ hơn; cao hơn nữa thông qua những phương
tiện hình ảnh và những câu chuyện hấp dẫn kèm theo lời thoại đang ngày
một phổ biến rộng rãi trên mạng Internet. Với bản tính thích khám phá,
ham cái mới, trẻ sẽ sớm có ham muốn tình dục. Đây cũng chính là một
trong những nguyên nhân gây nên tình trạng dậy thì sớm ở trẻ hiện nay.
Bên cạnh đó, công việc bận rộn khiến nhiều bậc cha mẹ phó mặc việc dạy
dỗ, chăm sóc và cả tâm tình với con cái cho ông bà, người giúp việc. Nhiều
24
người yên tâm khi thấy con mình chăm chỉ đọc sách, chăm chỉ vào mạng
tìm kiếm thông tin. Họ cho rằng như thế nghĩa là con mình ham học hỏi,
tránh xa được các tệ nạn như chơi bời lêu lổng, đàn đúm, đua xe, trộm cắp,
nghiện ngập... Nhưng ít ai biết, hư hỏng cũng có nhiều con đường. Gần
đây, những vụ việc hiếp dâm trẻ em, những tội lỗi gây ra ở tuổi vị thành
niên ngày càng gia tăng khiến cả xã hội lo ngại phải chăng phần nhiều do
các loại ấn phẩm kích động bạo lực, tình dục này gây nên ?
Không chỉ dừng lại ở đó, khi các bậc phụ huynh phát hiện con
em xem truyện tranh có nội dung không lành mạnh, họ sẽ tìm mọi cách
để bảo vệ con em trước những tác động xấu của truyện tranh đó. Và một
trong những cách thức bảo vệ mà hầu hết các bậc phụ huynh sẽ áp dụng
là ngăn cấm con em mình tiếp cận với truyện tranh và một số ấn phẩm
khác tương tự. Như vậy, vô tình họ đã hạn chế, giới hạn phương tiện
giao lưu, học hỏi của con em mình.
Truyện tranh đồi trụy tác động đến nhận thức, đạo đức và lối
sống của trẻ vị thành niên
Mặt khác, trong thời kỳ hội nhập, lối sống thời kinh tế thị trường
với những tác động tiêu cực cũng đã gây nên những hậu quả xấu đối với nếp
sống xã hội chủ nghĩa, đi ngược lại thuần phong mỹ tục của dân tộc. Những
năm gần đây, sự gia tăng của các loại tội phạm, tình trạng đạo đức gia đình
bị băng hoại đã đến mức đáng báo động. Truyện tranh có nội dung không
lành mạnh sẽ tiêm nhiễm vào nhận thức của trẻ vị thành niên tính bạo lực,
lối sống buông thả, quan hệ tình cảm theo kiểu phương Tây… dẫn đến sự sai
lệch trầm trọng về nhận thức, làm biến hóa nhân cách trẻ vị thành niên.
Khi đọc truyện và xem những hình ảnh có tính khiêu gợi trong
truyện, chắc chắn sẽ có cảm giác kích thích khiến các em không thể tập
trung vào việc học cũng như làm việc khác. Thậm chí, có lúc thả hồn vào
trong giấc ngủ cũng bị ám ảnh. Không loại trừ một vài trường hợp các em
sẽ không tự chủ được bản thân, lâu ngày sẽ đánh mất đi sự nhận thức đúng
đắn về hành vi của mình. Và chắc chắn hậu quả của việc xem truyện tranh
có nội dung đồi trụy sẽ rất lớn nếu chúng ta không biết cách tránh hoặc
không biết cách khắc phục.
25